1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử thành Nam. Các danh nhân văn hoá (mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi silver_place, 19/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 450nm

    450nm Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0

    Trần Thủ Độ: Không vì họ hàng mà ban chức tước
    Nói đến cơ nghiệp nhà Trần, không thể không nói đến Trần Thủ Độ là người có công đầu gây dựng nghiệp đế, lại là người lãnh đạo tối cao, đứng mũi chịu sào đưa cơ nghiệp nhà Trần thăng tiến, đưa con thuyền dân tộc đến bờ bến vinh quang, đập tan cuộc xâm lược của nhà Nguyên bảo vệ vững chắc chủ quyền dân tộc.
    Ngay sau khi lên ngôi, vua Trần Thái Tôn (1225-1228) đã phong Trần Thủ Độ làm ?oQuốc công thượng phụ?, ?oThái sư nhiếp chính? toàn quyền quyết định công việc của triều đình. Là người có quyền uy tối thượng ở trong triều, nhưng ông không hề cậy quyền thế, hống hách, luôn là tấm gương mẫu mực về lòng yêu nước thương dân. Khi có loạn lạc ở nơi này, nơi khác, Trần Thủ Độ xuất hành thân chinh đi cầm quân dẹp loạn, trực tiếp vào Thanh Hóa chỉ đạo làm thủy lợi, khẩn hoang. Đối với Trần Thủ Độ, việc nào có lợi cho nước, cho dân, cho cơ nghiệp nhà Trần là ông không nề hà, đi tiên phong làm nhiệm vụ. Khi đã 70 tuổi (1264), ông vẫn thân chinh đi tuần thú Lạng Sơn, kiểm tra đôn đốc việc phòng bị và giữ gìn an ninh nơi biên cương Tổ quốc.
    Trần Thủ Độ là người có phong cách sống rất nghiêm túc với bản thân, ông chẳng cậy mình là người có quyền thế, khiêm cung đúng bậc, không lộng hành, không ham muốn tiền của bạc vàng, chẳng bè cánh, tranh quyền tranh chức với ai. Đặc biệt, ông không hề lợi dụng địa vị của mình để giành quyền giành lợi cho người thân.
    Ngay cả khi Linh từ Quốc mẫu (vợ ông), muốn nhờ cậy, xin cho người cháu họ một chức quan nhỏ ở xã (quan xã) ông cũng không cho. Ở cương vị Thái sư, phụ chính đại thần, ông rất ghét kẻ xu nịnh, cầu người cương trực, nói thật, nói thẳng chỉ ra cho ông những thiếu sót của mình, ông không trù dập mà còn tặng thưởng ban khen. Với quân thù, ông luôn nêu cao chí khí anh hùng và niềm tự hào dân tộc, luôn mãi mãi vững tin vào sức mạnh của muôn dân. Khi giặc Nguyên ồ ạt tràn qua biên giới, vận nước lâm nguy, ngàn cân treo sợi tóc, so sánh lực lượng ?onhư trứng chọi đá?, Trần Thủ Độ đã khẳng định ý chí của mình: ?oĐầu thần chưa rơi xuống đất, thì xin bệ hạ đừng lo?. Ông là vị chủ soái người có công đầu cùng quân và dân nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông, công đầu trong việc xây dựng cơ nghiệp nhà Trần bền vững gần 200 năm. Trần Thủ Độ là bậc khai quốc công thần bậc nhất được triều đại nhà Trần tôn thờ và được hậu thế ca ngợi.
    Xử sự như Trần Hữu Độ tránh cho đất nước được bao điều phiền toái bọn cơ hội theo đóm ăn tàn không thể lợi dụng được. Chứ làm quan mà cứ kéo bè kéo cánh cho họ hàng thân thuộc là điều đại họa cho xã tắc. Xem ra câu chuyện tuy nhỏ cũng là bài học quý với những bậc ?ođạo cao đức trọng? ở mọi thời đại...
    theo báo Bình Dương
  2. 450nm

    450nm Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0

    Trần Thái Tông
    (1225 - 1258)
    Nhờ Trần Thủ Độ thu xếp, Lý Chiêu Hoàng đã nhường ngôi cho Trần Cảnh tức là vua Trần Thái Tông. Chiêu Thánh Hoàng hậu lấy Trần Thái Tông được 12 năm, tức là 19 tuổi mà chưa có con, trong khi triều Trần cần kíp phải có hoàng tử. Bởi vậy, Trần Thủ Độ bắt vua Thái Tông bỏ Chiêu Thánh, giáng xuống làm công chúa rồi đem người chị của Chiêu Thánh, vợ của Trần Liễu , đang có thai vào làm Hoàng hậu. Trần Liễu tức giận đem quân làm loạn. Vua Thái Tông cũng đang đêm bỏ trốn lên chùa Phù Vân, núi Yên Tử (Quảng Ninh) tỏ ý phản đối. Trần Thủ Độ đem quần thần tới đón về. Thái Tông từ chối, nói rằng:
    Trẫm còn nhỏ dại, không kham nổi việc to lớn, các quan nên chọn người khác để cho khỏi nhục xã tắc. Nói mãi không chuyển, Thủ Độ ngoảnh lại nói với các quan:
    Hoàng thượng ở đâu là triều đình ở đấy.
    Nói đoạn truyền lệnh xây cung điện điện ở chùa Phù Vân. Vị quốc sư ở chùa vào van lạy Thái Tông về triều. Thái Tông bất đắc dĩ theo xa giá về kinh.
    Được ít lâu Trần Liễu biết không địch nổi, đang đêm làm người đánh cá lên thuyền ngự xin hàng. Hai anh em ôm nhau mà khóc. Thủ Độ hay tin, tuốt gươm xông đến toan giết Trần Liễu. Thái Tông lấy thân che cho anh, xin Thủ Độ tha cho Trần Liễu. Trần Thủ Dộ quẳng gươm xuống, nói:
    Ta là con chó săn thôi. Chưa biết anh em bay ai thuận ai nghịch.
    Vua Thái Tông tha cho Trần Liễu, cắt cho đất An Sinh làm thái ấp và phong cho làm An Sinh vương.
    Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất năm Đinh Tý (1-1258), Thái Tông biết dựa vào Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn (tức Trần Hưng Đạo, con của Trần Liễu) để lãnh đạo nhân dân Đại Việt quyết chống giặc. Bản thân Thái Tông cũng tự làm tướng đi đốc chiến, xông pha tên đạn.
    Tháng 12 năm Đinh Tý (21-1-1258), vua Thái Tông cùng Thái tử Hoảng đã chỉ huy quân Trần phá tan quân Nguyên ở Đông Bộ đầu, giải phóng Thăng Long.
    Trần Thái Tông đã trở thành ông vua anh hùng cứu nước. Nhưng Thái Tông còn được sử sách lưu truyền còn bởi ông là một nhà Thiền học, một triết gia có tư tưởng sâu sắc, một cốt cách độc đáo, là tác giả Khóa hư lục, một cuốn sách xưa nhất hiện còn giữ được trong kho thư tịch cổ nước ta.
    Trong một văn bản Khóa hư lục có bài "Tự Thiền tông chỉ nam" của Trần Thái Tông viết. Ông kể lại sự việc năm 1236 đang đêm bỏ cung điện vào núi và lý do trở về. ấy là khi Thái sư Trần Thủ Độ thống thiết nói:
    " Bệ hạ ở tu cho riêng mình thì được, nhưng còn quốc gia xã tắc thì sao? Vì để lời nói suông mà báo đời sau thì sao bằng lấy chính thân mình làm người dẫn đạo cho thiên hạ? Do đấy, trẫm cùng các vị quốc lão về kinh, gắng lại lên ngôi".
    Có lẽ ít thấy trong lịch sử Phật giáo nước nào lại nêu vấn đề "quốc gia xã tắc" lên trên hết, trước hết là như thế. Thái độ đối với quốc gia xã tắc là thước đo giá trị mỗi người, bất kể họ ở cương vị nào. Nghe theo quốc gia xã tắc, Trần Thái Tông đã trở về triều để 22 năm sau đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt phá tan quân Nguyên. Trần Thái Tông quả là người có tính cách đặc biệt. Lúc làm vua thì thân làm tướng đi đánh giặc "xông vào mũi tên hòn đạn", làm vua nhưng xem thường vinh hoa phú quý, có thể từ bỏ ngai vàng không chút luyến tiếc. Ông là gương mặt văn hóa đẹp và lạ đến khác thường trong lịch sử Việt Nam.
    Mùa xuân năm Mậu Ngọ (1258), Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, một cách tập sự cho Thái tử quen việc trị nước. Triều đình tôn Thái Tông lên làm Thái Thượng hoàng để cùng coi việc nuớc.
    Thái Tông trị vì được 33 năm, làm Thái Thượng hoàng 19 năm thì mất, thọ 60 tuổi.
    TRÂ?N THƯ?A
    Trần Thừa sinh năm Giáp Thìn (1184), vị Thượng hoàng đầu tiên của triều Trần và là con cả của Trần Lý, anh ruột của Trần Tự Khánh và Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung.
