1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử thành Nam. Các danh nhân văn hoá (mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi silver_place, 19/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lethang85

    lethang85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2007
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, thanks các bạn những thông tin bổ ích này
  2. vuquochuydan

    vuquochuydan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Đôi nét về Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn
    Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Làm tướng, ông biết dẹp bỏ "thù nhà" dốc lòng báo đền "nợ nước" góp công lớn ba lần đánh bại quân Nguyên. Ông còn là tác giả của hai bộ binh thư và đặc biệt bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay
    Sau khi ông mất, vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương, lập đền thờ ông ở Vạn Kiếp, Chí Linh (Hải Dương).
    Sinh năm 1228, Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mưu giữ cho thế nước chông chênh thành bền vững. Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của dòng họ Lý. Vì nhường ngôi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. Trần Thủ Độ rất lo lắng. Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để chắc có một đứa con cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha chết cho Liễu. Song điều này không dẹp nổi lòng thù hận của Liễu. Vì thế Liễu kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác vào con mối thù sâu nặng. Người con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn.
    Thuở nhỏ, có người đã phải khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con như vậy mừng lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa nhục cho mình. Song, cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn và ông đã tỏ ra là một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông đã biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng. Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải. Hai người là hai đầu mối của hai chi trong họ Trần, đồng thời một người làcon Trần Liễu, một người là con Trần Cảnh, hai anh em đối đầu của thế hệ trước. Sự hòa hợp của hai người chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hung hãn.
    Chuyện kể rằng: thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải... Rồi một lần khác, ông đem việc xích mích trong dòng họ dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý khích ông cướp ngôi vua của chi thứ, ông nổi giận định rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. Do các con và những người tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng: Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa! Trong chiến tranh, ông luôn hộ giá bên vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Thế mà vẫn có lời dị nghị, sợ ông sát vua. Ông bèn bỏ luôn phần gậy bịt sắt, chỉ chống gậy không khi gần cận nhà vua. Và sự nghi kỵ cũng chấm dứt. Giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan để yên lòng dân, đoàn kết mọi người vì nghĩa lớn dân tộc. Một tấm lòng trung trinh son sắt vì vua, vì nước.
    Vua giao quyền tiết chế cho Trần Quốc Tuấn. Ông biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng... đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng.
    Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng cột đá chống trời. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược, và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông :... "Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút".
    Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.
    Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm lúc ông đang ốm, có hỏi:
    - Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?
    Ông đã trăng trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước:
    - Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.
    Mùa thu tháng Tám, ngày 20, năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (1300) "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời dặn lại, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ...
    Khi ông mất (1300), vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời. Công lao sự nghiệp của ông khó kể hết . Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kính trọng gọi ông là Hưng Đạo đại vương.
    Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa Việt Nam.
    "Và là một tấm gương sang cho thanh niên Việt Nam nới chung và thanh niên Nam Định noi theo và học tập"
    (Vũ Quốc Huy Dân)
  3. donguyen1983

    donguyen1983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Được silver_place sửa chữa / chuyển vào 15:54 ngày 22/11/2007
  4. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Lê Đức Thọ (10/10/1911 ?" 13/10/1990) người Việt duy nhất cho đến nay được tặng giải Nobel Hòa bình.
    Tiểu sử
    Ông tên thật là Phan Đình Khải, sinh tại thôn Địch Lễ, xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Tham gia các hoạt động cách mạng (tổ chức bãi khóa, dự lễ truy điệu nhà chí sĩ Phan Chu Trinh, lãnh đạo phong trào đấu tranh của học sinh...) và bị thực dân Pháp bắt giam hai lần (1930-1936 và 1939-1944). Sau khi được thả tự do lần thứ hai, ông trở về Hà Nội hoạt động và trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm 1944 ông được bầu vào Ban Chấp hành TW.
    Năm 1948, ông vào miền Nam Việt Nam làm Phó bí thư, kiêm Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam Bộ cho tới Hiệp định Genève được ký kết năm 1954.
    Sau khi tập kết ra Bắc năm 1955, ông được bầu vào Bộ chính trị Đ?g Lao động Việt Nam (sau đổi là ĐCS Việt Nam) và đắc cử. Đầu năm 1968, ông trở lại miền Nam làm Phó bí thư TW cục miền Nam một thời gian ngắn. Đến tháng 5 cùng năm, ông làm cố vấn đặc biệt cho đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris, bàn về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Các cuộc đấu trí giữa Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, cả bí mật lẫn công khai tại Paris, đã trở thành một huyền thoại trong lịch sử ngoại giao thế giới.[cần dẫn chứng] Các năm 1956-1973, 1976-1982 Trưởng ban tổ chức TW. Thường trực Ban Bí thư 1982-6/1986. 12/1986 Cố vấn Ban Chấp hành TW.
    Ông được tặng giải Nobel năm 1973 cùng với Henry A. Kissinger vì thương thảo thành công Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, nhưng ông từ chối nhận giải với lý do hòa bình vẫn chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam.
    Ông cũng là một nhà thơ với một số tập thơ như Trên những nẻo đường (1956), Đường ngàn dặm (1977), Nhật ký đường ra tiền tuyến (1978), Thơ Lê Đức Thọ (1983).
    Ông là anh ruột của Thượng tướng Đinh Đức Thiện (cha đẻ của đường mòn Hồ Chí Minh) và của Đại tướng Mai Chí Thọ, Đại tướng Công an Nhân dân đầu tiên của Việt Nam.
    (Nguồn Wikipedia)
    PS: Bài viết của anh Donguyen1983. Vì bài viết có chứa một số cụm từ "nhạy cảm" mà ban quản trị của TTVN đã mặc định sẵn, nó không thể view được khi có. Vì vậy Silver sửa lại, viết tắt hoặc viết sai lỗi chính tả (lệch đi). Mong người đọc thông cảm.
    Cám ơn anh Donguyen1983

    Được silver_place sửa chữa / chuyển vào 15:58 ngày 22/11/2007
  5. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Trong chúng ta ở đây chắc không ai không biết cái tên :Nguyễn Ngọc Ký và tinh thần vượt khó để trở thành một nhà văn, nhà thơ và nhà giáo ưu tú. Hôm nay Silver đọc tờ báo Mực Tím của giới teen TP.HCM mới biết, Nguyễn Ngọc Ký là người con của Nam Định.
