1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử, Văn Hóa, Truyền Thống, Phong Cảnh, Du Lịch và Con Người Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dhphong_qn80, 22/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    MỘT SỐ TƯ LIỆU LỊCH SỬ VỀ ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH HUYỆN LẬP THẠCH

    So với các huyện khác trong tỉnh, địa lý hành chính huyện Lập Thạch ít có biến động nhất.
    Theo những điều ghi chép trong chính sử và trong ?oĐại Nam nhất thống chí?, dẫn lại trong ?oĐất nước Việt Nam qua các đời? của Đào Duy Anh, tên huyện Lập Thạch xuất hiện từ đời nhà Trần (1225 ?" 1400); thời đó huyện Lập Thạch thuộc châu Tam Đới, lộ Đông Đô. Đến đời nhà Lê, nhà Nguyễn, huyện Lập Thạch vẫn thuộc châu Tam Đới sau đổi tên là phủ Tam Đới, chấn Sơn Tây. Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), phủ Tam Đới đổi tên là phủ Tam Đa. Năm sau (1822) đổi là phủ Vĩnh Tường. Năm 1899, thành lập tỉnh Vĩnh Yên. Huyện Lập Thạch vẫn giữ nguyên tên cũ và địa lý hành chính cũ, ?obất di bất dịch?, cho tới ngày nay.

    Địa dư huyện Lập Thạch khá rộng. Đầu thế kỷ XX (năm 1903) có tới 11 tổng: Bạch Lựu, Đạo Kỷ, Đông Định, Đông Mật, Hạ Ích, Hoàng Chỉ, Nhân Mục, Sơn Bình, Thượng Đạt, Tử Du và Yên Xá bao gồm 81 làng.
    Tới năm 1927, do sáp nhập một số làng với nhau và phân bố lại một số tổng, huyện Lập Thạch còn 70 làng, chia ra như sau:
    Tổng Bạch Lựu có 5 làng: Bạch Lựu Hạ, Bạch Lựu Thượng, Hải Lựu, Quang Viễn, Yên Thiết.
    Tổng Đại Lương (tức Đông Định trước) có 4 làng: Đông Định, Đại Lương, Hữu Phúc, Sen Hồ.
    Tổng Đạo Kỷ có 9 làng: Bình Sơn, Đồng Đạo, Đồng Văn, Lưỡng Quế, Nhạo Sơn, Như Sơn, Sơn Cầu, Thụy Điền, Thụy Sơn.
    Tổng Đông Mật có 5 làng: Chiều, Đông, Đông Hoạch, Phú Thị, Phú Hậu, Quan Tử.
    Tổng Hạ Ích có 6 làng: Đại Lữ , Hạ Ích, Hoàng Chung, Tiên Lũ, Xuân Đán, Xuân Lôi.
    Tổng Hoàng Chỉ có 6 làng: Bàng Hoàng, Dương Chỉ, Quảng Cư, Sơn Kịch, Tùy Sơn, Yên Mỹ.
    Tổng Nhân Mục có 7 làng: Đạo Nội, Đôn Mục, Khoan Bộ, Lãng Sơn, Nhân Lạc, Nhân Mục, Phương Ngạc.
    Tổng Sơn Bình có 6 làng: Đại Đề, Lai Châu, Phan Lãng, Phan Dư, Sơn Bình, Triệu Xá.
    Tổng Thượng Đạt có 6 làng: Bàn Giản, Liễn Sơn, Ngọc Liễn, Phú Thọ, Thản Sơn, Thượng Đạt.
    Tổng Tử Du có 7 làng: Bản Hậu, Bản Lập, Bồ Tỉnh, Gia Hòa, Thạc Trục, Tử Du, Xuân Trạch.
    Tổng Yên Xá có 9 làng: Dương Thọ, Đức Bác, Lập Thạch, Thiều Xuân, Thượng Yên, Yên Lập, Yên Lương, Yên Tĩnh, Yên Xá.
    Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Quốc hội và Chính phủ ta xóa bỏ cấp phủ và tổng (là 2 cấp hành chính trung gian không cần thiết), mở rộng cấp xã, nhỏ hơn tổng nhưng lớn hơn làng, xã trước kia, bao gồm một số thôn, xóm cũ. Nhiều tên xã mới ra đời. Có xã lấy tên các anh hùng dân tộc, các liệt sĩ cách mạng, các nhà hoạt động chống Pháp ... đặt tên xã mình như xã Hải Lựu là xã Hồng Phong, xã Xuân Hòa là xã Quang Trung. Có xã lấy các danh từ cách mạng. Thông thường nhất là kết hợp hai từ đầu (hoặc hai từ cuối, hoặc 1 từ đầu 1 từ cuối), Như xã Quang Yên là hai thôn Quang Viễn và Yên Thiết hợp lại (Phương Khoan là Ngạc + Khoan Bộ), (Triệu Đề là Triệu Xá + Đại Đề) ... Cũng có xã thống nhất lấy một tên tiêu biểu nhất, chung cho cả các thôn trong xã mình, như xã Tư Yên gồm 4 thôn: Yên Lập, Yên Lương, Yên Tĩnh, Yên Xá; xã Đôn Nhân gồm 4 thôn: Đôn Hạ, Đôn Mục, Đôn Thượng, Đôn Nhân ...
    Qua nhiều lần điều chỉnh địa dư và tên gọi, đến năm 1968 (năm hợp nhất Vĩnh Phú), huyện Lập Thạch có 38 xã:
    - Xã Bắc Bình có 4 thôn: Ba Làng, Bắc Bình, Hữu Phúc, Quang Viễn.
    - Xã Bạch Lưu có 1 thôn Bạch Lưu Thượng.
    - Xã Bàn Giản có 3 thôn: Bàn Giản, Tây Hạ, Trụ Thạch.
    - Xã Bồ Lý có 3 thôn: Bồ Lý Ngoài, Bồ Lý Trong, Nhân Lý.
    - Xã Cao Phong có 2 thôn: Phan Dư, Phan Lãng.
    - Xã Đạo Trù có 3 thôn: Đạo Trù, Phan Lân, Vĩnh Ninh.
    - Xã Đình Cho có 1 thôn: Kim Quy.
    - Xã Đôn Nhân có 4 thôn: Đôn Hạ, Đôn Mục, Đôn Thượng, Đôn Trung.
    - Xã Đồng Ích có 6 thôn: Bỉ La, Đại Lũ, Hạ Ích, Hoàng Chung, Viên Luận, Xuân Đán.
    - Xã Đồng Quế có 3 thôn: Đồng Văn, Quế Nham, Quế Trạo.
    - Xã Đồng Thịnh có 3 thôn: Thiều Xuân, Thượng Yên, Yên Tĩnh.
    -Xã Đức Bác có 2 thôn: Dương Thọ, Đức Bác.
    -Xã Hải Lựu có 2 thôn: Bạch Lựu Hạ, Hải Lựu.
