1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử Thế Giới (khái quát)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi julie06, 04/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Lịch Sử Thế Giới (khái quát)

    Lịch Sử Thế Giới
    Tác giả: Nguyễn Hiến Lê - Thiên Giang
    NXB Văn Hóa Thông Tin


    Lời NXB:

    Bộ Lịch sử Thế Giới là một tác phẩm hợp soạn của 2 tác giả: Nguyễn Hiến Lê (1912-1984), Thiên Giang Trần Kim Bảng (1911-1985) xuất bản từ những năm 1954- 1955 tại Sài Gòn - sách chỉ in có một lần - và gần 9 năm sau (1964) mới được tái bản vì "vài uẩn khúc" của nó. Hiện nay bộ sách gần như tuyệt bản.

    Đây là một bộ sác phổ thông được viết với một sử quan khoáng đạt mà nhiệt tâm, cộng với phương pháp khoa học chính xác. Bởi các lý do vừa nêu, NXB chúng tôi xin phép gia đình 2 tác giả cho in bộ sách này nhằm giúp độc giả có thêm tài liệu tham khảo.

    Nhân đây, chúng tôi xin nhường lời để tác giả nói về "vài uẩn khúc" hồi ấy:
    ---------------------
    " Điều may mắn thứ nhì là một cơ hội tốt để tôi thực hiện 1 điểm trong chương trình mở mang kiến thức của thanh niên. Từ mấy năm trước tôi đã mua được vài bộ Histoire Universelle của Wells, Histoire de L''Humanité của H.Van Loon... đọc rất hấp dẫn, tôi tính sẽ dịch hoặt tóm tắt. Đầu niên khoá 1954-1955, trong chương trình Trung Học có thêm môn Lịch Sử Thế Giới dạy trong 4 năm. Ông Thiên Giang lúc đó dạy sử các lớp Trung Học. Tôi bàn với ông soạn chung bộ sử thế giới càng sớm càng tốt cho học sinh có sách học, khỏi phải chép "cua" (cours). Ông đồng ý và chúng tôi phân công: tôi viết cuốn đầu và cuốn cuối, ông viết 2 cuón giữa. Chúng tôi bỏ hết công việc khác, viết trong 1 thời gian mới xong, tôi bỏ vốn ra xuất bản, năm 1955 in xong trước kỳ tựu trường tháng 9.

    Một chuyện đáng ghi là vì bộ đó mà năm 1956 chúng tôi bị 1 độc giả mạt sát là đầu óc đầy "rác rưởi" chỉ vì chúng toi có nhắc qua đến thuyết của Drawin về nguồn gốc của loài ngưòi. Chẳng cần nói ai cũng biết độc giả đó là tín đồ nào !

    Sau một linh mục ở Trung yêu cầu Bộ Giáo Dục cấm bán và tịch thu hết bộ sử đó vì trong cuốn II về thời Trung Cổ, chúng tôi có nói đến sự bê bối của 1 vài Giáo Hoàng. Bộ phái 1 viên bí thư có bằng cấp cử nhân lại tiếo xúc với tôi. Ông này nhã nhặn, khen tôi viết sử có nhiệt tâm cho nên đọc háp dẫn như đọc bộ sử Pháp của Michelet; rồi nhận rằng sách tôi được Bộ Thông Tin cho phép in, lại nạp bản rồi thì không có lý do gì tịch thu, cấm bán được, chỉ có thể ra thông cáo cho các trường học đừng dùng thôi, cho nên ông ta chỉ yêu cầu tôi bôi đen vài hàng trên 2 bản để ông ta đem về nộp Bộ, Bộ sẽ trả lời nhân vật công giáo nào đó, còn bán thì cứ bán, không ngại gì cả. Tôi không muốn gây chuyện, chiều lòng ông ta.

    Hồi đó bộ Lịch sử Thế Giới của chúng tôi chỉ còn 1 số ít. Tôi hỏi các nhà phát hành, được biết có lệnh cấm các trưòng học ngoài Trung dùng nó, ở trong Nam thì không. Chỉ ít tháng sau bộ đó bán hết tôi khong tái bản. Mãi đến sau khi chính quyền họ Ngô bị lật đổ, nhà Khai Trí mới xin phép để tôi in lại.

    Hơn 1 chục năm sau 1 giáo sư ở Huế vô thăm tôi, hỏi: "Tại sao hồi đó ông không làm đơn trình bày rằng ông đã dùng sách nào để viết về các Giáo Hoàng thời Trung Cổ rồi xin cho bộ sử của ông được dùng trong các trường? " Tôi đáp: " Tôi xin làm gì ? Không khi nào tôi làm việc đó".

    Sau ngày giải phóng năm 1975, giáo sư đó lại thăm tôi lần nữa, bảo: " Tôi phục phương pháp biên soạn và tư cách của ông (NHL) từ hồi đó".
    ------------------------
    (Hồi ký Nguyễn Hiến Lê - trang 354-355, NXB Văn Học, 1993).


