1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử thành Nam. Các danh nhân văn hoá (mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi silver_place, 19/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Một giai thoại về Nguyễn Bính.....
    Có một đoạn văn với tôi; thật nhân bản, đau thương đầy bi thảm khi Hoàng Tấn kể chuyện Nguyễn Bính đem con đi cho hai bà gặp gỡ rất tình cờ ở ga Hàng Cỏ. Cho con đi rồi, lòng không nhẹ bổng; như khi nghĩ lúc đầu, rảnh rang, không phải chăm sóc con trẻ đỏ hỏn, chỉ có mẹ nó mới đủ bầu sữa và lòng nhân ái vô bờ mới nuôi nổi con tăng trưởng hình hài. Mẹ nó đi lấy chồng trả lại con cho bố nuôi, bố không thể nuôi nổi thân bố lấy gì nuôi con. Bố cho con đi rồi, lòng lại bị dày vò, lương tâm xỉ vả bố táng tận, Nguyễn Bính trở lại ga Hàng Cỏ, hy vọng gặp lại được hai người đàn bà đã nhận nuôi đứa con đỏ hỏn kia. Thì, đây bạn đọc cùng Hoàng Tấn trong Nguyễn Bính, "Một vì sao sáng "(bản in 1999 không có đoạn này), cô Trần Thu Hằng, biên tập viên nhà xuất bản Đồng Nai, đã chỉ muốn mình cô, người duy nhất (sau Hoàng Tấn) biết chuyện này:
    "...Nguyễn Bính rất cảm động:
    "- Tôi tâm sự với ông (Hoàng Tấn) điều này, lẽ "ra phải sống để dạ chết mang đi. ông là người duy "nhất tôi kể chuyện này, ông có hứa là sẽ không kể "lại với ai không?
    "(Bây giờ hơn một phần tư thế kỷ trôi qua, tôi kể lại chuyện này ra đây, ở Đồng Giao lúc này, tri kỷ cũng rộng lòng tha thứ).
    "Thế rồi tấn bi kịch ấy đã được Nguyễn Bính kể lại như sau:
    "- Tối này khi Bính tay bế tay bồng, xách bọc "quần áo ra ga lấy vé về Nam Định. Trời bắt đầu đổ mưa, chưa đến giờ, cửa ga chưa mở, Bính ngồi trên băng ghế, nước mắt rơi lã chã. Lòng Bính ngổn ngang rối bời. Ngồi bên cạnh, hai bà chờ tàu, thấy lạ, hỏi Bính, nguyên do nào bố nó bế đứa bé đỏ hỏn trên tay chỉ có một mình, không có mẹ. Bính đột nhiên trả lời:
    "- Nếu tôi cho đứa bé này, hai bà có nhận không?.
    "Một bà mau miệng:
    "- Ông nói thật hay đùa?.
    "- Tôi nói thật đấy!.
    "Bà này mừng quá; vội vàng đưa tay ôm đứa bé vào lòng nựng nịu.
    "Nguyễn Bính lên tầu, như bừng tỉnh cơn mộng. Tàu Bắc chạy trước, hành khách tàu Nam chạy sau. (Có nghĩa là hai bà đi tầu ngược lên Phú Thọ, Yên Bái, Lào Kai, còn Nguyễn Bính xuôi tầu Nam về Nam Định, và tầu này chạy suốt vào Nam). Tầu Bắc chạy trước rồi, hai bà đem theo đứa con nhỏ của Bính. Lúc này Bính hối hận vô cùng, gào thét lớn tiếng như điên, trước sự ngạc nhiên của hành khách xung quanh "Con tôi đâu rồi, Trời ơi! Hãy trả lôi con cho tôi". Có hành khách nói với nhau, cho rằng một trong hai bà bế con kia, vợ ông khách này không chừng? Chắc
    hai vợ chồng giận nhau, bà vợ bế con đi tầu Bắc rồi chăng? Bính vẫn la to: "Con tôi sẽ xuống ga nào? Thanh Ba, Chí Chủ, Phú Thọ, Yên Bái, Đông Cuông, Lào Kai....
    Con tầu rít còi chạy từ lâu, chỉ còn lại Bính. Tình phụ tử trong Bính giờ này như sóng biển nổi cơn thịnh nộ. Đứa con rơi với cô đào Dung ở Ngã Tư Sở, Bính cũng đã từng khuyên nhủ thiết tha.... Bài thơ cha khóc mà thương nhớ đứa con đã rời tay khỏi bố, mai sau này gặp lại, chẳng ai nhận được ai? Bài thơ khóc cho hoàn cảnh bi đát của tác giả, dễ xúc động mãnh liệt, làm mủi lòng người đọc:
    "...Giờ đây cha khóc mà thương nhớ
    "Gửi vọng về con một chiếc hôn
    "Tiền cha không đủ hoàn lương mẹ
    "Còn lấy đâu mà nuôi nấng con
    "Thôi cha cầu chúc cho con gái
    "Mắt chớ lưu cầu, môi chớ son
    "Ngu đần xấu xí hay tàn tật
    "Yên phận chồng con, yên phận con
    "Càng tài sắc lắm, càng oan nghiệt
    "Bẩy nổi ba chìm với nước non
    "Đắng cay cố chịu đừng mơ tưởng
    "Gái lẳng lơ kia mắt chẳng mòn
    "Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ
    "Nghèo lắm con ơi, bạc lắm con!"
