1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử Thế Giới (khái quát)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi julie06, 04/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 4: Sự bành trướng của đạo Hồi
    1. Xứ Á Rập khi Mahomet ra đời
    Trong lúc ở phương Tây đạo Da Tô bành trướng thì tại Á Rập đạo Hồi xuất hiện.
    Á Rập nguyên là xứ sở của giống dân du mục thường hay đánh phá các vùng lân cận, hoặc cướp giật các thương đội. (1)
    Đến đầu thế kỷ thứ 7, các giống dân ấy tỏ dấu nguy hiểm lắm. Họ đã định cư và ở những vùng trồng tỉa được, họ lập thành hàng xóm. Trên các con đường thương đội thường qua lại, họ lập những thị trấn vào cỡ trung bình, đứng đầu có thị trấn Médine dân số là 15 nghìn người, và La Mecque (2), 25 nghìn người.
    --------------------
    (1) Hồi xưa đường giao thông chưa được thuận tiện, thương nhân hợp thành đội đi qua sa mạc.
    (2)2 thị trấn này nằm trên đường giao thương từ Hồng Hải sang châu Á.
    --------------------
    2. Hồi giáo và giáo chủ Mahomet
    Mahomet sinh năm 570 quanh vùng La Meque trong 1 gia đình rất nghèo (1). Thưở nhỏ ông chăn cừu, rồi làm hướng đạo cho các thương đội qua sa mạc, đi khắp đó đây. Về sau làm nô bọc cho 1 quả phụ giàu có, kết hôn với người này. Tứ đó ông chấm dứt cuộc đời phiêu lưu. Đến 40 tuổi, ông vẫn sống tầm thường như mọi người, chưa có dấu hiệu gì tỏ ra sau này ông là 1 giáo chủ. Từ tuổi này trở đi, ông có những cử chỉ khác thường và bắt đầu đề xướng tôn giáp độc thần. Đến năm 50 tuổi, ông gặp toàn thất bại. Bọn hào mục La Mecque thấy ông gây nhiều ảnh hưởng trong đám dân nghèo, có ý lo sợ, nên mỗi lần thấy ông giảng đạo thì chửi mắng, đánh đập.
    Lúc ấy tình hình thị trấn Médine ko được yên ổn, xung đột thường xuyên diễn ra. Dân chúng, nhất là người Do Thái, khi đến hành lễ ở La Mecque, tin theo Mahomet, bỏ lối thờ cúng của đạo đa thần. Mahomet được họ mời tới Médine.
    Nhưng Mahomet ko đi vội. Luôn 2 năm, ông gửi dân tín đồ từ La Mecque tới Médine. 1 ngày kia, thấy thế lực của ông lớn quá, bọn hào mục ở La Mecque định ám sát ông. Hay được tin ấy, ông trốn khỏi, đúng vào đẹm thích khác tới nhà.
    Người Hồi giáo gọi sự đào tẩu này là Hégire và dùng để đánh dấu kỷ nguyên Hồi giáo (622).
    Tại Médine, ông hoàn thành công cuộc tổ chức tôn giáo mới, cổ xúy thánh chiến để trừng phạt kẻ bội đạo.
    Hồi nhỏ, nhân dân thương đội qua Syrie, ông gặp 1 giáo sĩ Da Tô và theo đạo này, khi tới Médine, gần người Do Thái, ông chịu ảnh hưởng đạo Do Thái. Cho nên đạo Hồi là 1 sự hỗn hợp đạo Da Tô và đạo Do Thái.
    3. Giáo lý đạo Hồi
    Giáo lý đạo Hồi gồm có những cuộc đàm thoại của Mahomet do tín đồ ghi chép lại trong thánh linh Koran. Kinh này ko những giảng về đức tin mà còn giảng về khoa học, luật pháp và các qui tắc vệ sinh nữa.
    Giáo điều căn bản tóm tắt trong câu này: chỉ có 1 đức chúa duy nhất là Allah và 1 tiên tri của người là Mahomet.
    Giáo điều còn dạy phải phục tùng ý muốn của chúa: sự phục tùng ấy gọi là Islam. Khi chết rồi, con người phải chịu quyền phán quyết của chúa.
    Cách lễ bái cũng giản dị như giáo điều. Tín đồ chỉ tuân theo 4 điều răn: mỗi ngày cầu nguyện 5 lần; tắm rửa trước khi cầu nguyện; trong đời ít nhất phải đi lễ bái ở La Mecque 1 lần. Ngoài ra Mahomet còn dạy cữ rượu và thịt heo. Người nào chịu chiến đấu vì Chúa sẽ được lên thiên đàng.
    Mahomet đề xướng thánh chiến chống người ko theo Hồi giáo. Người Á Rập hưởng ứng rất đôn, vì lòng mộ đạo cũng có, mà vì muốn dựa vào chiến tranh để cướp giựt cũng có. Giữa La Mecque và Médine xảy ra nhiều cuộc xung đột, nhưng Mahomet chiến thắng, và năm 630 ông được đón về Le Mecque.
    Đến năm 632 tức là lúc ông được 62 tuổi, khi lâm chung, ông làm chủ được toàn xứ Á Rập. 1 phàn lớn các bộ lạc Á Rập tôn ông làm giáo chủ.
    Sở dĩ ông thành công được nhờ xã hội Á Rập lúc ấy đã tới 1 trình độ mà tôn giáo đa thần ko thích hợp với sự tiến hóa nữa. Các giống dân du mục đã bắt đầu định cư và ranh giới các bộ lạc đã bắt đầu bị xoá bỏ; các giống dân phải hoà hợp nhau để tạo thành 1 quốc gia mạnh hơn, phải có 1 nền kinh tế thống nhất, 1 quân đội hùng cường để chống lại ngoại xâm hoặc để xâm lấn các xứ khác. Ngoài lý do xã hội và lịch sử ấy ta có thể kể thêm tính cách chiến đấu mạnh mẽ của Hồi giáo, quả quyết đánh ngã đối phương = mọi phương tiện khủng bố. Lý do thứ 3 là tính tình của vị giáo chủ: Mahomet vừa có tài ngoại giao, vừa là người nham hiểm tàn ác, biết tùy lúc mà dùng võ lực hoặc điều đình, tấn công hay nhượng bộ, nghĩa là ông có đủ tính tình của "bất cứ 1 Quốc vương Á Rập nào".
    Trước khi lâm chung 1 năm, ông đã rót vào lòng tín đồ những lời nhan từ vừa đúng với 1 vị giáo chủ, vừa thích hợp với trật tự xã hội ông đã dựng lên:
    " Hỡi thần dân; con hãy nghe lời nói của ta đây; vì ko biết năm tới đây ta còn sống với các con nữa ko. Các con ai cũng biết coi sinh mạng, tài sản của đồng loại là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm, và phải nhớ như vậy cho đến khi thiên cùng địa tận".
    "Chúa đã ban cho mỗi người 1 gia tài; tời di chúc sẽ ko hợp pháp nữa nếu người này lại xâm phạm đến kẻ kia".
    "Kẻ làm con thuộc quyền sở hữu của kẻ làm cha. Ai xâm phạm đến luật hôn phối sẽ bị hành hạ".
    "Ai nhìn nhận kẻ khác làm cha, coi kẻ khác làm thầy sẽ bị chúa, bị thiên thần, và bị nhân loại trừng phạt".
    "Hỡi thần dân của ta ơi ! Đàn ông có quyền đối với đàn bà và đàn bà cũng có quyền đối với đàn ông. Đàn bà ko được phạm luật hôn phối, làm những việc dâm ô; nếu đàn bà phạm lỗi, con có quyền giam họ trong phòng riêng, dùng roi da mà đánh, song đừng đánh mạnh lắm. Nhưng nếu họ biết giữ mình thì nên cho họ ăn mặc đầy d0ủ. Hãy trọng đãi ngưòi vợ của con vì họ là những kẻ bị giam cầm trong tay con, họ ko có quyền hành gì cả trong những việc liên quan đến họ; con tin lời chúa mà lấy họ, con dùng lời chúa mà ràng buộc họ với con".
    "Đối với nô lệ, con dùng thức ăn gì thì cho họ dùng thức nất, con mặc thứ vải gì thì cho họ mặc thứ vải nấy. Nếu họ phạm tội lỗi ko thể tha thứ được thì con nên đem bán họ đi, vì họ là nô lệ của Chúa, con ko nên làm khổ họ".

