1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử Thế Giới (khái quát)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi julie06, 04/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hubner

    Hubner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    tuyệt vời quá . cám ơn bác rất nhiều !!!
    bác cố gắng post cho mọi ng cùgn thưởng thức nhé :)
    ngả mũ và 5*
  2. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    (bổ sung chương 3 - phần 2 : Văn minh - Chữ viết)
    f) Chữ viết:
    Các học giả đời Chiến quốc đều nhận rằng Sương Hiệt là người đầu tiên đặt ra văn tự: nhưng Sương Hiệt ở thời nào thì ko ai biết. Vả lại, theo lý, đặt ra chữ tất phải là công của nhiều người, mỗi người góp 1 chút, lần lần mới thành. Vậy thuyết trên chưa đáng tin.
    Gần đây, người ta thấy ở An Dương (Hà Nam) nhiều mai rùa, xương vật và đồ đồng.... trên có khắc chữ. Các học giả cho những chữ ấy khắc vào đời Thương và văn tự có trước đời ấy khá lâu vì nó đã phảng phất như bây giờ rồi.
    Văn tự Trung Hoa có đặc điểm này là mới đầu tương hình rồi sau thêm phần diễn ý chứ ko có vần như văn tự phương tÂy. Như vậy có chỗ bất tiện: phải học cách viết và cách đọc của mỗi chữ và chỉ những người thông minh có đủ ăn để học mới đọc và viết được.
    Nhưng văn tự đó có 1 chõ lợi rất lớn: nó giúp cho dân tộc Trung Hoa dễ bề thống nhất. Cùng 1 chữ đó, tuy mỗi miền, mỗi xứ đọc khác nhau, mà ai cũng hiểu 1 nghĩa như nhau, thành thử 1 nhà nho Việt Nam qua Vân Nam, Thượng Hải, Triều Tiên... thời xưa đều có cảm tưởng là anh em với nhau.
    Chúng tôi xin lấy 1 ví dụ cụ thể cho dễ hiểu. Chữ ta đọc là thiên, người Quảng Đông đọc là thín, người Bắc Kinh đọc khác... , nhưng hễ nhìn tới chữ đó thì ai cũng hiểu nghĩa nó là trời.
    Nếu bỏ lối viết đó đi mà dùng chữ La Tinh để diễn âm thì ta phải viết là thiên, người Quảng Đông phải viết là thín, người Bắc Kinh viết khác, người Nhật viết khác.... khi nghe những người đó nói, ta đã chẳng hiểu, mà nhìn họ viết, ta cũng ko hiểu và ta sẽ thấy họ hoàn toàn xa lạ với ta. Các học giả Trung Hoa hiện nay còn do dự, chưa muốn dùng chữ cái La tinh, có lẽ cũng do sự bất tiện đó.
    o0o​
    Chương 4: Các Triết Gia
    1. Trung Hoa trải quá 1 cơn khủng hoảng vĩ đại:
    Như chúng tôi đã nói, đầu đời Xuân Thu, Trung Quốc có khoảng 100 nước chư hầu. Mỗi nước nhỏ đó - có nước chắc chỉ = 1 tỉnh ta ngày nay - có phong tục riêng, thành quách, luật lệ riêng.... Sự giao thông giữa các nước tất bị hạn chế mà sự khai phá đất đai cũng bị cản trở.
    Công nghệ và thương mãi mỗi ngày 1 tắn triển. Nhà buôn Tần, Tề, Việt khi đem sản phẩm qua bán ở nước Triệu, Lỗ, Ngụy chẳng hạn, phải nạp thuế ở các cửa ải rồi gặp những pháp lệnh, đồ đo lường riêng biệt, bất tiện lắm. Nền kinh tế bắt buộc phải thống nhất đất đai nên nước lớn lần lần thôn tính các nước nhỏ rồi tới khi chỉ còn những nước lớn thì họ đánh lẫn nhau, tranh giành ngôi bá chủ và Trung Hoa thành bãi chiến trường trong 5 thế kỷ đằng đẵng.
    Sự trật tự Chu Công đặt ra ko còn ai theo, thiên tử chỉ có hư vị. Những cảnh bề tôi giết vua, con bỏ cha, vợ lìa chồng, nhà cửa tan tành, ruộng vườn bỏ hoang diễn ra hằng ngày và ở khắp nơi. Trước tình trạng ấy các triết gia thời Xuân Thu đau lòng và tìm phương pháp cứu đời nhưng 1 là vì họ ko hiểu lẻ tất nhiên Trung Hoa phải thống nhất = binh đao, 2 là hiểu mà ko nỡ dùng chánh sách tàn bạo đó, nên trước sau có 6 -7 phương pháp mà ko phương pháp nào công hiệu được mảy may, đều thua lưỡi gươm, ngọn giáo của quân đội Tần Thủy Hoàng.
    2. Khổng Tử - Mạnh Tử
    Các triết gia tuy đông, song có thể chia làm 2 phái: phái Bắc (lưu vực Hoàng Hà) mà Khổng Tử làm đại biểu,, phái Nam (lưu vựa Dương Tử Giang) mà Lão Tử làm đại biểu.
    Vì đạo Nho ảnh hưởng lớn đến dân tộc Trung Hoa trong 2000 năm (1), nên chúng tôi sẽ xét học thuyết của Khổng Tử kỹ hơn những học thuyết khác.
    a) TIểu sử:
    Khổng Tử tên là Khưu (554 - 479 - tr.CN), tự là Trọng Ni, sinh ở nước Lỗ (tỉnh Sơn Đông bay giờ) trong 1 gia đình quý phái nhưng nghèo.
    Đời ông bình thường lắm, khác hẳn đời Thích Ca. Lên 3 tuổi, mồ côi cha. Hồi nhỏ học hành ra sao, ko rõ; chỉ biết ông chơi với trẻ hay bày đồ cúng tế.
    19 tuổi, thành gia thất, nhận 1 chức nhỏ ở nước Lỗ. Khoảng 30 tuổi, lại kinh đô nhà Chu khảo về luật lệ, tế của các triều trước, rồi trở về Lỗ. Họ trò theo học càng ngày càng nhiều. Ông vừa dạy học, vừa đọc sách, suy nghĩ về đạo của Nghiêu, Thuấn, Chu Công.
    Khoảng 50 tuổi, lại được làm quan ở Lỗ. Lần này được giữ những chức vụ quan trọng, ông làm nhiều cải cách lớn và nước Lỗ thịnh rất mau.
    Sau vua Lỗ ham sắc, ông bỏ đi, chu du thiên hạ trong 14 năm, tìm 1 minh quân để giúp, ở Vệ, Tống, Trần... mà ko ai chịu dùng ông lâu. Dùng làm sao được ? Ông bảo người ta phải thờ Thiên tử nhà Chu mà người ta thì chỉ muốn lấn quyền Thiên tử nên kẻ thì thoái thác là già rồi, thi hành đạo ko kịp, kẻ thì lo tiếp đón mỹ nữ quên hẳn ông.
    Chán nản, ông về Lỗ, mát tại đó năn 72 tuổi. Trong 4 năm cuối cùng, ông chuyên dạy học, san định lại sách cổ như các Kinh Thi, Thư, Dịch, Lễ và soạn bộ Xuân Thu. (2)
    Tính ông ôn hoà, nghiêm trang, kính cản, nhân hậu, rất hiếu học.
    Học trò ông có hàng ngàn người; 12 người nổi danh nhất. Họ soạn bộ Luận Ngữ, Trung Dung, Đại học (3) để truyền đạo của ông.
    b) Học thuyết:
    Ông vốn có óc bảo thủ, lại sinh ở phương Bắc nên thêm tinh thần thực tế. Suốt đời, ông lo việc nước, ko thành đạo được mới dạy học, nên học thuyết ông có 2 phần: phần chính trị và phần luân lý, phần dưới phụ vào phần trên.
    Về chính trị, ông chủ trương giữ chế độ phong kiến (4) và tin rắng chính trị hay, dở cốt ở người hành chính hơn là ở chính thể.
    Ông cho nhà cầm quyền phải có đức hạnh trước hết: Vua có ra vua thì bề tôi mới ra bề tôi Nếu vua ko ra vua thì ko phải là vua nữa, đại phu ko ra đại phu thì ko phải là đại phu nữa; mà phải cho họ những tên khác, nghĩa là phải chính danh. Ông vốn ôn hoà, nhân hậu, ko mạnh bạo như Mạnh Tử sau này mà bảo hạng vua đó là kẻ thù của dân, ông cũng ko khuyên dân lật đổ ngai vàng của các hôn quân, nhưng có người hiền nào vì chính nghĩa mà làm việc đó thì chắc ông cũng ko chê. Trong kinh Xuân Thu, ông có ngụ ý bao biếm hạng cầm quyền ko xứng đáng ấy: vua hay quan nào nhân đức thì được ông kính, chép cả thướcc, còn tàn bạo thì ông chỉ ghi tên họ thôi.
    Vậy thuyết chính danh của ông có bao hàm 1 ý nghĩa cải cách hơi mạnh.
    Ông lại chủ trương thiên ý dân tâm là 1: "Trời thương dân, dân muốn điều gì, Trờu cũng cho". Tư tưởng đó chưa phải là dân chủ, nhưng hoàn toàn chống với chế độ chuyên chế.
    Về việc cai trị, ông lo trước hết cho dân được đủ ăn, ko kẻ giàu quá. Rồi tới việc giáo hoá = lễ, nhạc; lễ để cho dân vào khuôn phép, nhạc để cảm hoá dân, vạn bất đắc dĩ mới phải dùng đến hình pháp.
    Phải dạy dân đạo hiếu, đễ, vì hiếu, đễ là gốc của đức trung, lòng nhân. Cha mẹ, anh em là người thân thiết nhất, nếu ko kính yêu, thì tình cảm bạc lắm rồi, đối với vua làm sao mà trung, với người khác làm sao mà nhân được ?
    Tư tưởng luân lý của ông có thể tóm torng mấy điều: nhân, hiếu, đễ, trung, thứ đó. Ai cũng phải tu nhân, để thành người quân tử, hạng người có đức, có nghị lực mà lại sáng suốt biết tùy thời, biết giữ đạo trung dung (5).
    Ông ít nói đến quỷ, thần, tránh phần siêu hình học, chỉ xét toàn những cái thực tế.
    Học thuyết của ông ko phải là 1 tôn giáo, ko cao siêu như học thuyết Thích Ca, nhưng thật hợp nhân tình: tư tưởng chính trĩ của ông ôn hoà và hợp lý nếu bây giờ nó có chỗ ko hợp thời thì ta cũng ko thể trách ông được vì có ai đặt ra những quy tắc cho 2000 năm sau theo đâu ?
    Đạo của ông, các chính trị gia từ Hán trở đi hiểu lầm nó 1 chút rồi thấy nó hợp với nền quân chủ chuyên chế nên cho nó địa vị độc tôn và nó giữ được địa vị đó đến mãi cuối đời Thanh.
    Thời nào ông cũng được mấy trăm triệu người sùng bái; đền thờ của ông ở Sơn Đông, mấy ngàn năm hương khói vẫn ko tắt, dòng dõi ông đời nào cũng được phong tước, và người ta tặng ông tôn hiệu "ông htầy của vạn đời" (Vạn thế sư biểu).
    Khắp thế giới chưa triết gia nào ảnh hưởng rộng và bền như vậy.
    Khổng Tử mất được trên trăm năm, 1 hiền triết khác, Mạnh Tử (Mạnh Kha: 372 - 289 tr.CN) truyền đạo ông, chủ trương thuyết tính thiện, đề xướng nhân nghĩa. Những tư tưởng rất táo bạo của Mạnh (thời đó mà dám nói dân là quý nhất, rồi tới xã tắc, vua là khinh) chép trong bộ Mạnh Tử, 1 danh tác về văn chương, lời hùng hồn, thâm thiết mà bóng bảy.