    (Oan nghiệt)
    Nguyễn Bính, "Một vì sao sáng" do NXB Đồng Nai cùng Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Đồng Nai cấp giấy phép xuất bản (1999). Giám đốc NXB, ông Huỳnh Văn Tới còn là Phó Chủ Tịch; Bùi Quang Huy, Tổng thư ký Hội. Do đó, cuốn sách được nhiều ưu ái trong việc biên tập, nhưng cũng không tránh khỏi, như đã nói ở trên; người biên tập quá tủn mủn trong việc bỏ một đoạn nói về Nguyễn
    Bính cho đứa con đỏ hỏn ở ga Hàng Cỏ. Đứa con này do Nguyễn Bính đi lại với một cô trong đám quần hồng ở Ngã tư Sở mà có. Mẹ không thể không bận bịu khi làm nghề này; bố, nhà thơ không đủ tiền cho mẹ đứa bé hoàn lương. Trần Thu Hằng, người biên tập sách, không muốn cho độc giả biết được chuyện rất người, gạch bỏ thay bằng vài câu tóm tắt, hiển nhiên độc giả sẽ không ai có thể biết đến lai lịch đứa con đỏ hỏn giữa Nguyễn Bính và cô Dung. Độc giả hoặc kể cả bản thân tôi
    không đọc đoạn văn này, cũng chẳng hiểu gì hai câu thơ trích sau; tôi sao viết não nuột đến vậy:
    "...Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ
    Nghèo lắm con ơi bạc lắm con."
    Bỗng chợt nhớ tới hoàn cảnh nhà thơ Đỗ Phủ vào những năm 757, với lý do ông viết hai câu thơ như thế này:
    "...Văn chương thiên cổ sự
    Thất đắc thốn tâm tư"
    Nôm na diễn giải, văn chương đẹp hay xấu, tự đáy lòng tác giả cảm được-tha nhân chẳng nên dèm chê; nếu có chỉ là phụ. Dư luận, tiếng thị phi dèm chê tác giả buổi sinh thời không ít, tác giả mới bật thành hai câu thơ ngạo nghễ kia!. Hoặc một nhà văn khác cũng của Trung Quốc đầu thế kỷ này, đầm tính đến như Lỗ Tấn, tác giả Ả Q chính truyện, cũng khó thoát vòng kim cô dư luận bủa vây, như một trò văn, thành công sau tạo phản, dư luận thị phi, lời ra tiếng vào. Bạn đọc còn nhớ vào năm 1924, nhà văn trẻ có phương danh Cao Trường Hồng nổi danh, nhờ Lỗ Tấn dìu dắt, hướng dẫn, chỉ bảo. Nổi danh rồi, ông Hồng không muốn dư luận nhìn mình như cái đuôi của Lỗ Tấn, nên trò đặt điều nói xấu, công kích, thoá mạ, bịa chuyện phỉ báng, làm hạ giá tiếng tăm, nhân cách thầy văn chương. Lỗ Tấn đọc, không dằn được nóng giận, cả khoan dung, ông viết một chuyện ngắn mang tên Bôn Nguyệt (Lên Trăng); kể chuyện Bàng Mông bắn lén Hậu Nghệ là thầy mình.
    Bởi Bàng Mông muốn trên thế gian này chỉ có một mình Bàng Mông được xưng danh thiện xạ đệ nhất nhân. Khi mũi tên của Bàng Mông vụt khỏi tầm, lao trúng điểm huyệt yết hầu Hậu Nghệ, thầy trúng tên, ngã lăn, chết. Bàng Mông lại gần cười đắc thắng, hả dạ. Nhưng bỗng xác thầy vùng dậy, ha hả cười, mắt mở, tay rút mũi tên khỏi vết thương, chỉ vào mặt Bàng Mông mắng nhiếc: "Con đến nhà ta cả nghìn lần nữa cũng vô ích. Bởi ta chưa dạy con phép ''cắn tên'', nên con bắn ta, trúng yếu huyệt, ta không chết, vẫn sống sờ sờ. Từ nay cấm con đến gặp ta...". Lỗ Tấn chưa đã nư, khi sắp qua đời, viết chúc thư có năm điều căn dặn con cháu. Điều thứ năm, đại để khuyên con, nếu bất tài vô tướng, đừng cầm bút viết văn, hoặc làm nghệ thuật, hãy kiếm nghề khác độ thân.
