1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử Thế Giới (khái quát)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi julie06, 04/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    (tiếp chương 3)
    3. Chính sách thống trị của người Mông Cổ ở Trung Hoa
    Đời Mông Kha (Nguyên Hiến Tôn) thì đế quốc đã thịnh cườnf đến tột bực. Bộ máy cai trĩ đã vững chắc, đều đặn. Vị Đại hãn chẳng những là 1 lãnh tụ chính trị mà là 1 lãnh tụ các giáo phái nữa. Đời Hốt Tất Liệt (Thế Tôn) thì đế quốc mở rộng về phía Nam. Thế Tôn gây ảnh hưởng đến Ấn Độ, Nam Dương quần đảo, Chiêm Thành, Chà Và (Java). Trong cuộc xâm lấn ấy, quân Nguyên chỉ thua Nhật Bản và Việt Nam mà thôi. Năm 1274, Thế Tôn gửi 1 đội chiến thuyền 900 chiếc sang Nhật, nhưng ko thắng nổi người Nhật, đến 1281 lại gửi 4000 chiếc nữa. Lần này, hạm đội gặp bão giữa đường. Năm 1282, vua Nguyên cho thái tử là Thoát Hoan sang đánh Việt Nam, quân Nguyên cũng lại thua, và năm 1287, họ đại bại tại Việt Nam 1 lần nữa. Những lần thất bại này tất nhiên làm cho thế lực nhà Nguyên ở Trung Hoa giảm đi nhiều lắm và cũng là 1 trong những nguyên nhân suy vong của họ sau này.
    Vì rộng lớn quá mà ko bao lâu đế quốc Mông Cổ bị phân liệt. Khi Thế Tôn xưng đế ở Trung Hoa, thì A Lý Bất Kha em vua, cũng tự lập làm vua ở Hoà Lâm, các thân vương khác giúp Hải Đô, cháu vua, nởi loạn ở phía Bắc. Chính lệnh của Đại Hãn ko được mọi nơi tôn trọng, và mỗi khi có việc truyền ngôi Đại Hãn thì mỗi lần xảy ra chuyện tranh giành làm cho cơ nghiệp nhà Nguyên phải sụp đổ.
    Trong đời Thế Tôn lại hay xảy ra việc đánh dẹp, chinh phục, khiến nhân dân phải chịu nhiều đảm phụ, nỗi cơ cực vì thế mỗi ngày 1 chồng chất thêm.
    Giữa người Mông Cổ và người Hán, triều đình có 1 thái độ chênh lệch. Bao nhiêu chức vụ cao trọng về chính trị, quân sự đều giao cho người Mông Cổ. Người Hán chỉ giữ được những địa vị phụ thuộc và luôn luôn bị đề phòng. Bởi vậy toàn thể dân tộc Hán từ quí tộc đến nông dân ko ai = lòng chế độ nhà Nguyên và họ chờ cơ hội để nổi dậy (1).
    Đời Thuận Đế chánh trị, nhà Nguyên gặp nhiều khó khăn về tài chính. Thuế má ko đủ cung cấp cho quân đội, bù đắp các khoản chi dùng quá độ của triều đình và quan lại. Các cuộc viễn chinh ở Nhật Bản, Nam Dương, Chiêm Thành và Việt Nam hao tốn vô kể. Đầu thế kỷ 14, cuộc giao thương với Ấn Độ, khi ấy bị người Thổ Nhĩ Kỳ xâm lấn, lại đình trệ thương mãi, ở Trung Hoa phải đình trệ theo, thương nhân ko phải nạp được thuế cho nhà nước. Ngân quĩ vì thế mà hao hụt. Để bù vào lỗ trống, nhà nước phát hành giấy bạc càng ngày càng nhiều, và ko bao lâu vấp phải cái nạn lạm phát. Giá hàng lên cao mặc dầu nhà nước dùng quyền lực hạn chế ở 1 mức nhất định. Dân chúng ko sắm được nhu cầu cần thiết.
    Sự lạm phát giấy bạc còn ảnh hưởng tai hại cho nền kinh tế trong xứ. Để cầm giá hàng hoá từ bên ngoài vào, nhà nước xuống chiếu bắt những người nhập cảng vàng, ngọc, hạt trai đem những thứ hàng này đổi lấy tiền giấy, nhưng tiền giấy chỉ dùng được trong xứ mà thôi. Trên thị trường ngoại quốc, nó ko có giá trị. Dần dần chính phủ chỉ huy kinh tế, thiết lập chế độ trao đổi hàng hoá. Kết quả trên thị trường quốc tế thương mãi Trung Hoa bị sa sút, và trên thị trường trong xứ hàng hoá cũng ko bán được. Sự xuất cảng nhập cảng đều bị đình trệ. Dân chúng ko chịu dùng tiền giấy nữa; nền nội thương lâm vào 1 tình thế hết sức nguy ngập.
    Hồi Nguyên mạt, nhân dân lại gặp nhiều tai ách. Nạn lụt và nạn sâu keo phá hoại mùa màng. Nhà nước lại ko chăm lo việc thủy lợi, số nông sản ko d8ủ nuôi dân.
    Bao nhiêu họa hoạn ấy hợp với sự bức bách của quan lại địa chủ tạo thành 1 độong lực phong trào nông dân bạo động và dân tộc tranh đấu.
    --------------------
    (1) Nhà Nguyên chia người trong nước làm 4 đẳng cấp: người Mông Cổ, người Sắc Mục (chỉ người Tây Vực và người Âu Châu), người Hán (chỉ người Liêu và Kim còn sót lại), và người Nam (chỉ dân nước Tống trước). Trưởng quan các ti sảnh đều là người Mông Cổ hay người Sắc Mục, còn người Hán và người Nam chỉ làm những chức vụ phụ thuộc thôi. Nho sĩ bị người Mông Cổ miệt thị; họ thường có câu ví: "Thứ 8 là đĩ, thứ 9 là Nho, thứ 10 là ăn mày".
