1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử Thế Giới (khái quát)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi julie06, 04/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Zõ zồi ạh !!! còn chương 1 và 2, chương 4 và 5, post ngay đây ạh !! em đi ăn trưa cái, quay l về là có ngay thôi ạh !
    chỉ tiếc là ko scan được hình, tìm được bản đồ hợp lý để post lên nữa cho đẹp thui. hix.
  2. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 4: La Mã nối gót Hy Lạp - Lịch Sử La Mã
    1. Nguồn gốc dân tộc La Mã
    2 dân tộc Hy Lạp và La Tinh có họ hàng xa với nhau, cùng gốc 1 nơi, cùng tiến xuống phương Nam; Hy Lạp d8ịnh cư ở bán đảo Gréce thì La Tinh định cư ở bán đảo Ý. Hồi đầu cả 2 đều dã man, rồi sau Hy LẠp văn minh trước, khi Hy Lạp suy thì LA Tinh bắt đầu thịnh.
    Dân tộc La Tinh, lập quốc ở trung bộ nước Ý, dựng thành La Mã trong thế kỷ thứ 8 tr.CN, vì vật người ta gọi là người La Mã.
    Lúc đó tại Bắc bộ nước Ý có dân tộc Etrusque, Nam bộ thì có người Hy Lạp. Cả 2 đều là thầy dân La Mã, dạy họ cất nhà, xây cầu, đào kênh, cùng lối chữ viết, các môn khoa học, văn học. Một khi họ văn minh, họ đánh lại thầy cũ và sau 2 thế kỷ chiến tranh gay go, họ chiếm được trọn bán đảo.
    2. Đức tính của họ
    Họ thắng lợi được như vậy nhờ họ gan dạ, bền chí, nhất là có óc tổ chức.
    Công dân La Mã nào từ 17 đến 60 tuổi mà có nhà có ruộng đều phải nhập ngũ. Kỷ luật sắt đá, thưởng phạt công minh, nên khi tấn công thì cảm tử quân hăng hái xông vào bên địch mà khi nghỉ ngơi thì trãi được canh phòng rất cẩn mật.
    Chiếm được đất rồi, họ tổ chức sự cai trị, lập đồn lũy ở nơi hiểm yếu, xây đườg sá để di chuyển quân đội, dùng chính sách để trị. Có miền họ cho được sáp nhập vào chính quốc, dân được hưởng đủ quyền lợi như họ; có mièn chĩ là thuộc địa, quyền lợi ít hơn, thành thử miền nọ ganh với miền kia và họ dễ sai bảo. Kẻ nào được nhập tịch La Mã thì thật là trung thành, hy sinh tính mạng để bảo vệ tổ quốc.
    3. Chiến tranh với Carthage
    Thành phố La Mã càng thịnh thì càng làm cho thành Carthage thê lo.
    Thành này ở bờ biển Phi Châi, đối diện với La Mã. Từ khi dân tộc Phénicie suy, dân Carthage tách ra, tự lập thành 1 tiểu quốc. Họ chuyên việc thương mãi, có 1 đội chiến binh mạnh mẽ. Quyền hành ở cả trong tay các nhà buôn giàu nhất. Hễ thương mãi phát đạt, bọn bình dân có công ăn việc làm thì trong thành yên ổn; trái lại họ mà thất nghiệp thì sinh lộn xộn. Vì vậy bọn cầm quyền Carthage ăn ngủ ko được khi thấy La Mã chiếm mối lợi thương mãi của mình.
    Họ biết rằng đánh nhau thì chưa chắ ai đã thắng ai: họ có chiến thuyền mạnh thật đấy song tinh thần quân lính thì ké, còn La Mã chiến thuyền ít mà tinh thần quân lích thì cao. Cho nên họ đề nghị chia khu vực ảnh hưởng. Song giải pháp ấy ko vững lâu được; quyền lợi 2 bên xung đột nhau hoài, bên nào cũng muốn chiếm đảo Sicili và chiến tranh bùng nổ.
    Chiến tranh chia làm 3 hồi.
    Hồi đầu kéo dài trên 20 năm, La Mã thắng và chiếm được đảo Sicie. Họ ngưng chiến trên 20 năm nữa, trong lúc đó, mỗi bên đều củng cố thế lực ở các thuộc địa.
    Hồi thứ nhì Hannibal chỉ huy quân Carthage. Ông là 1 viên tướng đại tài, có đởm lược, rất được lòng sũ tốt. Ông xuyên qua dãy núi Pyrenées vào xứ Gaul, leo núi Alpes, tiến vào nội địa Ý. Dân chúng thấu ông tới với 1 đoàn mãnh thú kỳ dị, mỗi con lớn = căn nhà 1 - lần đó là lần đầu tiên ông dùng voi ra trận - hoảng lên, chạu trốn toán loạn. Quân La Mã tuy đông mà thua luôn nhiều trận, sau dùng chiến thuật du kích, làm cho quân Hannibal khốn đốn, sức mỗi ngày 1 kiệt. Lúc đó 1 tướng La Mã cả gan đem hùng binh qua tấn công Carthage 1 cách bất ngờ. Nhà cầm quyền Carthage lo sợ, kêu Hannibal về cứu nhưng ko kịp, Carthage chịu La Mã đô hộ.
    Thắng được Carthage rồi, La Mã lần lần chiếm hết các miền ở ven bờ Địa Trung Hải. Trong lúc đó, Carthage phục hưng khá mau. La Mã tấn công 1 lần nữa, quyết liệt vô cùng. Trong 3 năm ròng rã, họ bao vây Carthage, dân Carthage đói quá mà cũng ráng chống cự. Sau quân La Mã vô được, đốt phá dinh thự, san phẳng thành phố, lửa chấy nửa tháng mới tắt (năm 146 tr.CN).
    Người La Mã chia những xứ chiếm được thành từng tỉnh, đặt dưới quyền cai trị. Dân thuộc địa được giữ phong tục, tôn giáo, tiến nói của họ, nhưng bị quan La Mã bóc lột tàn nhẫn. Chính sách thuộc địa đó chỉ làm giàu hạng quý phái và hạng đại tướng, còn dân đen, như đoạn sau ta sẽ thấy, đã chẳng được lợi mà còn cơ cực hơn trước nhiều.
    4. Chế độ cộng hòa La Mã
    Ban đầu, La Mã có vua, sau bọn quý phái ko chịu sự áp bứa của nhà vua, lật đổ ngai vàng, lập chế độ cộng hoà, nắm hết quyền hành, hiếp đáp dân đen. Bọn này uất ức, đoàn kết nhau đẻ tranh đấu, lần lần đòi được binh quyền với hạng trên. Từ đó, mỗi công nhân có quyền ứng cử, bầu các viên thẩm phán và biểu quyết các đạo luật. Nguyên lão nghị viện lựa trong các thẩm phán, 2 viên tổng tài (Consul).
    Tuy nhiên, chế độ đó chỉ có vỏ dân chủ và bọn giàu giữ hết các địa vị vì họ có đủ tiền để mua thăm; còn bọn tiểu nông bị phá sản lần lần thành giai cấp hạ lưu.
    5. Bọn tiểu nông bị phá sản
    Bọn này bị phá sản vì chiến tranh đế quốc. Như chương trên chúng tôi đã nói, công dân La Mã nào có vườn ruộng đều phải nhập ngũ, đất đai của họ phải bỏ hoang; mãn hạn về, họ gắng sức cày bừa, nhưng lúa bán ko được giá; bọn quý phái, đại tướng làm giàu nhờ chiến tranh, chiếm đất mua nô lệ ở thuộc địa, sản xuất lúa rất nhiều, chở về bán trong nước với giá rẻ mạt. Thế là bọn tiểu nông phải bán đất cho bọn quý phái mà ra La Mã sinh nhai. Có ai mướn họ đâu: công việc gì cũng đã có bọn nô lệ làm hết rồi. Họ đành phải hành khất hoặc bợ đỡ nhà giàu cầu cơm thừa canh cặn. Thực tủi nhục cho họ: đem xương máu ra giúp nước để được thưởng công như vậy đó ! Họ phẫn uất, muốn ********* song bọn quý phái mỉm cười bình tĩnh ngâm thơ Horace vì đã có binh đội để đàn áp cuộc phiến loạn.
    2 anh em nhà nọ, thấy tình thế đó hại cho quốc gia, muốn cải thiện đời sống của hạng tiểu nông. Người anh là Tibérius đề nghị chia lại đất, hạn chế số ruộng của nhà giàu, bị bọn nhà giàu giết chết.
    Thấy gương anh mình như vậy, người em là Caius đã chẳng sờn lòng, quyết định tiếp tục mà còn tiến xa hơn, đặt ra luật giúp đỡ nhà nghèo, đưa họ đi khẩn đất hoang, song tụi nhà giàu khéo vận động, làm cho công việc của ông thất bại, rút cục ông cũng bị giết nữa.
    6. Chế độ độc tài
    Từ đó La Mã sống dưới chế độ độc tài, Viện dân biểu mất quyền phủ quyết, mỗi đạo luật trước khi đem thi hành, phải được nguyên lão nghị viện chấp thuận. Tới thế kỷ thứ 1 tr.CN, quyền ở cả trong tay bộ 3: 2 quân nhân: Pompée và César, và 1 đại phú gia: Crassus.