    Ông tổ của Trần Thừa là Trần Kính vốn gốc ở Đông triều, nối đời làm nghề đánh cá, trên đường đi tìm đất làm ăn sinh sống đã cắm sào, dừng chân ở Tức Mạc (Nam định). Kính lấy vợ
    Kính lấy vợ ở Tức Mạc sinh ra Trần Hấp tòm sang Hải ấp (Thái Bình) nơi giáp ranh các sông Nhị Hà và sông Hải Triều, là vùng đất cổ trù phú rồi định cư ở đó. Nhờ có công phò tá triều Lý , khôi phục lại kinh thành, năm Bính Tý (1216), Trần Thừa được vua Lý Huệ Tông phong làm Nội thị phán thủ. Năm Quí Mùi (1223) khi Trần Tự Khánh mất, vua phong làm Thái úy phụ chính.
    Khi Lý Chiêu Hoàng làm vua, Trần Thủ Độ nghĩ ngay tới việc truyền ngôi cho Trần Cảnh, con trai thứ của Trần Thừa, bèn thưa với Trần Thừa chuyện ấy. Trần Thừa ngần ngại:
    Chúng ta với Thái hậu và Chiêu Hoàng là chỗ họ ngoại chí thân, nay làm việc tranh đoạt ấy tôi e chẳng khỏi mang tiếng với hậu thế.
    Trần Thủ Độ phân trần:
    Tôi xem diện mạo Trần Bố (Trần Cảnh) mũi cao, hai gò má trội đúng là là long chuẩn long nhan. Tính lại rộng rãi, biết thương nguời, có khí độ của vị thái bình thiên tử. Vả chăng thời thế lúc này có họ Trần thay ngôi nhà Lý mới cứu vãn được vận nước suy vi. Trời cho mà mà không lấy sẽ phải chịu tai ương. Xin đại huynh nên suy nghĩ kỹ.
    Trần Thừa bảo Thủ Độ:
    Mọi việc tùy chú định liệu, làm sau cho thành sự thì làm. Hoá nhà làm nước hay đến phải diệt tộc cũng ở một chuyện này đó.
    Khi Trần Cảnh lên ngôi vua, nhiều đảng loạn mượn cớ phù Lý chống Trần nổi lên ngày càng nhiều, Trần Thủ Độ mời Trần Thừa lên làm Thượng hoàng, lo giúp Thái Tông điều khiển triều đình để Thủ Độ rảnh tay dẹp loạn. Không đầy mội năm , Thủ độ vừa đánh dẹp vừa thu phục được các đảng giặc để trở lại nắm triều chính. Thuợng hoàng Trần Thừa yên vị có người tài năng hơn mình trông coi việc nước, mặc sức lao vào thú vui săn bắn. Vùng Từ Sơn còn lưu truyền câu chuyện tình của Thượng hoàng với cô thôn nữ xinh đẹp có tên là Tần:
    Sáng ấy, Trần Thừa cùng lính tùy tùng về châu Cổ Pháp để săn chim. Xế chiều, Trần Thừa bắn trúng một con bạch trĩ. Mũi tên không trúng vào chỗ hiểm. Trần Thừa phi ngựa đuổi mãi đến nỗi đám lính tùy tùng bị lạc. Đến khu rừng quang, không thấy bóng chim nữa. Thất vọng định quay về thì thấy ở một đồi sắn gần đó có cô thôn nữ khỏe mạnh, xinh đẹp đang vừa làm vừa hát. Trần Thừa tìm đến. Khi thấy Trần Thừa, cô gái sợ hãi, luống cuống về sự ăn mặc trễ tràng của mình. Sự e lệ càng khiến cô gái thêm vẻ quyến rũ. Cô biết Trần Thừa là người quyền quý. Niềm tin vào người quyền quí khiến cô gái không thấy sợ nữa. Vị Thượng hoàng đắm đuối ngắm nhìn cô gái, hỏi thăm gia cảnh. Cô tên là Tần, cha cô mất sớm, chỉ còn mẹ già. Trần Thừa giãi bày tình yêu nồng nàn của mình. Cô gái phần vì khiếp nhược, phần vì e lệ mà không dám trối từ. Chiều ấy đám lính tùy tùng không tìm thấy chủ. Bởi vì, Trần Thừa đã về nhà Tần, ép cô gái phải chiều chuộng mình.
    Sáng hôm sau, Trần Thừa từ biệt gia đình lên ngựa về kinh. Linh cảm có điều hệ trong sẽ xảy ra, Tần chạy theo níu lấy áo Trần Thừa khóc như mưa. Cô nói tới trách nhiệm của người đã làm chồng cô một đêm. Trần Thừa thề thốt sẽ quay lại và để làm tin, ông đã rút kiếm cắt một vạt áo tía của của mình trao cho cô gái. Ông dặn dò nếu có bề nào hãy tìm ông ở kinh sư. Rồi năm tháng qua đi, Trần Thừa đã quên khu rừng săn ấy. Còn Tần, cô đã lo đúng điều đã xảy ra, cô đã mang thai. Chịu búa rìu dư luận nhưng cô không về kinh sư tìm Trần Thừa vì cô biết rằng nếu vị Thượng hoàng yêu cô thì đã quay trở lại. Rồi cô sinh được một bé trai khỏe mạnh. Đứa bé được đặt tên là Trần Bà Liệt. Lớn lên Trần Bà Liệt theo học một lò vật và khỏe mạnh ít người địch nổi.
    Năm ấy kinh sư có giải vật lớn nhằm tuyển chọn nhân tài ra giúp nước. Vua Thái Tông và Thượng hoàng thân đến xem. Đô Liệt cũng về dự. Sau cả tuần thi vật, đô Trâu (khỏe như trâu) đã lần lượt hạ hết các đối thủ. Đô Liệt xin vào tỉ thí. Ngay từ đầu đô Trâu đã phải gờm sức khỏe của Đô Liệt. Trống thúc đồn dập, keo vật sôi động. Bỗng sau miếng đánh trượt, Đô Liệt bị đô Trâu dùng miếng hiểm vít được cổ xuống, mong giết chết một địch thủ đáng gờm. Trong lúc điên cuồng để thoát khỏi chết ngạt, chiếc khăn trên đầu đô Liệt tung ra. Một vạt áo tía rất lạ nằm trên thảm cỏ bê bết đất. Thượng hoàng Trần Thừa đã nhận ra vạt áo ấy. Ông hạ lệnh ngừng ngay keo vật, quên hẳn địa vị của mình đến ôm lấy Liệt, đứa con mà ông đã phũ phàng bỏ rơi mẹ nó. Trần Bà Liệt được giữ lại ở kinh sư và được nhận làm con Thượng hoàng.
    tạm thế đã, các bác ăn tết vui vẻ
  3. DAVICA

    DAVICA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2007
    Bài viết:
    826
    Đã được thích:
    0
    Tổng Bí thư Lê Duẩn trong bài nói tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Ðoàn (tháng 3-1961) đã xúc động kể lại một nghĩa cử cao đẹp của một người đảng viên trẻ tuổi đã dám "cho" như vậy. Tên anh là Vũ Văn Hiếu, quê ở xã Hải Anh huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Ðịnh, tham gia cách mạng từ năm 16, 17 tuổi và bị thực dân Pháp bắt, đày ra Côn Ðảo với án chung thân. Khi Chính phủ của Mặt trận Bình dân lên cầm quyền ở Pháp, bọn ********* thuộc địa ở Ðông Dương phải trả tự do cho đồng chí. Năm 1940, đồng chí Vũ Văn Hiếu lại bị địch bắt lần thứ hai cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn trong một căn nhà trọ tại Sài Gòn. Rồi chúng đày cả ba đồng chí ra Côn Ðảo. Ðồng chí Lê Duẩn kể: Khi bắt chúng tôi, địch có lấy được một số tài liệu của Ðảng. Ðồng chí Hiếu bèn bàn với chúng tôi: "Các anh không được nhận tài liệu đó là của các anh, hãy để tôi nhận là của tôi. Các anh có trách nhiệm lớn trong Ðảng. Bị địch đánh đập, nếu chẳng may các anh có hy sinh thì thiệt hại lớn cho Ðảng. Còn tôi thì mặc chúng nó đánh, tôi không bao giờ khai, và nếu tôi có chết cũng không tổn hại mấy cho Ðảng". Liền mấy tháng trời, đồng chí Hiếu bị địch tra tấn cực kỳ dã man, nhiều lần chết đi sống lại nhưng địch không moi được ở đồng chí một điều gì có lợi cho chúng... Một hôm, anh em xin được cho đồng chí một bộ quần áo, nhưng đồng chí không chịu mặc. Nằm cạnh tôi, đồng chí Hiếu bảo: "Tôi biết tôi không sống được nữa. Tôi đang cố nghĩ xem có cách gì làm lợi cho Ðảng mà nghĩ không ra. Giờ chỉ có cách là tôi đưa bộ quần áo này cho anh mặc để anh sống mà hoạt động cho Ðảng". Nhưng tôi khuyên đồng chí cứ mặc. Ðồng chí Hiếu khóc nức nở và nói: "Chỉ còn một việc này để tôi được phục vụ Ðảng trước khi nhắm mắt, sao anh không cho tôi làm nhiệm vụ với Ðảng". Hôm sau thì đồng chí Hiếu qua đời.