    Năm 1303, quan lại Trung Hoa bị bãi truất đến 18473 người. Nhưng đến năm 1307, muốn mua chuộc phái nho gia để khỏi sinh biến loạn, triều Nguyên giả đò tôn Khổng Tử làm "Đại thành chi thánh tuyên vương". "Muốn đề phòng nội loạn, họ cấm chỉ dân Giang Nam cầm binh khí, cứ 10 nhà đặt 1 giáp trưởng để giữ người Nam. Họ lại quí trọng bọn thầy tăng, để cho họ được tự do hoành ngược dân chúng. Khốn hại nhất là các vương công, và quan lại Mông Cổ tự do cướp ruộng đất của nông dân để làm mục trường và bắt người làm nô tỳ" (Trung Hoa sử cương - Đào Duy Anh).
    --------------------
    4. Đế quốc Mông Cổ sụp đổ
    Năm 1337, đời Thuận Đế, Châu Quang Khanh nổi dậy ở Quảng Châu, Bạng Hồ ở Tín Dương Châu, và nông dân quật khởi nhiều nơi hoặc ở phía Nam hoặc ở phía Bắc.
    Năm 1351, cha con Hàn Sơn Đồng lập Bạch Liên hội, lợi dụng tôn giáo để tổng hợp nông dân, gây nhiều ảnh hưởng ở Hà Nam và Giang Hoài. Hàn Sơn Đồng bị bắt. Con là Hàn Lam Nhi lại xưng đế. Đồng thời Trương Sĩ Thành chiếm đất Ngô, Trần Hữu Lương chiếm Giang Châu, Châu Nguyên Chương chiếm Tập Khánh (1).
    Tình hình nguy ngập đến như vậy mà trong triều Thuận Đế cứ ăn chơi dâm loạn, văn quan, võ tướng khuynh loát lẫn nhau, thái tử cũng mưu đồ soán đoạt nữa.
    Trong đám hào kiệt làm loạn có thầy sãi Châu Nguyên Chương mạnh thế nhất. Năm 137, Chương xưng vương, tuyên bố tranh đấu giải phóng dân tộc, thành lập chính phủ của người Trung Hoa, chiếm cứ vùng Giang Hoài, thống nhất phương Nam, tiêu diệt các anh hùng khác, rồi sai bọn Tù Đạt Thường, Ngộ Xuân tiến lên phía Bắc, chiếm Bắc Kinh (1368) đánh đuổi Nguyên Thuận Đế về Mông Cổ, thâu lại toàn bộ Trung Hoa, lên ngôi hoàng đế, định đô ở Tập Khánh (Nam Kinh) đổi quốc hiệu là Minh. Ấy là vua Minh Thái Tổ.
    Nước Trung Hoa vào tay người Mông Cổ trong 89 năm (1279 - 1368), trải qua 10 đời vua, nay lại trở về tay người Hán.
    Vào giữa thế kỷ thứ 14, Tây bộ đế quốc Mông Cổ tan rã vì ảnh hưởng chế độ phong kiến Thổ Nhĩ Kỳ. Nền kinh tế thống nhất của Châu Á do Đại Hãn Mông Cổ thành lập, ko thể đứng vững được. Khắp nơi, từ Tây sang Đông, các dân tộc dưới quyền đô hộ Mông Cổ đều nổi dậy. Sự quật khởi của dân tộc Hán ở Trung Hoa, năm 1368, là giai đoạn chót của đế quốc Mông Cổ.
    --------------------
    (1) Bây giờ là Nam Kinh.
    -------------------
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 18:26 ngày 24/05/2004
  2. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 4: Trung Hoa dưới triều Nguyên
    1. Kinh tế
    Nhà Tống mất, vị Đại Hãn Mông Cổ lấy Trung Hoa làm Trung tâm cho đế quốc Mông Cổ. Cho nên nói tới đế quốc Mông Cổ, tức là nói tới Trung Hoa. Khi an ninh tái lập rồi, chính phủ lo mở mang đường sá, đào thêm sông ngòi, lập kho đụn, tóm lại là tạo những điều kiện phát triển đầy đủ cho quốc gia.
    Các con đường giao thương từ Tây sang Đông bị gián đoạn từ trước được nối lại. Các thương nhân phương Tây đi lại dễ dàng. Trong số đó có Marco Polo, 1 thương nhân nước Ý từng lưu trú ở Trung Hoa 17 năm và theo những điều ông thuật lại thì về phương diện kinh tế, Trung Hoa ko kém những nước phát đạt nhất Tây Âu chút nào.
    Người Trung Hoa biết khai thác mỏ than đá trước hềt. Tại miền Bắc dân chúng lấy than trong núi về đốt, than ấy được gọi là đá đen. Thứ đến, họ biết dùng sông ngòi trong công việc vận tải. Con sông Dương Tử là mạch máu chủ yếu của kinh tế Trung Hoa. Marco Polo nói rằng thương thuyền và hàng hoá qua lại trên sông này nhiều đến nỗi tất cả thương thuyền và hàng hoá đi lại trên các biển và sông thuộc quyền Giáo hội Thiên Chúa giáo tập hợp lại cũng ko = . Mỗi năm có đến 200 ngàn chiếc tàu chạy ngược giòng sông, ko kể số tàu chạy xuôi.
    Để chỉ huy nền nội thương khổng lò ấy và để giao dịch với Ấn Độ, Nam Dương quần đảo, tại các thương cảng ở hạ lưu sông Dương Tử, Chiết Giang và vùng Quảng Châu có thành lập những thương đoàn đủ sức ganh đua với những trung tâm thương mãi quan trọng nhất ở Châu Âu như Flandre Florence.
