1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử Thế Giới (khái quát)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi julie06, 04/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 9: Sự tiến hoá của chế độ phong kiến
    1. Mâu thuẫn trong chế độ phong kiến
    Chế độ phong kiến xuất hiện trong 1 tình hình xã hội hỗn loạn. Vì lẽ tự vệ mà ai cũng thấy cần phải tôn người cầm đầu và tạo cho người cầm đầu ấy 1 lực lượng để giữ gìn an ninh chung. Nhưng khốn thay, chế độ xã hội mới này lại chất chứa đầy mâu thuẫn tai hại hơn nữa. Giai cấp quí tộc, với danh nghĩa bênh vực nhân dân đặt dưới quyền mình, quay lại đàn áp bóc lột 1 cách quá đáng và đảy họ vào những cuộc chiến tranh phong kiến thảm khốc. Chính phủ lãnh chúa (gouvernment seigneurial) thật là 1 tổ chứa bóc lộ, độc đoán, tàn bạo, 1 chính phủ ko có thực quyền vì ko đủ kiên cố để bảo vệ trật tự chung và quyền lợi của mỗi người. Dân chúng ko tìm được an ning và công lý trong chế độ ấy, dần dần qui tụ lại 1 nơi khác, hoặc trong các liên hiệp hội ở thành thị, hoặc tìm tới 1 ông vua có đủ uy quyền hơn.
    Nhờ sự phát triển thương mại và kỹ nghệ, các tổ chức ở thành thị mạnh lên, chi phối các lãnh chúa và buộc họ phải trả quyền tự chủ.
    Chiến tranh Thập tự 1 mặt làm cho kỹ nghệ thương mãi phát triển, tức là làm cho lực lượng các thành thị gia tăng, 1 mặt tiêu diệt bớt các lãnh chúa cùng các đoàn võ sĩ tham gia chiến tranh, tức làm cho địa vị quân chủ củng cố. Chế độ phong kiến từ đó đã suy vong. Nhà vua lần lần đàn áp được các chư hầu ương ngạnh, thành lập được 1 chính thể trung ương tập quyền khá mạnh và 1 tổ chức cai trị đều đặn có thể giúp cho nhân dân tránh được hành vi tàn bạo địa phương. Trong chế độ phong kiến, khi gần tới lúc cáo chung, tập tục bớt tàn bạo, đởi dống nhân dân dễ chịu hơn. Nông nô ko phải đóng góp phục dịch nhiều như trước. Họ cũng có thể dùng tiền thay thế mọi sự lao dịch. Nông dân tự do có thể mua lại đất đai lãnh chúa. 1 số nông dân lãnh chúa vì chiến tranh phải suy sụp và bị thành thị chi phối phải chịu giải phóng nông nô. Hơn nữa, đứng trước những phong trào bạo loạn giết quí tộc, địa chủ, đốt phá thành trì, lãnh chúa thấy uy quyền tuyệt đối của họ ko còn chỗ đứng vững, nên tỏ ra nhân đạo hơn. Chiến tranh phong kiến bớt dã man và được hạn chế nhờ những tổ chức hoà bình của giáo đường.
    Những cải thiện ấy có làm cho bộ mặt phong kiến bớt hung dữ, nhưng ác tính của chế độ lãnh chúa chỉ bó thể mất được là khi nào chính thân nó bị tiêu diệ mà thôi.
    2. Thể dạng chính trị của chế độ phong kiến -
    Chính phủ lãnh chúa & Chính phủ quân chủa trung ương lập quyền

    Lực lượng tiêu diệt được chính quyền lãnh chúa là chính quyền quân chủ trung ương tập quyền. Cuộc tranh đấu của 2 chế độ ấy hoặc dài hoặc ngắn, nhưng rốt cuộc nhà vua 1 mặt dựa vào lực lượng có sẵn trong chế độ lãnh chúa, 1 mặt khác dựa vào giai cấp phú hào, tăng lữ và 1 phần các chư hàu quí tộc ở các thái địa lớn, tổ chức được 1 chính phủ thích hợp hơn và lật đổ được chính quyền lạnh chúa.
    Vào mạt thời của chế độ lãnh chúa, uy quyền vua loại bõ uy quyền chư hầu. Giai cấp quí tộc lệ thuộc trực tiếp vua. Lực lượng quân chủ bảo vệ anh ninh trong nước. Nhát là sau khi thuốc súng ở TRun gHoa được người Âu Châu đem áp dụng vào chiến tranh, pháo binh và bộ binh lấn át hẳn giai cấp võ sị phong kiến.
    Giai cấp này biến thành địa chủ và hoặc người đánh giặc mướn, hoặc phiêu lưu đây đó, giết người cướp của. Họ ko còn là yếu tố của quân đội nữa.
    Tóm lại, khi chế độ lãnh chúa đã chết thì tính cách quân sự của giai cấp quí tộc và sứ mạng xã hội của nó cũng mất theo luôn. Nhà quí tộc ko còn là kẻ cầm đầu xã hội mà trở thành 1 người chủ đất thường. Xã hội ko còn qui tụ chung quanh va (1) nữa. Va hét là 1 chủ tể. Tài sản cá nhân và tự do cá nhân càng phát triển thì nền tảng xã hội của giai cấp quí tộc phải sụp đổ.
    Những khi chính phủ trung ương tập quyền thành lập, củng cố, chế độ phong kiến đã tiêu diệt hẳn chưa ? Trong chính phủ trung ương tập quyền, nhà vua mới thu tóm hét quyền chính trị của các lãnh chúa vào tay mình mà thôi. Các đặc quyền của xã hội khác thì phần nhiều được nhà vua để nguyên và còn tăng gia thêm nữa là khác. 1 số công hàu còn được trọn quyền trong thái địa của mình. Như vậy, bọn quí tộc phong kiến tuy mất quyền chính trị , nhưng vẫn còn giữ các đặc quyền kinh tế và xã hội. Nhà vua khi đánh đổ chế độ phong kiến chỉ nhắm vào mục đích thay thế bọn lãnh chúa, giành lấy quyền chủ tể, tập trung các địa phương lại để làm thành 1 chính quyền duy nhất mà tích cách thế tập vẫn ko thay đổi. Đạt được mục đích ấy ròi, nhà vua ko biến cải chút nào tình trạng thổ địa. Những mối liên quan sinh sản còn y nguyên. Địa chủ vẫn bót lột nông dân, và nông dân phải nộp địa tô cho địa chủ. Phần cốt yếu của chế độ phong kiến là kinh tế nông nghiệp với sự bóc lột nông dân. Kinh tế ấy còn thì phong kiến là kinh tế nông nghiệp với sự bóc lột nông dân. Kinh tế ấy còn thì phong kiến còn. Bởi vậy mà dưới chính phủ trung ương tập quyền, chế độ phong kiến bị tiêu diệt về mặt chính trị còn về mặt kinh tế và mặt xã hội nó vẫn được duy trì.
    Như vậy, chế độ quân chủ trung ương tập quyền chỉ là 1 thể dạnh chánh trị khác cao hơn của chế độ phong kiến mà thôi. Trong thể dạng này, quyền chính trị ở trong tay 1 ông vua còn duy nhất, khác với thể dạng lãnh chúa, quyền chính trị ở trong tay nhiều lãnh chúa. Từ thể dạng này sang thể dạng kia, chế độ phong kiến đổi thể dạng chứ ko bị tiêu diệt.
    Nó bị tiêu diệt là khi nào nền kinh tế phon gkiến biến đổi.
    --------------------
    (1) Va : đại danh từ ngôi thứ 3 số ít.
    --------------------
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 21:00 ngày 19/05/2004
  2. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 10:
    Văn minh Tây Phương trong thời kỳ Đại Trung Cổ​
    1. Nông nghiệp: Sinh hoạt nông dân
    Từ thế kỷ 11 về trước, đời sống kinh tế còn thô lậu, lấy nông nghiệp làm căn bản; nông nghiệp cũng còn lạc hậu, ko nuôi nổi dân chúng.
    Đất đai của lãnh chúa mà ta gọi chung là thái địa gồm có 2 phần: 1 phần lãnh chúa giữ và bắt nông nô cày; 1phần nhường lại cho nông dân dự do làm để trả thuế. Ngoài việc ruộng nương, người ta còn làm các thứ đồ dùng tại chỗ: y phục, dụng cụ. Kinh tế có tính cách cá nhân, tự túc và tự nhiên.
    Nhưng dần dần có lẽ vì nạn cướp giật do người Normand gây ra khi họ đến xâm lấn, mà nông dân tụ họp lại chung quanh thành trì lãnh chúa hoặc các tu viện. Mực sống của họ rất thấp, vì dụng cụ canh sản còn thô sơ, số sản xuất ko kịp với nhu cầu. Phân tro lại ko đuẻ. 1 năm trồng tỉa, họ phải cho đất nghỉ 2 năm. Số huê lợi phải sụt nhiều lắm.
    Đến thế kỷ thứ 12, dân số tăng lên. Lãnh chúa cải thiện điều kiện làm việc để khuyến khích dân lao động khai khẩn mở thêm đất mới. Những đất đai bấy lâi bỏ hoang biến thành đất phì nhiêu. Nghề chân nuôi phát triển súc vật thêm nhiều. Giai cấp quí tộc thấ rằng nông dân càng được no đủ thì càng làm việc đắc lực nên họ cũng nới tay hơn trước.
    2. Công nghệ: Sinh hoạt công nhân - Cách tổ chứa trong ngành thủ công
    Kỹ nghệ phát triển cùng 1 mực như nông nghiệp. Thợ thủ công qui tụ về các thành thị. Họ ko còn làm những công việc bác tạp mà chuyên mỗi người 1 nghề, nghề nào theo nghề nấy. Để binh vực quyền lợi cho nhau, họ tổ chức thành hội, thành phường (corporation) gồm cả thợ và chủ. Người chỉ huy phường là 1 giám định có tuyên thệ với phận sự phân xử hội viên khi xảy ra xung đột, đặt qui luật hạn định công việc làm và phạt vạ những người ko tuân theo qui luật ấy.
    Ai muốn làm thợ phải có chân trong phường. Ai muốn gia nhập phường phải tập sự 1 thời gian từ 3 tới 12 năm, tùy theo nghề. Thợ có thể thàm chủ, nếu được người chỉ huy phường chấp thuận và phải chịu sự thi hạch về lý thuyết lẫn thực hành. Về thực hành, người thợ áy phải làm 1 món đồ thật tinh xảo thuộc nghề mình, gọi món đồ khéo (chef-d''''''''oeuvre). Giữa chủ và thợ ko có gì là cách biệt lắm; họ cùng làm việc trong 1 xưởng và sống 1 cảnh sống tương tự.
    Mỗi xưởng họp từng nhóm 4 -5 người. Xưởng ấy đồng thời cũng là tiệm bán hàng. Làm xong món nào, họ bán ngay món ấy. Có khi khách mua đến tại chỗ xam họ làm và chực để lấy hàng. Món nào chưa bán được thì họ chưng bày ngay tại chỗ làm việc. Thì giờ làm việc ko nhất định, thường thì từ mặt trời mọc tới mặt trời lặn.
