Lịch Sử Toán Học XIn chào tất cả các bạn box Lịch Sử-Văn Hoá. Mình sắp phải viết bài luận về lịch sử của nền toán học cổ đại của nước Việt. Mình không biết phải tìm tư liệu ở đâu. Bí quá. Tại vì hiện tại mình không ở VN nên tìm kiếm tài liệu cho cái topic này rất khó khăn. Mong các bạn giúp đỡ.
đề tài này khá khó đó bạn. Vì như chúng ta đã biết, nền văn minh lúa nước của chúng ta có lịch sử phát triển toán học còn kém xa so với Tàu, mặt khác lại ít có thành tựu nổi bật, hiếm những danh nhân tóan học Mình sẽ có gắng tìm tài liệu giúp bạn. Trước tiên bạn thử tìm đọc cuốn "Lịch sử hình học" của Văn Như Cương xem, cuốn này xuất bản từ rất lâu rồi. Nhưng mà cuốn này hình như k0 đề cập nhiều đến Toán học VN (nếu mình k0 nhầm)
đề tài này khá khó đó bạn. Vì như chúng ta đã biết, nền văn minh lúa nước của chúng ta có lịch sử phát triển toán học còn kém xa so với Tàu, mặt khác lại ít có thành tựu nổi bật, hiếm những danh nhân tóan học Mình sẽ có gắng tìm tài liệu giúp bạn. Trước tiên bạn thử tìm đọc cuốn "Lịch sử hình học" của Văn Như Cương xem, cuốn này xuất bản từ rất lâu rồi. Nhưng mà cuốn này hình như k0 đề cập nhiều đến Toán học VN (nếu mình k0 nhầm)
Cảm ơn bạn... Mình cũng thấy vậy, mình tìm kiếm ở trên mạng bao lần mà không có kết quả. THất vọng quá.... Cái chính là mình không ở VN... thầy dạy Toán của mình lớp Math History. Kiến thức lịch sử của mình đã hẹp rồi, đến khi gặp cái đề tài này lại càng thấy hẹp hơn...Đã thế lại còn presentation nữa mới khổ chứ...
Cảm ơn bạn... Mình cũng thấy vậy, mình tìm kiếm ở trên mạng bao lần mà không có kết quả. THất vọng quá.... Cái chính là mình không ở VN... thầy dạy Toán của mình lớp Math History. Kiến thức lịch sử của mình đã hẹp rồi, đến khi gặp cái đề tài này lại càng thấy hẹp hơn...Đã thế lại còn presentation nữa mới khổ chứ...
Thân tặng bạn 1 số thông tin về vấn đề này: Toán học Việt Nam thời xưa và các thành tựu Từ thế kỷ 17, một người Anh tên là Dampier, sau một thời gian sống tại Việt Nam đã nhận xét: "Người Việt Nam rất giỏi số học, hình học và thiên văn học" (Dampion: Un voyage au Tonkin en 1688 - Một chuyến đi tới Đường Ngoài năm 1688). Ngày nay, dựa vào tài liệu khảo cổ học, vào lịch sử ngôn ngữ, vào khảo sát cấu trúc các công trình kiến trúc cổ còn lại... ta thấy rõ người Việt Nam xưa ắt phải giỏi tính toán, và toán học đã được ứng dụng khá nhiều vào đời sống. Trong toán học, số học là môn phát sinh trước, sớm nhất. Nếu đứng ở góc độ số học để khảo cứu những cánh sao, tia sáng mặt trời, đàn con chim, chiếc thuyền... khắc vẽ trên mặt, trên thân các trống đồng Đông Sơn, chúng ta sẽ tập hợp được nhiều sự kiện toán học nằm trong đó, cung cấp cho ta một bức tranh đẹp về trình độ nắm vững và sử dụng số học của tổ tiên ta thời cổ đại. Nghiên cứu các hoa văn trên đồ gốm tìm được ở Phùng Nguyên, Gò Bông, Xóm Rền... chúng ta thấy các dạng hoa văn rất phong phú: hình chữ S, có loại dài, loại vuông, loại nối ngang lưng nhau; hình chữ X, chữ A; hai đường song song uốn khúc đều đặn, liên tục; hình tam giác xếp ngược chiều nhau, hình tam giác cuộn. Qua đấy, không thể nghi ngờ gì được khi nói rằng người Việt Nam 3-4 nghìn năm trước đây đã có những nhận thức hình học và tư duy chính xác khá cao. Từ hình dáng, kích thước các trống đồng loại cổ nhất ở Việt Nam, chúng ta hiểu, để tạo được những mặt tròn đường