    Không phải là một danh nhân nhưng là một gương mặt điển hình. Vậy Silver trích sơ lược những gì mình đã đọc được để mọi người cùng tìm hiểu.

    [​IMG]
    KỲ I: Thung lũng tật nguyền
    Tôi sinh ra và lớn lên ở làng quê Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định. Hồi đó quê tôi còn bị giặc Pháp chiếm đóng. Mỗi khi chúng càn quét, dội bom pháo là cả làng phải chạy tản ra những chiếc hầm ngoài đồng cói để ẩn náu. Một đêm cuối đông, sau những giờ nằm hầm, khi về nhà tôi đã bị mê man, sốt li bì. Bố mẹ tôi cuống cuồng lo sợ, không biết chạy đâu ra thuốc men vì bốn phía là đồn bốt giặc. Bố tôi không còn cách nào khác nên đành nhờ đến các thầy lang trong xóm...
    Sau những ngày thoi thóp trên giường bệnh, tôi tỉnh lại, nhưng 2 cánh tay của tôi đã như hai cục thịt nằng nặng, lủng lẳng đeo vào hai bên mình. Năm ấy tôi vừa tròn 4 tuổi!
    * Len lén ngoài cửa lớp
    Hết bệnh, tôi ra ngõ làng chơi. Bè bạn phát hiện đôi tay ?okì lạ? của tôi, đứa sờ, đứa mó, có đứa còn nghịch ngợm giật tay tôi và bỏ chạy, kêu to: ?oA, Ký què rồi chúng mày ạ. Ký què, Ký què...?. Tôi nhìn đôi tay bất lực, cảm thấy buồn tủi, gò bó như chim non đang lúc tập bay bị gãy cánh. Là con trai út duy nhất trong gia đình có 3 chị em gái; tôi buồn một, bố mẹ tôi buồn gấp vạn lần!
    Hai năm đã trôi qua, làng quê tôi được giải phóng, trẻ con được cắp sách đến trường. Nhìn các bạn í ới rủ gọi nhau đi học vỡ lòng, trong tôi lại nao nao như thèm muốn một điều gì. Buổi chiều nọ, chờ các bạn cắp sách đi hết, tôi đánh liều men theo đường mòn đến lớp học. Qua kẻ hở của tấm liếp che cửa, tôi len lén nhìn vào... Đến lúc các bạn ra chơi, tôi vội vàng lủi đi!
    Hôm sau tôi lại lần đến lớp. Lần này tôi bạo dạn hẳn, đứng nhìn ngay cửa, mê mải đọc theo lời cô Cương và bước hẳn vào lớp lúc nào không hay. Mãi khi cô bước tới sát bên, ân cần hỏi thăm tôi mới giật mình sực tỉnh và òa lên khóc. Khi biết tôi có ý định vào học, cô nâng đôi tay mềm nhũn của tôi lên, đôi mắt đầy những yêu thương!
    Về nhà, khi nghe chúng bạn mách lại, bố khuyên tôi nên ở nhà giúp đuổi gà, làm cỏ vườn rau, muốn gì được nấy với lí do ?otay con như thế thì học với hành gì được!?. Tôi dỗi hờn, nằng nặc lắc đầu không chịu. Bố mẹ tôi cũng chẳng biết làm sao. Và đêm ấy nằm ngủ, tôi cứ mơ thấy mình đang ngồi trong lớp học.
    Ước mơ của tôi đã... trở thành sự thật khi sáng hôm sau cô Cương đến nhà, xin cho tôi được đi học, và đích thân dẫn tôi vào lớp. Tôi sung sướng, hả hê chưa từng thấy. Chỉ có điều tôi đi học mà không bao giờ viết bài, chỉ nghe là chính. Đến lúc tôi biết chữ, ráp được vần cũng là lúc bọn bạn tôi biết viết. Nhìn chữ viết thật đẹp của các bạn, tôi lại tủi tủi: ?oMình cũng đi học, nhưng biết đến bao giờ mới tự chép được bài học như các bạn!?
    * Tập viết - tập làm bằng chân
    [​IMG]
    Một lần nhìn chiếc lá chằn chịt những vân vẽ tinh vi do các chú chim gáy tạo nên bằng mỏ của mình, tôi vụt nảy ra ý nghĩ: ?oÔ, mình cũng sẽ dùng miệng để viết!?. Hôm sau, xin được mẩu bút chì của bạn, tôi hào hứng bắt tay thực hiện. Ngậm bút chì vào miệng, vừa vạch lên trang giấy, bỗng tôi thấy lóa mắt, đầu váng vất và hiểu rằng mình không thể nào tập viết bằng miệng được. Thất vọng, tôi thẫn thờ, im lặng nhìn ra sân - nơi có mấy chú gà ríu rít bới rác tìm mồi! Một ý nghĩ khác lóe lên, tôi lại cặp mẫu bút chì vào 2 ngón chân trỏ và cái. Bút chì nhỏ quá, chưa kịp viết đã rớt lên rớt xuống. Bực quá, tôi đá mẫu bút chì vào xó nhà và bỏ đi chơi!
    Mấy ngày sau, thấy tiêng tiếc, tôi lại dùng chân tập viết với những mẫu gạch non. Nét chữ đầu đời của tôi là những vết gạch dọc ngang chi chít, đỏ lòe loẹt khoảng sân nhỏ trước nhà. Khi đã quen với gạch, tôi nghĩ cách tập viết lại bằng bút chì... Không hiểu sao cô Cương lại biết chuyện này, và cô đã mang tặng tôi cây bút chì và một quyển vở mới. Tự tay cô và Bằng - người bạn thân nhất, đã kiên trì cầm chân tôi tập viết. Lúc đầu, ngón chân tôi cứ cứng đờ, vẽ ra trên giấy đủ thứ hình thù. Đôi lúc chân còn bị chuột rút, tôi đau đến phát khóc lên. Qua 1 tháng mà chữ viết vẫn chưa ra hình thù gì, nhiều người ái ngại khuyên tôi bỏ cuộc. Nhưng tôi vẫn miệt mài tập, từ những chữ đơn giản đến chữ khó, dần dà tôi đã viết được chữ o, i, t và chữ ?oKý? tên của mình... Hết mùa đông năm đó, trên manh chiếu trải trong lớp học, tôi đã tự viết được bài học của mình. Và những bài tập chép của tôi từ điểm 5 đã nâng dần lên điểm 8 rồi 10.