    4. Đế quốc Á Rập
    5. Văn minh Hồi giáo
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 17:57 ngày 12/05/2004
  2. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 5: Đế quốc Byxantin thời Trung Cổ
    (Tình hình Kinh tế, Chính trị, Xã hội và Văn hoá)​
    1. Chính trị
    2. Kinh tế
    3. Xã hội - Văn Hoá
    4. Đế quốc suy
    o0o​
  3. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    cái tài liệu của bác Julie hay quá ! Em xin chúc bác cinq étoiles để gọi là hỗ trợ tinh thần. Mong bác tiếp tục
  4. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    (bổ sung: chương 4: Sự bành trướng của đạo Hồi)
    4. Đế quốc Á Rập
    Suốt thé kỷ người Á Rập chiến thắng ko ngừng. Họ bắt buộc kẻ địch phải chọn lựa mấy điềi: nộp cống cho họ, thừa nhận Ala, hay là chết. Thật ra, trên con đường xâm lăng họ ko bị sức cản trở của dân chúng. Nông dân ở đồng bằng Mésopotamie ko quan tâm đến việc phải theo đế quốc Byzabtu gat đế quốc Á Rập, vì đối với đế quốc nào họ cũng là kẻ bị trị và phải nộp thuế như nhau. Vả lại triềi Á Rập lúc ấy còn tỏ ra khoan hoà, nhân đạo hơn các triều đình chuyên chế khác ở cận đông. Người Á Rập trước kia theo đạo Da Tô, nay bỏ đạo này tho đạo Hồi rất đông. Người Do Thái cũng vậy.
    Chiến công của người Á Rập được sắp vào hạng oanh liệt nhất trong lịch sử thế giới. Phía Đông họ chiếm xứ Syrie, Ai Cập (634-639), xứ Ba Tư (642), tiến thẳng sang Ấn Độ và Tân Cương (thuộc Trung Quốc). Phía Tây họ chinh phục Bắc Phi; rồi từ Bắc Phi họ tiến sang Y Pha Nho, chiếm luôn xứ này. Đến nửa thế kỷ thứ 8, khi công cuộc xâm lăng hoàn thành thì biên giới Đế quốc Á Rập mở rộng từ sông Hằng (Gange) đến Đại Tây Dương.
    Các vị Quốc vương Hồi giáo đầu tiên, Abou Kakr và Omar I (Omar đệ nhất) là những người tánh tình cương trực và giản dị. Cầm đầu 1 đế quốc to rộng như thế mà họ vẫn giữ lối sống đơn sơ, nghèo nàn của dân du mục trong sa mạc. Cho nên dân chúng coi họ là nhân vật si6u phàm. Nhưng đến đời vua Othman phong hoá suy đọa, các vua Á Rập từ đó cũng tầm thường như bao nhiêu vua khác ở Đông Phương, thích đời so61ng xa xỉ uỷ mị trong cung cấm.
    Đế quốc Á Rập tồn tại được ko lâu. Vừa thành lập xong, đế quốc ấy đã bị quan phân làm 3 nước dưới quyền 3 ông vua rất hùng cường, ngự trị tại đô thị danh tiếng nhất là La Caire ở Ai Cập, Bagdad ở Cận Đông, và Cordue ở Y Pha Nho. Nước Á Rập nơi phát hiện ra Hồi giáo ko còn là trung tâm sinh tồn của đế quốc nữa. Tất cả hoạt động căn bản về kinh tế chuyển qua Ba Tư. Hồi giáo cũng ko còn giữ được bản chất ban đầu. Cũng như bao nhiêu tôn giáo khác, nó đã trở thành 1 lợi khí phục vụ quyền lời của giai cấp thống trị.

    5. Văn minh Hồi giáo
    Văn minh Á Rập, tức văn minh Hồi giáo, ko có gì đặc biệt mới mẻ. Nhờ đi sau, mà dân tộc Á Rập hưởng được gia tài của người đi trước. Họ tổng hợp các yếu tố căn bản của văn minh Ba Tư, Ấn Độ và Hy Lạp. Nhưng tinh thần người Á Rập ko kém tinh thần người Hy Lạp vào thời thịnh bao nhiêu. Cũng như người Hy Lạp, họ lo phát triển 1 các rất có phương pháp các khoa học thực nghiệm.
    Họ học với người Cảnh Giáo (1), triết học Aristote, y học và thứ văn chương có liên quan với toán học. Họ học cả với người Do Thái, Á Rập phản ứng nhau, tạo cho xã hội 1 sinh lực văn hoá tốt đẹp. Ngoài ra họ còn học với người Ấn Độ rất nhiều, nhất là toán học.
    Á Rập sản xuất nhiều sử gia và văn nhân có khuynh hướng giáo dục. Vào thế kỷ thứ 9 và thứ 10, người Á Rập ko những viết sách văn phạm mà còn viết tự điển và khái luận về ngôn ngữ học.
    Nhiều trường đại học được thành lập ở các đô thị lớn, ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới đế quốc Hồi giáo. Sinh viên từ phương Tây và phương Đông tới học rất đông. Tại đại học Cordoue có 1 số sinh viên Da Tô cùng học, và triết học Á Rập xâm nhập vào cách đại học đường Paris, Pxford, bắc bộ nước Ý, chi phối nền tư tưởng châu Âu.
    Kỹ nghệ chép sách (2) phát triển mạnh ở Alexandrie, Damas, Caire và Bagdad. Năm 970 tại Cordue có 27 trường học mở cửa dạy con nhà nghèo ko lấy học phí.
    Về toán học, người Á Rập tiếp tục công việc của các nhà toán Hy Lạp. Con số ko (Zéro) đến thế kỷ 12 vẫn chưa có. Người thì nói con số ấy do người Á Rập -Ibn0Mousa phát minh; người lại nói do người Ấn Độ phát minh.
    Về hình học, người Á Rập phát minh đại số học; mở mang thêm viên hình tam giác pháp (trigo0sphérique), đặt ra chính huyền (Sinus), tiếp xúc tuyến (Tangente) và dư thiết tuyến (Contangente).
    Về vật lý học, họ phát minh quả lắc và viết sách về quang học. Họ phát triển khoa thiên văn, dựng thiên văn đài và chế tạo hiều dụng cụ về thiên văn học đến ngày nay vẫn còn dùng. Họ tính được hoàng đạo giác (angle de l''ecliptique), và phân điểm biến vị (précessions de équnoxes).
    Về y học, họ tiến xa hơn người Hy Lạp, nghiên cứu hình thái học và khoa vệ sinh. Khí cụ học của họ, ngày nay vẫn còn. Họ biết dùng thuốc mê trong việc mổ xẻ và mổ được những bệnh ngày nay vẫn chịu là khó.
    Về hóa học, họ đi rất đúng đường, tìm được nhiều chất mới, như rượu, postasse, tiêu toan ngân (Nitrate d''argent), chất thăng hoa gặm mòn (sublimé corrosif), ninh mông toan (acide citrique), lưu toan (acide sulfurique). (3)
    Về kinh tế, họ học cách trồng tỉa và khoa tưới ruộng của Ai Cập, Mésophotamie bị xâm chiếm. Họ biết giá trị các thứ phân bón, biết làm cho cốc loại thích ứng với đất đai, gây thêm giống cây có trái và hoa. Họ chế nước hoa, nấu xi-rô, làm đường mía, gây rượu vang có tiếng. Họ truyền sang châu Âu những thảo mộc từ trước chưa có như lúa, mía, dâu, mơ, măng tây, đậu, gai, nghệ, v.v.....
    Họ là những tai thủ công rất khỏe. Sản phẩm họ chế tạo đã nhiều loại mà lại đẹp hơn tất cả những sản phẩm mà thế giới bây giờ chế tạo đu7ọc. Họ có thể luyện mọi thứ kim thuộc như vàng, bạc, đồng, đồng dỏ, sắt, thiết. Đồ thủy tinh và đồ gốm của họ ít ai bì kịp. Họ biết những bí quyế của nghề nhuộm và làm được giấy. Họ đem bán ở thị trường những đồ kim thuộc như lưỡi gươm thiết giáp, chưn đèn, mâm chạm, bàn, cùng các thứ đồ gổ cẩn xà cừ, khản bạc, nạm ngà. Thành Da Mas sản xuất thảm lót nhà có tiếng nhất thế giới, dệt và thêu các thứ vải gia, nhung, lụa. Thành phố Cordoue và xứ Mroc sản xuất da thuộc, nhụ kim. Thương nhân Á Rập vạn tải các sản phẩm ấy vào nội địa Châu Phi, tận Soudan và sang châu Á, tận Trung Hoa.
    Về chính trị, người Á Rập biết cách tổ chức 1 quốc gia có tính cách tiến bộ. Cũng như bao nhieu quốc gia dân chũ chuyên chế khác, quốc gia Hồi giáo chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn (mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc), và thường xảy ra bạo loạn, nội chiến... Nhưng đế quốc Á Rập nhờ tinh thần vừa mềm dảo, vừa độc đoán của Hồi giáo, nhờ cínhh trị chuyên chế mà duy trì được.