    ----------
    (1) Ông Will durant, trong cuốn Historie de la Civilisation La Chine, La Japon (Payot) nói "Lịch sử Trung Hoa lẫn lộn với lịch sử ảnh hưởng của Khổng Tử".
    (2) 5 bộ đó gọi là Ngũ Kinh.
    (3) 3 bộ ấy với bộ Mạnh Tử, gọi là Tứ thư.
    (4) Có lẽ ông thích chính sách đại đồng thời cổ hơn, nhưng biết ko thể lùi lại thời ấy nữa, nên ông tùy thời mà giữ chế độ phong kiến.
    (5) Người quân tử của đạo Nho hơi giống dạng chính nhân (honnête homme) của người Pháp ở thế kỷ thứ 17.
    ----------
    3. Lão Tử - Trang Tử
    Tiêu biểu cho tư trào phương Nam là Lão Tử, ông họ Lý, tên Nhĩ, tự Đam, sinh ở nước Sở, hơn Khổng Tử khoảng 20 tuổi, làm quan ở nước Chu. Thấy nhà Chu suy nhược, thiên hạ đảo điên, ko thể cứu được nữa ông chán ngán, bỏ đi, ko rõ tung tích ra sao, chỉ để lại bộ Đạo Đức Kinh.
    Ông có khunh hướng lãng mạn, tinh thần ko mạnh mẽ như Khổng Tử, mà trước cảnh hỗn độn chỉ phẫn khái bảo "Trời đất là bất nhân, xem vạn vật như đồ chó rơm" và chủ trương thuyết vô vị, phóng nhiệm, cho những ước khúc của luân lý là trái với đạo. Ông nói: "Đạo lớn đã bỏ thì mới đặt ra nhân nghĩa; có kẻ trí tuệ thì mới có những điều gian ác phản nghịch; vì cha con vợ chồn ko hoà với nhau nên mới sinh ra hiếu tử, vì quốc gia biến loạn nên mới có trung thần". Theo ông hễ giữ lòng cho thanh tĩnh đừng trái đạo tự nhiên thì đạt được đạo. Có lẽ ông đã đoán trước rằng Trung Hoa thế nào cũng phải thống nhất bằng gươm đao chăng nên chẳng làm gì nữa, để lịch sử theo cái dòng của nó ?
    -- Đến Trang Tử (tên nhà Chu) tư tưởng Lão Tử thay đổi, hoá yếm thế hơn. Các học giả chưa nghiên cứu được đời sống của ông; chỉ biết Lão Tử còn khuyên người ta hành động theo lẽ tự nhiên, còn ông thì chủ trương xuất thế, ko vui buồn, ko dụng tâm vực đạo, ko gắng sức giúp người. Ông để lại bộ Nam Hoa Kinh.
    Tu tưởng thoát tục ấy ảnh hưởng nhiều đến văn nhân Trung Hoa và Việt Nam. Hầu hết các nhà nh lỗi lạc đều hiểu thuyết Lão, Trang và mỗi khi gặp thời loạn, ko thi hành được đạo Khổng thì mượn thuyết đó để tự an ủi, quên những chướng tai gai mắt trong thú say sưa bên chén rượu cuộc cờ, trong cảnh nhàn tản với phong, hoa, tuyết, nguyệt.
    Từ đời Tần, Hán, học thuyết của Lão Trang suy lần, biến thành đạo trường sinh, phép tu tiên rồi lại truỵ lạc 1 lần nữa, thành đạo của bọn thầy pháp, chứa toàn những dị đoan.
    4. Mặc Tử - Tuân Tử - Hàn Phi Tử
    Khi đã có 2 thuyết đối lập nhau, thì thế nào cũng xuất hiện những học thuyết khác hoặc đứng giữa, hoặc thiên bên đây 1 chút, bên kia 1 chút, tức là học thuyết của Mặc TỬ, Tuân Tử và Hàn Phi Tử.
    -- Mặc Địch là người đồng thời với Khổng Tử, ở nước Tống (phương Bắc), nhưng buôn tẩu khắp nước Bắc, Nam, suốt đời tận tụy lo việc thiên hạ.
    Ông cho thiên hạ loạn ly, khổ sở vì loài người ko biết yêu nhau nên chủ trương thuyết bác ái như Jesus, mạt sát chiến tranh. 1 mặt ông theo chủ nghĩa thực tế của nhà Nho, 1 mặt lại đề xướng thuyết thuần bí của đạo Lão; công kích lễ nhạc vủa Khổng mà cũng phản đối thuyết khinh hiền củ aLão.
    Ông lý luận trôi chảy, có phương pháp, biết dùng kinh nghiệm của người xưa, nhận vét về việc đương thời, tìm ra những quy tắc để thực hành rồi lại nhận xét kết quả. Văn ông rõ ràng, nhưng thiếu cái sâu sắc torng lời thuyết giáo của Jesus.
    -- Tuân Tử tên là Huống, tự là Khanh (thế kỷ thứ 4 tr.CN) vốn theo đạo Khổng, có tinh thần khoa học, lập luận chắc chắn, tư tưởng trái với Mạnh Tử. Ông cho tính người là vốn ác: nếu nó được thiện là nhờ sự dạy dỗ, nên ông dùng lễ nhạc để tiết chế ********.
    -- Hàn Phi Tử học trò của ông cũng theo thuyết tính ác, nhưng cho lễ nhạc ko đủ, phải dùng pháp luật nghiêm để trị dân mới được. Như vậy đạo Nho thay đổi lần l6àn và 300 năm sau Khổng Tử, nó đã mất bản sắc. Khổng Tử cho nhân nghĩa là những đức chính, còn Hàn Phi Tử thì cho nhân nghĩa là vô dụng (1). Ko nói đến nhân nghĩa mà dùng hình phạt cho nghiêm, chính sách đó khác chi chính sách của Hitler, Mussolini gần đây ? Vậy mà chính cái thuyết độc tài ấy đã giúp Tần Thủy Hoàng thành công trong việc thống nhất Trung Hoa.
    ----------
    (1) "Minh chủ cử thực sự, khư vô dụng, bất đạo nhân nghĩa giả" : Bực mình chủ quý sự thực, bỏ cái vô dụng, ko nói nhân nghĩa.
    ----------
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 18:18 ngày 09/05/2004
  3. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Phần 6: Trung Hoa thời Thượng Cổ
    (2)​
    *
    * *​
    Chương 1: Nhà Tần (221 - 206 tr.CN)
    1. Xây Trường Thành đề phòng bên ngoài
    Theo các sử gia Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng là 1 kẻ tàn bạo cổ kim ko 2. Ông 12 tuổi lên ngôi (đô ở Hàm Dương), giết cha là Lã Bất VI, đày mẹ (1); 25 tuổi dẹp các chư hầu, thống nhất Trung Quốc tự đặt hiệu là Thủy Hoàng Đế (Hoàng Đế đầu tiên) cho con cháu lấy hiệu là Nhị thế Hoàng Đế (Hoàng Đế thứ nhì), Tam thế Hoàng Đế, ......., cho đến Vạn thế Hoàng Đế.
    Nhưng mới đến Nhị thế, Tần đã bị diệt, trước sau có 15 năm (221-206 tr.CN).
    Chỉ có 15 năm mà ảnh hưởng rất lớn. Tần Thủy Hoàng thôn tính chư hầu, đất đai mở rộng từ phía Nam Mông Cổ tới Quảng Đông, Quảng Tây bây giờ.
    Lúc đó rợ Hung Nô ở phương Bắc cường thịnh, thường xâm lấn Trung Hoa, Thủy Hoàng sai tướng đi dẹp rồi dùng hàng ức người đắp Vạn Lý Trường Thành, 10 năm mới xong, để ngăn cản rợ Hung Nô quấy nhiễu biên cương. (2)
    --------------------
    (1) Lã Bất Vi vốn là 1 con buôn, có óc đầu tư, hy sinh cả gia sản và người yêu để vận động cho thái tử Dị Nhân về làm vua nước Tần, nhân đó được làm tể tướng. Người yêu của ông có mang rồi mới về với Dị Nhân, sau sinh ra Chính, tức Tần Thủy Hoàng.
    Lã Bất Vi sai nhiều văn nhân soạn bộ Lã Thị Xuân Thu, 1 bộ sử có giá trị về tài liệu và văn chương, rồi cho bày ở Hàm Dương, để văn nhân trong thiên hạ lại coi, ai sửa được 1 chữ thì thưởng ngàn vàn.
    (2) Trường Thành thực ra đã có nhiều khoảng do các nước Triệu, Ngụy, Yên đắp từ thời Chiến Quốc. Thủy Hoàng cho đắp thêm để nối những đoạn đó với nhau, rồi kéo dài ra tới Triều Tiên. Thành cao từ 15 đến 30 thước, chân rộng 25 thước, dài non 2500km (hơn từ mũi Cà Mau đến Lạng Sơn), cứ từng quãng lại có cửa ải đồ sộ.
    Công trình ấy làm cho thế giới thán phục, Voltaire - 1 văn sĩ Pháp - ở thế kỷ 18 bảo nó còn hùng vĩ và ích lợi hơn Kim Tự Tháp ở Ai Cập.
    Thành lũy dù cao rông tới đâu cũng ko đủ che chở hoài 1 nước. Trường thành cũng như chiến luỹ Maginot sau này của Pháp, chỉ có công dụng làm chậm lại sự tấn công của quân địch thôi. Quân Hung Nô vô Trung Hoa ko được, mà sang châu Âu làm cho đế quốc La Mã tan tành. Tần Thủy Hoàng khi xây thành, có ngờ đâu như vậy !
    --------------------
    2. Thống nhất quốc gia ở bên trong.
    Tần Thủy Hoàng vừa đề phòng phía ngoài, vừa tổ chức bên trong. Ông thấy chế độ phong kiến làm cho mỗi ngày nhà Chu mỗi yếu mà chư hầu mỗi mạnh, nen nghe lời Tể tướng Lý Tư, lập 1 chế độ quận huyện, chia nước làm nhiều quận đặt dưới quyền 1 quan thư do triều đình bổ dụng. Trung Hoa từ đó thành 1 đế quốc trung ương tập quyền. (1)
    Hồi trước, mỗi nước chư hầu có phong tục, văn tự, pháp lệnh, y phục, đồ đo lường riêng. Thủy Hoàng nhất luật hoá hết thẩy để dễ trị. Luôn luôn như vậy: sự thống nhất lãnh thổ phải có sự thống nhất văn hoá, kinh tế tiếp theo.
    Về văn tự, Thủy Hoàng bõ lối chữ hiện đại (chử cổ) thay vào lối tiểu triện; loại hết những tiếng chỉ dùng riêng trong 1 vùng.
    Sự thống nhất ấu có 2 kết quả rất quan 65ong:
    - Văn chương với ngôn ngữ mỗi ngày 1 cách biệt nhau. Trước kia, người mỗi nước nói sao, viết làm vậy, nay nóit hì vẫn dùng tiếng địa phương, viết thì phải dùng chữ đã quy định có thể khác hẳn với lời nói; do đó mới có sự phân biệt văn ngôn (lời văn) và bạch thoại (lời nói).
    - Vì trên giấy tờ dùng văn ngôn nên những quan thú ở xa kinh đô, ko quen lối ấy, phải lựa thanh niên tuấn tú cho lại Hàm Dương học chữ rồi về làm thư lại. Sau, nhà Hán thấy vậy, lập trường dạy chữ, ai học thành tài thì gọi là bác sĩ, được bổ làm qua; di đó mà sự dùng khoa cử để kén quan lại thành 1 chế độ lưu truyền tới nay.