    Số phú thương ở Hàng Châu đông ko kể xi61t, và họ sống sang trọng như đế vương. Bắc Kinh là 1 trung tạm sản xuất tơ lụa. Mỗi ngày số lụa tải đến Bắc Kinh để dệt vải kim tuyến có đến ngàn xe. Giang Châu là thị trường buôn bán lúa lớn ở khu vực Dương Tử; Hàng Châu là 1 thành thị lớn vào bậc nhất Thế giới và là 1 hải cảng quan trọng nhất ở Trung Hoa. Marco Polo sánh Hàng Châu với Venise ở Ý. Vô số thương thuyền từ Ấn Độ, Nam Dương quần đảo tải tới đó các thứ gia vị rồi chở lụa qua Ấn Độ và các nước Hồi Giáo. Các thương nhân Á Rập, Ba Tư, Da Tô qui tụ tại đây rất đông. Ngoài ra còn có những hải cảng quan trọng như Quảng Châu, Tuyền Châu, Ôn Châu.
    Hải cảng Tuyền Châu là 1 trung tâm nhập cảng lớn nhất của Trung Hoa. Tất cả các thương thuyền Ấn chở gia vị, ngọc trai, kim cương đều tới hải cảng này. Marco Polo nói rằng: trong lúc 1 chiếc tàu chở hồ tiêu từ Ấn Độ đến Alexandre hay 1 hải cảng nào khác thì có trăm chiếc vào Tuyền Châu.
    Marco Polo ca ngợi thứ tiền giấy (giao tử) mà ông cho là tiện lợi. Theo ông, các thương nhân đến Trung Hoa nhìn nhận thứ tiền ấy cũng có giá trị = vàng ròng.
    Trên đại lục, các đường giao thông từ Đông sang Tây được khai thông. Nhà nước lo bảo vệ các đường quan, đặt trạm, tổ chức sự canh phòng nghiêm mật khiến thương đội qua khỏi nạn giặc cướp.
    1 giáo sĩ danh tiếng, Odoric ca ngợi hệ thống bưu chính của người Mông Cổ như vậy: "Những kỵ sĩ cưỡi những con "thiên lý mã" chạy dựng tóc. Khi gần tới trạm thì thổi còi lên báo hiệu. Thừa trạm nghe hiệu liền cho 1 kỵ mã khác hờm sẵn, chực người kia tới thì chụp lấy công văn, và cho ngựa phi tức khắc. Cứ như thế từ trạm này sang trạm khác. Tin tức từ những vùng cách 3 ngày đi ngựa có thể tới tay Đại Hãn trong 24h đồng hồ.".
    Công nghệ cũng theo đà thương mãi mà tiến triển. Nhà nước thành lập quan xưởng ở các địa phương, và dùng nô tì làm việc. Những xưởng của tư nhân thì chủ thuê thợ làm và trả tiền công. Công nghệ dệt được phát đạt mạnh hơn hết.
    2. Chính trị - Xã hội - Văn hoá
    Nếu về mặt kinh tế các vua nàh GNuyên đã để cho sự cố gắng và sáng kiến cá nhân được nảy nở tự do, thì về mặt chính trị - họ tỏ ra chuyên chế. Quyền vua bao giờ cũng tuyệt đối dựa trên 1 quân lực mạnh mẽ và pháp luật nghiêm khắc. Trong việc cai trị, Đại Hãn tin dùng người phương Tây hơn người bản xứ. Marco Polo làm quan với nhà Nguyên đến 17 năm và đảm nhận những chức vụ hết sức quan trọng (1).
    Về phương diện tín ngưỡng, Đại Hãn Hốt Tất Liệt theo tục lệ Mông Cổ, dung dưỡng các tôn giáo.
    Từ năm 1292, nhà nước tự chủ trương việc cúng tế, và miễn quân dịch cho các tu sĩ Phật giáo, Lão giáo (2), Da Tô giáo, Hồi giáo. Da Tô giáo bắt đầu truyền bá sang Á Châu từ đó. Các giáo sĩ Da Tô theo chân các thương nhân sang Trung Hoa, Giáo hoàng Nicolas (Nicolas đệ tứ) phái giáo sĩ Montcorvin sang Viễn Đông năm 1289 và được Đại Hãn Thành Tôn đón tiếp tử tế. 2 giáo đường Thiên Chúa giáo được thành lập ở Bắc Kinh. Ko bao lâu, hơn 10 ngàn người Thát Đát (Tartates) theo đạo Da Tô.
    Năm 1293, nhiều phái đoàn Da Tô giáo tới nữa. Họ đường hoàng thành lập cơ sở truyền đạo khắp nước Trung Hoa. 1 giáo sĩ Tuyền Châu được Đại Hãn cấp lương bổng, Giáo sĩ Odoric nói rằng Đại Hãn rất kính trọng đạo Da Tô và trong 1 cuộc hội kiến đã chân thành ôm hôn thập tự giá (3).
    Ngoài ra, các tôn giáo kách như Cảnh giáo, Hoả giáo, Hy Lạp giáo đều được tự do truyền bá. Nhưng chỉ có Phật giáo được tôn làm quốc giáo. Năm 1284, Thế Tôn cho sứ giả sang Tích Lan rước răng Phật và năm 1288, triều đình Nguyên đổi cung điện nhà Tống làm chùa.
    Tóm lại, Mông Cổ qui tụ đủ các giống người Ấn Độ, Ý, Ba Tư, Á Rập, Pháp, Trung Hoa, thuộc đủ giới giáo sĩ, tăng già, nghiệ sĩ, thương nhân, thông thái.
    Điều ấy chứng tỏ người Mông Cổ muốn đem yếu tố văn minh cách nước truyền bá vào trong đế quốc của mình.
    Cùng với kinh tế, văn nghệ Trung Hoa dưới triều Nguyên cũng phát triển khá nhanh. Các tiểu thuyết gia bỏ dần những truyễn thàn tiên mà quay sang nghệ thuật tả chân.
    Nhưng thời đại Nguyên là thời đại của thuật hát tuồng (4), 1 thứ nghệ thuật thích hợp với đời sống kiêu sa của người Mông Cổ.