    Pompée khéo léo cầm quân, dẹp được nội loạn ở các thuộc địa, song tài còn kém César. Ông này chinh phục xứ Gaule - nước Pháp hồi xưa, xứ Ai Cập, lật Pompée, tổ chức lại quốc gia, nghiêm cấm các cuộc họp, muốn đổi chính thể cộng hoà thành chế độ quân chủ chuyên chế, tự ý đặt luật, ko cần hỏi các nguyên lão nghị viện. Lòng dân bất bình và César bị giết chết.
    1 bộ 3 khác lên cầm quyền, cũng độc tài. Họ chia nhau mỗi người cai trị 1 miền, quyền lợi xung đột nhau, rút cục kẻ tài ba nhất là Octave thắng 2 kẻ kia và thống nhất đế quốc.
    Octave khôn ngoan hơn César ổ chỗ mới đầu làm bộ nhũn nhặn, ko đòi quyền hành gì cả, 1 mực thuận ý dân để làm lợi cho dân, nhờ vậy địa vị ông rất vững; nhưng đến khi nguyên lão nghị viện tặng ông tôn hiệu là Auguste (nghĩa là vĩ nhân) thì ông cũng làm bộ miễn cưỡng nhận, rồi khi tướng sĩ của ông tôn ông làm Hoàng Thượng thì ông cũng ko từ chối.
    Rồi cứ lần lần như tằm ăn dâu, ông thu hết quyền trong tay: quyền tổng chỉ huy quân đội, quyền bất khả xâm phạm, quyền phủ quyết các đề nghị của nghị viện, quyền tối cao về tôn giáo, quyền bổ hay truất tất cả các bá quan. Tóm lại, ông thành 1 hoàng đế lúc nào mà dân La Mã ko hay, lại còn thờ sống ông nữa.
    Ông chiếm đất đai; đế quốc La Mã lúc đó gồm: Ý, Pháp, Y Pha Nho, Hy Lạp, Tiểu Á, và 1 dãy theo Địa Trung Hải từ Syrie tới Ai Cập, Carthage.
    Ông có công kiến thiết trong nước, khuyến khích văn chương, mỹ thuật. Khi ông mất, ngôi báu về con ông (năm 14 tr.CN). Thế là chế độ cộng hoà biến thành chế độ quân chủ cha truyền con nối !
    7. Các hoàng đế La Mã
    Trong 2 thế kỷ sau, có 2 hoàng đế đáng cho ta nhớ là Néron và Marc Aurèle.
    Néron bạo tàn như Kiệt, Trụ; giết em, giết mẹ, giết thầy họ cũ. Thành La Mã cháy mất già nửa, người ta ngờ Néron ra lệnh đốt để cất lại cho đẹp hơn. Có kẻ lại phao rằng chính mắt trông thấy y gẩy đàn, miệng ngâm thơ, vừa ngắm cảnh cháy vừa tìm hứng. Néron nghe tin đồn ấy sợ dân chúng nổi loạn, bèn đổ tội cho tín đồ đạo Da Tô đã đốt thành rồi tàn sát họ.
    Marc Auréle, trái lại, là 1 hiền triết, theo phái khắc kỷ, siêng năng và nhân từ, để lại tập "Tư tưởng" rất có giá trị.
    Trong 2 thế kỷ ấy đế quốc được bình trị, văn minh La Mã truyền bá khắp nơi. Tổ tiên người Pháp được khai hoá ít nhiều, có công nghệ, trường học, đường sá, lâu đài, là nhờ La Mã.
    8. La Mã suy vong
    Từ thế kỷ thứ 3 sau CN, La Mã bắt đầu suy.
    Nguyên nhân chính là bọn cầm quyền bỏ mất những đức quý của tổ tiên như giản dị, cần lao, kiên nhẫn; mà hoá ra xa xỉ, biếng nhác. Họ chỉ biét thờ "con bò vàng" mua quan bán tước, đến nỗi 1 sứ gia bảo họ "đã đem bán đấu giá ngai vàng". Nhiều chức làm đã ko có lương mà còn phải bỏ tiền túi ra mướn người giúp việc nữa, vậy mà người ta tranh nhau, bán cả gia sản mua chức cho kỳ được vì chỉ 1 trong 2 năm thôi, người ta sẽ thu đủ số vốn còn lời thập bội là khác ! Chúng ta tưởng tượng như vậy, làn sóng hối lộ cao tới bực nào và còn lương tâm nào mà ko bị nó lội cuốn.
    Có nhiều tiền thì tất nhiên phải tiêu phí: bọn quý phái La Mã cân vàng để đổi lụa Trung Hoa, họ mua những đồ gia vị ở Ấn Độ như đinh hương, hồi hương, hồ tiêu, vung tiền ra mua mía và gạo của phương Đông, lê và táo của Tiểu Á, đeo những ngọc thạch và kim cương Ba Tư, và muốn đỡ buồn, họ lại đấu trường coi người đánh nhau với mãnh thú, hoặc người đâm chém người, để được hưởng những cảm xúc rùng rợn.
    Còn tình cảnh của dân đen ? 1 văn sĩ đương thời đã tả nó như vầy: "Những thú rừng còn có cái hang để ẩn, còn dân La Mã (...) thì ngoài khí trời ra, ko có chút gì cả. Vô gia cư, họ dắt díu vợ con nheo nhóc, xanh xao (...). Người ta bảo họ làm chủ thế giới mà thực họ ko có 1 miếng đất để cắm dùi".
    Quân đội thì mất tinh thần: người ta ko có tiền trả lương cho họ vì người ta chỉ lo ăn cắp công quỹ và tranh giành địa vị (chỉ trong 1 thế kỷ mà 25 ông vua thay phiên nhau lên ngôi sau khi cướp được ngai vàng). Có lần hô thua 1 rợ ở trung bộ châu Âu và từ đó nhà cầm quyền La Mã phải dùng dân thuộc địa và bọn nô lệ làm lính. 2 hạng này tất nhiên ko ham ra trận, nhất là khi họ theo đạo Da Tô, coi người khác như anh em, thì họ đào ngụ rất đông. Người La Mã giam họ, giết họ, họ cùng nhau ca hát nhận tử hình vì như vậy là sớm được lên Thiên đàn ngồi bên cạnh Chúa !

    Nhiều ông vua muốn cứu vãn tình thế, ráng sức phục hưng, nhưng kết quả chỉ là kéo dài hơi tàn của đế quốc trong 1 thời gian, tới khi 1 ông chia đế quốc làm 2 phần cho 2 con: phần phía Tây, kinh đô là La Mã; phần phía Đông, kinh đô là Byzance; thì phần phía Tây đã quá suy, ko đủ sức chống các rợ nữa.
    Các rợ này ở phương Bắc bị rợ Hung Nô dồn xuống. Rợ Hung Nô vốn ở Mông Cổ, rất thượng võ, thường quấy rối Trung Quốc, trai gái đều giỏi cưỡi ngựa, bắn tên, đều coi nhẹ cái chết.
    Vì Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành để ngăn họ, họ quay sang châu Âu, dưới sự chỉ huy của Attila, tới đâu thắng đó, chiếm trọn 1 giải từ Đông qua Tây, cướp phá Nga, và Trung Âu, giày xéo Gaule, dân tộc nào cũng sợ họ như sợ bệnh dịch (thế kỷ thứ 4 sau CN).
    Rợ Germain ở phía Bắc xứ Gaule, nghe nói họ tới, bỏ cả nhà cửa, vườn tược, chạy về phương Nam, xâm nhập đế quốc La Mã.
    Trước sau có đến 5 giống rợ cũng vì lẽ đó mà ùa cả vào Ý, Hy Lạp, tàn phá các châu thành; đường sá hư hỏng, hải cảng bỏ hoang, kỹ nghệ và thương mãi đình trệ, lâu đài bị đốt mà sách vở thì bị ném xuống sông.
    Thế là nền văn minh do người Ai Cập, Caldée, Assyrie, Hy Lạp truyền lại từ mấy nghìn năm, chỉ trong vài thế kỷ đã bị tiêu diệt ở phía Tây. Lúc đó vào thời vua Romulus Ausgustule năm 476 sau CN. Lạ thay ! La Mã do Romulas dựng nên, cũng đến Romulus thì tàn.
    Cũng may, ở phương Đông, thành Byzance - cũng có tên là Constantinople vẫn còn thịnh, giữ được 1 phần nào nền văn minh cổ rồi truyền qua nước Nga bây giờ. Tuy nhiên, giữa 2 phần của đế quốc, Đông và Tây, ko còn gì liên lạc với nhau cả.
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 19:16 ngày 05/05/2004
  3. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 5: Văn minh La Mã
    1. Đặc điểm văn minh La Mã, Luật La Mã
    Dân tộc La Mã ít thiên tư về nghệ thuật, ko tò mò về khoa học, lý luận kém mà tưởng tượng cũng kém người Hy Lạp, song có óc thực tế và rất giỏi tổ chức.
    Họ nổi danh nhất về chiến tranh, cai trị và luật. Ở chương trên, ta đã biết tài cầm quân và cai trị của họ, nay xét qua về luật La Mã.
    Dưới chế độ cộng hoà họ có 1 hiến pháp vừa mềm mại vừa vững chắn vì được xây dựng trên thủ tục, đại cương thì bất biến mà tiểu thuyết thì tùy thời thay đổi. Dân chúng lại rạt trọng luật, nhờ vậy chế độ cộng hoà của họ đứng được 5 thế kỷ. Hiến pháp quy định cách cai trị chính quốc và các thuộc địa. Giữa thế kỷ thứ 5 tr.CN, người La Mã công bố 1 bộ luật; bộ này được cải thiện lần lần và sau này, nhiều nước châu Âu phỏng theo mà làm luật.
