1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử Toán học!

Chủ đề trong 'Toán học' bởi King_of_god_new, 22/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ACSIMET (281 - 212 TCN)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Acsimet (Archimède) - nhà bác học lớn của Hi Lạp cổ đại sinh ở thành Xiracudơ trên đảo Xixilia, một thành bang của Hi Lạp cổ đại. Cha của Acsimet là một nhà thiên văn và toán học nổi tiếng, đã đích thân giáo dục và hướng dẫn ông đi sâu vào hai bộ môn này. Về sau, ông được gửi sang thành phố Alêchxanđria ở Ai Cập, một trung tâm khoa học của Hi Lạp cổ đại, tiếp tục học tập, nghiên cứu và trau gồi tài năng.
    Acsimet có nhiều cống hiến trong lĩnh vực vật lý, toán và thiên văn học. Về vật lý, ông có nhiều phát minh đặc sắc. Ông đã sáng chế ra chiếc máy bơm dùng để tưới tiêu nước cho đồng ruộng Ai Cập. Ông là người đầu tiên sử dụng hệ thống các đòn bẩy và ròng rọc để nâng các vật lên cao. Ông đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước. Về toán, Acsimet đã giải những bài toán về tính độ dài đường cong, đường xoắn ốc, đặc biệt đã tính ra số pi bằng cách đo hình nhiều góc nội tiếp và ngoại tiếp. Về thiên văn, ông đã nghiên cứu sự chuyển động của Mặt Trăng và các vì sao.
    Acsimet suốt cuộc đời say sưa học tập, nghiên cứu. Tương truyền rằng ông đã tìm ta định luật về sức đẩy của nước khi đang tắm. Ông đã sung sướng nhảy ra khỏi bồn tắm, chạy thẳng về phòng làm việc, quên cả mặc quần áo, miệng kêu lớn: "Ơrêca ! Ơrêca" (Tìm thấy rồi! Tìm thấy rồi). Trong cuộc chiến tranh của Hi Lạp chống quân xâm lược Rôma, ông đã sáng chế ra nhiều vũ khí mới như máy bắn đá, những cái móc thuyền, đặc biệt trong đó có một thứ vũ khí quang học để đốt thuyền giặc. Thành Xicacudơ đã được bảo vệ đến 3 năm mới bị thất thủ. Khi bọn xâm lược hạ được thành, chúng thấy ông vẫn đang say sưa ngồi nghiên cứu những hình vẽ trên đất. Ông đã thét lên: "Không được xóa các hình vẽ của ta", trước khi bị ngọn giáo của kẻ thù đâm vào ngực. Acsimet đã anh dũng hi sinh như một chiến sĩ kiên cường.
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 18:12 ngày 01/01/2003
  2. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    hic, chú nói thế chả bằng là những việc làm từ trước tới nay là thừa à, không phải có ý gì chứ nhưng các cậu phải hiểu được rằng ở đây chúng ta cần làm vì mọi người và nếu cần home phải tìm hiểu thêm để có thể là 1 mod thực sự đó mà , hiểu chứ, chờ tin các vị !
    Không tình yêu nào rộng lớn bằng tình yêu của người đem cuộc đời mình hiến dâng cho bạn
  3. Thaidom

    Thaidom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2002
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    4 nhà toán học vĩ đại nhất là : Acsimét , Đềcác, Gauss, Newton
    Ngot ngao ma ko sau rang
  4. decacvn

    decacvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    1.377
    Đã được thích:
    0
    CHÀO CÁC BÁC NHA
    em rất muốn là thành viên của box các bác giúp em với
    decacvn
  5. Treize

    Treize Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Có phải ai cũng có điều kiện tìm mua sách đâu,ai có bài cứ post lên Bac King of god hay bat cứ ai co thể hãy post lên.Đừng có kiểu đẽo cày giữa đường
    size=10]
    20 tuổi hồn quay trong bão tố
    [/size=10]
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    LEPNICH (1646 - 1716)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Gôtphơrit Vinhem Lepnich (Gottfried Wilhelm Leibniz) - nhà bác học, triết học lỗi lạc của nước Đức.