    Hết cầm viết, tôi lại tập cho chân cầm kéo, dao để làm thủ công, cầm kim để khâu vá, cầm thìa để ăn cơm... Những chuyện tưởng chừng như vô cùng đơn giản ấy, đối với tôi lại rất khó khăn. Tôi phải nghĩ ra đủ cách để bắt các ngón chân tuân theo ý mình. Một lần chưa được, tôi làm đi làm lại hàng trăm lần cho đến khi nào được thì thôi!
    * Chiếc huy hiệu của Bác Hồ
    Đi học, tôi sợ nhất là những mùa đông rét mướt. Nhà xa trường, cuốc bộ hơn cả tiếng giữa cái lạnh căm căm, lắm hôm đường mưa lầy lội, tôi bị tuột hết cả quai dép, quần áo đầy bùn sình. Đến được lớp tôi phải nhờ bạn bè gột rửa. Hai bàn chân cóng lên, sưng đỏ và chúng bạn phải xoa bóp thật lâu tôi mới có thể viết được bài... Ngoài bè bạn, bên tôi lúc nào cũng có những thầy cô sẵn sàng quan tâm, nâng đỡ tôi trên bước đường học tập: cô Cương, thầy Mộc, thầy Khiêm, thầy Vịnh, thầy Châu, thầy Chữ...
    Năm tôi vào lớp 6, ngay buổi học đầu tiên, thầy Hiệu trưởng Trần Hữu Độ đã ân cần hỏi chuyện tôi rất lâu. Thầy còn đến nhà trò chuyện với bố mẹ, tỉ mỉ hỏi thăm và động viên từng việc làm của tôi. Hai tuần sau đó, trên sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam truyền đi một bài viết về tôi mà thầy chính là tác giả. Từ bài viết của thầy, tôi suy nghĩ lại bản thân, cảm thấy phải học thật giỏi mới xứng đáng với những sự quan tâm đó...
    Một ngày mùa xuân năm 1962, tôi sửng sốt đến lặng người khi hay tin mình được Bác Hồ gửi tặng huy hiệu. Dù bận trăm ngàn công việc nhưng Bác vẫn nhớ tới tôi, thật là một vinh dự lớn lao! Hôm làm lễ đón nhận huy hiệu của Bác ở trường, khi được mời lên phát biểu, bố tôi run run, nghẹn ngào muốn khóc: ?oNgày xưa bằng tuổi cháu, tôi đã phải ở đợ cho địa chủ để kiếm miếng ăn. Không được đi học, một chữ cắn đôi cũng không biết lại còn bị hành hạ, đánh đập như thân trâu ngựa... Thế mà một người tàn tật như cháu Ký lại được thế này. Không có chế độ ta, con tôi phải ngồi đầu đường xó chợ mất... Gia đình tôi mang nặng ơn nghĩa với Bác Hồ, với Đảng, công ơn của các thầy cô và các em...!?
    Đeo chiếc huy hiệu của Bác Hồ lên ngực, tôi cảm thấy mình như một cánh chim nhỏ đã được chắp cánh để ước mơ, để bay qua thung lũng tật nguyền và tăm tối!
    Năm 2006, thầy Nguyễn Ngọc Ký đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Các tác phẩm của thầy đã xuất bản: Những năm tháng không quên (Tôi đi học - 1970), Bức tranh vui (1987), Chú Nhện chơi đu (1992), Quả bí kì lạ (1995), Ngôi nhà hoa (1997), 101 câu đố vui (1998), Khoảnh khắc (2001), Xứ thần tiên (2003), 125 câu đố vui (2004)...
    (Theo: Nguyễn Ngọc Ký)
    Mời mọi người đọc tiếp kỳ sau với tên gọi: Ước mơ, thời gian và tình bạn
    Được silver_place sửa chữa / chuyển vào 15:55 ngày 24/11/2007
  6. i_dream_sleeping

    i_dream_sleeping Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, em post luôn phần sau nữa đi.
  7. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Silver tiếp tục giới thiệu với mọi người phần 2
    Ước mơ, thời gian và tình bạn
    [​IMG]
    Từ một cậu bé bị liệt hai tay, thầy Nguyễn Ngọc Ký đã kiên cường phấn đấu để vượt qua số phận, vươn lên thành học sinh giỏi; dùng chân viết được chữ, làm được các bài thủ công đan lát, cắt chữ, khâu vá... và thi đậu vào khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học, thầy về quê nhà giảng dạy và mùa hè năm 1994, thầy chuyển công tác vào TP. Hồ Chí Minh, tiếp tục sự nghiệp trồng người... Bên bàn máy vi tính, kẹp bút chì vào chân, thầy lại gõ trên bàn phím, tiếp tục câu chuyện kể về cuộc đời mình!
    Thuở ban đầu, từ ước mơ đơn sơ, nho nhỏ là được đến lớp học, dùng chân cầm viết... tôi đã từng bước vịn vào nấc thang thời gian, nấc thang tấm lòng mẹ cha, anh chị, thầy cô, bè bạn... để đi tới bến bờ mơ ước hôm nay.

    CHIẾC COM PA BÍ MẬT

    Những ngày học cấp 2, tôi ước mơ học giỏi môn Toán. Nhưng đâu có đơn giản, gặp những bài dựng hình phức tạp, tôi rất lúng túng khi sử dụng com-pa. Quay bằng một chân mỗi lần chỉ vẽ được nửa vòng tròn. Quay bằng cách mỗi chân cầm một càng com-pa thì khẩu độ lại luôn thay đổi. Tôi định tìm mua chiếc com-pa loại mới, tốt hơn, phù hợp hơn với cách vẽ bằng chân của mình. Nhưng tìm hoài không được! Loay hoay định tự ?osáng chế? thì bất ngờ một hôm đi học về tôi sáng mắt nhận ra trong đáy túi xách của mình không biết từ đâu hiện ra một chiếc com-pa ?onhư ý?. Ít ngày sau tôi mới vỡ lẽ, người ?obí mật? tặng tôi chiếc com pa ấy chính là Liễu, một bạn gái ngồi cùng dãy bàn.