    Tần Thủy Hoàng còn thực hành chương trình vĩ đại: dời hàng ngàn gia đình từ miền này qua miền khác, bắt hết các gia đình qúy phái ở xa phải về Hàm Dương; mục đích là đồng hoá hết trên đất Trung Hoa.
    --------------------
    (1) Có sử gia gọi là chế độ phong kiến tập quyền; còn chế độ cũ thì gọi là chế độ phong kiến phân quyền.
    --------------------
    3. Những sự *********.
    Công việc thống nhất ấy tất nhiên gây nhiều bất bình, vì nước chư hầu cũ nào mà ko muốn giữ phong tục, văn tự của mình.
    Tần Thủy Hoàng 1 mặt sau đắp những đường lớn để giao thông cho dễ mà binh ở trung ương tới mỗi nơi được mau; đường rộng 50 thước, 2 bên có lề cao trồng cây.
    Mặt khác, ông sai thu hết binhkhí, đem đúc 12 người = đồng mỗi người nặng 24000 kg để trong cung, đốt hết sách vở, chỉ giữ lại những sách bói, sách thuốc ....
    1 bọn thư sinh đạo Nho, tỏ lời ta oán, chỉ trích, ông sai bắt về, tra khảo, chôn sống 1 số, còn thì đày đi xa.
    Sự đốt sách nho đó ko làm cho đạo Nho tiên diệt, trái lại làm cho người ta càng trọng nó (của ấm bao giờ chẳng là quý ?) : người thì cố giấu sách Nho trong tường, dưới giếng (sách thời đó là những thanh tre buộc với nhau); kẻ thì dạy truyền kẩu cho con cháu, đến khi Hán diệt Tần thì đạo Khổng đã gần chiếm địa vị độc tôn rồi.

    4. Nhị thế Hoàng Đế
    Tần Thủy Hoàng sai cất cung A Phòng để chứa những mỹ nữ và các của lạ trong thiên hạ, rồi cho người ra biển Đông tìm thuốc trường sinh. (1)
    Nhiều người muốn ám sát ông (Trương Lương, Kinh Kha) nhưng ông đều thoát khỏi, sau chết trong 1 cuộc xuất du. Sử chép người ta chôn theo ông hàng trăm mỹ nữ. (2)
    Con ông lên ngôi, hiệu là Nhị Thế Hoàng Đế theo chính sách của ông. Lòng người ta oán, anh hùng thảo dã nổi lên.Hạch Tịch thắng được Tần. Sau Lưu Bang nhờ Trương Lương, Hàn Tín giúp, thắng được Hạng Tịch, lên ngôi, dựng lên nhà Hán.
    --------------------
    (1) Bọn ấy trôi giạt vào Phù Tang (Nhật Bản), gây cơ sở ở đó.
    (2) Lăng rất tráng lệ, chứa nhiều bảo vật, có đặt máy tự động để giết kẻ nào muốn vào cướp, phá. Vậy, khoa học thời đó đã tién lắm.
    --------------------
    5. Kết
    Các sử gia Trung Hoa đều ghét Tần Thủy Hoàn. Chính sách của ông quả thực tàn bào, nhưng ta phải nhận ông đã có công thống nhất Trung Hoa; nhờ được Thống Nhất, Trung Hoa tới đời Hán mới hùng cường nhất thế giới. Chỉ xét 1 điều này, nhà Hán ko bỏ hẳn chế độ quận huyện của nhà Tần cũng rõ chủ trương của Tần Thủy Hoang hợp thời lắm.
    Ông sở dĩ thất nhân tâm vì muốn thành công sớn mà làm vội quá. Biết vừa nghiêm, vừa khoan, tiến dần dần từng bước thì có lẽ Tần sẽ vững bền hơn mà nếu Tần truyền ngôi được 2 -3 trăm năm thì chắc chắn ko có 1 sử gia nào chê Tần Thủy Hoàng nữa, trái lại, còn ca tụng là khác.
    Tình thế lúc đó rất thuận cho sự thống nhất - sau 500 năm loạn lạc, ai ko muốn 1 chính quyền mạnh mẽ đủ bảo đảm an ninh cho mình ? - mà chỉ vì người cầm đầu vụng xử nên dân Trung Hoa lại phải chịu thêm 1 thời loạn nữa, thời cuối Tần - đầu Hán.
    Vậy, ta thấy người chỉ huy vẫn đóng 1 vai trò khá quan trọng trong lịch sử.
    o0o ​
  4. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 2:
    Nhà Hán (206 - 195 tr.CN)​
    Tam Quốc (thế kỷ thứ 3 - sau CN)
    Nam Bắc Triều (221 - 621)​
    Chúng ta thường gọi người Trung Hoa là người Hán, chữ của họ là chữ Hán: họ tự gọi là người Hán hoặc người Đường. Sở dĩ như vậy là vì trong 2 đời Hán- Đường, văn minh họ rực rỡ nhất phương Đông.
    Nhà Hán lâu 4 thế kỷ, chia làm 2 thời kỳ :
    -- Tiền Hán (206 tr.CN đến năm thứ 8 sau CN): đo ở Trường An, về phía Tây (Thiển Tây ngày nay), nên còn gọi là Tây Hán.
    -- Hậu Hán (25 - 219): đô ở Lạc Dương, về phía Đông (Hà Nam ngày nay), nên cũng gọi là Đông Hán.
    Ở giữa 2 thời đó (8-25_ là cuộc đảo chánh của Vương Mãng.
    1. Tiền Hán - Hán - Hán Cao Tổ - Văn Đế - Võ Đế
    Sau khi Hạng Tịch tự sát ở Ơ Giang, Lưu Bang lên ngôi thiên tử (tức Hán Cao Tổ).
    Ông vốn sinh trong hạng bình dân, học hành ko được mấy, mới đầu khinh miệt bọn đồ nho, ko trọng dụng họ, triều đình chưa có kỷ cương gì cả. Sau Thúc Tôn Thông đề nghị lập triều nghi và ông thấy thuyết tôn ti có lợi cho chính quyền, bèn đề cao đạo Khổng.
    Thấy Tần Thủy Hoàng quá độc tài mà bị dân oán, ông dùng chính sách ôn hoà hơn, châm chu7óc 2 chế độ phong kiến và quận huyện, phong cho họ hàng và công thần làm vương thần ở các yếu địa, còn thì chia làm quận huyện thuộc quyền triều đình.
    Nhờ vậy Trung Hoa được tương đối bình trị và tới đời Văn Đế nền quân chủ đã vững vàng. Văn Đế rất nhân từ, cho dân được tự do học hỏi, bàn bạc (điều đó chứng minh rằng đời Cao Tổ còn độc tài ít nhiều); muốn lấy đức trị dân, bỏ nhục hình, giảm thuế ruộng đất.
    Đời sau, vua Cảnh Đế thấy chư hầu muốn phản, tước hết quyền của họ và tàn tích phong kiến bị diệt hẳn.
    Thời thịnh nhất của nhà Hán là thời Võ Đế. Trong 1/2 thế kỷ (140 tr.CN đến năm 87 sau CN) ông dẹp các rợ ở xung quanh, mở mang bờ cõi tới Triều Tiên, Mãn Châu, Tây Tạng, Giao Chỉ, giao thông với Ấn Độ, Ba Tư.
    Công việc mở mang ấy rất tốn kém: phải đào kênh, đắp đường để khai phá những miền ở gần và nuôi lính phòng sự nổi loạn của 1 số địa chủ, thương gia tăng rất mau. Bọn này sống như những ông hoàng, đất mênh mông tiền đầy kho, tôi tớ hàng ngàn, uy quyền hống hách. Bọn nghèo thì nghèo quá, đói rét rách rưới.
    Thấy tình thế bất quân đó có hại cho sự an ninh, Võ Đế quyết định thí nghiệm 1 chính sách Xã Hội.
    Ông cấm các nhà quyền quý đúc tiền, ra lệnh quốc hữu hoá sông núi, đất đai, giữ cho triều đình độc quyền nấu sắt, làm muối, chuyên chở hàng hóa. Muốn diệt nạn đầu cơ của con buôn, ông ra lệnh cho mỗi quận huyện trữ hàng hoá để đến lúc khan, bán rẻ cho dân nghèo. Ông lại bắt mọi người phải kê khai gia sản để đánh thuế cho đều (5% huê lợi).
    Công việc cải cách đó vô cùng táo bạo, vì đụng chạm tới quyền lợi của bao kẻ quyền thế, mà Trung Hoa lúc đó mênh mông, triều đìnhlại chưa có những phương tiện để đàn áp mạnh mẽ như các quốc gia bây giờ. Hiện nay, trên 2000 năm sau, nhiều nước văn minh chưa thực hành nổi chương trình ấy.
    Bọn địa chủ và phú thương, thấy quyền lợi bị thương tổn, đoàn kết nhau, tổ chức những hội kín trong đó có cả các công, hầu, để chống nhà vua: rút cuộc thì giai cấp nghèo khổ chưa được huấn luyện, chưa hiểu cái lợi của mình, bị bọn quý phái mê hoặc, lung lạc, doạ nạt, trở lại oán triều đình, và thí nghiệm đó phải bãi bỏ.
    Từ đó, nhà Hán suy, hết bọn hoạn quan đến ngoại trích chuyên quyền.
    2. Vương Mãng
    80 năm sau, Vương Mãng tiến ngôi, muốn thí nghiệm lần thứ nhì chính sách Xã Hội, lại cũng thất bại. Các sử gia Trung Hoa, theo 1 quan niệm hẹp hòi, chê Vương là thoán nghịch, mạt sát Vương; sự thực Vương là người có chí, có tài, sống giản dị, biết thu phục nhân tâm, học rộng, thích văn chương, làm việc suốt ngày đêm để cải tạo Xã Hội.
    Vương lấy đất đai của địa chủ lớn, chia cho dân đem theo phép tỉnh điển, cho người nghèo vay tiền nhẹ lãi, bênh vực kẻ yếu, nhưng thế lực chống lại ông mạnh quá, rút cuộc ông bị tôn thất nhà Hán giết.
    3. Hậu Hán
    Trong thời Hậu Hán, vua Quang Võ là 1 anh quân, có những tướng tài giúp sức (Mã Viện thắng Hai Bà Trưng nước ta).
    Tới đời Minh đế, Ban Siêu, 1 nhà thám hiểm bậc nhát thế giới thời cổ, vừa dùng võ lực, vừa dùng ngoại giao mà bình phục được 40 - 50 rợ ở phía Tây, và già nửa con đu7òng chở lụa thuộc sự kiểm soát của Trung Hoa. Sử chép Ban Siêu muốn đi sứ La Mã và ở thế kỷ thứ 2, nhà buôn La Mã đã tới miền Nam Trung Hoa. Sự giao thiệp với Ấn Độ thường có hơn, tới thế kỷ thứ nhất, đạo Phật đã vào Trung Quốc.
    Ở triều, bọn hoạn quan vẫn mỗi ngày 1 mạnh; từ khi chúng diệt được bọn sĩ phu tiết nghĩa (họa đảng cố) thì vua chỉ còn hư vị. Chính sách của chúng hà khắc, dân gian khổ sở, nổi lên chống lại, như bọn giặc Khăn Vàng (Hoàng Cân).
    Tào Tháo dẹp được giặc đó, lần lần nắm hết quyền hành tự tôn là Nguỵ Vương.
    Lưu Bị, trong tôn thát, chiếm cứ miền Tây Thục chống Tào.
    Tôn Quyền chiếm cử miền Đông Ngô, để lập thành cái thế chân vạc. Sử gia gọi thời đó là thời Tam Quốc.