    NXB chúng tôi trân trọng giới thiệu tác phẩm này đến bạn đọc.
  2. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Thời Thượng Cổ ​
    *
    * *​
    Phần 1: Loài ngưòi thời tiền sử​
    Chương 1: Con người trong Vũ Trụ
    1. Thái dương hệ: mặt trời, trái đất, mặt trăng
    Vòm trời một đêm thanh không khác chi tấm màn nhung đính kim cương: hạt thì rực rỡ vàng hoặc man mát xanh, hạt thì nhợt nhạt trắng hoặc hung hung đỏ: hết thảy đều nhấp nhánh như muốn ra hiệu với ta vậy.
    Nhìn cảnh đó, ta quên hẳn việc đời mà ng4hi đến những thế giới xa xăm là các vì tinh tú và ta thấy ngợp trước sự mênh mông, huyền bí của vũ trụ.
    Trái đất chúng ta ở là 1 khối tròn trực kính trên 12.000 cây số, còn mặt trời là 1 khối lửa trực kính non 1.400.000 cây số. Từ trái đất đến mặt trời, đường dài là 149.000.000 cây số. Một chiếc phi cơ bay 1.000 cây số 1 giờ, bay từ Sài Gòn ra Hà Nội mất khoảng giờ rưỡi thì phải bay 149.000, nghĩa là 17 năm liền, không nghỉ, mới tới được mặt trời.
    Muốn dễ tưởng tượng, ta ví dụ trái đất là 1 hòn bi (viên đạn) trực kính là 25 li; mặt trời sẻ là 1 khối tròn trực kính 2 thước 7, nghĩa là gần chật 1 căn phòng nhỏ và các trái đất 293 thước, còn mặt trăng thì chỉ bằng 1 hạt đậu nhỏ xíu, cách trái đất không đầy 8 phân.
    Mặt trăng chạy chung quanh trái đất, trái đất lãi chạy chung quanh mặt trời. Do đó, các nhà thiên văn gọi mặt trời là một định tinh (1), trái đất và mặt trăng là những hành tinh. 1 định tinh vớt tất cả hành tình phụ thuộc vào nó họp thành 1 hành tinh hệ. Hành tinh hệ của chúng ta, tức mặt trời, trái đất, mặt trăng gọi là thái dương hệ.
    2. Các hành tinh hệ. Sự mênh mông của vũ trụ.
    Mỗi hành tinh hệ lớn như vậy, mà trong không trung có vô số hành tinh hệ. Mắt ta đã trông thấy được khoảng 6.000 rồi, còn biết bao định tinh xa quá , ta nhận không được.
    Người chế tạo được những kính viễn vọng để nhắm các định tinh ấy và thấy rằng con sông Ngân Hà sở dĩ có màu bạn là do ánh sáng của 100 tỉ (mỗi tỉ là 1.000 triệu) định tinh, tụ lại thành một đám, chiếm 1 khoảng không gian mênh mông đến nỗi ánh sáng đi nhanh làm vậy - mỗi giây đi được 300.000 cây số - mà phải mất 100.000 năm mới đi từ đầu tới cuối sông Ngân Hà được. (2).
    3. Tuổi của mặt trời và trái đất.
    Những vì tinh tú đó xuất hiện từ thời nào ?
    Chưa ai trả lời được chắn chắn. Các nhà bác học, phân tích ánh sáng của mỗi vì sao mà đoán được sơ sơ tuổi và sức nóng của mỗi định tinh. Họ bảo mặt trời ở trung tâm nóng tới 25 triệu độ, ở ngoài chỉ nóng 6000 độ mà chính vì nóng như vậy, nên mặt trời còn trẻ lắm (các vì tinh tú càng già càng lạnh đi) mới sinh từ 2-3 tỉ năm nay thôi và còn sống được khoảng 10 tỉ năm nữa, nghĩa là mặt trời sống được 2-3 phần 10 đời của nó, như 1 em nhỏ 12-13 tuổi.
    Tuổi trái đất có lẽ cũng xấp xỉ tuổi mặt trời. Nó có thể còn thọ được bao lâu nữa, ta chưa được rõ, nhưng ta có thể tin chắn rằng nếu loài ngưòi đừng dùng nguyên tử lực để phá nó, thì chưa có triệu chứng gì đáng lo cả.
    Tuổi trái đất là 3 tỉ năm, mà đời ngưòi nhiều lắm là được 100 năm. 100 năm so với 3 tỉ năm, cũng như 1 giây, so với 1 năm (1 năm có khoảng 31 triệu giây) và cả thời gian đằng đẵng từ đời Hồng Bàng tới giờ so với tuổi trái đất cũng chẳng đáng kể chi cả.
    4. Kết:
    Vậy không gian là vô cùng và cái thân nam nhi bảy thước của ta ở trong không gian thực không bằng một hột cát giữa đại duo7ng. Mà thời gian cũng vô cùng và cái đời sáu bảy chục năm của ta so với thời gian khác chi bóng câu qua cửa. Nhưng, mặc dầu bé nhỏ, yếu ớt, đời lại còn quá ngắn ngủi, mà ta dám tranh khôn với Hóa Công, dùng bộ óc nhỏ bằng nắm tay tìm hiểu những bí mật mênh mông của vũ trụ, thì quả là chúng ta vĩ đại thật !
    ----------
    (1) Sự thực, định tinh không đứng yên mà cũng chuyển động trong vũ trụ và kéo theo những hành tinh của nó.
    (2) Ta nhìn cái vì sao lấp lánh trên trời, ánh sáng các vì sao đó không phải là ánh sáng lúc ta nhìn đâu mà là ánh sáng phát ra từ hàng vạn, hàng ức năm trước, bây giờ mới tới mắt ta, thành thử có những ngôi sao còn đương chiếu ta đấy mà có thể đã tan tành từ lúc nào, ta không hay. Nếu ta bay nhanh được hơn ánh sáng, mà đuổi bắt được ánh sáng từ trái đất phản chiếu ra cách đây 165 năm thì ta có thể ở giữa không trung nhìn thấy trận Đống Đa (năm 1789) của Nguyễn Huệ.
    Đẩ đi những khoảng mênh mông ngưòi ta có thể không dùng cây số làm đơn vị, mà phải dùng "một năm ánh sáng" làm đơn vị. Đơn vị đó chỉ khoảng đường mà ánh sáng đi trong 1 năm mới hết. Mỗi giây, ánh sáng đi 300.000 cay số mà 1 năm có 60x60x24x365 giây. Nhân ra ta sẽ thấy đơn vị đó khổng lồ ra sao.
    o0o​
    Chương 2: Thưở tạo hoá gây hình
    1. Chúng ta từ đâu tới ?
    Chắc chắn là loài ngưòi, từ hồi biết suy nghĩ, đã tự hỏi câu đó, nhưng tổ tiên ta không tìm được câu đáp, tin rằng có 1 ông Trời vạn năng, chí minh và chí nhân đã sanh ra muôn loài mà loài ngưòi là con cưng nhất của ông.
    1 thế kỷ nay, các nhà bác học gắng sức nghiên cứu vũ trụ. Trong cõi bí mật vô biên, họ chưa khám phá được nhiều. Những điều họ tìm kiếm được mới chỉ như ánh đèn dầu le lói trong đêm tối, song phương pháp suy luận của họ có vẻ vững vàng và giả thuyết của họ cũng đáng tin 1 phần nào. Họ có thể giảng được nguồn gốc của loài người, còn nguồn gốc c3a các tinh tú thì chư và nếu họ không tin có ông Trời thì họ cũng phải nhận rằng có 1 sức mạnh gì đó đã tạo ra vũ trũ mà họ chưa tìm ra được.
    2. Thời khai thiên lập địa:
    Theo họ thì khoảng 3 tỉ năm trưóc, mặt trời là một khối chay sáng, quay tròn rất mau. Tới 1 lúc nào đó, nhiều mảnh trong khối ấy văng ra và thành những hành tinh. Trái đất là 1 trong hành tinh ấy, vừa quay tròn chung quanh nó, vừa quay tròn chung quanh mặt trời. Rồi từ trái đất lại văng ra 1 mảnh nhỏ, tứ mặt trăng; mảnh này quay chung quanh trái đất.
    Vậy trái đất và mặt trăng mới đầu là những khối lửa, sau lạnh dần đi. Mặt trăng nhỏ hơn, lạnh mau hơn, bây giờ có lẽ đã như băng rồi và không còn 1 sinh vật nào sống trên đó được.
    Trái đất lớn hơn, lạnh chậm hơn. Lần lần, trong hàng triệu năm, lớp ngoài mặt đóng lại thành vỏ cứng. Từ hồi đó, lửa chỉ còn âm ỉ bên trong.
    Trên lớp vỏ đá đó, mưa đổ xuống không ngớt, liên miên hàng triệu năm, chảy xuống chỗ thấp thành biển. Nước mưa xối, làm vỡ đá, mòn đá, rồi cuốn theo cát và bùn.
    Sau cùng, mây mù chung quanh trái đất bớt dày, ánh sáng mặt trời chiếu qua được và 1 ngày kia, phép màu thực hiện: trong nước biển vô sinh khí bõng xuất hiện nhiều sinh vật. Xuât hiện cách nào thì ta chưa biết.
    3. Các sinh vật đã xuất hiện trên trái đất.
    Chúng ta chỉ đoán được rằng sinh vật đầu tiên ấy kà những tế bào (1) rầt nhỏ như vi trùng ta thấy trong 1 giọt nướckhi nhìn qua kính hiển vi.
    Trong hàng triệu năm, các tế bào ấy chỉ sống dưới nước. 1 số tế bào đâm rễ ở lớp cát, bùn tại đấy biển, hồ, sông, và thành cây như loài rong, rêu. 1 số tế bào khác sống gần mặt nước do luật tiến hoá (2) mọc ra vẩy vây, bơi lội đi kiếm ăn, thành loài cá.
    Thời đó, cây cối chỉ mọc ở dưới biển, lần lần biến hóa, sống được ở những đồng lầy, sau cùng sống trên mặt đất.
    Loài cá cũng vậy, nhiều con đã có mang lại mọc thêm phổi, sống được ở nước và ở cạn, thành loài ếch nhái.
    Loài này là tổ loài rắn. Rắn hồi ấy, cách đây hàng chục triệu năm, lớn vô cùng, dài 2 - 3 chục thước, chân cao 2-3 thước, chạy trên đất rất mau (còn gọi là khủng long).
    Trong loài có vú, 1 giống khéo léo hơn những giống khác, biết dùng 2 chân trước như 2 bàn tai, biết đứng thẳng mình = 2 chân sau. Con vật nửa ngưòi nửa khỉ ấy, theo nhiều nhà bác học là thủy tổ loài người (3).
    4.Thủy tổ loài người.
    Thủy tổ chúng ta lần đầu tiên xuất hiện ở đâu ? Vào lúc nào ? Câu trên chưa ai đáp được: ngưòi thì ngờ rằng ở Châu Á, kẻ lại bảo ở nhiều nơi 1 lúc. Còn câu dưới thì các nhà bác học trả lời rằng đã được 1/2 triệu năm là ít.
    Nhớ những hài cốt đào được, các nhà nhân loại học phác hoạ chân dung của các ông tổ ấy 1 cách gần đúng sự thực.
    Các ông ấy nhỏ, nhỏ hơn chúng ta nhiều, da đen sạm, mình mẩy đầy lông dài và cứng như lông khỉ, hàm răng y như hàm răng các thú dữ.
    Họ sống trong rừng âm u, hoặc trong hang đá lạnh lẽo, suốt ngày chỉ lo có mỗi 1 việc là miếng ăn: lá cây, trái cây, trứng chim, chim, thỏ.... Họ ăn sống nuốt tươi.
    5.Thủy tổ ta hơn những sinh vật khác ở chỗ nào?
    So với những sinh vật khác thì họ là loài yếu đuối nhất: răng không bén bằng cọp, gấu, chân không nhanh bằng hươ, nai. Họ không bị tiêu diệt có lẽ nhờ những lợi sau này:
    - Họ biết dùng tay để cầm gậy đập hoặc cầm đá liệng, thành thử ở xa họ cũng có thể đuổi đánh được những vật khác.
    - Họ có bộ óc, biết suy nghĩ, tìm tòi.
    - Họ có tiếng nói, truyền tư tưởng cho nhau được. Mới đầu họ chỉ biết gầm gừ hoặc la vài tiếng báo hiệu rằng có kẻ thù tối hay là có thức ăn; lần lần học cải thiện tiếng nói, phát biểu được mọi ý nghĩ.
    6. Họ tìm ra được lửa.
    Trong cả ngàn năm, họ phải chịu được sự thay đổi của thời tiết. 4 lần tuyết từ bắc cực đổ xuống, bao phủ nửa châu Âu và nửa châu Á, rồi lần lần lại lùi về Bắc Cực. Khí hậu đương nóng hoá lạnh; họ phải tìm cách thích ứng với hoành cảnh mới: lột da thú để che thân, cất chòi để che mưa và tìm cách lấy lửa để sưởi.
    Ngày mà họ tìm được lửa là ngày họ bước qua 1 đời sống mới. Ko có lửa thì bây giờ chúng ta vẫn ăn sống nuốt tươi như 1/2 triệu năm trước.
    Lửa đã giúp loài ngưòi chống với lạnh, nấu chín thức ăn, làm cho mãnh thú phải xa, đốt rừng để trồng lúa, uống được cây, làm nư61t được phiến đá để làm đồ dùng, rồi nấu đồng, nấu sắt để chế tạo mọi thứ máy móc.
    Vì vậy, tổ tiên ta sùng bái lửa, tôn ngưòi tìm được lửa vào bực thần thánh, và khi kiếm được lửa ở gần 1 hoả diệm sơn hoặc trong 1 cuộc cháy rừng thì họ vui mừng vô kể, mang về hang, thay phiên nhau giữ. Rủi mà lửa tắt thì họ lo sợ vô cùng, tìm hết cách gây lửa, lấy những phiến đá lửa đập vào nhau cho lửa bắn ra và bén vào cỏ cây khô. Trải gấp mấy ngàn năm, phương pháp ấy vẫn còn lưu lại tới bây giờ.
    Lịch sử, loài ngưòi từ khi xuất hiện đến nay chi làm nhiều thời đại. Trước khi xét các thời đại ấy, ta nên biết qua cách phân thời đại và cách ghi niên đại ra sao.
    7. Kết:
    Vậy trong hàng triệu năm, sinh vật đã tiến từ những tế bào rất đơn sơ đến cơ thể vô cùng phức tạp của chúng ta bây giờ. Đã có nhiều loài xuất hiện rồi tiêu diệt, do luật đào thải (4) của vũ trụ mà trái đất của chúng ta thay đổi nhiều lần: biến thành núi, núi thành biển, chỗ mà xưa tuyết phủ thì nay thành đồng lúa, chỗ mà xưa là rừng rú thì nay là sa mạc.
    Trong cái khoảng không gian vô cùng và thời gian vô cùng, có cái gì vĩnh viễn đâu ! Hễ biết biến đổi thì sống, không thì chết. Đó là bài học đầu tiên lịch sử cho ta vậy.
    -----------
    (1) Chất cấu thành nguyên thể sinh vật, rất nhỏ, chi ra làm 3 phần từ ngoài vào trong: nguyên hình chất, hột và nhân.
    (2) Theo luật tiến hóa, nếu điều kiện sinh hoạt thay đổi thì cơ thể sinh vật cùng tự thay đổi để thích ứng với điều kiện mới. Sự biến hóa ấy phải lấu lắm mới hoàn thành; mỗi thế hệ thay đổi 1 ít thôi.
    (3) Đã có 1 thời, các nhà bác học nói khỉ là loài thuỷ tổ của loài người. Thuyết đó nay đã bị bác, và người ta nghĩ rằng loài người là 1 giống riêng.
    (4) Sinh vật nào đủ sức chống với hoàn cảnh thì sống, không thì chết; đó là luật đào thải.
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 12:05 ngày 04/05/2004
  3. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 3: Các thời đại - Niên đại ký
    1. Thời tiền sử, thời có sử.
    Mới từ khoảng 5000 năm nay, loài người có chữ viết và ghi lại được những việc quan trọng xảy ra như thiên tai, chiến tranh, hành vi của các vua chúa...; ghi trên vỏ cây, thanh tre, miếng da, phiến đá, đất sét, sau cùng trên giấy. Những điều ghi đó dùng làm tài liệu viết cửa, cho nên gọi là tài liệu viết.
    Khi chưa có chữ viết, tất nhiên, không có tài liậu viết nhà khảo cổ đành phải xét những cổ vật đào trong đất, như xương người, xương thú vật, đồ dùng bằng đá, bằng đồng... Như vậy không thể biết rõ lịch sử được, chỉ biết sơ sài vài điều rồi đoán phỏng ra những điều khác. Thời đó gọi là thời tiền sử., nghĩ là thời trước khi có sử. Nó lâu hàng ngàn năm. Sau nó là thời có sử (1) còn đương kéo dài.
    2. Thời đá đập, thời đá mài, thời kim thuộc.
    Thời tiền sử chia làm nhiều thời đại nữa, tùy sự biến hoá của nhân loại:
    - Thời đại đá đập (2) khoảng 300.000 năm
    - Thời đại đá mài (3) khoảng 5.000 năm
    - Thời đại kim thuộc bắt đầu khoảng 6.000 năm trước và còn tiếp tục đến bây giờ.
    Thời này lại chia làm thời đại đồng, thời đại đồng đen thời đại sắt.
    Thời đại sử cũng chia là 4 thời đại khác:
    - Thời Thượng Cổ từ khi có chữ viết đến thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên, nghĩa là đến khi đế quốc La Mã bị tiêu diệt.
    - Thời Trung Cổ từ thế kỷ thứ 5 đến 1453, năm thành Costantinople suy diệt.
    - Thời Cận đại từ năm 1453 đến năm 1789, tức năm có cuộc Đại Cách Mạng ở Pháp.
    - Và thời Hiện Đại từ năm 1789 đến nay.