    Về nghệ thuật, người Hội giáo thiên về kiến trúc. Họ học người Ba Tư cách xây cộ mảnh khảnh, vòng cung nhọn, nhất là hình móng ngựa; học theo người Byzantin cách xây vòm tròn. Họ thích lối trang hoàng rực rỡ, ưa dùng hồi văn, nước nhụ kim, chạm trổ, giếng phu nước, v.v.... Về văn chương thế giới ngày nay ko thể quên được bộ tiểu thuyết "Nghìn lẻ 1 đêm" làm nổi óc tưởng tượng phi thường của người Á Rập.
    --------------------
    (1) 1 phái của đạo Da Tô, có tinh thần khoa học, coi chúa Jesus là người thường (Nestorien).
    (2) Giấy và máy in hồi ấy chưa có, nên sách phải chép = tay.
    Có người cho rằng động lực tiến hoá của người Hồi giáo lúc ấy là giấy. Giấy từ Trung Hoa truyền sang được người Á Rập dủng trước hết rồi từ đó mới truyền lần sang châu Âu.
    (3) Xem Esquisse de L''Historie Universelle của H.G. WELLS.
    --------------------
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 07:39 ngày 15/05/2004
  5. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 5: Đế quốc Byxantin thời Trung Cổ
    (Tình hình Kinh tế, Chính trị, Xã hội và Văn hoá)​
    1. Chính trị
    Vào thế kỷ thứ 9-10, khi đại lục châu Âu bị ngợp thở dưới gót các Rợ thì Byzance đủ sức gạt ra ngoài ảnh hưởng của Hồi giáo, giữ vựng địa vị 1 quóc gia quân chủ chuyên chế theo đạo Da Tô. Kinh t6é, xã hội, pháp lý, tài chính trong nước đề được triều đình sắp đặt ổn đáng cả. Chính trị địa phương thì giao cho các quân nhân và quan lại được chọn lựa kỹ càng. Triều đình và chánh phủ mỗi bên có quyền riêng biệt. Và để tránh cái họa quyền thần truyền tử lưu tôn, các chức vụ cao trọng cũng do thái giám đảm nhiệm.
    Nhà nước có 1 ngân khố dồi dào thành lập với tiền thuế ruộng đất, thuế nhân khẩu, thuế gián thu, thuế thông hành, thương chánh, thuyế 10% trong số xuất-nhập cảng.
    Nhà nước kiểm soát mọi ngành hoạt động; tôn giáo, học vấn, kinh tế. Tôn giáo là nòng cốt của tinh thần dân tộc. Ai nghịch lại với tôn giáo sẽ bị coi là ngụy và bị trừng phạt nặng. Học vấn được coi là nền tảng công việc cai trị và văn hoá. Quan lại tuyển chọn theo trình độ học thức.
    2. Kinh tế
    Nhưng nhà nước chú trọng vấn đề kinh tế hơn hết. Ngoại thương rất phát đạt nên trong đế quốc có những thương cảng rất lớn.
    Chính sách kinh tế chỉ huy được áp dụng. Nhà nước giữ độc quyền những kỹ nghệ căn bản như kỹ nghệ dệt lụa, kỹ nghệ chế tạo khí giới. Những ngành hoạt động do tư nhân chủ trương thì có nhà nước hạn định. Mỗi kỹ nghệ phải tợp hợp thành phường (corporation), nhân viên tự cử lấy chủ tịch nhưng do nhà nước kiểm soát. Phường tự mua lấy nguyên liệu rồi phân phát cho người chế tạo. Hàng hoá đem bán tiêu với nhà nhà nước đã định sao cho lợi cả 2 bên: kẻ tiêu thụ và người sản xuất. Phẩm chất của hàng hoá cũng do nhân viên nhà nước kiểm soát và đóng dấu bảo đảm. Nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước và phường mà nạn trung gian tránh được. Trong địa hạt thương mãi, mọi người được tự do, nhưng số chứng khoán và lợi xuất bị hạn định.
    3. Xã hội - Văn Hoá
    Về mặt xã hội nhà nước lo cho mọi người đều có công ăn việc làm. Những kẻ thất nghiệp được nhà nước thu dụng trong các công sở công tác hay được các cơ quan từ thiện tìm cho việc làm. Về tiền tệ nhà nước chỉ dùng độc thứ huỳnh kim và thế kỷ thứ 4 đến thứ 10 giá tiền tệ được giữ vững.
    Sống giữa những đống dân dã man, đế quốc vì lẽ an ninh phải canh phòng chặt chẽ những thương nhân ngoại quốc. Các thương nhân này được phép lưu trú tại đô thành Byzance 3 tháng. Quá thời hạn ấy họ phải bán hết hàng hóa và ra khỏi nước. Những người có đặc quyền lưu trú lau dài phải có hiệp ước ký kết đảm bảo.
    Ngoài vòng đô thị, các nhà phú hộ có quyền mua đất, nhưng nhà nước cố sứ ngăn ngừa bọn quý tộc địa chủ lấn đất của nông dân tự do. Thế kỷ thứ 9, nền kinh tế phục hưng làm cho đại địa chủ giảm bớt, 1 số nông nô được giải phóng, và nhiều vùng tiểu nông nghiệp nhờ chính phủ bảo vệ thoát khỏi sự chi phối của lực lương phong kiếm lúc ấy đã bắt đầu phát triển.
    Trừ vài cuộc bạo loạn, người Byzantin nhờ đời sống tương đối dễ dãi mà có 1 tinh thần ôn hoà bình tĩnh. Phong trào quền chúng gần như ko xảy ra ở kinh thành, cho nên phương pháp trừng phạt cũng ko nghiêm khắc. Chỉ có kẻ phạm tội mưu phản thì bị lên án chặt tay - chặt chân mà thôi.
    Người Byzantin ko thích chiến tranh, nhưng họ tổ chức sự tự vệ rất chu đáo. Ở những phiên trấn, nhà nước bắt nông dân đảm đương quân dịch đề phòng khi hựu sự thì việc trung mộ dễ dàng. Kể cả những đội lính chuyên nghiệp, số quân trong nước được chừng 12 vạn, có đủ các số quân nhu, y tế và công binh.
    Nhưng thuỷ binh quan trông hơn bộ binh. Nhờ có đội chiến thuyền mạnh, đế quốc Byzantine mới làm bá chủ được mặt biển và giữ cho sự cường thịnh vững bền.
    Kinh thành Byzance, với dân số 1 triệu người là 1 độ thị đẹp nhất thế giới. Nghệ thuật kiến trúc 1 phần chịu sự ảnh hưởng của La Mã, 1 phần của các nước Cận Đông, tổng hợp được mọi vẻ mỹ lệ, huy hoàng. Trong lúc ở phần nhiều đô thị lớn Tây Âu, nhà cửa lụp xụp, tối tăm, đường xá chật hẹp bẩn thỉu thì tại Byzance đã có 1 hệ thống đường cống và những công viên rộng rãi đặt đúng thể thức 1 đô thị văn minh ngày nay.
    4. Đế quốc suy
    Đến thế kỷ thứ 11, đế quốc Byzantin bắt đầu suy vong. Nguyên nhân đầi tiên là do người Thổ Nhĩ Lỳ xâm lấn nam bộ nước Nga làm cho sự giao thương với các đo thị Nga gián đoạn. Kết quả là tài chính trong nước thiếu hụt, bắt buộc vua Basil phải giảm bớt các phí khoản quốc gia. Kế đến trận giặc chống người Bảo Gia Lợi (1018) gây quá nhiều tổ thất. Triều đình ko đủ sức bảo tồn đọi chiến thuyền để cho quyền bá chủ mặt biển Adriatique lọt vào tay người Venise (Ý). Thương mãi bị khủng hoảng nặng. Giai cấp quý tộc địa chủ chiếm dần ưu thế, bỏ hẳn mặt biển quay về phía đại lục tức là nguồn lợi căn bản của họ. Văn hoá cũng theo với kinh tế mà trụt xuống. Học vấn bị coi như là 1 xa xí phẩm tốn kém và nguy hiểm cho quốc gia. Trường đại học Constantinople đóng cửa.
    Từ đó, ánh sáng văn minh Byzantin mờ dần trước bóng tối của chế độ phong kiến tràn dần tới.
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 08:04 ngày 15/05/2004
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 08:09 ngày 15/05/2004
  6. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 6: Tình hình xứ Gaule ở Tây Âu
    1. Giòng Caroligien thay giòng Mérovingien làm vua ở Gaule
    Khi các Rợ xâm lăng Tây đế quốc La Mã thì Clovis cầm đầu các Rợ Franc chiếm cứ xứ Gaule, dựng nên triều Mérovingien. Giòng Mérovingien truyền ngôi cho nhau đến thế kỷ thứ 7 thì suy nhược. Sau khi vua Dagobert mất (639), chính quyền lọt vào tay bọn cung quan (maires du Palais) tức là quan cai quản cung điện.
