1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử, Văn Hóa, Truyền Thống, Phong Cảnh, Du Lịch và Con Người Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dhphong_qn80, 22/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Lìch sư?, vfn hòa, truyĂ?n thẮng, phong cảnh, du lìch và? con ngươ?i Vìfnh Phùc.

    Mì?nh lẶp Topic nà?y 'Ă? nòi mòi 'iĂ?u vĂ? lìch sư?, vfn hòa, truyĂ?n thẮng, du lìch, con ngươ?i... cù?a Vìfnh Phùc. Trước tiĂn xin giới thiẶu với càc bàn mẶt sẮ danh thf́ng cù?a Vìfnh Phùc:

    Bà?n 'Ă? Vìfnh Phùc:

    [​IMG]

    Vìfnh Phùc là? mẶt tì?nh 'ược thà?nh lẶp dựa trĂn sự tàch ra tư? tì?nh ban 'Ă?u là? Vìfnh Phù (Thà?nh hai tì?nh bĂy giơ? là? Vìfnh Phùc và? Phù Thò) với diẶn tìch là? 1362 km2 với càc huyẶn thì như thì xàf Phùc YĂn, Vìfnh yĂn, LẶp Thàch, Vìfnh Tươ?ng, YĂn Lạc, Tam Ăảo, MĂ Linh


    Quần thf di tĂch danh thắng Thanh Lanh Ngọc BTi​


    Quần thf di tĂch danh thắng Thanh Lanh Ngọc BTi nằm trong thung lũng nĂi Mỏ Quạ thuTc xĂ Trung Mỹ, huy?n BĂnh XuyĂn. G"m 'ền ĐĂng Cung, thĂnh Quận Hẻo, xĂm Đ"ng ĐĂnh, thĂc Ba Ao.

    Cụm 'ền ĐĂng Cung cĂ 'ền Hạ - Trung Thượng thờ tứ vng thời HĂng Vương. Đền ĐĂng Cung 'ược xĂy dựng thời LĂ (Thế kỷ XI). B< phĂ trong tiĂu th. khĂng chiến (1949), hi?n cĂn lưu giữ 2 'ạo sắc, 2 bia 'Ă thời LĂ, nay 'ược nhĂn dĂn tĂn tạo nfm 1997.
  2. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Đi?nh Thô? Tang​
    Đình Thổ Tang, xã Thổ Tang (Vĩnh Tường) là ngôi đình có kiểu dáng cổ nhất trong các ngôi đình hiện còn ở Vĩnh Phúc. Kiến trúc khá đồ sộ. Các bức chạm gỗ có giá trị lớn về mỹ thuật dân gian thời Lê với kỹ thuật tinh xảo, đề tài độc đáo như: "Đánh ghen", "Hội xuống đồng", "Bắn hổ", "Đấu vật", "Đá cầu"... Song có người lại đặc biệt ca ngợi bức hoành phi của ngôi đình với 3 chữ đại tự "Hoà Vi Quý" (Hòa là quý), thể hiện một triết lý nhân sinh sâu sắc chỉ thấy có ở đây. Bức hoành phi có xuất xứ khá thú vị: "Hồi ngôi đình mới làm xong, chưa khánh thành được vì bức hoành phi chưa tìm được chữ nào vừa ý. Lúc đó có viên Tổng đốc Sơn Tây kinh lý qua. Biết vị tổng đốc là người hay chữ, dân làng thỉnh cầu ông cho chữ hoành phi. Sau khi nghe kỳ mục bẩm báo tình hình mọi mặt của làng, khi đó có chuyện dân Tam Lâm với dân Tứ Xóm trong làng lâu nay thường xuyên đánh lộn, kể cả dùng cật nứa đâm nhau trọng thương mà không làm sao ngăn chặn được, vị Tổng đốc nhíu mày suy nghĩ rồi viết luôn 3 chữ: "Hòa Vi Quý". Thấy nghĩa chữ hay quá, dân làng phẩn khởi lập tức khắc ngay vào bức hoành phi treo lên và mở luôn hội khánh thành đình. Kể cũng lạ, tự nhiên sau đó trong làng yên ắng hẳn không còn chuyện đánh lộn thường xuyên như trước. Tình hình đó được duy trì cho mãi tới nay". Ngoài ngôi đình, Thổ Tang còn có chùa Tùng Vân và miếu Trúc, làm thành cụm di tích có giá trị lớn về lịch sử kiến trúc mỹ thuật. Đây cũng là làng thương mại nổi tiếng từ xưa đồng thời là quê hương của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học.