    -Xã Hợp Lý có 3 thôn: Bỉnh Di, Thọ Linh, Tùy Sơn.
    -Xã Lãng Công có 2 thôn: Lãng Sơn, Thành Công.
    -Xã Liên Hòa có 4 thôn: Phú Thọ, Ngọc Liễn, Tây Thượng, Thượng Đạt.
    -Xã Liễn Sơn có 4 thôn: Làng Cương, Làng Han, Ngọc Kỳ, Oản.
    -Xã Nhạo Sơn có 2 thôn: Đông Đạo, Nhạo Sơn.
    -Xã Nhân Đạo có 2 thôn: Đạo Nội, Nhân Lạc.
    -Xã Như Thụy có 3 thôn: Ngọc Sơn, Như Sơn, Thụy Sơn.
    -Xã Phương Khoan có 2 thôn: Khoan Bộ, Phương Ngạc.
    -Xã Quang Sơn có 2 thôn: Quảng Cư, Sơn Kịch.
    -Xã Quang Yên có 2 thôn: Quang Viễn, Yên Thiết.
    -Xã Sơn Đông có 5 thôn: Đa Cai, Đông Mật, Phú Hậu, Phú Thị, Quan Tử.
    -Xã Tam Sơn có 2 thôn: Bình Sơn, Sơn Cầu.
    -Xã Tân Lập có 3 thôn: Cẩm Bình, Thụy Điền, Văn Nhưng.
    -Xã Tiên Lữ có 1 thôn cùng tên.
    -Xã Tử Du có 4 thôn: Bản Hậu, Bản Lập, Tử Du, Vinh Hoa.
    -Xã Tứ Yên có 2 thôn: Yên Lập, Yên Lương.
    -Xã Thái Hòa có 3 thôn: Đại Lương, Đông Định, Sen Hồ.
    -Xã Triệu Đề có 2 thôn: Đại Đề, Triệu Xá.
    -Xã Văn Quán có 2 thôn: Lai Châu, Sơn Bình.
    -Xã Vân Trục có 3 thôn: Bồ Tỉnh, Song Vân, Vân Trục.
    -Xã Xuân Hòa có 3 thôn: Gia Hòa, Thạc Trục, Xuân Trạch.
    -Xã Xuân Lôi có 1 thôn cùng tên.
    -Xã Yên Dương có 2 thôn: Yên Dương Hạ, Yên Dương Thượng.
    -Xã Yên Thạch có 3 thôn: Hoa Mỹ, Lập Thạch, Yên Xá.
    Trong thời gian hợp nhất tỉnh, với huyện Lập Thạch có 2 lần thay đổi địa lý hành chính:
    Theo Quyết định số 178/QĐ ngày 15-7-1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Lập Thạch được hợp nhất với huyện Tam Dương thành một huyện lấy tên là huyện Tam Đảo.
    Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 6 và Thống số 13/TB/TW ngày 14-12-1978, huyện Tam Đảo được tách thành hai huyện: huyện Lập Thạch giữ nguyên tên cữ; huyện Tam Dương hợp với huyện Bình Xuyên và lấy tên là huyện Tam Đảo.
    Huyện Lập Thạch ngày nay là huyện rộng lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc; phía bắc giáp Tuyên Quang, Thái Nguyên; phía tây giáp Phú Thọ (có sông Lô là giới hạn tự nhiên); phía đông giáp hai huyện Tam Dương và Vĩnh Tường (có sông Phó Đáy là giới hạn tự nhiên); diện tích414,28 km2; dân số 229.280 người với mặt độ 553,4 người/ km2 phân bố trên 38 xã và 1 thị trấn.
    Cụ thể các địa danh: xã, thôn, xóm ... đang dùng trong các văn bản chính thức hiện nay như sau:
    1. Xã Bắc Bình có các thôn xóm: Yên Thính, Bình Chỉ, Hoàng Chỉ, Băc Sơn, Bảo Sơn, Bình Sơn, Phúc Long, Phúc Lâm, Hữu Thịnh.
    2. Xã Bạch Lưu có các xóm: Hồng Đường, Anh Dũng, Hùng Mạnh, Tân Tiến.
    3. Xã Bàn Giản có các thôn xóm: Xuân Lai, Tây Hạ, Trụ Thạch, Đồi (Ngọc Xuân), Me (Ngọc Xuân), Bồ Thầy, Bồ Môm, Mật, Ổ Gà, Rừng Trưởng, Rừng Chùa.
    4. Xã Bồ Lý có các thôn: Bồ Lý, Nghĩa Lý, Bồ Lý Trong (Hạ Bì), Bồ Lý Ngoài (Trung Bì), Yên Hòa, Tân Lập, Đồng Bụi, Trại Mái, Ngọc Thụ.
    5. Xã Cao Phong có các thôn: Phan Dư, Phan Lãng, các xóm: Phục, Cây Gạo, Ngọc Bật, Tổ Gà, Nông, Xanh, Si, Bà Giang, Dùng, Hàng, Đồi Vỡ, Hốp, Chòi, Mới, Giang, Suối Đình.
    6. Xã Đạo Trù có các thôn: Đồng Quạ, Vĩnh Thành, Tân Tiến, Phân Lân, Gò, Tân Phú, Đạo Trù, Tân Lập, Đồng Mỏ, Vĩnh Kiên, Đồng Giếng.
    7. Xã Đìng Chu có các xóm: Tiền Phong, Tự Do, Kiến Thiết, Phấn Khởi, Thái Bình, Ngọc Sơn, Trung Kiến, Ái Quốc, Trung Thành, Bắc Sơn.
    8. Xã Đôn Nhân có các thôn: Thượng, Hạ, Trung (còn có tên là Hòa Bình), Đôn Mục (Dân Chủ).
    9. Xã Đồng Ích có các thôn: Hoàng Chung, Đại Lữ, Tân Lập, Bỉ La, Xuân Đán, Hạ Ích, Viên Luận, Chùa.
    10. Xã Đồng Quế có các thôn: Quế Nham, Quế Trạo, Văn Đoàn.
    11. Xã Đồng Thịnh có các xóm: Đấu Tranh, Cương Quyết, Quyết Thắng, Chiến Thắng, Thắng Lợi, Đại Đồng, Tiến Bộ, Hiệp Lực, Vạn Thắng, Đồng Tâm, Yên Thái, Liên Hòa, Yên Phú, Bàng Phú, Phú Bình, Yên Bình.
    12. Xã Đức Bác có các thôn: Nam Giáp, Khoái Thọ, Thượng Thọ.
    13. Xã Hải Lựu có các xóm: Dừa Cả, Dừa Lẽ, Đồng Soi, Gò Dùng, Dân Chủ, Đoàn Kết, Hòa Bình, Đồng Vằm, Đồng Chổ, Trung Kiên, Thắng Lợi, Khu Sơn, Dốc Đỏ, Lòng Thuyền, Đồng Trăm, Lăng Sen, Giếng Trẹo, Gò Dài, Lũng Lợn.