    Nào khác gì Nguyễn Bính dặn con gái lưu lạc kia:
    ...càng tài sắc lắm càng oan nghiệt
    bẩy nổi ba chìm với nước non
    Và nhất là phải:

    "... Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ
    Nghèo lắm con ơi; bạc lắm con ."

    (Sưu tầm)
  2. fortress

    fortress Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Người học trò thứ 3 của cụ Phạm văn Nghị là Trần Bích San, quê Vị xuyên Nam Định, đỗ Tam nguyên năm 1864-1865, là bạn học cùng lớp với Nguyễn Khuyến trong thời kỳ đầu. Cụ Phạm Văn Nghị có tới 2 ông học trò đỗ Tam nguyên đủ thấy cụ tài năng đến bậc nào.
  3. tieukhe

    tieukhe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Thế mà không có ông bạn Nam Định nào đề cập đến các Danh nhân quê Nam Định khác để cho mọi người thưởng thức. Vi dụ có thể kể đến là cụ Trần Bích San (hình như cũng là Tam Nguyên), các ông Phan Đình Khải tức Lê Đức Thọ, Phan Đình Đống tức Mai Chí Thọ, và Phan Đình .. tức Đinh Đức Thiện, ông Phạm Văn Cương tức Nguyễn Cơ Thạch, trí thức thời nay thì có ông Đặng Vũ Khiêu người Hành Thiện (cùng làng với ông Trường Chinh), và còn rất nhiều người nữa.............
  4. cuteboyhn

    cuteboyhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Theo một nghiên cứu mới đây, Lương Thế Vinh (tên chữ Cảnh Nghị, tên hiệu Thụy Hiên; 1440?"1510?)
  5. cuteboyhn

    cuteboyhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Khuyến
    Nhà thơ Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông là làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.
    [​IMG]
    Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi (1796-1853), thường gọi là cụ Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan (1799-1874), nguyên là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú tài thời Lê Mạt.
    Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864-1865) là bạn học ở trường cụ Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
    Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.
    Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.
    Thu vịnh
    Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
    Cành trúc lơ phơ gió hắt hiu.
    Nước biếc trông như tầng khói phủ,
    Song thưa để mặc bóng trăng vào.
    Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
    Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
    Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
    Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
    Thu điếu
    Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
    Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
    Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
    Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
    Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
    Thu ẩm
    Năm gian nhà cỏ thấp le te,
    Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
    Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
    Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
    Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
    Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
    Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy,
    Độ năm ba chén đã say nhè.
    Được cuteboyhn sửa chữa / chuyển vào 01:59 ngày 11/08/2007
  6. donguyen1983

    donguyen1983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng(1828-1910)
    Người viết bộ Việt Sử Cương Mục Tiết Yếu
    Đặng Xuân Bảng (1828-1910) quê ở Xuân Trường - Nam Định, đỗ tiến sĩ năm 28 tuổi. Trong thời gian làm quan, ông đã nhiều lần can gián vua, song đáng tiếc nhiều ý kiến vượt trên thời đại của ông không được chú ý. Sau khi về hưu, ông dành gần 20 năm để viết bộ Việt sử cương mục tiết yếu được đánh giá là có nhiều nét đặc sắc so với các bộ lịch sử Việt Nam trước đó.