    Các ngành thủ công họp lại thành phường hay thành đường phố. Bởi vậy ngày nay có những đường còn giữ lại tên ngành thủ công (1).
    Sự cạnh tranh giữa phường cũng thường xảy ra. Vì bênh vực quyền lợi, tiệm thợ may kiện tiệm bán đồ cũ tại sao lại bán quần áo mới. Ngay trong 1 phường giữa chủ và thợ bạn cũng thường có sự xích mích; chủ hay làm khó thợ trong lúc thi hạch để thợ ko thể trở thành chủ được mà cạnh tranh với mình. Qui luật hạn định sự chế tạo tỉ mỉ làm cho óc sáng kiến của thợ khó mở mang.
    --------------------
    (1) Như ở bên Pháp có đường phố gọi là Rue des Boucherons (phố hàng thịt) d.s Tisserands (phố thợ dệt), des Orfèvres (phố thợ bạc). Như ở Hà Nội có phố hàng lọng, hàng trống, hàng buồm, hàng đồng, v.v.....
    --------------------
    3. Thương nghiệp phát triển - uy thế các thương nghiệp đồng minh - Các cơ sở thương mãi Bắc Âu và Địa Trung Hải
    Sở dĩ nông nghiệp và công nghệ phát triển được là nhờ thương mãi phát triển. Trước thế kỷ 12, tình trạng thương mãi rất đình trệ. Người thợ làm ra món hàng nào thì bán ngay tại chỗ. Nghề tiểu thương chưa có. Thương nhân đi tới các xứ xa, mua và bán các sản phẩm lạ, quí hoặc nguyên liệu cần thiết cho kỹ nghệ. Nhưng cách thức buôn bán ấy cũng ko đủ điều kiện mở mang. Đường giao thông đã hiếm mà giặc giã lại nhièu. Thương nhân qua lại địa phận các lãnh chúa phải trả thuế rất cao, tiền tệ từ nước này qua nước khác ko nhất định, kinh khí dùng làm tiện tẹ như vàng bạc, chưa được sản xuất nhiều. Từ thế kỷ 12 trở đi, điều kiện thương mãi mới được cải thiện. Đường giao thông mở mang; những nơi đèo núi có chỗ trú ngụ; các đô thị có khách sạn. Phương tiện chuyên chở cũng được sửa đỏi. Người ta biến đóng móng sắt và chân ngựa, biết thắng từng đoàn ngựa và xe, và thay vì buộc giây vào cổ làm cho ngựa nghẹt thở, người ta ràng vào bả vai để sức ngựa ko giảm bớt.
    Trung tâm mậu dịch là chợ phiên, họp ở những nơi nhất định và vào ngày nhất định. Các thương nhân tụ họp tấp nập tại đó.
    Để bênh vực quyền lợi của mình, bọn thương nhân họp thành đoàn thể gọi là thương nghiệp đồng minh. Họ thường dùng sông ngòi: vận tải = đường sông đã mau lại yên ổn, chắc chắn. Các thương nghiệp đồng minh mạnh nhất thường tổ chức vận tải hàng hoá - đường sông. Họ chiếm độc quyền từng con sông. Thương thuyền nào ko thuộc đồng minh muốn qua lại con sông ấy phải nộp thuế.
    Việc buôn bán = đường biển cũng phát triển mạnh như đường bộ. Từ thế kỷ thứ 12 trở đi, nhờ có hải đăng dọc theo ven biển, nhờ địa d8ồ, nhờ sự thông dụng kim chỉ nam và sự cải thiện bánh lái tàu (1) mà sự chuyên chở đường biển bớt nguy hiểm. Các thương cảng ở Pháp, nhất là ở Đức, Ý phát đạt rất mau.
    Thương nghiệp, đồng minh mạnh nhất là La Hanse. Tầm hoạt động của nó bao trùm khắp Bắc Âu. Thành lập năm 1283, mà đến cuối thế kỷ 14. Đồng minh ấy đã chi phối được 90 đô thị, tổ chức 1 đội thương thuyền và chiến thuyền, lấn át cả các vua chúa. Nó bắt vua Đan Mạch phải nhường ngôi, bắt người Thụy Điển, Na Uy phải nhận nó làm trung gian trong mọi việc mậu dịch. Ở các nước Nga, Na Uy, Flandre, Anh, nó đều mở hội buôn lớn. Nó làm chủ Bắc Hải và biển Bltique. Thủ đô của nó là Lubeck. Nhưng chính Bruge mới là chỗ tụ tập đủ mặt các thương nhân Châu Âu và là trung điểm của nền thương mãi Bắc Âu, Bruge là 1 địch thủ đáng sợ của La Hanse.
    Công cuộc thương mãi Địa Trung Hải còn quan trọng hơn nữa.
    Khi người Á Rập xâm lăng Đông đế quốc La Mã thì con đường Địa Trung Hải nằm trong tay rợ Sarrazin. Các xứ phía Tây ko thể mua được các thứ nguyên liệu cần thiết cho kỹ nghệ dệt. Nhưng từ khi người Normand chiếm đảo Sicile và quân Thập tự mở lại đường giao thông với phương Đông thì các thương nhân Ý, Languedoc, Y Pha Nho đến Alexandrie, Chypre, Beyrouth, Byzance mua các thứ gia vị, đường, hương liệu, thuốc nhuộm, tơ lụa, vải, sa, thảm, ngọc trai, đồ thủy tinh, đồ sành, cá, lúa mì, da, nô lệ ..... và các sản phẩm phương Tây, kim thuộc, vàng bạch, rượu, khí giới, nhất là nỉ xứ Flandre và Ý. 2 thành phố thương mãi thịnh vượng nhất là Génes và Venise.
    Venise có 1 đội thương thuyền đến 3300 chiếc. Xưởng đúc tàu qui tụ tới 16000 thợ. Kỹ nghệ Venise cũng rất phát đạt. Sản phẩm chế tạo là gương soi mặt danh tiếng nhất Châu Âu, đồ ren, thêu, nữ trang, đèn bạch lạp, dược phẩm chế tạo theo phương pháp người Hồi giáo. Đến thể kỷ thứ 15, khi người Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm Constantinople, cắt đứt đường giao thông giữa Venise và phương Đông thì nền thương mãi thành này cũng bắt đầu sa sút.
    --------------------
    (1) Ngày xưa bánh lái tàu là 1 mái dầm tra vào 1 cây gọng đóng phía sau hoặc bên hông tàu. Sự điều khiển rất khó và tàu ko thể đi ngược gió.
    --------------------
    4. Thành thị trong thời Trung Cổ
    Các đô thị thời Trung Cổ còn nghèo nàn lắm. Đường phố quanh co, chật hẹp, sát với thềm nhà, và đầy người qua lại ồn ào. Bao nhiêu rác rến đều đổ vào đó để làm chỗ heo ủi, gà bươi; tiếng rao bạn hàng rong dồn dập; đất thì sình lầy; ban đêm ko đèn đóm, kẻ gian qua lại tấp nập. Nghĩa địa ở ngay giữa châu thành, chung quanh các giáo đường.
    Nhà thì cất = gỗ, chen chúc nhau. Tầng trên chồm ra ngoài tầng dưới khiến cho mái nhà 2 bên đường giao lại với nhau, ánh sáng ít khi lọt tới đất.
    Trong những đô thị ấy, tai họa đáng sợ nhất là hoả hoạn và bệnh truyền nhiễm. Trong khoảng 25 năm từ (1200-1225), thành phố Rouen bị hỏa hoạn 6 lần (1). Năm 1348 dịch hạch giết chết 1/3 dân số Châu Âu. Bệnh cùi cũng tàn hại dân chúng ko ít. Bệnh viện ko đủ chỗ cho bệnh nhân.
    Thuốc men hồi ấy chưa có gì đáng kể. Người bệnh phải nhờ đến lang băm, thầy pháp, dùng các thứ thuốc kỳ dị mà họ tin là thần dược, linh đơn như rễ cây mandragore (2), sừng con kỳ lân (3), các thứ châu ba khác mà họ cho là linh nghiẹm. Óc mê tín rất nặng, ko những thường dân ngu dốt mà giai cấp quí tộc, vương giả cũng ko hơn gì (4).
    --------------------
    (1) Tuy nhiên cũng có nhiều đô thị lớn. Năm 1250, dân số Châu thành Rouen lên đến 70 nghìn người. Châu thành Paris vào năm 1328 có đến 300 nghìn người; đường sá đã lát đá. Dưới triều Philippe Auguste, điện Lourve - 1 kiến trúc vĩ đại làm vừa thành trì vừa lao ngục.
    (2) Cây có rễ như củ nhân sâm, giống hình người, người thời ấy tin rằng khi bị bứt thì nó biết kêu la !
    (3) Giống thú hoang đường.
    (4) 1 võ sĩ đến ngày làm lễ tuyên thệ, nhất định ko hành lẽ chỉ vì vị quốc vương mình hôm ấy có 1 lần nhảy mũi. Họ cho đó là 1 điềm rất xấu.
    --------------------
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 22:12 ngày 19/05/2004
  3. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo chương 10)
    5. Đời sống các vương giả và phú hào
    Đời sống vật chất của giai cấp quí tộ từ thế kỷ 11 đến 14 có thêm nhiều tiện nghi. Trong các đền đài, đường vách đều sơn phết hoặc bọc thảm. Nền nhà lát gạch đánh bóng hoặc lát đá. Ngày lễ bái, người ta tùy mùa mà rải hoa hoặc cỏ tươi. Ánh sáng thì có nén cắm trên chân đèn = gỗ, = đồng, hoặc thau. Trên trần nhà có cả đèn nhiều ngọn. Ở đô thị, nhờ sự phát triển của thương mại, bọn thương nhân, phú hào tranh đua với quí tộc trong việc trang hoàng nhà cửa và lối sống kiêu sa.
    Họ bắt đầu chú ý đến những bữa ăn thịnh soạn dọn trên bàn có trải khăn. Họ biết dùng muỗng; nhưng nỉa thì đến thế kỷ thứ 16 vẫn chưa có, nên họ dùng ngón tay. Do đó, mà có thói quen rửa tay trước và sau bữa ăn. Họ dùng gia vị để làm cho món ăn thêm đậm đà, kích thích: hồ tiêu và hột cải được họ thích nhất.
    Đồ đạc thì to lớn nặng nề. Trước kia, chỗ ngồi thì có thứ ghế đẩu, rồi đến trường kỷ chạm trổ tỉ mỉ, có lót nệm; tủ thì có những cái thùng, cái rương rất lớn gắn bản lề sắt, ống khóa kiên cố dùng cất các vật quí; giường từ treo màn. Nhưng đến thế kỷ thứ 14, người ta biết dùng nệm hoặc giường lót lông chim.
    Y phục cũng thành ra phiền phức, mỗi thế kỷ 1 thay đổi tùy theo địa vị xã hội của mỗi hạng người. Đến thế kỷ thứ 15, cách ăn mặc đã sang trọng lắm. Người ta biết dùng da lông của các giống chồn, hắc điểu thử, sóc, để kết vào cổ áo.