    Đầu thế kỷ thứ 8, 1 trong những cung quan này là Pépin D''''''''''''''''''''''''''''''''Héristal, về mặt thực thế đã làm chủ vương quốc Franc. Con trai Pépin D''''''''''''''''''''''''''''''''Héristal là Charles Martel nhờ ngăn được quân Á Rập đến tấn công thành Poiters (732) mà được giáo hội Da Tô tính nhiệm. Các giáo hoàng liền giúp cho giòng Carolingien thay thế giòng Mérovingien, cũng như trước kia họ từng giúp Clovis thắng những kẻ địch của đạo Da Tô.
    Năm 751, Pépin le Bref (con của Charles Martel) bắt Childéric, ông vua cuối cùng của giòng Mérovingien, giam vào tu viện, rồi xưng làm vua. Từ đó giòng CArolingien được giáo hội Da Tô ủng hộ cho tới ngày cách mạng Pháp.
    Pépin le Bref đem đất đai chia cho 2 con là Charles và Carloman; Carloman mất (771), Charles tập trung quyền binh trong nước vào tay mình và lên làm vua, tức hiệu Charlemagne.
    2. Vua Charlemagne và công việc chinh phục
    Charlemagne là 1 vị quốc vương danh tiếng nhất thời Trung Cổ.
    Háo chiến và xâm lược, trước hết ông lo mở rộng lãnh thổ. Trong khoảng thời gian 45 năm trị vì, ông đánh dẹp hơn 55 lần. Chiến tranh ông gây ra phần nhiều có tính cách tôn giáo và chính trị. Quan trọng nhất là những trận xảy ra trên đất Ý, Y Pha Nho, Germanie, tại đó Charlemagne đánh thắng được người Lombard, Sarrizin và Saxon.
    Charlemagne tỏ ra 1 ông vua tàn bạo. Để trả thù cho những giáo sĩ hay người Saxon giết, ông cho xử tử trong ngày tại Verdun đến 4500 tù nhân. Nhiều bộ lạc bị ông đày ải.
    Khi chiếm cứ xứ Germanie, Charlemagne gặp giống rợ khác là Slave đóng bên kia sông Elle, Danois hay Normand ở bán đảo Julard Avars từ châu Á sang đóng tại xứ Hung Gia Lợi. Để chặn RỢ Slaves, Charlemagne tổ chức tại Germanie nhièu vùng quân sự sau này là những yếu tố lập thành xứ Phổ Lỗ Sĩ. 1 vùng quân sự khác được tổ chức ở Danube để ngăn Rợ Avars và sau này lập thành nước Áo.
    Năm 800, chiếm cứ được toàn thể Tây Âu rồi, Charlemagne xưng là Hoàng đế La Mã và được coi như là lãnh tụ tín đò Da Tô uy thế rất lừng lẫy.
    3. Chính trị - Xã hội - Văn hoá tây Âu trong thời kỳ Charlemagne suy
    Charlemagne vốn là người ít học, nhưng siêng năng, can đảm, và có tài tổ chức. Ông lập triều đình. Đình thần gồm có những vị sau này:
    1 vị coi về toàn thể việc cai trị gọi là quan Chấp chánh (Comte du Lalais), 1 vị coi về việc tín ngưỡng, tôn giáo gọi là quan Tư tế. Dưới 2 vị này có quan Đại pháp coi về văn thư, quan Thị Tùng cai quản phòng ngân khố (1). Ngoài những chức vụ quan trọng này còn có quan coi việc ăn uống của vua gọi là quan Ngự thiện, quan giữ rượu của vua gọi là Tửu giám, quan coi ngựa và lính hầu gọi là quan Đốc quân. Bao nhiêu sức vụ nói trên đều giao phó trong tay những nhân vật quan trọng nhất của triều đình.
    Charlemagne tàn bạo trong khi chinh chiến, cương quyết việc cai trị. Nhưng ông tỏ ra lại ko có chuyên chế. Trong mọi vấn đề công lý, quân sự, giáo dục, tôn giáo, mỗi năm nhà vua đều cho mởi đại hội trưng cầu ý kiến của dân chúng. Về việc cai trị địa phương, Charlemagne chia nước thành khu vực gọi là "comté" giao cho quan lại do vua bổ nhậm vài bãi truất, gọi al2 comte (2). Viên quan lại này kiêm cả quyền hành chánh và quân sự, pháp lý và tàu chính. Việc tôn giáo, tín ngưỡng thì giao cho 1 giáo sĩ cũng là 1 quan lại của nhà nước.
    Để kiểm soát việc làm của các "comte" và giáo sĩ, Charlemagne đặt chức khâm sai (missi-domicini). Chức này cũng được tuyển trong hàng nhân vật cao cấp của triều đình, mỗi lần 2 người, 1 trong giáo hội và 1 ngoài thế tục. Khi đi công cán, quan khâm sai lãnh huấn lịnh của vua; khi về, họ phải làm tờ biểu tấu.
    Vì hiếu học 1 phần, vì tín ngưỡng 1 phần, Charlemagne lo chấn chỉnh việc học vấn trong dân gian để các giáo sĩ tiện truyền bá tôn giáo. Nhờ đó mà văn học nghệ thuật dưới thời Charlemagne có mòi hưng khởi lại.
    Mỗi tu viện nhà vua bắt phải mở 1 lớp học, các giáo sĩ, tăng lữ phải dạy cho dân tụng kinh, hát, tính toán, luyện văn pháp, tập viết chữ tốt. Nhiều tu viện hồi ấy đã sản xuất được sách viết tay rất dễ đọc. Nhà vua lại cho mở cạnh mỗi giáo đường 1 trường học cho dân chúng vào học ko lấy tiền.
    Về nghệ thuật thì ko có gì đáng kể trừ 1 số đền đài cung điện, phần nhiều phỏng theo lối kiến trúc Byzantin.
    --------------------
    (1) Ngân khố thuộc quyền vua.
    (2) "Comté" ở Âu Châu vào thời Trung Cổ có lẽ cũng tương tự như "lộ" , "đạo" ở ta ngày xưa. Ngày nay là quận, tỉnh. Chức comte đây ko phải là bá tước dưới đời phong kiến mà là chức quan lại như ngày xưa là Hành khiển, nay là Tổng đốc.
    --------------------
    4. Đế quốc Charlemagne suy
    Nhưng ko bao lâu, đế quốc Charlemagne lại bị qua phạn.
    Louis Le Débonnaire, người kế vị Charlemagne, phải cắt đất chi lại cho 3 con là Lothaire, Louis, và Charles Le Chauve để lập thành vương quốc riêng.
    Năm 839, sau khi Louis De Débonnaire chết, 3 quốc vương ấy xung đột nhau. Rồi đến 843, do hiệp ước Verdun, hô chi đế quốc ra làm 3: Lothaire xưng đế trên 1 lãnh thổ gồm có nước Ý và các vùng sông Rhône, Meuse; Charles xưng vương ở Tây bộ xứ Francue, lưu vựa Escaut, sông Seine, sông Loire, sông Garnnoe; Louis chiếm giữ vùng đông sông Rhin xứ Germanie.
    Suốt 2 thế kỷ thứ 9 và thứ 10, biên giới của đế quốc lại bị các rợ đánh phá. Phía Đông rợ Slavem người Tiệp (Tchéque) và người Hung đánh phá xứ Germanie. Phía Nam rợ Sarrazin, người Hồi giáo Châu Phi đánh phá miền duyên hải Ý và Provence. Phía Tây, người Normand do đu6ồng biển kéo tới xâm lấn.
    5. Triều Capétien thay triều Carolingien ở Gaule
    Các vua giòng Carolingien vì chỉ lo tranh giành đế vị mà trở thành suy nhược. Họ ko đủ sức bảo vệ dân chúng nữa. Trong nước lại bày ra 1 tình trạng hỗn loạn mà nạn nhân bao giờ cũng là kẻ yếu. Các đại địa chủ, tức là các lãnh chúa, bắt đầu tổ chức quân lực riêng trong lãnh thổ mình để tự vệ. Thành trì phong kiến từ đó mọc lên như nấm. Dân chúng đua nhau đến xin lãnh chúa che chở. Ai muốn được che chở phải ký tờ cam kết chịu lệ thuộc kẻ che chở mình.
    Đối với lãnh thổ nằm trong tay lãnh chúa, nhà vua mất hết uy quyền. Lãnh chúa thâu địa tô ko phải cho vua mà cho mình; chỉ huy chiến tranh ko phải vì vua mà vì mình. Đất đai nước Pháp bị chia xẻ thành vô số thái địa.
    Vào thế kỷ thứ 9 và thứ 10, 1 tổ chức xã hội mới thành lập, trong đó người này tuỳ thuộc người kia; dân thôn quên thành thị trong mỗi thái địa tùy thuộc 1 lãnh chúa; lãnh chúa này làm chư hầu 1 lãnh chúa khác mạnh hơn; lãnh chúa sau này lại làm chư hầu cho 1 lãnh chúa khác nữa hoặc cho nhà vua. Quyền lợi và trách nhiệm của mỗi hạng ngưòi đã được định sẵn trong 1 tờ hợp đồng do 2 bên đều ký.