    Mùa xuân năm Mậu Tý (1828) dưới triều Nguyễn Thái Tổ niên hiệu Minh Mạng năm thứ chín ở xã Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Vợ ông Tú tài Đặng Viết Hòe (vì bảy lần đi thi đều chỉ đỗ tú tài nên còn gọi là Mền Hòe) sinh được người con trai rất khôi ngô, tuấn tú. Ông Mền Hòe ngắm con trai mà lòng dạt dào vui sướng, ông đặt tên con trai là Xuân Bảng, hy vọng con ông lớn lên sẽ làm rạng danh cho dòng họ Đặng bằng con đường khoa bảng. "Nhất định con ta sẽ hơn ta, muốn vậy, ta phải dạy con ta ngay từ sau khi nó tập nói để nó được làm quen với chữ Thánh hiền". Nghĩ sao làm vậy, khi cậu Bảng tập nói, hàng xóm đã thấy cậu bi bô "nhân chi sơ, tính bản thiện..." nên có người cho là một thần đồng. Năm 12 tuổi cậu Bảng đã biết đối và họa thơ với bố rất đúng luật và sâu sắc. Năm 19, cậu Bảng tham gia thi hương khóa Đinh Mùi (1847) đã đỗ tú kép. Ba năm sau (1850) ở khóa thi hương Canh Tuất, Xuân Bảng cùng với bố đi thi, ông Mền Hòe thất vọng vì lại đỗ tú tài lần thứ bảy, thì Xuân Bảng đỗ cử nhân nên đã tự an ủi mình "con hơn cha là nhà có phúc". Tân cử nhân Đặng Xuân Bảng được nhận chức giáo thụ phủ Ninh Giang (Hải Dương). Vừa làm quan lại vừa tự học và quan sát ghi chép để có tài liệu về ngôn ngữ, phong tục, tập quán của các địa phương. Năm 1856, ông lặn lội vào Huế thi Đình khóa thi Bính Tuất đỗ Nhị giáp Tiến sĩ, đáng lẽ đỗ Tam giáp nếu bài thi của ông không có đôi điều can gián vua bỏ thú ham săn bắn để tập trung vào việc nước trước nguy cơ Pháp có thể xâm lược nước ta. Tài học cao hiểu rộng của Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng đã lọt đến tai vua Tự Đức nên năm 1857, vua đã triệu ông vào kinh đô Huế phong chức bí thư Văn phòng Nội các với nhiệm vụ nặng nề là duyệt bộ sách "Khâm định nhân sự kim giám". Ông làm công việc này ròng rã hai năm mới xong. Vua Tự Đức đọc những ý kiến đóng góp của ông rất hài lòng nên ban thưởng ngay cho ông chức tri phủ Thọ Xuân (Thanh Hóa) sau lại điều lên Tuyên Quang làm tri phủ Yên Bình là nơi núi rừng hiểm trở, bọn thổ phỉ thường xuyên quấy nhiễu. Sau một thời gian ông cai quản Yên Bình đã trở về đúng cái tên gọi của nó thì ông lại được vua gọi vào Huế trao cho chức Giám sát ngự sử (1862) chức quan có nhiệm vụ ngăn vua, giám sát và hạch tội các quan trong triều. Ngoài nhiệm vụ trọng đại trên ông được phép tham gia để bàn bạc các vấn đề về hành chính, tài chính, sử dụng quan lại. ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp có chất lượng cao, trong đó không ít ý kiến của ông đã vượt thời đại. Đó là: không nên cử Phan Thanh Giản đem vàng bạc, châu báu để chuộc lại sáu tỉnh Nam Kỳ. Việc này Tự Đức bác bỏ. Kết quả vàng bạc thì Pháp vui vẻ nhận nhưng đất đai của sáu tỉnh thì không trả. Thế là ta mất cả chì lẫn chài! Ông lại tâu với vua cho mở mang công thương nghiệp, khuyến khích dùng hàng nội, không dùng hàng ngoại để ban thưởng. Việc sử dụng quan lại: Mỗi khi cất nhắc hay tuyển chọn quan dù là dân chính hay binh chính đều phải dựa vào tiêu chuẩn và công trạng rõ ràng, không chỉ dựa vào việc tâu trình của quan đầu tỉnh hay của các bộ mà xem xét được.
    Đặc biệt quan hệ với thực dân Pháp ông tâu:
    - Theo thần, ta nên mở mang thông thương với nhiều nước, Pháp đã chiếm sáu tỉnh Nam Kỳ thì thế nào chúng cũng nhòm ngó Bắc Kỳ. Nếu ta quan hệ với nhiều nước thì Pháp không có khả năng ép ta được. Trái lại, các nước sẽ cùng đua nhau đổ của vào làm lợi cho ta.
    Tiếc thay, lời tâu chí lý này đã bị Tự Đức bác bỏ với lời phán lạnh lùng:
    - Giao thiệp với một nước còn chưa xong, huống chi là nhiều nước.
    Bên cạnh ta, nước Xiêm La (Thailand) đã mở cửa cho nhiều nước cùng vào nên họ không bị nước nào chèn ép, họ đã nhanh chóng tiếp thu các tiến bộ khoa học Âu-Mỹ nên đã hòa nhập được với thế giới văn minh mà dân tộc họ đã không bị hòa tan! Năm ất Sửu (1867) ở tỉnh Quảng Yên bọn hải tặc hoành hành khiến cho dân tình điêu đứng, quan lại thì bất lực. Ông lại được điều đến với chức Quan án sát để giúp dân dẹp giặc. Sau khi Quảng Yên yên vui, ông lại được điều về Hà Nội rồi lại đi Sơn Tây. Năm 1872, ở tuổi 44 ông Xuân Bảng được thăng chức Tuần phủ tỉnh Hưng Yên, sau lại làm Tuần phủ tỉnh Hải Dương. Năm 1874, Pháp mang quân xâm chiếm Hải Dương, quân ta thua trận, ông Xuân Bảng bị bãi chức Tuần phủ và triệu về kinh hậu xét. Năm 1876, ông bị giáng chức tuần phủ phái đi khai hoang ở Đồn Vàng, Hưng Hóa (Phú Thọ) và Bất Bạt (Sơn Tây) khi đi khai hoang ông cho gia nhân gánh theo mấy bồ sách và các tài liệu ông đã bỏ công ghi chép hàng ngày để nghiền ngẫm và bổ sung cho công việc viết sử sau này. Hai năm sau (1878), công việc vua giao cho đã hoàn tất, ông xin nghỉ hưu. Năm 1882, Tự Đức thấy việc bãi chức ông Đặng Xuân Bảng là vô lý nên lại phục chức cho ông. Nếu từ chối chức vụ cũ thì làm vua phật ý mà nhận lại chức thì không còn trí lực như xưa, nên ông Đặng Xuân Bảng xin nhà vua cho nhận chức Đốc học tỉnh Nam Định để hợp sức tuổi già và có điều kiện chăm sóc mẹ. Năm Mậu Tý (1888) khi vừa tròn 60 tuổi cụ Đặng Xuân Bảng xin nghỉ hưu lần thứ hai.