    Tình thương yêu của Vũ Văn Hiếu đối với đồng chí thật cao cả, trong sáng vô cùng. Cái chết thiêng liêng của anh đã khiến cho nhà thơ Tố Hữu cảm xúc viết:
    Chết còn trút áo cho nhau
    Miếng cơm dành để người sau ấm lòng
    Không biết ai là tác giả đôi câu đối sau đây đã nhanh chóng được lưu truyền ở nhiều "banh" Côn Ðảo:
    Hầm tối, nằm hoài, lòng chẳng tối
    Cơm đen, ăn mãi, dạ nào đen
    Hiện nay nhà tưởng niệm của ông Hiếu đã được xây dựng và ngay cạnh làng của ông chuẩn bị xây dựng 1 ngôi trường cấp 3 mang tên ông.
  4. manh_ha762005

    manh_ha762005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Mình không phải người Nam Định nhưng rất hâm mộ nhạc sĩ Đặng Thế Phong
    Đặng Thế Phong sinh năm 1918 tại thành phố Nam Định. Cha ông là Đặng Hiển Thế, thông phán Sở Trước bạ Nam Định.
    Vì cha mất sớm, gia cảnh túng thiếu, Đặng Thế Phong phải bỏ học khi đang theo học năm thứ hai bậc thành chung (deuxième année primaire supérieure) tại trường trung học Saint Thomas d''Aquin. Ông lên Hà Nội vẽ cho một số tờ báo và học với tư cách dự thính tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (Ecole supérieure de Beaux Arts) tới năm 1939. Thời gian ông học ở đây đã để lại một giai thoại. Trong một kỳ thi, Đặng Thế Phong vẽ bức tranh cảnh một thân cây cụt. Giáo sư, họa sĩ người Pháp Tardieu chấm bài, khen ngợi nhưng nói rằng: E Đặng Thế Phong sẽ không sống lâu được!
    Cuộc đời Đặng Thế Phong rất long đong, lận đận. Ông phải sống lang bạt và trải qua nhiều nghề. Tháng 2 năm 1941, Đặng Thế Phong lang thang vào Sài Gòn rồi sang Campuchia. Tại Nam Vang, ông có mở một lớp dạy nhạc và đến tháng 8 năm 1941 ông trở lại Hà Nội.
    Sự nghiệp âm nhạc của Đặng Thế Phong chỉ có ba nhạc phẩm và đều rất nổi tiếng là: Đêm thu ca khúc viết cho lửa trại của học sinh Hà Nội 1940, Con thuyền không bến hoàn chỉnh tại Nam Vang, trình diễn lần đầu tại rạp Olympia, Hà Nội năm 1941 và Giọt mưa thu 1942. Nhạc phẩm cuối cùng Giọt mưa thu được ông viết vào những ngày cuối đời trên giường bệnh. Ban đầu bản nhạc mang tên Vạn cổ sầu, nhưng theo ý một vài người bạn, ông đặt lại là Giọt mưa thu cho bớt sầu thảm hơn.
    Cả ba ca khúc của ông đều viết về mùa thu và hai trong số đó Con thuyền không bến và Giọt mưa thu được xếp vào những tác phẩm bất hủ của tân nhạc Việt Nam. Giọt mưa thu cũng là cảm hứng cho nhạc sĩ Hoàng Dương sáng tác bài Tiếc thu nổi tiếng. Nhiều ý kiến cho rằng Trịnh Công Sơn đã ảnh hưởng bởi Giọt mưa thu khi viết ca khúc đầu tay Ướt mi.
    Nhận xét của Phạm Duy, các sáng tác của Đặng Thế Phong là những bài hát khởi đầu cho dòng "nhạc thu" Việt Nam, được tiếp nối xuất sắc bởi Văn Cao và Đoàn Chuẩn. Theo Doãn Mẫn, Đặng Thế Phong và Lê Thương là hai nhạc sĩ tiền chiến có sáng tác sâu đậm hồn dân tộc nhất: "Đặng Thế Phong là người hết sức tài hoa. Anh chơi được rất nhiều nhạc cụ. Anh sáng tác Giọt mưa thu, Con thuyền không bến từ khi còn rất trẻ. Đáng tiếc, anh mất quá sớm. Có thể nói sự ra đi của anh là một tổn thất lớn đối với bạn bè và cho cả những người yêu mến âm nhạc Việt Nam."
    Đặng Thế Phong được xem như một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của thời kỳ tiền chiến. Ông mất năm 24 tuổi vì bệnh lao trên một căn gác số 9 phố Hàng Đồng, Nam Định năm 1942.
    Đặng Thế Phong (1918-1942) tuy chỉ mang đến cho tân nhạc Việt vỏn vẹn 3 ca khúc: Đêm thu, Con thuyền không bến, Gịot mưa thu (tức Vạn cổ sầu), nhưng hai trong số ba bài đó đều xứng đáng là những kiệt tác bất hủ của tình ca Việt. Ông chỉ viết được ba bài vì ông chỉ sống với nhân gian 24 năm! Câu nói ?tài hoa yểu mệnh? ứng nghiệm vào Đặng Thế Phong không sai một ly.
    Ông là người thành Nam, nơi đây cũng là quê hương của những nhạc sĩ tài hoa đầu tiên của tân nhạc: Đan Thọ, Bùi Công Kỳ (1919), Hoàng Trọng. Cùng thời với ông là các nhạc sĩ tên tuổi khác: Nguyễn Xuân Khoát (1910), Văn Chung (1914), Nguyễn Văn Thương (1919), Lê Yên(1917), Lưu Hữu Phước (1921), Đỗ Nhuận (1922), Phan Huỳnh Điểu (1924)? Chính lớp nhạc sĩ thế hệ thứ nhất này đã đặt nền tảng cho nhạc Việt qua các tác phẩm danh giá; và sự nghiệp sáng tác của họ đã bắc cầu nối dài từ thời Tân nhạc lãng mạn (Trước 1945) cho đến giai đoạn của nhạc hùng ca rồi lãng mạn cách mạng (1945-1954) đến hiện thực cách mạng (1954-1975), tạo ra một di sản âm nhạc quý báu mà nổi bật nhất là giá trị tư tưởng - lịch sử và nét văn hoá đặc thù Việt Nam.
    Con Thuyền Không Bến
    Đêm nay thu sang cùng heo may
    Đêm nay sương lam mờ chân mây
    Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
    Như nhớ thương ai trùng tơ lòng
    Trong cây hơi thu cùng heo may
    Vi vu qua muôn cành mơ say
    Miền xa lời gió vang thông ngàn
    Ai oán thương ai tàn mơ vàng
    Lướt theo chiều gió một con thuyền theo trăng trong
    Trôi trên sông Thương nước chảy đôi dòng
    Biết đâu bờ bến, thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu?
    Trên con sông Thương nào ai biết nông sâu
    Nhớ khi chiều sương cùng ai trắc ẩn tấm lòng
    Biết bao buồn thương, thuyền mơ buông trôi xuôi dòng
    Bến mơ dù thiết tha, thuyền ơi đừng chờ mong
    Ánh trăng mờ chiếu, một con thuyền trong đêm thâu
    Trên sông bao la, thuyền mơ bến nơi đâu?
    Cuộc đời của ông rất long đong, dở dang việc học, sống lang bạt kỳ hồ với nhiều nghề khác nhau: dạy nhạc, vẽ tranh cho báo, ca sĩ? Ông lang thang từ Nam Định lên Hà Nội, trôi dạt vào Sài Gòn, rồi qua Nam Vang, trước khi quay trở về Hà Nội và qua đời tại đó, sau khi viết xong bài hát sầu não nuột như chính cuộc đời mình: Giọt Mưa Thu. Ông mất vì bệnh lao do cuộc sống nghèo khổ, lao lực và bôn ba.
    Bàn về tác phẩm của ông, mọi người đều thừa nhận rằng ông thuộc lớp các nhạc sĩ tiền phong của âm nhạc lãng mạn Việt với những bản tình ca đầu tiên trong lịch sử rồi sẽ được nhiều nhạc sĩ sau này phát triển trong các dòng chảy tình ca khác.
    Nếu như ở bản nhạc đầu tay ?Đêm thu? còn mang nặng những âm giai Tây - mặc dù ở phần hai của ca khúc này ông có đưa ngũ cung Việt vào như một kiểu hợp hôn - thì ở bài hát tiếp theo?Con thuyền không bến?, sự kết hợp giữa thất cung và ngũ cung mới đạt đến độ chín của tài hoa.
    Ngũ cung trong bài này viết theo lối hát sa mạc (bởi thế nghe buồn xa xăm): mi mi mi mi là rề mi (đêm nay thu sang cùng heo may), la la la la mi sol la (đêm nay sương lam mờ chân mây)? lung linh đứng bên cạnh những âm điệu Tây phương với những bán âm chênh vênh: la si la đố si la mi (thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng)? Những âm điệu này được ông ***g vào những lệch phách, đảo phách (syncope) của lối hát ả đào thật lửng lơ.
