1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử Toán học!

Chủ đề trong 'Toán học' bởi King_of_god_new, 22/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    Lịch sử Toán học!

    Phần 1 mình xin đưa ra các lịch sử các nhà Toán học của thế kỉ 19 , thời có thể nói là phát triển mạnh mẽ của Toán học đó mà!

    Thứ nhất :AUGUSTIN CAUCHY(1789-1857)
    Ông xuất thân từ gia đình khá giả ở vùng Nor mandie(Pháp)>Ông vốn rất giỏi về văn chương nhưng năm 16 tuổi ông thi đỗ vào ĐH bách khoa PARIS.Ông đỗ đầu lúc ra trường nhưng vì say mê toán và có tài đặc biệt nên ông được bổ nhiệm làm Giáo sư môn toán cơ trường đại học bách khoa paris.Ông là nhà toán học pháp có nhiều đóng góp cho toán học thế giới , ở ngành nào ông cũng có công lớn , đặc biệt là về giải tích toán học .Công trình của ông nhiều đến nỗi muốn xuất bản thành sách toàn bộ cũng cần dùng đến 27 tập lớn!!.Ông còn đặt nền móng cho lý thuyết đàn hồi các vật rắn dùng để nghiên cứu sức bền vật liệu.Ông còn được giải thưởng về truyền sóng trên mặt chất lỏng .Ông còn phát minh cách tính mới về chuyển động của các hành tinh .Ông là người đã chứng minh 1 cách cụ thể sức mạnh không có giới hạn của Toán học để nghiên cứu thiên nhiên , ví dụ Sự truyền ánh sáng, sự khúc xạ , sự phản xạ....

    CAUCHY đúng là nhà toán học tài năng về mọi mặt !

    Không tình yêu nào rộng lớn bằng tình yêu của người đem cuộc đời mình hiến dâng cho bạn
  2. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    Từ thế kỉ 19 trở đi, toán học thế giới đã phát triển cực kì mạnh mẽ và toàn diện.Ở thời kì này xuất hiện rất nhiều nhà toán học chẳng những đóng góp nhiều về mặt lí thuyết mà còn thúc đẩy cho kĩ thuật tiến những bước dài nữa.Nổi bật nhất là GAUSS và CAUCHY, nhưng không thể không chú ý đến nhiều nhà taón học lỗi lạc khác nữa!
    Carl Friedrich Gauss(1777-1855)

    Ông là người Đức , con 1 người thợ nghèo, nhưng từ năm lên 3 tuổi đã bộc lộ thiên tài toán học đặc biệt nên được Quận công vùng BRUNSWICK nuôi ăn học .Cnagf lớn lên ông càng thể hiện năng khiếu toán họcd ị thường .Ông đỗ tiến sĩ năm 22 tuổi do đưa ra 1 chứng minh lỗi lạc về Lí thuyết phương trình .Ông không thích làm Giáo sư Đại học àm nhận chức Giám đốc Đài thiên văn của GOTTINGGENnăm 1807.Ông có cáh giải độc đáo phương trình x^2^n+1=1 khi 2^n+1 là số nguyên tố .

    Từ đó ông đưa ra ý kiến khẳng định dựng 1 đa giác đều 2^n+1 cạnh nội tiếp trong hình tròn nếu 2^n+1là số nguyên tố;, với n=4 thì đa giác đều 17 cạnh và ngày nay mọi người hết lời ca ngợi!!Về giải tich toán hcọ ông đóng góp nhiều vào phép tính biến thiên .Ông nhận được nhiều giải thưởng của viện hàn lâm.Ông là nhà táon học rất say mê tính toán cụ thể .GAUSS đã công bố nhiều công trình về tính toán như "Luật sác xuất của sai số""Sai số ngẫu nhiên";"Sai số trung bình tuyệt đối".... là những công trình mà ngày nay ta dùng trong đo lường chính xác .Ngoài ra ông còn đóng góp nhiều công trình nghiên cưú về hiện tượng mao dẫn , qui luật đường đi cảu ánh sáng qua 1 hệ thấu kính dày.
    Toàn bộ tác phẩm của ông được xuất bản thành7 tập kéo dài từ năm 1863 đến năm 1871; về sau có bổ sung thêm những công trình mà sinh thời ông chưa kịp công bố !!!
    Không tình yêu nào rộng lớn bằng tình yêu của người đem cuộc đời mình hiến dâng cho bạn
  3. GREEN_BAMBOO_new