    Mặc dù có thời gian và tài liệu đã được ghi chép và tích lũy ngót 40 năm nhưng cũng phải mất gần 20 năm Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng mới viết xong bộ "Việt sử cương mục tiết yếu" gồm tám quyển 1.200 trang.
    "Đây là bộ thông sử duy nhất ở nước ta có ghi chú các sự kiện lịch sử từ thời Hùng Vương đến hết triều Tây Sơn (1802) có kèm theo các phần "án", chú, bình, khảo,... là những công trình khảo chứng lịch sử lớn nhỏ của tác giả và nhiều sử gia khác. Vì thế, nó có nhiều nét đặc sắc so với các bộ sử truyền thống khác. Tác giả đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu trong và ngoài nước, phân tích, tổng hợp vấn đề, chú ý tìm nguyên nhân của những thiếu sót để tiến hành phê phán, nên những vấn đề khảo chứng có sức thuyết phục" (Luận án Tiến sĩ của Hoàng Văn Lâu - Viện nghiên cứu Hán Nôm), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 2-1997).
    Sinh cùng thời với cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (1835-1909), cụ Nguyễn Khuyến từ quan để về câu cá, làm ruộng, làm thơ,... chỉ có "năm gian nhà cỏ thấp le te, ngõ tối đêm sâu đóm lập lòẹ.." đời sống đạm bạc "đầu trò tiếp khách trầu không có" thì cụ Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng hai lần về hưu với hai bàn tay trắng. "Cụ về xã Văn Lâm lập ấp, đặt tên là Tả Thành Thiện cụ nói với con cháu: "Bởi cả đời ta đi làm quan nên không có của cải để lại, may còn mảnh đất này của ông cha, các con lo cày cấy lấy cái ăn. Quê ta nhiều thế gia cự lộc quen sống xa hoa, đừng bắt chước họ, hãy lập nghề nông cho quen khó nhọc...".
    Sau khi bộ sử gồm tám quyển với 1.200 trang viết tay, viết xong thì được người bạn chí cốt là Cao Xuân Dục tặng 20 lạng vàng để cụ Đặng Xuân Bảng thuê in ấn lưu lại cho muôn đời. [...]
    (Nguyễn Hữu Dư)
  7. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Tổ tông nhà cụ Đặng Xuân Khu - Sóng Hồng chăng???
  8. donguyen1983

    donguyen1983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Bác chỉ đc cái nói đúng. Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng chính là ông nội cố Tổng bí thư Trường Chinh -Đặng Xuân Khu-Sóng Hồng.
  9. donguyen1983

    donguyen1983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Biết thêm về Nguyễn Bính
    Nguyễn Bính và Trúc Đường là anh em ruột vốn quê thôn Thiện Vịnh, xã Cộng Hoà, huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam. Cụ Nguyễn Đạo Bình, thân sinh các anh, làm nghề dạy học, tính tình điềm đạm, hiền lành, thường dạy các con: "Nhà ta coi chữ hơn vàng. Coi tài hơn cả giàu sang ở đời" Cụ bà thân mẫu Bùi Thị Miện, nết na xinh đẹp, con gái một gia đình khá giả, có truyền thống yêu nước - Bà sinh được ba người con trai: Nguyễn Mạnh Phát - Trúc Đường, Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính.
    Nguyễn Bính ra đời vào năm Mậu Ngọ (1918).
    Gia đình có vườn cây, ao cá, thuộc loại "Cơm ăn đủ bữa, áo lành đủ thay"
    Một buổi tối, mẹ xuống ao rửa chân bị rắn độc cắn, mất lúc 24 tuổi, để lại ba con thơ dại. Trúc Đường sáu tuổi, Thụ ba tuổi, Bính chưa đầy một tuổi, phải dựa vào sự giúp đỡ của bên ngoại. Mấy năm sau vì cảnh nhà neo người, cụ ông cưới bà Phạm Thị Duyên là kế mẫu. Bà sinh được bốn người con (hai trai, hai gái).