    Tổ chức xã hội mới này gọi là chế độ phong kiến.
    Tại Gaule trong lúc giòng Carolingien suy nhược thì 1 giòng khác nổi lên. Nhờ có công chống lại ngưòi Normands đến xâm lấn mà giòng này được nhiều uy tín, thế lực trong dân gian. Người đầu tiên là Robert Le Fort, 1 lãnh chúa mạnh đóng ở vùng đất giữa sông Seine và sông Loire. Con Robert Le Fort là Eudes, lãnh chúa ở Paris, vì có công phòng thủ thành này chống lại người Normand đến vân đánh (885), nên được tôn lên làm vua năm 888.
    Đến lúc này, vua xứ Gaule ko còn chút uy lực nào nữa. Quyền phế lập nằm trong tay đàn bà, quyền thần và giáo sĩ. Họ muốn cho ai làm vua thì cho, bỏ ai thì bỏ. Khi thì họ tôn lên ngôi 1 ông thuộc giòng Carolingien, khi thì họ tôn 1 ông thuộc giòng Robertien tức con cháu Robert, nếu người được tôn lên đó biết hành động hợp ý muốn và quyền lợi họ. Ngôi vua ko còn thế tập nữa mà lại do bầu cử.
    Cuối thế kỷ thứ 10, giòng Carolingien bị bỏ và giòng Capetien lên thay. Đế quốc Charlemagne tan rã.
    Năm 987, các hoàng tử Carolingien vì ko trả nổi tiền công bầu cử nên bọn đại thần tôn Hugues Capet, 1 lãnh chúa Pháp, lên ngôi. Từ đó, giòng Carolingien bị dứt hẳn. Huges Capet mở đầu triều Capétien trị vì nước Pháp từ 987 đến 1972 mới dứt.
    Đế quốc Charlemagne, như vậy, đã hoàn toàn phân liệt. Ở Ý, các lãnh chúa xứ Frioul và Spolète đánh nhau để tranh ngôi. Xứ Bourgogne và Provence tách ra để thành vương quốc độc lạp.
    Trong lúc ở Pháp, chế độ phong kiến bành trướng như vậy thì ở nước Đức, nền quân chủ còn đứng vững. Các vua nước D8ức còn điều kiện làm chủ lục địa 1 cách tương đối trong vòng vài thế kỷ nữa, nhưng họ ko đủ sức bảo tồn nền văn minh thượng cổ lưu lại.
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 11:14 ngày 16/05/2004
  7. nktvnvn

    nktvnvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    0
    Tài liệu của chị julie06 hay quá. Chị lấy thông tin từ đâu, trên Internet hay từ 1 cuốn sách điện tử nào? Nếu có có thể gửi cho em 1 cuốn ko?
  8. Loveme

    Loveme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    898
    Đã được thích:
    0
    Hay qua . cảm ơn bác Jul nhé nhưng mà bác ơi. Post sách thế này có là vi phạm bản quyền không thế. nếu đúng thì phải copy nhanh nhanh mới được. Không bác mOD khoá cái thì
  9. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 7: ​
    Chế độ Xã hội trong thời Trung Cổ -
    Chế độ phong kiến
    1. Chế độ phong kiến xuất hiện
    Chế độ phong kiến là 1 chế độ xã hội tất nhiên xuất hiện trong 1 thời kỳ lịch sử nào đó để giải quyết những vấn đề xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. Thời đại lịch sử ấy, ở Tây Âu các đế quốc tan rã, văn minh thượng cổ suy nhược, trật tự xã hội đổ nát. Con người chỉ biết đánh nhau, giết nhau. Chính trong cảnh hỗn loạn ấy, 1 trật tự xã hội mới được thành lập. Thoạt tiên, những kẻ yếu vì bản năng sinh tồn, cảm thấy sự cần thiết phải tự vệ, tìm tới 1 người cầm đầu. Người ấy có thể là 1 tù trưởng rợ, 1 giáo sĩ, 1 quan lại, 1 tay địa chủ hay 1 tên gian hùng. Bất cứ người nào có đủ sức mạnh, can đảm cũng được họ tôn lên để dẹp loạn, lập lại an ninh trật tự. Người yếu tôn người mạnh, người mạnh ấy lại phục tùng người mạnh hơn nữa. Cứ như thế sự đoàn iết tự nhiên giữa người mạnh và người yếu, người bảo hộ và người lệ thuộc biến thành cái hệ thống phong kiến.
    Buổi đầu, người yếu muốn được người mạnh che chở phải đóng góp 1 phần tài sản hoặc 1 phần huê lợi để nuôi võ sĩ, sắm khí giới, phải nộp 1 phần công xây đắp thành trì. Thành trì này khởi đầu là chỗ mọi người đến ẩn núp hoặc cất của cải khi có giặc. Như vậy là tự vệ mà buổi đầu mọi người = lòng tôn người cầm đầu, đóng góp để cho người ấy tổ chức binh đội và xây đắp thành trì. Dần dần số người lệ thuộc càng đông, uy quyền người cầm đầu càng lớn. Rồi trải qua 1 thời gian, người này đánh dẹp được người kia, đất d0ai tập trung vào 1 số ít người thật mạnh khi ấy đã thành ra hoàng đế, quốc vương, lãnh chúa, người này tùy thuộc người kia, và dưới cùng hết là đại đa số nông dân.
    Đó là uyên nguyên chế độ phong kiến. Nhưng cái quá trình thì mỗi nơi 1 khác, cho đến cái thể dạng của nó cũng vậy. Thể dạng thích nhất là quân chủ, nhưng có nơi như ở Pháp, sau khi đế quốc Charlemagne tan rã 1 thời kỳ rất lâu, vua gần như ko có, thế mà chế độ phong kiến cũng rất thịnh hành. Còn như ở Anh khi chế độ phong kiến mới thành lập, Anh đã là 1 quốc gia quân chủ kiên cố dưới triều Guillaume Le Conquérant.
    Nhưng cái thể dạng chính trị ko quan trọng lắm. Phần quan trọng ở nơi các mối liên quan kinh tế trong chế độ phong kiến.
    2. đẳng cấp trong xã hội phong kiến
    Giai cấp quý tộc lại chia ra chủ tể và chư hầu. Chủ tể là 1 lãnh chúa mạnh hơn hết và đã cắt 1 mảnh đất đai ấy làm thái địa (hay phong địa) cho 1 lãnh chúa khác yếu hơn để đổi lấy công việc. Người nhận đất của chủ tể là chư hầu. Nhưng trên vỉ chủ tể này có thể có 1 chủ tể khác mạnh hơn nữa, cho nên 1 lãnh chúa có thể vừa là chủ tể, vừa là chư hầu.
    1 chư hầu muốn làm chủ chánh thức 1 thái địa phải chịu thần thuộc 1 lãnh chúa. Ngược lại, lãnh chúa phải tấn phong chu hầu, giao cho chư hầu 1 vật gì đó có thể tiêu biển cho thái địa (1). Từ đó, lãnh chúa phải bênh vực, che chở chư hầu. Khi nào chư hầu phản nghịch thì lãnh chúa mới có quyền thâu hồi đất (thái địa) lại. Đối lại, chư hầu phải phục dịch vị chủ tể của mình, phải cùng chủ tể của mình đánh giặc, phải nộp thuế, phải triều cống.
    Làm chủ 1 thái địa, lãnh chúa (chủ tể hoặc chư hầu) có uy quyền của 1 ông vua trong thái địa ấy: thâu địa tô, xử đoán, đánh giặc, đúc tiền. Lãnh chúa có thể lập triều đình riêng, xây dựng lâu đài, thành quách riêng.
    a) Giai cấp quý tộc
    Lãnh chúa trước hết là 1 tướng giặc. Muốn có đủ tư cách làm lãnh chúa, người quí tộ khi còn thiếu niên phải cưỡi ngựa, bắn cung, cầm gươm, giáo và phải học săn bắn. Lớn lên, phải theo hầu vua tập cách phò tá. Sự giáo dục đến đó mới được hoàn thành và người quí tộc mới được vua phong làm hiệp sĩ.
    3 việc làm cốt yếu của nhà quí tộc là đánh giặc, săn bắn và cưỡi ngựa đấu gươm. 1 lãnh chúa muốn khai chiến với lãnh chúa lân cận mình lúc nào cũng được. Mục đích chiến tranh là bắt người, cướp của. Chiến tranh giữa lãnh chúa thường xảy ra luôn: nó là 1 tai hoạ bất tuyệt cho dân gian sống dưới chế độ phong kiến.
    Những lúc thái bình thì các lãnh chúa dùng các cuộc kỵ đấu (cưỡi ngựa đấu gươm) để so tài với nhau. Đó là 1 cách tập nghề chinh chiến: các lãnh chúa lấy chiến tranh làm 1 nghề. Ngoài ra họ săn bắn: săn bắn là 1 phương tiện cung cấp vật thực.