    4. Thời Tam Quốc
    Thế chân vạc vững trên 1/2 thế kỷ. Ngụy muốn diệt Thục thì Ngô qua cứu Thục, sợ nếu Thục bị diệt, Ngụy tất ko tha mình; còn nếu Thục muốn tấn công Ngụy thì Ngô đứng ngoài ngó mà ko giúp, sợ Thục mạnh quá thì mình cũng ko yên. Họ cứ giằng co nhau như vậy mà có thế quân bình.
    Bên nào cũng có tướng tài: Thục có Gia Cát Lương, NGô có Chu Du, tại Ngụy có Tào Tháo đa mưu nhất. Có nhiều trận lớn như trận Xích Bích, Gia Cát Lượng dùng hỏa công đại phá quân Tào.
    Con Tào Tháo là Phi (cùng với cha và em là Thực, nổi tiếng về thơ ngũ ngôn) ép vua Hán nhường ngôi. Sau Tư Mã Viêm lại ép vua Nguỵ nhường ngôi, dựng lên nhà Tấn.
    Thục và Ngô lần lần bị Tấn diệt, Trung Quốc lại thống nhất.
    5. Nam Bắc Triều
    Nhân lúc nhà Tấn có loạn Bát Vương (Tám than vương tranh giành lẫn nhau), Ngũ Hồ (năm rợ Hồ) ở phương Bắc đem quân vào chiếm hết lưu vực Hoàng Hà, Tấn phải dời đô xuống phương Nam (Đông Tấn) rồi bị Tống cướp ngôi.
    Từ đó trong nước chia làm 2 khu vực: Bắc và Nam (1).
    Kế tiếp nhau làm vua phương Nam là Tống, Tề, Lương, Trần; kế tiếp nhau nắm chính quyền ở phương Bắc có Hậu Ngụy, Bắc Tề và Bắc Chu. Phương Nam do người Trung Hoa cai trị, phương Bắc chĩu sự đô hộ của các rợ.
    1 đặc điểm trong lịch sử dân tộc Trung Hoa là rợ nào vào đất họ cũng thán phục văn minh họ rồi đồng hoá với họ. Tại sao vậy ? Có lẽ là tài riêng của dân tộc ấy.
    Rợ Ngũ Hồ vào Lạc Dương thấy choá mắt trước những lâu đài của Tấn, nhảy vào chia nhau ở, thấy y phục bá quan đẹp quá, lấy về chia nhau mặc, thấy đồ sứ, đồ đồng khéo quá, tranh nhau dùng; rồi đòi ăn món ăn Trung Hoa, cưới vợ Trung Hoa, học chữ Trung Hoa, nhất nhất cái gì cũng theo Trung Hoa, thậm chí đến hoá ra ủy mị như người Trung Hoa phương Nam, mất tinh thần thượng võ cố hữu, ko thích cầm ngọn giáo, phóng lên lưng ngựa mà phi như hồi còn ở sa mạc mênh mông, gió mạnh vù vù tại phương Bắc xa xăm kia nữa.
    Họ dùng quan lại Trung Hoa và bọn này thấy họ tuy thắng mà chịu theo phong tục mình thì cũng sẵn lòng giúp, gọi họ là B8ác Triều và phục tòng họ.
    Tại Nam Triều, vua chúa, quan dân đều lãng mạn, ngâm nga những văn thơ bóng bảy, du dương, hoặc hát những bài ca tình ái; lòng dân ủy mị mà binh lực suy nhược, thường bị Bắc Triều áp bức, mất dần đất đai, chỉ giữ được 1 vùng nhỏ ở Giang Nam, Lĩnh Nam. Đã vậy, họ lại hay tranh giành cái ngai vàng 3 chân của họ nên ko triều nào được lâu dài.
    Tới cuối thế kỷ thứ 6, 1 tướng quốc nhà Chu ép vua Chu nhường ngôi cho mình dựng nên nhà Đường. Trung Hoa từ đó lại bắt đầu hùng cường.
    --------------------
    (1) Do đó có tên là Nam Bắc Triều: cũng có tên là Lục Triều (6 triều: Đông Ngô, Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần)
    --------------------
    o0o ​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 00:58 ngày 10/05/2004
  5. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 3: Nhà Đường (618 - 907)
    1. Các hoạn quan, đàn bà và quân phiệt
    Đời Đường, văn minh Trung Hoa rất rực rỡ, bỏ xa các nước khác trên thế giới và 1000 năm sau, tới cuối đời Thanh, nền văn minh đó cũng ko tiến thêm được mấy. Đó là công lao của các nghệ sĩ, học giả của dân hơn là của các Hoàng Đế. Vì trải non 300 năm, nhà Đường chỉ được vài ba vị anh quân, còn hết thảy đều là hạng dâm loạn, nhu nhược.
    Ko đời nào như đời ấy, trong cung xảy ra biết bao việc đồi bại: họ hàng ruột thịt giết lẫn nhau, cha con cướp mỹ nhân lẫn nhau. Quyền hành vào tay đàn bà và hoạn quan. Cái nạn hoạn quan là cái đặc điểm của lịch sử Á Đông. Bọn "gia nô" của vua chúa ấy lập những thêin tử "bù nhìn" lên rồi tha hồ mà thao túng, mà phế, mà giết, mà hãm hại người khác, bóc lột kẻ yếu. Bọn cung nhân cũng gớm lắm. 1 khi đã được vua yêu thì họ làm đểo ngai vàng như chơ, khiến dân Trung Hoa có lần suýt mất nước.
    Ở ngoài thì các rợ thỉnh thảong nổi liên quấy nhiễu; các tiết độ sứ coi phiên trấn thừa có chống lại triều đính, thành bọn quân phiệt. Tóm lại, chỉ hơn trăn năm đầu bình trị, còn thì trong ngoài rối ren, nát bét cả.
    2. Vua Thái Tôn
    Ông vua minh triết nhất đời Đường là Thái Tôn, (627-650) tức Đường Thế DÂn. Ông tàn ác, giết các em để lên ngôi, nhưng trị dân thì rất nhân từ và có công bình trị giang san. Ông thắng các rợ Đột Quyết, Hồi Hột, Cao Ly, Thiên Trúc, Tây Vực làm cho lãnh thổ rộn hơn cả những thời trước.
    Ông lại rất thích văn học, ngay từ lúc chưa lên ngôi, đã lập Văn học quán chứa 2 vạn cuốn sách, đón nhiều nhà nho lại giảng kinh sử. Chính ông cũng rất trọng đạo Khổng, muốn thực hành vương đạo; thận trọng về binh pháp, ko ra lệnh nghiêm quá, ko xa xỉ, đánh thuế nhẹ, lo cho dân được đủ ăn.
    1 hôm ông đi thăm ngục thất ở Trường An, thấy 200 người bị tử hình. Ông cho họ ra làm ngoài ruộng để được tự do hưởng ánh sáng mặt trời, và ko khí trong sạch mà chỉ bắt họ hứa là chiếu tối sẽ trở vào ngục. Ko người nào thất hứa; ông vui quá, tha tội cho họ, ra lệnh cho các đời vua sau, trưới khi phê 1 án tử hình phải giao cho 1 hội nghị cứu xét kỹ lưỡng.
    3. Các ông vua hiếu sắc
    Đến đời con ông, nhà Đường bắt đầu suy. Cao Tôn mê nàng Võ Hậu. Lần lần nàng nắm hết chánh quyền, giết hàng trăm tôn thất, cho họ hàng giữ những trọng chức rồi tự xưng là Hoàng Đế.
    Võ Hậu dâm loạn, nhưng có tài trị nước như Nga Hoàng Catherine sau này, biết trọng người hiền năng, quyết đoán, sáng suốt, nên triều đình chưa suy lắm.
    Đời sau, quyền cũng về tay 1 người đàn bà nữa, nàng Vi Hậu; tới đời Huyền Tôn (Minh Hoàng) thì cũng vì sức 1 cung nhân mà kinh đô bị tàn phá trong 1 thời.
    Huyền Tôn còn trẻ, sốntg rất giản dị gần như 1 nhà tu hành, cấm cung nhân bận đồ gấm vóc, đeo vàng ngọc, trị vì rất siêng năng và nhân từ, bỏ tứ hình, sửa đổi luật lệ; nhưng khi về già lại say đắm tửu sắc vào bật nhất đời, muốn hy sinh ngai vàng và tổ nghiệp để đổi lấy 1 nụ cười của nàng Quý Phi.
    Hồi đó ông đã 67 tuổi, nàng thì 27 và là ái thiếp đứa con thứ 18 của ông. Lý Bạch, trong 1 cơn say đã ca tụng sắng đẹp của nàng trong câu:
    Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung.​
    Minh Hoàng mê nàng, suốt ngày đêm cùng nàng yến tiệc đàn ca, bỏ hết việc triều, mê tới nỗi thành mù quáng. Nàng yêu 1 võ tướng Phiên (1) là An Lộc Sơn. Tuổi An Lộc Sơn ko biết hơn kém nàng bao nhiêu mà nàng nhận y làm con nuôi, cho ra vào tự do trong cung cấm, xin Minh Hoàng cho y cầm binh quyền. Thế là y có dịp làm phản, kéo quân vào Tràng An. Minh Hoàng phải dắt Quý Phi lánh nạn đến Mã Ngôi, tướng sĩ cho mọi sự đều do Quý Phi mà ra, ép vua ra lệnh cho nàng tự ải. Đoạn lệ sử ấy, sau này thi nhân, văn nhân thường ngâm vịnh, chép thành tiểu thuyết soạn thành kịch mà tác phảm có danh nhất là thiên "Trường hận ca" của Bạch Cư Dị.
    An Lộc Sơn giận vì dấy quân cốt để cướp phá người yêu mà người yêu lại chết bèn cho lính đốt phá kinh đô, tàn sát nhân dân. Người ta bảo có 36 triệu sinh linh chết trong cơn hoạn ấy: rợ Phiên gặp ai cũng chém, cũng giết, thực ra là 1 cuộc đổ máu ko tièn trong lịch sử Trung Hoa, mà nguyên nhân sâu xa chỉ do cái sắc của 1 người đàn bà dâm loạn.
    Sau An Lộc Sơn bị con giết, Minh Hoàng trở về Tràng An để mục kích cảnh điêu tàn nơi đế khuyết.
    Trong thời loạn lạc đau lòng nhất đó, thơ Trung Hoa dường như gặp được đấ tốt, phát triền cực kỳ mạnh mẽ, bông đã nhiều mà lại đẹp, đủ hương lẫn sắc.
    --------------------
    (1) Thời đó dân thuộc địa có thể được làm quan lại triều đình.
    --------------------
    4. 1 ông vua mê đạo Phật
    Khoảng nửa thế kỷ sau, vua Hiến Tôn lên ngôi, thông minh, có dũng khí, trừ được họa phiên trấn, triều đình mạnh lên 1 lúc, nhưng về già say mê đạo Tiên và đạo Phật, suốt ngày chỉ lo gõ mõ tụng kinh, bỏ việc nước mà rước xương Phật. Hán Dũ hết lời can gián, ông giận, đày đi nơi xa. Thế là quyền hành lại lần lần lọt vào tay hoạn quan, chúng giết ông rồi nắm dây cương cho tới khi nhà Đường mất.
    Trong thời suy đ1o, giặc cướp nổi lên khắp nơi. Mạnh nhất là giặc Hoàng Sào, chiếm được nhiều quận, vào Tràng An, vua Hi Tôn phải chạy vào Thục. Ruộng đất bỏ hoang, dân gian đói rét. Gạo thời Thái Tôn chỉ có 3 tiền 1 đấu, đến đời Hi Tôn 3 vạn đồn 1 đấu. Nhà vua phải làm bài chiếu tự kể tội mình mà cụng ko chấn tĩnh được nhân tâm.