    14. Xã Hợp Lý có các thôn: Thọ Linh, Độc Lập, Phú Dị, Tùy Sơn, Tân Lập.
    15. Xã Lãng Công có các xóm: Trường Xuân, Thành Công, Hoành Sơn, Yên Sơn, Thống Nhất, Đoàn Kết, Lãng Công, Phú Cường, Lãng Sơn, Tam Đa.
    16. Xã Liên Hòa có các thôn: Ngọc Liễn, Phú Ninh (Vườn Chì), Phú Thụ (Phú Thọ), Thượng Đạt (Làng Bẽn), Tây Thượng.
    17.Xã Liễn Sơn có các thôn: Thản Sơn, Dương Chỉ, Liễn Sơn, Hoa Lư.
    18. Xã Ngọc Mỹ có các làng: Oản, Han, Lả, Cương, Vôi, các thôn, xóm: Ngọc Kỳ, Rừng Đình, Hà Loan, Minh Sơn.
    19. Xã Nhạo Sơn có các xóm: Đồng Đạo, Làng Giàng, Ngọc Đèn, Cửa Ngòi, Nhạo Sơn, Hoa Cao.
    20. Xã Nhân Đạo có các xóm: Hy Sin, Đại Nghĩa, Hồng Sinh, Trần Phú, Tiền Phong, Lê Xoay, Minh Tân, Thống Nhất, Đoàn Kết, Đồng Tâm.
    21. Xã Như Thụy có các thôn: Như Sơn (Kim Sơn), Ngọc Sơn (Ngọc Trí), Thụy Sơn (Liễn Sơn).
    22. Xã Phương Khoan có các thôn: Khoan Bộ, Hòa Bình, Đại Minh, Chiến Thắng, Đồng Tâm.
    23. Xã Quang Sơn có các xóm: Đại Diễn, Bác Ái, Đồng Hàng, Trại Chuối, Sơn Kịch, Ba Cầu, Quế Miêng, Quảng Cư, Đình, Làng, Ấp.
    24. Xã Quang Yên có các xóm: Đồng Dạ, Yên Thiết, Đức Thịnh, Đồng Dong, Đá Đen, Quang Viễn, Đồng Tâm, Đá Đứng, Đồng Chăm, Xóm Mới, Đồng Găng.
    25. Xã Sơn Đông có các xóm: Trại Đẽn, Đa Cai, Trại Miễn, Quân Tử (Gốm), Nam Hải, Đong Tiến, Bắc Sơn, Lũng Hòa, Yên Hòa, Hòa Bình, Đông Phú 1, Đông Phú 2, Đông Thịnh.
    26. Xã Tam Sơn có các xóm: Lạc Cầu, Bình Lạc, Bình Sơn.
    27. Xã Tân Lập có các xóm: Cầu Gạo, Cẩm Bình, Thụy Điền, Si, Văn Nhưng, Đồng Sinh.
    28. Xã Tiên Lũ có các xóm: Mới, Tân Phong, Trung Thành, Quang Trung, Hợp Tác, Thiên Trụ, Minh Đức, Liên Hợp, Liên Minh, Vinh Quang, Chùa, Trong.
    29. Xã Tử Du có 3 thôn: Bản Lập, Bản Hậu, Tử Du.
    30. Xã Tư Yên có 3 thôn: Yên Lương, Yên Phú, Yên Lập.
    31. Xã Thái Hòa có các thôn, xóm: Sen Hồ, Đại Lương, Đình Che, Đình Hà, Đông Định, Tây Sơn, Khảng.
    32. Xã Triệu Đề có các thôn: Đại Đề, Triệu Xá, Tên Tiến, Đoàn Thành, Chớp Nón (Tiền Phong), Hạnh Phúc, Kim (Kim Tiến), Đồi, Nội (Minh Đạo), Bèo (Nam Hùng).
    33. Xã Văn Quán có các xóm: Đức Lễ, Mỹ Ân, Đồng Xuân Lan, Xuân Quang, Tương Kế, Sơn, Xa, Phùng Nguyên, Đoan Hùng, Nhật Tân, Nam Trong, Nam Ngoài, Đình, Gò Dê.
    34. Xã Vân Trục có các thôn: Bồ Tỉnh, Vân Trục, Tam Phú, các xóm: Đầu Bò, Đầu Núi.
    35. Xã Xuân Hòa có các xóm: Đồng Chủ, Làng Chằm, Ao Thung, thôn Đồng Núi (thuộc HTX Đồng Xuân); Giếng Khoai, Chí Hầu, Hồng Thái, Cây Trám, Vườn São, Đồng Quyền, Đồng Cháy, Thành Lập, Bãi Cháy (thuộc HTX Thanh Xuân); Rừng Re, Văn Thịnh, Tân Triền, Nhà Hắc, Long Cương, Bới Đăng, Đồng Quyền, Giếng (thuộc HTX Đông Phú).
    36. Xã Xuân Lôi có các xóm: Chiến Thắng (Lăng), Cộng Hòa (Giang), Xuân Phong (Bàn), Đông Xuân (Cũ), Nghệ An (Vai), Lục Trụ (Chôi), Vườn Trùng (Vườn Tràng), Thi Đua (Đền), Đồng Tâm, Đoàn Kết (Chay), Minh Khai (Sửu), xóm Đông.
    37. Xã Yên Dương có các xóm: Đồng Mới (Đồng Mai), Đồng Tĩnh (Đồng Quán), Đồng Bục (Giếng Đương), Đồng Ơn (Đồng Nang), Cầu Ván, Đồng Pheo, Đồng Cù, Quang Đạo, Yên Phú (Đồng Cù Con).
    38. Xã Yên Thạch có các khu: Minh Khai, Thống Nhất, Đoàn Kết, Đại Thắng Trại, Đại Thắng Làng, Minh Tân Đồi, Minh Tân Làng, Tiền Phong, Ngọc Mỹ, Trung Kiên, An Khang 1, An Khang 2, Sông Lô 1, Sông Lô 2.
    39. Thị trấn Lập Thạch có 11 khu từ khu 1 đến khu 11.

  2. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    TRUYỂN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HOÁ THỊ XÃ PHÚC YÊN

    Thị xã Phúc Yên thành lập theo Nghị định số: 153/NĐ-CP ngày 9/12/2003 của Chính Phủ về việc thành lập thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thị xã Phúc Yên có diện tích 12.029 hecta bao gồm 5 phường (phường Hùng Vương, phường Trưng Trắc, phường Trưng Nhị, phường Xuân Hoà và phường Phúc Thắng). Có 4 xã (xã Tiền Châu, xã Nam Viên, xã Cao Minh và xã Ngọc Thanh). Dân số của thị xã có 82.780 người thuộc hai dân tộc anh em Kinh và Sán dìu.