  3. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Đi?nh Thô? Tang​
    Đình Thổ Tang, xã Thổ Tang (Vĩnh Tường) là ngôi đình có kiểu dáng cổ nhất trong các ngôi đình hiện còn ở Vĩnh Phúc. Kiến trúc khá đồ sộ. Các bức chạm gỗ có giá trị lớn về mỹ thuật dân gian thời Lê với kỹ thuật tinh xảo, đề tài độc đáo như: "Đánh ghen", "Hội xuống đồng", "Bắn hổ", "Đấu vật", "Đá cầu"... Song có người lại đặc biệt ca ngợi bức hoành phi của ngôi đình với 3 chữ đại tự "Hoà Vi Quý" (Hòa là quý), thể hiện một triết lý nhân sinh sâu sắc chỉ thấy có ở đây. Bức hoành phi có xuất xứ khá thú vị: "Hồi ngôi đình mới làm xong, chưa khánh thành được vì bức hoành phi chưa tìm được chữ nào vừa ý. Lúc đó có viên Tổng đốc Sơn Tây kinh lý qua. Biết vị tổng đốc là người hay chữ, dân làng thỉnh cầu ông cho chữ hoành phi. Sau khi nghe kỳ mục bẩm báo tình hình mọi mặt của làng, khi đó có chuyện dân Tam Lâm với dân Tứ Xóm trong làng lâu nay thường xuyên đánh lộn, kể cả dùng cật nứa đâm nhau trọng thương mà không làm sao ngăn chặn được, vị Tổng đốc nhíu mày suy nghĩ rồi viết luôn 3 chữ: "Hòa Vi Quý". Thấy nghĩa chữ hay quá, dân làng phẩn khởi lập tức khắc ngay vào bức hoành phi treo lên và mở luôn hội khánh thành đình. Kể cũng lạ, tự nhiên sau đó trong làng yên ắng hẳn không còn chuyện đánh lộn thường xuyên như trước. Tình hình đó được duy trì cho mãi tới nay". Ngoài ngôi đình, Thổ Tang còn có chùa Tùng Vân và miếu Trúc, làm thành cụm di tích có giá trị lớn về lịch sử kiến trúc mỹ thuật. Đây cũng là làng thương mại nổi tiếng từ xưa đồng thời là quê hương của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học.
  4. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Đồng Đậu - Khu di tích khảo cổ học lớn nhất nước ta​
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
    Các di tích, di vật kha?o cô? đa?o được ơ? Đô?ng Đậu
    Khu di tích Đồng Đậu được phát hiện một cách ngẫu nhiên vào năm 1962. Di chỉ nằm trên một gò đất mang tên gò Đậu, xung quanh nhiều hồ ao thuộc thị trấn Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc. Trong một lần làm đường giao thông, người ta đã đào một phần gò và phát hiện nhiều di chỉ cổ. Lần khai quật đầu tiên được tiến hành vào năm 1965 đã cho thấy khu di tích có một lượng di chỉ hết sức phong phú, đa dạng. Từ đó đến nay, Đồng Đậu đã trải qua 6 lần khai quật (nhiều nhất so với tất cả các khu vực khảo cổ khác), trong đó Viện Khảo cổ học tiến hành 3 lần và Bảo tàng lịch sử Việt Nam tiến hành 3 lần, chưa kể rất nhiều đợt thám sát, phúc tra của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Kết quả thu được là số hiện vật nhiều nhất từ trước tới nay, trong đó có hàng ngàn hiện vật đồ đá và đồ đồng, vài trăm hiện vật bằng xương, gốm..., khối lượng lên tới vài chục tấn. Đồng Đậu vốn là một gò đất hiền lành, nay trở thành một địa điểm khảo cổ học có thể nói là quan trọng vào bậc nhất trong việc nghiên cứu về quá trình hình thành cộng đồng Việt cổ ở Đồng bằng sông Hồng - biểu tượng của sự hình thành dân tộc.