    Đời sống xa xỉ ấy làm tăng thêm nhu cầu. Kỹ nghệ, thương mãi đều phát triển mạnh để thoả mãn các như cầu ấy.
    6. Đời sống tinh thần của xã hội: giáo dục, học thuật, văn nghệ, kiến trúc
    Thời đại Trung Cổ, vào thế kỷ 11, học thuật và văn nghệ cũng bắt đầu phát triển. Sự phát triển ấy đi song với chiến tranh Thập Tự và phong trào kinh tế.
    Công việc giáo dục do tăng lữ đảm đương. Giấy phép dạy học do giáo sĩ cấp. Bậc sơ học thì dạy tại các trường nhỏ ở giáo khu; bậc cao hơn thì dạy ở các tu viện hoặc thành thị. Từ thế kỷ 11 trở đi mới có những trường học lớn nhưng thuộc quyền giáo hội như tăng việc Notre Dame (1).
    Những nơi dành riêng cho sự dạy dỗ vẫn chưa có. Ai muốn dạy phải tự mướn lấy chỗ, và lương thầy giáo học trò trả. Phần đông học trò đều nghèo khó. Có người ăn xin để học. Đến cuối thế kỷ 12, học viện mới được thành lập. Lúc đầu học viện ấy là trụ sở của sinh viên nghèo, giáo sư đến đó để giảng dạy. Mãi về sau, đến thế kỷ thứ 15, trụ sở ấy mới thành ra trường học chính thức.
    Trong các trường lớn, thứ ngôn ngữ dạy dùng làm chuyển ngữ là tiếng La Tinh và bài học chỉ giảng = miệng. Sách học rất hiếm, và lẽ tất nhiên là rất đắt. Nghề in chưa có, người ta phải viết lên da thuộc mỏng. Phương pháp dạy là phương pháp kinh viện. Thầy giáo chỉ bình giảng những sách chuyên về mỗi khoa. Sách của nhà triết học Hy Lạp Aristote được trọng dụng nhất.
    Cuối thế kỷ 12 và thế kỷ 13, đại học đường mới xuất hiện. Nổi danh nhất các đại học đường Paris, Montpellier ở Pháp, Bologne ở Ý, Oxford, Cambridge ở Anh.
    Trong các đại học đường ấy, sinh viên phải học 4 khoa Thần học (2), Tôn qui, Y học và Văn nghệ. Văn nghệ được dạy trước nhất vì đó là 1 môn học phổ thông căn bản. Văn nghệ lại chia ra làm tam khoa gồm có văn phạm, biện luận pháp, hùng biện thuật, và tứ khoa gồm có toán học, hình học, thiên văn học, nhạc học.
    Đồng thời sự mở mang học thuật, tác phẩm văn chương được sản xuất, hầu hết viết = tiếng La Tinh. Danh tiếng nhất là tác phẩm của Thomas A''''''''Aquin và Roger Bacon.
    Bên cạnh văn chương La Tinh, văn chương bình dân cũng phát triển. Tác phẩm danh tiếng là những ánh anh hùng ca (Les Chansons de geste) miêu tả lại phong tục khắc khổ của các hiệp sĩ thời phong kiến. Bài "La Chanson de Roland" được dân chúng ưa thích nhất. Ngoài ra còn có những thi phẩm dài ca tụng các anh hùng thượng cổ như vua Alexandre, vua Priam, v.v...
    Phong tục về sau trở nên thuần thục dần. Cùng với phong trào hiệp sĩ, 1 thứ nhã thi xuất hiện ca ngợi đời sống phiêu lưu và tình yêu. Văn chương hồi này ko chuyên tả những trận giao phong nữa mà ráng lo phân tích tình cảm (3). Đến thế kỷ thứ 13, có những tiểu thuyết phúng thích, hài kịch, chuyện ngụ ngôn ra đời (4). Trong cuốn tiểu thuyết "La Conquête de Constantinople" (Chinh phục thành Constantinople) viết = thứ văn xuôi thông dụng, tác giả Geoffroy de Willehardouin thuật lại chiến tranh Thập tự thứ 4. Cũng trong thời gian ấy, ở Đức, Ý, nhiều bản anh hùng ca khác viết = thổ ngữ ra đời.
    --------------------
    (1) Tại đây sinh viên ngồi trên những bó rơm lát giữa đường ngoài trời để nghe thầy giảng. Đồng thời, nhiều trường học kiểu ấy mọc lên, nhưng ko bao lâu, vì tăng viện phản đối, thầy trò kéo nhau lên đóng trên triền núi Sainte Geneviére, giữa đồng ruộng và vườn nho.
    (2) Vào thế kỷ 14, thần học còn được coi là môn học chính vì giáo dục trước hết phải nhắm vào mục đích tôn giáo. Nhưng ảnh hưởng triết học thượng cổ vẫn mạnh. Nhiều bậc thầy dụng ý hỗn hợp tư tưởng triết học với những tư tưởng tôn giáo, nhưng có người lại đặt tôn giáo vào phạm vi đức tin và dùng kinh nghiệm quan sát để khảo cứu thiên nhiên.
    Nhưng khoa học vẫn ấu trĩ vì thiếu khí cụ tính xác. Công việc khảo cứu khoa học và triết lý lan rộng ra ngoài dân gian. Nhiều người ko thuộc hạng giáo sư, thông thái, cũng tìm đọc những sách bàn về nguyên tố: trời, đất, ko khí, lửa, thú vật, cây cỏ, đá. Ngoài những tài liệu minh xác, vẫn có những lối giải thích ngây ngô do tin tưởng dị đoan thời thương cổ để lại. Vào thời kỳ đại Trung Cổ, người ta biết trái đất tròn, nhưng trên địa cầu họ chỉ biết có Châu Âu, 1 phần Châu Á và phía Bắc Châu Phi. Họ tin rằng trung tâm Châu Phi có giống kỳ lân sừng dài mọc giữa trán, có giống người ko đầu, miệng và mắt mọc ở giữa ngực; có giống tai thật lớn có thể phủ kín toàn thân khi họ gặp tai họa và có giống đứng 1 chân (Le Moyen Age - A.Boussuat).
    (3) Trong xã hội phong kiến, đến lúc ấy, người võ sĩ phãi là người phong nhã và tinh thần hiệp sĩ phải lất đạo đức làm nền.
    (4) Xã hội phú hào đã mạnh. Những tay phú hào giàu có thích truyện tích và ngụ ngôn. Tác phẩm Roman De Renard chế giễu các tầng lớp xã hội từ vua tới cung đình, được họ hoan nghênh.
    --------------------
    7. Nghệ thuật kiến trúc: Nghệ thuật "roman" & nghệ thuật "gothique"
    Thời đại Trung Cổ, nghệ thuật kiến trúc trước hết phải phụng sự tôn giáo. Nghệ thuật kiến trúc được phổ cập nhất ở Tây Âu là nghệ thuật roman.
    Nghệ thuật này phát triển vào khoảng 1060 đến 1350. Đặc điểm của nó là hình nửa ống tròn và vòng cung bán nguyệt. Những vòng cung ấy tực vào cột mập lùn; đầu cột xoè ra như chiến nón rộng. Bên ngoài những cột áp vách thật kiên cố. Toàn thể ngôi nhà có vẻ chắc chắn, nhưng nặng nề.
    Nghệ thuật Roman tùy từng vùng mà biến thể, ít hoặc nhièu. Nhà kiến trúc phải để ý tới khí hậu, nguyên liệu xây cất và phong tục của mỗi vùng mà châm chế, sửa đổi.
    Vào cuối thế kỷ 12 và trong vòng thế kỷ 13, tình hình xã hội lại biến chuyển. Phái tăn glữ ko độc quyền văn nghệ nữa. Những đoàn thể tôn giáo cũ đã suy đọa. Những đoàn thể mới ko ẩn náu trong tu viện mà xen lẫn vào thế tục, chủ trương đời sống đạm bạc. Bởi vậy thứ kiến trúc lộng lẫy ko được họ ưa thích.
    Từ đó, nghệ thuật "Gothique" ra đời thay thế cho nghệ thuật Roman. Bản đồ kiến trúc giáo đường vẫn như cũ, nhưng đặc điểm nghệ thuật gothique là vòm nhà có gân, hình tròn nhọn đầu tréo lên nhau và cột xây cuốn vòng cung. Vòm nhà nhẹ hơn, cột chống bên ngoài được giảm bớt. Toàn thể có vẻ thanh bai. Tường vách được thay thế = những cửa kính nhiều màu.
    Nghệ thuật Gothique được công chúng hoanh nghênh và nhờ họ giúp đỡ mà trong 1 khoảng thời gian ngắn, nhiều giáo đường được xây dựng theo nghệ thuật này. Những giáo đường danh tiếng nhất là Notre Dame De Paris Chartres, Rouen, Reims, Bourges, Amiens. Kiến trúc gothique xuất hiện đầu tiên ở Pháp nên người ta cũng gọi là kiến trúc Pháp.
    So với các giáo đường kiểu Roman, giáo đường kiểu Gothique cao rộng hơn. Nhưng các kiến trúc sư vẫn chưa vừa ý, về sau họ còn tiếp tục cải thiện thêm kỹ thuật xây cất. Vào thế kỷ 13 và 14, giáo đường càng ngày càng cao thêm. Đó là kiến trúc rực rỡ.
    8. Tình hình văn nghệ các xứ lân cận Pháp, Anh, Đức, Ý, Y Pha Nho
    Các nước Anh, Đức, Y Pha Nho, Ý, đều chịu ảnh hưởng trào lưu văn nghệ Páhp. Những áng anh hùng ca, nhã thi của Pháp được họ đem ra dịch, và các thi nhân Ý, Đức đều phỏng theo thi ca Pháp để sáng tác.
    Nhưng đến thế kỷ 13 và đầu thế kỷ 14, nước Ý chiếm được 1 địa vị quan trọng trong sự phát triển văn nghệ Châu Âu. Các di sản của đế quốc La Mã được lưu truyền ở Ý đầy đủ hơn nước nào cả, và cố nhiên ảnh hưởng lớn đến văn nghệ nước ấy.
    Về văn chương, nước Ý sản xuất 3 văn nhân danh tiếng: Dante, Boccace, và Pétrarque.
    Về nghệ thuật, người Ý chịu ảnh hưởng nghệ thuật Byzantin (tức Hy Lạp). Những tác phẩm nghệ thuật thời thượng cổ lưu lại trong xứ rất nhiều và chi phối các kiến trúc sư và các nhà điêu khắc. Cuối thế kỷ 13, với Giotto di Bondône (1267 - 1337), hội hoạ Ý tiến triển mạnh. Gitto thoát lý ảnh hưởng Byzantin và tìm cái gì có tính cách nhân loại và cảm động nhất trong tôn giáo để làm cho hoạ phẩm của mình có 1 vẻ đẹp trịnh trọng. Nhìn vào thái độ và bộ điệu ta thấy được cả tâm trạng của nhân vật, các nhà hội hoạ xứ Florence đều noi theo đường lối của ông vạch ra để sáng tác.
    o0o ​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 13:57 ngày 21/05/2004
  4. space7

    space7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin phép được soạn thảo lại những gì julie06 đã cung cấp thành 1 file Pdf để các bạn khác tiện theo dõi và đặt tại: http://space7.site.voila.fr . Tôi sẽ tiếp tục sửa các lỗi chính tả và cập nhật tài liệu này khi có thêm thông tin. Rất mong có sự góp ý của các bạn để chúng ta có một tài liệu lịch sử lý thú.