    Nhờ tài tổ chức đó mà đế quốc họ bình trị được trên 2 thế kỷ (đời sau họ được truyền bá sâu xa trong các thuộc địa).
    2. Xã hội
    Xã hội chia là, 3 giai cấp:
    - Hạng quý phái kiêu căng, giữ trọng trách trong chính phủ hoặc buôn bán. Từ khi họ bóc lột dân thuộc địa, họ sống xa xí như trên ta đã biết.
    - Hạng tiểu nông sau bị phá sản.
    - Hạng nô lệ đông vô kể. Nhà giàu nào cũng nuôi hàng trăm nô lệ. Bọn này ko có chút quyền gì cả, làm vần vật suốt ngày, bị đánh đập tàn nhẫn (ko như bọn nô lệ Hy Lạp thời trước, bị chủ treo cổ trên cây hoặc đóng đinh vào thập ác). Nhiều khi họ ********* nhưng bị người La Mã dẹp được ngay.
    1 số rất ít nô lệ nhờ thông minh và gặp chủ nhân từ mà được giải phóng.
    3. Gia đình - Tôn giáo
    Gia đình La Mã cũng gần giống như gia đình Trung Hoa và Việt Nam hồi xưa. Uy quyền người cha rất lớn và có tính cách tôn giáo vì người cha giữ công việc thờ phụng, tức công việc quan trọng nhất trong gia đình. Cha có quyền đuổi con đi, đánh chết con, cưới, gả con theo ý mình.
    Ngoài việc thờ cúng tổ tiên, người La Mã còn thờ rất nhiều thần (trên 3 vạn vị), và thường cúng bái, cầu thần che chở.
    4. Mỹ thuật
    Người La Ma xây những nghị trường (Forum), hí trường đồ sộ dài 200 thước, cao 40, 50 thước. Đền Panthéon rất nổi tiếng. Kiến trúc của họ vừa hùng như kiến trúc Cận Đông, vừa nhã như kiến trúc Hy Lạp, điều lạ là họ dùng bê tông.
    Họ giỏi nhất về việc xây dựng đường và thủy lộ, tức những cầu cao và dài hàng trăm, hàng ngàn thước để dẫn nước. Đường đi của họ lát đá, trải qua 2000 năm rồi còn chắc.
    Thành La Mã có 900 nhà tắm công cộng thênh thang, có nước nóng.
    5. Văn học
    Về khoa học, công của họ ko đáng kể, nhưng văn học của họ rực rỡ lắm, nhờ họ chịu ảnh hưởng Hy Lạp.
    Văn hào bậc nhất là Cicéron đồng thời với César. Ong có tài hùng biện, có công trau giồi tiếng La Tinh thành 1 tiếng phô diễn được những tư tưởng rất cao đẹp.
    Tite Live bỏ qua 40 năm viết 1 bộ sử vĩ đại về La Mã, lời rất đẹp, nhưng tài liệu kém.
    Horace là 1 thi bá, lời điêu luyện, giọng mỉa mai.
    Virgile chuyện ca ngợi đời thôn dã. Tác phẩm của 4 nhà đó hiện nay còn đem dạy ở Âu.
    Ngoài ra ta nên kể thâm Tacite.
    Tự mẫu chúng ta dùng ngày nay chính do người La Mã đặt ra.
    o0o​
    Chương 6: Đạo Da Tô
    1 số sử gia cho đế quốc La Mã mau suy tàn do sự phát triển của đạo Da Tô. Lời ấy đúng được 1 phần nhỏ vì người sáng lập đạo đó, tức là Jésus Christ (1) chống lại sự tàn bạo của các hoàng đế La Mã và 1 số đông tín đồ của ông, trong gia cấp nô lệ, ko chịu đánh giặc cho kẻ đã áp bức họ tàn nhẫn.
    Đời sống Jesus cũng như đời sống các giáo chủ khác được hậu thế tô điểm thêm cho có vẻ thần bí. H.G.Wells trong cuón "Đại cương lịch sử Thế Giới", bỏ hết phần tô điểm đó đi, và tả Jesus như 1 người nghiêm trang, hăng hái có khi nóng chảy, đi lang thang khắp nơi dạy cho người đời 1 đạo giản dị sâu xa, đạo yêu Thượng Đế và nhân loại; yêu Thượng Đế vì Thượng Đế là cha của loài người, yêu nhân loại vì nhân loại là anh em ruột của nhau.
    Jesus sinh năm nay được 1956 năm (2), trong 1 chuồng bò ở Bethléem; xứ Judée và sống ở Nazarech sứ Galidée, nhà nghèo, cha làm thợ mộc.
    Tuổi thơ của ông koc ó gì đặt biệt. Gần 30 tuổi ông đi giảng đạo khắp nơi trong 3 năm rồi tới Jérusalem.
    Đạo của ông cũng do đạo Do Thái mà ra, nhưng ông thêm 1 điểm mới và quan trọng: lòng bác ái.
    Dân miền syrie và Palestine hồi ấy bị La Mã đô hộc, sống đau khổ, cơ cực. Ông bất bình trước tình trạng ấy, muốn san phẳng các giai cấp, bảo giàu nghèo sang hèn gì thì cũng là con của Trời và ngang nhau. Người nào kính trời, yêu đồng loại, con người khác như cha mẹ hoặc anh em, con cháu mình thì chết đi sẽ được lên Thiên đường.
    Quan niệm về Thiên Đường ấy rất mới mẻ, an ủi người nghèo khổ, giúp họ nhẫn nhục chịu đựng những bất công ở cõi đời, nên khi Jesus nói: " Ai là người đau khổ, lại đây với tôi" thì các hạng nô lệ, thợ thuyền, nông dân, tất cả những kẻ bị khinh bỉ, giày xéo, vui vẻ ùn ùn nhau theo ông.
    Ông dạy cho họ khinh sự giàu sang, có dư thì chia cho kẻ khác.
    Ông bảo họ chỉ được thờ Trời thôi còn các Hoàng đế La Mã chỉ là người thường như họ; như vậy nhà cầm quyền La Mã tất ko ưa ông.
    Ông lại bảo Thượng Đế ko phải là cha riêng của dân tộc nào, nên người Do Thái oán ghét ông, vì họ có tinh thần quốc gia khá mạnh, tin rằng chỉ dân tộc họ mới là con Trời. Họ tìm cách hãm hại ông và khi ông tới Jerusalem, họ vu cho ông là phiến loạn, bắt buộc nhà cầm quyền La Mã phải xử tội ông và ông bị đóng đinh lên thập ác trên núi Golgotha, cùng với 2 tên cướp , năm ông 30 tuổi. Ông hấp hối trong 3 giờ, trước khi tắt thở, phều phào lời nói nhân từ vô cùng và bất hủ này: "Cha, xin cha tha thứ cho họ, họ ko biết họ làm gì".
    Đời của ông chép trong Tân Ước (Nouveau Testament) 1 phần của Thánh Kinh (phần kia là Cựu Ước: Ancien Testament, chép đời các vị thánh sanh trước ông).
    Sau khi ông mất, đệ tử truyền bá đạo bác ái. Người có công nhất là Thánh Paul. Mới đầu, tín đồ bị vua La Mã tàn sát dữ dội; mặc dù vậy, đạo vẫn mỗi ngày 1 bành trướng, tới thế kỷ 18, 19 khắp thế giới ko đâu ko có người theo.
    ----------
    (1) Christ nghĩa là cứu thế
    (2) chính ra ông sinh cách đây được 1962 năm, nhưng ở thế kỷ thứ 6. Thầy tu Denys đã tính sai và từ đó người ta ko sử đổi (sách này in năm 1956 - NXB)
    *
    * *​
    Hy Lạp và La Mã còn điểm giống nhau nữa: cả 2 đều từ chế độ dân chủ bước qua chế độ quân chủ chuyên chế, khi đế quốc của họ mở rộng. Vậy chế độ dân chủ thời ấy chỉ hợp với 1 số dân nhỏ, 1 miền nhỏ.
    Từ chương sau, chúng ta bắt đầu xét văn minh cổ phương Đông, tức Ấn Độ và Trung Hoa. Ta sẽ thấy Đông và TÂy, mỗi văn minh có 1 vẻ riêng nhưng rực rỡ thì ngang nhau. Điều này sẽ làm cho ta ngạc nhiên: cả 2 xuất hiện trên gần cùng 1 thời với nhau mà đến khi suy cũng trước sau nhau ko bao lâu và nguyên nhân sự suy bại đó đều do những dân tộc dã man xâm chiếm.
    ----------
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 19:44 ngày 05/05/2004
  4. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Phần 4: Ấn Độ và đạo Phật
    o0o​
    Chương duy nhất
    1. Ấn Độ thời Thưọng Cổ
    Như chúng tôi đã nói, dân tộc Ấn Độ là anh con chúc con bác với dân tộc Ba Tư. Cả 2 cùng ở phía Đông biển Caspienne tiến xuống phương Nam, người Ba Tư ngừng tại trung nguyên Iran thì người Ấn Độ tiếp tục tiến, vượt sông Ấn, vào bán đảo Ấn Độ.