    Sự phân chia như vậy là của ngưòi Âu. Họ lấy khu vực xung quanh Địa Trung Hải làm trung tâm trái đất và tự cho họ là giống người cầm vận mạng thế giới. Năm 1453 là 1 năm quan trọng đối với lịch sử của họ, còn đối với người phương Đông chúng ta thì chẳng có chút ảnh hưởng trực tiếp nào cả.
    Nếu người Trung Hoa viết sử thé giới mà lấy nước họ làm trung tâm thì sự phân chia thời đại sẽ khác xa và theo ý chúng tôi, có lẽ phải như sau này:
    - Thời thượng cổ, từ khi có sử đến năm Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa (221 triệu trước Công Nguyên - viết tắt: CN)
    - Thời Trung Cổ, từ nhà Tần đến trận Nha Phiến đầu tiên (năm 1840). Trong hơn 2 ngàn năm đó, xã hội Trung Hoa và cả các nước khác ở Viễn Đông thay đổi rất ít.
    - Thời Hiện đại từ 1840 đến bây giờ (4).
    Nhưng vì văn minh phương Tây bây giờ tràn lan khắp thế giới, ta ăn mặc, tiêu khiển, giải trí như họ, nền giáo dục tao cũng bắt chước họ, thì dùng cách phân chia thời đại của họ cũng là tiện.
    3. Thời Thượng cổ, thời Trung cổ, thời Cận đại, thời Hiện đại.
    Biết 1 biến cố xảy ra cách nào mà không biết nó xảy ra lúc nào thì sự hiểu biết còn lờ mờ lắm.
    Vả lại, viết sử cần phải kể hàng ngàn biến cố, nếu ko biết ghi niên hiệu của những biến cố ấy thì cuống sử chỉ là 1 mớ bòng bong, đọc chẳng hiểu gì hết.
    Hồi xưa, mỗi dân tộc dùng 1 lối niên hiệu. Chẳng hạn dân tộc nào theo đạo Da Tô (Thiên chúa giáo) thì lấy năm Jesus sanh làm khởi nguyên, dân tộc nào theo đạo Hồi Giáo thì lấy năm Mahomet bị ngược đãi, phải trốn khỏi thành La Mecque làm khởi nguyên; dân tột nào theo đạo Phật, Hỏa Giáo cũng dùng 1 khởi nguyên riêng.
    Có khi 1 dân tộc mà dùng nhiều niên hiệu khác nhau như dân tộc Trung Hoa thời Xuân Thu, Chiến Quốc, chia làm hàng chục, hàng trăm nước nhỏ mà mỗi nước lấy 1 niên hiệu. Người ta lấy năm ông vui trong nước lên ngôi làm khởi nguyên và chép: việc này xảy ra trong năm thứ 6 vua Tề Hoàn Công, việc nọ xảy ra trong năm thứ 3 vua Sở Trang Vương, v.v... (4)
    Mỗi dân tộc dùng 1 niên hiệu như vậy rất bất tiện, nhà viết sử phải tra cứu lâu lắm mới biết được năm Đường Thái Tôn thứ 10 ở Trung Hoa hoặc năm Trần Nhân Tôn thứ 3 ở nước ta là năm nào bên Pháp, bên Anh, Ai Cập, Ấn Độ....
    Muốn cho giản tiện, hầu hết các nước đã dùng chung 1 kỷ nguyên, tức kỷ nguyên Cơ Đốc. Năm đầu kỷ nguyên đó là năm Thiên Chúa Jesus giáng sinh. Từ đấy đến nay được 1956 năm, nên năm nay là năm 1956. (5)
    4. Kỷ nguyên Cơ đốc.
    Trăm năm d0ầu kỷ nguyên Cơ Đốc là thế kỷ thứ 1, trăm năm sau là thế kỷ thứ 2..... cứ như vậy tiếp tục mãi. Hiện nay chúng ta đương ở thế kỷ 20 sau CN (Công Nguyên). Muốn biết 1 năm ở thế kỷ nào thì ta thêm 1 vào số trămg của năm đó, thành ra số của thế kỷ. Chẳng hạn năm 821, số trăm của nó là 8, thêm 1 là 9, năm đó ở thế kỷ thứ 9...
    Muốn đếm những năm trưóc kỷ nguyên Co Đốc, ta cũng lấy năm Jesus sanh làm khởi nguyên rồi đếm ngược lại.
    .......Trước CN............CN............Sau CN..........
    2.000..........1000..........1..........1000..........2000
    5. Cách tính năm và thế kỷ.
    1 việc xảy ra năm 820, sau CN, 1 việc khác xảy ra năm 1752 cũng sau CN. Muốn biết 2 việc đó cách nhau bao lâu thì trừ 2 năm đó : 1752 - 820 = 932 năm.
    Nếu 1 việc xảy ra trước CN, 1 việc xảy ra sau CN, mMuốn biết 2 việc đó cách nhau bao lâu thì phải cộng 2 năm mới biết thời gian giữa 2 năm đó là bao nhiêu. Như trong khoảng từ năm 327 trước CN đến năm 1955 sau CN có: 327 +1955 = 2282 năm.
    Jesus cũng gọi là Thiên Chúa, và muốn cho mau, người ta viết tắt:
    - Trước Thiên Chúa: là tr. T.C (hoặc trước CN)
    - Sau Thiên Chúa: là s.T.c (hoặc sau CN)
    Ta thường bỏ những chữ sau CN cho gọn mà viết 1955 (chứ ko viết 1955 sau CN.)
    ----------
    (1) Có sách gọi là thời tín sử, nghĩa là thời đại có sử đáng tin.
    (2) Nhiều nhà bác học cho rằng trước thời đá đập còn thời đại gỗ vỏ hến vì nhiều giống dân dã man bấy giờ chưa biết đập đá chỉ biết lấy vỏ hến làm đồ dùng.
    (3) Thời đá đập có người gọi là thời đá cũ; còn thời đá mài thì gọi là thời đại đá mới.
    (4) Người Trung Hoa còn 1 lối tính năm nữa, phức tạp và bất tiện, nhưng hiện nay vẫn còn dùng, nên ta cũng cần biết qua. Lối tính đó theo chi và can.Có 10 can: Ất, Bính Đinh, Mậu, Kỉ, Canh, Tân, Nhâm, Quý; và 12 chi: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
    Người ta ghép can thứt nhất (Giáp) với chi thứ nhất (Tí) thành năm Giáp Tí; rồi can thứ nhì (Ất) với chi thứ nhì (Sửu) thành năm Ất Sửu... cứ theo thứ tự đó, được những năm Bính Dần, Đinh Mão, v.v... Cứ hết 10 can, ta lại trở lại can đầu, hết 12 chi, lại trở lại chi đầu. Ghép đủ 60 năm, hết 1 vòng; đến năm 61, trở lại Giáp Tí, và theo đúng vòng trước. Như vậy trong 60 năm có 1 năm giáp Tí, 120 năm có 2 năm Giáp Tí, 180 năm có 3 năm Giáp Tí, và nếu ta ghép 1 việc nọ xảy ra trong năm Giáp Tí thì ko ai hiểu ở vào thế kỷ nào; muốn rõ ràng, phải ghi thêm, như cổ nhân, năm Giáp Tí đó là năm thứ mấy theo niên hiệu vua nào. Cách ấy rất tốn công và hiện chỉ còn dùng trong Âm lịch.

    5. Sách này tác giả biết và xuất bản vào năm 1956.
    o0o​
    Chương 4: Đời sống loài người thời tiền sử
    1. Thời đá đập.
    Ở chương trên, chúng tôi đã nói thời đại đầu tiên trong lịch sử nhân loại là thời đại đá đập. Trong thời đó, loài ngưòi đã biết dùng lửa và lấy đá đập vào nhau để làm khí giới và đồ dùng. Họ lại biết dùng xương, sừng các thú vật làm mũi tên, mũi kim, lưỡi búa, lưỡi câu. Nhờ các dụng cụ đó họ săn hươu nai, câu cá tôm để ăn thịt, lột da thú vật khâu lại để che thân.
    Cọp, gấu chắc đã phải kiêng nể họ vì họ có thể ở xa bắn mỗi mũi tên bằng xương hoặc bằng đá vào chỗ nhược của chúng.
    Có lẽ họ sống từng bầy, lấy tên 1 loài thú, loài chim, loài cá hay loài cây phụ vào tên bầy của mình và cho giống động vật hay thực vật đó làm tổ tiên mà sùng bái, không dám ăn. Chế độ đó còn gọi là chế độ tô-tem (totem).
    Tổ tiên ta thời ấy đã tỏ ra là những nghệ sĩ đa tài.
    Trong nhiều hang ở Âu Châu, ngu7òi ta thấy hình nhièu thú vật họ vẽ bằng những nét rất sắc xảo. Có hình tô màu đỏ mà trải qua hàng chục hàng năm vẫn chưa phai. Tuy nét vẽ còn vụng, song chứng tỏ họ đã có tài nhận xét .
    2. Thời đá mài.
    Đến thời đá mài, nhờ biết mài đá, họ chế tạo những khí giới tinh xảo hơn. Họ tự tụ hợp nhau lại, làm việc cho hiệu quả, tìm được mỏ đá lửa và lập những xưởng chuyên mài đá đó.
    Tiến bộ nhất là mục súc và canh nông đã xuất hiện. Họ biết lo xa, đề phòng những ngày đâu ốm hoặc giông tố, kiếm ăn không được, nên trồng cây cối và nuôi súc vật ngay gần hang.
    Gặp 1 bầy bò chẳng hạn, họ khôn khéo đuổi dồn cả vàp 1 cái hang rồi vần đá chặn cửa hang, thế là cả bầy bị nhốt và họ có 1 kho vật thực, lúc nào dùng tới cũng sẵn.
    Họ kiếm lá cây nuôi những con bò rừng đó, dần dần chúng thấy đời sống được người chăm sóc dễ chịu quá, ko kiếm cách về rừng nữa mà muốn ở luôn với người.
    Nhờ cách ấy, tổ tiên ta nuôi cả chó, mèo, heo, cừu, thỏ....v.v...
    Ăn xong trái cây, họ liệng hạt ở cửa hang, thấy mọc cây và đâm trái, họ bèn nghĩ cách trồng những cây đó để mỗi lần khỏi phải vào rừng kiếm. Lần lần họ trồng được lúa, đục cối xay lúa, đào hầm để trữ lúa, lại biết nặn đất sét làm đồ dùng nữa. Chỗ nào đọng nước, họ đào kinh tháo nước ra, chỗ nào khô quá, họ đào kinh dẫn nước vào. Các kỹ sư d8ầu tiên đã chế ra cối đá và tìm cách đào kinh, đáng làm ***** của các nhà phát minh Watt, Edison... ngày nay. Sau cùng, họ biết trồng gai và dệt vải.
    Chòi họ cất bằng cây và đất. Những người cùng quyền lợi (ko cần cùng huyết thống) như cùng trồng trọt trong 1 thung lũng, cùng nuôi bò trên 1 cánh đồng, tụ họp nhau thành từng thị tộc, nhiều thị tộc thành 1 bộ lạc (1), và chịu sự chỉ huy của 1 ngưòi tù trưởng, vừa khôn vừa mạnh nhất.
    Ban đầu có thị tộc mẫu hệ: đàn bà nắm quyền kinh tế, làm chủ trong thị tộc. Trong gia đình ấy, con ko biết cha là ai mà chỉ biết mẹ. Sự kế thừa của cải cũng do mẹ.
    Người trong 1 thị tộc ko được kết hôn với nhau. Khi người con trai lấy vợ, tất nhiên là ở thị tộc khác - thì lấy họ của thị tộc của vợ làm họ mình.
    Tiến 1 bực đến giai đoạn du mục và canh nông thì đàn ông nắm địa vị trọng yếu mà thành thị tộc phụ hệ. Quyền trong gia đình về họ mà khi họ cưới vợ thì khởi phải về nhà vợ mà đem vợ về nhà mình.
    Chòi của họ cất gần nhau, họp thành 1 xóm ở bên bờ sông hoặc trong thung lũng. Họ cất chòi theo lối nhà sàn để ban đêm cọp, gấu khỏi leo lên được.
    Họ biết đổi chác đồ dùng với nhau, dùng thuyền (chưa có buồm) để chuyên chở.
    Người ta lại thấy, khắp thế giới, nhiều tảng đá lớn cắm thành hàng thẳng hoặc theo vòng cung và ngưòi ta đoán rằng loài ngưòi ở cuối thời đại đá mài dựng lên như vậy để thờ thàn hoặc đánh dấu nơi chôn những người có thế lực.
    Giữa những bộ lạc thường có chiến tranh nhiều khi tàn khốc. Tù binh mõi bên phải làm nô lệ kẻ thắng, nếu may mà không bị làm vật hy sinh để cúng thàn. Sinh mạng nô lệ hoàn toàn ở trong tay người chủ. Chủ muốn giết thì họ giết, bán họ như bán trâu, bán ngựa thì bán. Tất nhiên là vợ con của nô lệ cũng là nô lệ. Trong thời tiền sử và thời thượng cổ, số nô lệ rất đông. Nhiều kẻ có hàng trăm, hàng ngàn nô lệ vì ngoài hạng nô lệ tù binh còn hạng người vì thiếu nợ, ko trả nổi mà mất quyền tự do, thành nô lệ.
    Chế độ nô lệ ấy tồn tại khắp thế giới, đến thế kỷ 19 mới được bãi bỏ tại các nước văn minh. Thói "đợ con" ở nước ta cũng là 1 tàn tích của nó: người nghèo ko trả được nợ, bắt con cái ở lại với chủ nợ hàng năm; những kr3 đó đã ko được lãnh công mà thường còn bị hành hạ.
    3. Thời đại kim thuộc.
    Khoảng 3, 4 ngàn năm tr. CN, những dan tộc sống xung quanh Địa Trung Hải tìm được 2 kim thuộc là đồng và thiếc. Mới đầu họ dùng đồng để làm khí cụ; rồi họ biết nấu đồng với thiếc thành đồng đen (còn gọi là đồng mắt cua), cứng hơn đồng; sau họ tìm được sắt và biết cách nấu sắt.
    Thời kim thuộc chi làm 3 giai đoạn: giai đoạn đồng, giai đoạn đồng đen và giai đoạn sắt. Giai đoạn sắt tiếp tục cho đến bây giờ.
    4. Đời sống tinh thần của loài người thời tiền sử.
    Thời còn ăn lông ở lỗ, loài người đã biết suy nghĩ gì chưa ? Chắc đời sống tinh thần của họ thời ấy ko hơn con voi, con khỉ là mấy. Họ chỉ biết nghĩ đại loại như:
    - Cọp tới kìa. Mau mau trốn đi. Leo lên cây.
    hoặc:
    - Có thỏ ở bãi cỏ. Tìm đá ném.
    Ăn no rồi họ ngủ, đùa giỡn với con nít, cười múa, nhảy nhót, không bao giờ tự hỏi:
    - Sống để làm gì ?
    Mắt họ rất sáng, ban đêm cũng trông được rõ mọi vậtl tai mũi rất thính, ở xa cũng nghe được những tiếng lá cây sột soạt, đánh hơi được những con mồi; nhưng sức thông minh , hiểu biết của họ ko hơn em nhỏ 4, 5 tuổi ngày nay.
    Họ sợ cảnh đêm tối, sợ dông tố, sợ sấm sét, sợ mãnh thú, tìm đủ cách tránh những cái đó.
    Khi họ họp nhau thành bộ lạc - chắc lúc này, họ đã biết nói - họ sợ thần của bộ lạc và sợ ông tổ của họ. Ông tổ chết thì họ chon theo hoặc treo trên mồ hết thảy những đồ dùng của ông, có khi lại giết số đàn bà để cúng tổ. Họ có tin rằng linh hồn bất diệt ko ? Có lẽ chưa đâu, nhưng chắc là khi tổ chết rồi, họ vẫn sợ tổ như khi còn sống.
    Khi bệnh dịch hoành hành, họ run sợ cho là tại họ ko trong sạch, có điều lầm lỗi gì nên quỷ thần trừn gphạt; họ tìm cách làm đẹp lòng quỷ thần, dâng những đồ cúng, thường là vật , có khi là người , và cầu khấn. Do đó, xuất hiệ 1 hạng người chuyên lo việc cúng thần, làm trung gian giữa thần và người, tức hạng thầy mo, sau này là hạng giáo sĩ.
    Họ thích mặt trăng, mặt trời, coi như những vị thần che chở họ 0 những ông Thiện - vì 2 ngôi đó chiếu sáng hoặc sưởi ấm họ.
    Lần lần, họ để ý đến thời tiết, khi cây rụng lá, gió hoá lạnh, họ biết là mùa Đông sắp đến, họ lo dự trữ thức ăn: lúc đó họ đã có quan niệm về 4 mùa. Còn quan niệm về tháng, với quan niệm về Thượng Đế thì có lẽ khoảng đầu thời Thượng Cổ mới có.
    ----------
    (1) Những bộ lạc trồng trọt, ở lâu 1 chỗ, gọi là bộ lạc định cư, những bộ lạc chăn súc vật, thường phải đổi chỗ kiếm bãi cỏ cho súc vật, gọi là bộ lạ du mục.
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 13:03 ngày 04/05/2004
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 14:47 ngày 04/05/2004
  4. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Phần 2: Bình minh hiện ở Cận Đông​
    Ta nên nhận xét 2 điều dưới đây:
    -- Khoa khảo cồ học mới có được khoảng 1 thế kỷ nay và chúng ta mới được biết rất ít về cổ sử của nhân loại. Nhiều nền văm minh, sau những cuộc biến thiên lớn đã bị chôn dưới đất hoặc chìm dưới biển; các nhà khảo cổ học còn đương đào để tìm kiếm thêm và thỉnh thoảng phát giác những điều rất lạ lùng về văn minh thời xưa.
    -- Quan niệm về Đông và Tây hơi rắc rối. Người phương Đông chúng ta chịu ảnh hưởng của ngưòi Âu, cái gì cũng theo họ. Thời xưa, họ chỉ mới biết miền xung quanh Địa Trung Hải, thấy những nước như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập, Ba Tư.... ở phía mặt trời mọc, nên gọi đó là phương Đông.
    Sau họ tiến đến Ấn Độ, rồi tới Trung Hoa, Việt Nam, bàn bảo 2 nước sau là Viễn Đông, để phân biệt với miền trên mà họ đổi tên là Cận Đông.
    Ta theo những danh từ đó, tự nhận là người phương đông, và gọi họ là phương Tây.
    Nhưng giả sử khi xưa họ không biết miền Địa TRung Hải mà biết châu Mỹ trước hết, thì tất họ gọi châu Mỹ là phương Tây và sau, nếu họ tiến tới nữa, tìm được Philipine, Nhật Bản, Trung Hoa, Việt Nam, thì tất họ gọi miền đó là Viễn Tây mà ta sẽ thành người phương Tây, và gọi họ là người phương Đông.