  5. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 11 : Chiến tranh trăm năm
    1. Nguyên nhân chiến tranh
    Nguyên nhân chính trị gây ra chiến tranh Trăm năm là 2 vua Anh - Pháp tranh ngôi. Vua Edouard III (Edouard đệ tam) nước Anh tự cho mình là người thừa kế của Philippe Le Bel (vua nước Pháp), vì ông là cháu ngoại (1).
    Nguyên nhân kinh tế là 2 nước Anh, Pháp tranh giành quyền lợi ở Flandre. Từ trước, nước Anh giao thiệp mật thiết với Flandre, 1 thái địa thuộc vương quốc Pháp, Anh bán cho Flandre len và mua lại nỉ. Sau vì các thị xã Flandre nổi loạn, vua Philippe VI đánh dẹp và tiêu diệt được loạn quân (1328), tái lập ảnh hưởng Pháp ở Flandre, làm cho thương mãi Anh chịu thiệt. Để trả đũa, vua Edouard II cấm chở len qua Flandre. Ko bao lâu, người Flandre thấy mất nhiều quyền lợi nên bỏ Pháp theo Anh.
    Chiến tranh xảy ra, nước Anh thắng thế vì tuy các quốc vương Pháp dũng cảm, nhưng ko = quốc vương Anh mưu lược và quả quyết. Quân đội Anh lại khéo tổ chức hơn quân đội Pháp.
    Năm 1340, khi chiến thuyền Pháp bị liên quân Anh và Flandre phá rồi, quân Anh tràn lên đất Pháp như vào chỗ ko người.
    Năm 1346, vua Edouard đệ tam xâm chiếm và tàn phá xứ Normandie, đánh bại quân Pháp ở Crécy, chiếm hải cảng Calais, đuổi dân chúng Pháp ra khỏi hải cảng này, cho bọn phú hào Anh sang ở.
    --------------------
    (1) Trước thế kỷ thứ 11, nước Anh là 1 thuộc địa của người La Mã trong 400 năm, kế đến lọt vào tay người Saxon (425 - 426), người Anges (547 - 584). Đến thế kỷ 11, người Đan Mạch đến chiếm 1 phần lớn nước Anh và dựng thành vương quốc của Kanut. Kanut truyền được 2 đời thì năm 1042 người Anglo lên ngôi (1043 - 1066). Edouard de Confesseur chết, 1 lãnh chúa xứ Normandie là Guillaume le Conquérant (người Pháp) chiêu mộ võ sĩ xứ Normandie, Bretagne, Flandre, vượt biển tới xâm chiếm nước Anh và làm vua. Ngôi truyền tới Edouard II đã 10 đời. Khi xảy ra trận giặc Trăm năm, chế độ quân chủ Anh đã mất dần tính cách chuyên chế, và chính thể đại nghị đã manh nha.
    --------------------
    2. Tình hình nước Pháp dưới triều Jean Le Bon và Charles V
    Chiến tranh tới đây tạm đình, vì Âu Châu lúc ấy bị bệnh dịch hàng phá. Năm 1355 thì chiến tranh tái diễn.
    Khi quân Anh đổ bộ lên Normandia, ngân khố nước Pháp trống rỗng. Vua Jean II Le Bon (Jean đệ nhị) vì cần 3 vạn người và 1 số chiến phí rất lớn là 5 triệu đồng nên phải triệu tập quốc hội. Giai cấp phú hào phải đóng góp nặng hơn hết nên đòi vua phải giao quyền kiểm soát tài chánh cho những người do quốc hội cử lên. Từ đó, nước Pháp noi theo gương nước Anh đi vào con đường đại nghị lập hiến (parlementarisme constitutionnel).
    Năm 1356 ở trận Maupertuis, quân Pháp thất bại, Jean Le Bon bị cầm tù. Triều đình Pháp càng nguy ngập thêm. Người ta thấy cần phải thiết lập hiến pháp để đưa toàn thể dân tộc ra chống giặc. Tại Paris, hoàng thái tử Charles V (Charles đệ ngũ) nhiép chánh. Giai cấp phú hào cương quyết tổ chức thành chính đảng. Nhưng tại quốc hội, ý kiến ko thống nhất, làm cho sức hoạt động của giai cấp ấy ko nhất trí và liên tục. Etienne Marcel chủ trương biến đổi vương quốc Pháp thành 1 liên bang thị xã dân chủ, gây ra 1 phong trào cải cách chính trị do Paris cầm đầu. Nhưng hàong thái tử chống lại. Quần chúng nổi loạn chiếm đền vua, đem màu xanh đỏ đội lên đầu hoàng thái tử và cho đem những tên cố vấn của ông ra giết.
    Cuộc bạo động này gây ảnh hưởng khắp xứ. Ở Vendée, phong trào Jacquerie (1) chống quí tộc nổi lên rất nhanh. 1 luồng gió cách mạng dân chủ thổi tràn khắp nước Pháp, nhưng quân bạo động bị giai cấp quí tộc tàn sát thẳng tay. Nhà vua trốn khỏi Paris, và tại Compiènge ông triệu tập quốc hội, được quốc hội chấp thuận cho số quốc dụng cần thiết Etienne Marcel bị ám sát. Nhà vua đánh bại được phong trào cánh mạng.
    Lúc ấy thì quân Anh đã tiến tới Bourgogne, và quân Pháp đã bị đại bại. Vua Jean II bị cầm tù ở Anh chịu ký tờ qui hàng. Nhưng Charles được quốc hội ủng hộ, ko chịu buông bỏ khí giới. Rốt cuộc nước Pháp phải ký hoà ước Brétigny (1360) để chấn chỉnh lại nội tình. Theo hoà ước ấy, Pháp phải nhượng lại cho vua Anh Edouard II vùng Gascogne, Guyenne, Poitou. Calais và 1 số chiến phí 3 triệu liv trả = vàng, ngược lại vua Anh ko tranh ngôi vua ở Pháp nữa.
    Jean Le Bon chết (1364), hoàng thái tử Charles lên ngôi tức là Charles V (Charles đệ ngũ).
    Charles V lo cứu vãn nguy trạng của nước Pháp, giao công việc chống người Anh cho Bertrand Duguesclin. Ông này hàng được quốc vương Navarre, dẹp được những toán cường đạo chuyên cướp đường. Đối với quân Anh, Duguesclin cố tránh những trận đánh lớn, áp dụng chiến thuật đánh lẻ tẻ cốt làm cho kẻ địch mệt mỏi. Nhờ chiến thuật này, ông chiếm lại nhựng đất đai nhường cho Anh theo hoà ước Brétigny, tiêu diệt được 3 đạo quân Anh khi quân này kéo xuyên qua nước Pháp.
    Năm 1380, khi Duguesclin và Charles V chết, người Anh chỉ còn giữ được Bayonne, Bordeaux, và Calais mà thôi.
    --------------------
    (1) Jacues Bonhomme là tên dùng chế nhạo nông dân Pháp thời Trung Cổ. Jacquerie là phong trào bạo loạn do bọn Jacques (tức là nông dân) gây ra chống lại bọn quí tộc, bọn võ sĩ, bọn cướp đường bóc lột họ. Phong trào bị đàn áp rồi thì bọn võ sị, chuyên nghề đánh giặc mướn ko kiêng nể ai nữa. Nhân hoà ước Brétigny ký xong, "chiến tranh đã dứt, chúng ko có việc làm và kết thành từng đoàn gọi là "Conpagnie", bắt cóc người rồi cho chuộc. Người bị chúng bắt thường bị tra tấn tàn nhẫn nếu ko chịu chỉ chỗ giấu tiền. Khắp nước Pháp bây giờ ko 1 nơi nào tránh khỏi tay bọn ấy.
    --------------------
    3. Dưới triều Charles VI, nước Pháo bị qua phân
    Người kế vị cho Charles V là Charles VI mới có 12 tuổi. Chính quyền bị phân chia giữa chú, bác của vua là các công tước xứ Anjou, Berry, Bourgogne. Bọn hoàng thân này có tài ăn chơi hơn là cai trị. Tài sản nhà nước ko bao lâu đều đổ và yến tiệc. Trong nước thường có loạn và loạn thường bị đánh dẹp 1 cách tàn nhẫn. Năm 1388, Charles VI đuổi bọn hoàng thân, sửa lại triều chánh, nhưng đến năm 1392 vua mắc bệnh điên. Bọn hoàng thân lại lên cầm quyền; cảnh truỵ lạc trong triều lại tái diễn.
    Đồng thời, công tước xứ Orléans và công tước xứ Bourgogne tranh quyền nhau. Công tước xứ Orléans bị giết. Trong nước lại diễn ra cuộc nội chiến giữa 2 phe Bourguignon của công tước xứ Bourgogne và phe Armegnac của công tước xứ Orléans. Dân chúng ko chịu được thống khổ lại nổi lên làm loạn. Năm 1413, có 1 lúc bọn dân nghèo Cabochien, tức là phe đảng của Caboche làm chủ thành Paris.
    Nhân tình hình ấy, vua Henri IV nước Anh (Henri đệ tứ) vua quân qua Pháp và thắng trận Azincourt năm 1415.
    Dựa vào quân Anh, Jean Sans Peur (1), thủ lãnh phái Bourguignon muốn chiếm giữ cả nước, nhưng ko bao lâu bị hoàng thái tử giết trong 1 cuộc hội kiến. Con của Jean Sans Peur là Phillipe le Bon (2) liên minh với quân Anh để chống Pháp. Hoàng hậu phải ký hiệp ước Troyes, bỏ con mình đi để nhận vua ANh (Henri V) nối ngôi vua Pháp. Nước Pháp vì hiệp ước Troyes thành ra lệ thuộc nước Anh.
    --------------------
    (1) Phiêm âm theo nghĩa có tính cách đùa Jăng Vô Uý (Không biết sợ) - NXB.
    (2) Philíp nhân từ.
    --------------------
    4. Jean D''Arc giải phóng nước Pháp
    Khi Charles VI chết (1422), nước Pháp đã lâm vào 1 tình trạng hết sức thảm khổ. Đất đai bị phân chia, nạn đói, nạn cướp tàn hại dân chúng. Trong nước có đến 2 vua : Henri VI chiếm giữ miền Bắc nước Pháp và vùng Guyenne; còn Charles VII, vua chánh thức của Pháp bị phế vì hiệp ước Troyes thì ngự trị trên các lãnh thổ miền Nam sông Loire. Địa vị Charles VII ko lấy gì làm vững lắm.
    Năm 1428, quân Anh vây Orléans, thành trì bình phong của lãnh thổ Charles VII, và khi họ sắp hạ thành thì Jeanne d''Arc xuấn hiện (1).