    Bán đảo này hình tam giác, phía Bắc là 1 dãy núi hiểm trở, còn 3 mặt kia là biển. Vì có 2 con sông lớn ở biên giới Đông và Tây (sông Ấn và sông Hằng) xứ đó gần như cô lập. Theo bờ biển có 2 dãy đồi cao, ngăn gió mưa từ biển thổi vào, nên miền giữa bán đảo khô, nóng lắm, và có nhiều bãi sa mạc nhỏ.
    Người Ấn Độ tới bán đảo, đánh đuổi thổ dân rồi chiếm đất. Họ bỏ nghề du mục, sống về nghề nông, thương mãi ko có gì.
    Do địa thế, xứ đó chia thành hàng ngàn tiểu quốc, giao thông với nhau hơi khó, nên lịch sử Ấn Độ thời xưa ko có gì đáng kể: họ ko bị dân tộc nào xâm lăng, mà cũng ko thống nhất được. Có tiểu quốc chỉ nhỏ = 1 làng, mà sống yên ổn hàng thế kỷ.
    Họ đã có 1 lối chữ biết nhưng chưa được thông dụng và kinh Vệ đà của họ là 1 áng văn chương có giá trị.
    Xã hội cũng chia là nhiều giai cấp: bọn quý phái sống mơ mộng trong cung điện, hết đi săn thì hưởng thanh sắc, bọn tu hành Bà La Môn chẳng làm việc gì, chỉ tụng niệm và rất được trọng; hạng binh sĩ, hạng thương nhân và nông dân; và hạng tôi tớ tuy chưa đến nỗi như hạng tiện dân sau này (1) song chắc cũng ko hơn gì hạng nô lệ Hy Lạp là mấy.
    Bọn tu hành Bà La Môn ko có quyền hành như bọn quý phái, nhưng uy thế rất mạnh, cũng tựa như Giáo Hội thời Trung Cổ ở Âu. Thực ra họ hành đạo để giữ chế độ giai cấp như trên hơn là để cứu nhân độ thế. Họ đặt ra rất nhiều lễ nghi ai cũng phải theo và chỉ họ mới được làm chủ lễ, nên ai mà dám chống lại họ ? Họ dạy người ta thờ thần Bà La Môn và chịu khổ hạnh để thoát vòng sinh tử, mà khi chết đi linh hồn được nhập với đại khối.
    Giữa xã hội như vậy, 1 vị Phật ra đời, cũng muốn san phẳng các giai cấp.
    ----------
    (1) Bọn này bị các giai cấp khác khinh, tởm hơn là ta khinh tởm người cùi, đến nỗi ko ai dám lại gần họ và cái bóng của họ chiếu vào vật gì thì vật đó coi là dơ bẩn, phải ném đi chứ ko ai chịu mó vào nữa
    ----------

    2. Tiểu sử Thích Ca Mầu Ni

    Trong lịch sử nhân loại, hạng anh hùng có công cứu nước, hạng bác học có tài phát minh thì rất nhiều, còn hạng người nhờ đạo đức cao đẹp mà thu phục nhân tâm, cải hoá quần chúng thì rất ít, may lắm được 5, 6 người. Họ ko có 1 tấc đất mà khinh hết thảy của cải ở trần gian, ko có 1 chút quyần mà vua chúa phải nể; áo quần ránh rưới, thân hình tiều tụy, họ lang thang khắp nơi, thốt 1 lời là người ta chép thành kinh, vẫy 1 cái là người ta ùn ùn tới.
    Họ đều sinh ra ở châu Á. Người ra đời trước hết là Moise, rồi tới Thích Ca Mầu Ni, Khổng Tử và Jesus (1). Vị giáo chủ hiện nay được nhiều người theo nhất là Thích Ca.
    Đời ông thật là 1 tiểu thuyết.
    Ông sinh ở thế kỷ thứ 6 tr.CN, tại 1 tiểu quốc bên cạnh xứ Népal hiện nay, dưới chân dãy núi Himalya. Thân phụ ông là 1 vị quốc vương. Thân mẫu ông ngoài ngũ tuần mới sanh ông, nên quý ông lắm.
    Ông ko được học hành gì mấy như ông rất thông minh. 19 tuổi, ông cưới vợ, sống 1 đồi vương giả giữa vàng bạc, lụa là, khi săn bắn trong rừng sâu, lúc nghe hát trong thượng uyển. Nhưng giữa chốn thanh sắc đó ông chỉ thấy buồn, buồn mênh mông, vô cớ, cái buồn của 1 tâm hồn cao cả, muốn làm cái gì giúp nhân loại mà chưa được. Mỗi khi ông ủ rũ, thì kẻ hầu người hạ tìm đủ cách để làm vui ông; hương lại ngát thêm, sắc lại tươi thêm, nụ cười khoé mắt tình tứ, tiếng đàn tiếng hát du dương, réo rắt thêm, quyến rũ thêm nhưng cái sầu của ông chỉ tăng mà ko giảm, như cái sầu vạn cổ vậy.
    Ông thấy cái đời trong cung điện nguy nga, bên những cung nữ diễm lệ ko phải là đời của ông; nó chỉ như "1 vụ nghỉ đã kéo dài quá lắm".
    Trong khi tâm hồn ông khủng hoảng như vậy thì 4 cảnh mắt thấy tai nghe làm ông suy nghĩ.
    1 hôm, ra ngoài thành chơi, ông gặp 1 người ốm yếu, mắt mờ, châm chậm, da nhăn heo, tay lóng cóng, ông xúc động, thở dài. Xa Nặc, người tớ trung thành của ông bảo: "Đường đời như vậy, ai thoát cảnh già, than thở làm chi ?".
    Ông chưa quên cảnh đó thì lại thấy 1 người bị bệnh dịch, rên la ở gốc cây, thân mình quằn quại, 2 tay quào đất miệng méo xệch, mắt trợn trừng. Lần này ông càng xúc động, nhưng Xa Nặc lại bảo: "Đường đời như vậy, ai thoát cảnh bệnh, thanh thở mà chi ? ".
    Lần thứ 3, ông gặp 1 xác người ko ai chôn cất, trương lên, hôi thối, diều quạ rỉa mắt, thú dữ xé thịt. Ông rơi lệ, Xa Nặc vỗ về: "Đường đời như vậy, ai thoát cảnh tử, than khóc mà chi ?".
    Từ đó 3 hình ảnh lão, bệnh, tử lởn vởn hoài trong óc ông tới khi gặp 1 nhà tu hành khổ hạnh, đăm đăm suy nghĩ để tìm chân lý, ông quyết chí đi tu, thì có tin vợ ông đã sanh trai. Ông đã chẳng vui, còn than thở: "Lại thêm 1 dây tình nữa phải cắt đứt".
    Ông về cung. Thấy yến tiệc bày linh đình để ăn mừng tin lành ấy, ông đành gượng vui, nhưng nửa đêm, ông thức giấc, "hoảng hốt như 1 người hay tin nhà mình cháy". Ông ngồi dậy suy nghĩ 1 lát, ra phòng ngoài, đánh thức Xa Nặc bảo sửa soạn xe cho ông đi, rồi trở vào.
    Dưới ánh đèn dầu, vợ ông đương ngủ, con nhỏ trong tay. Ông muốn ôm vợ con vào lòng trước khi vĩnh biệt, nhưng sợ làm thức giấc người thân, ông lặng lẽ quay ra, qua phòng các vũ vữ, thấy mặt hoa thiêm thiếp dưới ánh trăng, ông rảo bước, leo lên xe, cùng với Xa Nặc tiến ra khỏi thành.
    Lúc đó, dông tố nổi trong lòng ông. Ông ráng chống lại với tiếng gọi của gia đình, của phú quí vinh hoa. Sáng hôm sau, ông tới 1 bờ sông, lấy gươm cắt tóc đưa cho Xa Nặc bảo y trở về; còn ông thì lang thang đi tìm đạo, nhưng nghe nhà tu hành nào thuyết pháp, ông cũng bất mãn.
    Hồi đó, người Ấn Độ tin rằng chịu khổ hạnh thì càng dễ tìm được con đường sáng. "Họ coi thân thể là kẻ thù của linh hồn, xác thịt là con thú phải xiềng xích, phải hành hạ cho đến bao giờ tê mê mà ko còn cảm giác nữa". Ông bắt chước họ, cùng với 5 đệ tử vào rừng sâu nhịn đói, nhịn khát, đày đọa thân thể; danh tiếng ông vang lừng, nhưng lòng ông vẫn buồn bã vì chưa thấy ánh sáng.
    1 hôm, yếu quá, ông đương đi, lảo đảo rồi té, nằm mê man trên đất; khi tỉnh lại, ông nhận rằng cách tu ấy vô lý và muốn suy nghĩ sáng suốt thì thân thể phải khoẻ mạnh trước đã. Thấy ông đổi ý, đệ tử ông bỏ ông, mọi người khinh ông. Ông lại lủi thủi lên đường, mặc tiếng thị phị.