    Thật ra đâu phải đợi đến bây giờ mà ở Đặng Thế Phong đã có sự "đông tây giao hoà" rồi, đó là điều các nhạc sĩ đương đại trên thế giới như Olivier Messiaen, Claude Debussy? đã từng làm trong cuộc hành trình âm nhạc chinh phục những âm điệu châu Á của họ. Có lẽ đây chưa hẳn là do ý thức học thuật gì cao thâm mà theo tôi, chính tâm hồn và văn hoá rất Á Đông, rất Việt của Đặng Thế Phong đã làm nên sự hoà quyện tự nhiên và thú vị đó!
    Phong cách sáng tác này được ông tiếp tục trong ca khúc Giọt mưa thu. Nghĩa là thất cung kết hợp nhuần nhị với ngũ cung, nhưng trong bài này, ông viết có học thuật hơn khi ứng dụng kỹ thuật métabole (chuyển hệ) làm cho âm điệu bài hát trở nên nhiều màu sắc hơn. Bài này, hồi mới lớn cứ mỗi khi mưa, tôi lại bật máy cassette lên nghe, nhất là những đêm mưa nỉ non rơi không nhỏ không to, nghe hoài băng nhão khiến bài hát nghe càng? não nề, nghe mưa như thê thiết hơn.
    Đặng Thế Phong có mặt trên cuộc đời này quá ngắn ngủi. Ông xuất hiện như một chớp sao băng với một sự nghiệp ít ỏi nhưng có giá trị lớn và vững bền. Ở thời kỳ của ông, khi các tình ca khác còn nói chuyện mây gió hoa lá thì nhạc của ông đã đi vào thân phận và tâm hồn một cách sâu sắc với bút pháp lãng mạn và u sầu. Tưởng như buồn chôn hết cả nỗi buồn trong đó.
    Trần Minh Phi (Theo Giai Điệu Xanh)
  5. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Dương Không Lộ (1016-1094)
    Ông quê ở Hải Thanh. Ông xuất thân làm nghề chài lưới, giỏi văn chương, mộ đạo Phật. Ông là một Thiền sư lớn, đã từng tu ở các chùa: Nghiêm Quang, Hà Trạch, Chúc Thánh, về sau được truyền tâm ấn. Ông tịch ở đời Hội Tường Đại Khánh triều Lý. Vua Lý tha thuế cho 20 hộ để lấy tiền đèn hương phụng thờ.
    Ông là bạn của nhà sư Giác Hải. Cả hai đều có công giúp vua Lý Thánh Tông. Giác Hải được phong Quốc Thích, còn Không Lộ được phong Quốc sư. Sách Thiền uyển tập anh chép về Dương Không lộ ghi tổ tiên ông vốn làm nghề chài lưới, đến đời ông mới bỏ nghề để đi tu, thuộc thế hệ thứ chín dòng thiền Quang Bích. Sách cũng chép một bài thơ tứ tuyệt của ông, bài Ngôn hoài, bộc lộ thắm thiết tình cảm thiên nhiên.
    Sự tích của Dương Không Lộ thường bị lẫn lộn với sư Nguyễn Minh Không, vì hai người tuy sống cách nhau nửa thế kỷ - Dương Không Lộ sinh năm 1016, Nguyễn Minh Không sinh năm 1066, nhưng đều đi tu, đều giỏi chữa bệnh và đều được phong Quốc sư. Cả hai người lại đều bị nhập vào truyền thuyết dân gian về ông Khổng Lồ đúc chuông gọi là Khổng Minh Không.
    Dương Không Lộ cũng được coi là vị tổ nghề đúc đồng. Những người làm nghề đúc đồng truyền rằng, khi đi tu ở chùa Phả Lại (Bắc Ninh), có hai chú tiểu được ông rèn cặp. Lúc đã thạo nghề, mỗi chú tiểu trở về quê mình dạy dân làng đúc đồng. Những nơi thờ Dương Không Lộ và hai chú tiểu là: Trung tâm Đề Cầu do Phạm Quốc tài truyền nghề, nay là xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh; Trung tâm Đông Mai do Trần Lạc truyền nghề, nay là xã Đại Đồng, huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên. Tuy thuộc hai tỉnh khác nhau, nhưng Đề Cầu và Đông Mai ở kề nhau và có chung một tên là Cầu Nôm.
    Theo Địa chí Nam Định
  6. DAVICA

    DAVICA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2007
    Bài viết:
    826
    Đã được thích:
    0
    Thành phố 700 năm trên nền đất cổ
    1. Địa lý tự nhiên
    Hỡi cô thắt dải lưng xanh
    Có về Nam Định với anh thì về
    Nam Định có bến Đò Chè
    Có dinh Tổng Đốc, có nghề ươm tơ (1)
    Đó là khúc hát trao duyên của chàng trai Thành Nam xưa gửi cô gái phương xa tự hào về quê mình là một đô thị lớn, thủ phủ của một tỉnh quan trọng có dinh Tổng Đốc, có bến sông buôn bán sầm uất, có nghề thủ công lâu đời và phát triển.
    Cái thành phố với diện tích 6 km2 cách thủ đô Hà Nội 87 km về phía Nam, nằm trong khoảng kinh tuyến 1030 49 59" đông, vĩ tuyến 20025 bắc, chịu ảnh hưởng của gió mùa, có hai mùa nóng lạnh rõ rệt, có giông bão, độ ẩm cao, lượng mưa tới 2.500mm, căn bản vẫn là mảnh đất đáng quí, có nhiều sức hấp dẫn.
    Như nhiều thành phố khác trên thế giới, Nam Định xưa cũng là một "thành phố-sông" (ville-fleuve). Sách "Nhất thống chí" chép rằng "Thành - tỉnh Nam Định ở thượng lưu địa hạt, sông ngòi bao bọc, bán buôn đông đúc, chợ búa sát nhau làm mật độ hơi lớn (2). Cách vài dặm về phía tây- bắc Thành có ngã ba sông Vị Hoàng. Đây là hạ lưu sông Nhị Hà có chỗ rất sâu. Chỗ sâu nhất đến 15 trượng, xưa vua Lê thường đóng quân ở đây".
    Chẳng phải ngẫu nhiên mà thành - tỉnh Nam Định trở nên một vùng trù phú như thế. Nghiên cứu sâu trong lòng đất, các nhà địa chất cho biết rằng vùng Nam Định xưa là một vùng biển - 170 triệu năm trước nước biển còn vỗ vào vùng rừng núi Ninh Bình, dưới chân "Động người xưa" đến nay vẫn còn nhiều tầng lớp vỏ sò vỏ hến. Sau hai lần thoái biển, phù sa lắng đọng dần thành đầm lầy, rồi thành rừng rậm nguyên sinh như vùng Cúc Phương hiện nay. Cuộc biển dâu ấy diễn ra hàng triệu năm và mảnh đất Nam Hà, Ninh Bình hiện nay ra đời từ khoảng thời gian ấy. Phù sa của dòng sông Hồng và sông Thái Bình chảy ra biển tụ lại thành dòng phù sa ven bờ theo hướng đông - bắc tây - nam đến đây gặp hòn Nẹ ở ngoài khơi hai huyện Kim Sơn, Nga Sơn chặn ở phía ngoài làm cho vùng biển khá yên tĩnh. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho bờ biển phát triển theo kiểu bồi tụ, từ đó phù sa bồi nhanh, hàng năm trên dưới 100m. Các cồn cát duyên hải nổi dần lên và nằm cố định chứ không tiếp tục di chuyển nữa, dần dần nằm khá sâu vào nội địa và được san phẳng đến mức khó nhận biết được sự có mặt của chúng. Thành phố Nam Định ở trên một vùng cồn cát duyên hải như thế có đất màu nâu tươi mang đặc tính phù sa sông Hồng, chủ yếu là các hạt sét và cát nhỏ và mịn (3).
    Với những hiểu biết bước đầu, ta thấy đất nước Việt Nam có thể là một trong những cái nôi loài người xuất hiện sớm nhất. Những chiếc răng tương tự như răng người vượn ở Bắc Kinh phát hiện được ở Bình Gia (Lạng Sơn ) và đặc biệt di tích buổi đầu thời kỳ đồ đá cũ phát hiện được ở núi Đọ (huyện Thiệu Hoá, Thanh Hoá) chứng tỏ rằng cách đây mấy chục vạn năm, trên đất Việt đã có bầy người nguyên thuỷ sinh sống. Di tích của loài người trong những thời đại muộn hơn cũng phát hiện ở Thung Lang (Ninh Bình) Trong các địa điểm thuộc nền văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, giúp chúng ta tạm hiểu được rằng người cổ đã ở gần thành phố và có thể đã tràn về thành phố cách đây trên chục vạn năm (4).