    Ngày 30 tháng 4, Jeanne vô thành Orléans thì ngày 8 tháng 5, quân Anh bị đánh lui. Từ đó, khắp nước Pháp nổi lên 1 luồng gió hy vọng.
    Kế đó, Jeanne rước vua về Reims để chịu lễ tấn phong theo tục lệ bấy giờ. Nhưng ko bao lâu, trận đánh Paris thất bại, vua phải trở về phía Nam.
    Năm 1430, ko chịu được thái độ ganh tị của bọn cận thần và cũng chán cảnh sống an nhàn, lười biếng, suy đọa của 1 triều đình phong kiến, Jeanne lại ra quân đánh giải vây thành Compiènge. Nàng bị quân Bourguignon bắt, bán lại cho người Anh, bị giam cầm rất khổ sở. Sau cùng tôn giáo pháp đình, dưới quyền điều khiển của người Anh, kết nàng về tộ tà giáo, xử nàng phải hỏa thiêu, và ngày 30 tháng 5 năm 431, nàng bị đem lên giàn lửa tại Rouen. Năm ấy nàng được 19 tuổi.
    Năm 1435, lãnh chúa xứ Bourgogne cùng Charles VII ký hoà ước Arras, phạn định ranh giới lãnh thổ của mỗi bên. Quân Anh vì hiệp ước này phải yếu thế. Khắp xứ Pháp dân chúng nổi lên chống lại họ. Năm sau người Pháp chiếm lại Paris (1436). Năm 1444, người Anh xin ngưng chiến.
    Khi chiến tranh tái diễn (1149), Charles VII khôi phục xứ Normandie, rồi Guyenne. Năm 1453, quân Anh rút khỏi Bordeaux. đến đây chiến tranh Trăm năm kết liễu. Trên đất Pháp người Anh chỉ còn giữ được hải cảng Calais.
    --------------------
    (1) Jeanne d''Arc là con 1 gia đình nông phu ở vùng biên giới tỉnh Lorraine và Champagne nước Pháp. Năm 13 tuởi, trong lúc chăn cừu nàng nghe tiếng nói thiêng liêng giục nàng cứu hoàng thái tử (Charles VII) và giải nguy nước Pháp.
    Có người hoài nghi Jeanne d''Arc là 1 nhân vật tưởng tượng. Trong chuyện Jeanne d''Arc người ta cố bịa ra 1 phần nào để lợi dụng lòng ái quốc của người Pháp lúc ấy chăng ? Và Jeanne d''Arc là tượng trưng của nông dân Pháp, 1 tượng trưng trong sạch từ thể xác đến tinh thần. Nàng ra đời để chúng tỏ rằng sứ mạng củ bọn quí tộc phong kiến và bọn võ sĩ đã hết. Việc cứu nước chỉ còn trông cậy vào nông dân mà thôi.
    --------------------
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 17:29 ngày 21/05/2004
  6. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    KẾT LUẬN PHẦN THỨ NHẤT​
    Các Rợ phương Tây khi tràn vào đế quốc La Mã, đã chấm dứt thời Thượng Cổ và mở đầu 1 thời kỳ khác trong lịch sử, thời kỳ Trung Cổ. Chế độ xã hội trong thời kỳ này là chế độ phong kiến. Điều đáng chú ý trong thời kỳ này là các dân tộc Tây Âu khi bị dòn ép trong cương vực lãnh thổ mình thì hướng sự tiến hoá xã hội đi vào bề sau. Ko thể tràn vào các vùng đất hoang, rừng rú, để tiến theo bề rộng như các dân 6ọc phía Đông sống giữa đại lục mênh mông, họ chen chúc tạo lập những vùng kinh t6é, văn hoá của những thành thị kỹ nghệ. Kết quả những phần tử nông dân giàu óc sáng kiến, tháo vát biến thành thương nhân, thủ công, sau này kết tụ thành đệ tam giai cấp tức là giai cấp thị dân hay tư sản giai cấp.
    Vai trò giai cấp thị dân trong sự tiến hoá của xã hội quan trọng vô cùng. Nhờ có giai cấp ấy mà lịch sử Tây Phương vượt qua giai đoạn phong kiến để tiến tới giai đoạn tư bản hùng cường. Vì thiếu giai cấp ấy mà lịch sử Đông phương đứng mãi 1 chỗ để rồi chịu lệ thu6ọc Tây phương. Triều đại có thay đổi, nhưng trạng thái xã hội trước sau như 1. Đó là 1 sự thật lịch sử phải ghi lại để nhận rõ những bước đường tiến hoá sắp tới ở thời Cận Đại và Hiện Đại.
    Giai cấp tư sản sau này là 1 trong những yếu tố chủ động trong các cuộc biến đổi thúc đẩy xã hội tiến lên.

    *** ​
    Dưới gót các Rợ, văn minh Tây Âu vào thế kỷ thứ 6 về sau đã suy đọa lắm. Trong đám Rợ ấy, người Franc gòm có nhiều phần tử quả quyết và thuần nhất hơn cả. Quốc gia Franc thoát được tình trạnh lụn bại chung và về sau tạo nên những cường quốc Đức, Pháp.
    Từ thời Clovis qua Charlemagne, đến chiến tranh Thập tự, thời kỳ quân chủ chuyên chế, người Franc và sau này người Pháp mở rộng con đường tiến hoá. Cuộc đại cách mạng thế kỷ 18, Pháp đã thay đổi 1 chế độ xã hội trên khắp lãnh thổ Châu Âu. Và cuộc cách mạng ấy do giai cấp tư sản đảm nhận.

    *
    * * ​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 17:39 ngày 21/05/2004
  7. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Phần 2: Trung Hoa từ Ngũ Đại đến Nguyên​
    ***​
    Chương 1: Nhà Bắc Tống
    1. Nhà Bắc Tống diệt thập quốc; thống nhất Trung Hoa, thành lập chánh thể trung ương tập quyền
    Sau loạn Hoàng Sáo, nàh Đường suy nhược. Tiết độ sứ các trấn nổi lên chống lại triều đình, mỗi người tự tạo 1 địa vị độc lập.
    Rốt cuộc Chu Toàn Trung, ở trấn Đại Lương, cướp được ngôi Đường, lập nên nhà Hậu Lương. Nhưng ko bao lâu ngôi vua lại về tay kẻ khác và cứ như thế trải qua 53 năm (từ 907 - 960) gồm có 5 đời Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Hán, Hậu Tấn, Hậu Chu, tổng cộng 13 vua: sử gọi là Ngũ Đại.
    Thời Ngũ Đại, những người xưng hùng dựng thành 10 nước độc lập; sử gọi là Thập Quốc.
    Đời Hậu Chu, vua Thế Tôn mất, con là Tôn Huân lên ngôi xưng là Cung Đế. Vua Cung Đế mới có 7 tuổi, bọn quân nhân muốn nhân đó cướp ngôi. Triệu Khuông Dẫn được lệnh đem quân đi dẹp giặc. Đến Trần Kiều, Khuông Dẫn gây thành cuộc binh biến khiến tướng sĩ đem hoàng bào mặc cho mình rồi xưng đế, đem binh trở về Biện Kinh bỏ Cung Đế lập thành nhà Tống, tức là Tống Thái Tổ.
    Lên ngôi xong, Thái Tổ lo bình định lập quốc: phía Đông Nam đánh Nam Đường và Ngô Việt; phía Nam đánh Nam Bình và Nam Hán; phía Tây đánh Hậu Thục; phía Bắc đánh Bắc Hán. Các nước ấy đều thua cả, trừ Bắc Hán đến Thái Tôn mới dẹp xong. Từ đó, nước Trung Hoa được thống nhất.
    Muốn tránh cái họa tiếm đọat thường xảy ra. Thái Tổ tìm cách giảu trừ binh quyền của công thần, triệt để lập chế độ trung ương tập quyền, đem tất cả đất đai, binh lực, tài chính của các phiên trấn ngày trước qui tụ vào triều đình trung ương cả. Đồng thời, Thái Tôn tổ chức quyền trung ương thành Trung thư sảnh coi việc chính trị, khu mật viện coi việc binh lính, Tam ty sự coi việc tài chính và đặt chức Ngự sử trung thừa giữa quyền giám sát. Các cơ quan này đối với nhau thì độc lập nhưng đều họp lại trong tay hoàng đế (1).
    Chính sách này tuy nhất thời làm cho địa vị hoàng đế vững chắc hơn, nhưng trái lại cũng gây ra nhiều hậu quả tai hại.
    1 là những người tài năng ko được dùng ở biên trấn đều tựu về kinh đô, mà ở đây thì chức vụ cao trọng có hạn. Người thừa chỗ thiếu, họ kết bè lập đảng tranh giành địa vị của nhau khiến chính trị trong nước phải hư nát.
    2 là quân lính luân phiên mãi thì sự luyện tập ko chu đáo; các quan văn thay tiết độ sứ đương cự với quân địch tát nhiên phải thiếu.
    3 là lúc mất mùa đói kém, chính phủ dùng chích sách chiêu mộ những người thất nghiệp, lưu manh vào quân đội quá đông làm cho tài chính trong nước vì phải nuôi 1 số lính quá lớn mà phải hao hụt.
    3 kết quả ấy về sau hãm nhà Tống vào 1 tình thế hết sức nguy ngập.
    --------------------
    (1) Ở phiên trấn có tiết độ sứ nào từ chức hay chết thì triều đình cho quan văn đến thay. Việc quân chính và dân chính có thông phán xem xét và tâu lên triều đình. Lực lượng các tiết độ sứ đều tập trung về trung ương. Ở các lộ có quan chuyển vận sứ kiểm điểm việc thu xuất tài chính, số thừa phải nộp về triều đình cho quân sĩ ở kinh ra thay quân sĩ biên trấn để ko ai được ở lâu 1 chỗ có thể gây tình quen thân với nhau và tạo thành 1 sức mạnh. Vua lại dùng chức của tể tướng Triệu Phổ hăm dọa các công thần có uy thế, buộc họ phải từ chức.
    --------------------
    2. Sự phát triển của vã hội Trung Hoa dưới triều Tống: kinh tế - chính trị - văn hoá
    Ngoại trừ những khuyết điểm nói trên, chế độ trung ương tập quyền và sự thống nhất lãnh thổ làm thành 1 sức tiến triển mạnh của Trung Hoa.
    Về kinh tế thì công nghệ phát đạt hơn đời Đường. Số thợ dùng trong xưởng dệt, xưởng nấu sắt, xưởng binh khí của tư nhân và của nhà nước lên tới số trăm, số ngàn, số vạn. Công nhân làm thuê ngày càng đông; số công nhân bắt buộc và nô tì thì giảm bớt. Điều ấy chứng tỏ công nghệ đã có 1 nền tảng vững chắc. Thủ công nghiệp cũng hợp thành những tổ chức cộng đồng rộng lớn ko lấy khu vực lại lấy tình đồng nghiệp làm tiêu chuẩn.