    Từ ngày có chiếc com-pa ấy tôi vẽ hình dễ hẳn, niềm đam mê học Toán của tôi như được nhân lên gấp bội. Nhiều hôm Liễu đã mạnh dạn đến nhà học nhóm với tôi. Tôi say sưa giảng cho Liễu những bài Toán hình hóc búa, lại thấy tôi thao tác khá thuần thục tiện lợi bằng chiếc compa ?okỉ niệm? ấy, Liễu vui lắm. Và dĩ nhiên tôi càng vui hơn, càng háo hức quyết tâm học giỏi Toán hơn. Đi đâu, đứng đâu, ngồi đâu trong đầu tôi cũng thao thức một bài Toán đang làm dở. Có hôm đang ngồi ăn cơm, bật ra cách chứng minh một bài hình mà gần tuần lễ nghĩ hoài chưa được, sướng quá, bỏ luôn chén, muỗng, tôi vội lên giường ngồi ghi kết quả. Mẹ tôi giận, liền mắng: ?oMày ngộ chữ à con. Ngày học, đêm học, rồi cả lúc ăn cũng học. Thôi từ mai đừng ăn nữa, cứ học cho no...?. Kì thi học sinh giỏi Toán cấp 2 toàn miền Bắc năm 1963 ấy, tôi đoạt giải 5. Lần thứ hai tôi được Bác Hồ gửi tặng huy hiệu.

    TÁC PHẨM ĐẦU TAY

    Năm đầu tiên ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trong tôi rạo rực ý định vừa phấn đấu học sao cho tốt vừa đặt bút khởi thảo cuốn tự truyện. Chương trình học bộn bề, việc ghi chép bằng chân muôn vàn vất vả giữa cái rét Thái Nguyên qua những mùa đông sơ tán đầy thiếu thốn, cam go. Đã vậy bệnh tật lại liên tiếp giày vò, có học kì tôi phải nằm bệnh xá tới bốn lần. Dù xa lớp, xa trường tôi vẫn chưa lúc nào chịu xa sách vở. Có lần mông bị sưng nhiều nhọt, không sao ngồi để đọc sách, tôi đã chồng cao sách lên bàn, đứng đọc. Mỏi chân quá, tôi lại để sách xuống giường, nằm úp ngực, nghển cổ đọc. Cổ mỏi, ngực tức, lại chuyển nằm nghiêng, dựng sách vào tường đọc tiếp...! Tạm biệt giường bệnh trở về cũng vừa lúc mùa thi đến! Chính tôi cũng bất ngờ khi học kì ấy tất cả các môn thi tôi vẫn đạt điểm 5 (điểm cao nhất thời ấy, như điểm 10 bây giờ).
    [​IMG]
    Vừa chống đỡ bệnh tật, vừa gắng học, tôi vẫn âm thầm thực hiện ước vọng viết và viết. Tranh thủ những giờ nghỉ trưa, những canh khuya thanh vắng sau khi đã giải quyết xong chương trình học - một mình với cây bút, đôi bàn chân tôi lại đánh vật với từng con chữ trên từng trang bản thảo. Không biết từ lúc nào cô bạn gái Hạnh Nhu đã hiểu mọi việc của tôi. Có đêm bạn lặng lẽ đến ngồi học bên tôi, sẵn sàng chờ chép cho tôi những trang bản thảo chưa kịp ráo mực. Có trang phải viết đi viết lại cả chục lần. Có trang phải đứng bút cả giờ không viết nổi một chữ. Lặng lẽ hai năm ròng, sau nhiều lần viết đi viết lại, sửa đi sửa lại..., trang bản thảo cuối cùng đã được hoàn tất với gần 1.000 trang viết. Tháng 7/1970, khi luận văn tốt nghiệp của tôi được bảo vệ thành công thì cũng là lúc cuốn Những năm tháng không quên (sau tái bản thành Tôi đi học) được Nhà xuất bản Kim Đồng cho ra mắt bạn đọc cả nước trong niềm hân hoan chúc mừng của bè bạn.
    THẦY GIÁO ?oKHÔNG BẢNG ĐEN PHẤN TRẮNG?
    Tốt nghiệp Đại học, theo lời khuyên của Bác Phạm Văn Đồng, tôi trở về miền quê yêu dấu Hải Hậu - Nam Định: nuôi ước vọng vừa làm anh giáo làng tốt vừa tiếp tục sáng tác cho các em. Giữa tấm lòng thân thương của đồng nghiệp, trong ánh mắt chan chứa tin yêu của học trò, bên trái tim nồng hậu hi sinh của cô giáo Vũ Hồng Nhiễu - người bạn đời đã thủy chung gắn bó trọn 30 năm qua, ước mơ của tôi lại lặng lẽ lớn dần theo năm tháng.
    Dạy học mà không có tay, không dùng đến bảng đen phấn trắng, những năm tháng đầu quả không đơn giản chút nào. Học trò bỡ ngỡ. Thầy phải bỏ sức nói nhiều, giảng nhiều mà trò hiểu chẳng được bao nhiêu. Sau một thời gian trăn trở, tôi đã tìm cho mình cách dạy riêng: ?oHãy tạo tâm thế để trò tự đối thoại với tác giả, tác phẩm thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu tình huống sao cho thật hấp dẫn! Và cuối cùng cái quan trọng nhất là viết được cái gì vào tâm hồn tuổi thơ sau mỗi giờ dạy?. Khi cần sử dụng bảng, tôi viết sẵn ra bảng phụ, rồi nhờ học sinh treo lên bảng đen trước lớp, phía trước bảng phụ được che bằng tấm giấy trắng gắn liền với sợi dây cân bằng trọng lực. Dạy đến đâu tôi cặp sợi dây kéo tấm giấy trắng tụt xuống chậm rãi để những dòng chữ bên trong từ từ lộ ra. Cứ thế, các tiết dạy của tôi đã dần dần cuốn hút các em. Mùa xuân 1983, tôi được cử đi tham gia ?oHội giảng giáo viên giỏi toàn tỉnh Hà Nam Ninh? và đoạt giải nhất.
    [​IMG]
    Năm 1990, tôi bị bệnh viêm cầu thận và thận đa nang. Không đành xa lớp, xa trò, tôi vẫn vừa chữa bệnh vừa tiếp tục say sưa với từng bài dạy. Nhưng rồi gần năm trôi qua, bệnh của tôi vẫn chưa dứt, trường và phòng liền ?oép? tôi phải nghỉ hẳn 2 tháng để điều trị... Năm 1992, danh hiệu Nhà giáo ưu tú cũng đã đến với tôi!