    Nhiều chiếc rìu đá có vai, các hòn ghè, chầy đá, bàn nghiền đã tìm thấy ở nơi xa, cách thành phố 40 - 50 km như ở núi Chùa thôn Phong Phú, xã Ninh Giang, núi Bùng thôn Cam Giá, động Hưng Long, thôn Đới Nhân xã Ninh Khánh, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) nơi ở gần thành phố cách đây từ 15 đến 20 km, ở Tiên Hưng, xã Kim Thái, Lê Xá, xã Hồ Sơn, hang Lồ (huyện Vụ Bản) là di tích của người nguyên thuỷ thuộc hậu kỳ đồ đá mới hoặc sơ kỳ đồ đồng cách chúng ta khoảng 2500 năm, kỉ niên của nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ (5). Tư liệu nhà bảo tàng Sở VHTT - TT Hà Nam Ninh.Những người này từ rừng sâu, núi cao vùng Ninh Bình tiến công khai phá vùng đồng bằng, ven biển lập làng sinh sống là cư dân đầu tiên trên đất Nam Định mà thành phố là tỉnh lị. Một số người nữa men theo sông Hồng đi xuống. Ở Duy Tiên các nhà khảo cổ đã phát hiện ra mũi giáo đồng, rìu đồng, "nhíp" đồng để gặt lúa như thư tịch cổ ghi chép. Đây chính là người Lạc Việt sinh sống ở vùng đồng bằng sông Hồng bước sang thời kỳ đồ đồng. Họ sống bằng nghề nông theo nước chiều lên xuống. Nghề nông phát triển, nghề thủ công như đẽo đá, đúc đồng làm đồ gốm ra đời. Con người cổ thuần dưỡng chăn nuôi gia cầm, gia súc tiến tới trồng dâu nuôi tằm... Từ thế kỷ 10, nhất là thế kỷ 12,13, những người thợ thủ công giỏi của La Xuyên, Cát Đằng, Tống Xá (Ý Yên), Quần Phương (Hải Hậu), Phương Để (Nam Ninh), Vân Tràng (Nam Ninh)... đi về thành phố - những người thợ giỏi của Thăng Long, Hà Đông, Sơn Tây, Hoà Bình... bị tập trung về đây để xây dựng cung điện cho nhà vua. Cũng nhiều người "chạy đói lên bắc, chạy giặc xuống nam" tân cư rồi định cư ở đây. Cư dân đầu tiên trên mảnh đất này hình thành dần dần từ đời này qua đời khác.
    Đến năm 1226, nhà Trần thành lập.
    Sách "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú ghi rằng: "Tiên tổ nhà Trần lập nghiệp ở đất An Sinh thuộc huyện Đông Triều, đến đời thứ tư mới về Tức Mặc" (6). Xóm nhỏ nơi tiên tổ nhà Trần định cư, lúc đó còn là một vùng quê yên tĩnh chưa có tên tự đã thành quê hương nhà Trần. Khi Trần Cảnh mới tám tuổi, Trần Thủ Độ đưa lên ngôi vua, nhà vua lấy miếu hiệu Trần Thái Tông, nối nghiệp nhà Lý ở thành Thăng Long - Nhà Trần đặt tên quê hương là Tức Mặc - thuộc lộ Thiên Trường ("Lộ" là một đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh hoặc liên tỉnh bây giờ).
    Làng nhỏ ven sông Hoàng Giang với những con đường cát phẳng mịn màng của một vùng giáp biển mát rượi cây xanh, những hàng đại thụ, đã thành "quí hương", vua thường về thăm. Từ kinh đô Thăng Long vua xuôi theo dòng sông Nhị, rẽ vào sông Hoàng, sông Vĩnh Tế là tới quê hương. Năm 1239, vua Trần Thái Tông đã 22 tuổi "... nghĩ đến Tức Mặc là nơi làng cũ của mình nên hạ lệnh cho Phùng Tá Chu làm Nhập nội Thái phó dựng hành cung ở đây để thời thường đến chơi...? (7).
    Hành cung lúc đó chỉ mới là những công trình kiến trúc đủ cho nhà vua nghỉ ngơi khi về thăm quê.
    Năm 1258, sau khi quân dân nhà Trần đánh bại cuộc sâm lược thứ nhất của Nguyên Mông, Trần Thái Tông quyết định trao lại quyền hành cho Thái tử Hoàng - Thái tử lên ngôi lấy miếu hiệu là Trần Thánh Tông đóng đô ở Thăng Long.
    Sau bốn năm lưu lại Thăng Long để dìu dắt vua con trong việc cai trị đất nước, chủ yếu là lo việc đối ngoại với nhà Nguyên ở phía bắc, quân Cham-Pa ở phía nam, Thượng Hoàng lui về ở Tức Mặc. Nói là nghỉ ngơi, nhưng có thể đây là ý đồ chiến lược của vua quan nhà Trần. Sau chiến thắng quân Nguyên lần đầu, nhà Trần thấy rõ âm mưu xâm lược của quân Nguyên sẽ còn nhiều lần tiến đánh Việt Nam nên đã chuẩn bị đối phó. Nhà Trần thấy cần lui về quê hương xây dựng cơ sở thứ hai, thu ngắn đoạn đường rút về căn cứ kháng chiến ở núi rừng Ninh Bình - Trường Yên. Vì thế, Tức Mặc thực chất là kinh đô thứ hai. Thế là chỉ mấy năm sau, những lâu đài, cung điện mọc lên nguy nga lộng lẫy, qui mô chưa được như Thăng Long, những kiến trúc đã theo kiểu cung đình tráng lệ. Tháng hai năm Nhâm Tuất (1262), nhân dịp Thượng Hoàng ban yến tại quê nhà, vua Trần Thánh Tông quyết định" ... đổi tên làng thành Phủ Thiên Trường (thăng từ xã lên phủ đều tỏ cái uy của vương triều và có một An Phủ sứ, trọng nhậm). Để tỏ lòng hiếu nghĩa với vua cha, Trần Thánh Tông cho xây dựng cung "Trùng Quang" làm nơi dành riêng cho các Thượng Hoàng sau này, ai nhường ngôi cho con thì về đây an dưỡng. Bên cạnh cung Trùng Quang lại cho dựng cung Trùng Hoa làm nơi dành riêng cho nhà vua ngự mỗi khi về thăm Thượng Hoàng. Chùa Phổ Minh xây dựng từ đời nhà Lý được trùng tu lại cho tương xứng với quần thể kiến trúc mới.
    Hương Tức Mặc - Phủ Thiên Trường nghiễm nhiên nổi lên những công trình kiến trúc qui mô vương giả. Nội cung có hai cung Trùng Quang, Trùng Hoa (địa điểm ở đền Trần hiện nay sát chùa Phổ Minh). Ngoại cung ở bên phải chênh chếch về hướng đông có các cung Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam, Đệ tứ là những nơi xây dựng các phủ đệ dành cho các vương phi, các quan lưu thủ, các sắc dịch thuộc bộ máy phục vụ cho khu Thượng Hoàng. Phủ Thiên Trường tuy không phải là kinh đô của đất nước, nhưng thực chất một thứ "đô" của Hoàng gia - Cảnh quan và sinh hoạt của một làng quê yên tĩnh thay đổi hẳn. Nổi bật là khu trung tâm Trùng Quang, Trùng Hoa với hàng chục lâu đài to nhỏ, cao thấp khác nhau, mái cong cong uyển chuyển, lợp ngói lưu li mũi hài tráng men xanh thẫm. Hai cung xưa nay không còn nữa. Nhưng qua cuộc khảo sát năm 1947 của Cục Bảo tồn bảo tàng ở đền Thiên Trường (nơi thờ 14 vị vua Trần) và đền Cố Trạch (nơi thờ Đại Vương Trần Hưng Đạo), ta còn thấy nền móng thành, nhà, ống cống ngầm thoát nước, tháp lớn tráng men trắng có hoa văn miệng viền hình cánh sen, nền nhà, sân lát gạch hoa, đầu rồng bằng đất nung, bát đĩa, liễn sành, sứ còn ghi chữ "Thiên Trường phủ chế" (8).
    Chùa Phổ Minh về phía tây xây theo kiểu nội công , ngoại quốc, có vạc đồng nghìn cân là một trong "tứ đại khí" của nước ta thời đó. Tháp Phổ Minh xây dựng vào thập kỷ đầu thế kỷ XII cao 14 tầng, tầng dưới cùng bằng đá xanh, là hình ảnh một cỗ kiệu, 13 tầng trên xây gạch đỏ có độ nung cao, rêu không mọc được, càng mưa, càng nắng, càng đỏ, càng tươi. Cũng tại nơi đây nhiều kinh kệ quí đã được lưu giữ. Sử cũ còn nghi tháng 2 năm Ất Mùi (1295), năm thứ ba đời vua Trần Anh Tông, vua sai nội viện ngoại langTrần Khắc Dũng và Phạm Thảo cùng đi với Sứ Nguyên sang Trung Quốc "thu được Bộ kinh Đại tạng đem về để ở phủ Thiên Trường, cho in bản phó để lưu hành" (9). Nơi đây cũng là nơi đã đặt một phần xá lỵ (10) của vua Trần Nhân Tông, người đã cùng Pháp Loa, Huyền Quang sáng lập môn phái Phật giáo Trúc Lâm , một giáo phái đã kết hợp cái thiện của đạo Phật với cái nhân nghĩa Việt Nam, đoàn kết được dân tộc góp phần đánh thắng quân Nguyên Mông.