    Thị xã Phúc Yên có chiều dài theo trục bắc, nam, dài 24 km, từ phường Hùng Vương đến đèo Nhe xã Ngọc Thanh giáp với tỉnh Thái Nguyên. Về địa giới, phía nam thị xã giáp huyện Mê Linh, phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp huyện Bình Xuyên và Đông giáp với Thủ đô Hà Nội, thị xã còn có tuyến đường bộ tuyến Phúc Yên ?" Xuân Hoà, nối với tuyến đường đi Thái Nguyên, có ga Phúc Yên là một trong những ga chính, đầu mối quan trọng của tuyến đường sắt Hà Nội ?" Lào Cai.
    Địa hình và cảnh quan của thị xã khá đa dạng và phong phú. Khách xa bạn gần đến với thị xã Phúc Yên, đang sống trong cảnh phố phường tấp nập, nhưng chỉ lên ô tô đi trong khoảng 15 phút là có thể tắm mình trong không khí của vùng núi Ngọc Thanh rợp tán lá rừng, của khu du lịch Đại Lải vừa thơ mộng vừa hiện đại.
    Với địa hình cảnh quan thuận lợi đó, thị xã Phúc Yên đã được con người chọn làm nơi định cự, làm ăn sinh sống. Dấu vết của người việt cổ, thời Vua Hùng còn lưu lại ở núi cả (toà sứ), xóm Gạo, xóm Đầm (khu Tháp Miếu)? Thị xã Phúc Yên vinh dự, tự hào là những cư dân đầu tiên tham gia chinh phục, khai phá vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng rừng núi trung du.
    Để chứng minh cho điều đó, trên toàn địa bàn thị xã Phúc Yên, tính đến quý I năm 2004, đã có 12 di tích được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá. Trong đó có 5 di tích cấp bộ, 7 di tích cấp tỉnh.
    Có thể sắp xếp theo trình tự sau:
    Di tích cấp bộ có:
    1. Đền Ngô Miễn (phường Phúc Thắng) Quyết định số 1728/QĐ-BT/1991.
    2. Chùa Bảo Sơn (xã Nam Viên) Quyết định số 2379/QĐ-BT/1994.
    3. Đình Khả Do (xã Nam Viên) Quyết định số 2379/QĐ-BT/1994.
    4. Đình Cao Quang (xã Cao Minh) Quyết định số 1539/QĐ-BT/1994.
    5. Chiến khu cách mạng Ngọc Thanh (xã Ngọc Thanh) Quyết định số 3777/QĐ-BT/1994.
    Di tích cấp tỉnh có:
    1. Chùa Cấm (còn gọi là chùa Báo Ân) thuộc phường Trưng Nhị Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc năm 1994.
    2. Đình chùa Nam Viên (xã Nam Viên) Quyết định số 443/QĐ-UB/2002 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
    3. Đình Thanh Lộc (xã Ngọc Thanh) Quyết định số 444/QĐ-UB/2002 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
    4. Đình Xuân Hoà (xã Cao Minh) Quyết định UBND tỉnh Vĩnh Phúc năm 2002.
    5. Khu lăng mộ Đỗ Nhân Tăng - Trần Công Tước (phướng Phúc Thắng) Quyết định số 182/QĐ-UB/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
    6. Đền Đồng Chằm (xã Ngọc Thanh) Quyết định số 181/QĐ-UB/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
    Thị xã Phúc Yên là đất văn vật, từ lâu đã có nhiều người đỗ đạt khoa bảng, góp phần làm rạng rỡ vùng quê ngàn năm văn hiến, tiêu biểu là tướng công Ngô Miễn (1371-1407) ông là tiến sĩ xuất thân khoa bảng cuối đời Trần, là người tham gia tích cực trong cuộc sống cách tân dưới triều Hồ Quý Ly, được thăng tới chức Đặc tiến quân sử, vinh tọc đại phu, kiêm xương phủ tổng quản chi lăng,thượng thư lệch, Đồng Bình Chuông quốc trọng sự, ông đã có công to lớn giúp nhân dân địa phương ổn định kinh tế, phát triển sản xuất, tổ chức cho dân di cư, lập ấp, khai khẩn đất hoang vùng bờ biển Sơn Nam (Phủ Thiên Trường) lập nên các xã Xuân Hùng, Xuân Thuỷ, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định ngày nay. Khi nhà Minh xâm lược nước ta, Ngô Miễn cùng Vua tôi nhà Hồ, trực tiếp kháng chiến giặc Minh. Cuộc kháng chiến thất bại, ông không chụi khuất phục qu hàng đã cùng vợ tuẫn tiễn tại cửa biển Kỳ La (Ngệ An) năm ông 36 tuổi.
    Cùng thời với tướng công Ngô Miễn còn có tiến sỹ Nguyễn Tôn Miệt người Phúc Thắng thị xã Phúc Yên. Ông đỗ tiến sĩ năm 1481 và là thành viên của hội tao đàn, tác phẩm của ông để lại đời sau còn có 8 bài thơ chữ hán trong cuốn sách: ?oToàn việt thi lục?.
    Đất Phúc Thắng còn lưu giữ lại nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, điển hình là tấm bia thời Lý Cao Tông niên hiệu Trị Bình Long ứng thứ 5 (1209).
  3. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    TRUYỂN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HOÁ THỊ XÃ PHÚC YÊN

    Thị xã Phúc Yên thành lập theo Nghị định số: 153/NĐ-CP ngày 9/12/2003 của Chính Phủ về việc thành lập thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thị xã Phúc Yên có diện tích 12.029 hecta bao gồm 5 phường (phường Hùng Vương, phường Trưng Trắc, phường Trưng Nhị, phường Xuân Hoà và phường Phúc Thắng). Có 4 xã (xã Tiền Châu, xã Nam Viên, xã Cao Minh và xã Ngọc Thanh). Dân số của thị xã có 82.780 người thuộc hai dân tộc anh em Kinh và Sán dìu.
    Thị xã Phúc Yên có chiều dài theo trục bắc, nam, dài 24 km, từ phường Hùng Vương đến đèo Nhe xã Ngọc Thanh giáp với tỉnh Thái Nguyên. Về địa giới, phía nam thị xã giáp huyện Mê Linh, phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp huyện Bình Xuyên và Đông giáp với Thủ đô Hà Nội, thị xã còn có tuyến đường bộ tuyến Phúc Yên ?" Xuân Hoà, nối với tuyến đường đi Thái Nguyên, có ga Phúc Yên là một trong những ga chính, đầu mối quan trọng của tuyến đường sắt Hà Nội ?" Lào Cai.
    Địa hình và cảnh quan của thị xã khá đa dạng và phong phú. Khách xa bạn gần đến với thị xã Phúc Yên, đang sống trong cảnh phố phường tấp nập, nhưng chỉ lên ô tô đi trong khoảng 15 phút là có thể tắm mình trong không khí của vùng núi Ngọc Thanh rợp tán lá rừng, của khu du lịch Đại Lải vừa thơ mộng vừa hiện đại.