    Đồng thời thương nghiệp cũng phát triển mạnh. Sự đi lại buôn bán ko còn bị hạn chế trong khu vực nhỏ hẹp của các tay quân phiệt phong kiến ngày trước mà lại được thông suốt toàn cõi. Nền kinh tế đến đây đã có tính cách quốc gia. 1 giai cấp thương nhân xuất hiện, trong đó có nhiều tay giàu lớn. Người ngọai quốc đến buôn bán ở các thương cảng Đông Nam nước Trung Hoa như Quảng Châu, Tuyền Châu và Hàng châu rất nhiều. Nhiều đô thị lớn được thành lập, dân số có đến hàng trăm ngàn người.
    Tiền tệ thì ngoài vàng, bạc, tơ lụa, người Tống đã biết dùng tiền giấy do các nhà phú hào làm ra gọi là giao tử. Đến đời Nhân Tôn, chính phủ giữ lấy quyền phát hành giao tử, nhưng mỗi kỳ số phát ra ko được quá 1.256.340 quan. Giao tử là thứ tiền giấy cổ nhất.
    Nông nghiệp thì nhà Tống lo cứu vãn lại tình hình nguy ngập của thời Ngũ đại để lại. Thời ấy vì loạn lạc mà ruộng đất 1 phần phải bỏ hoang, 1 phần lọt vào tay quí tộc, quan liên, địa chủ thương nhân. Vì lẽ ấy mà sang đời Tống, lúc đầu nông nghiệp ko theo kịp công nghiệp thương mãi. Nông dân ko đủ ruộng đất cấy cày, mặc dù nhà nước chú ý khia khẩn thêm nhiều. Đã vậy mà nông dân còn phải chịu lắm phụ đảm. Ngoài thuế ruộng họ còn nạp những món thuế phụ gia đình (tức là thu6é đặc biệt ngoài thuế chính), thuế đinh và các tạp thuế khác. Đời Nam Tống chiến tranh càng nhiều hơn, nhân dân phải gánh thêm những số chiến phí lớn. Có năm họ phải đóng góp tới gần 100 triệu quan.
    Phương di65n trí thức thì Nho giáo được dùng làm 1 lợi khí thống trị của bọn quan liêu. Các học giả đời Tống theo tư tưởng Lão, Trang pha lẫn tư tưởng khổng Tử tạo thành 1 thứ Tân Khổng giáo nhằm mục đích vừa chế ngự bọn anh hùng phong kiến muốn thoát ly quyền lực hoàng đế như thời Ngũ Đại, vừa dập tắt tinh thần quật cường của ngoại tộc Liêu Kim, đã chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc rất nhiều (1).
    Các triết gia Trung Quốc đồng thời là những tay văn chương lỗi lạc, vừa là học giả uyên thâm, tận lực chú giải học thuyết Khổng Tử, dựng lên 1 học phái duy lý và tự nhiên. Người đại diện của phái này là Chu Hy. Về Tống học trong sách Trung Hoa sử cương, ông Đào Duy Anh có nói: "Tống học có tinh thần suy cứu bản thể Vũ trụ và bản tính nhân loại. Chu Tử giải thích câu "Trí ti tại cách vật" trong sách Đại học rằng: "Trí là suy đến tột mực, muốn cho ko cái gì là ko biết đến nơi đến chốn; cách là đến, vật là sự vật, tìm cho đến lý của sự vật, muốn đến chỗ cùng cực". Điều ấy biểu thị 1 phương pháp qui nạp ấy ko phát triển được đầy đủ, cho nên tự nhiên khoa học ko phát triển được. Tống nho lại tinh về học huấn hỗ và biểu hiện được tinh thần phê bình. Cái tinh thần tự do ưt tưởng ấy manh nha được là nhờ ảnh hưởng kinh tế thương nghiệp phát đạt .... ".
    Về nghệ thuật, đời Tống được coi như là thời đại vinh quang nhất. Văn nhân Tống vừa giữ lề lối cổ điển từ Hàn Dũ để lại, vừa làm cho văn thể được phóng thích, uyẻn chuyển, lưu loát hơn. Họ thi vị hoá văn xuôi, gạn bỏ những điển cố đã làm cho lời văn nặng nề, tư tưởng tối tăm. Thơ đời Tống tự do hơn đời Đường. Đặc biệt nhất là loại từ, âm điệu phong phú, phổ vào nhạc được. Trong thơ ngoài cái đẹp nghệ thuật còn hàm súc tư tưởng triết lý nữa (2).
    Hội họa Tống cũng đã đạt đến chỗ tinh vi. Họa sĩ ko kể đến nguyên tắc viễn thị (principle de perspective) và thuật cho bóng. Bị người Tây phương chỉ trích, họa sĩ Trung Hoa bảo rằng nghệ thuật cho bóng làm cho bức tranh mất vẻ đẹp, nguyên tắc viễn thị làm hỏng tinh thần nghệ thuật. Theo ý họ, hoạ phẩm ko cốt diễn tả đúng sự thật mà làm bật nổi tinh thần của sự thật ấy. Phải chăng khuynh hướng nghệ thuật đã thiên về tượng trưng và ấn tượng ? 1 đặc điểm nữa là họa sĩ ko dùng nhiều màu. Nước mực (thủy mặc) đủ cho họ tạo nên 1 bức tranh có sức cảm xúc phi thường. Họ bảo rằng đứng trước bức tranh thủy mặc khán giả có thể dùng tinh thần của mình mà thấy đủ màu sắc được.
    Về đồ sành, người Tống ghi được 1 tiến bộ tối quan 65ong là họ tìm được nước men. Từ đời Thuấn, người Tàu đã biết nung đất để làm đồ dùng. Đời Đường, đồ đất nung có phần tinh luyện, da mịn và ko rịn nước. Sang đời Tống mới phát minh được nước men và vẽ được hình. Nhưng hình vẽ ấy chưa được tinh vi như đồ sành, đồ kiểu đời Minh. Trên nước men trắng ngà họ mới vẽ được những cành hoa, những dấu hiệu màu gạch (ocre). Đồ sành có tiếng đời Tống để lại là đồ da rạn và đồ nước men màu lục lợt (céladon).
    --------------------
    (1) Chu Liêm Khê, Trương Hoành Cừ, Trình Minh Đạo, Trình Y Xuyên, Chu Hy là những học giả đề xướng Tống học.
    (2) Âu Dương Tư, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Tăng Củng, Vương An Thạch là những văn nhân thi sĩ danh tiếng nhất của nhà Tống và của Trung Hoa.
    --------------------
  8. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    (tiếp Chương 1)
    3. Nhà Tống dưới áp lực của Bắc Liêu và Tây Hạ
    Nửa thế kỷ đầu, nhà Tống thúc đẩy được nước Trung Hoa tiến mạnh trên đường thịnh vượng. Nhưng đời sống thái bình làm cho quân lính trở thành vô dụng, mất hết năng lực chiến đấu. Cho nên khi vua Thái Tôn đem quân đánh lên phía Bắc toan khôi phục lại đất Vân, đất Yên bị người Liêu chiếm thì chẳng những cả 3 đạo quân của ông đều bị thua to mà người Liêu còn thừa cơ hội ấy xâm lấn miền Bắc, làm cho nhân dân phải khốn khổ.
    Năm 1125, người Lieu vượt qua biên giới, chiếm thủ đô Khai Phong ở hạ vực sông Hoàng Hà. Quân độ nhà Tống ko đủ sức ngăn cản nên triều đình phải xin nghị hoà, phải nạp cho Liêu mỗi năm 10 vạn lạng bạc, 20 vạn tấm lụa để quân Liêu rút về (1).
    Từ đó, nước Tống yếu thế. Tiếng thì trăm năm sau 2 nước Liêu - Tống vẫn giao hảo với nhau mà sự thật thì Tống bị Liêu bức sách đủ điều.
    Lãnh thổ của Liêu thời ấy gồm cả Đông Tam Tỉnh, Mông Cổ, Tân Cương và đất Yên, đất Vân tức là Bắc bộ 3inh Hà Bắc, Sơn Tây ngày nay (2).
    Ngoài áp lực của Bắc Liêu, Tống còn bị áp bức của Tây Hạ (3), 1 nước ở phía Tây Bắc Trung Hoa, giáp ranh với Liêu. Tây Hạ trước kia, dưới triều Đường cũng lệ thuộc Trung Hoa, và đời Tống sơ cũng còn xưng thần . Nhưng sang đời Tống Chân Tôn, vua Tây Hạ là Nguyên Hạo biết hướng việc tổ chức xã hội Tây Hạ theo khuôn mẫu xã hội Trung Hoa, tự tạo lấy 1 sức mạnh rồi đánh lấy 18 châu Hà Tây tức là Bắc Bộc các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Tuy Viễn và đất Tây Sào, Mông Cổ ngày nay, lập thành 1 nước hùng cường, hàng năm vào đánh phá Trung Hoa.
    Nhà Tống vì còn phải đối phó với nước Liêu nên đành phải cầu hoà với Tây Hạ và chịu cống nạp trà 25 vạn rưỡi cân, và bạc 25 vạn rưỡi lạng như đã nộp cho Liêu.
    --------------------
    (1) Trong sách "Les grands courants de L''''''''Histoire Universelle" ông Jacques Pirenn nói Tống phải nạp cho Liêu mỗi năm 175 nghìn kg vàng và 1 triệu tấm lụa.
    (2) Người Liêu nguyên là giống rợ Khiết Đan đến ở phía Bắc nước Trung Hoa từ năm 836, chiếm cứ Bắc Kinh, lập thành 1 cường quốc và đến năm 1125 tiến quân về phía Nam đánh thắng được nước Tống.
    (3) Người Tây Hạ là giống Tây Tạng.
    --------------------
    4. Kế hoạch cải cách của Vương An Thạch
    Ngoài áp lực Bắc Liêu, Tây Hạ bên ngoài, triều đình Tống còn phải đối phó với những phong trào biến loạn bên trong. Nông dân vì ko kham nổi thuế má và sự bóp nặn của bọn địa chủ, bọn cho vay nặng lãi, nổi lên phản đối chính phủ. Họ nêu lên khẩu hiệu "chia của" để thúc đẩy phong trào (1). Tình trạng nhà Tống mỗi ngày 1 nguy ngập, nhưng triều đình ko biết phải xử trí cách nào.
    Lúc ấy có Vương An Thạch đưa kế hoạch cải cách gọi là Tân pháp gồm có mấy điểm sau:
    Phép thanh miêu: chính phủ cho dân vay tiền khi lúa còn xanh, đến khi lúa chín thì trả loại với 2 phân lời, (vay của địa chủ phải trả đến 100 phân lời), mục đích giúp nông dân tránh nạn cho vay nặng lãi.
    Phép miễn dịch: người nào ko làm sưu dịch được thì lấy tiền nộp thay. Nhà nước lấy tiền ấy mướn người thất nghiệp, mục đúch thêm công ăn việc làm cho dân.
    Phép thị dịch: nhà nước mua lại các nhà buôn những hàng hoá ko bán được để bán, còn các nhà buôn cần tiền, thì nhà nước cho vay với số lời nhẹ, mục đích là giúp tiểu thương và tiểu công nghệ đứng vững được.
    Phép quân du: chỗ nào có phẩm vật nhiều, nhà nước chở tới chỗ thiếu, mục đích trừ cái nạn con buôn đầu cơ tăng giá hàng.