    Chùa Phổ Minh có một thời là trung tâm Phật giáo quan trọng trong nước. Vào những năm nhà vua trạm rồng lên người ở cung Trùng Quang, nơi đây mở hội Vô lượng. Trong ngày hội ấy, Thượng Hoàng đứng ra chủ trì, bố trí vàng bạc, tiền của cho người nghèo và giảng kinh giới thí cho thiện nam, tín nữ nghe (11).
    Vây quanh phủ là một số vườn, Thượng Hoàng và nhà vua thường ngoạn cảnh. Những vườn này mang tên thật đẹp: vườn hoa mang tên Phù Hoa (sau này là làng Phù Nghĩa), vườn Liễu hay Hoa Nha sau đổi thành là Liễu Nha, vườn lựu hay Lựu Phố. Các vườn này là nơi trồng hoa, ươm hoa và cây cảnh cho vương phủ. Phường Phương Bông là nơi hoàng gia xem ca múa, hoạ đàn. Ngoài ra còn khu vườn quan dành riêng cho các quan. Năm 1281 năm thứ 4 đời vua Trần Nhân Tông, Nhà vua cho xây dựng ở làng Văn Hưng một khu trường học, giảng văn, bình thơ. Chính ở nơi đây đến đời Trần Nghệ Tông (1370 - 1371) nhà vua mở khoa thi hội, thi đình. Ở đây, Đào Sư Tích người huyện Nam Chân (Nam Ninh hiện nay) đã đỗ Trạng nguyên làm quan đến chức Nhập nội hành khiển hữu ty lang trung và trở thành người thân cận của Thượng Hoàng Trần Nghệ Tông (12). Cũng trong khoa thi ấy có Nguyễn Phi Khanh, người làng Nhị Khê (Thường Tín - Hà Tây), thân phụ người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, đã đỗ Thái học sinh (sau này là tiến sĩ) (13).
    Những ngày nhà vua mở khoa thi ở đây, cả hành cung Thiên Trường náo nhiệt, tưng bừng:
    Ba năm Chúa mở khoa thi,
    Đệ nhất thi hát, Đệ nhì thi bơi,
    Đệ tam thi đánh cờ người,
    Phương Bông tứ xứ, mồng mười tháng ba.
    Các cuộc thi múa, hát, đánh cờ người, thi bơi thuyền để "chào đón những thượng khách của nước nhà" đã thu hút hàng vạn nhân dân tứ xứ.
    Cảnh quan quê hương Tức Mặc - Thiên Trường thêm điều đặc biệt là có sông Vĩnh Giang (Vĩnh Tế) uốn khúc quanh co trở thành nơi du ngoạn của hoàng gia. Từ kênh Phù Long, sông Vĩnh Giang chảy qua Đệ Nhị sang Đệ Nhất, cầu Viềng, Đệ Tam, Vân Hưng vòng Liễu Nha lên đền Trần - dòng sông chảy tiếp đến chùa Phổ Minh rồi qua làng Hậu Bồi, Phú Ốc để rồi cuối cùng đổ vào kênh Tiểu Cốc nhập vào dòng An Tiêm. Dòng sông Vĩnh Giang đã nối liền toàn bộ kinh thành lại với nhau. Đôi bờ sông Vĩnh, nơi thì "Liễu tốt tươi thướt tha rủ lá xuống mặt nước" khiến "thuyền ******n liễu lướt khe đi", nơi thì cam quýt chín vàng. Đây là bến thuyền vua ngự, cùng hoàng hậu, cung phi chèo thuyền xem cảnh. Kia là cầu Vòng Ngọc, điện Cửu Trùng, quán rượu. Theo các địa danh cổ thì vùng này nối liền hai bờ sông là các cầu: cầu Thóc, cầu Rượu, cầu Quan, cầu Quít . Theo Đại Nam nhất thống chí, cầu lớn nhất là cầu Vĩnh (nay là cầu Viềng). Sang đầu thế kỷ XIX, cầu làm kiểu "thượng gia, hạ trì" (trên có nhà, dưới có ao) toàn bằng gỗ tốt, có mái ngói tre trên 9 nhịp cầu.
    Lê Trắc, một sử gia đương thời trong tác phẩm "An Nam chí lược" đã viết: "Ở đây, nước triều quanh thành, hoa cỏ bên bờ tươi tốt, mùi hương xông ngát, có những thuyền hoa trang hoàng đẹp đẽ qua lại trên sông như cảnh tiên vậy".
    Phạm Sư Mạnh, học trò Chu Văn An, đỗ Thái học sinh thời Trần Minh Tông (1314 - 1329) làm quan đến chức Tri khu mật viện sứ rồi thăng nhập nội nạp ngôn nhiều lần hộ giá vua về cung Thiên Trường đã ca ngợi kinh đô thứ hai này là nơi "muôn năm cơ nghiệp mở huy hoàng"
    Thuý lãng, ngọc hồng, sơn thuỷ quốc
    Bích môn kim khuyết đế vương đô
    Hải thành thổ cộng bao cam quất
    Thiên thuộc quân trang vệ trục lô.
    Dịch
    Sông xanh, cầu ngọc, miền sơn thuỷ
    Cửa biếc cung vàng đất đế vương
    Cam quít ngon tươi dâng thổ sản
    Thuyền cồ hùng mạnh rực quân trang.
  7. DAVICA

    DAVICA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2007
    Bài viết:
    826
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp)
    Ngay từ thuở nhà Trần dựng nghiệp, Trần Nhân Tông qua bài "Hạnh Thiên Trường cung" đã ca ngợi quê hương Tức mặc là một "tiên châu".
    Cảnh thanh u, vật diệc thanh u
    Thập nhị tiên chu thử nhất chu.
    (Cảnh thanh u, vật cũng thanh u, 12 tiên châu, đây là một tiên châu)
    Sau khi chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1285, với ý đồ chiến lược xây dựng kinh đô thứ hai để chuẩn bị đối phó với quân Nguyên, vua quan nhà Trần không thể không phòng vệ khu kinh thành này. Một quân doanh đã được thành lập để bảo vệ cung Thiên Trường và cũng là một căn cứ dự bị chống quân xâm lược Nguyên Mông hai mươi ba năm sau đó.
    Quân doanh đóng cách vương phủ trên 2 dậm (khoảng 3 km) bên bờ sông. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ II năm 1285, quân triều đình dự định rút về Thiên Trường (Nam Hà), Trường Yên (Ninh Bình). "Từ Thăng Long, Thoát Hoan huy động đại quân đánh xuống Thiên Trường. Quân Toa Đô ở Thanh Hoá cũng được lệnh tiến quân ra Trường Yên. Quân thù tập trung binh lực, tạo thành hai gọng kìm hòng bao vây tiêu diệt quân ta. Nhưng Trần Quốc Tuấn đã tổ chức cuộc hành quân đầy mưu trí để đánh lạc hướng kẻ thù, thoát khỏi thế bao vây. Từ Thiên Trường một bộ phận quân ta rút về các lộ vùng Đông - Bắc (Hải Phòng - Quảng Ninh) để dử quân địch đuổi theo rồi chờ khi đạo quân Toa Đô đã vượt ra Thanh Hoá tiến ra Trường Yên thì quay vào chiếm Thanh Hoá làm căn cứ. Toa Đo vừa vất vả tiến ra Trường Yên lại được lệnh đánh vào Thanh Hoá. Đến đây âm mưu của địch bao vây tiêu diệt quân chủ lực và bộ máy đầu não kháng chiến của ta bị thất bại hoàn toàn (14). Rõ ràng bộ máy đầu não kháng chiến của ta đã đóng ở Thiên Trường. Quân chủ lực cũng đã ở đây, và như vậy, Thiên Trường đã có một quân doanh. Chỉ tiếc rằng vị trí địa điểm của quân doanh từ Hữu Bị (xã Mỹ Trung) đến xã Vị Hoàng chưa được xác định. Và chỉ sau thời kỳ này, nhà Trần phải cho đào một con sông qua làng Vị Hoàng để rút ngắn đường đi của con sông Vĩnh Tế đổ vào Tiểu Cốc. Con sông đã mang tên Vị Hoàng và quân doanh chuyển về đó, vừa là trại quân vừa là kho lương thảo, thuyền bè tấp nập, tập hợp các hoạt động sản xuất buôn bán, vừa phục vụ các cư dân ngày càng đông đúc tụ về nơi đô hội này. Bến Vị Hoàng, rồi chợ Vị Hoàng dần dần ra đời từ sau cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông và tồn tại đến ngày nay. Vậy là Nam Định từ "đô" mà có "thị", khác hẳn các nơi khác từ "thị" mới lên "đô".
    Các đô thị Việt Nam ra đời và phát triển theo qui luật chính trị, xã hội chung, nhưng mỗi đô thị lại có những điều kiện lịch sử khác nhau. Hà Nội, Huế được chọn làm kinh đô mà trở nên thành thị. Có nơi vốn có hải cảng mà trở nên thành thị như Hải Phòng, Sài Gòn. Có nhiều "thị" làm ăn phồn thịnh rồi có trị sở hành chính mà từ thị lên "đô". Nhưng có những "thị" có một thời rất phồn vinh như phố Hiến, Vân Đồn mà không có "đô". Mỗi đô thị vươn lên tồn tại còn vì những điều kiện kinh tế, chính trị quân sự khác nhau. Thành phố cổ Nam Đinh được hình thành từ khi có vương phủ Tức Mặc, Thiên Trường, có quân doanh Vị Hoàng. Có thể nói nó ra đời từ phương thức "đô" mà có "thị" là như thế (15).