    Với địa hình cảnh quan thuận lợi đó, thị xã Phúc Yên đã được con người chọn làm nơi định cự, làm ăn sinh sống. Dấu vết của người việt cổ, thời Vua Hùng còn lưu lại ở núi cả (toà sứ), xóm Gạo, xóm Đầm (khu Tháp Miếu)? Thị xã Phúc Yên vinh dự, tự hào là những cư dân đầu tiên tham gia chinh phục, khai phá vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng rừng núi trung du.
    Để chứng minh cho điều đó, trên toàn địa bàn thị xã Phúc Yên, tính đến quý I năm 2004, đã có 12 di tích được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá. Trong đó có 5 di tích cấp bộ, 7 di tích cấp tỉnh.
    Có thể sắp xếp theo trình tự sau:
    Di tích cấp bộ có:
    1. Đền Ngô Miễn (phường Phúc Thắng) Quyết định số 1728/QĐ-BT/1991.
    2. Chùa Bảo Sơn (xã Nam Viên) Quyết định số 2379/QĐ-BT/1994.
    3. Đình Khả Do (xã Nam Viên) Quyết định số 2379/QĐ-BT/1994.
    4. Đình Cao Quang (xã Cao Minh) Quyết định số 1539/QĐ-BT/1994.
    5. Chiến khu cách mạng Ngọc Thanh (xã Ngọc Thanh) Quyết định số 3777/QĐ-BT/1994.
    Di tích cấp tỉnh có:
    1. Chùa Cấm (còn gọi là chùa Báo Ân) thuộc phường Trưng Nhị Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc năm 1994.
    2. Đình chùa Nam Viên (xã Nam Viên) Quyết định số 443/QĐ-UB/2002 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
    3. Đình Thanh Lộc (xã Ngọc Thanh) Quyết định số 444/QĐ-UB/2002 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
    4. Đình Xuân Hoà (xã Cao Minh) Quyết định UBND tỉnh Vĩnh Phúc năm 2002.
    5. Khu lăng mộ Đỗ Nhân Tăng - Trần Công Tước (phướng Phúc Thắng) Quyết định số 182/QĐ-UB/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
    6. Đền Đồng Chằm (xã Ngọc Thanh) Quyết định số 181/QĐ-UB/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
    Thị xã Phúc Yên là đất văn vật, từ lâu đã có nhiều người đỗ đạt khoa bảng, góp phần làm rạng rỡ vùng quê ngàn năm văn hiến, tiêu biểu là tướng công Ngô Miễn (1371-1407) ông là tiến sĩ xuất thân khoa bảng cuối đời Trần, là người tham gia tích cực trong cuộc sống cách tân dưới triều Hồ Quý Ly, được thăng tới chức Đặc tiến quân sử, vinh tọc đại phu, kiêm xương phủ tổng quản chi lăng,thượng thư lệch, Đồng Bình Chuông quốc trọng sự, ông đã có công to lớn giúp nhân dân địa phương ổn định kinh tế, phát triển sản xuất, tổ chức cho dân di cư, lập ấp, khai khẩn đất hoang vùng bờ biển Sơn Nam (Phủ Thiên Trường) lập nên các xã Xuân Hùng, Xuân Thuỷ, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định ngày nay. Khi nhà Minh xâm lược nước ta, Ngô Miễn cùng Vua tôi nhà Hồ, trực tiếp kháng chiến giặc Minh. Cuộc kháng chiến thất bại, ông không chụi khuất phục qu hàng đã cùng vợ tuẫn tiễn tại cửa biển Kỳ La (Ngệ An) năm ông 36 tuổi.
    Cùng thời với tướng công Ngô Miễn còn có tiến sỹ Nguyễn Tôn Miệt người Phúc Thắng thị xã Phúc Yên. Ông đỗ tiến sĩ năm 1481 và là thành viên của hội tao đàn, tác phẩm của ông để lại đời sau còn có 8 bài thơ chữ hán trong cuốn sách: ?oToàn việt thi lục?.
    Đất Phúc Thắng còn lưu giữ lại nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, điển hình là tấm bia thời Lý Cao Tông niên hiệu Trị Bình Long ứng thứ 5 (1209).
  4. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG GIẾNG ĐÁ CỔ HƠN NĂM TRĂM TUỔI Ở LÀNG BÁ HẠ

    Giếng nằm ở giữa xóm Thích Chung, làng Bá Hạ, xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thoạt nhìn đã thấy đây là di sản cổ thật quý giá. Giếng hẹp, hình vuông mỗi cạnh dài chừng 1 mét, không sâu lắm nhưng không bao giờ hết nước, kể cả những năm đại hạn hán. Dưới đáy giếng là bốn phiến đá hoa cương được xẻ ra mài nhẵn, ghép mộng rất vuông vức. Tiếp đến là lớp đá cuội có chọn lựa cẩn thận, cân xứng như những quả bí đao nằm ngang ken liên châu đầu vào nhau từng đôi thành bốn bước tường thành giếng cao dần lên. Phía trên cùng là 4 phiến đá như 4 tấm ván canh cực lớn xếp dựng đứng vượt lên khỏi mặt đất chừng 1 mét làm thành tang giếng. Trên miệng giếng còn hằn lên hàng trăm dấu vết dây thừng kéo nước, các vết mài đao kiếm của người xưa. Mặt trong một phiến đá tang giếng còn rất rõ nét dòng chữ nho khắc chìm:
    ?oHồng Đức nhị thập tứ niên, Quý Sử tuế, Cửu nguyệt tạo tỉnh?
    (Giếng được xây vào tháng 9 năm Quý Sửu thời vua Hồng Đức năm thứ 24, tức là năm 1484)
    Được biết làng Bá Hạ hiện nay còn có nhiều dấu vết di tích lịch sử văn hóa bằng đá. Trong chùa Thích Chung cũng còn một giếng đá tương tự được tạo dựng từ năm Hồng Đức thứ 22 (tức năm 1482). Ở trong đền Nông Hoan và các ngôi đình trong làng cũng còn nhiều cột đá, các bệ tượng voi ngựa? bằng đá. Chứng tỏ nơi đây ngày xưa có khá nhiều công trình bằng gỗ đá rất đồ sộ.
    Xã Bá Hiến hiện là thuần nông nên còn nghèo nhưng vẫn luôn giữ được thuần phong mỹ tục. Những gì còn lại của cha ông đều đang được nhân dân và chính quyền rất trân trọng, cử người trông coi cẩn thận và gìn giữ chu đáo. Một số giếng đá đã được xây bồi thêm gạch hoặc đổ bê tông vành ngoài bảo vệ nhằm tránh kẻ gian tháo dỡ trộm.