    GREEN_BAMBOO_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.944
    Đã được thích:
    0
    Hic ...cái này trong Báo Toán học& tuổi trẻ đầy rẫy, dân toán nào chả có ....kiếm cái khác đi , đừng câu Topic nữa nhá chú Khánh
    IT'S BIG WORLD AND THERE'S LOTS TO BE DONE !​
  4. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    Báo toán học có nhưng đó là thông tin khác mà bác không thấy sao em đâu có lấy từ đó mà, em muốn mọi người nhớ tới lịch sự phát triển của toán học đó bác ạ
    Thân!
    Không tình yêu nào rộng lớn bằng tình yêu của người đem cuộc đời mình hiến dâng cho bạn
  5. paolo_vn

    paolo_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    908
    Đã được thích:
    0
    có phải ai cũng có báo Toán học và tuổi trẻ để đọc đâu, KOG cứ tiếp tục đi nhé
    (mấy bài ko phù hợp trong topic thì cứ xoá đi thôi)
    Paolo
  6. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    NIELS HENRIK ANBEL(1802-1829)
    Trong lịch sử toán học thế giới ít có nhà toán học nào có cuộc đời tài ba vàgian truân như ABEL.Ông là người Nauy, cah là mục sưtin lành mất sớm , để lại nhiều con còn bé phải nuôi .Able mãi đến năm 16 tuổi mới bắt đầu học qua đại hoc nhưng đã tỏ ra đặc biệt có năng khiếu toán nên ông học qua ĐH rất dễ dàng nhờ học bổng của nhà nước và do thầy học của ông xin hộ.
    Năm 1820 ông bắt đầu C/MR phưng trình bậc 5 không thể giải được bằng căn thức , nhờ đó năm 1825 ông được học bổng qua BERLIN nhân đó làm quen với Crelle và gợi ý Crelle thành lập tạp chí Toán học để làm nơi giao lưu với các nhà toán họctrên thế giới thời bấy giờvà abel là 1 cộng tác viên tích cực xuất sắc .Giáo trình "giải tích toán học "cảu cauchy đã làm ông say mê.Ông qua paris là nơi mà ông cho là trung tâm của toán học thế giới hồi đó và công bố công trình "về tính chất tổng quát của 1 số lớn , số siêu việt"nhưng ít được chú ý tới.Thất vọng , ômg quay về quê hương , sống trong nghèo khổ.
    Tuy vậy ông vẫn phát minh ra nhiều công trình về giải tích.Các nhà toán học thế giới thời bấy giờ như là Legende(pháp)hay Jacobi(Đức)đã thấy ở ông 1 thiên tài toán học nên thỉnh cầu vua Thuỵ Điển giúp.Kết quả không đươc như mong muốn.Abel sống trong nghèo khổ và bệnh tật, mắc bệnh đau ngực .Jacobi , trẻ hơn Abel 2 tuổi rất khâm phục ông nên tìm mọi cách xin cho ông 1 chỗ làm xứng đáng .Nhưng sức khoẻ ông tàn tạ dần , cuối cùng ông mất năm 27 tuổi. Sau khi ông mất , viện hàn lâm khoa học Pháp mới tặng ông giải thưởng lớn và người đi nhận là mẹ ông và bạn thân Jacobi.4 năm sau, vua thuỵ điển cho xuất bản bộ công trình của Abel.Tuy ông còn rất trẻ chưa đầy 27 tuổi nhưng các nhà toán học đời sau xếp ông vào loại bậc thầy như là CAUCHY và GAUSS, là những nguời đã làm cho toán học trở thành 1 thứ triết học trong sáng với logique chặt chẽ , suy diễn chính xác không thể chê vào đâu được"(trích diễn văn của nhà toán học pháp Emile Picard, đọc nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày mất Abel)
    Không tình yêu nào rộng lớn bằng tình yêu của người đem cuộc đời mình hiến dâng cho bạn
  7. Le_khiet2007

    Le_khiet2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề ày hay đấy chứ, sao lại nói là trên báo toán học có rồi thì không cần nói nữa. Tớ sẽ ủng hộ cậu cả hai tay King of god ah. tiếp tục đi nha. Nếu có bài nào hay tớ sẽ hỗ trợ cùng cậu. Đồng ý không vậy.
    Toán học là vua của các môn học
    Số học là Nữ hoàng của toán học