    Lepnich là con một giáo sư ở trường đại học Laixich. Từ nhỏ, Lepnich đã được cha quan tâm bồi dưỡng những năng khiếu tự nhiên. Mẹ là một phụ nữ thông minh, biết nhiều ngoại ngữ, có ảnh hưởng sâu sắc tới tài năng và đức tính của nhà bác học sau này. Năm 14 tuổi, Lepnich được nhận vào học tại trường đại học Laixich. Lepnich tỏ ra thông minh đặc biệt và có nhiều công trình nghiên cứu về toán. Năm 20 tuổi, Lepnich đã cho xuất bản cuốn Lược khảo về sự phân tích tổ hợp. Những phát minh của ông cùng thời với nhiều nhà bác học lớn trên thế giới như phép tính vi phân tương đương với Niutơn, lý thuyết bảo tồn năng lượng đồng thời với Đêcactơ. Lepnich là một nhà bác học về nhiều ngành khoa học tự nhiên như toán học, sử học, nhà nghiên cứu pháp lý mới, nhà cải cách ngôn ngữ và triết gia. Ông đã đi du lịch qua nhiều nước như Pháp, Anh, Italia và có quan hệ mật thiết với nhiều nhà bác học và triết gia nổi tiếng đương thời. Ông là người sáng lập và là Giám đốc Viện khoa học ở Beclin (Đức), là người đóng góp nhiều công sức cho việc thành lập Viện khoa học ở Pêtecxbua (Nga).
    Về mặt triết học, ông là một triết gia duy tâm khách quan, có nhiều yếu tố biện chứng. Tư tưởng của Lepnich tiêu biểu cho tư tưởng của giai cấp tư sản Đức ở đầu thế kỷ XVIII, phản ánh mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển của giai cấp tư sản và địa vị còn non yếu của nó, nên mang tính chất duy tâm và thỏa hiệp. Lepnich là người mở đường cho phái triết học duy tâm cổ điển và phái triết học duy tâm biện chứng ở Đức.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ặclit (Thỏ kỏằã III TCN)
    --------------------------------------------------------------------------------
    ặclit (Euclide) - nhà toĂn hỏằc cỏằĐa Hy LỏĂp cỏằ. 'ỏĂi. ặclit sinh ra ỏằY thành thỏằi kinh 'ô Alêcxan'ria 'ỏằf làm vỏằ vang cho nhà vua. Thành phỏằ' Alêcxan'ria là mỏằTt trung tÂm khoa hỏằc, nặĂi tỏưp hỏằp nhiỏằu nhà bĂc hỏằc nỏằ.i tiỏng trên thỏ giỏằ>i. NặĂi 'Ây có mỏằTt thặ viỏằ?n lỏằ>n tỏưp trung nhiỏằu sĂch vỏằY cỏằĐa thỏ giỏằ>i Đông - TÂy. ặclit 'Ê 'ỏn 'Ây nghiên cỏằâu, hỏằc tỏưp, bỏằ. sung kiỏn thỏằâc toĂn hỏằc.
    Thỏằi ặclit, nhỏằng kiỏn thỏằâc toĂn hỏằc cỏằĐa HiLỏĂp còn rỏƠt tỏÊn mỏĂn. ặclit là ngặỏằi hỏằ? thỏằ'ng hóa nhỏằng kiỏn thỏằâc 'ó thành mỏằTt bỏằT sĂch toĂn hỏằc gỏằ"m 13 tỏưp, 'ỏãt tên là Nhỏằng nguyên lẵ . BỏằT sĂch toĂn hỏằc cỏằĐa ặclit có thỏằf coi là cặĂ sỏằY cho sỏằ phĂt triỏằfn hơnh hỏằc sặĂ cỏƠp. Nhiỏằu thỏ kỏằã, bỏằT sĂch này 'ặỏằÊc coi là cuỏằ'n sĂch giĂo khoa duy nhỏƠt vỏằ toĂn ỏằY ChÂu ,u.