    Chị ruột của mẹ, bà cả Giần giàu có, và ông Bùi Trình Khiêm cậu ruột (thân sinh nhà văn Bùi Hạnh Cẩn), một nhà nho yêu nước, đón ba cháu về nuôi cho ăn học, ở một làng đồng chiêm hẻo lánh ven đô, đẹp như một bức tranh:
    Thôn Vân có biếc có hồng,
    Hồng trong nắng sớm, biếc trong vườn chiều
    Ông Khiêm dạy chữ Hán cho ba anh em, Bính học được nhiều hơn. Trúc Đường vào trường tiểu học, Bính vào lớp sơ học. Sau đó Trúc Đường vào trường trung học và làm gia sư, tự nuôi được mình, Bính và trường tiểu học
    Học trò trường huyện ngày năm ấy
    Anh tuổi bằng em, lớp tuổi thơ
    Bính làm thơ từ thuở bé, có bài được cậu Khiêm khen hay, nên được cưng. Trúc Đường thi đỗ thành chung (điplôm) vào loại giỏi ở Hà Nội, năm 1932, 1933 vào Hà Đông dạy học ở một trường tư thục, bắt đầu viết văn và làm thơ. Anh đưa Bính đi theo dạy thêm tiếng Pháp, truyền đạt văn học Pháp cho Bính. Bính có vốn thơ Đường, nay hiểu thêm thơ Pháp. Trúc Đường thay mẹ chăm sóc em. Suốt cuộc đời của Bính gắn bó với Trúc Đường về văn chương và cả đời sống. Trúc Đường hay đưa Bính về quê để Bính giữ được mạch thơ dung dị vùng Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Phủ Lý hoặc đi tới các miền khác như Hà Đông, Sơn Tây, Hoà Bình, vào động Hương Tích. Những năm ấy bài "Cô hái mơ" đã xuất hiện trên thi đàn.
    Trúc Đường rủ Bính đi chơi thuyền trên sông Nhuệ ở Hà Đông. Cảm hứng, Bính làm hai bài thơ dài: "Mười hai bến nước" và "Lỡ bước sang ngang" năm 1939.
    ... Dừng chân trên bến sông buồn
    Nhà nghệ sĩ tưởng đò còn chuyến sang...
    Ở với Trúc Đường, Bính không phải lao động nặng nhọc, nên không biết quý trọng đồng tiền, nếu có là tiêu phung phí. Bính thông minh nhưng không chăm học, có hôm vờ ốm, nghỉ ở nhà làm thơ, có lần biến đi đâu mấy ngày liền, Trúc Đường lo quá, Bính lại về, cùng mấy bài thơ khoe Trúc Đường. Vừa mừng, vừa thương, mến, giận, hai anh em lại ngồi đàm đạo văn thơ. Không phải khi nào cũng suôn sẻ, có bài Trúc Đường chê dở phải sửa chữa nhiều lần. Bính nể Trúc Đường, sợ cậu Khiêm và bác Cả Giần. Nhưng cá tính thì không sửa được. Đôi lúc sống bạt tử, nhất là khi đã tự lực kiếm sống bằng ngòi bút của mình. Xong tiểu học lên trung học, Trúc Đường đành để Bính theo đuổi nghiệp thơ. Bính thích đi Hà Bắc, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Thanh Hoá, đến đâu cũng sáng tác được thơ. Mấy năm sau làm ra tiền lại càng hay đi. Nếu cạn túi tiền, lại về với Trúc Đường.
    Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, thơ tình chiếm vị trí cao hơn.
    Sau ngày Bính mất, Trúc Đường nói rằng: "Bính như người khát nước mùa hè. Yêu nhiều, thất bại không ít, có lúc thất tình nhưng chỉ trong thơ thôi. Vì người trong mộng, trong thơ, đến người ngoài đời là một khoảng cách khó khăn. Do đó thơ tình yêu của Bính có đôi bài đượm chua chát, đắng cay và nuối tiếc: Tiếc làm chi giấc chiêm bao một mình".
    Năm 1940, Trúc Đường chuyển ra Hà Nội ở, viết truyện dài "Nhan sắc", Bính tỏ ý muốn đi Huế tìm đề tài sáng tác. Trúc Đường tán thành nhưng không có tiền, bèn cho Bính chiếc máy ảnh, rồi về quê bán dãy thềm đá xanh, vật báu duy nhất còn lại của gia đình, đưa tất cả số tiền cho Bính và giao ước; Anh sẽ viết xong "Nhan sắc" vào năm 1941. Vào Huế, Bính gửi thơ ra anh đọc trước, rồi đăng báo sau. Đúng hẹn cuối năm 1941, đầu năm 1942, Trúc Đường nhận nhiều bài thơ của Bính trong đó có: "Xuân tha Hương" và "Oan Nghiệt". Trúc Đường rất thích. Đồng thời đầu năm 1942, "Nhan sắc" cũng ra mắt bạn đọc.
    Bính trở lại Hà Nội, về thăm quê rồi lại đi làm thơ. Lần chia tay cuối cùng với Trúc Đường vào năm 1943, đến năm 1945 tin tức thưa dần. Năm 1946 mất liên lạc hẳn.
    Nỗi nhớ thương, khắc khoải của Trúc Đường đối với Bính càng dội lên vào mỗi dịp giáp Tết, đọc lại "Xuân tha hương" rồi "Xuân vẫn tha hương" của em.
