1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử Toán học!

Chủ đề trong 'Toán học' bởi King_of_god_new, 22/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quangthuyquethanh

    quangthuyquethanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    chao anh vnmáth , anh cũng là thành viên trang web này hả , thiệt là thú vị . em nữa nè . quế thanh nè . 2 anh em mình bắt tay , đi an chè nha
    anh là thành viên tích cực nữa à , em mới vào trang này , trang này có gì hay anh giới thiệu cho em với
    chào
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Home có hẳn một cuốn về số Pi. Nào lá lịch sử số Pi( cái này mà post lên cũng dài hơn bài viết của VNmaths đến chục lần), rùi ma thuật tìm pi, số Pi bí ẩn....Đọc hay lắm. mà chưa có thời gian post lên.
  3. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    1. Paul Erdoes- cậu bé 4 tuổi đã biết một ngày kia mình sẽ chết.
    Paul Erdoes sinh ngày 26.03.1913 trong một gia đình Do Thái ở Budapest-Hungary. Bố mẹ ông cùng là giáo viên tóan phổ thông. Khi lên 3 tuổi, Paul đã có khả năng nhân nhẩm trong đầu các con số có 3 chữ số (1). Khách đến chơi nhà ông thừơng bị ông gặng hỏi ngày tháng năm sinh rồi tự ông ngồi nhẩm tính xem vị khách đó đã sống chính xác bao nhiêu giây đồng hồ rồi.
    Lên 4 tuổi, một lần theo mẹ vào cửa hàng tạp hóa đột ngột Paul khóc òa lên. Bà mẹ không hiểu lý do tại sao mới hỏi. Paul trả lời rằng ông đã biết được con người ta một ngày nào đó sẽ chết. Và từ đó trở đi Paul luôn muốn mình đựơc trẻ hơn. Paul cũng bắt đầu chú ý đến dãy số nguyên tố 2, 3, 5, 7, 11, 13... bắt đầu từ thời điểm này. Cũng kể từ đó Paul trở thành "một vị sư tóan học".
    Lên 7 tuổi Paul "khám phá ra số Âm" (negative) bằng một lập luận nghe tưởng chừng rất đơn giản như sau: "Nếu mẹ có 100 đồng, mà mẹ mua hết 250 đồng, vậy thì mẹ phải bị âm 150 đồng. Như vậy phải tồn tại cả số Âm!".(2)
    --------------------------
    (1): ví dụ 234 x 999 =...
    (2): Nếu các bạn biết rằng từ khi số Dương ra đời ( 1,2,3,4,5..) cho đến khi số 0 ra đời nhân lọai phải mất 1000 năm suy nghĩ và để đưa số Âm ( -1,-2,-3..) vào tóan học người ta còn mất nhiều thời gian hơn thế, thì có thể thấy được dừơng như số học với Erdoes như là một dạng ngôn ngữ, khi mà anh được ném vào cộng đồng người thì tự nhiên anh sẽ biết nói.
    Paul Erdös ( 1913-1996) thời niên thiếu học ở Budapest sau sang học ở Manchester và dành học vị tiến sĩ năm 1934. Erdör cộgn tác với nhóm Louis Mordell. Một định lý do Erdös phát biểu năm 1935 đã được Mordell chứng minh năm 1937 nên mang tên 2 người. Từ 1938 Erdös sang Mỹ và tu luyện qua các trường như Princeton, Purdue, Stanford. Năm 1949 Erdös cộng tác với Sellberg đưa ra một lý thuyết về số nguyên tố.
    Ông bị giới tóan học cho là một con người kỳ quặc, vì ông vừa giỏi lại vừa lập dị, lại viết rất nhiều về lý thuyết tóan thuộc đủ mọi lĩnh vực từ lý thuyết số học, đại số, xác suất, hình học đến giải tích tổng hợp v.v...
    Giai thọai về Erdös hồi 4 tuổi đã biết mình phải chết, nếu có thật, có lẽ là một ví dụ sinh động cho học thuyết duy tâm của Platon về " Sự Nhớ Lại". Theo Platon, học chẳng qua chỉ là một hành động nhớ lại kinh nghiệm của linh hồn ở kiếp trước mà thôi. Trường hợp Erdös lúc 4 tuổi có thể chỉ là một sự nhớ lại tiền kiếp cũng nên ? Vì ở tuổi đó, cái chết chưa thể là kiến thức mà chỉ có thể là kinh nghiệm, và dĩ nhiên kinh nghiệm đó chỉ có thể được tích lũy từ tiền kiếp.
    Tuy nhiên cũng có thể hiểu là Erdös đã sớm có một tư duy tổng hợp cực kỳ xuất chúng. Tư duy này là năng lực trí tuệ phương Đông, theo đó thế giới này như một tấm gương symétrique đăng đối 2 phần: Có sống ắt có chết. Có dương ắt có âm.Có được ắt có mất ....
    Chính vì tư duy phương Tây thiên về phân tích, nhưng thiếu về tổng hợp nên tóan học cổ Hy Lạp tuy có rất sớm với Thalès, Pytagore từ thế kỷ 6 trước công nguyên nhưng mãi thế kỷ 10 sau công nguyên mới biết dùng ký hiệu sô 0 học mót của người Arab, mà vốn bọn này cũng cóp được của người Ấn đã biết dùng từ 2000 năm trước công nguyên. Cũng chính vì thế mà ký hiệu + - mãi đến 1489 mới đựợc một nhà tóan học Đức là Jean Widmann Eger chính thức đưa vào tóan học. Trong khi đối với người Trung Hoa, số âm thực chất đã được khái niệm từ 3000 năm trước công nguyên qua Dịch lý. Đại số đối với châu Âu càng muộn và học mót từ người Arab vào thế kỷ 16. Chính vì thế từ " Algèbre" ( Đại Số ) là xuất phát từ tiêng Arab " Al Djabr".
    link: http://www.vnequation.de/ibf/index.php?act=ST&f=5&t=2336&s=7fe588b4440e25383ef8e94d62213020
    Được king of god sửa chữa / chuyển vào 12:55 ngày 27/05/2004

Chia sẻ trang này