    Ngoài ra, ặclit còn là tĂc giỏÊ cỏằĐa mỏằTt sỏằ' tĂc phỏâm khĂc vỏằ quang hỏằc, hơnh hỏằc cao cỏƠp .v.v.....
    ------------------------------------
    Có khi mặa ngoài trỏằi là giỏằt nặỏằ>c mỏt em.
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Ptôlêmê (TK II)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Clôđơ Ptôlêmê (Claude Ptolémée, tên Hy Lạp Claudius Ptolemei) - nhà thiên văn, địa lý và toán học của Hy Lạp cổ đại.
    Ptôlêmê sinh ra ở thành phố Ptôlêmai Hecmin (Thượng Ai Cập), học tập và làm việc chủ yếu ở Alêchxanđria (thủ đô Ai Cập thời Hy Lạp hóa). Alêchxanđria là một trung tâm của văn hóa Hy Lạp cổ đại thời kỳ Hy Lạp hóa. ở đó có một thư viện lớn tập trung rất nhiều sách vở của thế giới cổ đại phương Đông và phương Tây, và cũng là nơi tập trung nhiều nhà bác học danh tiếng trên thế giới. Nhờ đó, Ptôlêmê đã tiếp thu được một kiến thức rất uyên bác về toán, thiên văn và địa lý học.
    Ptôlêmê có công đóng góp vào việc phát triển môn thiên văn học. Cuốn Hệ thống vũ trụ là một bản sưu tập, đúc kết những kiến thức thiên văn của người Ai Cập, Babilon và Hy Lạp trước kia. Ptôlêmê nhận định là Trái đất hình tròn, nhưng lại cho Trái đất là trung tâm vũ trị. Học thuyết của Ptôlêmê đã chi phối nền thiên văn học châu Âu trong suốt thời trung đại. Thuyết Trái đất hình tròn của ông đã giúp cho Crixtôphô Côlômbô tìm ra châu Mỹ, còn thuyết "Trái đất là trung tâm của vũ trụ" của ông mãi đến nửa đầu thế kỷ XVI mới bị thuyết hệ thống Mặt trời (Thái dương hệ) của Côpecnich đánh đổ.
    Cuốn Địa lý của ông cũng có uy tín lớn trong các nhà bác học ở thời trung đại. Ông còn vẽ được một bản đồ thế giới bao ba châu: Âu, á và Phi. Tuy bản đồ này còn thô sơ, thiếu chính xác, nhưng có giá trị đối với thời bấy giờ.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 18:21 ngày 01/01/2003
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Pytago (570-500 TCN)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Pytago - nhà toán học và triết học Hi Lạp cổ đại
    Pytago sinh ra ở Xamôt, một hòn đảo lớn nằm ở ngoài khơi biển Êgiê, cách bờ biển Tiểu á không xa. Hồi trẻ, ông đi Ai Cập Babilon và ở lại các nước đó 12 năm trời để học tập toán và thiên văn học. Khi trở về nước, thấy sống không phù hợp với phe dân chủ đang nắm chính quyền, ông di cư sang thành phố Crôtôn (Nam Italia), rồi sang đảo Xixilia. ở đây, ông đã chiêu tập học sinh và tổ chức ra trường phái Pytago. Trường phái này đã đóng góp nhiều cho sự phát triển của toán học và thiên văn học.
    Pytago được mệnh danh là "người thầy của các con số". "Con số" của Pytaago chính là toán học ngày nay. Ông không để lại một công trình viết nào. Ngoài định lý về đường huyền mang tên ông (thực ra định lý này đã được người Babilon khám phá ra trước ông một nghìn năm), người ta đã gán cho ông phát minh những định lý về tổng số các góc của tam giác, về hình đa giác đều, mở đầu việc tính những tỉ lệ ... Pytago còn có những nhận thức đúng đắn về mặt thiên văn học như cho Trái Đất hình tròn và chuyển động theo một quỹ đạo nhất định (học thuyết của ông về sau được nhà thiên văn học BaLan Côpecnich tiếp thu và phát triển).