    o0o​
    Chương 1: Cổ Ai Cập
    Bắt đầu từ chương này, loài người có chữ viết, truyền lại được kinh nghiệm cho đời sau, nên tiến rấtt mau mà lịch sử cũng nhiều tài liệu hơn, đáng tin hơn.
    Công đầu đặt ra chữ viết là của người Ai Cập.

    1. Xứ Ai Cập là tặng vật của sông Nil.
    Ai Cập là 1 xứ Đông Bắc Châu Phi, phía Bắc giáp Địa Trung Hải, phía Đông giáp Hồng HẢi, chung quanh toàn là sa mạc. Nếu ko có sông Nil chảy qua thì xứ đó toàn hoang vu.
    Ngồi trên máy bay nhìn xuống, ta trong thấy giữa 1 khoảng cát vàng mênh mông nổi lên 1 giải trắng như bạc, uốn khúc từ Nam tới Bắc, khi gần tới bờ biển màu dương thì xòe ra như cánh quạt. Cánh quạt ấy là du sông Nil, 1 miền đất phì nhiêu vào bậc nhất thế giới.
    Mỗi năm từ tháng 6 tới tháng Chạp, mưa trút xuống như théc, nước sông Nil dân lên, ngập thung lũng và cánh đồng; khi nước rút, trên mặt đất còn lại 1 lớp phù sa màu mỡ.
    Các nhà bác học nói xứ Ai Cập văn minh nhờ sông Nil và nhờ khí hậu mát mẻ. Điều ấy có phần đúng. Ở 1 xứ lạnh quá, người ta dễ sinh làm biếng, chỉ muốn ngủ; ở 1 xứ nóng quá, hơi vận động đã thấy mệt, người ta cũng chỉ muốn nằm; đất mà cằn quá, lo kiếm ăn ko xong, còn đâu thời giờ để nghiên cứu về nghệ thuật, khoa học. Xứ Ai Cập quả có đủ địa lợi cho 1 nền văn minh phát triển: đất tốt, trời ko quá nóng, quá lạnh.
    Tuy nhiên, lẽ ấy cũng chỉ đúng 1 phần thôi. Hạ du sông Mississipi ở Bắc Mỹ cũng phì nhiêu mét mẻ như hạ du sông Nil mà sao trước khi nước Mỹ thành lập, miền đó vẫn ko văn minh ? Còn dân tộc Hy Lạp sống trên bán đảo đá lởm chởm, ruộng ít, mà sao văn minh cũng rất sớm.
    Vậy có địa lợi mà cũng cần có tinh thần của con người nữa.
    2. Dân tộc và xã hội Ai Cập.
    Chúng ta chưa rõ gốc tích dân tộc Ai Cập, chỉ biết từ hồi tiền sử, họ ở sa mạc phía Tây di cư tới bờ sông Nil, thấy đất cát phì nhiêu, bèn cắm trại, cất chòi.
    Họ sinh sản rất mau, dân số tới non 20 triệu, trồng 1 thứ kê để ăn; người giàu thì xây nhà gạch để ở.
    Họ rất siêng năng kiên nhẫn, có tinh thần gia tộc: đành bà được trọng và có đạo hiếu với bố mẹ là đạo thiêng liêng của họ.
    Ngay từ 5000 năm trước, xã hội đã có quy củ tổ chức gần như xã hội chúng ta ngày nay:
    -- Trên cũng có nhà vua được dân trọng như thần linh, dưới vua có rất nhiều quan lại lo việc thu thuế, xử kiện, lập sổ đinh, sổ điền, đào kênh, xây đường. Những người này đều được tuyển trong nhóm người có học.
    -- Giai cấp thứ 2 là giai cấp giáo sĩ. Dân tộc Ai Cập thờ rất nhiều thần, nên số giáo sĩ khá động, họ thường là những người học rộng hiểu nhiều, được trọng vọng. Đất đai, tài sản của giai cấp đó mỗi ngày 1 nhiều và viên giáo chủ uy quyền chỉ dưới nhà vua 1 bậc.
    -- Giai cấp thứ 3 là giao cấp công thương. Họ ở trong những châu thành đông đúc, có hạng trưởng giả giàu sang, có hạng thợ thuyèn nghèo khổ. Họ làm đủ nghề: dệt vải, đóng giày, rèn hoặc nặn đồ, làm thuỷ tinh. Dụng cụ thô sơ, song họ rất khéo tay và hóa phẩm bán ra nước ngoài rất nhiều.
    -- Giai cấp cuối cùng là nông dân. Họ ko có đất, phải làm ruộng cho nhà vua hoặc cho địa chủ, phải đóng nhiều thứ thuế, làm xâu, đi lính, đào kênh, đắp đê, xây cung điện, lăng tẩm.... Họ bị ngược đãi tàn nhẫn, và họ nhẫn nhịn chịu đựng tình cảnh tra tấn như là định phận.
    3. Lịch Sử Ai Cập.
    Lịch sử các triều đại của họ ko có ảnh hưởng gì quan trọng đối với người phương Đông chúng ta nên chúng tôi sẽ kể qua loa thôi.
    Mới đầu, dân tộc Ai Cập chia làm nhiều tiểu bang rồi tới khoảng 3200 tr.CN, 1 người anh hùng thống nhất các tiểu bang, lên ngôi vua (vua Menés), lập đô ở hạ du sông Nil (Memphis). Những năm sau vua lo mở mang, bình trị đất đai và xây dựng những kim tự tháp vĩ đại, hiện nay vẫn còn. Kim tự tháp cao nhất cất trong đời vua Khéops , khoảng năm 2800 năm tr.CN.
    Độ 1000 năm sau, 1 dân tộc ở phương Đông (dân tộc Hykos), lại xâm chiếm đai đai họ trong 1 thế kỷ. Họ gắng sức đuổi quân thù đi rồi mạnh trở lại. Những vua Thoutmès đệ tam, Ramés đệ nhị (khoảng 13000, tr.CN) đều là những vị anh hùng đóng đô ở Thèbes mở mang bờ cõi tới Palestine, Syrie, lại thắng được dân tộc Hittites lúc đó có 1 đế quốc rộng ở miền Tiểu Á (Asie Mineure). Ai Cập thời đó hùng cường nhất thế giới. Những đền đài đồ sộ được dựng lên, như đền Louqsor và Karmack.
    Thịnh cực bắt đầu suy, dân sinh ra lười biếng, ko muốn đi lính, lính trong nước đều là người ngoại quốc, vua chúa sinh ra kiêu căng, xa xỉ, bắt dân đem máu và mồ hôi ra xây cất lâu đài. Vì vậy Ai Cập mỗi ngày 1 yếu, rút cục phải nội thuộc Ba Tư; Ba Tư đi, Hy Lạp tới; Hy Lạp đi, La Mã tới.
    sau cùng, nữ hoàng Cléopatre xinh đẹp tuyệt trần, dùng làn sóng khuynh thành để cứu quốc, thắng được vị anh hùng La Mã là César, nhưng rốt cuộc ko mê hoặc được Auguste và phải tự tử để khỏi bị nhục.
    Từ đó, Ai Cập trong non 2000 năm, ko lúc nào được tự chủ, liên tiếp bị dân Á Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh đô hộ; tuy được người Anh trả lại độc lập năm 1922 nhưng vẫn còn là 1 bán thuộc địa cho đến hết chiến tranh vừa rồi. 2 năm trước, ông vua bù nhìn cuối cùng của Ai Cập bắt buộc phải thoái vị, trả quyền cho nhân dân và dân tộc Ai Cập đưong vùng vẫy bứt cho hết những dây xích của người Anh.
    4. Văn minh Ai Cập.
    Chúng ta sở dĩ đọc cổ sử Ai Cập vì nền văn minh của họ. 5000 năm trước, trong khi gần khắp thế giới còn dã man, văn minh họ đã vượt hẳn lên, toả hào quang rực rỡ 1 góc trời, chẳng khác chi bình minh ở phương Đông.
    Dưới đây chúng tôi lần lược xét từng điểm 1 của nền văn minh ấy:
    a) Tôn giáo:
    Người Ai Cập thời cổ, thờ rất nhiều thần cũng như mọi dân tộc khác. Có đủ các thứ thần, thần Thiện, thần Ác, thần Bò, thần Cá Sấu. v.v... song 2 vị thần lớn nhất là thần sông Nil và thần Mặt Trời.
    Hồi mới lập quốc, họ chưa có quan niệm về Thượng Đế, nên vua họ, họ gọi là Pharaon, nghĩa là người ở trong nhà đẹp, chứ ko gọi là thiên tử (con trời như ngưòi Trung Hoa).
    Mãi về sau, khi đã thịnh cực rồi, họ mới có quan niệm về Thượng Đế, song lúc đó họ cũng vẫn thờ rất nhiều thần mà Thượng Đế chỉ có uy quyền như thần sông Nil thôi, chứ ko hơn.
    Họ tin rằng linh hồn bất diệt và khuyên nhau ko ne7n quá nghĩ đến những vui thú kiếp này, mà nênlàm lành, tránh ác để khi chết đi, linh hồn bay về phương Tây, quỳ dưới chân thần sông Nil thưa:
    "Kính bẩm tôn Thần công và chí minh, trong đời con, con ko hề gian lận, con ko hành hạ kẻ goá, con ko nói dối trước pháp đình..."
    Họ cho sông Nil là 1 vị thần nuôi cả dân tộc họ, có quyền xử tội họ. Họ tin người nào chết rồi, linh hồn cũng bị thần đó đặt lên bàn cân, cân công và tội: công nhiều thì được sung sướng, tội nhiều thì bị hành hạ.
    Nhưng họ lại nghĩ xác phải còn hồn mới có chỗ dựa, nên họ tìm cách ướp xác. Nhiều xác ướp hiện nay y nguyên như 4, 5 ngàn năm về trước. Ướp xác xong, họ đặt vào quan tài, chôn xuống đất, bầy lên mộ tất cả những đồ dùng thường ngày của người chết để hồn ma khỏi thiếu thốn thứ gì. Muốn cho mãnh thú hoặc kẻ giai phi khỏi lại phá, họ chất đá nặng lên nấm mồ thành những đống nhọn, do đó họ nảy ra ý xây 1 thành hình kim tự tháp.
    Có lẽ vì tin linh hồn bất diệt, và sợ sau khi chết phải xử tội, nên dân Ai Cập, lấy phần đông mà xét, khá có đức hạnh, nhưng ủy mị, quá an phận, coi đời này chỉ là cõi tạm, bị áp bức tới mấy cũng nhẫn nhục chịu. Về phương diện đó, họ hơi giống dân tộc Ấn Độ.
    b)Kỹ thuật:
    Trên 4000 năm trước, người Ai Cập đã biết dùng thuyền buồm, đánh xe (1), nấu thủy tinh, chạm đồ đồng, dệt vãi mịn hơn lụa mà hiện nay các máy dệt tối tân cũng ko dệt đẹp bằng.
    Nghề làm ruộng rất phát đạt. Họ có lưỡi cày biết tát nước đào kênh. Kênh có danh nhất là kênh nối Hồng Hải với nhánh sông Nil, làm cho Hồng Hải thông với Địa Trung Hải. Kênh đó sau này cạn dần đi.
    c)Kiến trúc:
    Đáng lhâm phục nhất là kiến trúc. Lăng, tẩm, đền đài của họ là những công trình vĩ đại: Kim tự tháp Khéops được coi là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới.
    Chúng ta thử tưởng tượng, chỉ dùng sức bắp thịt, ko có máy móc như ngày nay mà họ xây được tháp đó, cao non 150m, chân mỗi chiều 227m. Tháp là 1 khối đặc, chứa trên 2 triệu phiến đám mỗi phiến nặng trung bình 2 tấn rưỡi. Phải 10 vạn thợ cất trong 20 năm mới xong.
    Các kỹ sư ngày nay có đủ khí cụ, mà vây 1 ngôi nhà, 1 chiếc cầu có khi chỉ vài tháng sau đã nứt, còn tháp Ai Cập thì trải qua 5000 năm rồi, nền móng vẫn giữ nguyên. Kỹ thuật kiến trúc của họ thật là tận thiện.
    Trong tháp có hành lang dài hàng trăm thước đưa tới những phòng trang hoàng rực rỡ và tới chỗ đặt quan tài của vua. Trước tháp là 1 quái vật đầu nhân, mình sư, đục ngay trong đá, cao hàng chục thước.
    Đền thờ Loupsor và Karmark tuy kém đồ sộ nhưng huy hoàng hơn, xây toàn bằng đá, có những hàng cột 2, 3 người ôm, cao trên 2 chục thước, chạm trổ tinh vi; những hành lang thăm thẳm nhìn trong bóng tối bí mật hoặc phản chiếu trên mặt nước trong veo.
    Ngày nay, đứng trước những tháp cao ngất giữa chốn sa mạc mênh mông hoặc trước những ngôi đền vàng son rực rỡ vươn lên trong đám cây cối xanh rờn ấy, khách du lịch ko khỏi thấy ngợp, nửa thán phục, nửa ghê rợn, tưởng như lạc vào thế giới thần linh, và trong lòng gợi lên biết bao niềm hoài cổ.
    d) Khoa học:
    Khoa học của họ đã đạt 1 mực khá cao.
    Họ biết dùng ánh sáng để xem giờ, chia khoảng thời gian từ sáng đến tối thành 6 giờ: tính ra được 1 thứ lịch gần đúng; chế ra giấy bằng 1 thứ cây (1), rồi biết dùng bút, mực.
    Họ nghiên cứu số học và hình học, tính được con số Pi và cho nó bình phương của 8 phần 9 trục kinh: (8 D)/ 9 = 2, nghĩa là bằng 3.1605.
    e) Chữ viết:
    Công lớn nhất của họ với hậu thế là họ đã đặt ra chữ viết.
    Ban đầu, dân tộc nào cũng dùng lối vẽ hình để chỉ vật. Chẳng hạn người Trung Hoa muốn chỉ mặt trời thì vẽ hình tròn có 1 điểm ở giữa, muốn chỉ núi thì vẽ 3 mũi nhọn.
    Lần lần, họ đổi cách vẽ 1 chút cho tiện hơn. Rồi họ thêm vài nét nữa để diễn ý, như muốn chỉ cái nhà họ vẽ cái nóc dưới có con heo, muốn chỉ buổi sáng họ vẽ mặt trời trên 1 đường thẳng; muốn chỉ việc lễ bái thì họ vẽ 2 bàn tay chắp với nhau.
    ----------
    (1) khi bánh xe xuất hiện (ban đầu là bánh đặc, sau mới thấy những bánh có găm) nhân loại tiến được 1 bước khá lớn và lần lần biết dùng máy để thay sức người.
    (2) thứ cây đó gọi là Papyrus, tiếng Pháp là Papier, tiếng Anh đều gốc ở chữ đó.
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 20:28 ngày 04/05/2004
  5. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 2: Văn minh miền Mésopatamie
    1. Miền giữa 2 con sông Tigre và Eupharate, nơi thiên đường trên trái đất và cái lò đúc các văn minh.
    Mang 1 thiên lý kính, leo lên kim tự tháp cap nhất ở Ai Cập mà nhìn về chân trời ở phía Đông, ta sẽ thấy ở xa, xa tít, sau bãi cát vàng mênh mông, hiện lên 1 vệt xanh bóng, đó là 1 thung lũng nằm giựa 2 con sông Tiger và Euphrate. Miền ấy thời Thượng Cổ nổi tiếng là Thiên đường ở cõi trần mà người Hy Lâp gọi là miền Mésopotamie, nghĩa là miền giữa 2 sông.
    2 con sông ấy chảy song song nhau rồi cùng đổ ra vịnh Ba Tư. Nhờ phù sa, miền Mésopotamie rất phì nhieu. Người ta phân biệt 2 khu vực: khu Đông Nam gọi là Cheldée, khu Tây Bắc gọi là Assyrie.
    Ai Cập gần như cô lập: 4 mặt là biển và sa mạc, chỉ có mỗi 1 đường ở phía Đông Bắc thông với châu Á, nên xứ ấy hồi đầu ít bị các dân tộc khác xâm chiếm và văn minh của họ khá lâu bền, truyền được hàng ngàn năm. Miền Mésopotamie trái lại, là nơi gặp nhau của nhiều con đường từ Đông qua Tây, từ Nâm lên Bắc, dân miền núi phương Bắc thấy nó phì nhiêu mà ham, dân sa mạc phương Nam thấy nó màu mỡ mà thích, Ba Tư ở Đông cũng dòm qua, Ai Cập ở Tây cũng ngó tới: trước sau có đến 10 dân tộc tranh giành nhau cõi Thiên đường ấy nên đã có sử gia gọi nó là cái lò đúc nhiều giống người , nhiều văn minh, mà văn minh nào, giống người nào cũng chỉ thịnh trong 1 thời gian ngắn.
    2. Dân tộc Cheldée và Assyrie.
    Khoảng 2500 năm tr.CN, 1 giống người gọi là giống Sémite thịnh lên ở miền Chaldée, lập đô tại Babylone, Vua Hammourabi của họ cai trị 1 đế quốc khá lớn theo những luật nghiêm mà khoan.
    Hơm 2000 năm sau, dân tộc Assyrie, hiếu chiến và tàn bạo khéo tổ chức binh bị, mạnh lên, diệt Chaldée, giày xéo Ai Cập rồi định đô ở Ninive. Hồi đó mà họ đã biết dùng chiến xa bọc đồng, tên bắn ko thủng, để tấn công thành trì của địch.
    Nhưng thịnh ko được lâu, họ lại bị hoàng đế Babylone là Nabuchodonosor trả thù. Thành Ninive bị tàn phá; Babylone cực kỳ phát đạt, nhưng cũng ko lâu, rồi bị vua Cyrus nước Ba Tư chiếm.
    3. Văn minh
    2 dân tộc Cheldée và Assyrie thịnh ko bền nhưng rất văn minh.
    a) Tổ chức Xã Hội.
    Họ đặt 1 bộ luật khắc trên đá, phân biệt 3 giai cấp: giai cấp quý tộc, giai cấp bình dân và giai cấp nô lệ.
    Đặc biệt thứ 1 là luật rất nghiêm khắc với những giai cấp trên. Giai cấp quý tộc chẳng hạn mà phạm tội thì bị trừng trị nặng nhất, rồi đến giai cấp bình dân, giai cấp nô lệ được hưởng điều lệ khoan hồng nhất.
    Đặc biệt thứ 2 là phụ nữ được hoàn toàn bình đẳng với đàn ông, được tự do kinh doanh, ko phải xin phép chồng như phụ nữ hiện nay, được đi học và làm công chức tùy ý. Về phương diện này, dân tộc Chaldée và Assyire văn minh hơn những dân tộc khác rất xa.
    b) Kiến trúc.
    Họ ở nơi bình địa, ko có núi đá, nên lầu đài xây toàn bằng gạch, tưòng rất dày, có vẻ nặng nề lắm.
    Thành Babylone nổi tiếng nhất thời thượng cổ. Chung quanh có luỹ bao bọc, dài 45 cây số, cao 95 thước, dày 25 thước, cửa bằng đồng. Cung điện nhà vua xây giữa 1 vùng thượng uyển mênh mông. Trong vười đắp những u đất cao, có nhiều tầng, mỗi tầng trồng đủ hoa thơm cỏ lạ từ 4 phương trở lâi. Vườn đó gọi là vườn treo, cũng được người Hy Lạp sắp vào hạng kỳ quan trên thế giới.
    Cung điện trang hoàng rực rỡ: lối đi lát cẩm thạch, trên trải đệm êm như nhung; cách cửa thì dát vàng và ngà, cột thì bọc đồng và nạm kim cương. Đền thờ của họ tựa cái tháp có nhiều tầng, càng lên cao càng nhỏ.
    c) Khoa học, văn học.
    Họ là những nhà thiên văn học đại tài. Mới đầu họ ngắm sao để đoán vận mạng (khoa chiêm tinh) sau nghiên cứu về tinh tú, tính lịch nhật thực, nguyệt thực (khoa thiên văn).
    Họ đặt ra đơn vị để đo thời gian, ko gian và sức nặng.
    Họ biết nấu sắt, đắp đập để ngăn nước sông, xây cầu để dẫn nưóc qua thung lũng.
    Thư viện của họ có đủ sách về văn học, (văn phạm, từ điển) và khoa học (toán học, y học).
    d) Chữ viết.
    Chữ của họ rất đặc biệt. Họ lấy 1 que nhọn, vạch lên đất sét còn mềm thành những dấu thẳng đầu lớn, đầu nhỏ, tựa như cây chêm (cây nêm).
    Họ dùng 600 dấu, để diễn âm hoặc diễn ý. Chẳng hạn để chỉ con chi, thì mới đầu họ vẽ con vịt, rồi đổi lần cách viết thành đơn giản hơn.
    o0o​
    Chương 3: Dân tộc Hébreux - Các con buôn Crète và Phénicie
    1. Dân tộc Hébreux - Moise - Đạo do Thái - Các nhà tiên tri.
    Dân tộc Hébreux, còn gọi là Israel hoặc Do Thái, vốn là 1 giống dân du mục gốc ở Chaldée, có đặc điểm này là ko thờ nhiều thần như các dân tộc khác mà chỉ thờ mỗi 1 vị thần họ gọi là Yahvé (Jéhavah) và tin là thủy tổ của họ.
    Khoảng 2000 tr.CN, họ bỏ quê hương, lang thang, khắp nơi này nơi khác, do những tù trưởng dắt dẫn (tù trưởng đầu tiên là Abraham) lại xin ở Ai Cập. Khi Ai Cập bị dân tộc Hykos xâm lăng, họ bắt buộc phải cộng tác với kẻ thắng; sau Ai Cập đuổi được kẻ thù, oán họ đã phản bội, bắt họ làm nô lệ. Họ cực khổ trăm chiều, muốn trốn mà ko được. 1 vị thiếu niên anh tuấn đau lòng cho nòi giống, nhất quyết dắt đồng bào thoái khỏi cái ách Ai Cập, vào chân núi Sinai, sống đời sống lang thang, cực khổ nhưng tự do của tổ tiên họ. Vị trẻ tuổi ấy là Moise. Lịch sử thời đó còn ghi trong phần Cựu Ước của Thánh Kinh.
    Moise cầm dân tộc Hébreux. chỉ họ cách tôn thờ thần Yahvé, cách sống trong sa mạc, say cùng đưa họ tới 1 miền đất cát khá tốt, miền Palestine, đánh đuổi thổ dân, và cất 1 ngôi đền đẹp đẽ, đền Jérusalem, nghĩa là đền Bình Trị.
    Ông lại dạy đồng bào cách làm người, đặt ra 10 mệnh lệnh ko ngoài mục đích khuyên thiện răn ác. Nhờ ông mà dân tộc Hébreux bắt đầu văn minh và được thống nhất.
    Sau ông, có vài vị anh quân như David Salomon làm cho dân tộc ấy hùng cường, nhưng ko bao lâu họ lại chia rẽ nhau, thành 2 phe Nam, Bắc (1) mà hóa suy đồi rồi bị Assyrie đánh chiếm. Sau họ nội thuộc Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, kế đó đất đai bị Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm, họ phân tán đi khắp thế giới, thành 1 dân tộc lang thang, ko tổ quốc, tới nước nào nhập tịch nước đó, rất chịu khó làm ăn, rất thông minh và rất giàu có. Nhưng ở nơi nào họ cũng hướng về quê hương tại Jérusalem và mãi đến năm 1947 họ mới được Liên Hiệp Quốc chia cho họ 1 khu đất ở đó, mặc dầu dân Ai Cập bất bình, phản kháng = đủ cách. Khắp thế giới chưa có dân tộc nào chịu nhiều cảnh thương đau như họ.
    Trong thời chia rẽ làm 2 phe mà suy vị, tôn giáo của họ lung lay. 1 nhóm tu hành tự gọi là tiên tri, hy sinh tính mạng, tuyên truyền cho đạo, báo trước rằng Thượng Đé sẽ cho 1 vị Thánh giáng trần để mang hạnh phúc cho họ, khuyên họ phải nhân từ, công bình, trong sạch để đợi vị cứu tinh đó. Đạo Da Tô sau này gốc ở đạo ấy mà người ta gọi là đạo Do Thái.
    2. Dân tộc Crète giỏi về công, thương.
    Thành Cnosse với thành Troie.