    1 lần ngồi dưới gốc cây bồ đề, trầm tư. Kinh Phật chép là ông trầm tư 49 ngày - ông bỗng nhiên tìm thấy chân lý. Ông đã tự giác và đắc đạo. (2)
    Ông đi tìm 5 đệ tử cũ của ông, giảng đạo cho họ, lần đầu họ ngờ, sau mới tin và gọi ông là Phật. Phật là 1 danh từ chỉ những người đắc đạo, giáng thế để cứu nhân loại. Theo đạo Bà La Môn rất thịnh hành ở Ấn Độ thời ấy, cứ vài trăm năm lại có 1 vị Phật ra đời. Vậy trước Thích Ca đã có nhiều Phật mà sau ông còn nhiều vị khác nữa. Nhưng hình như Thích Ca ko tin thuyết đó và ko bao giờ tự nhận mình là Phật cả.
    Trong 45 năm sau, ông đi khắp thung lũng sông Hằng, giảng đạo cho mọi người, rồi tịch năm 488 tr.CN.(3)
    Ta thấy nỗi buồn của ông, những thắc mắc của ông là của chúng ta: ai ko buồn rầu về cảnh lão, bệnh, tử ? Ai ko có lúc muốn tìm 1 chân lý, 1 mục đích cho đời ? Và khi tìm chưa được thì ai chẳng băn khoăn ?
    Vậy, nhìn vào đời ông, ta thấy hình ảnh chúng ta, 1 hình ảnh cao đẹp, rực rỡ hơn bội phần, nhưng quả là hình ảnh chúng ta, nên ta vừa kính phục vừa cảm mến. Ông đông tín đồ, có lẽ vì vậy.
    ----------
    (1) Chúng tôi ko kể Mahomet, người sáng lập đạo Hồi vì như trong cuốn thứ 2, độc giả sẽ thấy, đạo ông ko có gì mới mẻ mà ông lại dùng binh lực để truyền bá nó, bắt buộc người ta phải theo.
    (2)Cây bồ đề đó chết đã lâu, nhưng tại gần gốc nó mọc lên 1 cây khác rất lớn. Hiện nay ở Tích Lan (Ceylan) có 1 cây bồ đề tương truyền là trồng từ thế kỷ thứ 3 tr.CN, do 1 nhánh của cây bồ đề chính. Cành nó lớn đến nỗi phải xây cột để chống. Gần đây, hội Thông Thiên học Việt Nam đã xin đuợc vài cây bồ đề nhỏ gốc ở Tích Lan và làm lễ trọng vọng để trồng. Dường như người ta chăm sóc cây hơn là đạo.
    (3) Về năm sinh tử của ông, ý kiến còn phân vân; có người cho ông sinh năm 624, tịch năm 544 tr.CN.
    ----------
    3. Đạo Bà La Môn - Giáo lý đạo Phật
    Đạo Phật là đạo có nhiều kinh, sách nhất. Người nào mới bước vào cái rừng kinh, sách đó cũng phải ngộp và hoang mang trước những lý thuyết rất huyền vi. Những thuyết ấy phát sinh sau khi đạo Phật vào Trung Quốc, còn chính tư tưởng của Thích Ca thì rất rõ ràng, giản dị mặc dù sâu sắc.
    Theo các học giả, đạo của ông chứ trong những bài ông thuyết giáo với 5 đệ tử, những bài đó đã chép lại sai khi ông mất, nên ngày nay có thể tra cứu được.
    Thích Ca rất bi quan. Ông nói: "Nước mắt chúng sinh trong 3000 thế giới đem dồn lại còn nhiều hơn nước trong 4 bể". Sống ngày nào là khổ ngày đó, nhưng chết đi chắc hết khổ ko ? Không. Vì chết sẽ đầu thai kiếp khác - đó là thuyết luân hồi - cứ như vậy, sinh rồi tử, tử rồi sinh, ko bao giờ ngừng. Hành vi của ta trong kiếp này sẽ là nguyên nhân những việc xảy ra trong kiếp sau, đó là thuyết nghiệp báo. Nghiệp đó khốc hại vô cùng, ko sinh vật nào thoát khỏi.
    Vậy muốn hết khổ, phải trừ nghiệp báo; ko còn nghiệp báo thì khỏi phải luân hồi, khỏi phải vào vòng sinh, lão, bệnh, tử.
    Muốn diệt nghiệp báo. phải diệt cái vô minh là cái u mê, ko hiểu lẽ sinh tử.
    Từ vô minh đến sự sinh còn 9 nguyên nhân khác thêm lão, bệnh, tử nữa, thành 12 nguyên nhân, mà đạo Phật gọi là "Thập nhị nhân duyên".
    Mà muốn diệt u minh, đám mây mù che lấp mắt ngưòi trần ở trong vòng luân hồi thì phải theo 1 con đường (đạo) với 8 phương tiện (bát chánh) này:
    -- Chánh kiến......nghĩa là thành.....thực tu đạo
    -- Chánh tư duy..................................suy xét
    -- Chánh ngữ......................................nói năng
    -- Chánh nghiệp................................làm việc
    -- Chánh mệnh..................................mưu sinh
    -- Chánh tinh tiến..............................mong tới
    -- Chánh niệm...................................tưởng nhớ
    -- Chánh định....................................ngẫm nghĩ
    Thực hành được đạo đó thì thấu được nghĩa "vô nhân ngã" (ko có người, ko có ta). Phá được vô minh là đạt được nát bàn, tức cảnh thênh thang, lâng lâng của 1 tâm hồn ko còn gợn chút bụi trần. ko còn vướng chút tình ái, ko còn nhiễm chút vật dục.
    4 đầu đề ấy: 1 - khổ đề: đời người là khổ; 2 - nhân đề: khổ ở đâu ? ; 3 - diệt đề: diệt khổ ra sao ? ; 4 - đạo đề: phải theo đạo nào ?. Gọi là tứ diệu đề và chứa phần tinh túy của đạo Phật.
    Đạo ấy chủ trương nhất thiết bình đẳng như đạo Da Tô, khuyên ta tránh ác làm lành, giữ tâm lý cho trong sạch, nhưng ko khỏi có phần tiêu cực: mặc dù Thích Ca dạy ta tự cường để tự giác và khi đã tự giác thì phải hy sinh để "giác tha" (làm cho người khác sáng suốt) song chung quy vẫn chỉ là mong cảnh giải thoát, ko ham cái đời sống hiện tại.
    Sau khi Thích Ca tịch, đệ tử chép lại đạo, chia làm 3 bộ: kinh, luật, luận gọi là tam tạng. Giai cấp nông dân thường bị giai cấp Bà La Môn áp bức, theo đạo rất nhiều, nên mặc dù bị bọn Bà La Môn tìm cách ngăn cản, đạo bành trướng khá mau, sai chia làm 2 phái: phía Nam gốc ở Tích Lan truyền qua Miến Điện, Thái Lan, Cao Miên, Nam Dương; phía Bắc truyền qua Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam tấn triển rất mạnh, hơn ở Ấn Độ nhiều.(1)
    Nam tông theo giáo lý tiểu thừa, Bắc tông theo giáo lý đại thừa.
    "Về triết lý thì đại thừa cho nhất thiết hình trạng trong vũ trụ là bào ảnh và ảo mộng cả, ko có gì là thật, chí ư cái bản thế của mỗi người, cái mà ta xưng là "ta", cái "ngã" của ta cũng là ko có vậy. Nhân đ1o sinh ra những thuyết về "sắc không", về "vô ngã"....
    "Về luân lý thì đại thừa trọng nhất là từ bi, khác với đạo (...) Phật hồi đầu, lấy từ bi làm phương tiện mà đại thừa thì lất từ bi làm mục đích". (2)
    ----------
    (1) Có lẽ tại đạo đ1o ko thích hợp với dân tộc Ấn Độ bằng dân tộc Trung Hoa vì người Ấn có những giai cấp rõ rệt quá mà Thích Ca lại chủ trương nhất thiết bình đẳng.
    (2) Phạm Quỳnh: Phật Giáo đại quan.
    ----------
    4. Đạo Phật bị sai lạc
    Đạo Phật vốn là 1 triết lý hơn là 1 tôn giáo. Thích Ca ko bắt ai tụng kinh, gõ mõ, lễ chùa, cúng Phật. Ông cũng ko nói đến Trời, đến Thần.
    Sau đạo ngày càng truyền đi sai lạc, thành 1 tôn giáo: người ta lập chùa, đúc tượng, tô chuông, đặt ra các chức hoà thượng, yết ma.... ! Giáo lý của Thích Ca đã ít người thuộc, mà tới tượng của Thích Ca cũng ít người biết tới, còn tượng Quan Âm, 1 nhân vật tưởng tượng thì rất được sùng bái. Thật ngược đời. Đáng nực cười nhất là có kẻ, bỏ tiền ra thêu 1 ngọn cờ, treo ở chùa và tin rằng mỗi lần cờ phất trong gió là tụng được 1 bài kinh mà "tụng được vạn bài kinh" như vậy, là được lên Nát Bàn !
    Tuy nhiên, dù sai lạc tới bực nào, đạo Phật vẫn là 1 đạo từ bi, ko ganh đua với đạo kh1c. Nhà chùa cũng có 1 tổ chức, song so với tổ chức Nhà thờ thì đơn giản nhiều. Hoà thượng cũng có thời bị vua hành hạ, mà ko bao giờ ta thấy đạo Phật gây chiến với ai cả. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ cho ta phục đạo Phật là cao thượng rồi.