    Về mặt khoa học học, Pytago và học trò của ông đạt được nhiều thành tựu, nhưng về mặt tư tưởng chính trị của ông lại là *********. Pytago coi những con số là nguyên tố và nguồn gốc của mọi vật và nâng toán học thành một tín ngưỡng. Chẳng hạn ông cho một số chữ số mang lại thành công, mang lại điều tốt lành, một số chữ số khác lại mang lại tai nạn, rủi ro. Pytago và các học trò của ông coi tinh thần cũng là con số. Nó bất tử và được truyền từ người này sang người khác. Việc đề cao vai trò của con số, tuyệt đối hóa nó như cơ sở của thế giới và của sự vận động, tách rời con số khỏi thực tế vật chất đã đưa trường phái Pytago đến chủ nghĩa duy tâm, phục vụ cho tôn giáo.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ĐÊCACTƠ (1596 - 1650)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Rơnê Đêcactơ (René Descartes) - nhà toán học, vật lý học và triết học nổi tiếng người Pháp.
    Rơnê Đêcactơ sinh ngày 31-3-1596 tại một thành phố nhỏ ở Pháp, trong một gia đình quý tộc. Rơnê ra đời được có mấy ngày đã mồ côi mẹ. Tạng người yếu đuối, nhưng nhờ bà vú tận tình chăm sóc nuôi dưỡng mới sống nổi. Đến tuổi đi học, Rơnê được gửi vào trường dòng (trường của giáo hội dòng Tên). Khi học tỏ ra thông minh khác thường, nhưng lại không ham học, Rơnê chán ghét những giáo lý của đạo Thiên chúa mà trường dòng nhồi nhét cho.
    Năm 17 tuổi, Rơnê Đêcactơ tới Pari. Lúc đầu, chàng quý tộc trẻ tuổi này lao vào cuộc sống ăn chơi hưởng lạc chốn đô thành hoa lệ. ít lâu sau, Đêcactơ hối tiếc thời gian lãng phí đó và lao vào nghiên cứu toán học. Sau khi tốt nghiệp đại học, với tấm bằng luật sư loại ưu, Đêcactơ có thể dễ dàng tìm được một cương vị ưu đãi. Nhưng tính hiếu động, không chịu ngồi yên một chỗ, Đêcactơ xung phong vào làm sĩ quan kị binh, và tìm cách đi chu du khắp châu Âu. Ông sống ở Hà Lan tới 20 năm. Năm 1649, ông được nữ hoàng Thụy Điển Crixtina mời sang Xtôckhôm. Nữ hoàng trọng đãi nhà bác học, yêu cầu ông giảng cho bà về triết học và tổ chức giúp Viện hàn lâm khoa học Thụy Điển. Một buổi sáng tới hoàng cung, ông bị cảm lạnh, viêm phổi cấp tính. Ông mất tại Xtôckhôm năm 1650, khi mới 54 tuổi. Mười bảy năm sau, thi hài của ông được đưa về nước Pháp và nhân dân Pháp đã tổ chức lễ tang nhà bác học kiêm triết học của họ lần thứ hai.
    Đêcactơ đã sáng tạo ra phép tính vi phân và tích phân, hình học giải tích và nhiều phương pháp toán học khác. Ngoài ra ông còn có những cống hiến về cơ học, thiên văn học... Ông sử dụng khoa học để xây dựng hệ thống triết học mới và phê phán triết học kinh viện của giáo hội. Tác phẩm của ông đã bị giáo hội liệt vào "danh mục sách cấm". Cuộc đời của ông phần lớn thời gian phải sống ở nước ngoài để tránh sự khủng bố của giáo
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.

Chia sẻ trang này