    Hoà bình lập lại, tập kết ra Hà Nội, Bính lại về ở với gia đình Trúc Đường. Hai anh em lại bàn bạc, chuyển đề tài viết. Bính làm thơ: "Gửi người vợ miền Nam", "Đêm sao sáng", "Bức thư nhà"...
    Trúc Đường, sau khi thi đỗ đại học văn sử loại ưu, anh chuyển sang lĩnh vực kịch lịch sử. Từ năm 1959 - 1983 Trúc Đường sáng tác 4 vở kịch ngắn, 14 vở kịch dài về các đề tài lịch sử.
    Sự nghiệp văn chương tác động, hỗ trợ lẫn nhau của hai anh, đã để lại cho người đời nhiều tác phẩm tốt, có giá trị.
    Tiếc rằng Bính đã ra đi trước Trúc Đường quá sớm.
    Kỷ niệm 25 năm ngày mất của Nguyễn Bính, 80 năm ngày sinh của Trúc Đường (1911 - 1991), bài viết này chỉ nói lên được một phần thôi. Có thể còn nhiều điều chưa biết hết, mong được bổ khuyết.
    (Thuần Hoa )
  10. donguyen1983

    donguyen1983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Nhân bài về Đặng Xuân Bảng post thêm cái này cho mọi người biết thêm về vùng đất học này.
    __________
    ?oĐông Cổ Am, Nam Hành Thiện?, đó là câu ca có từ bao đời nay nói lên sự nổi tiếng của làng Hành Thiện (Xuân Trường, Nam Định). Hành Thiện nổi tiếng bởi đây là đất học với nhiều danh nhân và nhiều người đỗ đạt cao.
    ?oCó tới 80% gia đình ở Hành Thiện có con đỗ Cao đẳng, Đại học?, ông Nguyễn Đăng Hùng, Chủ tịch Hội Khuyến học làng Hành Thiện, tự hào giới thiệu về mảnh đất ?ođịa linh nhân kiệt? này.
    Ngôi làng hình cá chép
    Hành Thiện với 6000 dân toạ trên mảnh đất có hình hài giống như một con cá chép ?oXưa các cụ đào sông quanh làng để chống cướp. Và ngôi làng có hình cá chép vì theo truyền thuyết thì cá chép có thể hoá rồng. Có lẽ ngay từ khi đào sông quanh làng các cụ đã cố ý làm như vậy với mong muốn con cháu trong làng có cơ hội mở mày, mở mặt với thiên hạ?, ông Hùng kể về sự tích hình dáng đặc biệt của ngôi làng như vậy.
    Làng Hành Thiện được chia thành 15 xóm (gọi là Dong), mỗi Dong như một lát cắt chạy song song với nhau kéo dài từ ?ođầu đến đuôi con cá chép?. Ngay cả cái tên Hành Thiện cũng là thông điệp của các cụ xưa với con cháu đời sau về việc sống sao cho tốt, cho đẹp và luôn biết làm việc thiện.
    ?oỞ đây đất ít lắm, làm chẳng đủ ăn, không thể trông vào ruộng, chính vì thế, lớp lớp người con Hành Thiện quyết tâm phấn đấu học tập nên người?, ông Chủ tịch hội Khuyến học làng giải thích. Đó là một trong những nguyên nhân khiến người dân Hành Thiện quyết chí phấn đấu học tập. Có lẽ không có nơi nào ở Định dân số lại đông như ở đây.
    Và chính cái sự ?ođất chật, người đông? lại giúp Hành Thiện có được thành công không nhỏ trong đào tạo nhân tài. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có ý thức vươn lên trong học tập. Chính vì vậy, số người đỗ đạt của Hành Thiện ngày một dài thêm. Con số những người thành đạt mà ông Chủ tịch cung cấp khiến tôi giật mình: 88 vị Giáo sư, Phó giáo sư; 60 Tiến sĩ, trên 800 cử nhân cùng hàng loạt những tướng lĩnh, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động...
    Lịch sử của làng còn ghi nhận, làng đã ?osản sinh? ra tới 4 quan thượng thư, 4 quan tổng đốc, 23 quan giúp việc triều đình và gần một trăm người làm tri phủ, tri huyện.
    Trong số những người con Hành Thiện, mọi người vẫn truyền nhau câu chuyện về cụ Đặng Xuân Bảng (ông nội cố Tổng bí thư Trường Chinh), người đã đỗ Tam giáp Tiến sĩ đệ nhất danh chỉ bằng cách theo học cha mình.
    Theo Giáo sư Vũ Khiêu, cụ Đặng Xuân Bảng đã đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn (1856) dưới thời vua Tự Đức, mà thời đó vua Tự Đức tự mình chấm tiến sĩ chứ không giao cho ai khác. Tự Đức là vị vua nổi tiếng thông hiểu nho học, giỏi thơ văn nên những người đỗ tiến sĩ dưới thời này là một vinh dự rất lớn. Cụ Đặng Xuân Bảng đã được vua Tự Đức ban cho biển đề: ?oPhụ giáo tử đăng khoa?, nghĩa là cha dạy con mà thành đạt.