    --------------------
    (1) Marco Polo làm thống đốc thành Giang Châu 3 năm. Hình như ông được phái đi sứ ở Ấn Độ. Văn khố Trung Hoa có nhắc đến 1 người tên Polo từng tham dự vào hội đồng hoàng gia (H.C. WELLS - Esquisse de L''Histoire Universelle). Marco Polo giữ những nhiệm vụ then chốt của Quốc gia (Jacquie Pirenne - Les grands courants de L''Histoire Universelle).
    (2) Có lẽ vì sợ Lão giáo có ảnh hưởng đến nông dân, nên kinh sách của đạo ấy bị Đại Hãn truyền đốt hết. (Les grands courants de L''Histoire Universelle, J. Pirenne).
    (3) Theo H.G. WELLS trong "Essquisse De L''Histoire Universelle" thì tại triều Mông Cổ, đạo Da Tô bị thất bại....Các phái đoàn Da Tô tới Trung Hoa tỏ ra lợi dụng giáo lý của Jésus để củng cố sự thống trị của giáo hoàng trên thế giới. Vị sứ thần của giáo hoàng phái tới Bắc Kinh năm 1348 có vẻ là 1 nhà ngoại giao hơn là giáo sĩ. Khi nhà Nguyên đổ thì đạo Da Tô cũng mất hết thế lực. Dưới triều Minh và đến năm 1644, ko ai nói tới đạo Da Tô ở Trung Hoa nữa.
    (4) Nghệ thuật hát tuồng có lẽ được bắt đầu từ đời Đường. Tuồng hát đầu tiên là tuồng "Đơn hùng Tín bức Đường Thế Dân tại Lạc Dương thàh". Sang đời Tống, nghệ thuật đóng tuồng đã có sức cảm xúc mạnh đến nỗi khác giả tưởng sân khấu là đời thật. Đến đời Nguyên thì nghệ thuật này thịnh nhất và cũng được truyền sang nước ta từ đó.
    -------------------
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 23:42 ngày 24/05/2004
  3. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chương 5: Ấn Độ vào thời Trung Cổ
    1. Lịch sử
    Cuối thời Thượng Cổ, Ấn Độ cũng như các đế quốc La Mã, Trung Hoa, Ba Tư, Saxe có 1 nền văn minh rất huy hoàng. Nhưng vào thời Trung Cổ, khi Đế quốc La Mã bị rợ tới xâm lăng, tàn phá, khi đế quốc Trung Hoa chống đỡ 1 các khó khăn áp lực của giống rợ phía Bắc đánh xuống, thì Ấn Độ ko tránh khỏi làn sóng Hồi giáo từ phía Tây và phía Bắc tràn vào.
    Hơn 3 thế kỷ, từ thế kỷ thứ 5 đến thứ 8, Ấn Độ ngăn được làn sóng ấy, nhưng đến năm 712, người Á Rập chiếm đất Sind, rồi Mountan, mở rộng địa vực tới vùng hạ lưu Ấn Hà. Từ đó, người Á Rập hấp thụ khoa học Ấn, nhất là khoa thiên văn và y học. Nhưng ko bao lâu, quốc gia Á Rập suy, người Á Rập ko còn giữ được tham vọng ở Ấn nữa. Những mối liên lạc tinh thần giữa 2 giống người Á Rập, Ấn Độ bị gián đoạn.
    Tiếp theo người Á Rập, 1 giống người khác, người Thổ Nhĩ Kỳ, từ vùng hoang địa Tân Cương tràn vào miền Tây Bắc Ấn Độ, và năm 933 chiếm cứ Glazna, thành lập 1 vương quốc thuộc Hồi giáo.
    Thế kỷ thứ 11, các quốc vương Thổ Nhĩ Lỳ đánh phá ko ngớt Bắc bộ Ấn, xâm lấn tỉnh Penjab. Nhưng khi người Thổ Seljoucides xuất hiện ở Trung bộ Châu Á thì vương quốc Glanza tan rã. Từ đó, tỉnh Seistan và Penjab bị bọn phong kiến Thổ đánh phá, tranh giành ko ngớt.
    Năm 1192, 1 quốc vương xứ Glanza đánh thắng được quốc vương Hồi giáo ở Delhi đem 1 tên nô lệ, người Thổ, thay thế quốc vương này. Năm 1206, tên nô lệ ấy tự xưng là quốc vương Ấn. Các quốc vương Thổ ở Ấn chính là những người xây dựng nền đô hộ Thổ trên đất Ấn. Họ chia Bắc bộ Ấn thành ra thái địa và giao cho những người Thổ hoặc Ấn đã qui thuận họ cai trị. Bao nhiêu chùa chiến Phật giáo và Kỳ Na giáo (Djainismes) còn sót lại đều bị phá huỷ hết. Lịch sử Bắc Ấn lúc này chỉ là 1 chuỗi dài kết = những cuộc âm mưu, bạo loạn, giết chóc.
    Đến năm 1283, cao nguyên Dekan vẫn còn là bức bình phong ngăn người Thổ tràn xuống phía Nam và bảo vệ cho những nước Trung và Nam Ấn được thái bình, thịnh vượng trong lúc làn sóng Mông Cổ bao trùm cả đại lục Châu Á.
    Nhưng ko bao lâu, quốc vương Telingana bị quốc vương Delhi xâm chiếm. Người Thổ Nhĩ Kỳ thu hất tài sản của người Ấn, chỉ chừa cho họ 1 phần đủ nuôi miệng. Quốc gia phân tán thành thái địa phong kiến. Từ đó mở ra 1 thời kỳ tranh giành quyền thế, tài sản, giữa các lãnh chúa. Các quốc vương lại xa xỉ đến nỗi dân chúng đóng góp bao nhiêu cũng ko đủ.