    Trong khoảng diện tích khảo cổ rộng nhất (khoảng 62000m²), rải rác tới 200 địa điểm khảo cổ học trải dài từ tỉnh Phú Thọ cho tới khu vực ven sông Hồng ngoại thành Hà Nội. So với tất cả các khu vực khảo cổ khác (thường có tầng văn hóa khoảng 40-50cm), Đồng Đậu có tầng văn hóa dày nhất (khoảng 4m) và có diễn biến từ dưới lên theo tiến trình thời gian. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra 4 tầng văn hóa của di tích khảo cổ này. Lớp dưới cùng (cổ nhất) khai quật được nhiều đồ đá và xương. Máy xác định niên đại cho thấy những hiện vật này có cách đây trên 3000 năm. Lớp thứ hai: đồ đá và đồng, lớp thứ ba cũng là đồ đá và đồ đồng nhưng mới hơn và kỹ thuật đã tinh xảo hơn nhiều. Lớp thứ tư, trên cùng, cho thấy có nhiều đồ gốm và cả một ngôi mộ cổ còn tương đối nguyên vẹn, tay trái đeo vòng đá, có niên đại cách đây khoảng 2500năm. Theo nghiên cứu của các cán bộ nhân học thì đó là hài cốt một người đàn ông. Bốn tầng văn hóa phản ánh tương đối toàn diện quá trình hình thành và sự phát triển cũng như về đời sống kinh tế, văn hóa của người Việt Cổ - những cư dân thời đại kim khí cư trú liên tục trong gần 2000 năm. Những tài liệu khoa học thu được từ lòng đất Đồng Đậu đã góp phần chứng minh nguồn gốc bản địa của văn hóa Đông Sơn và cung cấp nhiều sử liệu gốc để nghiên cứu thời dựng nước đầu tiên của dân tộc: thời Hùng Vương.
    Là người trực tiếp điều hành công tác khai quật khu di tích Đồng Đậu và có nhiều công trình nghiên cứu về khu di tích, Phó giáo sư Hoàng Xuân Trinh, Viện phó Viện khảo cổ học, đánh giá: "Với những di vật khai quật được, Đồng Đậu hiện nay là một khu di chỉ khảo cổ học lớn nhất nước ta với diện tích rộng nhất, tầng văn hóa dày nhất, và số di vật phong phú, đồ sộ nhất, lâu đời nhất. Do đó, cũng chưa nơi nào có số lần khai quật lên đến 6 lần như ở đây".