    * * *
    Mùa hè 1994, tôi quyết định chuyển công tác vào TP. Hồ Chí Minh thì bà xã tôi bị tai biến não, để lại di chứng liệt nửa người. Từ đây hai chúng tôi chỉ còn một tay. Song thời gian và tình bạn lại tiếp tục cho tôi vượt lên số phận. Giữa thành phố mang tên Bác, nơi mảnh đất làng hoa Gò Vấp, những mơ ước nho nhỏ của chúng tôi lại lặng lẽ đơm hoa, kết trái. Tôi được cấp đất, làm được nhà, hai con gái nối nghiệp mẹ cha (chị dạy ở Gò Vấp, em dạy ở Quận 1), trai út đã thành kiến trúc sư, có việc làm ổn định. Chúng tôi đã lên chức ông bà ngoại... Tôi đã tìm ra chỗ đứng của mình trong công việc mới, tìm thấy niềm tin yêu, mến trọng trong lòng đồng nghiệp, trong trí nhớ độc giả và trong trái tim tuổi trẻ hàng trăm trường tôi đã đến giao lưu.
    (Nguyễn Ngọc Ký)
  8. donguyen1983

    donguyen1983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Vũ Cao ra đi, "Núi Đôi" ở lại.
    ?oNúi Đôi? ra đi ?" là để ở lại mãi mãi trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc của thi ca Việt Nam, để sống đúng nghĩa và trọn vẹn - theo cái cung cách sống và bất tử của một Nhà thơ tài danh: "Anh đi bộ đội, sao trên mũ/ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường/ Em sẽ là hoa trên đỉnh núi/ Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm...?
    Nhà thơ Vũ Cao - tác giả của bài thơ "Núi Đôi" nổi tiếng đã từ trần tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) ngày 3/12, hưởng thọ 86 tuổi. Tiễn ông về với miền yên tĩnh vĩnh hằng, tô thành kính viết đôi lời về một nhà thơ được nhiều thế hệ yêu quý và trân trọng.
    Ba anh em của ông đều là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, và đều có tiếng trong làng văn, thơ: Nhà thơ Vũ Cao, Nhà văn Vũ Ngọc Bình và Nhà văn Vũ Tú Nam. Riêng người anh cả Vũ Cao đã được rất nhiều người nhớ đến với bài thơ đã sống suốt hành trình nửa thế kỷ: ?oNúi đôi?.
    Vũ Cao sinh ngày 18/2/1922 tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định - một miền đất ?ođịa linh nhân kiệt?, đã từng sản sinh ra nhiều cây đại thụ cho nền Văn học Việt Nam, như: Nhà thơ Nguyễn Khuyến, Nhà thơ Tú Xương, Nhà văn Nam Cao, Nhà thơ Nguyễn Bính...
    Ai đã từng được gặp nhà thơ Vũ Cao trong đời sống thực ?" dù chỉ là một đôi lần thôi - hẳn cũng sẽ giữ lại trong ký ức mình mãi mãi cái ấn tượng sâu đâm nhất, cảm tình nhất về nhà thơ này là sự giản dị, chân chất, mộc mạc, và ấm áp tình người vô hạn...
    Vũ Cao thuộc ?otíp? người ?ocổ?, cả về ngoại hình và cả về tâm tư, tình cảm, ý nghĩ thầm kín trong lòng mình.
    Ông cao to, gộc gạc, thô thô; lúc nào cũng ăn mặc xuềnh xoàng giản dị; vô cùng hiền hậu, lành tính, hóm hỉnh, điềm đạm ở mọi lúc, mọi nơi ?" và với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi , dù là nam hay nữ, dù là trẻ hay già, mới gặp lần đầu hay đã thân quen từ lâu?
    Theo tôi, phẩm chất này ở một con người nói chung đã là rất đáng quý rồi; nhưng ở một nhà thơ có tiếng, có tài, lại ít nhiều có chức vụ như ông ?" thì điều ấy là hiếm lắm, quý lắm; không phải dễ gì ai trong làng văn Việt Nam chúng ta cũng có được. Rất nhiều người, cả tài lẫn đức và chức vụ đều kém thua xa nhà thơ Vũ Cao nhưng họ lại kênh kiệu, làm ra dáng ra dàng, lúc nào cũng ?otỏ vẻ ta đây quan trọng? hơn trăm ngàn lần tác giả " Núi đôi"?
    Tôi chưa thấy ông nói to, nói quyết liệt hay cãi cọ, hoặc ?omắng mỏ? ai bao giờ. Những người nào có ý kiến , thậm chí là chính kiến khác ông, ông vẫn tôn trọng, vẫn một mực nhỏ nhẹ, thủ thỉ tâm tình, trao đổi theo sự hiểu biết và sự từng trải của ông - một cách chân thành, thấu đáo, có tình, có lý hẳn hoi ?" dù cho người đó kém thua ông về mọi măt, tuổi tác, chức vụ, nghề nghiệp...
    Còn, đối với những cây ?ođại thụ? trong làng văn, nhà thơ Vũ Cao bao giờ cũng tỏ ra một sự kính phục, trân trọng tuyệt đối. Ở đâu ông cũng tự coi mình là lớp đàn em, lớp học trò về văn chương trước những nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh; trước các nhà văn như Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi? Những khi bình luận, đàm đạo với bạn bè về các nhà thơ , nhà văn lớp đàn anh này, bao giờ Vũ Cao cũng điềm đạm dùng những lời lẽ hết sức chân tình và hết sức tôn kính ?" nhưng hoàn toàn không mang một chút xíu xu nịnh hay vụ lợi nào cả!
    Điều này tôi đã nhiều lần được tận nơi, tận mắt chứng kiến từ đầu đến cuối câu chuyện trong những dịp hiếm hoi Nhà thơ Vũ Cao ghé qua số nhà 24 Điện Biên Phủ thăm chơi hay bàn một công việc gì đó với Xuân Diệu và Huy Cận ?" thuở hai nhà thơ đại thụ này còn bình sinh, và thường xuyên sống chung một biệt thự tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội.
    Đổi lại, do phẩm cách đàng hoàng, và luôn luôn ?ongười lớn? của Nhà thơ Vũ Cao như vậy, nên các nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận , Chế Lan viên, Tế Hanh? bao giờ và ở đâu cũng đều tỏ ra nể trọng Vũ Cao đúng mức và hết sức thân tình, ấm áp tình anh em, đồng nghiệp thi nhân.
    Nét lành hiền, tử tế, đầy đặn trong tính cách của Nhà thơ Vũ Cao đối với bạn bè, đồng đội và với cả cuộc đời lớn rộng - có lẽ là nét tiêu biểu và có tính ?odi truyền?, có tính ?otruyền thống? trong đại gia đình Nhà thơ Vũ Cao.