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 12:12 ngày 06/05/2004
  5. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Phần 5: Trung Hoa thời Thượng Cổ​
    *
    * *​
    Chương 1: Đất và dân Trung Hoa
    1. Sử Trung Hoa
    Người phương Tây ở thế kỷ 18 thán phục người Trung Hoa bao nhiêu, cho họ là văn minh nhất thế giới, thì cuối thế kỷ 19 lại chê họ bất nhiêu, bảo họ là lạc hậu, là thiêm thiếp ngủ.
    Nhưng chê thì chê, người ta phải gờm họ: đất họ rộng nhất thế giới (bằng cả châu Âu), dân cũng đông nhất thế giới (cũng bằng cả châu Âu), nguyên liệu thì phong phú vô cùng. Từ trước tới nay vẫn còn trọn vẹn mà dân thì khéo tay, bền chí, ít dân tộc nào sánh kịp.
    Dân tộc Trung Hoa lại có nhiều đặc điểm.
    Văn minh của họ cổ vào bậc nhất thế giới: trong khi các văn minh cổ khác, như văn minh Ai Cập, Chaldée bùng lên rồi tắt thì văn minh họ chiếu hoài tới cuối thế kỷ trước. 1 đặc điểm. Trải 2000 nghìn năm, nhiều dân tộc thắng họ về võ bị mà rồi bị đồng hoá với họ như vài giọt sữa tan trong 1 ly nước. 2 đặc điểm. Khoa học của họ phát sinh rất sớm mà cứ đứng ý 1 chỗ, hoặc thụt lùi. 3 đặc điểm. Xã hội tổ chức ra sao mà vững vàng tới nỗi non 20 thế kỷ, chính thể chẳng cần thay đổi gì nhiều cả. 4 đặc điểm.
    Những đặc điểm ấy làm nhiều nhà bác học trên thế giới tò mò tìm hiểu lịch sử Trung Hoa. Hiện nay người ta đương nghiên cứu các đồ cổ, di tích vùi sâu dưới đất từ mấy nghìn năm trước để soạn 1 bộ sử đúng với quan niệm khoa học vì những bộ sử cũ ko đáng tin mấy.
    2. Nơi phát tích của văn minh Trung Hoa
    Văn minh Trung Hoa phát triển gần đồng thời với văn minh Ai Cập, cách đây 3-4 ngàn năm, trên lưu vực sông Hoàn Hà ở Bắc, tới đời Chu thì truyền tới lưu vực sông Dương Tử ở Nam.
    2 miền ấy khác nhau rất xa về đất cát, khí hậu, và ảnh hưởng lớn tới tình hình, đời sống con người.
    Lưu vực sông Hoàng Hà ngang vĩ tuyến với Hy Lạp, nhưng vì xa biển, nên khí hậu có phần lạnh; đất cát tuy mầu mỡ mà khô khan, cây cỏ thưa thớt, phong cảnh tiêu điều, sản vật hiếm hoi, người ta phải phấn đấu với hoá công mới có đủ ăn, nên có óc thực tế, có chí tiến thủ, nhưng tình cảm và tưởng tượng thì nghèo nàn.
    Lưu vực xông Dương Tử, trái lại, khí hậu ấm áp, cây cối xanh tươi, phong cảnh tốt đẹp, sản vật phong phú, người ta ko cần khó nhọc cũng dư sống, nên nhà nhã, mơ mộng, thơ thẩn dưới bóng mát ngắm mây bay, nước chảy, tình cảm dồi dào mà chí khí thường kém.
    3. Dân tộc Trung Hoa
    Theo Marcel Granet, nhà bác học có uy nhất về văn minh Trung Hoa, thì chưa ai rõ gốc gác dân tộc ấy, chỉ biết rằng từ lâu lắm, họ tới lưu vực Hoàng Hà, đánh đuổi thổ dân là người Miêu mà chiếm đất. Có lẽ xưa họ vốn du mục, bấy giờ mới định cư và chuyên về nông nghiệp. Miền họ ở cách xa biển, nên họ ko giỏi về hàng hải, thương mãi.
    Đất cát khi thì khô quá, khi thì bị lụt, họ phải chật vật sống với tai trời, ách nước (1) nên họ ghét sữ ăn không. Trong Kinh Thi của họ có câu:
    Bi quân tử hề
    Bất tố san hề

    Nghĩa là: Người quân tử kia
    ................Chớ có ăn không
    Họ là 1 trong những dân tộc siêng năn, giỏi chịu cực nhất thế giới.
    ----------
    (1) Coi việc trị thủy của ông Cồn, ông Võ ở chương sau.
    ----------
    o0o​
    Chương 2: Những truyền thuết về thời Thượng Cổ
    1. Từ Thượng Cổ đến thời Tam Đại
    Tương truyền ông tổ của dân tộc Trung Hoa là Bàn Cổ rồi tới các đời Tam Hoàng (Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng), Hữu Sào (dạy dân làm nhà), Toại Nhân (dạy dân dùng lửa nấu ăn), Phục Hi (dùng lưới đánh cá, đặt ra chữ viết (1) để thay cái tục lấy dây thắt nút (2), dạy dân phép cưới vợ gả chồng), Thần Nông (3) dạy dân cày ruộng, lập chợ; nếm cây có thể dùng làm thuốc trị bệnh).
    Thời đó, người Trung Hoa hợp nhau thành nhiều bộ lạc, mỗi bộ lạc lựa 1 người cầm đầu.
    Sau Thần Nông là Hoàng Đế. Ông dẹp các bộ lạc, cai quản hết thảy, truyền ngôi được 5 đời (Ngụ Đế). Lúc này, người Trung Hoa đã biết dùng bánh xe.
    Nối tiếp Ngũ Đế là 2 đời Nghiêu, Thuấn mà ta thường nghe các văn nhân thời xưa ca tụng. Cả 2 ông đó, theo truyền thuyết, đều là những minh quân tài đức hoàn toàn; trong 150 năm, nước được thịnh trị. Nhà nào cũng đủ ăn mà ko có kẻ giàu quá, của rơi ngoài đường ko ai lượm, cửa ngõ ko cần phải đóng, ông già bà cả được nghỉ ngơi mà trai gái ko muộn vợ ế chồng. Vua Nghiêu (2359 - 2259 tr.CN) định phép đo lường tính Âm Lịch, sai ông Cổn đắp đê ngăn nước Hoàng Hà, song công việc trị thủy ấy thất bại.
    Ông ko truyền ngôi cho con mà nhường ngôi cho vua Thuấn (2259-2208 tr.CN) là người hiền trong nước. Ông này sai ông Võ đào kênh để tháo nước lụt, thành công (4), nên dân rất mang ơn. Ông cũng ko truyền ngôi cho con mà nhường cho ông Võ (5).
    Sách cổ nhất chép chuyện các vua đó là cuốn Thượng Thư (có 2 thiên: Nghiêu điểu và Vũ cống) viết vào đầu đời xuân Thu thế kỷ thứ 8 tr.CN), nghĩa là trên 1500 na9m sau khi vua Thuấn chết. Vậy, việc các vua đó đã truyền khẩu 1500 năm rồi mới chép lại, tất nhiên ko sao hoàn toàn đúng sự thật được.
    ----------
    (1) Xem cuối chương sau
    (2) Người Mọi bây giờ, cũng dùng sách đó, muốn nhớ 1 việc gì thì thắt 1 sợi dây để trông tới nút mà nhớ tới việc. Như vậy tất nhiên ko thể ghi nhiều việc 1 lúc được.
    (3) Theo cách luận giải Trung Hoa thì đến thời Phục Hi và Thần Nông, dân tộc Trung Hoa bước qua thời đại đá mài, còn các đời trước ở thời đại đá đập.
    (4) Sử chép ông Võ tận tâm với công việc trị thủy ấu đến nỗi 3 lần đi qua mà ko vào nhà: người Trung Hoa bảo nếu ko có ông thì họ "thành cá" hết. Vậy công việc trị thủy hồi đó đã tiến lắm, ko kém người Ai Cập hồi xưa.
    (5) Những chuyện nhường ngôi đó là do nhà nho thêu dệt để ca tụng đời xưa. Sự thật thì Trung Hoa thời đó ở trong chế độ thị tộc, các thị tộc hợp với nhau thành bộ lạc rồi công cử 1 người tù trưởng. Dưới chế độ mẫu hệ, cha làm tù trưởng ko được truyền ngôi cho con. Sau vua Võ truyền ngôi cho con mà ko truyền cho người hiền, tức là chế độ mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ.
    ----------
    2. Hạ - Thương - Tây Chu
    Tam đại tức là 3 thời: Hạ - Thương - Chu.
    Nhà Hạ trải 500 năm (2205 - 1784 tr.CN) từ ông Võ đến vua Kiệt, 1 hôn quân tàn ác, xa xỉ, ham mê tửu sắc, bị ông Thành Thang họp các chư hầu, đem quân lại diệt. sử chép hồi đó có tới 3000 nước chư hầu, mỗi nước số dân chắc ko = 1 làng bây giờ.
    Nhà Thương trên 600 năm (1783 - 1135 tr.CN), từ vua Thành Thang (hiền thần là Y Doãn), tới vua Trụ, cũng tàn ác ko kém vua Kiệt. Trụ mê nàng Đắc Kỷ, dâm ngược, xây cung điện nguy nga, đặt thuế khoá nặng nề, dùng hình phạt thảm khốc, giết bề tôi trung thành, dân gian oán than. 800 nước chư hầu đem quân lại diệt.