    Nếu trên đất nước ta nơi nào cũng có ý thức bảo vệ di sản của mình như vậy thì nạn chảy máu đồ cổ sẽ không còn xảy ra nữa.
  5. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG GIẾNG ĐÁ CỔ HƠN NĂM TRĂM TUỔI Ở LÀNG BÁ HẠ

    Giếng nằm ở giữa xóm Thích Chung, làng Bá Hạ, xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thoạt nhìn đã thấy đây là di sản cổ thật quý giá. Giếng hẹp, hình vuông mỗi cạnh dài chừng 1 mét, không sâu lắm nhưng không bao giờ hết nước, kể cả những năm đại hạn hán. Dưới đáy giếng là bốn phiến đá hoa cương được xẻ ra mài nhẵn, ghép mộng rất vuông vức. Tiếp đến là lớp đá cuội có chọn lựa cẩn thận, cân xứng như những quả bí đao nằm ngang ken liên châu đầu vào nhau từng đôi thành bốn bước tường thành giếng cao dần lên. Phía trên cùng là 4 phiến đá như 4 tấm ván canh cực lớn xếp dựng đứng vượt lên khỏi mặt đất chừng 1 mét làm thành tang giếng. Trên miệng giếng còn hằn lên hàng trăm dấu vết dây thừng kéo nước, các vết mài đao kiếm của người xưa. Mặt trong một phiến đá tang giếng còn rất rõ nét dòng chữ nho khắc chìm:
    ?oHồng Đức nhị thập tứ niên, Quý Sử tuế, Cửu nguyệt tạo tỉnh?
    (Giếng được xây vào tháng 9 năm Quý Sửu thời vua Hồng Đức năm thứ 24, tức là năm 1484)
    Được biết làng Bá Hạ hiện nay còn có nhiều dấu vết di tích lịch sử văn hóa bằng đá. Trong chùa Thích Chung cũng còn một giếng đá tương tự được tạo dựng từ năm Hồng Đức thứ 22 (tức năm 1482). Ở trong đền Nông Hoan và các ngôi đình trong làng cũng còn nhiều cột đá, các bệ tượng voi ngựa? bằng đá. Chứng tỏ nơi đây ngày xưa có khá nhiều công trình bằng gỗ đá rất đồ sộ.
    Xã Bá Hiến hiện là thuần nông nên còn nghèo nhưng vẫn luôn giữ được thuần phong mỹ tục. Những gì còn lại của cha ông đều đang được nhân dân và chính quyền rất trân trọng, cử người trông coi cẩn thận và gìn giữ chu đáo. Một số giếng đá đã được xây bồi thêm gạch hoặc đổ bê tông vành ngoài bảo vệ nhằm tránh kẻ gian tháo dỡ trộm.
    Nếu trên đất nước ta nơi nào cũng có ý thức bảo vệ di sản của mình như vậy thì nạn chảy máu đồ cổ sẽ không còn xảy ra nữa.
  6. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    LÝ HẢI ?" LÀNG TIẾN SĨ ​

    Lý Hải thuộc xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc cách thị trấn Hương Canh khoảng 7 km về phía tây nam, là làng có truyền thống hiếu học: có hai người đỗ trạng nguyên và sáu người đỗ tiến sĩ trong thời kỳ phong kiến. Thời nhà trần năm 1347 đời vua Trần Duệ Tông có cụ Đào Sư Tích đỗ trạng nguyên năm Giáp Dần.
    Thời Lê có cụ Nguyễn Bảo Khuê đỗ nghị giáp tiến sĩ năm 32 tuổi, triều Hồng Đức ?" Lê Thánh Tông năm Đinh Mùi 1478. Làm quan Tả Thị Lang bộ hình, tham gia hội ?otao đàn thị thập bát tú? danh sách xếp thứ 18.
    Năm 1508 đời vua Lê Uy Mục có Nguyễn Sư Phổ đỗ đệ nghị giáp tiến sĩ. Ông làm quan tới chức hàn lâm viện.
    Năm 1511, niên hiệu Hồng Đức có Nguyễn Duy Tường (là anh em con chú, con bác với Nguyễn Sư Phổ) đỗ nhị giáp tiến sĩ đứng thứ 4 trong số 9 người đỗ cao khoa thi này, lúc đó ông mới 27 tuổi. Ông làm quan đến chức tham chính sứ Thanh Hóa (hàm tòng thứ phẩm), tham chính sứ Kinh Bắc. Ông cùng với một số quan lại đồng chiều anh dũng chiến đấu chống lại Mạc Đăng Dung và hy sinh oanh liệt tháng 12 năm 1525. Ông được nhà Lê Trung Hưng 1666 phong là thượng đẳng phúc thần.
    Nguyễn Hoàng Xước là con ông Nguyễn Duy Tường khoa Mậu Tuất 1538 đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ làm quan tới chức đề hình giám sát ngự sử 13 đạo, hàm chánh thất phẩm.
    Nguyễn Công Phụ thi đỗ đệ tam giáp tiến sĩ khoa Tân Mùi niên hiệu Sùng Khang năm thứ 6 ?" 1571 đời Mạc Hậu Hợp làm quan đến chức thị lang hàm tòng tam phẩm. Ông là thầy giáo của tiến sĩ đời Quang Hưng Nguyễn Duy Thì.
    Khoa Bính Tuất 1586 Nguyễn Thế Thủ là cháu nội Nguyễn Duy Tường là con trai Nguyễn Hoàng Xước đỗ đệ tam tiến sĩ. Làm quan đến chức tham chính hàm tòng tứ phẩm.
    Đặc biệt có Nguyễn Quang Luân là chắt nội Nguyễn Duy Tường thông minh, học giỏi nổi tiếng là thần đồng từ năm 12 tuổi. Ông thi đỗ đình nguyên hoàng giáp, đứng thứ nhất. Bài vị thờ Nguyễn Quang Luân ở làng Lý Hải ghi: ?oThần đồng đệ nhất danh, chính hòa nhị thập tứ niên, Canh Thìn khoa tiến sĩ lục danh đình nguyên hoàng giáp xuất thân nhất danh?.
    Các thế hệ con cháu của làng Lý Hải, đặc biệt là con cháu của họ Đào, họ Nguyễn đã tiếp bước cha ông dùi mài kinh sử, nhiều người đỗ cử nhân, tú tài, trong đó có Nguyễn Duy Vực được phong tặng anh hùng lực lượng công an, anh hùng duy nhất của huyện Bình Xuyên.
  7. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    LÝ HẢI ?" LÀNG TIẾN SĨ ​

    Lý Hải thuộc xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc cách thị trấn Hương Canh khoảng 7 km về phía tây nam, là làng có truyền thống hiếu học: có hai người đỗ trạng nguyên và sáu người đỗ tiến sĩ trong thời kỳ phong kiến. Thời nhà trần năm 1347 đời vua Trần Duệ Tông có cụ Đào Sư Tích đỗ trạng nguyên năm Giáp Dần.