    Trong kháng chiến chống Pháp, Vũ Cao làm phóng viên báo ?oVệ quốc quân?; sau này làm ở báo ?oQuân đội nhân dân?; làm biên tập viên, rồi Phó Tổng biên tập, và Tổng biên tập Tạp chí ?oVăn nghệ quân đội? - một trong số rất ít tờ Tạp chí văn học có chất lượng cao và uy tín lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
    Thời kỳ nhà thơ Vũ Cao làm Phó, rồi Tổng biên tập ?oVăn nghệ quân đội? là những năm 1970 - 1980 của thế kỷ 20. Đó là một thời kỳ mà trên văn đàn Việt Nam đã xảy ra những vụ việc văn học khá tế nhị và phức tạp (truyện ngắn ?oCây táo ông Lành? của Hoàng Cát in trên báo? Văn nghệ? 1974; bài thơ ?oVòng trắng, vòng đen? của Phạm Tiến Duật và bài thơ ?o Sẹo đất? của Ngô Văn Phú in trên Tạp chí ?oThanh niên? cùng năm) do có sự ?osoi xét? này nọ của một vài người ?okhó tính?.
    Tuy nhiên, nhà thơ Vũ Cao vừa là người có " Tâm", lại có cả tầm nhìn, tầm nghĩ nên tờ Tạp chí do ông phụ trách vẫn luôn luôn là một địa chỉ đáng tin cậy và vô cùng ấm áp cho mọi cây bút trong và ngoài quân đội thuở ấy đi về và gửi gắm niềm tin vào các tác phẩm tâm huyết nhất của mình.
    Bản chất chân phương, chân chính và yêu thương con người thật sự trong tâm hồn nhà thơ Vũ Cao đã thể hiện trong toàn bộ các sáng tác của ông.
    Ông không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng với bài thơ tình yêu trong chiến tranh bất hủ ?oNúi đôi? và nhiều tập thơ khác như các tập: Sớm nay ( in 1962); Đèo Trúc (in năm 1973); Núi Đôi (in 1990). Ông còn là cây bút văn xuôi chân chất, nhẹ nhàng, và không ít hóm hỉnh đối với cả người đọc lớn tuổi, và đối với cả trẻ em.
    Vũ Cao là một mẫu ?oNhà văn công dân? tiêu biểu cho lớp nhà văn, mà cả cuộc đời đã hiến dâng trọn vẹn cho đất nước, cho nhân dân qua suốt hai cuộc chiến tranh giành độc lập cho dân tộc.
    Cho nên, trong lời tự bạch của ông ở cuốn ?oNhà văn Việt Nam hiện đại ?o và trong bộ ?oTổng tập Nhà văn quân đội - kỷ yếu và tác phẩm?, nhà thơ Vũ Cao đã viết hết sức giản dị và chân thành những quan điểm của mình về văn chương, văn học:
    "Những gì tôi viết ra là rút từ cuộc sống của bộ đội, của nhân dân, từ cuộc sống để trở lại cuộc sống. Do đó người sáng tác cần phải trau dồi vốn hiểu biết, từng trải, phải luôn luôn gắn mình với đất nước, nhân dân và cách mạng. Người viết còn phải có trách nhiệm với câu chữ của mình, và cần nhất là sự giản dị, trong sáng. Người viết cần có phong cách riêng, tính cách riêng , nhưng theo tôi không được tách ra khỏi cuộc sống nhân dân?.
    Nhà thơ Vũ Cao đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật , đợt I, năm 2001 - tức là đợt đầu tiên kể từ khi giải thưởng này ra đời.
    ?oNúi Đôi? ra đi ?" là để ở lại mãi mãi trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc của thi ca Việt Nam, để sống đúng nghĩa và trọn vẹn - theo cái cung cách sống và bất tử của một Nhà thơ tài danh: "Anh đi bộ đội, sao trên mũ/ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường/ Em sẽ là hoa trên đỉnh núi/ Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm...?
    Và, Vũ Cao ?" Nhà thơ, tác giả "Núi đôi" cũng sẽ mãi mãi thơm mãi danh thơm trong làng thơ đất Việt!
    (Hoàng Cát)
    __________________
    Đôi lời bên lề bài Núi Đôi: Nhờ thơ nên ?olối ta đi giữa hai sườn núi, đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi? đã thành con đường tình yêu, đỉnh núi tình yêu cho những chàng trai cô gái thế hệ sau tiếp bước làm những ngôi sao sáng, những bông hoa thơm khi nước nhà lên tiếng gọi.
    Và nhờ thơ cô gái du kích ở Xuân Dục - Đoài Đông ấy đã được xác thực họ tên trong sổ vàng truyền thống của địa phương. Tên tuổi Vũ Cao gắn liền với bài thơ Núi Đôi trong ánh lung linh của thơ và đời như vậy (...).
  9. donguyen1983

    donguyen1983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Nguyên Hồng (1918-1982)
    Tên thật: Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định. Mất ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Yên Thế (Bắc Giang). Đảng viên ĐCS Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
    Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, sớm mồ côi cha, ngay từ nhỏ, Nguyên Hồng đã phải cùng mẹ ra Hải Phòng lần hồi kiếm sống trong các xóm thợ nghèo. Ông dạy học tư và viết văn. Những năm 1937 - 1939, ông tham gia phong trào mặt trận dân chủ Hải Phòng. Sáng tác của Nguyên Hồng trước Cách mạng thường đăng trên các báo, tạp chí: Tiểu thuyết thứ bảy, Đông phương? Tháng 9 năm 1939, ông bị Pháp bắt. Năm 1940 ra tù ông lại bị thực dân Pháp đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) và sau đó bị quản thúc ở Nam Định (11-1941). Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia đội Văn hóa cứu quốc bí mật và Tạp chí Tiền phong.
    Nguyên Hồng tham gia tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động ở đội văn nghệ Việt Nam (từ 1947 - 1957), tham gia biên tập tạp chí Văn nghệ và trong ban phụ trách Trường văn nghệ nhân dân ở Việt Bắc.
    Ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I và II). Biên tập viên tạp chí Văn nghệ và trong ban phụ trách tuần báo Văn. Nguyên Hồng còn tham gia phụ trách trường bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ (của Hội Nhà văn Việt Nam), Ban Văn học công nhân và là Chủ tịch Hội Văn nghệ Hải Phòng.