kính to nhỏ khác nhau, những mặt phẳng, những góc độ chính xác ấy, các nhà chế tác trống đồng thuở đó phải sử dụng các con số, các loại thước chính xác. Lần đọc các bộ biên niên sử, chúng ta biết ở nước ta, thi toán được đưa vào chương trình khoa cử từ thế kỷ thứ 11 (đời Lý, năm 1077). Thời nhà Hồ không những bắt buộc chương trình thi toán mà còn áp dụng rộng rãi toán học vào kinh tế, sản xuất: dùng toán học đo lại tổng số ruộng đất toàn quốc, lập thành sổ sách điền địa từng lộ, phủ, châu, huyện. Năm 1506, Nhà nước tổ chức kỳ thi toán có 30 nghìn người dự thi. Kết quả 1.519 người trúng tuyển, trong đó có 144 người giỏi, 25 người rất giỏi. Nói chung, ở nước ta thời xưa cứ khoảng 10 đến 15 năm lại một lần mở khoa thi toán, hỏi về các phép bình phân và sai phân. Truyền thống này được duy trì lâu dài. Thế kỷ thứ 18, cứ 12 năm lại tổ chức một lần thi toán. Thí dụ, kỳ thi toán năm 1762 có 120 người trúng tuyển. Trong số các nhà toán học giỏi của nước ta thế kỷ thứ 15 - 16, Lương Thế Vinh và Vũ Hữu là những người nổi bật, được đương thời tôn làm "thần toán". Lương Thế Vinh từng nói: "Thần cơ diệu toán vạn niên sư". Nghĩa là: Ai tính toán giỏi là thầy muôn đời. Tác phẩm của Lương Thế Vinh để lại có Đại thành toán pháp. Vũ Hữu, người cùng thời với Lương Thế Vinh, đỗ Hoàng giáp năm 1463. Vũ Hữu làm quan Thượng thư 5 bộ. Ông là một nhà toán học tài năng, viết cuốn Lập thành toán pháp và đặt ra phép đo tính ruộng đất phổ biến trong cả nước. Thiên văn, lịch pháp Thiên văn là môn khoa học có liên quan mật thiết với toán học, đặc biệt là với lịch pháp. Qua biên niên sử, chúng ta thấy từ hàng nghìn năm trước, người Việt Nam đã bền bỉ tiến hành công việc quan sát bầu trời và ghi lại khá chính xác các hiện tượng thiên văn như nhật thực, nguyệt thực, sao chổi, sao sa, kèm những nhận xét về Mặt trời, hệ thống hành tinh... Các hiện tượng động đất, khí tượng, thủy văn cũng được theo dõi, ghi chép năm, tháng, ngày xảy ra bão lụt, hạn hán, sấm sét... Cơ quan nhà nước lập ra để nghiên cứu thiên văn ở thời Trần có Thái sử cục lịnh, thời Lê có Thái sử cục, thời Lê - Trịnh có Tư thiên giám, sau đó là Khâm thiên giám. Các cơ quan thiên văn này đồng thời là nơi làm lịch. Theo Lịch triều hiến chương loại chí, phần Lễ nghi chí, thì dưới thời Lê, nhiệm vụ của Tư thiên giám là "trông coi công việc đo độ số thiên thể, báo thời tiết và làm lịch". Về cách làm lịch, cũng qua Phan Huy Chú ghi chép: hàng năm các nhà lịch pháp tính lịch năm sau. Tháng 6 viết thành 2 bản, 1 bản trình vua để xin tiền mua giấy, mực in. Vua xem xong giao cho Trung thư giám chép lại sạch đẹp rồi trả về Tư thiên giám, đối chiếu với nguyên bản mà đem in. Tới tháng Chạp dâng lịch lên triều đình duyệt y. Ngày 24 tháng Chạp làm lễ tiến lịch rất long trọng. Sau nghi lễ, lịch được ban cho các quan và phổ biến trong nhân dân. Sử sách còn lưu tên tuổi một số nhà thiên văn, lịch pháp giỏi của nước ta, trong đó Đặng Lộ và Trần Nguyên Đán là những người tiêu biểu nhất. - Đặng Lộ, quê ở huyện ứng Hòa, tỉnh Hà Đông cũ, nay thuộc Hà Tây. Ông làm chức Hậu nghi lang ở Thái sử cục lịnh. Đời Trần Minh Tông (1314 - 1329), ông chế ra một dụng cụ thiên văn gọi là Linh lung nghi, bao gồm trục Vũ trụ, các vòng xích đạo, hoàng đạo và kinh tuyến để quan sát thiên văn. Với Linh lung nghi, "ông khảo sát thiên tượng không việc gì không đúng". Đặng Lộ còn đổi lịch Thụ thời (của nhà Nguyên) thành lịch Hiệp kỷ, một loại lịch Việt Nam. Trần Nguyên Đán (1320-1390), ông ngoại Nguyễn Trãi. Trần Nguyên Đán rất thông thạo phép làm lịch. Ông đã soạn cuốn Bách thế thông khảo (còn gọi Bách thế thông kỷ thư), khảo cứu những ngày nhật thực, nguyệt thực, thời tiết trong năm, triền độ các ngôi sao từ những thế kỷ trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 14. Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 08:20 ngày 21/02/2005
Thân tặng bạn 1 số thông tin về vấn đề này: Toán học Việt Nam thời xưa và các thành tựu Từ thế kỷ 17, một người Anh tên là Dampier, sau một thời gian sống tại Việt Nam đã nhận xét: "Người Việt Nam rất giỏi số học, hình học và thiên văn học" (Dampion: Un voyage au Tonkin en 1688 - Một chuyến đi tới Đường Ngoài năm 1688). Ngày nay, dựa vào tài liệu khảo cổ học, vào lịch sử ngôn ngữ, vào khảo sát cấu trúc các công trình kiến trúc cổ còn lại... ta thấy rõ người Việt Nam xưa ắt phải giỏi tính toán, và toán học đã được ứng dụng khá nhiều vào đời sống. Trong toán học, số học là môn phát sinh trước, sớm nhất. Nếu đứng ở góc độ số học để khảo cứu những cánh sao, tia sáng mặt trời, đàn con chim, chiếc thuyền... khắc vẽ trên mặt, trên thân các trống đồng Đông Sơn, chúng ta sẽ tập hợp được nhiều sự kiện toán học nằm trong đó, cung cấp cho ta một bức tranh đẹp về trình độ nắm vững và sử dụng số học của tổ tiên ta thời cổ đại. Nghiên cứu các hoa văn trên đồ gốm tìm được ở Phùng Nguyên, Gò Bông, Xóm Rền... chúng ta thấy các dạng hoa văn rất phong phú: hình chữ S, có loại dài, loại vuông, loại nối ngang lưng nhau; hình chữ X, chữ A; hai đường song song uốn khúc đều đặn, liên tục; hình tam giác xếp ngược chiều nhau, hình tam giác cuộn. Qua đấy, không thể nghi ngờ gì được khi nói rằng người Việt Nam 3-4 nghìn năm trước đây đã có những nhận thức hình học và tư duy chính xác khá cao. Từ hình dáng, kích thước các trống đồng loại cổ nhất ở Việt Nam, chúng ta hiểu, để tạo được những mặt tròn đường kính to nhỏ khác nhau, những mặt phẳng, những góc độ chính xác ấy, các nhà chế tác trống đồng thuở đó phải sử dụng các con số, các loại thước chính xác. Lần đọc các bộ biên niên sử, chúng ta biết ở nước ta, thi toán được đưa vào chương trình khoa cử từ thế kỷ thứ 11 (đời Lý, năm 1077). Thời nhà Hồ không những bắt buộc chương trình thi toán mà còn áp dụng rộng rãi toán học vào kinh tế, sản xuất: dùng toán học đo lại tổng số ruộng đất toàn quốc, lập thành sổ sách điền địa từng lộ, phủ, châu, huyện. Năm 1506, Nhà nước tổ chức kỳ thi toán có 30 nghìn người dự thi. Kết quả 1.519 người trúng tuyển, trong đó có 144 người giỏi, 25 người rất giỏi. Nói chung, ở nước ta thời xưa cứ khoảng 10 đến 15 năm lại một lần mở khoa thi toán, hỏi về các phép bình phân và sai phân. Truyền thống này được duy trì lâu dài. Thế kỷ thứ 18, cứ 12 năm lại tổ chức một lần thi toán. Thí dụ, kỳ thi toán năm 1762 có 120 người trúng tuyển. Trong số các nhà toán học giỏi của nước ta thế kỷ thứ 15 - 16, Lương Thế Vinh và Vũ Hữu là những người nổi bật, được đương thời tôn làm "thần toán". Lương Thế Vinh từng nói: "Thần cơ diệu toán vạn niên sư". Nghĩa là: Ai tính toán giỏi là thầy muôn đời. Tác phẩm của Lương Thế Vinh để lại có Đại thành toán pháp. Vũ Hữu, người cùng thời với Lương Thế Vinh, đỗ Hoàng