    Thời Lê có cụ Nguyễn Bảo Khuê đỗ nghị giáp tiến sĩ năm 32 tuổi, triều Hồng Đức ?" Lê Thánh Tông năm Đinh Mùi 1478. Làm quan Tả Thị Lang bộ hình, tham gia hội ?otao đàn thị thập bát tú? danh sách xếp thứ 18.
    Năm 1508 đời vua Lê Uy Mục có Nguyễn Sư Phổ đỗ đệ nghị giáp tiến sĩ. Ông làm quan tới chức hàn lâm viện.
    Năm 1511, niên hiệu Hồng Đức có Nguyễn Duy Tường (là anh em con chú, con bác với Nguyễn Sư Phổ) đỗ nhị giáp tiến sĩ đứng thứ 4 trong số 9 người đỗ cao khoa thi này, lúc đó ông mới 27 tuổi. Ông làm quan đến chức tham chính sứ Thanh Hóa (hàm tòng thứ phẩm), tham chính sứ Kinh Bắc. Ông cùng với một số quan lại đồng chiều anh dũng chiến đấu chống lại Mạc Đăng Dung và hy sinh oanh liệt tháng 12 năm 1525. Ông được nhà Lê Trung Hưng 1666 phong là thượng đẳng phúc thần.
    Nguyễn Hoàng Xước là con ông Nguyễn Duy Tường khoa Mậu Tuất 1538 đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ làm quan tới chức đề hình giám sát ngự sử 13 đạo, hàm chánh thất phẩm.
    Nguyễn Công Phụ thi đỗ đệ tam giáp tiến sĩ khoa Tân Mùi niên hiệu Sùng Khang năm thứ 6 ?" 1571 đời Mạc Hậu Hợp làm quan đến chức thị lang hàm tòng tam phẩm. Ông là thầy giáo của tiến sĩ đời Quang Hưng Nguyễn Duy Thì.
    Khoa Bính Tuất 1586 Nguyễn Thế Thủ là cháu nội Nguyễn Duy Tường là con trai Nguyễn Hoàng Xước đỗ đệ tam tiến sĩ. Làm quan đến chức tham chính hàm tòng tứ phẩm.
    Đặc biệt có Nguyễn Quang Luân là chắt nội Nguyễn Duy Tường thông minh, học giỏi nổi tiếng là thần đồng từ năm 12 tuổi. Ông thi đỗ đình nguyên hoàng giáp, đứng thứ nhất. Bài vị thờ Nguyễn Quang Luân ở làng Lý Hải ghi: ?oThần đồng đệ nhất danh, chính hòa nhị thập tứ niên, Canh Thìn khoa tiến sĩ lục danh đình nguyên hoàng giáp xuất thân nhất danh?.
    Các thế hệ con cháu của làng Lý Hải, đặc biệt là con cháu của họ Đào, họ Nguyễn đã tiếp bước cha ông dùi mài kinh sử, nhiều người đỗ cử nhân, tú tài, trong đó có Nguyễn Duy Vực được phong tặng anh hùng lực lượng công an, anh hùng duy nhất của huyện Bình Xuyên.
  8. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    TƯ LIỆU HÁN NÔM ĐÌNH GIA DU​

    Theo Viện Nghiên cứu Hán Nôm
    Làng Gia Du vốn là xã Gia Du tổng Tam Lộng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Yên. Vào niên hiệu Tự Đức (1848-1880), làng Gia Du nhập với ấp Xuân Quang của xã Quang Hà, sau đổi là Xuân Quang thành xã Gia Du, trong đó có cấp Xuân Quang.
    Theo lời khai của lý trưởng Trần Văn Sây vào ngày 21-5-1939 theo yêu cầu của viện Viễn Đông Bắc cổ Pháp, hiện lưu tại hồ sơ ký hiện AJ 1/6 của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thì đình làng Gia Du có một toà đại bái 3 gian, 1 chuôi vồ và hai đẫy dải vũ. Trên bức thượng lương ghi năm sửa đình vào năm Thành Thái thứ 7 (1878). Trong đình có 4 cỗ long ngai, 1 chiếc kiệu, 1 hương án, Đình có quyền thần tích do Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn vào năm Hồng Phúc Nguyên niên (1572) gồm 10 trang, loại giấy cổ chỉ và 1 quyển địa bạ sao năm Tự Đức 26 (1873) do lý trưởng Trần Văn Sây giữ, Đình còn có 2 đạo sắc phong vào năm Đồng Khánh 2 và Duy Tân 3. Đình thờ Lỗ Đình Sơn thất vị thượng đẳng thần.
    Theo Lịch sử Vĩnh Phú, sách xuất bản năm 1990 của Sở Văn hoá và thông tin tỉnh Vĩnh Phú, thì 7 vị này quê gốc từ làng Bầu Lý, xã Hợp Lý, huyện Lập Thạch, vốn làm than, kiếm củi. Khi đạo quân Vân Nam đánh sang nước ta, các vị đã chiêu tập sĩ tốt dưới sự chỉ huy của Lê Phụ Chẩn trong thời kỳ kháng chiến chống quân Nguyên. Các vị này hy sinh anh dũng tại đây, nên rất nhiều địa phương trong vùng lập đền thờ.
    Qua khảo sát thực địa, chúng tôi thu thập được bài khấn ở đình được lưu truyền như sau:
    ?oThiên địa vô tư, quảng bố hiếu sinh chi đức. Hạ dân hữu đảo nguyện duy tòng dục chi ân, ngưỡng mộ cao minh chiếu giám.
    Duy, Vĩnh Phú tỉnh Tam Đảo huyện Gia Khánh xã Gia Du Thôn, tuế thứ (?) cư phụng thánh vương hiến cung dạng chúng thần đẳng nam phụ lão ấu đồng dân khánh hạ tiết lễ, cầu bình an, nghệ vu linh từ, cẩn cụ sớ văn phụng tấu:
    Thượng đệ nhất đẳng thần Đông Hải Đại vương Lỗ Đình Sơn, Thượng đệ nhị đẳng thần Đông Hải đại vương Lỗ Đình Quý, Thượng Đệ tam đẳng thần, đệ tứ đẳng thần Tứ vị đại vương, anh linh tế thế, trọ thắng khang dân phù vân dương vũ dực thanh bảo an, hùng tuấn đại vương Thượng đẳng thần bản cảnh thành hoàng, ngọc bệ hạ, cổ kinh tả ban, hữu ban văn võ, bách quan liệt vị, tiền cung vọng thánh, tứ phủ thường phàm, khẩn cung duy thánh, đại mô hách hách, vũ lược hằng hằng, tham tam tài chi đức, cứu dân hộ quốc chi trung nghĩa tứ phương cộng hưởng hồng ân, vạn cổ trường lưu, Vĩ tích anh linh từ thần đẳng thành tâm kinh tấu, ngưỡng cầu thánh đức, tương hữu chi ân, mạc tứ khang ninh chi khánh. Giải tán hình sung chi ách tiễu trừ vận hạn chi tai, tế thế thọ khang định thỉnh, thân cung khang kiến niên niên phúc diễn hưng long, dãn thần đồng dân hạ thỉnh, vô nhân kích thiết, bình doanh chi chỉ, cẩn tấu?.