    Các lãnh chúa thường mở yến tiệc để tiêu khiển. Họ lấy sự đãi đằng nhau làm 1 vinh dự và quan khách thường đông vô kể. Nhiều lãnh chúa mang nghèo vì yến tiệc. Để giữ mức sống xa xí ấy, họ đi vay nợ, bóc lột nông dân, tổ chức những cuộc cướp giựt kẻ đi đường.
    Cảnh khổ của dân chúng ko kể xiết. Chế độ xã hội ấy đứng vững được 1 phần lớn nhờ có giáo đường. Tôn giáo lo điều hoà những mâu thuẫn xã hội. Giáo đường đứng ra làm cho tập tục phong kiến bớt tàn bạo, dã man: đặt ra lệ "Thiên chúa hưu chiến" (Treve De Dieu), định lại qui chế chiến tranh và ngăn bớt sự bành trướng của nó. Giáo đường bảo rằng người hiệp sĩ xứng danh hiệp sĩ, trước khi xuất chinh, phải thề ăn ở trong sạch - ngay thẳng, bảo vệ người tu hành, đàn bà, trẻ em, người già yếu, cô quả.
    b) Giai cấp nông dân
    Hạng người đông hơn hết và bị đày đọa hơn hết dưới chế độ phong kiến là nông dân. Họ bị liệt vào hạng hạ tiện, chỉ có bổn phận cày bừa, trồng tỉa để cung cấp vật thực cho xã hội. Tuy sống nhờ họ, giai cấp quí tộc đối với họ chỉ biết khinh khi bạc đãi.
    Nông dân cũng chia ra từng hạng: nông nô và nông dân tự do. Trong chế độ phong kiến, nông nô phải tùy địa chủ và ko được rời bỏ miếng đất họ cày. Về mặt kinh tế, mối tương quan giữa họ và địa chủ ko có gì gắt gao chặt chẽ lắm. Miếng đất nằm trong tay, họ đem công sức ra làm, rồi ăn 1 phần, còn 1 phần đem nạp địa chủ. Làm ít làm nhiều, làm hay làm dở tùy sức ở mình, miễn là nạp đủ địa tô. Nhưng về mặt pháp luật thì mối tương quan giữa họ và địa chủ gất gao lắm. Pháp luật là 1 phương tiện rất mạnh để đàn áp, bóc lột nông dân. Dầu cực khổ đến bực nào đi nữa, nông nô ko có quyền bõ đất của lãnh chúa (địa chủ). Nông nô thuộc quyền sở hữu của địa chủ: họ có thể bị bán đợ, hoặc làm quà biếu theo với miếng đất họ cày. Nếu miếng đất ấy thuộc quyền nhiều địa chủ thì các chủ nhân miếng đất ấy có thể đam con cái nông nô chia nhau. Tóm lại nông nô đối với địa chủ chỉ là món đồ dùng, người chủ muốn dùng cách nào cũng được.
    Nông dân tự do khác với nông nô là ko thuộc quyền lãnh chúa, có thể tự do kết hôn, dời chỗ ở và lưu tài sản lại cho con.
    Nhưng cả nông nô lẫn nông dân tự do đều phải làm tròn những nhiệm vụ sau này đối với địa chủ:
    -- Nộp cho địa chủ 1 số địa tô và 1 phần mùa màng, gia súc của mình để đền bù miếng đất lãnh chúa giao cho mình hưởng.
    -- Nộp 1 số thuế thân.
    -- Chịu 1 số ngày công sưu tức là những ngày làm thí công cho lãnh chúa hoặc để cày đất, chở rượu hoặc vét hào chung quanh thành trì.
    -- Phải đem nho, lúa và bột đến ép xay và nướng tại bàn ép, cối xay và lò của lãnh chúa để rồi phải trả 1 món thuế.
    Riên đối với nông nô, địa chủ muốn bắt làm lao dịch hay sưu thuế đến mực nào cũng được.
    --------------------
    (1) Vật ấy là tớ khế ước chẳng hạn.
    --------------------
    3. Đời sống nông nô
    Từ buổi đầu chế độ phong kiến, nông nô đã dính khắn với miếng đất. Và ở miếng đất ấy họ gặp toàn khổ nhục. Tất cả sự hoạt động bền bỉ, khó nhọc rốt cuộc chỉ nuôi được cái mạng sống, 1 mạng sống ko hơn mạng sống con vật bao nhiêu.
    Nhà ở là túp lều tranh thiếu khí trời, thiếu ánh sáng, giường là 1 tấm ván và 1 bị rơm, ghế ngồi là 1 bó rạ, đồ bếp núc toàn = gỗ; thức an là những rau cỏ tự mình trồng lấy. Nạn đói kém xảy ra ko ngớt. Người ta phải giết chóc, cướp giật lẫn nhau để sống. Bọn cướp đường tung hoành khắp nơi. Bọn lãnh chúa, bọn quí tộc giỏi ăn chơi và bóc lột mà ko biết bênh vực những kẻ phục dịch mình. Cùng quá, nông dân nổi lên làm loạn. 1 lần làm loạn, họ bị đàn áp thẳng tay (1).
    Nhưng cuối thời Trung Cổ, giai cáp quí tộc thấy rằng điều kiện sinh hoạt ấy, nông dân khó làm việc đắc lực được khiến quyền lợi của họ thiệt thòi và địa vị, sinh mạng của họ ko vững. Họ tìm cách cải thiện đời sống nông dân, để nông dân được yên ổn làm ăn, cho phép nông nô được dùng tiền chuộc lại tự do và trả 1 món thuế thân nhất định. Đối với nông dân tự do, họ cũng giảm địa tô, bớt chiến dịch.
    --------------------
    (1) Thời Trung Cổ ở châu Á, ngoài những cuộc bạo loạn nhỏ thường xảy ra, có những cuộc lớn có tiếng trong lịch sử như phong trào Jacquerie ở Pháp, chiến tranh nông dân ở Đức, phong trào Pougatchew ở Nga...
    --------------------
    4. Thương mãi, kỹ nghệ phát đạt.
    Giai cấp thị dân ra đời

    Dưới chế độ phong kiến, thành thị cũng phải lệ thuộc lãnh chúa. Giai cấp thị dân (dân ở thành thị) cũng như nông dân phải nạp địa tô, thuế thân, làm sưu dịch, chịu quyền xử phạt của lãnh chúa.
    Nhưng trong lúc nông dân rời rạc ở thôn quê thì bọn phú hào biết tổ họp thành các đoàn thể tôn giáo, bọn thủ công biết liên kết trong đoàn thể công nghệ, bọn thương nhân biết qui tụ trong các đồng minh thương nghiệp. Nhờ vậy, giai cấp thị dân thành 1 lực lượng mà lãnh chúa ko dám khinh thường. Vào thế kỷ thứ 12, nhân có chiến tranh thập tự (croisades), thương mãi phát đạt mạnh và tăng gia thế lực của thành thị. Trên đường tiến hoá của xã hội, thương mãi và công nghệ là những mâu thuẫn giết chết chế độ phong kiến sau này.
    Khi đã giàu và mạnh rồi, giai cấp thị dân do phú hào cầm đầu tìm cách hạn chế quyền độc đoán của lãnh chúa. Hầu hết, họ kết chặt hàng ngũ, và họp thành liên minh. Hoặc dùng tiền để chuộc, hoặc dùng võ lực để đòi, nhiều thành thị giành lại được quyền tự trị. Quyền tự trị ấy do 1 hiến chương bảo đảm, những thành thị đã thoát khỏi uy quyền lãnh chúa rồi thì gọi là thành tự trị hoặc thành tự trị tư sản (ville bourgeoise).
    Các vua và lãnh chúa hồi thế kỷ 11 muốn dụ dân tới làm cho đất đai mình tăng thêm giá trị, tự ý thảo hiến chương bảo đảm quyền lợi cho họ. Do đó, nhiều thành thị tự trị được thành lập thêm.
    Tiến lên 1 bước nữa, giai cấp phú hào tranh đấu đòi quyền mình cai trị lấy mình. Họ thành lập những đo thị có tính cách cộng hoà dân chủ. Họ tự cử những vị trưởng quan để cai trị thành thị. Các trưởng quan ấy hợp thành hội đồng thị xã do 1 thị trưởng chủ tịch. Thị xã có quyền khai chiến hay ký hoà ước, quyền tổ chức quân đội và vệ binh, quyền dùng cờ xí, huy hiệu, ấn tỷ riêng. Nó vẫn tùy thuộc 1 vị chủ tể, nhưng cũng có thể thâu nhận chư hầu. Tóm lại, nó y như 1 thái địa phong kiến.
    Nhờ sự phát đạt của thương mãi, bọn thương nhân mạnh dần lên. Họ bành trướng giữa giai cấp quí tộc và giai cấp nông dân và au này họ làm thành giai cấp tư sản, cũng gọi là đệ tam cấp (tiers état).