    Hội khuyến học ?ocổ? nhất
    Có lẽ không ở đâu hội Khuyến học lại có ?otiểu sử? lâu như ở đây. Theo ông Chủ tịch hội Khuyến học làng Hành Thiện, phong trào khuyến học ở đây có từ xa xưa nhằm khích lệ tinh thần học tập của lớp trẻ trong làng, đến năm 1994 Hội khuyến học của làng được thành lập, sớm hơn cả Hội khuyến học Việt Nam. Hội Khuyến học của làng được thành lập kèm theo một quĩ thưởng cho những học sinh có thành tích học tập tốt. Quĩ khen thưởng do những người con Hành thiện đã thành đạt lập nên để thúc đẩy truyền thống hiếu học đã có từ ngàn năm nay của làng.
    Mặc dù mức thưởng của hội Khuyến học làng không nhiều nhưng là sự động viên, khích lệ tinh thần rất lớn đối với các lớp lớp học sinh trong làng. Hội khuyến học của làng còn tổ chức các buổi lễ trao thưởng rất giản dị nhưng lại cực kỳ ?otrang trọng: ?oNhững buổi lễ khen thưởng hàng năm dành cho những học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện và những học sinh đỗ cao đẳng, đại học hàng năm đều trở thành những ngày hội. Buổi trao thưởng được truyền trực tiếp trên đài truyền thanh xã và được tất cả mọi người quan tâm. Đây chính là sự động viên khích lệ tinh thần không dễ gì có được đối với những lứa học sinh của làng?, ông Chủ tịch kể.
    Giáo sư Vũ Khiêu, một trong những người con xuất sắc của làng từng viết về không khí học tập ở Hành Thiện: ?oBuổi sáng sớm trong vùng ấy đã vang lên tiếng đọc sách của con trai, tiếng đập vải của con gái xen lẫn tiếng sáo diều réo rắt suốt đêm. Con trai cố học giỏi thi đỗ, con gái gìn giữ nết na để phụng dưỡng cha mẹ, để giúp chồng ăn học, để dạy con cái nên người...?.
    Nhiều người đặt câu hỏi: Liệu sự thành đạt đến mức khó tin của những người con của mảnh đất này có phải do sự cố gắng học tập của con người hay có do vận may hay duyên kỳ ngộ mà đất trời mang lại . Tôi mang câu hỏi này trao đổi với ông Chủ tịch hội khuyến học, ông cười bảo, chẳng có gì mang lại vinh quang cho con người ngoài sự nỗ lực của chính bản thân họ, trong việc học lại càng như vậy. Chỉ có sự khổ luyện, phấn đấu không ngừng mới đem lại cho Hành Thiện bộ mặt như ngày nay.
    Cũng bằng chính sự khổ học, sự phấn đấu của bản thân mỗi người mà đến nay có tới 80% gia đình ở Hành Thiện có con đỗ cao đẳng, đại học. Một con số đáng giật mình.
    Và chính ông Chủ tịch Hội khuyến học Hành Thiện với thâm niên 6 năm làm chủ tịch hội cũng từng là hiệu phó trường năng khiếu của huyện, cả hai ông bà đều là giáo viên về hưu và cả ba người con của ông cũng đều đỗ đại học và đều thành đạt.
    Nghề... học
    Ở Việt , hầu như mỗi ngôi làng đều có một nghề riêng, đặc sản riêng của theo đặc thù của từng vùng quê, vùng đất. Chính vì vậy, nhiều vùng quê có những ngôi làng với những nghề truyền thống nổi tiếng khắp nơi như làng Lụa Vạn phúc (Hà Tây), làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)... còn Hành Thiện lại nổi tiếng với nghề... học.
    Do ruộng đất ít nên ngay cả số lượng nông dân của làng cũng ít hơn trí thức. Những ?odòng họ? học tập được duy trì. Hành thiện nổi tiếng về việc tự học. Những gia đình không có tiền cho con ra ngoài học thì cha dạy con, chú dạy cháu... và từ đó đã hình thành một truyền thống học tập mà không nơi nào có được. Đi học và dạy học là hai nghề phổ biến nhất ở ngôi làng này. Ông Chủ tịch khoe: ?oDân Hành Thiện dạy học ở khắp nơi trong nước, đâu cũng có dấu chân người Hành thiện. Không chỉ ở trong nước, mà nhiều người hiện đang giảng dạy tại nhiều nơi ở nước ngoài?.
    Khi việc học đang là điều quan tâm hàng đầu hiện nay để ?ocả nước trở thành một xã hội học tập? thì Hành Thiện chính là tấm gương sáng về sự hiếu học và sự hiếu học nơi đây đã đưa việc học của Hành Thiện trở thành một... nghề.

Chia sẻ trang này