    Đồng Đậu đã được xếp hạng di sản văn hóa cấp quốc gia. Vấn đề đặt ra là làm sao bảo tồn và khai thác các giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế của khu di chỉ này một cách hiệu quả. Tỉnh Vĩnh Phúc đang có ý định xây dựng một bảo tàng khảo cổ học ngoài trời, ngay trên diện tích đã được khai quật, trưng bày những hiện vật đã khai quật được trong một không gian tự nhiên vốn có của nó để khách tham quan có thể hình dung một cách sinh động, cụ thể về khu di tích cũng như về đời sống của người Việt cổ ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, làm sao để trưng bày hiện vật ngoài trời ngay tại khu vực khai quật mà vẫn giữ được nguyên vẹn các hiện vật trước tác động ngoại cảnh, đặc biệt là thời tiết nắng lắm mưa nhiều của nước ta, thì lại là một vấn đề khó khăn. Hy vọng rằng khu di tích Đồng Đậu sẽ được quan tâm đầu tư cho công tác bảo tồn và khai thác xứng với tầm cỡ giá trị của nó
    Được dhphong_qn80 sửa chữa / chuyển vào 19:21 ngày 22/05/2004
  5. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Đồng Đậu - Khu di tích khảo cổ học lớn nhất nước ta​
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
    Các di tích, di vật kha?o cô? đa?o được ơ? Đô?ng Đậu
    Khu di tích Đồng Đậu được phát hiện một cách ngẫu nhiên vào năm 1962. Di chỉ nằm trên một gò đất mang tên gò Đậu, xung quanh nhiều hồ ao thuộc thị trấn Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc. Trong một lần làm đường giao thông, người ta đã đào một phần gò và phát hiện nhiều di chỉ cổ. Lần khai quật đầu tiên được tiến hành vào năm 1965 đã cho thấy khu di tích có một lượng di chỉ hết sức phong phú, đa dạng. Từ đó đến nay, Đồng Đậu đã trải qua 6 lần khai quật (nhiều nhất so với tất cả các khu vực khảo cổ khác), trong đó Viện Khảo cổ học tiến hành 3 lần và Bảo tàng lịch sử Việt Nam tiến hành 3 lần, chưa kể rất nhiều đợt thám sát, phúc tra của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Kết quả thu được là số hiện vật nhiều nhất từ trước tới nay, trong đó có hàng ngàn hiện vật đồ đá và đồ đồng, vài trăm hiện vật bằng xương, gốm..., khối lượng lên tới vài chục tấn. Đồng Đậu vốn là một gò đất hiền lành, nay trở thành một địa điểm khảo cổ học có thể nói là quan trọng vào bậc nhất trong việc nghiên cứu về quá trình hình thành cộng đồng Việt cổ ở Đồng bằng sông Hồng - biểu tượng của sự hình thành dân tộc.
    Trong khoảng diện tích khảo cổ rộng nhất (khoảng 62000m²), rải rác tới 200 địa điểm khảo cổ học trải dài từ tỉnh Phú Thọ cho tới khu vực ven sông Hồng ngoại thành Hà Nội. So với tất cả các khu vực khảo cổ khác (thường có tầng văn hóa khoảng 40-50cm), Đồng Đậu có tầng văn hóa dày nhất (khoảng 4m) và có diễn biến từ dưới lên theo tiến trình thời gian. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra 4 tầng văn hóa của di tích khảo cổ này. Lớp dưới cùng (cổ nhất) khai quật được nhiều đồ đá và xương. Máy xác định niên đại cho thấy những hiện vật này có cách đây trên 3000 năm. Lớp thứ hai: đồ đá và đồng, lớp thứ ba cũng là đồ đá và đồ đồng nhưng mới hơn và kỹ thuật đã tinh xảo hơn nhiều. Lớp thứ tư, trên cùng, cho thấy có nhiều đồ gốm và cả một ngôi mộ cổ còn tương đối nguyên vẹn, tay trái đeo vòng đá, có niên đại cách đây khoảng 2500năm. Theo nghiên cứu của các cán bộ nhân học thì đó là hài cốt một người đàn ông. Bốn tầng văn hóa phản ánh tương đối toàn diện quá trình hình thành và sự phát triển cũng như về đời sống kinh tế, văn hóa của người Việt Cổ - những cư dân thời đại kim khí cư trú liên tục trong gần 2000 năm. Những tài liệu khoa học thu được từ lòng đất Đồng Đậu đã góp phần chứng minh nguồn gốc bản địa của văn hóa Đông Sơn và cung cấp nhiều sử liệu gốc để nghiên cứu thời dựng nước đầu tiên của dân tộc: thời Hùng Vương.
    Là người trực tiếp điều hành công tác khai quật khu di tích Đồng Đậu và có nhiều công trình nghiên cứu về khu di tích, Phó giáo sư Hoàng Xuân Trinh, Viện phó Viện khảo cổ học, đánh giá: "Với những di vật khai quật được, Đồng Đậu hiện nay là một khu di chỉ khảo cổ học lớn nhất nước ta với diện tích rộng nhất, tầng văn hóa dày nhất, và số di vật phong phú, đồ sộ nhất, lâu đời nhất. Do đó, cũng chưa nơi nào có số lần khai quật lên đến 6 lần như ở đây".