    Khi Schlienmann, người Đức, còn trẻ, chàng nghèo lắm, phải làm công cho 1 tiệm tạp hóa nhưng chàng rất hiếu học, say sưa đọc tập Anh hùng ca Iliade của Homère và nhất quyết làm giàu để có phương tiện tìm những di tích thành Troie ở tiểu Á trong cuốn sách ấy.
    Hữu chí cánh thành, quả nhiên sau chàng giàu lớn, nhưng ko chịu ảnh hưởng cảnh an nhàn như người khác, chàng bỏ công việc làm ăn, đem hết gia tài qua tiểu Á để đào đất. Chàng đào hoài đào hủy, kiên nhẫn, hăng hái, và chàng lại thành công nữa: chàng tìm được thành Troie đã chôn vùi dưới đất từ mấy chục thế kỷ. Đáng lẽ thấy nhựng đồ đá mài hoặc đồ nặn thô sơ, thì lạ lùng thay ! Chàng moi lên được 1 kho tàng vô cùng quý giá, quý gấp ngàn gấp vạn lần gia sản của chàng. Kho tàng ấy toàn là những tượng cổ, những ngọc thạch mà người Hy Lạp khi xưa chưa hề biết.
    Chàng lại đào nữa, rốt cuộc tìm được 9 châu thành Troie chồng chất lên nhau trên 1 khu đất, trong 1 thời gian 3, 4 ngàn năm ; mà thành Troie tả trong Iliade chỉ là thành thứ 6 thôi.
    Chàng ngờ rằng trước khi người Hy Lạp biết thành ấy thì dân tộc Troie đã có 1 nền văn minh rực rỡ; chàng bèn qua Hy Lạp đào và nhờ công trình của chàng mà nhân loại ngày nay biết thêm 1 trang sử dưới đây về thời Thượng Cổ:
    Thời các vua Ai Cập xây kim tự tháp thì tại đảo Créte ở biển Egée có 1 dân tộc rất văn minh. Họ có 1 lối chử tượng hình mà hiện nay các nhà khảo cổ chưa tìm được cách đọc, nên lịch sử của họ chưa ai biết. Nhưng cứ xét các di tích cũng đoán được rằng thành Cnosse của họ rất lớn, có khoảng 8 vạn dân, và họ giàu có nhờ công nghệ, thương mãi.
    Họ sống rất xa xỉ trong các toà nhà lầu; phòng tắm của họ rất sang, cỏ đủ tiện nghi; đàn bà rất làm đỏm, bận áo quần rực rỡ và - có ai ngờ được ko ? - cũng đi giày cao gót như phụ nữ bây giờ vậy. Phòng tiếp khách trang hoàng rất nhã và hầm chứa rượu cùng dầu thì rất mênh mông.
    1 thời thành Troie cạnh tranh với thành Cnosse về thương mãi và có lẽ cả 2 đều bị Ai Cập dòm ngó.
    Do vị trí của đảo Crète ở giữa châu Á, châu Âu và châu Phi, dân tộc đó đã công truyền bá văn minh Cận Đông qua đông Âu.
    3. Dân tộc Phénici: những nhà thám hiểm đầu tiên của nhân loại.
    Thương mãi. Thuộc địa Carthage. Chữ Viết.