    Nước Ấn Độ bị các lãnh chúa xứ Bengale, Djaunpour, Cachemir, Goudjerat, Malva chia xẻ từng mảnh. Thế lực của quốc vương Delhi tràn xuống phía Nam. Như vậy toàn xứ Ấn đặt dướic quyền thống trị của người Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1335, Delhi là thủ đô đế quốc phong kiến Thổ. Lần đầu tiên xứ Ấn được thống nhất thành 1 quốc gia. Nhưng ko bao lâu, quốc gia phong kiến ấy bị phân chia làm nhiều vương quốc độc lập.
    Chế độ phong kiến Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào Nam Bộ nước Ấn, gây ra những kết quả tương tự như các nơi khác là xã hội lụn bại, trầm trệ. Người Cravidien mất quyền bá chủ ở vịnh Bengale mà họ chiếm giữ đã 10 thế kỷ. Từ đó, Ấn Độ bỏ mặt biển, quay về đại lục để bị nghẹt thở trong 1 thứ văn minh phong kiến dưới ách giai cấp quí tộc chỉ biết bóc lột nông nô và gây chiến tranh.
    Trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 14, 3 triều đại kế tiếp nhau trị vì ở Delhi: Triều Nô lệ (1) bắt đầu từ 1206, triều Khalji, và cuối cùng là triều Touglaq - chấm dứt năm 1412. Kế đó là thời phân tán kéo dài tới năm 1526.
    --------------------
    (1) Dynastie des Esclaves, vị quốc vương đầu là 1 tên nô lệ người Thổ Nhĩ Kỳ.
    --------------------
    2. Văn minh
    Về mặt văn hoá - thì vào cuối thế kỷ 14 - ở Ấn Độ cũng như ở Ý, các vua chúa cho xây dựng những đền đài theo lối kiến trúc Hồi giáo, biệt đãi thi nhân, kể cả thi nhân Ấn Độ và cho dịch sách chữ Phạn.
    Vương quốc Jaunpoar dưới triều Shrqi là nơi qui tụ các văn nhân, nghệ sĩ bị quân Thổ, Mông đuổi đánh. Vương quốc Mâlva, ở khảong giữa Delhi và Bomaby ngày nay còn giữ nhiều đền đài hùng tráng xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 15.
    Tóm lại, nhờ các quốc vương thi nhau phô trương sự hùng thịnh của mình mà văn nghệ học thuật Ấn Độ được nảy nở, trong lúc về mặt chính trị, xứ ấy bị phân tán.
    Xét tổng quát thì tuy bị nạn chiến tranh xâm lấn. Ấn Độ vào thế kỷ 15 vừa giàu vừa có 1 nền văn minh khá cao. Kiến trúc, chạm trổ, hội hoạ, âm nhạc, thi ca và cả nền học thuật cùng những sản phẩm như sa, lượt, kim cương đủ chứng tỏ nền văn minh ấy. Người Ấn tổng hợp 1 cách tài tình 2 văn minh Ấn và Hồi. Các vua chúa Hồi thì dùng nghệ sĩ Ấn, ngược lại các văn nhân Ấn hấp thụ tư tưởng Hồi. Như vậy, người Hồi giáo chinh phục Ấn Độ có phá hoại văn minh của nước này, nhưng lại thúc đẩy nó tiến vào con đường mới (1).
    --------------------
    (1) Xem Histoire de L''''Inde - Meile.
    --------------------
    3. Đạo Phật suy
    Trái lại, Phật giáo lúc này bị ảnh hưởng nặng. Hồi đầu kỷ nguyên, người ta ko rõ Phật giáo phát triển như thế nào, hình như sách vở của Ấn Độ ko nói tới. Nhưng = theo lời những vị tăng Trung Hoa sang Ấn Độ, lối thế kỷ 4 sau Thiên Chúa, thì thời ấy Phật giáo từ Ấn Độ được truyền bá rất mạnh. Đến thế kỷ thứ 5, Phật giáo thịnh nhất, lấn át được Ấn giáo và Kỳ Nam giáo trên khắp lãnh thỗ Ấn. Nhưng từ giữa thế kỷ thứ 7, thì nó bị đạo Bà La Môn đàn áp. Cuối thế kỷ thứ 7, nó để lộ ra nhiều dấu hiệu suy đồi. Sang thế kỷ thứ 8, phong trào phản cải cách của đạo Bà La Môn càng làm cho đạo Phật lụn bại thêm.
    Đến thế kỷ thứ 9, Phật giáo chỉ còn sống được ở Bihâr, và Bengale mà thôi. Và tại đó, nó còn được tôn làm quốc giáo. 1 trường đại học danh tiếng được dựng bên sông Hằng truyền bá Phật giáo qua Tây Tạng. Khi người Hồi giáo xâm nhập Ấn Độ thì Phật giáo bị bóp chết. Na9m 1193, thủ đô tỉnh Bihâr bị chiếm, chùa chiền bị phá và tăng già bị giết sạch. Đến đây, sứ mạng nghìn rưỡi năm của Phật giáo trên đất Ấn đã cáo chung (1).
    Tại sao Phật giáo phát triển mạnh mẽ khắp các nước Viễn Đông mà suy tàn ở Ấn Độ, nơi đã sinh ra nó ? Các học giả đã đưa ra nhiều lý do. Có người cho rằng Phật giáo suy là tại phái tăng già suy. Họ ko theo đúng con đường trung hoà của Phật dạy, thiên về 1 trong 2 thái cực, hoặc là khắc khổ, hoặc là khoái lạc. Phần đông dễ bị vật dục lôi cuốn nên các tôn giáo đối lập là đạo Bà La Môn được dịp chỉ trích các tu sĩ Phật giáo được diễn tả như là sư hổ mang, khoác bộ áo cà sa để che đậy 1 xác thịt dâm ô, tàn ác.
    Có người cho rằng lý do suy đọa chính là trong lúc tiến triển đạo Phật đi gần tới Ấn Độ giáo (tức Bà La Môn giáo), để rồi hỗn hợp với đạo này. Nhưng trong lúc tranh giành tín đồ, Ấn Độ giáo được nhiều uy thế hơn và thắng đạo Phật.