    Sau Châu Ôn dẹp được giặc, cướp luôn chính quyền lập nên nhà Lương.
    o0o
  6. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 4: Xã Hội - Văn Minh Trung Hoa từ Hán tới Đường
    1. Các giai cấp và chế độ điền địa
    Chỉ có giai cấp cao nhất - bọn vua chúa, quý tộc - là cha truyền con nối. Còn giai cấp ở giữa, tức phần đông các quan lại thì ngay từ đời Hán đã được tuyển trong dân gian. Có 2 cách: 1 là do người đề cử, 2 là do thi cử.
    Đề cử thì tùy theo dân số mỗi miền nhiều hay ít mà mỗi năm cất nhắc 1 hoặc 2 -3 người. Những người được đề cử chia làm 3 hạng: hạng hiền lương có tài và có đức, hạng hiếu liêm có đức, hạng bác sĩ có học. Hễ người được đề cử ko xứng đáng thì người bảo cử phải tội.
    Từ đời Lục Triều trở đi có phép khoa cử, lấy thi phú để lựa người, mới đầu thiên về văn chương, sau trọng kinh học. Người dân nào cũng có quyền đi thi (có thời cám các con thương nhân, có thời ko) thành thử ai thông minh cũng có thể được làm quan, rồi nếu nhiều tài năng, có thể được trọng dụng, phong tước cao, leo lên giai cấp quý tộc. Giai cấp này chiếm những khu đất mênh mông, mỗi nhà có hàng ngàn nông dân, kẻ hầu người hạ. Nông dân phải đóng thuế nặng, làm xâu, những hồi có giặc thì chết đói nhiều vô kể.
    Tuy nhiên ta phải nhận nhiều vị hoàng đế thấy tài sản quá chênh lệch là điều bất công, nên tìm cách sửa đổi chế độ điền địa.
    Như đời Tấn, ruộng nương của họ vươnh tôn phải hạn chế, mà dân nghèo thì được phát mỗi người 70 mẫu.
    Nhà Hậu Nguỵ cho mỗi người làm 40 mẫu (chết phải trả lại cho nhà nước) và cho đứt 20 mẫu khác (được truyền lại cho con cháu).
    Nhà Đường cũng phỏng theo cách đó và chế độ công điền ở Bắc Việt mấy chục năm trước là 1 di tích của chế độ ấy.
    Ngoài ra còn những công cuộc cải cách Xã Hội lớn lao trong đời Hán như chúng ta đã biết.
    Vậy ta có thể nói, trong thời cổ, ko có nước nào như Trung Hoa luôn luôn lo vấn đề điền địa cho dân và tìm cách cho tài sản ko chênh lệch nhau quá. Đó là 1 đặc điểm có tích cách nông nghiệp của văn minh xứ ấy và do sự sáng suốt của các vua chúa khéo giữ tính cách quân bình trong dân gian để chế độ quân chủ được lâu bền.
    2. Chính sách thuộc địa
    Nhà Hán, nhà Đường có 1 chính sách mới rộng rãi với thuộc địa. Tuy họ khinh dị tộc là man rợ song người dị tộc nào có tài vẫn được trọng dụng ko bị nghi kị quá đỗi, chứng cớ là An Lộc Sơn được cầm binh quyền và Lý Cầm, Lý Tiến ở nước ta được làm quan tại Trung Quốc.
    Tất nhiên là các thuộc địa cũng thường bị các quan cai trị Trung Hoa bóc lột, lẽ ấy ko sao tránh được.
    3. Tôn giáo - Triết học
    Vua Hán Cao TỔ tới nước Lỗ, tế Khổng Tử và dùng những nhà nho như Thúc Tôn Thông, Lục Giả... từ đó đạo Khổng bắt đầu được tôn sùng rồi lần lần chiếm địa vị quốc giáo.
    Nhưng trải hơn ngàn năm (cho đến đời Tống sau này), các nhà nho ko phát huy được điều gì lạ. Bọn Đổng Trọng Thư, Trịnh Huyền chỉ chăm chú vào việc tầm chương trích cú mà phần đạo lý mỗi ngày 1 suy. Duy có Vương Sung (thế kỷ thứ 1 sau CN) là có vài tư tưởng mới mẻ, ráng đả phá mối mê tín.
    Ông đả phá ko nổi vì còn đạo Lão chuyên truyền bá dị đoan, như tu tiên, kuyện phép trường sinh.
    Đạo Phật bắt đầu vào Trung Quốc từ đời Tấn, đến đời Hán ảnh hưởng còn ít: qua đời Đông Tấn và Nam Bắc Triều, nhân Xã Hội Trung Hoa đã hủ bại, tư tưởng cằn cỗi, đạo ấy mới phát triển mạnh mẽ.
    Sử chép đời Bắc Triều đã có non 900 chùa Phật và tại Lạc Dương, thầy sãi các nước họp nhau lại có trên 3000 người. Đời Đường, chùa có non 5000 ngôi, am trên 4 vạn cái, tăng ni hơn 2 vạn, ruộng của nhà chùa hàng nghìn vạn khoảng (mỗi khoảng là 100 mẫu), nô tì của nhà chùa khỏi phải đi lính, ruộng đất nhà chùa khỏi phải đóng thuế; nen các địa chủ lớn đồng lõa với nhà chùa để trốn thuế, trốn lính, quốc khố do đó dễ khánh kiệt mà sự bắt lính cũng hóa khó.
    1 vị hòa thượng có công với văn hóa Trung Quốc là Huyền Trang (cũng gọi là Đường tăn, sư nhà Đường) ở dưới triều Thái Tôn. Ông mạo hiểm qua Ấn Độ 17 năm, học đạo và thỉnh kinh, đem về được 659 bộ kinh Phật. Sau đó Nghĩa Tĩnh cũng qua lấy được 400 bộ nữa. Công việc dịch kinh rất phát đạt. Huyền Trang bỏ ra 18 năm dịch được 73 bộ, cộng 1330 quyển, làm cho dụng ngữ Trung Hoa phong phú thêm lên và cách hành văn Trung Hoa cũng thay đổi ít nhiều.
    Ta nhận thấy dân tộc Trung Hoa rất trọng sự tự do tín ngưỡng. 1 vài ông vua đốt phá chùa, có lẽ cũng vì nhà chùa mạnh quá, có hại cho chính quyền; còn phần đông thì cho tôn giáo được hoạt động dễ dàng. Hoả giáo của Ba Tư, Cảnh giáo ( 1 biệt phái của đạo Cơ Đốc), Ma Ni giáo, Hồi giáo.... được truyền bá khắp nơi, được che chở nữa (nhà thờ của họ ko phải nộp thuế). Trong khi đó thì ở châu Âu, ở Á Rập người ta chém giết nhau vì tín ngưỡng, trách chi người ta chẳng ca tụng nền văn minh xán lạn của nhà Đường.
    4. Kỹ thuật - Nông nghiệp - Thương nghiệp
    Sử chép, đời Đông Hán, Trương Hoành chế ra được 1 thứ máy ngắm trời và 1 máy để tìm những nơi có địa chấn. 1 người khác chế ra 1 thứ thuyền ngày đi ngàn dặm. Gia Cát Lượng chế nhiều chiến cụ mới lạ. Rất tiếc những món đó đều thất truyền.
    Nông nghiệp phát đạt. Đời Tùy đào Vận Hà, 1 con kênh vĩ đại, từ Giang Nam đế Hà Bắc để giao thông và khai thác đất mới.
    Trà và mía đã được tròng.
    Lụa thì rất đẹp, có vùng (Thành Đô) dùng tới 10 vạn thợ dệt.
    Dương Châu có tiếng về nghề thuộc da, nghề đồng và sắt. Phú Châu có tiếng về đồ sứ. Tương Dương có tiếng về đồ sơn.
    Trong các đô thị, các người cùng nghề tổ chức những hội để bảo vệ quyền lợi cho nhau.
    Nhà Hán tuy trông nông ức thương (nhà buôn chịu thuế nặng, ko được mua đất ruộng, con cháu ko được làm quan...) song chính sách thuộc địa phát triển mà công nghiệp đã tiến thì thương nghiệp cũng phát triển. Tràng An là nơi gặp gỡ của thương gia mọi nơi. Lái buôn Trung Quốc đem chè, đồ sứ, lụa ra bán ở Ấn Độ, Ba Tư, Nam Dương, Á Rập, mua về những ngà voi, sừng tên, hạt trai, đồi mồi. (1)
    Nghề in tiến được nhiều. Thời Thượng Cổ, người Trung Hoa dùng tre hoặc mảnh vải lụa mà viết với 1 cái que nhọn trong ruột có đổ sơn đen. Đời Tần chế ra bút lông, viết mau hơn nhiều. Đời Hậu Hán chế ra giấy = vỏ cây, giẻ rách. Đến đời Nguỵ, tấn, có người dùng khói để chế mực. Nhờ những phát minh ấy, sách vở tăng lên nhiều mà tư tưởng truyền bá mau. Đời Tùy đã có bản in kinh Phật, tới cuối đời Đường người ta đã in sách thường.
    --------------------
    (1) Trong sự buôn bán, người ta đã dùng 1 thứ "phi tiền", tức là 1 phép hối đoái: người buôn đem tiền tới kinh đô gửi cho các đạo, rồi tay ko ra đi, tới đâu cứ đưa chứng khoán ra mà lấy tiền.
    --------------------
    5. Mỹ thuật
    Âm nhạc đời Đường rất thịnh, chịu ít nhiều ảnh hưởng của Tây Vực, nên có nhiều điệu mới. Huyền Tôn lập ra 1 viện dạy nhạc gọi là Lê Viên và đặt nhiều lối múa. Thơ cũng được phổ nhạc vào.
    Về Hội Hoạ thì lối sơn thuỷ phát đạt nhất. Lý Tư Huẩn mở đường cho phía Bắc; Vương Duy mở đường cho phía Nam.
    Điêu khắc nhờ đạo Phật mà tiến bộ; nhiều tượng và kinh Phật được đục trên đá rất tinh vi.
    Kiến trúc ko có tính cách đồ sộ như kiến trúc Ai Cập. Ngoài Vạn Lý Trường Thành ra, Trung Hoa chỉ cất những cung điện, những đền chùa rộng, thấp, xinh xinh trong đó cách bài trí có vẻ thân mật, tế nhị.

    6. Văn chương
    Từ Hán tới cuối Đường, triết học suy thì trái lại, văn chương rất thịnh.
    Đời Hán, lối phú (1 thể văn xuôi gồm những bài ngắn chỉ thẳng việc muốn nói) bắt đầu phát đạt nhờ Tư Mã Tương Như.
    Về Sử học, bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên soạn rất có phương pháp, tài liệu dồi dào ý tưởng mới mẻ, lời văn mạnh mẽ, cảm khái vô cùng. Bộ Hán Thư của Ban Cô cũng rất có giá trị.
    Trong đời Nam Bắc Triều, thơ ngũ ngôn à thất ngôn xuất hiẹn. Thơn ngũ ngôn thịnh hơn, nhờ 3 cha con họ Tào Tháo, Thi, Thực; nhất là nhờ Đào Tiềm - 1 thi nhân có tâm hồn khoáng đạt, lời tự nhiên, chuyển tả thú điền viên.
    Văn xuôi thời đó rất hoa lệ, vừa du dương làm cho học giả âu, Mỹ thán phục: song lời thường tối, ý thường sáo.
    Đời Đường thừa tiếp sự tấn bộ của các đời trước, lại được Thái Tôn, Huyền Tôn đề xướng và được văn nghệ Ấn Độ kích thích, văn thơ vọt lên 1 mực rất cao, chói lọi rực rỡ.