    Các chính sử của ta chép rằng: ngay trong thời kỳ đất nước ta còn bị quan phong kiến Trung Hoa đô hộ, Khúc Thừa Hạo sau khi đánh thắng nhà Hậu Lương, năm 929 đã chia lãnh thổ nước ta, khi đó còn gọi là Giao Châu, làm 10 đạo. Dưới đạo là lộ, phủ, châu, xã. Đến đời Đinh và Tiền Lê, các đơn vị hành chính này vẫn tồn tại.
    Đến năm Thuận Thiên thứ 10 (1010) Lý Thái Tổ đổi 10 đạo ra làm 24 lộ thì mảnh đất sau này là "Thành Nam xưa" thuộc lộ Thiên Trường, lộ đứng đầu 24 lộ, và là phủ lỵ của lộ Thiên Trường, đứng đầu là một văn quan gọi là Tri phủ, một quan văn phụ tá gọi là Thân phủ. Các đơn vị hành chính cấp dưới chưa xác định rõ là làng, xã mà cứ phân chia 15 người thành 1 giáp, có một quản giáp chủ yếu làm việc thu thuế.
    Sang đời Trần, vua Trần Thái Tông chia nước ta làm 12 lộ. Lộ Thiên Trường vẫn đứng đầu. Lộ chia thành phủ (ở đồng bằng) và châu (ở miền núi) có viên quan cau trị là Tri phủ. Riêng hương Tức Mặc là nơi có hành cung của Thượng Hoàng được đặc cách thành phủ Thiên Trường có vị quan là An phủ sứ chịu trách nhiệm cả lộ và phủ Thiên Trường. Đến năm 1398, đời vua Trần Thuận Tông, nhà vua giáng chiếu lập thêm một phân hạt hành chính trên xã là huyện. Huyện đặt dưới quyền điều khiển của một viên quan văn gọi là Lệnh uý và một viên quan văn giúp việc gọi là Chủ bạ. Nhiều huyện hợp thành châu, nhiều châu hợp thành phủ do một viên quan ra gọi là Trấn phủ sứ giữ quyền điều khiển . Vị phụ tá gọi là Trấn phủ phó sứ. Nhiều phủ hợp thành lộ đứng đầu là An phủ sứ và An phủ phó sứ "Thành Nam xưa" dưới thời vua Trần Thuận Tông có thể chỉ còn là một huyện có viên Lệnh uý cai trị và giúp việc là viên Chủ bạ. Vì là phủ lỵ nên chia ra các phường, miền phụ cận vẫn gọi là hương.
    Đời nhà Hồ, "Thành Nam xưa" vẫn thuộc Thiên Trường phủ lộ. Nhưng khi nhà Minh đã đánh chiếm nước ta (1407) thì Nam Định đổi thành phủ Phụng Hoá, một trong 16 phủ mới.
    Sang đời Lê, vua Lê Thái Tổ, ông vua khai sáng nhà Lê (1428 - 1443) đất nước ta chia là 5 đạo. Đứng đầu mỗi đạo là một vị hành khiển. Mỗi đạo chia làm phủ, lộ, trấn, châu, xã. Đến đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) 5 đạo chia thành 12, sau thành 13 xứ 52 phủ, 172 huyện, 80 châu. Năm Quang Thuận thứ 7 đời vua Lê Thánh Tông (1466), lộ Thiên Trường đổi thành Thiên Trường thừa tuyên, đến năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đổi thành Sơn Nam thừa tuyên. Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) đời vua Lê Thánh Tông gọi là xứ Sơn Nam. Đến năm Lê Cảnh Hưng thứ 2 (1741), xứ Sơn Nam đổi thành Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ. "Thành Nam xưa" thuộc Sơn Nam hạ và vẫn là tỉnh lị.
    Cuối đời Tây Sơn (1788 - 1802) các thừa tuyên đổi thành trấn - Trấn Sơn Nam hạ có quan cai trị là Trấn thủ, cơ quan phụ tá là Hiệp trấn - "Thành Nam xưa" vẫn là phủ lỵ của trấn coi như một huyện nên có một quan văn gọi là Phân tri, một quan võ gọi là Phân xuất cai trị.
    Sang đời nhà Nguyễn, vua Gia Long (1802 - 1819) không có thay đổi gì lớn. Nhưng đến năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) Sơn Nam hạ trấn đổi thành trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi trấn Nam Định thành tỉmh Nam Định. Tỉnh là một danh từ thông dụng ở Trung Hoa thời bấy giờ chỉ là một phân khu hành chính. Quan đứng đầu tỉnh tuỳ theo tỉnh to nhỏ gọi là Tổng Đốc hay Tuần phủ ở miền Bắc, Tuần Vũ ở miền Trung. Từ 27 trấn thời Gia Long, số tỉnh tăng lên 31 dưới thời Minh Mệnh. Các tổ chức hành chính này được giữ y nguyên dưới đời vua Thiệu Trị, vua Tự Đức. Mãi đến năm 1884 "Thành Nam xưa" vẫn là tỉnh lị nên năm Gia Long thứ 3 (1804) Gia Long cho xây thành đất, năm Minh Mạng thứ 14 (1833), thành xây lại bằng gạch. (16)
    Sinh ra từ một vùng quê yên tĩnh, mát rượi cây xanh, cam quýt chín vàng, có hoa cảnh lạ, sông nước với đôi bờ liễu rủ bao quanh các đình đài của một vương cung xưa, cảnh quan u nhã, sinh hoạt cung đình pha màu thiền đạo, một "tiên châu" có nền văn học nghệ thuật lâu đời và phát triển, người Nam Định xưa được coi là "nghĩa dân", "nghĩa hộ". Cảnh và người Nam Định đã có hẳn một lịch sử, một nguồn gốc sâu xa.
    2. Những sự kiện lịch sử từ Thành Nam ra đời đến thế kỷ XIX:
    Từ cái tên Tức Mặc - Thiên Trường - Vị Hoàng đến cái tên Nam Định, đô thị cổ xưa này đã qua mấy triều vua: Nhà Trần, nhà Lê, đến Quang Trung - Tây Sơn rồi nhà Nguyễn. Qua những chặng đường lịch sử quanh co, lên xuống từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19, thành phố cổ Nam Định phát triển khi nhanh, khi chậm.
    Con sông Vĩnh Giang không chỉ nối sông Hồng với "Quí hương" Tức Mặc mà còn nối Tức Mặc với căn cứ chống Nguyên - Mông nổi tiếng là Trường Yên và ra cửa Đại An, đi vào miền Trung hay ra Hồng, Quảng. Đây là con đường thuỷ quan trọng về kinh tế và là con đường chiến lược rất quan trọng của nhà Trần. Con sông Vĩnh Giang chảy quanh co cần được nắn lại hay nói đúng hơn phải đào một con kênh mới từ kênh Phù Long, nơi bắt đầu của sông Vĩnh Giang, qua đất Vị Hoàng để rút ngắn đường đổ vào sông An Tiêm, không quanh co qua huyện Vụ Bản, Ý Yên. Sự gia đời của con sông Vị Hoàng vào đời Trần là một bức tiến góp phần vào việc mở rộng giao thông, cần thiết cho chiến lược, chẳng khác gì nhà Trần đào sông Thiên Đức ở Hà Nội, sông Trầm, sông Hào ở Nghệ Tĩnh.
    Theo "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi, phần cẩn án, thì từ thời nhà Lý, Triều đình đã coi vùng nam đồng bằng sông Hồng này là một vựa lúa, lập hai hành cung để đôn đốc việc cày cấy (17). Đó là hành cung Lý Nhân (xưa là Lợi Nhân) và hành cung Ứng Phong (nay là Nghĩa Hưng) (18). Hai vựa lúa này trước nộp lương thực về Thăng Long nay đều dồn về phủ Thiên Trường từ khi có quân doanh Vị Hoàng.
    Theo Đại Nam nhất thống chí: Phủ Thiên Trường xưa (phủ hiểu theo phủ, huyện) là Hải Thanh. Trần Thái Tông đổi là Thiên Thanh, Trần Thánh Tông đổi là Thiên Trường.