    Có người lại viện ra lý do Phật giáo bị ngược đãi. Sự thật có lẽ ko đúng. Vì đối với đạo Phật, đạo Bà La Môn tranh đấu = lý thuyết hơn là = võ lực. Còn người Hồi giáo khi xâm lăng đất Ấn có giết tín đồ Phật giáo thật, nhưng họ có khoang hờng với tín đồ Bà La Môn đau. Lúc ấy, đạo Phật đã như ngọn đèn sắp tàn, chỉ sống dựa vào triều đại Pâla. Triều đại này ngã thì nó ko làm sao đứng vững được.
    Thế kỷ thứ 4, khi đạo Phật phát triển mạnh thì các vua triều Guptas tôn đạo Bà La Môn lên làm quốc giáo. Văn thơ, tuồng hát, và các tác phẩm nghệ thuật chịu ảnh hưởng đạo Bà La Môn rất nhiều. Triều Guptas lại tỏ ra khoan hồng: các tôn giáo khác cũng được tự do truyền bá. Nhưng suốt trong thời Trung Cổ, chỉ có đạo Bà La Môn chống đỡ nổi sức tấn công của đạo Hồi và chế ngự được tinh thần người Ấn.
    Tóm lại, xã hội Ấn Độ trong thời Trung Cổ có bị ảnh hưởng của chế độ phong kiến ngoại lai và từ đó trở về sau, nó cũng như Trung Hoa, ko tiến lên được để rồi làm nạn nhân cho các dân tộc xâm lăng khác.
    --------------------
    (1) Theo bản thống kê hồi ấy thì trong 389 triệu dân chỉ có 232 ngàn tín đồ theo Phật giáo, tức là 6/1000.
    --------------------
    o0o​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 00:23 ngày 25/05/2004
  4. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Kết Luận
    Thời Trung Cổ - Ngã 3 đường của Đông Phương và Tây Phương
    *-*​
    Tại sao cuối thời Trung Cổ, Tây Phương lại tiến mà Đông Phương lại thoái ?
    Đọc lịch sử nhân loại đến cuối thời Trung Cổ ta thấy Đông và Tây bắt đầu rẽ ra 2 đường. Ở phương Tây, các giống rợ lợi dụng di tích của văn minh La Mã xây dựng lại xã hội và tạo thành 1 cái đà thúc đẩy sự tiến hóa tràn tới như thác đổ. Ko bao lâu trên cảnh hoang tàn, họ kiến thiết 1 lâu đài văn minh tráng lệ hơn. Trái lại, Đông phương đứng đầu là Trung Hoa lại cơ hồ đứng yên 1 chỗ - mà đứng yên tức là thái hoá - và về sau rơi vào địa vị thuộc Tây phương. Sự sai biệt ấy, chúng tôi cần phải tìm hiểu ít nữa những nguyên nhân chính.
    Các học giả hiện đại bảo rằng sở dĩ sự tiến hoá Tây phương khác Đông phương là tại trong lịch sử Tây phương có 1 yếu tố nhất định mà lịch sử Đông phương ko có, ấy là : Tây phương có thành thị và giai cấp thị dân.
    Thật vậy, ngày xưa nước Trung Hoa ko có thành thị và tất nhiên ko có giai cấp thị dân, tức là tư bản giai cấp (1). Vậy tại sao trong lịch sử Trung Hoa ta thấy nói tới thành thị và hạng phú thương. Hạng phú thương ấy ko phải là tư sản giai cấp đó sao ?
    Đọc qua lịch sử xã hội Tây phương, chúng ta thấy rằng từ trung cổ về sau, thành thị chiếm địa vị trọng yếu trong sự phát triển quốc gia. Thành thị người Pháp gọi là "Commute" mà trong lịch sử Trung Hoa ko thấy có.
    Ở Tây phương có giai cấp thị dân đương đầu với địa chủ và nông dân làm thành 1 cuộc "tam giác đấu tranh". Giai cấp thị dân ấy ko phát sinh ở Trung Hoa. Ở Tây phương, chức thị trưởng có từ mấy thế kỷ trước, còn ở Trung Hoa từ hồi Bắc phạt (1927) trở lên, trong quan chế nước Trung Hoa ko thấy ai nói tới chức ấy. Và cái gì đã ko có tên tức ko có thực. Những thành thị của Trung Hoa trước kia chỉ là những trung tâm hành chính và quân sự mà thôi. Những thành thị theo thể thức Tây phương tuyệt nhiên ko thấy xuất hiện.
    Thành thị Tây phương thành lập như thế nào, ấy là 1 điểm mà chúng ta tưởng nên giải thích. Ở vào sơ kỳ thời đại phongkiến, Tây phương chưa có thành thị. Về sau, nông dân tự do hoặc nông nô được giải phóng đến định cư chung quanh thành trì lãnh chúa, hoặc địa chủ, ly khai với nông nghiệp, chuyên làm thủ công và thương nghiệp, kinh tế dần dần phát triển, lực lượng dần dần lớn lên, và lập thành 1 giai cấp thứ 3 - ngoài giai cấp địa chủ và nông dân. Giai cấp này xung đột với giai cấp nông dân, vì quyền lợi cũa họ ko nằm ở đất đai mà nằmg ở công thương.
    Nhưng đối với địa chủ thì giai cấp này xung đột kịch liệt hơn. Ban đầu địa chủ coi thường giai cấp thị dân, đãi như hạng nông nô, nhưng về sau vì áp lực của giai cấp ấy mỗi ngày 1 mạnh, địa chủ (lãnh chúa) phải từ từ nhượng bọ. Giai cấp thị dân từ đó trưởng thành và trở nên 1 lực lượng tự trị, tự mình để cử đại diện cai trị thành thị. Cuối thời Trung Cổ và đầu thời Cận Đại, những cuộc tranh đấu như thế đầy dẫy trong lịch sử Tây phương và mỗi ngày 1 mạnh thêm. Thành thị mỗi ngày 1 bành trướng, thị dân mỗi ngày 1 luỹ tích, khoa học mỗi ngày 1 lên cao. Cuối cùng, giai cấp tư bản đứng ra làm cách mạng xây dựng xã hội tư bản ngày nay.