    Phép phương điền - quân thuế: đo ruộng đất cho đúng để đánh thuế cho đều.
    Phép bảo giáp: dùng dân thay cho lính để tập cho họ biết phòng vệ địa phương, đến khi hữu sự họ có thể đi lính được.
    Vương An Thạch sa thải quân sĩ già yếu, mộ thợ giỏi để chế tạo binh khí, cốt ý tổ chức 1 đội binh hùng hậu đủ sức giữ gìn bờ cõi.
    Phép bảo mã: giao ngựa cho dân nuôi, và miễn thuế cho người nào nuôi được, mục đích là khuyến khích sự nuôi ngựa, phòng khi chiếm tranh có nhiều ngựa mà dùng.
    Phép nông điền thủy lợi: nhắm vào mục đích làm cho đất ruộng sinh sản được nhiều.
    Vương An Thạch có đặt 1 cơ quan chỉnh lý tài chính tại kinh đô gọi là Tam tỉ điều lệ ti có nhiệm vụ ghi chép những món tiêu phí của quốc gia hằng năm, biên thành sách tịch để ban bố khắp nước. Nhờ sự chỉnh lý ấy mà số tiền tệ tiêu phí vô ích được giảm đén 4/10. Số tiền lời ra đó, được dùng để tăng lương bổng cho quan lại hầu tránh nạn những nhiễu dân.
    Vương An Thạch còn cho lập trường học khắp nơi; cho dạy các khoa hoạc chuyên môn như luật học, y học, và dùng người có chân tài làm thầy dạy.
    Chương trình cải cách của Vương An Thạch kể ra có lợi rất nhiều cho nhà Tống và nước Trung Hoa bây giờ. Nhưng bọn quan lại thủ cựu, bọn địa chủ, phú hào, bọn cho vay nặng lãi hết sức phản đối. Trong triều chia làm 2 phe: cựu đảng (2) và tân đảng (3), kình chống nhau ko ngớt, khiến cho chính trị trong nước càng thối nát thêm. Những kẻ có phận sự thực hiện cải cách lại ko làm đúng, nên kết quả ko ai thoả mãn được, mọi người đều bất bình.
    Giữa lúc ấy thì nước Liêu xâm lấn cương giới phía Tây, lấy mất 700 dặm đất, phía Nam cuộc viễn chinh đánh Giao Chỉ (Việt Nam) bị thất bại làm cho Trung Hoa thêm hao binh tổn tướng.
    Tống Thần Tôn mất, Triết Tôn còn nhỏ. Triều đình qui tội làm lụn bại quốc gia cho các nhà "cải cách". Bà Thái hoàng Thái hậu Cao Thị cầm quyền chánh cho vời Tư Mã Quang thủ lãnh cựu đảng ra làm tể tướng thay Vương An Thạch và bãi bỏ hết Tân pháp.
    Ko bao lâu, Tư Mã Quang mất, cựu đảng lại chia làm 3 phái (4) tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau. Nhưng khi Triết Tôn thân chinh thì ông lại dùng người của Tân đảng. Bọn này đem Tân pháp của Vương An Thạch ra dùng và giết hại người của cựu đảng ngót ngàn nhà.
    Đến thời Huy Tôn, thì chính quyền lại lọt vào tay đàn bà, tức là Thái hậu Hướng Thị. Thấy cái họa đảng tranh làm cho quốc gia càng ngày càng suy nhược thêm, Thái hậu muốn dung hoà 2 phe tân - cựu. Hàn Trung Ngạn cựu đảng và Tăng Bố tân đảng, cùng được cử làm Tướng quốc.
    Nhưng kết quả cái họa bè đảng ko dứt được. 2 người được vua Huy Tôn tin dùng là hoạn quan Đồng Quân và Sài Kinh thuộc tân đảng. Tuy Sài Kinh theo Tân pháp của Vương An Thạch, nhưng cốt dùng Tân pháp làm lợi khí chống lại phe địch chứ ko cốt lo sửa sang việc nước. Về sau, bỏ cả Tân pháp, ông chỉ biết xài phí của nước, đục khoét nhân dân, làm cho nước thêm ngèo, dân thêm khổ. Triều đình còn phạm lỗi chính trị rất lớn là muốn gây uy thế mà nge lời Đồng Quân liên minh với nước Kim đánh nước Liêu, để sau khi dẹp Liêu Tống bị Kim xâm lấn.
    --------------------
    (1) Đời Thái Tôn nhà Bắc Tống, Vương Tiểu Ba khởi loạn ở Tứ Xuyên giết hại quan lại và phú hào rất nhiều (993). Đời Huy Tôn nhà Bắc Tống, Phương Lạp phản loạn ở Chiết Giang tàn phá cả miền Giang Nam (1120). Đời Cao Tôn nhà Nam Tống, Chung Tương và Dương Yên nổi loạn ở Hà Nam. Ở Hoài Nam, Tống Giang chiếm cả vùng Kinh Đông và Giang Bắc. Truyện bọn Tống Giang được viết thành tiểu thuyết, tức bộ Thủy Hử.
    (2) Cựu đảng: gồm có Tư Mã Quang, Hàn Kỳ, Phú Bật, Âu Dương Tu, v.v...
    (3) Tân đảng: gồm có Lã Huệ Khanh, Chương Đôn, v.v..
    (4) Phái Lạc do Trình Hy cầm đầu, phái Thục do Tô Thức cầm đầu, phái Sóc do Lưu Chi cầm đầu.
    --------------------
    5. Người Kim diệt Bắc Tống
    Người Kim nguyên là các giống rợ Nữ - Chân gọi là Sinh nữ chân và Thục nữ chân ở khoảng thượng du sông Hắc Long. Thời Ngũ đại rợ này lệ thuộc nước Liêu. Đến đời vua Tôn Chân nước Liêu, tù trưởng rợ Sinh nữ chân nổi lên, xưng vương, đặt tên nước là Đại Kim và đem quân xâm lấn nước Liêu, chiếm được Trung Kinh. Vua Liêu là Thiện Tộ phải trốn.
    Triều Tống tưởng có thể nhân tình thế suy nhược của Liêu hợp sức với Kim để lấy lại những đất đai bị Liêu chiếm ngày trước. Nhưng kết quả quân Tống đánh ko lại quân Liêu mà đất đai thì lọt vào tay Kim cả.
    Diệt xong Liêu, Kim ko chia cho Tống 1 tấc đất nào đã lấy được của Liêu, còn bắt Tống phải nộp mỗi năm 1 triệu quan tiền và 200 ngàn thạch lương mới chịu trả đất Yên Kinh (Bắc Kinh) và 6 châu lại cho Tống.
    Nhưng Tống chưa kịp nộp tiền và lương thì Kim đã kéo quân sang vây hãm Biện Kinh, bắt Thượng hoàn Huy Tôn, vua Khâm Tôn cùng hậu phi, hoàng tộc hơn 3 ngàn người đem về Bắc.
    Nhà Bắc Tống đến đây là dứt.
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 00:56 ngày 24/05/2004
  9. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 2: Nhà Nam Tống (1131 - 1280)
    1. Nam Tống dưới áp lực người Kim
    Quân Kim bắt Huy Tôn và Khâm Tôn đem về Bắc giam ở Ngũ Quốc Thành, rồi lập Trương Bang Xương làm Sở đế. Khanh Vương là em Khâm Tôn trốn thoát được chạy phía Nam xưng đế lấy hiệu là Cao Tôn.
    Những người theo phò Cao Tôn chia làm 2 phái, 1 phái chủ chiến gồm có bọn Lý Can, Tôn Trạch, v.v.... ; 1 phía chủ hoà gòm có bọn Hoàng Tiềm Thiện, Uông Bá Ngan. Vua nghe lời phái chủa hoà, ngăn trở sức chống giặc của phái chủ chiến. Lý Can làm tướng được hơn 2 tháng thì bị bãi bỏ. Tôn Trạch cố sứ cầm chân quan Kim ở đất Biện được ít lâu, như ko được vua nghe, cũng buồn mà chết.
    Từ đó, quân Kim lại tiến lên, khí thế ngày càng mạnh. Vua Cao Tôn phải chạy về làng Hàng Châu ra Lâm An Phủ dùng làm quốc đo và thành lập nước Nam Tống.
    Ko bao lâu, người Kim lại động binh nữa. Lần này họ gặp sức chống cự quyết liệt của Lưu Kỳ, Hàn Thế Trung, Nhạc Phi. Nhưng trong lúc Nhạc Phi đánh đuổi quân Kim gần tới Biện Kinh thì tể tướng Tần Cối nhất định chủ hòa cho triệu Nhạc Phi về triều và lập mưu giết đi.
    Từ đó, Nam Tống lại phải cắt đất cầu hoà, vua Tống phải xưng thần, chịu cho vua Kim sách phong và mỗi năm phải cống 200 ngàn lạng bạc và 200 ngàn tấm lụa.
    Cao Tôn mất, Hiếu Tôn có ý khôi phục lại nước, nhiều lần tuyên chiến với Kim mà ko kết quả. Hiếu Tôn truyền ngôi cho Quang Tôn, nhưng Quang Tôn vì hay đau yếu phải truyền lại cho Ninh Tôn. Trong đời Ninh Tôn, tể tướng Hà Sá Trụ nhân vua Thế Tôn nước Kim mất, trong nước nhiều nơi nổi loạn, xua binh bắt phạt.
    Kết quả Tống lại thua, đình thần phải giết Hà Sá Trụ, cắt thủ cấp đem nộp cho Kim để cầu hoà.
    Như vậy trước sau Tống ko thoát khỏi áp lực của Kim, và từ Huy Tôn trở về sau, áp lực ấy còn nặng hơn gấp bội.
    2. Người Mông Cổ mở cuộc xâm lăng
    Trong lúc Lom và Tống kình chống nhau thì phía sau nước Kim có giống người Mông Cổ gọi là Oirat nổi lên. Khi nước Kim mối dấy, giống người này thường cho họ mượn binh, nhưng về sau vì cớ nước Kim thù báo ko đúng lời giao ước nên họ quay lại chống Kim, lập thành 1 nước gọi là Đại Mông Cổ, xưng độc lập. Nước Kim nhiều lần đem binh đánh dẹp, nhưng bị thua, phải cắt đất nhường cho họ và hàng năm phải nộp thêm bò, dê, đậu, gạp. Đến cuối thế kỷ 12 thì trong 1 bộ lạc Oirat có Thiết Mộc Chân xuất hiện.