    Đồng Đậu đã được xếp hạng di sản văn hóa cấp quốc gia. Vấn đề đặt ra là làm sao bảo tồn và khai thác các giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế của khu di chỉ này một cách hiệu quả. Tỉnh Vĩnh Phúc đang có ý định xây dựng một bảo tàng khảo cổ học ngoài trời, ngay trên diện tích đã được khai quật, trưng bày những hiện vật đã khai quật được trong một không gian tự nhiên vốn có của nó để khách tham quan có thể hình dung một cách sinh động, cụ thể về khu di tích cũng như về đời sống của người Việt cổ ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, làm sao để trưng bày hiện vật ngoài trời ngay tại khu vực khai quật mà vẫn giữ được nguyên vẹn các hiện vật trước tác động ngoại cảnh, đặc biệt là thời tiết nắng lắm mưa nhiều của nước ta, thì lại là một vấn đề khó khăn. Hy vọng rằng khu di tích Đồng Đậu sẽ được quan tâm đầu tư cho công tác bảo tồn và khai thác xứng với tầm cỡ giá trị của nó
    Được dhphong_qn80 sửa chữa / chuyển vào 19:21 ngày 22/05/2004
  6. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Triển lãm bốn mươi năm Đồng Đậu​
    Một phòng trưng bày "Văn hoá Đồng Đậu và di sản văn hoá Vĩnh Phúc" đã được khai trương ngày 28-5-2002, tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, nhân dịp 40 năm phát hiện và nghiên cứu văn hoá Đồng Đậu, Vĩnh Phúc là tỉnh cửa ngõ phía tây bắc của thủ đô, nhưng nhiều người dân Hà Nội mới có dịp tìm hiểu về di chỉ khảo cổ học nổi tiếng này.
    Cách đây hơn 40 năm, vào tháng 2 năm 1962, di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu đã được phát hiện, nhờ một cán bộ văn hoá địa phương. Nằm trên một gò đất rộng chừng 16.000m², thuộc thị trấn Yên Lạc, Vĩnh Phúc, hơn 40 năm qua, di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu đã được các nhà khoa học khai quật 6 lần. Kết quả khai quật, nghiên cứu 40 năm qua đã chứng tỏ, Đồng Đậu là một di tích có quy mô lớn. Cư dân thời đại kim khí đã cư trú liên tục ở đây trong gần 2000 năm. Họ đã để lại một tầng văn hoá rất phong phú, dày gần 4m, chứa đựng một khối lượng đồ sộ di vật khảo cổ học. Giá trị khoa học của di chỉ Đồng Đậu rất lớn. Trước hết, đây là di tích chứa đựng và lưu tồn dấu tích của 4 giai đoạn phát triển văn hoá tiêu biểu của nước ta (văn hoá Phùng Nguyên, văn hoá Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun và văn hoá Đông Sơn) trên cùng một địa điểm mà không có sự gián đoạn về thời gian. Hiện vật thu được ở Đồng Đậu qua các cuộc thám sát, khai quật vừa đồ sộ về số lượng, vừa đa dạng về loại hình, với đủ loại chất liệu (đá, xương, sừng, gốm, đồ đồng). Đặc biệt, những phát hiện khảo cổ học ở Đồng Đậu, đã minh chứng hùng hồn rằng, người Việt cổ đã định cư ở vùng đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng từ lâu và xây dựng nên Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Một điều rất đáng chú ý là, trong khi nhiều di chỉ rất nổi tiếng ở nước ta bị huỷ hoại ghê gớm, thì di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu lại được gìn giữ rất tốt. Cho đến nay, có thể nói, Đồng Đậu là di chỉ duy nhất ở nước ta còn tương đối nguyên vẹn, tiềm ẩn những thông tin quý trong lòng đất.