    Hu*ng
  8. mask148

    mask148 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2002
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Ah...cám ơn bác King of God nhá!!! Tôi rất wan tâm đến bài viết của bác...mong bác cố gắng viết thêm nhiều nhiều nữa.
    Thanks!!!
  9. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    Nicolai Ivanovic LOBATCHEVSKI(1793-1856)
    Ông là người Nga, con 1 công chức nhỏ, ông mồ côi cha sơm, lúc nhỏ , ông học rất giỏi nên được vào tại Đh KANZAN lúc mới 14 tuổi.Năm 23 tuổi ông được phong làm giáo sư của ĐH KAZAN và năm 27 tuổi ông được mời làm viện sĩ viện hàn lâm khoa học KAZAN.Ông thường làm việc hết mình không nề hà bất cứ 1 công việc gì từ viện trưởng Đh cho đến nhân viên thư viện hay phòng thí nghiệm .Ông được GAUSS mời làm viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm khoa học Gottingen.Mặc dù ông được giới bác học nước ngoài tôn trọng nhưng lại bịi chính quyền địa phương ghét bỏ, vì vậy ông sớm bị cách chức, sức khoẻ bị giảm sút do làm việc quá sức.
    Cuối cùng ông bị mù vĩnh viễn, phải đọc cho người khác chép quyển PANGE'OMETRRIE' nổi tiếng trong lịc sử hình học thế giới. Từ năm 1815ông đeo đuổi phát minh ra hình học mới xây dựng dựa trên cơ sở phủ định tiên đề 5 của EUCLIDE.Các nhà toán học đương đời chưa hiểu ông nhưng ông vẫn đeo đuổi tới cùng!Cho đến năm 1840 , GAUSS mới công nhận sự thành công của phát minh do ông và từ đó GAUSS cũng như các nhà toán học trên thế giới gọi hình học của ông là hình học ảo , nhưng ngày nay Hình học Lobatchevski rất thực vì trong những chuyến du hành vũ trụ dài ngày ngày nay cũng như tương lai , việc tín toán phải dựa trên cơ sở không gain lobatchevski.Có thể nói nôm na hình học của ông dùng trong không gian rộng lớn còn hình học của EUCLIED là dùng trong không gian nhỏ hẹp.Tuy vậy hình học của hai người không đối đầu nhau mà là bổ sung cho nhau .Toàn bộ suy nghĩ sáng tạo của ông được đúc kết ở những tác phẩm sau:
    - Cơ sở hình học(1830)
    -HÌnh học ảo(1837)
    -Cơ sở mới của hình học(1838)
    -Khảo cứu mới về lí thuyết đường song song(1840)
    -Panego'me'trie
    Thân!
    Không tình yêu nào rộng lớn bằng tình yêu của người đem cuộc đời mình hiến dâng cho bạn
  10. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1


    Janos BOLYAI(1802-1860)
    Ông là người Hunggari.Cha ông là giáo sư toán học .Lên 9 tuổi ông vẫn chưa biết làm tính cộng thế nhưng năm 13 tuổi ông đã giỏi nổi tiếng về tính tích phân và cơ học.Mặc dù không biết 1 tí gì về công trình của Lobatchevski nhưng Bolyai đã có những suy nghĩ và phát hiện đi theo hướng hình học phi ECLUIED.Đời sau khi nhắc đến Lobatchevski bao giờ cũng nhắc đén ông , mặc dù ông chưa đạt tới thành công như là Lobatchevski.
    Toán học phát triển mạnh ở thế kỉ 19, đặc biệt là ở cuối thế kỉ.Nhờ đó mà KHKT cũng phát triển thoe, toàn diện và khắp mọi nơi>Mình cũng xin nêu thêm tên 1 số nhà Toán học tên tuổi nữa cùng những nghiên cứu chủ yếu của họ!

    + P.G.Lejeune DIRICHLET(1805-1859)
    Người Đức, chuyên về lý thuyết Số và chuỗi lượng giác
    + Friederich Whilhem BESSEL(1748-1846)
    Nhà thiên văn Đức.
    +Evariste GALOIS(1811-1832)
    Nhà toán học Pháp nổi tiếng về Đại Số
    +Pafnuti Lvovich CHEBYSHEF(1821-1894)
    Nhà toán học Nga
    +Berhard RIEMANN(1826-1866)
    Nhà toán học Đức, chuyên về Lý thuyết hàm phức, hình học phi ECULIED
    +Leôpld KRNECKER(1823-1891)
    +Arthur CAYLEY(1821-1895)
    Nhà toán học Anh chuyên về Lý thuyết ma trận

    +Sonya KOVALEVSKIA(1850-1891)Nhà nữ toán học Nga chuyên về Giải tích
    +Sophus LIE(1842-1899)
    Nhà toán học người Nauy chuyên về Lý thuyết nhóm
    +Karl WEIERSTARSS(1815-1897)
    Nhà toán học Đức chuyên về Giải tích toán học
    Không tình yêu nào rộng lớn bằng tình yêu của người đem cuộc đời mình hiến dâng cho bạn

Chia sẻ trang này