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 13:04 ngày 17/05/2004​
  10. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 8: Giáo hội chế độ phong kiến
    1. Xã hội công giáo và phong trào cải cách trong giáo hội
    Từ thế kỷ thứ XI, uy quyền giáo hoàng 1 ngày 1 lớn. Giáo hoàng chỉ huy toàn thể xã hội Công giáo, tổ chức việc cai trị theo kiểu 1 quốc gia quân chủ, trong đó ông là vua.
    Giáo hoàng lấy tăng lự làm lợi khí cai trị, và tăng lữ là người suốt đời chỉ biết phụng sự tôn giáo. Tăng lữ chia ra làm 2 hạng.
    Hạng tăng lữ thế tục gồm có ************* (archeveque) coi giáo đồ trong 1 tỉnh; dưới ************* có giám mục coi 1 giáo khu; giám mục lại có giáo sĩ phụ tá; sau hết là linh mục coi giáo đường trong làng hoặc trong thành phố. Uy quyền và sinh hoạt của các vị giám mục cũng tương tự như các lãnh chúa.
    Hạnh chánh thức gồm tất cả tu sĩ sống trong tu việc, tịnh xá theo 1 giáo qui nhất định đặt riêng cho mỡi thứ tu viện, mỗi tịnh xá. Những tu viện cùng theo 1 giáo qui hì hợp thành 1 đoàn thể (ordre). Đoàn thể phổ cập hơn hết là đoàn thể giòng Benédictin. Từ thế kỷ thứ 10 đến 12, nhân sự cải cách trong giáo hội mà có nhiều đoàn thể như đoàn thể giòng Cluny, giòng Charteux v.v... ra đời nhằm mục đích cải cách tập tục, binh vực giáo lý (1).
    Phong trào cải cánh này ko bền. Dần dần các đoàn thể nói trên đều suy đọa hết. Đến đầu thế kỷ 13, 2 đoàn thể khác, đoàn thể giòng Franciscain và giòng Domincain ra đời để tiếp tục công việc cải cách. Khác hẳn với các đoàn thể trước, 2 đoàn thể này chống lại đời sống xa hoa của giáo sĩ, tuyên truyền lối sốnf đạm bạc, nghèo khổ. Các tu sĩ trong đoàn thể ko được giữ tài sản riêng. Họ phải làm lấy mà ăn hoặc sống nhờ của bố thí. Bởi vậy đoàn thể họ cũng được gọi là đoàn thể hành khất (orde des mendiants); họ rời tu viện, lẫn vào trong dân chúng để giảng kinh như các sứ đổ đạo Da Tô buổi đầu. Họ chủ trương phải thương yêu kẻ bần khổ, và lo mở mang tri thức cho mọi người. Họ chiếm 1 địa vị trọng yếu trong các đại học đường. Chính đoàn thể hành khất này đã sản xuất được những nhà đại tư tưởng như Roger Bacon và Thomas D''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''Auin.
    --------------------
    (1) Trong chế độ phong kiến, tôn giáo đã thành ra 1 lợi khí binh vực quyền lợi quí tộc, tăng lữ. Vì vậy mà trong dân chúng, trong giới tu hành phát ra 1 lực lượng cải cách, cố giữ lại đạo đức trong sạch. Phong trào cải cách Cluny do đó mà ra. Phong trào này bắt đầu từ Bỉ ở vùng Flandre và Hainaul, rồi tiến triển mạnh ở Cluny. Phong trào lan rộng ra cả nước Pháp, tràn sang Ý và La Mã. Về phương diện văn hoá, phong trào này đã làm sống lại nghệ thuật kiến trúc roman trong những tu việc, giáo đường thuộc phái Cluny. (Les grands courants de i''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''histoire Universelle của Jacques Pirenne),
    --------------------
    2. Uy quyền tôn giáo thời Trung Cổ
    Trong chế độ phong kiến, vai trò giáo hội quan trọng lắm. Đẳng cấp tăng lữ chẳng những kiểm soát đời sống của tín đồ mà còn chi phối cả các thị xã, 1 phần toà án, bệnh viện và trường học.
    Kỷ luật giáo hội rất nghiêm khắc. Đối với kẻ phạm tội nhẹ thì giáo hội bắt phải sám hói, nhịn đói trong 1 thời hạn hoặc dài, hoặc ngắn, vào ở tu viện, đi lễ bái 1 nơi xa. Kế đến là bị phóng trục. Kẻ phạm tội bị loại bỏ ra ngoài đoàn thể tôn giáo: ko được dự thánh lễ, có khi ko được giao thiệp với các tín đồ khác. Nếu tội nhân là 1 quốc vương hay lãnh chúa thì giáo hội ra lệnh cấm chỉ mọi sự lễ bái trong lãnh thổ của vua hay lãnh chúa đó. Đó là 1 cách xúi giục tín đồ ép buộc vua hay lãnh chúa phải qui phục giáo hội (1).
    Đối với những tà đạo (tôn giáo, tín ngưỡng hay tư tưởng trái với đạo Da Tô) thì giáo hội dùng tới tôn giáo pháp đình. Tín đồ tà đạo thường bị các thứ khổ hình rất ghê gớm và sau cùng bị hoả thiêu. Đối với 1 vùng hay 1 nước theo tà giáo thì giáo hội chủ trương chiến tranh chinh phạt gọi là thánh chiến (2).
    --------------------
    (1) Lịch sử thuật lại cuộc xung đột lý thú giữa hoàng đế Henri 4 xứ Germanie và Giáo hoàng Grégoire VII. Hoàng đế ko kể đến lời ngăn cấm của Giáo hoàng, tự tiện bán tu viện và phong giáo sĩ. Năm 1075, Hoàng đế hạ chiếu bãi chức cả Giáo hoàng. Được tin ấy, Giáo hoàng phóng trục Hoàn đế. Việc này quan hệ lắm vì trật tự phong kiến căn cứ vào lời thề. Các lãnh chúa nước Đức ly khai với Hoàng đế và hạn 1 năm Hoàng đế phải qui thuận Giáo hoàng. Lãnh chúa xứ Souabe toan khai chiến với Hoàng đế nữa.
    Thấy nguy, Henri 4 đến tại thành Canossa để xin lỗi Giáo hoàng. Hoàng đế dắt vợ và con trai 3 tuổi đi bộ qua núi Alpes, chịu mọi sự đau khổ. Đến nơi, Hoàng đế phải đứng chân ko trong tuyết 3 ngày xin Giáo hoàng cho yết kiến. Khi Giáo hoàng chịu tiếp, Hoàng đế nằm dưới đất dang tay như thập tự giá. Giáo hoàng động lòng tha tội. Nhưng thời Trung Cổ, người ta khinh thường sự trừng phạt nhục nhã. Henri 4 khi trở về xứ thì đánh dẹp vua xứ Souabe, và khi thấy mình mạnh thế ròi, bỏ luôn lời cam kết với Giáo hoàng.
    (2) Vào thế kỷ thứ 12, 13 ở miền Nam nước Pháp có nhiều thứ tôn giáo trái với đạo Da Tô, ra đời và gieo nhiều ảnh hưởng. Nhưn dân thành phó Albi tin rằng có thần Thiện và thần Ác, linh hồn người ta có thể đầu thai vào thú vật và cấm ăn thịt thú vật. Để bài trừ tà giáo, Giáo hoàng Innocent III (Innocent đệ tam) quyết định thánh chiến (1208) và trong vòng 18 năm cả vùng Nam nước Pháp bị ngập trong máu lửa.
    --------------------
    3. Chiến tranh Thập Tự
    Từ năm 1096 đến 1270, có 8 cuộc thánh chiến lớn tức là chiến tranh thập tự.
    a) Nguyên nhân:
    Những cuộc chiến tranh này do tín đồ đạo Da Tô Tây Âu chủ trương để giải thóat thánh mộ chúa Jesus-Christ lúc ấy bị tín đồ Hồi Giáo chiếm cứ.
    Vậy nguyên nhân đầu tiên gây ra chiến tranh thập tự tức là đức tin. Nguyên nhân thánh địa Jésualem trước kia thuộc về tín đồ đạo Da Tô. Nhưng vào thế kỷ thứ 11 ở Đông Âu xuất hiện 1 dân tộc theo Hồi giáo gọi là người Thổ Seljoucides. Từ Tân Cương đến, họ tiêu diệt đế quốc Á Rập ở Bagdad, chiếm Tiểu Á của Hy Lạp, chiếm Syrie và hăm dọa Constantinople. Năm 1071, họ chiếm Jérusalem.