    --------------------
    (1) Ông Đào Duy Anh trong sách "Trung hoa sử cương" cũng nói: giai cấp thương gnhiệp tư sản ko chuyển thành giai cấp sản nghiệp tư sản được, cho nên ko mở được đường cho tự nhiên khoa học như ở Châu Âu. Như vậy, tư sản giai cấp đây tức là sản nghiệp giai cấp.
    --------------------
    *-*​
    Xã hội Trung Hoa có 1 giai cấp thị dân tranh đấu như ở xã hội Tây phương ko ? ​
    Lẽ cố nhiên là ko.
    Ở xã hội Đông phương chỉ có 1 thiểu số địa chủ giàu có, còn ra là đám bần dân và vô sản. Lực lượng tiến hoá từ 2 hạng người này mà ra chứ ko tự giai cấp thị dân tháo vát và cấp tiến như ở Tây phương.
    Mà cái lực lượng tiến hoá của các giai cấp xã hội Đông phương so với giai cấp thị dân Tây phương như thế nào, sự thực đã chứng tỏ.
    *-*​
    Tại sao Tây phương có thành thị mà Đông phương lại ko ?​
    Nguyên nhân rất phức tạp, duy có nguyên nhân sau này học giả Trung Hoa Đường Ngu Thế cho là quan trọng. Sau khi chống đỡ được phái Hồi giáo từ Nam đánh lên và Thành Cát Tư Hãn từ Đông đánh sang, châu Âu ko bị những cuộc chiến tranh to lớn phá hoại toàn bộ. Ở Trung Hoa thì trái lại, mỗi lần có đại loạn, cả nước ko chỗ nào ko bị ảnh hưởng khốc liệt. Nhờ ít chiến tranh mà thành thị Tây phương củng có được cơ sở. Và khi đã có sức mạnh, thành thị lại hạn chế được chiến tranh, hay chạn chế được sự phá hoại của nó.
    Đó là nguyên nhân sai biệt giữa Đông và Tây. Và đó là sự thật trên lịch sử tiến hoá. Sự thực ấy rất có quan hệ đến văn hoá Đông phương và Tây phương.
    *-*​
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 00:55 ngày 25/05/2004​
  5. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Lịch sử Tây phương là lịch sử tranh đấu giữa 3 giai cấp địa chủ, nông dân và thị dân. Cơ sở kinh té của thị dân ko phải là thổ địa, mà là công thương nghiệp, hoá tệ. Lúc ấy tài phú chi ra làm thổ địa và hoá tệ thuộc quyền sở hữu của 2 giai cấp khác nhau. Địa chủ ko thể kinh doanh thương nghiệp, mà thị dân quí tộc, chiếu theo pháp luật, ko thể có thổ địa. Pháp luật phong kiến cấm chỉ mua bán ruộng đất tự do. Về sau cách mạng bãi bỏ pháp luật ấy. Vả lại bọn thương nhân có thể bỏ tư bản vào các công thương nghiệp, khuyếch trương thị trường hải ngoại mà ko cần thổ địa nhiều.
    Giai cấp thị dân chỉ tranh đấu với địa chủ trên phương diện nào đó quan hệ đến quyền lợi của họ mà thôi. Họ đòi bãi bỏ pháp luật phong kiến làm trở ngại cho sự phát triển tư bản chủ nghĩa. Bởi vậy ở Tây phương vấn đề riêng giữa địa chủ và nông dan. Vấn đền này khiến nông dân quật khởi chống lại địa chủ, nhưng thường xuy6en bị thất bại. Nếu nông dân được thắng lợi, ấy là nhờ có giai cấp thị dân bắt buộc địa chủ phải nhượng bộ. Giai cấp thị dân đồng thời lợi dụng sức tranh đấu của nông dân, bãi bỏ hoặc tu cải những pháp luật hoặc tập qún phong kiến làm trở ngại sự phát triển của tư bản chủ nghĩa. Về sau, nó lại quật đổ luôn giai cấp địa chủ, thừa hưởng cả chính quyền, sản nghiệp của giai cấp ấy, trong đó có cả thổ địa.
    Ở Trung Hoa thì ko thế. Trung Hoa chỉ có 2 giai cấp địa chủ và nông dân. Phần nhiều đô thị Trung Hoa, trừ Thượng Hải, Thiên Tân, Thanh Đảo sau này biến thành trung tâm giao dịch thương mại, còn ra toàn là trung tâm quân sự và hành chánh, như Nam Kinh, Bắc Kinh, Vũ Hán, Quảng Châu, v.v... ko có 1 đô thị nào là cơ sở kinh doanh công thương nghiệp phát đạt.
    Nói cho đúng thì khi người Mông Cổ mở rộng đế quốc từ biển Trung Hoa tới biển Đại Trung, họ đã tạo ra ở Trung Hoa 1 tình hình kinh té, xã hội và văn hoá đầy hứa hẹn. Nhưng đầu thế kỷ thứ 14, thì sự thống nhất vĩ đại ấy bị gãy đổ. Châu Á từ đó chia thành từng vùng văn minh cách biệt hẳn nhau. Trung Hoa bị gián đoạn với Tây bộ Á Châu, chỉ còn quay về những nước nhỏ như Nhật Bản và Đông Dương. Dưới triều Minh, Trung Hoa cũng có hồi thịnh vượng. Cuối thế kỷ 14, thương thuyền Trung Hoa qua tới Tích Lan, Ấn Độ, vịnh Ba Tư, Hồng Hải và chạy dọc theo duyên hải Ấn Độ tới Phi Châu. Nhưng sự tiến triển ấy mà có được là nhờ khoảng năm 1370, 1 lãnh chúa giòng Mông Cổ tên là Tamerlan thành lập tại Trung Á - 1 đế quốc phong kiến (1), làm gián đọan sự giao thương giữa Viễn Đông và nội địa Châu Á. Trung Hoa nhân cơ hội ấy chấn hưng giao dịch. Nhưng khi đế quốc phong kiến này tiêu diệt rồi, thì thương thuyền Á Rập và các thương đội đại lục hoạt động trở lại được, lấn át hẳn các thương nghiệp Trung Hoa.