    Phòng trưng bày chuyên đề này sẽ giới thiệu với người xem những hiện vật đá, đồng, xương, gốm được khai quật ở Đồng Đậu, cho thấy nguồn gốc bản địa của văn hoá Đông Sơn và cung cấp nhiều sử liệu gốc để nghiên cứu thời dựng nước đầu tiên của dân tộc. Đặc biệt, một bộ hài cốt người cổ thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên cũng được đưa về trưng bày, đây là phát hiện quan trọng nhất trong đợt khai quật năm 1999 tại Gò Đậu. Ngoài ra, trống đồng Đạo Trù, chuông khánh chùa Thổ Tang, tháp gốm men chùa Trò? những cổ vật tiêu biểu được khai quật ở Vĩnh Phúc, các hình ảnh về những làng nghề truyền thống và Vĩnh Phúc trong thời kỳ đổi mới, cũng được đưa về trưng bày, giúp người xem có cái nhìn khái quát về lịch sử Vĩnh Phúc, xưa và nay.
    Hy vọng, sau cái mốc 40 năm này (với con số khiêm tốn: mới có trên 700m² được khai quật trên tổng diện tích 16.000m²), di chỉ Đồng Đậu sẽ tiếp tục được mở rộng diện khai quật, nghiên cứu.
    (Theo TBDL)
  7. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Triển lãm bốn mươi năm Đồng Đậu​
    Một phòng trưng bày "Văn hoá Đồng Đậu và di sản văn hoá Vĩnh Phúc" đã được khai trương ngày 28-5-2002, tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, nhân dịp 40 năm phát hiện và nghiên cứu văn hoá Đồng Đậu, Vĩnh Phúc là tỉnh cửa ngõ phía tây bắc của thủ đô, nhưng nhiều người dân Hà Nội mới có dịp tìm hiểu về di chỉ khảo cổ học nổi tiếng này.
    Cách đây hơn 40 năm, vào tháng 2 năm 1962, di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu đã được phát hiện, nhờ một cán bộ văn hoá địa phương. Nằm trên một gò đất rộng chừng 16.000m², thuộc thị trấn Yên Lạc, Vĩnh Phúc, hơn 40 năm qua, di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu đã được các nhà khoa học khai quật 6 lần. Kết quả khai quật, nghiên cứu 40 năm qua đã chứng tỏ, Đồng Đậu là một di tích có quy mô lớn. Cư dân thời đại kim khí đã cư trú liên tục ở đây trong gần 2000 năm. Họ đã để lại một tầng văn hoá rất phong phú, dày gần 4m, chứa đựng một khối lượng đồ sộ di vật khảo cổ học. Giá trị khoa học của di chỉ Đồng Đậu rất lớn. Trước hết, đây là di tích chứa đựng và lưu tồn dấu tích của 4 giai đoạn phát triển văn hoá tiêu biểu của nước ta (văn hoá Phùng Nguyên, văn hoá Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun và văn hoá Đông Sơn) trên cùng một địa điểm mà không có sự gián đoạn về thời gian. Hiện vật thu được ở Đồng Đậu qua các cuộc thám sát, khai quật vừa đồ sộ về số lượng, vừa đa dạng về loại hình, với đủ loại chất liệu (đá, xương, sừng, gốm, đồ đồng). Đặc biệt, những phát hiện khảo cổ học ở Đồng Đậu, đã minh chứng hùng hồn rằng, người Việt cổ đã định cư ở vùng đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng từ lâu và xây dựng nên Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Một điều rất đáng chú ý là, trong khi nhiều di chỉ rất nổi tiếng ở nước ta bị huỷ hoại ghê gớm, thì di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu lại được gìn giữ rất tốt. Cho đến nay, có thể nói, Đồng Đậu là di chỉ duy nhất ở nước ta còn tương đối nguyên vẹn, tiềm ẩn những thông tin quý trong lòng đất.