    Thể thơ luật và thể từ (thơ để ca và phổ nhạc) xuất hiện. 1000 năm sau, trong đời Thanh, sau khi trải qua biết bao cuộc đốt phá, sách vở thất lạc, mà người ta thu nhập các thơ Đường còn được non 5 vạn bài của trên 2000 thi nhân, những con số đó cho ta thấy rõ thơ Đường phát triển mạnh mẽ ra sao. Chẳng phải chỉ có văn nhân làm thơ mà thôi, từ các ông hoàng bà chúa, tới những chú lái buôn, những ả vũ nữ, người nào cũng làm thơ, từ.
    3 ngôi sao sáng nhát trên thi đàn là : Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị mà đời sau tôn là Thi Tiên, Thi Thánh và Thi Sử. Lý thì khoáng đạt, ca tụng cái thú an nhàn phong hoa tuyết nguyệt; Đổ thì thích tả nỗi thống khổ trong xã hội; Bạch thì dùng lời bình dị ghi những nét của thời đại.
    Văn xuôi thì Hàn Dũ Liễu Tôn Nguyên đả đảo thể biến ngẫu, đề xướng phong trào trở lại lối cổ (phục cổ), ko vần, ko đối. Văn của Hán thì nghiêm trang, cảm động vào hàng bát đại gia (8 nhà văn có tài nhất) của Trung Quốc. Cả 2 đề chủ trương văn phải có mục đích truyền bá đạo Nho.
    Xét chung về mỹ thuật từ hội hoạ, điêu khắc đến kiến trúc, văn chương, ta thấy Trung Hoa có đặc điểm này: tiết chế, điều hoà, hàm súc. Nghệ sĩ của họ ko muốn tả, mà chỉ muốn gợi, chỉ dùng những nét nhịp nhàng, cân đối phác 1 cảnh vật rồi để ta tưởng tượng thêm mà thông cảm với cái Đẹp.
    o0o​
  7. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Kết phần 5 & phần 6​
    Đến cuối thời kỳ thượng cõ, đời sống vật chất và tinh thần của con người đã thay đổi biết bao.
    Loài người đã có lúa, có mía, có táo, có lê; lại biết uống rượu và thưởng trà, mặc thì có tơ lụa, ở thì có lâu đài - cung điện, lại biết dùng ngựa và sức gió để thay sức người.
    Nhiều quốc gia đã có 1 tổ chức chặt chia. Ba Tư đã có những trạm để truyền bá tin tức. Con người đối với nhau rất có lễ độ, có khi nhân từ nữa và lòng duy kỷ đã bị mạt sát, thói vụ lợi đã bị khinh bỉ.
    Trong khi cố đặt cái Thiện, con người vẫn đi tìm cái Chân. Triết học và khoa học đã tiến. Người ta ráng khám phá vũ trụ, tìm những luật thiên nhiên để điều khiển lại thiên nhiên và Archimède đã dám tuyên bố rằng cho ông 1 chỗ tựa, ông sẽ bẩy nổi trái đất.
    Cái Mỹ cũng được phát huy: lâu đài tráng lệ của Ai Cập, đồ đồng, đồ thủy tinh của Crète, đồ sứ, đồ sơn của Trung Hoa, văn thơ của Trung Hoa và Hy Lạp, tới những điệu múa, khúc ca, tiếng đàn, tiếng sáo.... biết bao cái diễm lệ, du dương làm cho đời sống thêm vui thú, thêm rộng rãi, khác hẳn đời sống tối tăm trong hang của con người thời tiền sử.
    Như vậy mà bão nhân loại là ko tiến quả là ngụy biện !
    Công đó, Tây dự 1 phần mà Đông cũng dự 1 phần. Cả 2 nền văn minh Âu và Á đều rực rỡ ngang nhau, mặc dầu mỗi bên có 1 đặc sắc của các văn minh ven Địa Trung Hải, nay thử xét đặc điểm của văn minh Trung Hoa.
    Văn minh ấy có tính cách nông nghiệp. Tất nhiên là do sự thúc đẩy của kinh tế, nền thương mãi Trung Hoa cũng có lúc phát đạt mạnh, nhưng giai cấp quý tộc xứ đó hình như cảm thấy rằng chỉ nông nghiệp mới làm cho người ta sung sướng, rằng thương mãi tập cho con người ngồi ko hưởng lợi, rằng công nghệ càng phát đạt thì người càng xa xỉ, máy móc càng tinh xảo thì hoạ càng lớn (1). Nên khác hẳn với những dân tộc phương Tây, họ trông nông, khích công và ức thương. Đó là 1 đặc điểm của Trung Hoa.
    Đặc điểm thứ nhì là họ rất ưa trật tự, sự điều hoà. Thuyết tôn ti của họ, thuyế trung dung cũng của họ. Xã hội và gia đình tổ chức rất tỉ mỉ, tình cảm thì tiết chế, cử động thì quy định: họ sống ung dung, ko sôi nổi như người Âu, và trên nét mặt người phương Đông chúng ta thường có vẻ ôn hoà, điềm tĩnh của 1 hiền triết. Nhờ vậy trong xã hội ít có những sự thay đổi lớn lao.
    Đặc điểm thay đổi thứ 3 là người Trung Hoa có tinh thần xã hội và dân chủ sớm hơn những dân tộc khác. Trong xã hội cũng có nhiều giai cấp nhưng giai cấp nô lệ thì hình như ko, hoặc có thì cũng ko tồn tại được lâu (2). Còn giữa quan và dân thì ko có sự cách biệt hẳn nhau vì dân học giỏi, đỗi đạt thì thành quan còn con quan mà dốt thì cũng phải làm dân. Họ cũng kính sợ vua và vua cũng chuyên chế, nhưng vua ko ra vua thì họ có quyền lật vì "dân muốn cái gì thì trời muốn cái đó". Vua của họ bị phế hoặc giết nhiều hơn các vua các nước phương Tây: thời nào cũng có những cuộc đảo chánh nhỏ, nó như những cái ống để xả hơi trong lò mỗi khi lò nóng quá, thành thử chế độ quân chủ Trung Hoa tồn tại đến đời Thanh.
    Đặc điểm thứ 4 là họ có sức đồng hóa phi thường. Dân tộc nào thắng họ cũng hội nhập theo văn minh của họ; ăn mặc như họ, dùng chữ viết của họ - 1 lối chữ đặc biệt, nó giúp cho đế quốc họ dễ thống nhất - thờ những ông thánh của họ; còn những văn minh ngoại lai như văn minh Ấn Độ 1 khi vào nước họ thì cũng biến hoá thành 1 hình thức mới. Nhờ vậy mà xã hội Trung Hoa vẫn vững vàng, mặc đất đai họ mấy lần bị xâm chiếm.
    4 đặc điểm ấy (3) làm cho văn minh Trung Hoa có tính cách tĩnh, gần như bảo thủ, gần như bất biến, trái hẳn với tính cách động của văn minh phương Tây (4) , nếu ko có cuộc Nha phiến chiến tranh thì chắc vã hội của họ cũng vẫn còn đứng 1 chỗ chưa biết đến bao giờ.

    --------------------
    (1) Sách Trang Tử chép câu chuyện này:
    .... Tử Công, học trò của Khổng Tử đi qua 1 nơi, thấy 1 ông lão làm vườn xuống giếng gánh từng thùng nước lên để tưới rau: bèn hỏi:
    - Đằng kia có cái máy ngày tưới được hàng trăm khu đất, ít tốn sức mà nhiều công hiệu. Cái máy ấy đằng sau nặng, đằng trước nhẹ, đem nước lên rất dễ, sao ông ko dùng ?
    Ông lão đáp:
    - Máy là cơ giới. Kẻ có cơ giới tất có cơ sự, có cơ sự tất có cơ tâm, có cơ tâm tất có cơ họa. Lão ko phải ko biết máy ấy, chỉ nghĩ xấu hổ mà ko dùng đấy thôi.
    Có lẽ các nhà cầm quyền và hiền triết Trung Hoa thời xưa ghét máy móc nên dân tộc họ phát minh được nhiều máy lạ mà rồi để cho thất truyền như chương trước ta đã thấy.
    (2) Quách Mạt Nhược, chủ trương rằng đời Tây Chu có chế độ nô lệ như ở Tây Phương, thuyết đó dù có đúng nữa thì nô lệ đời Chu là nô lệ cho cả thị tộc chứ ko phải riêng cho cá nhân, khác hẳn nô lệ La Mã, Hy Lạp. Vả lại, chế độ nô lệ Trung Hoa, chưa phát đạt lắm thì chế độ phong kiến đã bắt đầu gầy dựng. (Ý kiến của Đào Duy Annh trong cuốn "Trung Hoa Sử Cương" đã dẫn).
    (3) Còn 1 đặc điểm nữa là giai cấp thị dân của Trung Hoa ko mạnh mẽ. Coi cuốn 2, thời Trung Cổ của Thiên Giang.
    (4) Cả Âu Châu chỉ có Hy Lạp là hơi giống Trung Hoa.
    --------------------
  8. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Thời Trung Cổ​
    *
    * *​
    Phần 1: Thời Trung Cổ ở Châu Âu​
    o0o​
    Chương 1: Tình hình thế giới vào cuối thời thượng cổ
    1. Hai đế quốc cầm đầu văn minh nhân loại.
    Đế quốc La Mã và đế quốc Trung Hoa.

    Vào đầu kỷ nguyên Da Tô, thế giới chia thành nhiều quốc gia lớn có thể liên lạc với nhau = đường thuỷ lẫn đường bộ. Tựu trung có 2 đế quốc chi phối cả hoàn cầu: đế quốc La Mã ở phương Tây và đế quốc Trung Hoa ở phương Đông. 2 đế quốc ấy, đều có 1 nền văn minh rất cao và có thể làm thành trung tâm bảo vệ hoà bình cho nhân loại.
    Thời kỳ chiến tranh tàn khốc trước kỷ nguyên Da Tô đã qua rồi. Các dân tộc lớn đều có thể tiến triển 1 cách yên ổn và tự do về mọi mặt.
    Ngọn đuốc soi sáng cả châu Âu là đế quốc La Mã. Các dân tộc trong đế quốc ấy tựa hồ muốn lìa bỏ tinh thần chủng tộc địa phương để cùng hoà lẫn trong 1 đoàn thể rộng lớn vượt ra ngoài quốc giới. Tình nhân loại nơi họ đã phát triển đến chỗ họ muốn quên ngôn ngữ riêng để dùng thứ ngôn ngữ có tánh cách phổ biến, đại đồng là tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh.
    Ở Trung Hoa, tình hình xã hội cũng tương tự như thế. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất lãnh thổ và nhà Hán thay thế nhà Tần xây đắp nền quân chủ. Trung Hoa đã thành 1 đế quốc hùng cường về đủ các mặt: kinh tế, chánh trị, văn hoá, chi phối cả các nước láng giềng.
    Ở Ấn Độ, ánh sáng văn minh ko kém phần rạng rỡ. Patali Poutra là 1 thủ đô huy hoàng, tráng lệ vào bậc nhất hoàn cầu. Khoa học văn nghệ xứ ấy đã tiến được những bước chưa từng thấy trên lịch sử.
    Đế quốc Sace, chiếm trọn miền Bắc xứ Ấn Độ, là nơi tập họp các nguồn văn minh Hy Lạp, Ba Tư, Ấn Độ, Trung Hoa.
    Ba Tư cũng có 1 nền văn minh đáng kể, nhưng vì Ba Tư bị đóng khuôn giữa thái độ chủng tộc của 1 quốc gia cô lập chỉ biết có địa vực của mình.