    Những năm cuối đời Nguyên Hồng về sống, sáng tác tại Tân Yên (Hà Bắc) và mất tại đó. Nhà văn đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - nghệ thuật (đợt I, 1996).
    Những tác phẩm đã xuất bản:
    Bỉ Vỏ (tiểu thuyết, 1938);
    Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941);
    Những ngày thơ ấu (truyện ngắn, 1941);
    Qua những màn tối (truyện, 1942);
    Cuộc sống (tiểu thuyết, 1942);
    Quán nải (tiểu thuyết, 1943);
    Đàn chim non (tiểu thuyết, 1943);
    Hơi thở tàn (tiểu thuyết, 1943);
    Hai dòng sữa (truyện ngắn, 1943);
    Vực thẳm (truyện vừa, 1944);
    Miếng bánh (truyện ngắn, 1945);
    Ngọn lửa (truyện vừa, 1945);
    Địa ngục và lò lửa (truyện ngắn, 1946 - 1961);
    Đất nước yêu dấu (ký, 1949);
    Đêm giải phóng (truyện vừa, 1951);
    Giữ thóc (truyện vừa, 1955);
    Giọt máu (truyện ngắn, 1956);
    Trời xanh (thơ,1960);
    Sóng gầm (tiểu thuyết, 1961);
    Sức sống của ngòi bút (tạp văn, 1963);
    Cơn bão đã đến (tiểu thuyết, 1963);
    Bước đường viết văn của tôi (hồi ký, 1971);
    Cháu gái người mãi võ họ Hoa (truyện thiếu nhi, 1972);
    Thời kỳ đen tối (tiểu thuyết, 1973);
    Một tuổi thơ văn (hồi ký, 1973);
    Sông núi quê hương,
    Khi đứa con ra đời (tiểu thuyết, 1976);
    Những nhân vật ấy đã sống với tôi (hồi ký, 1978);
    Tù nhà nợ nước (tập I trong bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế 1981);
    Núi rừng Yên Thế (tiểu thuyết, tập II, 1993);
    Tuyển tập Nguyên Hồng (3 tập, tập I: 1983, tập II: 1984, tập III: 1995). [​IMG]
    @ Anh dongnguyen1983. Hic, bài của anh bị báo phải kiểm duyệt bởi cụm từ ĐCS. Hihi, lần sau nhớ cẩn thận để khỏi bị TTVN kiểm duyệt nha.
    Chúc ngày Noel an lành,
    Được silver_place sửa chữa / chuyển vào 08:10 ngày 24/12/2007
  10. 450nm

    450nm Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
    sao các bác lại quên Trần Thủ Độ? Ông này hơi ác, nhưng thật không công bằng nếu lờ ông ấy đi. Em xin post tạm một bài lấy ở bên Nam Định portal
    Trần Thủ Độ (1194 - 1264) là người có công sáng lập ra triều Trần, được vua phong làm Quốc thượng phụ rồi Thái sư. Bằng tài năng, uy tín của mình, ông đã củng cố nước Việt vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, quân sự...
    Ông có vai trò rất quan trọng trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất (1258), lưu danh với câu nói bất hủ: "Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ ha đừng lo".
    Trần Thủ Độ là nhân vật trụ cột của triều Trần. Ông là công thần sáng lập triều Trần và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm (1226-1264). Sử chép: "Thái Tôn lấy được thiên hạ đều là mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua". (*)
    Trần Thủ Độ cũng là nhân vật bị các sử thần thời phong kiến chê trách nhiều. Dưới ngòi bút của họ, Trần Thủ Độ hiện ra như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với nhà Trần, lại có tội với nhà Lý. Nhưng khi chép về việc "Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý" trong Đại Việt sử ký toàn thư; Ngô Sĩ Liên cũng chú trong ngoặc đơn là "việc này chưa chắc đã có thực".
    Nhân dân lại đánh giá ông với cách nhìn khác quan điểm Nho giáo. Trong đền thờ ông trên đồi Lim (Tiên Sơn, Hà Bắc) có hai câu đối treo ở trước bàn thờ như sau:
    Công đáo vu kim, bất đán Trần gia nhị bách tải.
    Luận định thiên cổ, kỳ tại Nam thiên đệ nhất lưu.
    (Công đức của ông để mãi đến ngày nay, không chỉ bó hẹp trong hai trăm năm đời nhà Trần.
    Sau nghìn đời, công luận đã định, ông đáng liệt vào bậc thứ nhất dưới trời Nam). (**)
    Trần Thủ Độ sinh năm Giáp Dần (1194) ở làng Lưu Xá, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng, nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tổ tiên ông vốn nối đời làm nghề đánh cá, từ Yên Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh) về vùng sông nước Hiển Khánh, Tức Mặc ven bờ sông Hồng (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay), rồi sang ở vùng Bát Xá - Tam Nông (tám làng Xá, ba làng Nông) cạnh dòng sông Luộc. Đến đời thân phụ của Trần Thủ Độ và nguyên tổ Trần Lý của nhà Trần thì họ Trần trở nên giàu có, người ở quanh vùng quy phụ, "...nhân có nhiều người cũng nổi lên làm giặc". Nhất là từ khi Trần Lý có người con gái là Trần Thị Dung lấy Hoàng Thái tử Sảm (sau là vua Lý Huệ Tông) thì thanh thế càng lớn. Trần Thủ Độ cùng với những người con ưu tú khác của họ Trần sớm tham gia lập các đội hương binh đi đánh dẹp các thế lực cát cứ khác, lúc đầu nhằm khôi phục cơ nghiệp cho nhà Lý. Năm 1224, ông được nhà Lý phong làm Điện tiền chỉ huy sứ, quản lý các đạo quân bảo vệ kinh thành. "Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn".
    Ông mất tháng Giêng năm Giáp Tý (1264), thọ 71 tuổi. Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục: "Trần Thủ Độ sau khi chết, chôn ở địa phận xã Phù Ngự, huỵện Ngự Thiên, nơi để mả có hồ đá, dơi đá, chim đá và bình phong bằng đá, chỗ đất ấy rộng đến hai mẫu, cây cối um tùm. Về tư điền, trước vẫn liệt vào hạng thượng đẳng, các quan phủ, huyện, huấn, giáo đến kính tế".