    Phòng trưng bày chuyên đề này sẽ giới thiệu với người xem những hiện vật đá, đồng, xương, gốm được khai quật ở Đồng Đậu, cho thấy nguồn gốc bản địa của văn hoá Đông Sơn và cung cấp nhiều sử liệu gốc để nghiên cứu thời dựng nước đầu tiên của dân tộc. Đặc biệt, một bộ hài cốt người cổ thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên cũng được đưa về trưng bày, đây là phát hiện quan trọng nhất trong đợt khai quật năm 1999 tại Gò Đậu. Ngoài ra, trống đồng Đạo Trù, chuông khánh chùa Thổ Tang, tháp gốm men chùa Trò? những cổ vật tiêu biểu được khai quật ở Vĩnh Phúc, các hình ảnh về những làng nghề truyền thống và Vĩnh Phúc trong thời kỳ đổi mới, cũng được đưa về trưng bày, giúp người xem có cái nhìn khái quát về lịch sử Vĩnh Phúc, xưa và nay.
    Hy vọng, sau cái mốc 40 năm này (với con số khiêm tốn: mới có trên 700m² được khai quật trên tổng diện tích 16.000m²), di chỉ Đồng Đậu sẽ tiếp tục được mở rộng diện khai quật, nghiên cứu.
    (Theo TBDL)
  8. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Hồ Xạ Hương​
    Hồ Xạ Hương nằm trong thung lũng núi con Trâu thuộc xã Minh Quang huyện Bình Xuyên. Hồ rộng tới 83 ha với nhiều ngách lớn xuyên vào các cánh rừng. Đập nước cao 41m, sức chứa của hồ hơn 12 triệu m3 nước. Dưới chân đập là sân Gôn 18 lỗ rộng 132 ha đang được xây dựng.
    Nước hồ Xạ Hương không bao giờ khô cạn. Khi hồ dâng cao tới cos 92, chèo thuyền giữa mênh mông sóng vỗ có thể ghé thuyền vào làng hay giữa lưng chừng núi. Lúc hồ rút xuống cos 76, du khách ngỡ ngàng thấy 2 chú cá voi bằng đá đang nhấp nhô dưới làn nước xanh. Khi hồ còn ở cos 53 sẽ thấy xuất hiện hàng đàn hải mã, lợn lòi, hổ, báo bằng đá mồ côi, chúng như đang tranh mồi làm tung nước trắng xóa nơi cửa các con suối cả.
  9. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Hồ Xạ Hương​
    Hồ Xạ Hương nằm trong thung lũng núi con Trâu thuộc xã Minh Quang huyện Bình Xuyên. Hồ rộng tới 83 ha với nhiều ngách lớn xuyên vào các cánh rừng. Đập nước cao 41m, sức chứa của hồ hơn 12 triệu m3 nước. Dưới chân đập là sân Gôn 18 lỗ rộng 132 ha đang được xây dựng.
    Nước hồ Xạ Hương không bao giờ khô cạn. Khi hồ dâng cao tới cos 92, chèo thuyền giữa mênh mông sóng vỗ có thể ghé thuyền vào làng hay giữa lưng chừng núi. Lúc hồ rút xuống cos 76, du khách ngỡ ngàng thấy 2 chú cá voi bằng đá đang nhấp nhô dưới làn nước xanh. Khi hồ còn ở cos 53 sẽ thấy xuất hiện hàng đàn hải mã, lợn lòi, hổ, báo bằng đá mồ côi, chúng như đang tranh mồi làm tung nước trắng xóa nơi cửa các con suối cả.
  10. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Một vòng quanh dải núi Sóc​
    Một ngày thu trời thoáng heo may, thẳng hướng bắc vượt sông Hồng, sông Đuống, rẽ trái theo quốc lộ 3 đường đi Thái Nguyên, rồi qua Cổ Loa, Đông Anh, vượt sông Cà Lồ, qua Phủ Lỗ rồi tới thị trấn mới Sóc Sơn, rẽ trái là bắt đầu con đường rước lễ truyền thống dài hai cây số vào đền Thánh Gióng. Ta bắt đầu cuộc du hành quanh dải núi Sóc linh thiêng mà tên cổ là Vệ Linh, hay Ninh Sóc. Điểm dừng đầu tiên chắc chắn phải là khu đền Sóc. Nếu đến dúng hội đền (từ 6 đến 8 tháng giêng âm lịch) bạn sẽ chìm ngập trong cái biển hàng vạn tín đồ hành hương.