    Trừ văn minh Ba Tư, văn minh La Mã, Trung Hoa, Ấn Độ đều có tánh cách đại đồng, 1 sức hấp dẫn huyền diệu trànra khắp thiên hạ lôi cuốn mọi giống người xung quanh.
    2. Thế giới chia làm 2 vùng riêng biệt.
    Ngoài những đế quốc và quốc gia văn minh nói trên, thế giới còn chia ra 2 vùng riêng biệt.
    Vùng duyên hải từ Alexandre qua Ấn Độ, đến Trung Hoa. Các quốc gia thuộc vùng này đều nằm trong phạm vu ánh sáng văn minh của phương Đông và phương Tây. Người Á Rập đã mở được những hải cảng rất phồn thịnh; quốc gia Meoré do các hoàng tử Ai Cập thành lập giữa Soudan vào thế kỷ thứ 6 trước kỷ nguyên Da Tô và xứ Abyssinie đã từng tiếp xúc mật thiết với Ai Cập, đã chịu nhiều ảnh hưởng tốt đẹp của xứ này và của La Mã; các nước nằm khoảng giữa Ấn Độ và Trung Hoa; Miến Điện, bán đảo Mã Lai, Giao Chỉ, Chân Lạp đều chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ và Trung Hoa chi phối.
    Nhưng sau lưng vùng duyên hải ấy còn có 1 vùng mà ánh sáng văn minh ko rọi tới, gồm có những phần đại lục mênh mông chiếm cả Trung Âu, Bắc Á, cao nguyên Tây TẠng và gần trọn Châu Phi.
    Làm chủ vùng này là những giống dân du mục dã man: Hung Nô, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây TẠng ở Châu Á; Germani, Scythes ở châu Âu. Trình độ văn hoá còn thấp kém, họ sống = chăn nuôi và cướp giật, làm thành 1 biển người luôn luôn chuyển động, tràn từ chỗ này đến chỗ kia, quanh năm chinh chiến. Mục đích chiến tranh của họ là chiếm đọat của cải, bắt người làm nô lệ, và chiến tranh họ gây ra bao giờ cũng hết sức tàn khốc.
    Khi các đế quốc Tây phương và Đông phương còn cường thịnh, giống rợ háo chiến ấy ko thể vược khỏi biên giới khu vực họ sanh sóng. Nhưng đến thế kỷ thứ 3 sau CN, đế quốc La Mã cũng như đế quốc Trung Hoa bắt đầu lâm vào tình trạng khủng hoảng, thái hoá và suy nhược, ko đủ sức ngăn cản họ được nữa. Đến cuối thế kỷ thứ 4, họ tràn ngập vào các nước văn minh như nước vỡ bờ. Đầu thế kỷ thứ 5, họ nghiễm nhiên làm chủ cả Tây Đế quốc La Mã.
    Trong cuộc khủng hoảng ghê gớm này chỉ có đế quốc Trung Hoa còn đứng vững được mà thoi. Phía Bắc nó thu hút được vác rợ, phía Nam tiến ra tời bờ biển, và đầu thế kỷ thứ 6 ảnh hưởng của nó đã lan tới đảo Thích Lan, phía Nam Ấn Độ. Tuy nhiên về sau 1 phần vì sự phát triển vè mặt biển giảm dần, 1 phần vì người Thổ Nhĩ Kỳ quấy rối ở Trung Á làm cho sự giao thương với phía Tây gặp nhiều khó khăn, đế quốc Trung Hoa trở thành cô lạp giữa 1 thế giới mỗi ngày 1 già cỗi. Thế lực của nó bao trùm từ Giao Chỉ đến Triều Tiên và nền kinh tế thống nhất của nó đủ cho phép nó sống vững trong cái tình trạng cô lập ấy. Khi cả thế giới bị tan rã, phân chia từng lãnh vực phong kiến, thì nó gây được thế quân bình trong chế độ chuyên chế và dựa vào đó nó tồn tại ngót 2000 năm sau.
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 17:30 ngày 11/05/2004
  9. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 2: Đế quốc La Mã sau khi các rợ xâm lăng
    1. Các Rợ xâm lăng Tây đế quốc La Mã
    Cuối thế kỷ thứ 4, đế quốc La Mã chia ra làm 2 : Đông đế quốc và Tây đế quốc. Trong khoảng thế kỷ thứ 5, giống Germani bị giống Hung Nô đánh đuổi phải tràn vào đế quốc La Mã mà trước kia họ đã xâm nhập rất đông.
    Khi xâm lăng các quốc gia văn minh trong đế quốc La Mã bọn Rợ này khép lại 1 thời kỳ, thời kỳ Thượng Cổ, và đánh dấu 1 thời
    mới, thời kỳ Trung Cổ trong lịch sử loài người ở Châu Âu.
    Tuy nhiên trong các cuộc xâm lăng này, giống RỢ ko thể đặt chân lên toàn bộ đế quốc La Mã. Ở Đông đế quốc, các hoàng đế La Mã còn đủ sức chận đứng họ lại, và giữ được 1 vùng đất khá rộng gồm có bán đảo Ba Nhĩ Cán đến Danube ở châu Âu, Tiểu Á và Surie ở châu Á, Ai Cập và Cyrénaique. Tại vùng ấy đã có những đô thị quan trọng như Athènes, Alexandre và Constantinople.
    Tây đế quốc thì trái ,ại, lọt thẳng vào tay Rợ. Rợ Vandale chiếm cứ phía Nam Y Pha Nho và Phi Châu (1); Ostrogoth, xứ Ý (2); Visigoth xứ Y Pha Nho và phía Nam xứ Gaule (3) cho đến sông Loire; Burgondre, lưu vực sông Rhône (4); Franc, toàn xứ Bỉ.
    --------------------
    (1) 5 - 6 triệu dân, chừng 80 ngàn người Vandeles.
    (2) 4 - 5 triệu dân - 100 ngàn người
    (3) Tương tự
    (4) 2500 người - Toàn dân đế quốc 50 triệu người. Rợ ko đến 1 triệu.
    --------------------
    2. Vương quốc Franc và giòng Mérovingien
    Cuối thế kỷ thứ 5 và đầu thế kỷ thứ 6, Clovis - 1 ông vua Franc thuộc nhóm Salien (1), từ Bỉ xua quân qua xứ Gaule, chiếm cứ toàn xứ ấy.
    Có sức khỏe và mưu lược, Clovis đánh diệt dần các tù trưởng bộ lạc khác, buộc toàn thể các người Franc tôn mình lên làm vua, rồi do đó thống nhất được 1 dân tộc hùng cường trên 1 địa vực rộng từ dãy Pyrenées đến sông Weser, Danube bao gồm cả xứ Thuringe, Germanie và vương quốc thuộc người Burgondes.
    Sở dĩ Clovis chiến thắng được dễ dàng là nhờ có phái tăng lữ Da Tô giúp sức. Khi lên làm vua, Clovis là người ngoại đạo. Nhưng vì kết hôn với 1 công chúa trong đạo Da Tô (2), ông chịu làm phép rửa tội (3). Do đó, phái tăng lữ Da Tô mượng tay ông để trừ diệt các tù trưởng theo đạo khác thường làm trở ngại sự phát triẻn quyền lợi vật chất và tinh thần của người trong đạo Da Tô.
    Các vua Mérovingien nối dõi Clovis, giữ nghiệp được tới năm 751.
    Nhưng sau khi Clovis qua đời, tục phân chia tài sả làm cho dân tộc Franc trờ thành rời rạc. Mỗi lần có 1 ông vua chết thì trong nước lại sinh loạn vì tục phân chia ấy. Các hoàng tử đánh nhau quyết liệt để giành đất, giành ngôi khiến vương quốc Franc phải bị qua phân (4).
    Những vị vua trị vì vào khoảng 639-752 đều là bất lực, lười biếng. Chính quyền lọt vào tay bọn đại thần.
    Vua càng yếu thì bọn võ sĩ bấy lâu được vua cắt đất ban thưởng công lạo mạnh dần lên, hợp thành 1 đẳng cấp địa chủ quý tộc rất cường ngạnh. Rốt lại vua ko giữ được chính quyền nữa mà để lọt vào tay quan cung trưởng (5). Chức quan này ban đầu chỉ là kẻ hầu cận của vua, sau thành ra 1 vị phó vương quyế đoán hết mọi việc triều đình.
    Trong thời kỳ suy vong, xứ Gaule chia làm nhiều khu vực tổ chức thành những vương quốc riêng biệt: xứ Austrasie ở vùng sông Meuse, sông Rhin; xứ Neustrie ở vùng Tây Bắc xứ Gaule; xứ Burgondie ở vùng sông Sâone và sông Rhône; xứ Aquitaine ở vùng Nam sông Loire. 2 xứ Austrasie và Neustrie luôn luôn xung đột nhau. Chỉ có 2 xứ Burgondie và Aquitaine còn giữ ảnh hưởng của văn minh La Mã thôi.
    --------------------
    (1) Người Franc rất can đảm và rất thiện chiến. Khi lâm nạn họ hay dùng búa cán ngắn, giáo lưỡi bằng, đản gươm buộc dây có thể thay thế cho cây lao. Họ ko đội mão, mang giáp mũ, chỉ dùng cái khiên = gỗ hoặc = "miên liễu" (1 thứ liễn cành mềm bọc da). Người Franc chia thành 2 ngành: Sailen và Ripuaire. Mỗi nhóm lại chia thành bộ lạc. Mỗi bộ lạc có 1 ông tù trưởng.
    (2) Clotidi.
    (3) Sự rửa tội này xảy ra năm 496 do giáo sĩ Sainte Rémy ở Remis, Clovis chịu phép rửa tội cùng với 3000 giáo sĩ của mình. Từ đó, Clovis trở thành 1 người phụng sự đắc lực đạo Da Tô.
    (4) Xem chương 6 - Tình hình xứ Gaule ở Tây Âu.
    (5) Người quản đốc cung điện vua.
    --------------------
    3. Tình hình xứ Gaule dưới triều Mérovingien
    Thời đại Mérovingien, sử gia cho là thời đại man rợ hoặc muốn trở lại tình trạng man rợ.
    Chính trị trong thời đại này bao gồm những tập tục của người man rợ và người cổ La Mã hỗn hợp. Vua chỉ giữ được 1 hư vị và thường bị phế, bị giết. Bọn võ sĩ ko có ý phò vua mà dựa vào thế lực vua để cướp giật.
    Muốn tái lập uy quyền, vua có bắt chước các hoàng đế La Mã, tự xưng tước hiệu, lập cung điện, tổ chức triều đình nghi vệ như các hoàng đế ấy. Nhưng rốt cuột họ chỉ theo được 1 cách vụng về cái vỏ bên ngoài ko đủ tạo cho họ 1 chút uy quyền nào đáng kể.
    Pháp luật và cách tổ chức xử phạt cũng đều vó tính cách man rợ. Mõi xứ có 1 thứ pháp luật riêng và khi xử tội, quan toàn phải dùng pháp luật của từng xứ mà xử người trong xứ ấy (1).
    Phong tục cũng hết sức dã man và thô lậu. Hầu hết các vua đều phạm tội sát nhân. Vua Clotaire đệ nhất dùng dao bầu giết cháu và cho sử giảo con đẻ là Chram.
    Nạn nhân chính của chế độ tàn khốc ấy là đám dân chúng hèn yếu. Họ phải ẩn núp dưới bóng giáo đường. Và lúc ấy, chỉ có giáo đường là còn đủ sức đương đầu với bọn vua chúa, che chở nhân dân, ra lệnh cấm tàn sát nô lệ. Nhờ nó mà văn minh La Mã ở xứ Gaule được cứu vãn 1 phần nào.