    Nhà Trần suy vi, rồi bị Hồ Quý Ly cướp ngôi (1400) phủ Thiên Trường có doanh Vị Hoàng không còn là một vương đô nữa. Đến đời Lê (XV - XVIII) có truyền thuyết: "Dường như việc đào sông Vị Hoàng đã chặn mất long mạch nên nhà Trần mất ngôi. Đời Hồng Đức nhà Lê, lộ Thiên Trường được đổi làm thừa tuyên Sơn Nam, một đơn vị hành chính quản 11 phủ, 12 huyện (19). Thủ phủ của Sơn Nam được đóng tại Vân Sàng, tức Ninh Bình lúc đó làm phên dậu che chắn cho quí hương Lam Sơn nhà Lê mà không còn ở Vị Hoàng nữa. Tuy vậy Vị Hoàng vẫn là một trung tâm giao lưu kinh tế quan trọng. Giữa thế kỷ 15, trước khi đổi tên là Sơn Nam, thì vùng Thiên Trường - Vị Hoàng còn được trọn làm nơi tập trận của quân đội vua Lê (20). Năm 1729, khi các tỉnh miền Bắc bị lụt, triều đình phải "cho mở kho thóc Vị Hoàng để phát trẩn, cứu nạn dân" (21). Năm 1740, chúa Trịnh Doanh thường dùng đường sông Vị Hoàng đi dẹp các cuộc nổi dậy (22). Cuối thế kỷ 18, nền kinh tế miền Bắc nước ta đã chuyển biến theo hướng tiền tư bản, hàng hoá giao lưu càng lớn, việc buôn bán ngày càng phồn thịnh. Thủ đô Thăng Long đã có ba mươi sáu phố phường, thì thủ đô Vị Hoàng cũng có phường hội và phát triển nhiều nghề thủ công, mỹ nghệ.
    Khi triều đình Lê - Trịnh đổ nát, thì trấn Vị Hoàng đã là một vị trí quân sự chiến lược quan trọng từ Bắc vào Nam. Đây là kho lương thực và vũ khí rất lớn đảm bảo cho mọi cuộc hành quân đánh vào miền Nam hoặc đánh lên miền Bắc
    Năm 1786, Nguyễn Huệ cất quân ra Bắc diệt chúa Trịnh, đã chọn Vị Hoàng làm mục tiêu tấn công chiến lược đầu tiên, phái Nguyễn Hữu Chỉnh làm nhiệm vụ tiên phong chỉ huy 400 chiến thuyền ra đánh Vị Hoàng. Sáng sớm ngày 16 tháng 5 năm Bính Ngọ (11-7-1876) đội quân Nguyễn Hữu Chỉnh đã ra tới Vị Hoàng - Quân Trịnh ở đây hoảng sợ vì bị bất ngờ vội vàng bỏ chạy. Quân Nguyễn Hữu Chỉnh vào thẳng Vị Hoàng lấy được hơn 100 vạn hộc lương (hộc = 60 lít) rất nhiều tiền bạc, khí giới, đạn dược. Chỉ trong mấy ngày nhân dân địa phương đã mang xay giã 100 vạn hộc lương ấy chuẩn bị cho đại quân Nguyễn Huệ tiến ra thăng long tiêu diệt nhà Trịnh.
    Đầu thế kỷ XIX, đất nước Việt Nam, sau nhiều năm chia cắt liên miên giữa chúa Trịnh - chúa Nguyễn, giữa ba anh em Tây Sơn đến Cà Mau. nhiều trung tâm kinh tế có đà phát triển mới. Đời Tây Sơn, thừa tuyên Sơn Nam đã đổi, gọi là trấn Sơn Nam. Đến nhà Nguyễn, thủ phủ trấn Sơn Nam đã rời từ Vân Sàng (Ninh Bình) trở về Vị Hoàng. Năm 1804, vua Gia Long cho đắp một toà thành bằng đất "trên địa hạt làng Vị Xuyên và Năng Tĩnh thuộc huyện Mỹ Lộc" (23) năm Minh Mạng thứ 3 trấn Sơn Nam đổi là trấn Nam Định thống lĩnh cả Hưng Yên. Năm Minh Mạng thứ 13(1832) vua Minh Mạng đổi trấn Sơn Nam thành tỉnh Nam Định thống lĩnh hạt Ninh Bình. Sang năm sau (năm Minh Mạng thứ 14 (1833), thành được gia cố lại xây bằng gạch. Từ lúc có thành, mảnh đất Vị Hoàng thay đổi hẳn bộ mặt: trong nội thành có dinh thự các quan lại, có cột cờ, có điện Kính Thiên hay còn gọi là vọng cung, ở ngoại thành, phố phường phát triển. Người Thành Nam tự hào quê hương "có dinh tổng đốc"...
    Vào những năm 30 của thế kỷ XIX, do sông Vị Hoàng chảy xói vào làm cho bờ sông ngày càng lở, mà dòng sông nằm ngay bên trái ngoại thành nên địa phương xin đào một đoạn sông mới để chia sẻ dòng nước. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), nhà vua đã cho đào con sông mới từ kênh Phù Long đến bến đò Lương Xá (chỗ nhà máy xay hiện nay) để hợp với dòng sông Vị Hoàng. Con sông này có tên là sông Đào. Tuy chỉ là đoạn sông dài hơn hai ki lô mét nhưng dần dần người ta đã dùng tên này chỉ cả con sông nối giữa sông Hồng và sông Đáy dài 32km. Sông Đào ban đầu vừa nông vừa hẹp lại tách làng hoa Vị Khê khỏi làng Vị Hoàng, Phù Nghĩa vốn xưa cùng là một dải đất liền trồng rau, trồng hoa và cây cảnh phục vụ vương cung Thiên Trường. Ngày nay làng hoa Vị Khê (thuộc xã Nam Điền huyện Nam Ninh) vẫn giữ được truyền thống trồng hoa mà đặc sản là cây quất. Vào dịp tết, quất Vị Khê được chuyển đi khắp nước làm đẹp cho nhiều nhà từ Bắc chí Nam. Nước sông Hồng đổ vào sông Đào tương đối thuận nên lưu lượng và tốc độ vào mùa lũ ngày càng làm cho dòng sông mở rộng. Sông Đào ngày nay càng trở nên thuận lợi, tàu thuyền đi lại dễ dàng, rút ngắn hẳn một đoạn đường so với trước. Đoạn sông Vị đào từ thời Trần dần dần kém tác dụng. Phù sa bồi lấp hoặc nông dân san đất lập vườn xây nhà.
    Sông kia nay đã nên đồng
    Chỗ làm nhà cửa chử trồng ngô khoai
    Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
    Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò(24).
    (1) Dị bản: Có tầu Ngô Khách.
    (2) Dân số trên 30.000 người gồm 30.000 người Việt, 905 người Hoa, 61 người Âu (Niên giám Đông Dương năm 1897)
    (3) Lê Bá Thảo - Thiên nhiên Việt Nam - Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật năm 1977 - trang 141.
    (4) Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam - Lịch sử Việt Nam tập I, Nhà xuất bản KHXH Hà Nội - 1971 - trang 24.
    (5) Tư liệu nhà bảo tàng Sở VHTT - TT Hà Nam Ninh.
    (6) Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí) - Nhà XB Sử học 1970 - trang 112.
    (7) Việt sử thông giám cương mục - Nhà XB văn sử địa 1958 tập 5 trang 17.
    (8) Nhà cổ vật của Bảo tàng Nam Hà còn lưu giữ
    (9) Đại Việt sử ký toàn thư - Nhà XB KHXH Hà Nội năm 1974 trang 81.
    (10) Hài cốt đã thiêu ra tro.
    (11) Đại Việt sử ký toàn thư - Sách đã dẫn trang 97.
    (12) Gia phả họ Đào - bản lưu ở nhà ông Lê Xuân Quang - Hội viên hội sử học Việt Nam ở Nam Dương Nam Hưng.
    (13) Xem bài "Xúc cảm" sau khi thi ở Thiên Trường của Nguyễn Phi Khanh. Thơ văn Lý Trần tập II trang 412, 413.
    (14) Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam - Lịch sử Việt Nam tập I sách đã dẫn. Trang 203 (trích nguyên văn).
    (15) Có nhiều luận điểm chung quanh sự ra đời của thành phố Nam Định.
    Có người cho quân doanh Vị Hoàng chỉ ra đời từ thời Lê - Về mặt lịch sử, khi nhà Hậu Lê gia đời, vua Lê đã rời trị sở hành chính của lộ Sơn Nam về Vân Sàng (Ninh Bình) lấy Vị Hoàng làm quân doanh để tập trận thì quân doanh Vị Hoàng không thể ra đời từ thời Lê. Mặt khác hoàng cung của Thượng Hoàng nhà Trần không thể không có một quân doanh bảo vệ, nhất là đến thời kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai Trần Hưng Đạo đã tận dụng vị trí và quân đóng ở Vị Hoàng thực hiện kế nghi binh khiến quân Nguyên thất bại, nhà Trần phải có quân doanh ở đây.
    (16) Viết theo lời chú thích của Hà Văn Tuấn, trong bản dịch Nguyễn Trãi toàn tập - NXB KHXH Hà Nội năm 1976 - và Pháp chế sử của Vũ Quốc Thông, tủ sách Đại học năm 1996.
    (17) Nguyễn Trãi toàn tập - Dư địa chí trang 222 - Nhà XB KHXH in lần thứ 2 năm 1976.
    (18) Nguyễn Trãi toàn tập - phần chú thích của Hà Văn Tấn - dư địa chí. Sách đã dẫn trang 584 - 587.
  8. ovemsoft

    ovemsoft Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Đọc topic này xong tự hào về Nam Định quá
  9. hoanglan113

    hoanglan113 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2015
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    danh nhân thành nam phải xem trên tin nam định mí chuẩn - ở đây mình thấy chưa chuẩn lắm :-D

Chia sẻ trang này