    1 dân tộc khác cũng làm giàu nhờ thương mãi và giỏi kinh doan hơn dân Crète nhiều, là dân tộc Phénicie: ở bên cạnh dân tộc Hébreux trên bờ biển phí Đông Địa Trung Hải, tức bờ biển Syrie gần dãy núi Liban.
    Tiếng sóng biển ngày ngày nhắc nhở họ phiêu lưu, rừng Liban dâng họ gỗ tốt để đóng tàu, và họ tự nhiên thành những thủy thủ rất giỏi.
    Tàu của họ chư có lái, nhưng có buồm. Họ giương buồm ra khơi, dò xét hết Địa Trung Hải, tìm được nước Anh bây giờ và bờ biển phía Tây châu Phi, lên cả tới bờ biển Baltique. Họ là những nhà thám hiểm đầu tiên của nhân loại.
    1 dân tộc giỏi thám hiểm luôn luôn là 1 dân tộc giỏi thương mãi, vì kiếm được đất mới thì tất thấy sản vật, hoá phẩm mới và tự nhiên nảy ra cái ý đổi chác, nếu ko phải là cướp bóc. Người Phénicie tới đâu cũng đổi đồ chế tạo của họ (vải nhuộm, thủy tinh)... lất thổ sản của thổ dân (đồng, thiếc, vàng, bạc, ngọc thạch....). Càng bán được nhiềi, họ càng ham chế tạo, nhờ vậy công nghệ của họ càng phát đạt.
    Muốn cho việc buôn bán được mau chóng và nhiều lời họ lập tại mỗi nơi 1 kho chứa hàng hoặc 1 cửa tiệm. Họ vận động = mọi cách, có khi dùng võ lực nữa, để thổ dân nhường cho họ 1 khu đất buôn bán và nhượng địa đó sau thành thuộc địa. 3 thuộc địa vượng nhất của họ là Sidon, Tyr, và Carthage từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 2 tr.CN . Carthage lớn hơn cả, nằm ở giữa các con đường trên Địa Trung Hải và phát triển đều đều trong 4 thế kỷ, sua bị La Mã san phẳng.
    dân Phénicie là con buôn, ko thích triết lý và văn chương. Người ta còn bảo lương tâm họ ko được sáng như những tấm gương họ bán, nhưng cần gì, miễn vàng đầy túi là đủ.
    Tuy nhiên, họ cũng có công với nhân loại. Họ truyền bá văn minh miền cận Đông đi khắp Địa Trung Hải và 1 phần châu Âu. Họ lại đặt ra 1 thứ chữ rất tiện lợi. Hễ buôn bán thì phải làm giấy má, viết thư từ cho nhau. Lối chữ Chaldée và Assyrie bất tiện, họ là nhà kinh doanh, bực mình lắm mỗi khi mất cả giờ mới viết được vài 3 chữ. Họ bèn suy nghĩ, dung hoà lối chữ Ai Cập với lối chữ Chaldée, mượng của Ai Cập quy tắc dùng chữ cái, mượn của Chaldée hình các nét rồi đặt ra 22 chữ cái rất giản tiện, mặc dầu ko đẹp mắt. Lối chữ đó truyền qua Hy Lạp, La Mã rồi thành chữ La Tinh mà cả thế giớ đương sử dụng.
    ----------
    (1) Cũng gọi là phe Isiae và phe Juda - Juda người Trung Hoa phiên âm thành Do Thái
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 10:34 ngày 05/05/2004
  6. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Phần 3: Văn minh Cận Đông truyền qua Đông Âu​
    Chương 1: Hy Lạp cầm đuốc dẫn đường
    (Lịch sử Hy Lạp)​
    Sau khi ma95t trời hiện ở Cận Đông, trên hạ du sông Nil thì 1 cảnh bình minh khác cũng hiện ở Viễn Đông tức Trung Hoa. Theo thứ tự thời gian, ta phải xét 2 nền văn minh ấy trước nền văn minh châu Âu; nhưng chúng tôi nghĩa châu Âu đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của Cận Đông thì sau khi đọc sử CẬn Đông ta nên đọc tiếp ngay sử Hy Lạp và La Mã cho khỏi đứt đoạn.
    1. Dân tộc Hy Lạp chiếm Grèce
    Khoảng 4000 năm trước, 1 giốn dân du mục rời bờ sông DAnube, tiến lần về phía Nam để kiếm những bãi cỏ xanh tốt hơn.
    Người ta lất tên ông tổ họ mà đặt tên cho họ là Helène. Danh từ ấy, người Trung Hoa phiên âm ra rồi ta đọc là (Hy Lạp).
    Ban đầu, dân tộc Hy Lạp rất dã man, dơ dáy, tàn bạo. Họ tời bán đảo Grèce - đừng nhầm với đảo Crète - cướp phá giết chóc, bắt đàn bà con gái về làm nô lệ. Họ lang thang từ thung lũng này qua thung lũng khác trong mấy thế kỷ, dần dần học được văn minh Crète và Phénicie, trở nên hùng cường, chiếm trọn bán đảo Grèce (do đó họ còn có tên là Grec), tàn phá thành Troie.
    2. Tính tình của họ
    Bán đảo Gréce nhỏ, lại lởm chởm núi đá. Đồng ruộng và bãi cỏ rất ít, nhưng cảnh thì tuyệt: trời, biển 1 màu xanh; mây, sóng 1 sắc bạc.
    Bẩm tính tò mò, thông minh, có tài sáng tác, dân tộc Hy Lạp gặp 1 miền như vậy, tất bỏ nghề mục súc của tổ tiên mà học nghề hàng hải và tập tành công nghệ; 1 khi đã giàu có, an nhàn, họ tìm chân lý, luyện văn chương để cho qua ngày tháng và di dưỡng tính tình.
    Địa thế Gréce đặc biệt ở chỗ có nhiều thung lũng hẹp, giao thông với nhau bất tiện. Do đó, dân tộc Hy Lạp khó đoàn kết thống nhất.
    Dân Ai Cập và Mésopotamie là bề tôi những ông vua chuyên chế sống bí mật trong thâm cung, cách biệt hẳn quần chúng. Dân Hy Lạp, trái lại, là công dân tự do của hàng chục thành thị nhỏ, độclập. Mỗi thành thị như Athènes, Thèbes (đừng nhầm với thành Thèbes ở Ai Cập), Sparte, dân số từ vài ngàn đến vài chục, chứ ko hơn. Người nào cũng coi thành thị là tổ quốc và có quyền dự việc "nước". Cùng chung 1 thứ máu trong huyết quản mà dân thành thị khác như cừu địch, chỉ muốn ăn tươi nuốt sống nhau.
    2 thành thị lớn nhất là Sparte và Athènes.
    3. Các thành thì Hy Lạp
    Thành Sparte:
    Vào thế kỷ thứ 9 tr. CN, thành Sparte được thành lập và tổ chức như 1 trại lính.
    Dân trong thành chia làm 3 giai cấp: giai cấp cao nhất là quân nhân, ko được làm 1 nghề gì khác ngoài nghề cầm khí giới; giai cấp thứ nhì là hạng người tự do; thấp nhất là hạng nô lệ, còng lưng làm việc suốt đồi để cung phụng chủ, tức giai cấp quân nhân.
    Nền giáo dục trong thành rất đặc biệt, cổ kim có 1 ko 2. Mới sinh ra, em nào ốm yếu hoặc có tật thì liệng cho quạ rỉa, cọp tha. Hạng đó sau này ko ra trận được đâu, vô dụng ! Em nào mạnh khoẻ mới được nuôi.
    Tới 7 tuổi, phải xa cha mẹ, vào trại sống chung với các trẻ khác dưới sự điều khiển và dạy dỗ của nhà binh, theo kỷ luật sắt đá của nhà binh. Ăn thì thiếu thốn, mặc ko đủ ấm, mà phải tập thể thao sáng chiều. Người ta ko cần mở mang trí óc, chỉ cần luyện cho trẻ tự tin, can đảm, bền sức. Dã sử chép, chuyện 1 em nhỏ 11-12 tuổi, cầm bình hương, vô ý để 1 cục than hồng bắn vào tay, mà muốn giứ cho cuộc lễ khỏi mất tính cách tôn nghiêm, em cứ đứng trơ trơ, mặt xám ngắt, cho da thịt em cháy xèo xèo, khét thịt, tới khi cục than tắt.
    20 tuổi, thanh niên trong thành phải nhập ngũ, lại sống trong trại nữa.
    30 tuổi, thành công dân, chàng được quyền bàn việc nước, và được về nhà ở, nhưng thỉnh thoảng vẫn phải vào trại tập võ bị cho tới khi 60 tuổi....
    Phụ nữ cũng bị huấn luyện nghiêm khắc gần như đàn ông. Con gái phải tập thể thao, dự những cuộc thi lực sĩ.
    Đàn ông, đàn bà đều sốn rất giản dị, ko biết xa xí phẩm là gì, ko được đeo vàng, đeo bạc, ko được làm giàu.
    Muốn dân ko nhiễm những phong tục ủy mị của các thành thị khác, người ta cấm ngặt người ngoài vào thành.
    Giai cấp quân nhân được thành thị chia điất cho, lại có nô lệ làm mọi việc để nuôi, nên suốt đời khỏi lo việc mưu sinh và lúc nào cũng sắn sàng phụng sự tổ quốc.
    1 dân tộc un đúc với tinh thần hiếu chiến như vậy tất nhiên coi cái chết nhẹ như ko.
    Thành Athènes:
    Tại thành Athènes, trái lại, người dân tha hồ làm giàu; công nghệ, thương mãi rất thịnh.
    Ban đầu, họ có 1 ông vua. Sau, những gia đình quý phái lật đổ ngai vàng, lên cầm quyền, đàn áp thường dân, bọn này bất bình, nội chiến sắp bùng thì 1 nhà hiền tri61n Solon đứng ra hoà giải, tổ chức lại nền chính trị cho mỗi công dân quyền cử người đại diện ở Nghị Viện; nhưng chứt thẩm phán thì vẫn dành riêng cho giai cấp quý tộc.
    Những cải cách ôn hoà ấy ko làm vừa lòng ai cả, nội loạn phát sinh. 1 người trong nhóm bình dân tranh được quyền cai trị 1 cách độc tài, lất đất của người giàu chia cho ngưòi nghèo. Người kế vị ông cũng theo chính sách ấy, còn tiến 1 bước nữa, cho dân bầu các viên thẩm phán, họp hội nghị để quyết định các việc quan trọng và giáng truất những kẻ quyền hành quá lớn (1).
    Từ đó (thế kỷ thứ 5 tr.CN), chính thể Athènes hoàn toàn dân chủ. Mỗi công dân nô nức dự việc lớn và khi nước - tức thành thị - lâm nguy, ai nấy hăng hái chống quân thù để giữ gìn tự do của mình.
    Chế độ dân chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại ấy, dễ thực hành ở Athènes vì dân số thành ấy ko lớn. Nó có lợi như trên, song cũng có hại: sự quyết định của chính phủ thường chậm trễ, dân chúng quen thói bàn bạc, cãi cọ nhau, mồm mép giỏi mà hành động dở, dễ chia rẽ vì những lẽ nhỏ nhặt.
    4. Thuộc địa của Hy Lạp
    Tuy ko được thống nhất mà dân tộc Hy Lạp cũng đã hùng cường trong 2 thế kỷ.
    Họ bắt chước dân tộc Crète và Phénicie, giỏi về hàng hải, tới thế kỷ thứ 7 tr.CN đã lập thuộc địa ở nhiều nơi trên những đảo Địa Trung Hải, bờ biển Phi Châu, nhất là ở Tiểu Á. 2 tỉnh Merseille và Nice xưa đều lạ thuộc địa của họ. Những thuộc địa ấy được tự trị, chỉ có liên lạc tinh thần (về tôn giáo chẳng hạn) với chính quốc thôi.
    Trong sự bành trướng đó, họ chạm trán với dân tộc Ba Tư.
    5. Dân tộc Ba Tư
    Người Ba Tư vốn có bà con với giốn Ấn âu , thủy tổ của người Âu bây giờ. Hồi xưa, 2 giống người đó đều sống về nghề mục súc ở phía Đông biển Caspienne rồi 1 hôm họ xếp đều lại, chia tay nhau, kẻ qua phía Tây (tức giống Ấn-Âu), người xuống phía Nam (tức giống Aryen. Giống này chia làm 2 nhánh, 1 nhánh ngừng bước trên cao nguyên Iran, sau lập quốc gia Ba Tư. 1 nhánh nữa qua Ấn Độ).