    --------------------
    (1) Nếu phạm nhân chối và quan toà ko đủ = chứng để xử thì pháp luật cho viện đến cách thí nghiệm và cách cầu Chúa xử phạt. Thí nghiẹm thì người ta dùng nước và lửa. Kẻ bị cáo phải nhúng 2 bàn tay vào nước đun sôi, hoặc cầm 1 thỏi sắt nung đỏ đi ít bước. 3 ngày sau, nếu tay ko bị bỏng hoặc dấu bỏng có 1 trạng thái đặc biệt nào đó thì tội nhân được coi là vô tội. Cầu Chúa xử phạt thì người ta cho nguyên cáo và bị cáo hoặc những võ sĩ đại diện cho người ấy đấu kiếm với nhau. Bên nào thắng được là người vô tội, vì theo họ Chúa ko bao giờ để kẻ vô tội phải thua phải chết.
    Những cảnh xử phạt này cũng tương tự như cách xử phạt của vài giống Mọi ở núi Trường Sơn nước ta. Những Mọi ấy bắt bị cáo nhận uống thật nhiều rượu, hoặc trầm mình trong nước, hoặc đưa tay vào lửa mà ko việc gì thì được coi là vô tội.
    --------------------
    4. Đông đế quốc La Mã và vua Justinien
    Trên đây là tình hình đế quốc La Mã ỏ phía Tây. Còn phía Đông thì vào cuối thế kỷ thứ 5, đế quốc La Mã còn tồn tại được, nhưng tương tự 1 ngọn đèn sắp tắt.
    Tình hình trong ngoài đều hỗn độn. Ngoài thì các Rợ đe dọa. Rợ Hung Nô, Slave, người Bảo Gia Lợi tàn phá vùng biên giới Danube; người Ba Tư, Á Rập toan xâm chiếm các tỉnh Á Châu. Trong thì những cuộc mưu phản, bạo nghịch nhen nhóm cùng khắp. Vua thì sa đọa, ngôi vua nằm trong tay bọn đàn bà, bọn võ tướng. Dân chúng cùng khổ hết sức phẫn uất và chực có dịp là nổi loạn.
    Giữa tình thế nguy ngập ấy, Justinien (527-565) đứng lên khôi phụ lại đế quốc. Lần lược ông đánh dẹp được RỢ Vandale, Ostrogoth, Wisigoth, thâu lại những lãnh thổ Bắc Phi (533-534), Ý Đại Lợi (535-554) và vùng Đông Nam Y Pha Nho (554). Trừ xứ Gaule và các tỉnh ven biển Đại Tây Dương của xứ Y Pha Nho, đế quốc La Mã thâu hồi lại được gần hết đất đai cũ.
    Đánh dẹp xong, Justinie quay sang kiến thiết. Về pháp điển ông cho sưu tập lại nguyên bản những pháp lý La Mã, lọc bỏ nhựng phần tương phảnd để làm thành 1 bộ pháp điển tổng hợp tất cả các khuynh hướng căn bản của pháp lý La Mã.
    Ông cho kiến trúc khắp đế quốc những thành trì, cầu cống, bệnh việnh, nhà tắm công cộng, tu viện, giáo đường, cung điện. Giáo đường Sainte Sophie là 1 kiến trúc vĩ đại nhất ở thành Constantinople.
    Nhưng vua Justinien xa xỉ quá độ. Cái vỏ ngoài huy hoàng, tráng lệ mà ông tạo ra cho mình đó ko đuẻ che đập phần thối nát, đồi bại bên trong. Chiến tranh tốn kém, triều đình hoang phí, dân chúng ko kham nỏi những gánh nặng mỗi ngày 1 thêm, phải sa dần vào cảnh khốn cùng. Vì vậy mà bờ cõi tuy đưỡc mở rộng, đế quốc lại nghèo nàn kiệt quệ. Vua Justinie về sau bị dân chúng oán ghét.
    5. Đế quốc Hy Lạp
    Ông mất ko được bao lâu thì bờ cõi của Đông đế quốc La Mã bị thâu hẹp lại. Cuối thế kỷ thứ 6, người Lombard chiếm phía Bắc nước Ý; người Wisigoth đoạt lại miền Đông nam xứ Y Pha Nho. Thế kỷ thứ 7, sợ Slave và người Bảo Gia Lợi, kéo vào Ba Nhĩ Cán, người Á Rập làm chủ các xứ Syrie, Ai Cập và Bắc Phi. Thế kỷ thứ 8, rợ Franc chiếm gần hết nước Ý: dần dần đế quốc La Mã thâu gom lại trong phạm vi đế quốc Hy Lạp mà người tai cũng gọi là đế quốc Byzantin (1) gồm những xứ thu6ọc ảnh hưởng Hy Lạp là xứ Hy Lạp, Macédoine, Thrace, Tiểu Á.
    Đế quốc Byzantin tồn tại đến năm 1453, tức làm năm quân Thổ Nhĩ Kỳ chiếm cứ Constantinople. Trong khoảng thời gian 9 thế kỷ, đế quốc gặp nhiều biến cố xảy ra liên tiếp: tôn giáo xung đột, đảo chính, bạo loạn. Mỗi lần thay đổi triều đại là mõi lần có bi kịch đẫm máu diễn ra.
    Tuy nhiên đế quốc Byzantin cũng để lại được những trang sử khá vẻ vang. Nó bảo vệ được bờ cõi, chiến thắng những kẻ địch tới xâm lấn ko ngớt. Người Á Rập, người Bảo Gia Lợi, người Nga đánh Constantinople, nhưng lần lượt bị thảm bại trước thành này. Đế quốc Byzantin lúc ấy quả thật là trung tâm văn minh của 1 châu Âu bị người Rợ giày đạp. Các dân tộc Đông Âu như Serbe, Bảo Gia Lợi, Nga chịu ảnh hưởng văn hoá Byzatine cả. (2)
    --------------------
    (1) Gọi là đế quốc Byzantin vì thủ đô là Constantinople trước kia gọi là Byzanc.
    (2) Xem chương 5: Đế quốc Byzantin vào thời Trung Cổ.
    --------------------
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 15:26 ngày 12/05/2004
  10. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 3: Sự bành trướng của đạo Da Tô
    1. Nguyên nhân phát triển của đạo Da Tô
    Đầu thế kỷ thứ 5 khi quân đội La Mã rút khỏi đảo Bretagne thì Rợ Angle và Saxon từ vùng Elbe kéo tới xâm chiếm đảo này, dựng thành xứ Angleterre (1). Đến thế kỷ thứ 6, họ tổ chức thành nhiều vương quốc nhỏ.
    Ở Ý, sau khi vương quốc của Rợ Ostrogoth bị quân đội Justinien tiêu diệt, uy quyền các hoàng đế Constantinople được tái lập (555) (2).
    Trong tình hình hỗn loạn ấy, dân gian đều sống trong cảnh khủng khiếp, biết có nay mà ko biết có mai. Họ phải cầu đấng thiên liêng che chở, theo đạo, đọc kinh và vào nhà tu nương tựa. Tôn giáo nhân đó mà phá triển mạnh, chi phối chẳng những đời sống tinh thần mà cả đời sống chính trị của mọi người.
    Giáo hoàng trước kia chỉ là 1 đại diện tối cao của tôn giáo, uy quyền ở trong phạm vi tôn giáo mà thôi. Nhưng vì nước Ý bị xâm lấn, đất đai bị chia xẻ, hoàng đế ko được tôn trọng, Giáo hoàng thừa cơ hội ấy tranh giành quyền lợi, địa vị với vua chúa.
    --------------------
    (1) Angle: người Angle; tre, đất.
    Angleterre: đất của người Angle.
    (2) Kinh thành La Mã lúc ấy, sau nhiều lần bị bao vây cướp giật, bày ra 1 cảnh tượng hoang phế. Các lâu đài tráng lệ biểu hiện của 1 nền văn minh rực rỡ chỉ lưu lại 1 đống đá, gạch. Dân số 1 triệu chỉ còn được 50 nghìn người.
    --------------------
    2. Giáo hoàng Grégoire le Grand
    Grégoire le Grand (Đại giáo hoàng Grégoire) (590-604) là 1 giáo hoàng đầu tiên biết lợi dụng tình hình nói trên. Xuất thân từ 1 gia đình quý tộc La Mã, ông đem tài sản xây cất nhiều tu viện, rồi từ 1 lãnh chúa phong kiến ông biến thành 1 giáo sĩ, dực vào tôn giáo để tạo 1 địa vị quan trọng. Được cử làm giáo hoàng, ông coi mình là chúa tể trong nước. Ông lo phòng thủ đế quốc, trưng mộ binh lính, tổ chức việc mua bán vật thực, thương nghị với quân địch đang vây thành, đề phòng mọi nguy biến có thể xảy tới. Đồng thời ông coi sóc việc quản trị tài sản của toàn thể giáo hội nhất là ở Ý. Uy quyền của Giáo hoàng do đó vượt khỏi phạm vi thành La Mã, lan rộng ra khắp nước.
    Trong giáo hội, Giáo hoàng thi hành nhiều cải cách, cho soạn sách dạy tăng lữ và tăng cường đức tin của giáo đồ. Ông đem tôn giáo tuyên truyền vào các nước người Rợ chiếm cứ.
    RỢ Wisigoth, Lombard, nhất là Anglo-Saxon theo đạo Da Tô rất đông.
    3. Đạo Da Tô ngày càng thịnh
    Giáo hoàng Grégoire chết, nhưng công việc truyền đạo vẫn được tiếp tục rất mạnh. Toàn thể người Anglo-Saxon đều thành giáo đồ. VÀo cuối thế kỷ thứ 7 (685), 1 giáo hội của người Anglo-Saxon được thành lập, trung thành với hội thánh La Mã hơn hết. Khoảng cuối thế kỷ thứ 7 và thứ 8, các tu viện của giáo hội ấy là cơ sở khảo cứu khoa học và văn chương quan trọng nhất ở châu Âu.
    Phong trào truyền giáo lan rộng vào cả xứ Germanie. Đến giữa thế kỷ thứ 8, nhờ sự hoạt động của giáo sĩ Boniface, chẳng những cả Tây Âu và 1 phần xứ Germanie tuyên truyền đạo Da Tô mà tất cả các giáo hội đều phục tùng toà thánh La Mã.
    Thế kỷ thứ 8 (756), những quốc gia thuộc giáo hội (Etas de L''Eglise) được thành lập, khiến uy quyền Giáo hoàng càng to hơn. Nguyên khi người Lombard đến chiếm đoạt quận Ravenne và hăm doạ Đông đế quốc La Mã, Giáo hàong Etienne (Etienne đệ nhị) cầu cứu với Pépin le Bref - 1 ông vua giòng Carolingien ở Gaule. Để đền ơn giáo hoàng đã làm lễ tôn vương cho mình, Pépin le Bref đến đánh đuổi người Lombard (754-756) lấy lại quận Ravenne, rồi ko kể đến uy quyền Hoàng đế La Mã, đem đất ấy biếu cho Giáo hoàng. Từ đó, sự liên lạc giữa thành La Mã và Đông đế quốc La Mã đoạn tuyệt hẳn. Giáo hoàng lấy quận Ravenne lập thành quốc gia của giáo hội và trở thành 1 vị chúa tể có uy quyền, có thổ địa và triều đình như bao nhiêu đế vương khác. (1)
    --------------------
    (1) Muốn biết gốc tích đạo Da Tô và Jésus Christ - người sáng lập đạo ấy - thì đọc Lịch Sử Thế Giới - phần Thượng Cổ.
    --------------------
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 17:28 ngày 12/05/2004

Chia sẻ trang này