    Những ngày chủ nhật, ngày lễ trong năm thì lượng người chỉ vừa đủ để không khí rộn ràng mà vẫn? thở được mùi rừng thông ngan ngát. Đền Sóc thờ Đức Thánh Gióng là một trong số những di tích lịch sử văn hoá được bảo quản tốt và tu tạo hài hoà. Các kiến trúc của khu đền nằm rải từ chân đến lưng chừng ngọn núi cao nhất trong cả dải Vệ Linh, dân địa phương gọi tên núi này là Đá Chồng. Trên đỉnh núi còn một cột đá cao 20m, tương truyền là nơi Thánh Gióng về trời. Đền Thượng tục truyền do Vua Hùng sai dựng để thờ Phù Đổng Thiên Vương ở nơi có vết chân ngựa sắt. Trong đền, có ba pho tượng anh hùng cứu quốc: Giữa là tượng Thánh Gióng, một bên là tượng Tây Vu Quốc Vương - một thủ lĩnh Âu Lạc có công đánh chiếm lại Cổ Loa, bên kia là Vu Điền Quốc Vương - một nông dân làng Vu Điền mà theo truyền thuyết đã vác vồ đi theo Thánh Gióng đánh giặc. Thật là thú vị biểu tượng "ba thứ quân" của tổ tiên xung trận! Nếu được ngồi dưới gốc thông 400 tuổi, nghe các vị bô lão kể các truyền thuyết ở vùng địa linh này, hẳn bạn không khỏi bàng hoàng về những kỳ tích.
    Từ đền Sóc quay trở ra vài trăm mét, bên tay phải là đường lên chùa Non Nước nằm ở lưng núi Chùa Non. Chùa mới được tôn tạo hoành tráng để thờ pho tượng Phật Tổ bằng đồng đúc nguyên khối lớn nhất Đông Nam Á. Thầy trụ trì chùa cũng là vị trụ trì chùa cổ Phúc Khánh nói: "Sóc Sơn là vùng địa linh bậc nhất của Hà Nội, vì lẽ đó mà thầy quyết tâm đặt đại tượng Phật trấn ngự nơi này. Tượng đã khai quang yên vị vào đầu xuân năm nay".
    Sóc Sơn là một quần thể đồi thông mềm mại uốn lượn ngoạn mục. Ta như lạc vào tiên cảnh. Đã có nhiều quán "sơn trang" nhỏ mọc ven đầm, và mấy điểm đắc thế lưng dựa vào núi, chân buông xuống nước đang hình thành khung cảnh khu du lịch cỡ "đại gia" với những nếp nhà sàn thơ mộng. Dạo quanh nửa vòng đầm ta phát hiện một con đường mới mở lên xóm núi. Một khu nhà nghỉ kín đáo nằm quanh hồ. Đến đỉnh dốc Diều thấy nhấp nhô những toà tháp, lâu đài, đền thờ mang dáng kiến trúc cổ nhưng rõ mới xây. Vòng du hành núi Sóc bạn có thể kết thúc ở nơi này: "Biệt phủ Thành Chương", một bất ngờ mà thời nay đóng góp cho mảnh đất thiêng ngàn năm. Một hécta đất đồi khô cằn đã được người hoạ sĩ tài hoa biến thành quần thể kiến trúc, cây cỏ, vật thể làm sống lại khung cảnh sống của người Việt xưa, một bảo tàng văn vật mở đã làm kinh ngạc nhiều tao nhân mặc khách gần xa. Leo lên tầng lầu thứ năm, ngồi nhâm nhi chén trà đắng, nhìn bao quát phong cảnh, ta bất giác thở dài khi nghĩ đến những bon chen, bụi khói và tiếng ồn của đời sống đô thị đang chờ ta trở về.

Chia sẻ trang này