    Làm chủ xứ này, họ nghiêm cấm tín đồ đạo Da Tô tới thánh địa và giết hại những kẻ đi hành lễ. Ngoài lý do thuộc tín ngưỡng ấy, còn những lý do khác ko kém phần quan trọng là các lãnh chúa muốn nhân cơ hội chiếm đất, bọn võ sĩ thích phiêu lưu tới những nơi xa lạ; hạng nông dân muốn tìm tới những nơi họ có thể cày cấy tự do; lý do sau cùng là tín đồ đạo Da Tô ở Phi Châu bị người Thổ đánh đuổi, nay phản công lại người Thổ (1).
    Giáo hoàng Urbain 2 đề xướng chiếm tranh tại hội nghị công giáo Clermon ngày 27/11/1095; và Pierre I''''''''Ermite lãnh công việc hô hào quần chúng.
    --------------------
    (1) Các sử gia coi việc người Thổ xâm lăng Châu Á cũng như người Germain xâm lăng Đế quốc La Mã. Kết quả là văn minh suy sụp. Công thương nghiệp sa sút và nông nghiệp phong kiến mạnh lên tiêu diệt tinh thần tôn trọng cá nhân của văn minh Hồi giáo. Với người Thổ, văn minh Hồi giáo ko còn khoan hồng đối với các tôn giáo độc thần như hồi thế kỷ thứ 9, 10; mà trở thành cuồng tín hẹp hòi. Vì cuồng tín mà người Thổ Hồi giáo đóng cửa Jérusalem, khiến tín đồ Da Tô hăng hái xông vào chiến tranh Thập tự thứ 1.
    --------------------
    b) Các cuộc chiến tranh:
    Trong cuộc thông tri gởi các giáo sĩ, giáo hoàng hứa xá tội cho những tội nhân nào tham dự chiến tranh. Vợ con, tài sản của chiến sĩ được giáo hội bảo vệ. Những kẻ đói khổ, thất nghiệp, bọn lưu manh thừa cơ hội kéo từng đoàn đi cướp giật. Đến đâu họ bị xua đuổi, nguyền rủa đến đó. Họ chết đường chết sá rất nhiều. Qua tới Tiểu Á ít người thoát khỏi tay người Thổ.
    Trong cuộc chiến tranh thập tự đầu, ngoài các lãnh chúa, nhất là cách lãnh chúa nước Pháp, ko có 1 quốc vương nào tham dự.
    Số lính chính qui gồm 1 triệu người. Họ đến tụ họp trước thành Constantinople năm 1097 theo sự chỉ huy của 1 ông hoàng Bỉ, công tước Godefroi de Bouillon. Từ đó, họ tiến sang Châu Á. Khi tới Jérusalem, họ chết gần hết, phần bị quân Thổ giết, phần thiếu nước uống. Số quân còn lại chỉ độ 40 ngàn người. Nhò đức tin thúc đẩy, họ tấn công Jérusalem và khi chiếm được, họ tổ chức tỉnh này thành 1 quốc gia phong kiến theo khuôn mẫu chế độ phong kiến châu Âu, chia thành thái địa bao gồm các lãnh thổ Edesse, Antioche, và Tripoli. Nhưng các thái địa này lại xung đột nhau. Quốc vương Jérusalem ko đủ quyền lực chế ngự các chư hầu; bọn này đeo đuổi mỗi người 1 đường lối chính trị riêng.
    Trong lúc ấy thì kẻ địch hăm dọa tứ phía. Hoàng đế Alexis ở Constantinople dùng đủ mọi cách giành lại xứ Antioche, còn người Hồi giáo thì toan lấy lại những đất đai họ mất.
    Ko bao lâu, người Thổ tấn công, đánh phá các vùng la tinh. Năm 1146, họ chiếm xứ Edesse, đuổi tín đồ Da Tô ra khỏi 1 phần xứ và hăm dọa xứ Antioche. Những cuộc chiến tranh thập tự khác vì thế mà xảy ra nữa (1).
    Năm 1202-1204, cuộc chiến tranh thứ 4 khai diễn. Lần này thập tự quân ko tiến vào Ai Cập và Palestine mà lại đánh phá Constantinople, hủy hoại đế quốc Hy Lạp, thành lập 1 đé quốc La Tinh phía Đông. Đế quốc này tồn tại được trên 1/2 thế kỷ, đến 1261.
    Trong lúc đánh Constantinople, quân thập tự tỏ ra tham tàn, man rợ. Họ đập phá các di sản nghệ thuật để lấy vàng, bạc, châu báu, nấu cả tượng đồng, những kiệt tác điêu khắc của Thượng Cổ lưu lại để đúc tiền.
    Lần thứ 5, thập tự quân đánh xứ Ai Cập, nhưng ko kết quả.
    Lần thứ 6, hoàng đế Fréderic II ko đánh mà lại thương nghị với tín đồ đạo Hồi xin cho tín đồ đạo Da Tô đi hành lễ ở Jérusalem.
    Lần thứ 7 và lần thứ 8, do Saint Louis điều khiển đều bị thảm bại (2). Đó là những lần sau cùng.
    --------------------
    (1) Ban đầu những người tham dự chiến tranh Thập tự đều có 1 đức tin hồn nhiên đối với đạo Da Tô. Họ hưởng ứng tiếng gọi của giáo hoàng 1 cách thành thực và sẵn sàng nhận giáo hoàng làm hướng đạo hoàn toàn. Nhưng, những người tiếp tục tỏ ra thiếu tư cách, lợi dụng đức tin 1 cách ko xứng đáng, làm cho nó phải yếu đi. Các cuộc chiến tranh thập tự sau thiên về chính trị, kinh tế nhiều hơn. (Esquisse de L''''Historie Universelle - H.G WELLS).
    (2) Lần thứ 7, Thập tự quân gặp lụt ở sông Nil và bị dịch, chết rất nhiều, Saint Louis bị bắt và phải trả 1 số tiền lớn mới được thả.
    Lần thứ 8, Saint Louis bị dịch chết dưới chân thành Tunis.
    --------------------
    c) Kết quả:
    Chiến tranh thập tự phát sinh vì lý do tín ngưỡng nhưng kết quả 8 cuộc chiến tranh ấy chỉ làm cho đức tin của tín đồ Da Tô giảm đi mà thánh địa Jérusamlem ko được giải thoát. Về phương diện chính trị cũng kể như thất bại đối với người chủ trương và người tham dự. Quốc gia Jerusalem vừa được thành lập thì các thái địa phong kiến, thành phần quốc gia này, và các đô thị duyên hải Antioche, Tyr đã xung đột nhau. Hơn nữa, chiến tranh gián tiếp tiêu diệt chế độ phong kiến. Hàng ngàn lãnh chúa và vô số võ sĩ phải bỏ mạng. Nhiều quí tộc bị khánh tận và 1 số lớn trở thành nghèo nàn. Trái lại, giai cấp thương nhân thành thị nhờ chiến tranh àm trở nên giàu có. Họ đã bỏ tiền ra cho lãnh chúa đánh giặc, tất nhiên họ chi phối được lãnh chúa hay ít nhất cũng thoát ly được thế lực bọn này và tổ chức uy quyền riêng của họ. Đồng thời chính phủ lãnh chúa yếu thì chính phủ quân chủ trung ương bành trướng và củng cố.
    Về kinh tế quân thập tự chiếm hải cảng lớn ở Syrie, tạo điều kiện cho các đô thị Venise, Dêne, Pisc phát triển mạnh. Các hải cảng Maseille, Barcelone hoạt động lại được, nhờ có con đường hàng hải Tây Phương và Đông Phương khai thông. Thương nghiệp các nước chung quanh Địa Trung Hải hưng vượng và lấn át các trung tâm thương mãi ở đại lục. Các sản phẩm Đông phương tràn về Châu Âu, nhất là do các hải cảng Ý.
    Thương nhân tải về phương Tây nào là thảm, gương soi, đồ đạc, khí giới chạm cẩn, vải quí, lụa, nhung. Các giống Rợ Tây phương, sau khi tiếp xúc với người phương Đông văn minh hơn, đã học được lối sống phong lưu, cao nhã, nên rất ưa thích những xa xí phẩm này.
    đó là những kết quả quan trọng đặc biệt. Nếu kết quả chính trị làm cho chế độ phong kiến suy yếu thì chính kết quả kinh tế mới đẩy chế độ ấy vào chỗ diệt vong. Công thương nghiệp chính là những mâu thuẫn chánh sanh ra trong lòng nó để sau này giết chết nó. Với chiến tranh thập tự, công thương nghiệp phát triển,tạo thành 1 giai cấp thị dân đương đầu lại với lãnh chúa. Giai cấp này 1 mặt xây dựng nền kinh tế tư bản, lũng đoạn nền kinh tế nông nghiệp phong kiến, 1 mặt tổ chức 1 lực lương chánh trị lớn lấn át chính quyền phong kiến để 1 ngày kia gây thành cách mạng lật đổ chính quyền này, thành lập 1 chế độ xã hội khác mà nền tảng kinh tế là công thương.
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 14:05 ngày 18/05/2004

Chia sẻ trang này