    Nguyên là tù trưởng thị tộc rồi lên tù trưởng bộ lạc, Thiết Mộc Chân kết hợp được các bộ lạc Oirat, đánh dêp được người Tartate, người Kerait, và năm 1206 nghiễm nhiên làm chúa đế quốc Mông Cổ tự xưng Thành Cát Tư Hãn tức là vua Thái Tổ nước Mông Cổ. Ông tổ chức được 1 đội kỵ binh rất lớn, gồm 15 ngàn người, rồi từ vùng núi Altai tràn xuống các tỉnh phía Bắc Trung Hoa do người Kim chiếm giữ, tàn sát hết dân chúng trên lãnh thổ chiếm cứ được. Năm 1215, thành Bắc Kinh bị tàn phá và dân trong thành bị tận diệt. Thiết Mộc Chân toan giết luôn 10 triệu dân các tỉnh thành thuộc nước Kim, và làm cho đất đai trở thành hoang địa để nuôi súc vật thì có 1 hoàng thân nước Kim bị bắt ở Bắc Kinh khuyên nên để dân chúng sống và bắt họ nộp cống 500 ngàn lạng bạc, 80 ngàn tấn lụa, và 400 ngàn hộc lương. Thiết Mộc Chân nghe theo và dựa vào nguyên tắc ấy cho đánh thuế. Từ đó, sự giết chóc dã man bớt dần.
    Giao việc chinh phục nước Kim cho bộ hạ, Thiết Mộc Chân quay sang phía Tây, bình định các nước miền Trung Á rồi 1 mặt cho người thẳng sang Châu Âu, vòng biển Caspienne, và cửa sông Danube; 1 mặc khác ông quay về phía Đông diệt nước Tây Hạ, để rồi tiến đánh nước Kim. Nhưng chưa hạ được Kim thì mắc bệnh mà từ trần tại núi Lạc Bàn (năm 1226).
    3. Mông Cổ tiêu diệt nước Kim và nước Tống
    Oa Khoát Đài, con Thành Cát Tư Hãn, lên ngôi Đại Hãn tức là vua Thái Tôn nhà Nguyên, Oa Khoát Đài liên kết với nước Tống đánh nước Kim. Thành Biện Kim thất thủ, Kim chủ trốn thoát nhưng ko bao lâu phải tự vận, vợ con bị quân giặc bắt cả. Đến đây nước Kim bị tiêu diệt, ngôi truyền được 9 đời vua, cộng 20 năm.
    Kim mất rồi, thanh thế Mông Cổ càng ngày càng lớn. Oa Khoát Đài 1 mặt sai Bạt Đô sang đánh Châu Âu, 1 mặt sai Đường Cổ đánh Cao Ly và con là Khoát Đoan đánh Tống. Giữa lúc ấy thì Oa Khoát Đài mất (1241), công cuộc chinh phục Châu Âu lại phải đình.
    Mông Kha lên ngôi Đại Hán, sai em là Hốt Liệt Ngột đem binh tiến sang phía Tây chiếm Tây bộ Châu Á (1), và Hốt Tất Liệt bình định nước Đại Lý (Vân Nam) chiếm nước Thổ Phồn, còn mình thì đem quân đánh Tống (1252) chiếm tỉnh Tứ Xuyên, vây Hiệp Châu. Nhưng Hiệp Châu chưa hạ được thì Mông Kha chết. Hốt Tất Liệt tiếp tục cuộc chinh phục nước Tống. Thừa tướng Tống là Giả Tự Đạo phải cắt đầu để cầu hoà.
    Hốt Tất Liệt lên ngôi, đổi quốc hiệu là Nguyên tức là Nguyên Thế Tổ, dời đô về Yên Kinh gọi là Đại đô (1271). Công cuộc đánh Tống vẫn tiếp tục, quân Nguyên hạ thành Nam Kinh (1275), giết hại đến triệu người, chiếm thành Quảng Châu (1276). Năm 1279, Thế Tôn đem quân đánh Nam Tống. Đình thần Tống ko 1 ai lo chống giữ, nhà vua phải hạ mình cần vương, Văn Thiên Tường người Giang Tây hưởng ứng, đem gia sản ra mộ quân lính đánh nhau với quân Nguyên. Vì thế yếu, Văn Thiên Tường bị bắt, nhưng chịu chết chứ ko chịu khuất phục nhà Nguyên. Quân Nguyên lại hạ thành Lâm An bắt luôn Cung Đế. Vua Đoan Tôn lên thay, đóng đô ở Phúc Châu ko bao lâu bị quân địch đuổi chạy ra đảo Can Châu và chết ở đấy. Quảng Vương, em vua Đoan Tôn, được lập làm vua ở đảo Nhai Sơn. Quân Nguyên lại kéo tới vây đánh nữa, thừa tướng Lục Tú Phu cõng vua nhảy xuống biển. Trương Thế Kiệt muốn theo đường thủy trốn sang Việt Nam, nhưng giữa đường gặp bão, thuyền chiềm. Nhà Tống làm vua được 320 năm, ngôi truyền được 18 đời.
    --------------------
    (1) Gồm nước Ba Tư, các nước Tiểu Á, các nước Ba Nhĩ Cán.
    --------------------
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 01:31 ngày 24/05/2004
  10. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 3: Nhà Nguyên (1279 - 1368)
    1. Thành Cát Tư Hãn thành lập đế quốc Mông Cổ
    Diệt được Tống, người Mông Cổ chiếm toàn bộ Trung Hoa. Đế quốc Mông Cổ bây giờ mở rộng phía Đông đến Cao Ly, phía Bắc đến Tây Bá Lợi Á, phía Nam đến Hy Mạ Lạp Sơn, phía Tây gồm 1 phần bán đảo Tiểu Á và 1 phần nước Nga.
    Giống Mông Cổ nguyên là 1 trong những giống dân du mục ở vùng hoang địa B8ác bộ Châu Á từ bi63n Caspienne đến Trung Hoa. Đến thế kỷ 12, phần đông các giống dân ấy còn man rợ. Văn minh của họ là văn minh du mục từ thời xưa để lại. Xã hội chia thành gaii cấp, trên là bọn tù trưởng cùng võ sĩ làm thành giai cấp quí tộc, dưới là giai cấp nô lệ gồm những bộ lạc bại trận bắt chăn nuôi súc vật và đi lính. Giai cấp quí tộc bầu tù trưởng. Và các tù trưởng họp lại cử lên 1 Khả hãn (1).
    Vì ko ở yên 1 chỗ, các giống dân ấy dùng lều làm nhà ở, xê dịch = ngựa hoặc = xe. Chỗ nào có tù trưởng hoặc Khả hãn ở thì họ lập thành trại lớn. Họ dã man đến nỗi coi sinh mạng con người như cỏ rác. Khi nào chiếm cứ được 1 xứ văn minh hơn thì họ giết chết hết dân chúng, và để đất đai trở thành hoang địa dùng làm đồng nuôi súc vật.
    Phía Tây hồ Baikal có giống người Mông Cổ "Oirat" (nghĩa là liên kết), sống kế cận người Tartate (2), 1 giống du mục dã man nhất ở phía Bắc Mãn Châu. Người Oirat chia thành bộ lạc. Các bộ lạc này khi thì đánh nhau, khi thì hi75p nhau để đi đánh nơi khác. Thành Cát Tư Hãn xuất thân từ 1 trong những bộ lạc man rợ này như chương trên đã nói.
    --------------------
    (1) Vua hay tù trưởng các giống rợ Thát Đát, Mông Cổ.
    (2) Rợ Thát Đát.
    -------------------
    2. Ảnh hưởng các nước văn minh, nhất là Trung Hoa, đối với người Mông Cổ
    Chiến tranh do Thành Cát Tư Hãn gây ra thường tàn khốc chưa từng thấy trong xã hội loài người. Nhưng dần dần tiếp xúc với giống người văn minh hơn, Thành Cát Tư Hãn nhiễm văn hoá của họ, nhát là người Thổ Nhĩ Kỳ, và Mông Cổ tiến bộ hơn. Sau khi làm cho máu người chảy thành thác, xương người chất thành non, Thành Cát Tư Hãn biết lo lập lại trật tự, an ninh trên 1 vùng đất rộng từ biển Caspienne tới Bắc Kinh, chấm dứt những cuộc xung đột tôn giáo giữa đạo Da Tô và đạo Hồi, và các cuộc chiến tranh phong kién giữa người Thổ Nhĩ Kỳ ổ Trung bộ Châu Á.
    Vừa chinh phục, Thành Cát Tư Hãn vừa lo việc tổ chức. Ngay từ lúc được cửa làm Khả hãn các bộ lạc Mông Cổ, ông đã đem áp dụng hình luật xử tử những kẻ giết người, trộm cắp, oa trữ, lừa dối, ngoại tình. chính sách cai trị của ông là 1 chính sách hoàng toàn phong kiến. Vì Khả hãn đứng trên hết, rồi đếm các vương thân quí tộc, tướng tá, mọi người đều phải trung thành với cá nhân Khả hãn. Quân đội cũng là quân đội phong kiến gồm có những người trong giai cấp quí phái và do những người quí phái cao cấp chỉ huy. Uy quyền của Khả hãn có tính cách thiêng liêng tuyệt đối, khác hẳn với uy quyền của quan lại. Vì Khả hãn thay trời mà trị dân, thể theo ý trời mà chinh phục. Tuy nhiên đối với tín ngưỡng địa phương, ông giữ thái độ dung hoà. Trong triều, ông đặt chức đại phán quan và các bản án d0ểu được ghi chép để làm nền tảng cho pháp luật trong nước.
    Phong tục cũng thuần dần. Người Mông Cổ ko tàn sát, ko cướp giật như buổi đầu mà biết dắt dân chinh phục nộp cống và triều đình đem cống vật chi cho bọn vương thân quí tộc tùy công trạng và địa vị mỗi người.
    Khi Thành Cát Tư Hãn chết thì các con ông đã làm những ông vua có đủ triều đình, nghi lễ rồi. Về mặt lý thuyết, nguyên tắc bầu cử Khả hãn vẫn còn, nhưng về mặt thực tế thì ngôi vua có tính cách truyền nối. Thành Cát Tư Hãn chọn con thứ 3 là Oa Khoát Đài để truyền ngôi. Hội đồng quí tộc chấp thuận nhưng vì đế quốc Mông Cổ quá rộng nên phải chia đất đai cho các con các: Sát Hãn Đài, Khâm Sát và Ý Nhĩ.
    Oa Khoát Đài đóng đô ở trung tâm Mông Cổ, và tổ chức việc cai trị theo thể thức xã hội Trung Hoa. Để thành lập ngân khố, ông cho đánh thuế; người Trung Hoa thuộc nước Kim trước kia phải nộp thuế từng gia đình, dân thành thị nộp từng đầu người; dân Mông Cổ cũng phải nộp 10 phần 100 số súc vật họ chăn nuôi.
    Các xứ bị chiếm giữ nền cai trị riêng của mình. Các thân vương Mông Cổ được phong thái ấp rất lớn tại đất Mông Cổ. Họ là phiên tướng hoặc đại diện Khả hãn ở các địa phương. Quân đội cũng trở thành 1 tổ chức thường trực chừng 12 vạn người.
    Nhiều trường học được mở ở Bắc Kinh làm chỗ khai hoá con cái hàng quí tộc để họ theo kịp các dân tộc văn minh. Oa Khoát Đài muốn cho các nước trong đế quốc được hưởng trật tự, thái bình, và thịnh vượng.
    Tuy nhiên, những nước chưa chinh phục được vẫn bị tàn phá, các dân tộc chư khuất phục vẫn bị đàn áp 1 cách tàn nhẫn.
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 02:07 ngày 24/05/2004

Chia sẻ trang này