    Nhà Chu chia làm 2 thời kỳ: Tây chu (1135 - 770 tr.CN) và Đông Chu (770 - 221 tr.CN)
    Đầu thời tây Chu có nhiều ông vua sáng suốt như vua Văn Vương nổi tiếng là trọng kẻ hiền tài (Lã Vọng), vua Võ Vương diệt Trụ, đóng đô ở Thiểm Tây ngày nay (nơi đó ở phía Tây nên gọi là Tây Chu); Chu Công có tài tổ chức, chỉnh bị việc nước, phong cho người trong họ các nơi hiểm yếu để làm phiên dậu cho mình, bày ra lễ, nhạc, theo phép tỉnh điền (xem chương sau) cho tài sản nhân dân khỏi chênh lệch.
    Sử chép dưới triều ông, nước ta lúc đó gọi là Việt Thường sai sứ sang cống chim bạch trĩ. Ông chế ra xe chỉ nam để đứa sứ ta vè nước. Thời đó là thời cực thịnh của đời Chu.
    Tới các đời sau, nước suy, các rợ ở chung quanh thường xâm chiếm bờ cõi; khi U Vương lên ngôi, mê nàng Bao Tự, nhà Chu suy; con U Vương sợ rợ Tây Nhung, phải dời đô sang Lạc Ấp (tỉnh Hà Nam ngày nay). Lạc Ấp ở phương Đông, nen từ đó gọi là Đông Chu.
    3. Đời Xuân Thu
    Nhưng trong sử, ít khi ta gặp tên Đông Chu mà thường gặp những tên Xuân Thu, Chiến Quốc.
    Nhà Đông Chu suy nhược quá, các chư hầu ko phục tòng nữa, tự do, phóng túng, người xưng công, kẻ xưng bá, tranh giành đất đai, đánh nhau ko ngớt. Thời kỳ hỗn động từ năm 722 đến năm 479 tr.CN được Khổng Tử chép lại trong bộ sử Xuân Thu, nên được gọi là thời Xuân Thu.
    Sau thời Xuân Thu, Trung Quốc vẫn hỗn loạn cho tới khi nhà Tần thống nhất đất đai (221 tr.CN) và khoảng 2 thế kỷ đó có tên là thời Chiến Quốc vì sử thời ấy chép trong bộ Chiến Quốc Sách.
    Vậy Đông Chu chia làm 2 thời kỳ: Xuân Thu và Chiến Quốc.
    Đầu nhà Chu, chư hầu khoảng 1000, họ thôn tính lẫn nhau, sau chỉ còn độ 100; nhưng tới đời Xuân Thu chỉ còn mấy nước này là mạnh: Tề, Sở, Tấn, Tần, Lỗ, Tống. Nhà Chu tuy suy, song các chư hầi vẫn chưa nỡ hoặc dám bỏ hẳn, họ chỉ dẹp lẫn nhau để lên làm minh chủ (gọi là bá). Có 5 chư hầu kế tiếp nhau là minh chủ (1) gọi là Ngũ Bá: Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, Tống Tương Công, Sở Trang Công, Tần Mục Công.
    Tề Hoàn Công có tướng giỏi là Quản Trọng, tu chỉnh võ bị, khai mỏ đúc tiền, lấy nước bể làm muối, nhờ thương mãi mà nước giàu.
    Tần Mục Công được Bách Lý Hề giúp. Ngô Vương Hạp Lư có Ngủ Tử Tư cũng là tướng tài.
    Tới cuối đời Xuân Thu, Việt Vương Câu Tiễn mới đầu thắng Hạp Lư, sau bị con Hạp Lư là Phù Sai đánh thua, phải xin hàng và chịu mọi nhục nhã. Nhờ Phạm Lãi, 1 người đa mưu giúp sức trong 10 năm, Câu Tiễn lại mạnh lên, dùng nàng Tây Thi để mê hoặc Phù sai, rồi đem quân diệt Ngô, thanh thế vang lừng.
    ----------
    (1) Người đứng đầu trong việc đồng minh, ăn thề, thề đoàn kết với nhau và tôn nhà Chu.
    ----------
    4. Đời Chiến Quốc
    Đời chiến quốc có thất hùng: Tề, Hàn, Ngụy, Triệu, Tần, Sở, Yên. Họ đánh nhau liên miên.
    Tôn Tẫn giúp Tề, Liêm Pha giúp Triệu, Ngô Khởi giúp Ngụy, đều là những danh tướng làm cho nước họ thịnh 1 thời.
    7 nước đó, mõi nước chiếm cứ 1 phương mà Tần thịnh hơn cả, nhờ Thương Ưởng có tài cai trị, thay đổi pháp chế, chăm lo nông nghiệp dân đã giàu mà quân lại mạnh. Hơn nữa, Tần còn được 1 địc điểm rất lợi, là cửa Hàm Cốc ở Hà Nam, 1 nơi cực hiểm, hễ đóng cửa quan lại thì quân nước ngoài ko sao vào được.
    Bấy giờ có người nước Triệu tên là To Tần hiểu rõ tình thế thiên hạ, xướng lên thuyết hợp tung (hình thế 6 nước dài nên gọi là Tung), ước cùng nhau liên hiệp để chống lại nước Tần. Lại có Trương Nghi là bạn của Tô Tần đã cùng Tần học với Quỷ Cốc tiên sinh, xướng lên thuyết liên hoành (đất nước Tần rộng hơn dài, nên gọi là hoành), khuyên 6 nước cùng nhau chờ Tần, Tô, Trương đem thuyết mình đi giảng giải với các chư hầu rồi đều được vinh quy. Tô được đao ấn 6 nưóc. Trương thì 2 lần làm tướng nước Tần. Từ đó, phong trào du thuyết rất thịnh, các nuôi hàng ngàn biện sĩ, mỗi người chủ trương 1 phương sách. Rồi khi phân, khi hợp, khi chiến khi hoà, can qua ko nghỉ, quốc lực hao dần (1).
    Bọn biện sĩ đó, nôm na thì gọi bọn là mồm mép, mà thuật du thuyết của Tô, Trương bây giờ gọi là thuật ngoại giao. Họ dùng "3 tấc lưỡi" thuyết phục nhau để lập bè đảng, mưu lợi cho mình, khi được lợi thì họ tranh giành nhau, đảng lại tan rã. Cứ như vậy, nay Tần thân với Sở, thì mai đã có thể coi Sở là kẻ thù, Tề ngoài mặt thân với Triệu, nhưng vẫn có thể giao thiệp ngầm với Tần chẳng hạn để diệt Triệu.
    Theo nhà Nho, trị nước có 2 đạo: dùng nhân, nghĩa thu phục nhân tâm, dùng lễ nhạc cải hoá dân tình, lo cho dân như lo cho mình, thì gọi là vương đạo (đạo của bực vương, trên cả các chư hầu); dùng hình phạt để trừng trị 1 cách công =, dùng kỹ thuật để làm nước giàu và mạnh, dùng binh lực để chiếm đất đai thì gọi là bá đạo (đạo của các bực bá, dưới bực vương).
    Các chư hầu Trung Quốc thời đó đều dùng bá đạo mà khắp thế giới, cổ cũng như kim, chưa có nước nào dùng vương đạo.
    Tần mỗi ngày mỗi mạnh. Bạch Khởi dùng kế "viễn giao cận công" thắng được các nước khác. Sau Tần có lần bị Tín Lăng Quân nước Ngụy đánh bại, nhưng rồi lại quật khởi diệt Chu, rồi nhờ Lã Bất Vi giúp, thắng các chư hầu ở cửa Hàm Cốc, thôn tính hết đất đai, thống nhất Trung Hoa.
    Tời đó là hết thời phong kiến, mà cũng là hết thời Thượng Cổ của Trung Hoa.
    ----------
    (1) Phan Khoang: Trung Quốc sử lược, Mai Lĩnh 1943
    ----------
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 14:47 ngày 07/05/2004
  6. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 3: Xã hội và văn minh Trung Hoa thời Thượng Cổ
    1. Trật tự trong Xã Hội
    Dân tộc Trung Hoa cũng như mọi dân tộc khác, mới đầu ở kỳ ngư lạp (săn bắn, câu cá) đến thời Phục Hi vào thời du mục, rồi tới đời Thần Nông, vào thời nông nghiệp. Lúc đó, họ họp nhau thành từng bộ lạc, người cầm đầu bộ lạc tức tù trưởng, gọi là hậu.
    Vua Hoàng Đế dùng binh lực, gồm thau đất đai, chia lại cho những bộ lạc nào hàng phục mình. Tứ đó, chế độ phong kiến bắt đầu và Xã Hội Trung Hoa lần lần được tổ chức 1 cách chặt chẽ, mỗi nghi thức ở triều đình, mỗi trật tự trong gia tộc đều được quy định hẳn hoi. Người có công quy định đó có lẽ là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, Chiến Quốc, nghi lễ, trật tự ít người theo. Khổng Tử phải chỉnh đốn, nhắc nhở lại.
    Từ Tần, Hàn, nước đã bình trị, trật tự lập lại, chế độ Xã Hội mỗi ngày 1 vững mà tồn tại cho tới cuối đời Thanh.
    Đó là 1 đặc điểm của Trung Quốc mà sau này chúng tôi có dịp bàn lại.
    a) Ở triều đình:
    Trật tự Xã Hội ở thời phong kiến ra sao ?