giáp năm 1463. Vũ Hữu làm quan Thượng thư 5 bộ. Ông là một nhà toán học tài năng, viết cuốn Lập thành toán pháp và đặt ra phép đo tính ruộng đất phổ biến trong cả nước. Thiên văn, lịch pháp Thiên văn là môn khoa học có liên quan mật thiết với toán học, đặc biệt là với lịch pháp. Qua biên niên sử, chúng ta thấy từ hàng nghìn năm trước, người Việt Nam đã bền bỉ tiến hành công việc quan sát bầu trời và ghi lại khá chính xác các hiện tượng thiên văn như nhật thực, nguyệt thực, sao chổi, sao sa, kèm những nhận xét về Mặt trời, hệ thống hành tinh... Các hiện tượng động đất, khí tượng, thủy văn cũng được theo dõi, ghi chép năm, tháng, ngày xảy ra bão lụt, hạn hán, sấm sét... Cơ quan nhà nước lập ra để nghiên cứu thiên văn ở thời Trần có Thái sử cục lịnh, thời Lê có Thái sử cục, thời Lê - Trịnh có Tư thiên giám, sau đó là Khâm thiên giám. Các cơ quan thiên văn này đồng thời là nơi làm lịch. Theo Lịch triều hiến chương loại chí, phần Lễ nghi chí, thì dưới thời Lê, nhiệm vụ của Tư thiên giám là "trông coi công việc đo độ số thiên thể, báo thời tiết và làm lịch". Về cách làm lịch, cũng qua Phan Huy Chú ghi chép: hàng năm các nhà lịch pháp tính lịch năm sau. Tháng 6 viết thành 2 bản, 1 bản trình vua để xin tiền mua giấy, mực in. Vua xem xong giao cho Trung thư giám chép lại sạch đẹp rồi trả về Tư thiên giám, đối chiếu với nguyên bản mà đem in. Tới tháng Chạp dâng lịch lên triều đình duyệt y. Ngày 24 tháng Chạp làm lễ tiến lịch rất long trọng. Sau nghi lễ, lịch được ban cho các quan và phổ biến trong nhân dân. Sử sách còn lưu tên tuổi một số nhà thiên văn, lịch pháp giỏi của nước ta, trong đó Đặng Lộ và Trần Nguyên Đán là những người tiêu biểu nhất. - Đặng Lộ, quê ở huyện ứng Hòa, tỉnh Hà Đông cũ, nay thuộc Hà Tây. Ông làm chức Hậu nghi lang ở Thái sử cục lịnh. Đời Trần Minh Tông (1314 - 1329), ông chế ra một dụng cụ thiên văn gọi là Linh lung nghi, bao gồm trục Vũ trụ, các vòng xích đạo, hoàng đạo và kinh tuyến để quan sát thiên văn. Với Linh lung nghi, "ông khảo sát thiên tượng không việc gì không đúng". Đặng Lộ còn đổi lịch Thụ thời (của nhà Nguyên) thành lịch Hiệp kỷ, một loại lịch Việt Nam. Trần Nguyên Đán (1320-1390), ông ngoại Nguyễn Trãi. Trần Nguyên Đán rất thông thạo phép làm lịch. Ông đã soạn cuốn Bách thế thông khảo (còn gọi Bách thế thông kỷ thư), khảo cứu những ngày nhật thực, nguyệt thực, thời tiết trong năm, triền độ các ngôi sao từ những thế kỷ trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 14. Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 08:20 ngày 21/02/2005
Chủ đề này em biết muộn quá, không biết giờ bác có cần nữa không? Theo em biết, có hai sinh viên Sư Phạm Toán đã làm tiểu luận về đề tài này, họ có tặng em một bản trong đó có bài của bác hoailong vừa đưa, vì không phải của em nên không dám đưa lên đây, nhưng em có thể cho bác địa chỉ liên lạc nếu bác vẫn còn cần đến nó: dogmin@gmail.com, buianhtuank25@yahoo.com Được thnnhan sửa chữa / chuyển vào 23:39 ngày 14/11/2005
Cám ơn bác Hoài Long và thnnhan. Các chi tiết này thật thú vị. Tôi vẫn tin rằng người Việt có thiên khiếu về Toán, tiếc rằng chúng ta không có hoàn cảnh phát triển và không có nhiều tài liệu ghi lại. Bạn thnnhan có thế nào xin phép tác giả cho phổ biến tiểu luận họ đã nghiên cứu lên đây cho mọi người cùng đọc chăng? Cám ơn hope_BYU đã nêu câu hỏi.