    Dân tộc Ba Tư theo 1 tôn giáo khá cao, do Zoroastre lập nên; giáo điều là phải làm lành, tránh ác. Họ thờ thần Lửa (người Trung Hoa gọi đó là Hoả giáo) theo họ, lửa tượng trưng Thượng Đế và ánh sáng.
    Từ thế kỷ thứ 6 tr. CN, họ bắt đầu hùng cường, nhờ 3 ông vua có tài kế tiếp nhau trị vì, vua Cyrus, Darius và Xerxès.
    Vua Cyrus tổ chức quân đội, khéo dùng lính bắn cung cho đo tiền phong rồi cho kị binh đánh áp 2 bên hông quân địch. Nhờ chiến thuật đó, quân Ba Tư chiếm được 1 đế quốc mênh mông tới bờ Địa Trung Hải.
    Vua Darius tổ chức sự cai trị và thuỷ quân, biết dùng tiền vàng, khuyến khích khoa học. Chính trong đời ông, có chiến tranh với Hy Lạp, nguyên nhân là sự xung đột về quyền lợi ở Tiểu Á.
    Người Phénicie vốn ghét người Hy Lạp vì chiếm thuộc địa của họ, hứa giúp tàu chiến cho Ba Tư. Vua Darius bèn sai sứ sang Hy Lạp đòi "dâng đất và nước", tỏ ý phục tòng. Người Hy Lạp nổi giận, liện sứ giả xuống giếng cho tha hồ "ăn đất và uống nước". Thế là chiến tranh nổ bùng (thế kỷ thứ 5 tr.CN).
    6. Chiến tranh với Ba Tư
    Vua Darius đem hải quân đổ bộ gần Athènes. Dân Athènes hoảng, cho người ngày đêm chạy lại thành Sparte cầu cứu. Sparte vốn ghen ghét Athènes phát triển mau hơn mình, ngoảnh mặt làm thinh. Athènes đành phải 1 mình sống chết chống cự với quân thù và lòng can đảm của họ đã cứu họ.
    8 năm sau, lục quân Ba Tư rầm rộ tiến vào phía Hy Lạp. Lần này thì ko riêng thành Athènes mà hết thảy các thành Hy Lạp đều lo, nên đoàn kết nhau lại. Vua Sparte là Léonidas cầm đầu liên quân Hy Lạp 6 ngàn người mà quân Ba Tư thì vạn. Nhiều tướng Hy Lạp độ 6 ngàn người mà quân Ba Tư thì vạn. Nhiều tướng Hy Lạp đã định rút lui. Léonidas đã mắng họ: " Các anh muối lui thì lui đi, còn tôi và chiến sĩ của tôi tới đây để giữ ải đạo Thermpyles này thì chúng tôi sẽ giữ nó".
    2 quân đánh nhau trong 2 ngày, tới 1 lúc Hy Lạp nguy quá vì có kẻ phản quốc dắt quân thù tới đánh tập hậu, Léonidas dẫn 300 lính xông ra đánh xáp lá cà. Ko 1 ngưòi Hy Lạp nào sống sót. Thế là quân Ba Tư ào tới Athènes đốt phá thành thị. Nhưng thủy quân của họ thua ở Salamine; năm sau lục quân lại thua 1 trận nữa; từ đó quân Hy Lạp thắng hoài, làm bá chủ Địa Trung Hải.
    Họ sở dĩ ít mà thắng nhiều là chịu hy sinh cho đất đai và tự do, can đảm, rồi lại được người tài giỏi điều khiển.
    Hết cơn nguy, họ lại tiếp tục ko biết đoàn kết nhau.
    7. Anh em chém giết nhau: Sparte và Athènes
    Sparte và Athènes hục hặc với nhau. Họ trái nhau như mặt trăng, mặt trời: Sparte thượng võ, Athènes trọng văn, Sparte ghét thương mãi, Athènes thích thương mãi. Sparte thấy Athènes thịnh quá, sinh ghen ghét. Periclés người cầm đầu Athènes biết vậy, nên đề phòng, xây lũy chung quanh thành.
    Rồi việc phải xảy ra đã xảy ra: 2 bên đánh nhau trên 30 năm; các thành thị khác hoặc theo phe này, hoặc theo phe kia; nói chúng thì bọn quý phái theo Sparte còn bình dân thì theo Athènes.
    Ngay từ lúc đầu, nội chiến đã tàn khốc vô cùng: anh em trong nhà mà giết nhau hăng hái hơn giết người ngoài; họ giết nhau trên Tỏ quốc, họ giết nhau trên thuộc địa; Sparte thắng trên bộ thì Athènes thắng trên biển; thua trên bộ, Sparte tức, kêu Ba Tư giúp sức diệt Athènes. Rủi cho Athènes là dịch hạch phát, 1/2 dân số chết, người cầm đầu là Piribles cũng chết; thành bị bao vây, bức luỹ bị phá và Sparte vào thành (thế kỷ thứ 5 tr.CN).
    ----------
    (1) Ngoại kiều ko được hưởng những quyền đó nhưng được tự do; còn hạng nô lệ thì cũng như ở các nước khác, chỉ là vật sở hữu của chủ.
    o0o
    Chương 2: Vua Alexandre
    1. Vua Philippe - Demosthène
    Ớ phía Bắc xứ Grèce, có dân tộc Macédoine, anh em chú bác với dân tộc Hy Lạp.
    Sau khi 2 con gà cùng mẹ - Saprte và Athènes- đá nhau, 1 con hấp hối, 1 con bị thương nặng, thì dân Macédoine được 1 vị anh hùng thống trị là vua Philippe và trở nên hùng cường.
    Nhà vua thích văn minh Hy Lạp lắm nhưng ghét đầu óc chia rẽ của họ, bèn đem quân chiếm hết xứ Grèce, thống nhất các lực lượng rồi tấn công Ba Tư, trả thù những cuộc xâm lăng rồi của Darius hồi trước.
    Con người ấy có chí, có tài, có đởm, kiên nhẫn mà quỷ quyệt. Ông tổ chức 1 đội kỵ binh tinh nhuệ - thời ấy chỉ có người Ba Tư mới biết dùng kỵ binh - và 1 đội kỵ binh nữa, kỳ dị, mạnh mẽ gấp 3, tứ đội binh lừa chở vàng. Ông nói: " ko 1 thành nào chống cự nổi 1 con lừa chở vàng". Bộ đội ông tổ chức thành từng khối binh sĩ ken nhau, trăm người như 1, cùng tiến đều như 1 bức luỹ, kẻ này ngã thì kẻ bên cạnh vào thay; phía trước là 1 hàng lính bắn tên mở đường.
    Demosthéne, 1 côn dân thành Athènes đoán được ý xâm lăng của Philippe, hết sức hô hào đồng bào đề phòng. Ông mồ côi từ nhỏ, nghèo mà lại mang tật cà lăm, nhưng lòng ái quốc của ông nồng nàn có 1 và chính khí của ông đáng làm gương muôn thủa. Muốn hô hào đồng bào, phải có tài hùng biện. Cà lăm thì làm sao diễn thuyết được ? Ông nhất định thắng tật đó, ra bờ biển ngậm sỏi trong miệng tập hò hét với sóng; nhờ vậy giọng ông sang sảng, quyến rũ người và ông nổi tiếng là nhà hùng biện số 1 thời cổ. Những diễn văn của ông chống Philippe còn truyền tới ngày nay.
    Nhưng rồi Philippe cũng chiếm được toàn cõi Gréce, sửa soạn tấn công Ba Tư thì bị kẻ bộ hạ ám sát.
    Lúc đó, con trai ông là Alexandrea mới 20 tuổi, lên ngôi, quyết chí cha làm hơn cha.
    2. Vua Alexandre
    Phê bình Alexandre, sử gia nào cũng khen ông là anh kiệt, vừa giỏi cầm quân, vừa trọng văn học, khoa học, có nghĩa với thầy học (tức Aristote) 1 hiền triết đương thời, có tình với bạn cũ, coi sĩ tốt như tay chân. Tuy nhiên, tính tình ông hung bạo, gần như điên, đã đa nghi lại tự đắc mà tham vọng thì vô cùng. Người ta có thể thông minh tuyệt vời, tài ba lỗi lạc, thắng được muôn người, nhưng thắng được bản tính mới khó. Mà Alexandre đôi khi ko tự chủ được, thành thử đo82i của ông vài nét ko đẹp.
    Bâ giờ ta thử nhìn trên bản đồ xem con đường bộ từ Hy LẠp tới Ai Cập, Ba Tư, Ấn Độ xa là bao. Ta thử tưởng tượng những nỗi khó khăn ở dọc đường, nào là phải qua rừng sâu đầy thú dữ, nào là phải qua sa mạc mênh mông nóng như lò, ta lại nghĩ đến điều này: sĩ tốt Hy Lạp ko ham gì cảnh chinh chiến nơi lạ mà cứ phải mỗi ngày 1 tiến, 1 xa cố hương, tuởng tượng và nghĩ như vậy rồi ta mới thấy cái đởm của vị thiếu niên 20 tuổi đó lớn tới bực nào !
    Alexandre lập 1 đội binh ko đông nhưng cực tinh nhuệ, đủ khí giới tốt, rất có kỷ luật và có thề tiến lui 1 cách chớp nhoáng, rồi ra quân liền, tới đâu thắng đó, như vào chỗ ko người, 1 hơi chiếm trọn miền tiểu Á, miền Mésopotamie, xứ Ai Cập (tại đây ông dựng thành thị Alexandrie), quay trở về để vào sâu nước Ba Tư (vua Ba Tư chạy trốn, bị hạ bộ giết). Vẫn chưa chịu ngừng, ông tiến nữa, tiến mãi, chiếm thêm 2 xứ Afganistan và Turkestan rồi tới bờ sông An (Indus) ở biên giới phía TÂy Ấn Độ.
    Ông còn muốn xuyên qua Ấn Độ tới sông Gange (sông Hằng) ở giáp giới Miến Điện nhưng sĩ tốt nhất định đòi về nước. Ông phải ngậm ngùi quay về tới thành Babylone, nghỉ lại 1 năm, mơ tưởng tới những chinh phục khác: mộng chưa thành thì ông bị chứng sốt rét về qua đời lúc 32 tuổi (năm 323 tr.CN) mà ko kịp lập di chúc.
    Nếu ông sống được vài chục năm nữa, gót ngựa quân đội Hy Lạp sẽ dẫm trên khắp châu Âu và già nửa châu Á, tới Trung Hoa chưa biết chừng.
    Sau khi ông qua đời, các tướng sĩ tranh nhau quyền hành, đế quốc tan rã mà xứ Macèdoine suy từ đó.
    3. Công của Alexandre
    Ông là 1 trong những nhà chinh phục nổi danh nhất cổ kim. Ko như Attila, vua Hung Nô sau này, chỉ cướp phá, giết chóc, ông còn muốn đồng hóa các dân tộc khác. Ông cho rằng văn minh Hy Lạp rực rỡ nhất, đem truyền bá nó, bắt các dân tộc khác theo.
    Ông lại có công với khoa học, sai người đi thám hiểm ngọn sông Nil, biển Caspienne, sông Ấn, nghiên cứu vạn vật của mỗi miền. Thành Alexandre ông dựng ở Ai Cập là kinh đô về văn hoá của thời cổ. Các học giả tụ họp lại tại đó khảo về khoa học, triết học. Thành có 1 thư viện chứa 70.000 cuốn sách (1) (xin nhớ thư viện Sài Gòn hiện nay chỉ có trên 2 vạn cuốn), 1 vườn trồng đủ cây lạ nuôi đủ vật lạ, 1 đài để xem thiên văn và 1 phòng để mổ xẻ.
    Để đạt mục đích đó, ông tàn phá trọn thành Thèbes ở Hy Lạp và dưới gót ngựa quân đội ông, biết bao sinh linh đã giãy giụa !
    Sau này, còn nhiều người noi theo vết xe của ông, muốn làm bá chủ vạn quốc, đồng hoá mọi giống người, họ đều thất bại và cái mộng đó vẫn chưa thực hiện được.
    ----------
    (1) Theo James Henry Breasted trong cuốn La conquête de la civilisation (Payot-Paris). Cách đây 2000 năm, con số đó khó tưởng tượng được.
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 14:40 ngày 05/05/2004
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 15:20 ngày 05/05/2004
  7. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1