    Trên có thiên tử làm chủ các nước chư hầu. Chư hầu có nhiều bậc: công, hầu, bá, tử, nam. Bậc càng thấp thì đất càng ít, chẳng hạn thiên tử có đất ngàn dặm thì công, hầu được trăm dặm, bá được 70 dặm, nam được 50 dặm. Thiên tử được vạn cỗ xe thì chư hầu được ngàn cỗ hoặc trăm cỗ. Có nhiều xe thì có nhiều binh vì những xe đó dùng để đánh giặc. Y phục của Thiên tử cũng khác của chư hầu, thậm chí tới số cung phi, theo nguyên tắc cũng được định rõ (thiên tử 12 người, chư hầu 9 người). Chỉ Thiên tử mới được phép tế Trời Đất, và có những bản nhạc chỉ được dùng trong triều đình. Vua chưa hầu mỗi năm phải cống 1 số người hoặc vật quý cho Thiên tử, và mỗi khi thiên tử cần dùng tới, phải đem binh giúp thiên tử.
    Các chức đó: thiên tử, công, hầu, bá, tử, na, từ đời nhà Chu trở đi, đều cha truyền con nối.
    Dưới những bực ấy, có các quan đại phu mới đầu cũng tập, sau được tuyển trong số những người hiền. Đại phu cũng được chia đất, phát mũ áo theo phẩm, trật.
    b) Ở dân gian:
    Thường dân, chia làm 4 hạng: sĩ, nông, công, thương. Giai cấp nô lệ như ở La Mã, Trung Hoa, hình như ko có. Nhà nông được trọng = kẻ sĩ, nhà buôn bị khinh nhất; có thời dù giàu tới đâu, thương nhân cũng ko được cất nhà lớn, bận áo đẹp. Tuy có vài vua chư hầu khuyến khích thương nghiệp để cho dân giàu, nước mạnh, nhưng đó chỉ là ngoại lệ.
    Nông dân dưới đời Chu được chia đất theo phép tỉnh điền. 1 khoảng đất ruộng chừng 5 - 6 trănm mẫu chia làm 9 khu, theo hình chữ tỉnh. 8 gia đình chia nhau tám khu ở chung quanh và phãi chung sức cấy cày khu ở giữa để nộp cho vua. Tại khu đó, có đào giếng chung cho mọi gia đình (do đó, chữ tỉnh có nghĩa là giếng).
    Tới đời Xuân Thu, dân số tăng, đất ko đủ để chia như vậy, Thương Ưởng, tướng nước Tần, bỏ phép ấy, cho mọi người tự do làm ruộng, dân bèn đi xa khai phá nhửng đất mới nhờ đó Tần hóa phú cường, nhưng sự giàu nghèo hoá chênh lệch và giai cấp đại phu mất bớt uy quyền vì có nông - nhân nhiều đất, nhiều lúa của họ.
    c) Trong gia đình:
    Trong gia đình, trật tự nghiêm ko kém ở triều đình. Trên dưới, già trẻ, trai gái phân biệt nhau rõ ràng. Ông nội hoặc cha làm chủ gia đình, coi việc kế tự. Khi cha mất, quyền về con trai trưởng, và theo nguyên tắc thì trưởng nam dù nhỏ tuổi cũng được trọng hơn mẹ và chị.
    Dân phải chung với vua thì con phải hiếu với cha mẹ. Con bất hiếu sẽ bị trừng phạt rất nghiêm. Những chi tiết về cúng tế, cưới hỏi, ma chay, nhất thiết đều được quy định chặt chẽ; ko theo đúng, chẳng những bị thiên hạ chê cười, mà có khi còn bị quan trên xử tội. Chẳng hạn cha là thường dân, con là đại phu thì khi chôn cất áo quan của cha phải là áo quan của hạng thường dân, nhưng tang phục của con phải là tang phục của đại phu.
    Những nghi lễ đó thực là phiền toái, hủ bại; nhưng nếu ta nghĩ hồi xưa, kẻ sĩ lấy đức làm trọng, thì phân chia gia cấp, nâng cao sĩ phu như vậy là khuyến khích dân tìm học và tu đức, và quan niệm ấy ko phải là hoàn toàn vô lý/ Ngày nay, bỏ tục đó là phải, song ta cũng nên lập 1 chế độ nào khác để người ta khỏi thờ tiền bạc; néu ko, những kẻ làm giàu = mọi phương tiện còn cấm hết những quyền trong nước 1 cách trực tiếp hoặc gián tiếp và làm cho nhân loại chịu nhiều nỗi thống khổ. Cứ sau mỗi chiến tranh người ta lại nghiên cứu thời cổ Trung Hoa, ko phải là vô cớ và hiện nay, 1 số người ở Âu Châu đương nghĩ cách nào để chỉ giao quyền hành cho những kẻ có đức. (1)
    ----------
    (1) Coi Jules Romains trong cuốn Vấn đề số 1 (Le Problème numéro 1 - Plon).
    ----------
    2. Văn minh
    Văn minh Trung Hoa thời Thượng Cổ rực rỡ lắm. Về kiến trúc ko có gì đáng kể (Vạn Lý Trường Thành xây ở đời Tần, tức đầu thời kỳ sau) còn về các ngành khác, họ ko kém Ai Cập, Chaldée: nhất là về triết học thì trong đời Đông Chu họ đứng đầu Thế Giới. Các triết gia thời đó rất đông mà sau này ảnh hưởng rất lớn đến khắp miền Viễn Đông, nên chúng tôi giành riêng chương sau để xét họ.
    a) Tôn giáo:
    Nhà nào cũng thờ phụng tổ tiên và nhiều thần. Chỉ Thiên tử mới được cúng Thượng Đế.
    Người Trung Hoa tin rằng Trời và ngưòi liên lạc mật thiết với nhau; có thể tương cảm tương ứng được, nên ngay từ đời Thương đã dùng mai rùa, cỏ thi để bói, xem sẽ mưa hay nắng, việc lành hay dữ. Vua chúa cũng đặc chức quan Thái Bốc để coi việc bói. Gần đây, đào đồ đồng và xương vật ở Hà Nam, người ta thấy khắc nhiều quẻ bói.
    b) Kỹ thuật và Mỹ thuật:
    Nghề nông sớm phát đạt, 4000 năm trước, họ đã biết đào kênh, đắp đê.
    Theo sử, nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa có từ đời Phục Hi, đến đời Tần, lụa đó đem bán qua La Mã đắt ngang với vàng, vì đài tải rất khó khăn và nguy hiểm: phải qua nhiều sa mạc, rừng sâu ở Tây Tạng, Ba Tư, Á Rập... vừa nhiều ác thú vừa nhiều cướp. Con đường chở lụa, ấy là con đường bộ duy nhất để giao thông giữa Đông và Tây thời đó.
    Trong đòi Thương, các đồ đồng, đồ ngọc chảm trỗ đã có mỹ thuật lắm.
    Âm nhạc thì tới đời Chu rất tiến bộ: được dùng để giáo hoá dân.
    c) Giáo dục:
    Đời Chu, nền giáo dục có 2 cấp: tiểu học và đại học. Trẻ lên 8 tuổi, tập cách ứng đối, kính nhường; 15 tuổi, vào đại học, học lễ nhạc, xạ (bắn cung), ngự (cưỡi ngựa), thư (viết), số (toán). Vậy thời đó họ trọng võ trang ngang với văn và sau này họ mới có tinh thần khinh võ.
    d) Khoa học:
    Y họ có rất sớm. Tương truyền Thần Nông nếm cây cỏ để làm thuốc và lưu lại bộ Bản thảo; Hoàng Đế đểl lại bộ Nội Kinh, cả 2 đều là những bộ căn bản về y.
    Đầu đời Chu, người Trung Hoa đã chế được kim chỉ nam.
    e) Văn học:
    Thơ có Kinh Thi gồm nhiều bài ca dao lời lẽ chân thành, mà bóng chảy. Nhiều bài tả chân xã hội cách đây 3 -4 ngàn năm, rất quý về phương diện sử liệu.
    Ký sự thì có nhiều bộ giá trị như Kinh Thư, Kinh Xuân Thu, nhất là những bộ Tả Truyện, Quốc Ngữ, Chiến quốc sách đọc rất hứng thú. (1)
    Từ đời Chu, Thiên tử cũng như các chư hầu đều đặt các chức sử quan để chép việc trong nước.
    f) Chữ viết:
    ----------
    () Xem thêm bộ Đại cương văn học sử Trung Quốc của Nghuyễn Hiến Lê.
    ----------
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 17:59 ngày 07/05/2004
  7. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 4: Các triết gia
    1.Trung Hoa trải qua 1 cơn khủng hoảng vĩ đại
    2. Khổng Tử - Mạnh Tử
    3. Lão Tử - Trang Tử
    4. Mặc Tử - Tuân Tử - Hàn Phi Tử
    o0o​
  8. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Quá hay . Dạo này sách " ranh tác rút gọn " nhiều lắm , có cái này thật quý hóa quá . Xin tăng cường sỹ khí bằng 5 ngôi sao may mắn.
  9. Katioucha

    Katioucha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2002
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Bạn Julie đã cho mình đọc được những trang sử trên, mình rất thích tìm hiểu về Lịch sử Âu châu cổ đại và Trung đại, rất mong tiếp tục được đọc bài của bạn!
    Tặng bạn 5 sao nhé, của ít lòng nhiều
  10. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    J thích bông hồng của Katioucha hơn cơ !!!!!!!!

Chia sẻ trang này