    Trần Thủ Độ là người có bản lĩnh và cá tính khác thường. Ông xử lý việc gì cũng thẳng thắn, thường quyết đoán theo ý chí của mình, ít chịu để cho tình cảm sai khiến. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Thủ Độ gắn liền với nghiệp đế của họ Trần. Nhưng hiệu quả lịch sử những việc ông làm đã đưa nước nhà qua khỏi cuộc suy vong cuối triều Lý và khởi dựng nên thời đại Đông A rực rỡ những chiến công oanh liệt chống ngoại xâm và những thành tựu xây dựng đất nước.
    Cuối triều Lý, chính quyền trung ương bất lực trước cuộc suy thoái về kinh tế và hỗn loạn về chính trị. Thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra liên tiếp. Các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi đánh giết lẫn nhau, cướp bóc bừa bãi. Ngoài biên thùy, Chiêm Thành và Chân Lạp thường xuyên quấy phá. Đế quốc Mông Cổ cũng đã tung vó ngựa sang phía Đông đánh Kim, diệt Tây Hạ, chiếm Triều Tiên, chuẩn bị xâm lược Tống và các nước phía Nam.
    Trong lúc ấy, vua Lý Cao Tông vẫn mải mê rong chơi, say đắm thanh sắc, thích xây dựng cung điện, đền miếu, không thiết gì đến chính sự. Vua Lý Huệ Tông thì nhu nhược, bệnh hoạn, năm Giáp Thân (1224) truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 6 tuổi rồi đi tu ở chùa Chân giáo.
    Trần Thủ Độ đạo diễn cuộc chính biến tháng Chạp năm ất Dậu (tức tháng 1-1226), xếp đặt việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh với lời lẽ trong chiếu nhường ngôi rằng: "...Trẫm là nữ chúa, tài đức đều thiếu, không có người giúp đỡ, giặc cướp nổi lên như ong, giữ thế nào nổi ngôi báu nặng nề".
    Làm cuộc đảo chính thay đổi triều đại mà không xảy ra đổ máu và đảo lộn lớn trong nước, Trần Thủ Độ tỏ ra là một nhà chính trị sáng suốt, khôn khéo.
    Ngay sau khi lên làm vua, Trần Thái Tông phong Trần Thủ Độ làm Quốc thượng phụ nắm giữ mọi việc cai trị thiên hạ. Năm sau lại phong Trần Thủ Độ làm thái sư giữ tất cả việc hành quân, đánh dẹp trong nước. Ông là một nhà lãnh đạo tài giỏi và tận tụy chăm lo việc nước. Phàm công việc gì làm cho đế nghiệp Đông A vững mạnh, ông đều cương quyết làm bằng được. Năm 70 tuổi, trước lúc chết 5 tháng, sử còn chép việc ông đi tuần ở vùng biên giới Lạng Sơn. "Thủ Độ tuy làm tể tướng mà phàm công việc, không việc gì không để ý. Vì thế đã giúp nên vương nghiệp, giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất".
    Ngay từ những năm đầu triều Trần, ông đã đánh dẹp được các thế lực cát cứ ở các địa phương và tổ chức lại bộ máy hành chính từ trung ương đến cấp xã. Ông đặt ra sổ trướng tịch ghi chép danh sách dân gian trong xã, thôn, từ quan văn, quan võ, binh lính, hoàng nam, trung lão, tàn tật, người ngụ cư... để nắm chắc hộ khẩu trong nước. Có lần duyệt định hộ khẩu, bà Linh Từ quốc mẫu muốn xin riêng cho một người làm câu đương (một chức dịch trong xã). Ông gật đầu, rồi ghi tên họ, tên quê quán. Khi xét đến xã ấy, hỏi tên ấy đâu, người ấy mừng rỡ chạy đến. Trần Thủ Độ nói: "Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không thể ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt". Người ấy kêu van xin thôi, hồi lâu mới tha cho. Từ đấy không ai dám đến thăm vì việc riêng nữa.
    Ông đề cao tư tưởng pháp trị, định ra luật lệ, quy chế hành chính và gương mẫu thực hiện. Sử còn chép chuyện Linh Từ quốc mẫu có lần ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm bị người quân hiệu ngăn lại. Về nhà bà khóc bảo với Trần Thủ Độ rằng: "Mụ này làm vợ ông mà bọn quân hiệu ấy khinh nhờn như thế". Thủ Độ giận sai đi bắt. Người quân hiệu ấy chắc là phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt, người quân hiệu đem sự thực trả lời. Thủ Độ nói: "Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa". Rồi lấy vàng lụa thưởng cho người ấy.
    Là người có công dựng nước, có tài trị nước, vua cũng ít khi dám trái ý. Bấy giờ có người đàn hặc ông, vào gặp Thái Tông, khóc mà nói rằng: "Bệ hạ trẻ thơ mà Thủ Độ quyền hơn cả vua, đối với xã tắc sẽ ra sao?". Vua lập tức cùng người ấy đến nhà Trần Thủ Độ và nói lại chuyện đó. Trần Thủ Độ trả lời: "Đúng như lời người ấy đã nói", rồi lấy tiền lụa thưởng cho người ấy.
    Trần Thái Tông vì quý trọng Thủ Độ nên muốn dùng anh ruột ông là An Quốc làm tể tướng. Ông thẳng thắn nói với vua: "An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần nên nghỉ việc, nếu cho thần là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tể tướng thì việc trong triều đình sẽ ra sao". Vua bèn thôi.
    Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ, Trần Thủ Độ có vai trò hết sức quan trọng. Tháng 12 năm Đinh Tỵ (tức tháng 1-1258), quân Mông Cổ, sau khi tiêu diệt nước Đại Lý (Vân Nam), đã tiến vào lưu vực sông Hồng. Thế giặc rất mạnh. Quân Đại Việt bị đánh lui, vua Thái Tông phải bỏ Thăng Long rút xuống phía nam. Vua ngự thuyền nhỏ đến thuyền em ruột là Thái úy Trần Nhật Hạo hỏi kế. Nhật Hạo lấy ngón tay chấm nước viết hai chữ "Nhập Tống" ở mạn thuyền, ý khuyên vua nên chạy sang nhờ vả nước Tống. Vua bèn rời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Thủ Độ trả lời:
    - Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!
    Vào lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến, câu trả lời đanh thép ấy của ông đã giữ vững được tinh thần dám đánh và quyết thắng của quân dân Đại Việt trong cuộc phản công quyết liệt đánh vào Đông Bộ Đầu ngày 29-1-1258, buộc địch phải rút chạy về nước.
    Trần Thủ Độ xứng đáng được xếp vào hàng những nhân vật kiệt xuất, đi đầu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc.

Chia sẻ trang này