    Từ đó, nhà Minh quay về quá khứ, phỏng theo thể thức tổ chức xã hội của các triều Đường, Hán. Như vậy, nền kinh tế công thương dưới Nguyên Minh vửa đặt được nền tảng thì đã sụp đổ.
    Các thành thị thương mãi chưa phát triển đầy đủ và chưa kịp biến thành trung tâm kỹ nghệ thì đã suy bại để làm chỗ cư trú cho bọn quân nhân và bọn cai trị.
    Trong hoàn cảnh lịch sử ấy và dưới áp lực của 1 chế độ cai trị chuyên chế giuết chết những sáng kiến, nỗ lực cá nhân phương hại tới uy quyền hoàng đế thì lẽ cố nhiên hạng người gọi là "công thương nghiệp gia" của Trung Hoa ko thể có 1 tinh thần tháo vát và tiến bộ như giai cấp thị dân Tây phương được. Họ kém hẳn tinh thần đoàn kết và vì vậy ko đủ sức đương đầu với áp lực phong kiến, quí tộc, ko tạo nổi điều kiện phát triển của tư bản chủ nghĩa. Trên con đường lịch sử, họ ko tiến lên được để lãnh cái vai trò biến cải xã hội như giai cấp thị dân Tây phương. Mục đích hoạt động của họ là kiếm nhiều tiền. Khi có tiền rồi họ chọn 1 lối đi vừa dễ vừa chắc là mua đất để trở thành 1 địa chủ. Thay vì tranh đấu chống quí tộc, họ lại dựa vào quí tộc để sinh tồn.
    Địa chủ và quí tộc vì cần tiền nên chịu nhường bớt 1 phần điền địa. Đó là nguyên nhân làm cho Trung Hoa ko có 1 giai cấp thứ 3 như giai cấp thị dân Tây phương.
    Trong lịch sử nhân loại, sự tranh đấu giữa 2 giai cấp đem lại kết quả khác hẳn với sự tranh đấu giữa 3 giai cấp.
    Nguyên nhân chính của sự sai biệt giữa Đong phương và Tây phương là chỗ đó. Ở Tây phương, giai cấp tư sản (tức giai cấp thứ 3) đánh đoể được phong kiến, địa chủ, đổi cái quan hện sinh sản phong kiến thành quan hệ sinh sản tư bản. Ở Đông phương, cuộc tranh đấu giữa 2 địa chủ và nông dân ko đưa đến kết quả tương đương, nên xã hội trước sau lâm vào chỗ bế tắc.
    Ở Trung Hoa, sau 1 cuộc tranh đấu, cả 2 giai cấp đều bị tổn thương. Cứ mỗi vòng 100 năm, mâu thuẫn dồn chứa quá nhièu giai cấp nông dân nổi lên bạo động chiến tranh, giết hại 1 số người rất lớn, rồi thiên hạ trở lại thái bình. Người ta coi chiến tranh như là 1 phuơng tiện bốt nhân khẩu để giữ mực sống quân bình rồi quay trở lại quãng đường đã đi qua từ trước.
    Rồi mâu thuẫn lại dồn chứa cho đến lúc phát ra bạo động nữa. Sau cuộc tranh đấu, nông dân có thâu được thắng lợi. Những thắng lợi ấy ko phải toàn thể nông dân được hưởng mà lại lọt vào tay 1 lớp địa chủ khác hoặc là 1 số nông dân trung gian hoá thành địa chủ.
    Trong lịch sử Trung Hoa, những chuyện tước đoạt quyền lợi như thế rất nhiều như bọn Trần Thắng, Ngô Quản, Xích My, Huỳnh Cân, Hoàng Sào, Hàn Lâm Nhi, v.v.... Trước sau nước Trung Hoa dẫm lại vết xe cũ, rốt cuộc ko có lối ra. Sự chậm trễ ấy tất nhiên có ảnh hưởng lớn đến tinh thần dân tộc. Đó là nguyên nhân làm cho Trung Hoa từ Trung Cổ trở đi ko tiến lên kịp Tây phương. Cái cơ sở văn hoá của Trung Hoa cũng chính là tại đó. Còn các học thuyết Khổng Tử, Lão Tử, đạo Phật của Thích Ca chỉ là yếu tố phụ thuộc mà thôi.
    Đọc lịch sử Tây phương và Đông phương thời Trung Cổ, chúng ta thường phải hiểu rõ điểm này để nhận xét đúng đắn những bước đường tiến hoá sắp tới (2).
    --------------------
    (1) Tamerlan, thuộc giòng dõi Thành Cát Tư Hãn, thành lập 1 đế quốc rộng lớn từ Tây Bá Lợi đến Ấn Độ. Còn giữ bản tính của người du mục, Tamerlan tàn phá sạch những nơi chiếm cứ được từ Ấn Độ tới Syri. Cái thú đặc biệt của y là xây tháp sọ người. Sau cuộc bao vây thành Ispahan, y xây 1 cái tháo tới 70 nghìn sọ. Người Ai Cập, Ba Tư, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ đều phải qui phục và nộp cp61ng. Y làm Đại Hãn năm 1369, và chết năm 1405. Đế quốc Tamerlan là đế quốc cuối cùng của dân du mục.
    (2) Viết theo tài liệu của Đường Ngu Thế.
    --------------------
    o0o
    Được julie06 sửa chữa / chuyển vào 02:11 ngày 25/05/2004
  6. socialistme

    socialistme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn đã post 1 tài liệu bổ ích về lịch sử.

Chia sẻ trang này