    Rất hoan nghênh bạn Julie06 vì những trang sách quý báu này. Tớ là một người sưu tầm các tác phẩm của học giả Nguyễn Hiến Lê, mới vài quyển thôi, trong số gần 100 tác phẩm của ông. Riêng cuốn LS Thế Giới này theo lời giới thiệu trên thì gần như tuyệt bản thì tớ may mắn có 1 bản in đúng năm 1954. Tặng bạn 5*.
    - Cuốn "Bán đảo Arab" và "Israel" cũng rất hay. Ông còn dịch 1 cuốn tiểu thuyết viễn tưởng của Jules Verne ra tiếng Việt mà kiếm hoài ko ra.
    Nhưng cũng phục, ko hiểu ai có thể cố công đánh 1 cuốn sách dày như vậy lên máy tính được nhỉ?
  8. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn spriou rất nhiều vì đã vote cho J * Mừng đến nhe hết cả răng !
    J rất thích đọc các truyện dịch,các tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê. Nhưng ko tìm mua được nhiều, đến nay chỉ có được mỗi 3 quyển, LSTG là quyển thứ 3 (tình cờ tìm được tại Huế). Do trong Nam rất khó tìm được các sách cũ, đặc biệt là những sách xuất bản từ năm 50 đến 60. Thêm những sách hay, của các Tác Gia thời xưa thì chả thấy đâu, chỉ vớ được toàn truyện tiểu thuyết nhảm nhí loại 3 xu í !!!
  9. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Tiếp phần 3 - Văn minh cận Đông truyền qua Đông Âu
    ***​
    Chương 3: Văn minh Hy Lạp
    Người Hy Lạp để lại 1 nền văn minh rực rỡ cho đời sau; cả châu Âu, châu Mỹ mang ơn họ và người châu Á chúng ta ngày nay cũng chịu ảnh hưởng của họ ko nhiều thì ít.
    A - Tôn Giáo:
    Họ thờ nhiều thần mà vị thần tối cao là Zeus (thần Dớt), chủ trương mọi việc trên trời và dưới đất. Dưới quyền Zeus có thần mưa, thần gió, thần núi, thàn biển, thần tài, thần văn chương, thần khoa học.... Họ cho những thần đó cũng có nhiều đức, nhiều tật như loài người, nên thần Zeus của họ tuy có chức vụ của Thượng Đế nhưng ko phải là Thượng Đế.
    Ngoài ra họ còn thờ những vị anh hùng.
    Mỗi khi có điều gì nghi ngờ, họ hỏi thần linh ở đền Delphes (đền Đen) như chúng ta xin xăm bây giờ vậy.
    B - Giáo dục:
    Người Àthènes ko quá thượng võ như người Sparte, nhưng cũng ko ủy mị. Họ trọng thể dục cũng ngang với trí dục, thích cái đẹp về tinh thần mà cũng yêu cái đẹp của 1 thân thể cân đối nhờ sự vận động. Họ thường tổ chức những cuộc thi chạy, nhảy, ném tạ ... Chúng ta ngày nay tổ chức những thế vận hội là bắt chước họ.
    Họ cũng đặt ra những cuộc thi âm nhạc, thi văn mà giải thưởng là 1 vòng lá nguyệt quế choàng lên đầu nghệ sĩ.
    C - Chính Trị:
    Nhiều triết gia H y Lạp như Platon, Aristote ở thế kỷ thứ 4 tr.CN nghiên cứu các chính thể. Họ rất khen chế độ dân chủ. Ở 1 chương trên, chúng ta đã xét chế độ đó được áp dụng tại Arthènes ra sao.
    D - Đời sống:
    1 công dân Athènes sống giản dị và sung sướng lắm. Bọn nô lệ làm mọi việc để nuôi họ: cày ruộng, buôn bán, nấu nước, may vá, quản gia, lại dạy học cho con họ nữa, nên họ suốt ngày nhàn tản, tha hồ lo việc nước. Họ biết công của bọn nô lệ ấy, đốu đãi với chúng cũng khá.
    Họ ăn uống đạm bạc, ko lấy yến tiệc lưu liên làm thú như người La Mã, mặc thì đơn giản, nhã nhặn. Đàn bà trang điển 1 cách kín đáo, ko khoe của khoe sắc ở ngoài đường.
    Đã ít thị dục lại nhiều đầy tớ, họ biết làm gì cho hết ngày ? Đàn bà thì đọc sách, trồng bông; đàn ông thì họp nhau bàn việc nước, ngắm đất trời hoặc nói chuyện văn thơ, triết lý. Người Âu đời sau học văn chương, triết lý của họ mà ko tập được cách sống giản dị đó.
    E - Kiến trúc nghệ thuật
    Cánh đồng thì xinh xinh, bãi cỏ thì nho nhỏ, núi ko cao lắm, biển ko rộng lắm, trời nước trong trẻo, khí hậu ôn hòa, tất cả những cái đó có ảnh hưởng đến tâm hồn người Hy Lạp.
    Họ ko thích cái vĩ đại của người Ai Cập mà yêu cái chừng mực. Câu chuyện dưới đây tã đúng tinh thần ấy. 1 lực sĩ nọ ở thành Sparte, tới Athènes, khoe có tài đứng 1 chân lâu hơn mọi ngưòi. Dân Àthènes cười rộ, bảo: "Tài gì cái đó, 1 con ngỗng còn giỏi hơn anh".
    Tính thích sự điều độ, cân đối hiện rõ trong kiến trúc Hy Lạp. Di tích lâu đài, cung điện ở Athènes làm cho mọi người tán thưởng. Nó ko đồ sộ như kim tự tháp Ai Cập mà có vẻ duyên dáng, tươi đêp, nghiêm trang, nhã nhặn, đường thẳng và đường cong rất điều hoà nhịp nhàng. Tượng thần ở các cột, đục rất tinh xảo, nét mặt diễm lệ, áo quần thướt tha, cử chỉ mềm mại. Đền Parthénon ở Athènes đáng kể là 1 công trình mỹ thuật quý báu của nhân loại.

    F - Khoa học:
    Hy Lạp tiến được những bước khá dài về toán học và thiên văn.
    Euclide được coi là tổ môn hình học của chúng ta ngày nay. Phép lượng giác (Trigonométrie) bắt đầu phát triển.
    Archimède là nhá bác học nổi danh nhất thời thượng cổ. Ông nghiên cứu về Vật Lý, lập Hàn Lâm Việc Alexadrie và nói câu bất hủ sau này: "Cho tôi 1 chỗ dựa; tôi sẽ bẩy trái đất lên", tỏ rõ lòng tin tưởng vô biên của ông ở năng lực và tương lai khoa học.
    Thời đó người ta đã lập được 1 bảng kê 10 ngàn ngôi sao và tính đúng chiều dài 1 kinh tuyến.
    G - Văn học:
    Homère để lại 2 tập thơ bất hủ : "iliade" "Odyssée". Tập trên 1 tập anh hùng ca tả trận Troie, tập dưới có nhiều trang tả phong tục thời cổ,
    Về sử học có Hérodote.
    H - Triết học:
    Trên 200 năm trước, ngưòi Hy Lạp đã cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều do những nguyên tử kết hợp lại mà thành. Sự sáng suốt đáng cho ta khâm phục.
    Hiền triết có danh nhất của họ là Socrate. Ông sinh trong 1 gia đình nghèo hèn (cha đục đá), mặt mày xấu xí, nhưng có hoài bão lớn là muốn cải tạo hẳn đầu óc đồng bào. Suốt ngày ông đứng ở chỗ đông, gọi những người qua đường lại, đặt những câu hỏi bắt họ phải suy nghĩ, nghi ngờ những điều họ đã biết, rồi lý luận để giải quyết lại những vấn đề về chính trị, luân lý, tôn giáo....
    Ông lập ra phép Luận Lý, được nhiều người trọng vọng. Nhà cầm quyền nghi kị ông khi thấy ông muốn đạp đổ những tin tưởng cổ truyền, bắt ông phải uống thuốc độc. Suồt ngày trước khi chết, ông bình tĩnh bàn về triết lý với bạn bè, môn đẽ, rồi trước mặt họ, ông vui vẻ uống ly thuốc độc. Ko ai ko thán phụ cử chỉ đó.
    Đệ tử của ông là Platon truyền triết lý của ông, soạn cuốn "Chế Độ Cộng Hoà" để tả 1 chính thể lý tưởng. Aristote thầy học của Alexandre chính là môn sinh của Platon.
    1 triết gia khác, Zénon, lập ra thuyết khắc kỷ, cho rằng ai cũng tìm được hạnh phúc, miễn sống 1 đời đức hạnh với luật thiên nhiên.
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 19:13 ngày 05/05/2004
  10. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Trơ?i ơi, sao Julie bo? mất phâ?n chương 4-5 ma? nha?y thă?ng tới chương 6 vậy. Tiêu môf theo dofi mạch ba?i thấy mất va?i chôf khó chịu quá. Dâfu biết Julie thiệt la? khô? khi gof ca? một bộ sách da?i, nhưng đọc lôf chôf thi? tội nghiệp quá!!!! Kính tặng Julie tiê?u thư 5* la?m qua? đê? có ca?m hứng gof tiếp (va? nếu tiện thi? cho Tiêu môf xin chương 4, 5 cho trọn vẹn). Chân tha?nh ca?m tạ.

Chia sẻ trang này