    Trong bài khấn này, thấy rõ Đình làng Gia Du thờ 4 vị đại vương trong đó có hai vị là Lỗ Đình Sơn và Lỗ Đình Quý.
    Đình Tam Lộng cũng thờ 7 vị, nhưng còn ghi rõ là Cao Sơn Thượng đẳng thần, Quý Minh thượng đẳng thần, Trống sơn thượng đẳng thần, Đông Hán Đông Hải đại vương, Ba la giới đại vương, Ông Khoa ông Khoảnh đại vương và U lương hoằng báo đại vương. Kết hợp với tên kiêng huý của làng Gia Du và làng Tam Lộng đều tương tự nhau là Sơn và Quý, chúng tôi cho rằng Lỗ Đình Sơn cũng là Cao Sơn đại vương và Lỗ Đình Quý là Quý Minh đại vương.
    Cao Sơn đại vương và Quý Minh đại vương được thờ khá phổ biến ở các địa phương trong huyện Tam Đảo ngày nay, gắn liền với sự tích Sơn tinh, Thuỷ tinh mà cái nôi là vùng núi Tam Đảo. Điều đó có phép lý giải mảnh đất này đã có nguồn gốc khá xa xưa, gắn với sự nghiệp dựng nước của các vua Hùng. Sau đó mảnh đất này lại chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc trong kháng chiến chống giặc phương bắc, do vậy, những sự kiện ban đầu, dần dần được phủ lên các lớp sự kiện và nhân vật lịch sử gần gũi với chúng ta hơn.
    Tóm lại, từ thời xa xôi nhất, làng Gia Du thờ về Cao Sơn đại vương và Quý Minh đại vương thuộc thời Hùng Vương như nhiều làng khác trong vùng, sau đó thờ các vị có công trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên vào thời nhà Trần. Mảnh đất này từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử từ thời dựng nước đến các thời kỳ bảo vệ đất nước của dân tộc.
  9. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    TƯ LIỆU HÁN NÔM ĐÌNH GIA DU​

    Theo Viện Nghiên cứu Hán Nôm
    Làng Gia Du vốn là xã Gia Du tổng Tam Lộng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Yên. Vào niên hiệu Tự Đức (1848-1880), làng Gia Du nhập với ấp Xuân Quang của xã Quang Hà, sau đổi là Xuân Quang thành xã Gia Du, trong đó có cấp Xuân Quang.
    Theo lời khai của lý trưởng Trần Văn Sây vào ngày 21-5-1939 theo yêu cầu của viện Viễn Đông Bắc cổ Pháp, hiện lưu tại hồ sơ ký hiện AJ 1/6 của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thì đình làng Gia Du có một toà đại bái 3 gian, 1 chuôi vồ và hai đẫy dải vũ. Trên bức thượng lương ghi năm sửa đình vào năm Thành Thái thứ 7 (1878). Trong đình có 4 cỗ long ngai, 1 chiếc kiệu, 1 hương án, Đình có quyền thần tích do Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn vào năm Hồng Phúc Nguyên niên (1572) gồm 10 trang, loại giấy cổ chỉ và 1 quyển địa bạ sao năm Tự Đức 26 (1873) do lý trưởng Trần Văn Sây giữ, Đình còn có 2 đạo sắc phong vào năm Đồng Khánh 2 và Duy Tân 3. Đình thờ Lỗ Đình Sơn thất vị thượng đẳng thần.
    Theo Lịch sử Vĩnh Phú, sách xuất bản năm 1990 của Sở Văn hoá và thông tin tỉnh Vĩnh Phú, thì 7 vị này quê gốc từ làng Bầu Lý, xã Hợp Lý, huyện Lập Thạch, vốn làm than, kiếm củi. Khi đạo quân Vân Nam đánh sang nước ta, các vị đã chiêu tập sĩ tốt dưới sự chỉ huy của Lê Phụ Chẩn trong thời kỳ kháng chiến chống quân Nguyên. Các vị này hy sinh anh dũng tại đây, nên rất nhiều địa phương trong vùng lập đền thờ.
    Qua khảo sát thực địa, chúng tôi thu thập được bài khấn ở đình được lưu truyền như sau:
    ?oThiên địa vô tư, quảng bố hiếu sinh chi đức. Hạ dân hữu đảo nguyện duy tòng dục chi ân, ngưỡng mộ cao minh chiếu giám.
    Duy, Vĩnh Phú tỉnh Tam Đảo huyện Gia Khánh xã Gia Du Thôn, tuế thứ (?) cư phụng thánh vương hiến cung dạng chúng thần đẳng nam phụ lão ấu đồng dân khánh hạ tiết lễ, cầu bình an, nghệ vu linh từ, cẩn cụ sớ văn phụng tấu:
    Thượng đệ nhất đẳng thần Đông Hải Đại vương Lỗ Đình Sơn, Thượng đệ nhị đẳng thần Đông Hải đại vương Lỗ Đình Quý, Thượng Đệ tam đẳng thần, đệ tứ đẳng thần Tứ vị đại vương, anh linh tế thế, trọ thắng khang dân phù vân dương vũ dực thanh bảo an, hùng tuấn đại vương Thượng đẳng thần bản cảnh thành hoàng, ngọc bệ hạ, cổ kinh tả ban, hữu ban văn võ, bách quan liệt vị, tiền cung vọng thánh, tứ phủ thường phàm, khẩn cung duy thánh, đại mô hách hách, vũ lược hằng hằng, tham tam tài chi đức, cứu dân hộ quốc chi trung nghĩa tứ phương cộng hưởng hồng ân, vạn cổ trường lưu, Vĩ tích anh linh từ thần đẳng thành tâm kinh tấu, ngưỡng cầu thánh đức, tương hữu chi ân, mạc tứ khang ninh chi khánh. Giải tán hình sung chi ách tiễu trừ vận hạn chi tai, tế thế thọ khang định thỉnh, thân cung khang kiến niên niên phúc diễn hưng long, dãn thần đồng dân hạ thỉnh, vô nhân kích thiết, bình doanh chi chỉ, cẩn tấu?.
    Trong bài khấn này, thấy rõ Đình làng Gia Du thờ 4 vị đại vương trong đó có hai vị là Lỗ Đình Sơn và Lỗ Đình Quý.
    Đình Tam Lộng cũng thờ 7 vị, nhưng còn ghi rõ là Cao Sơn Thượng đẳng thần, Quý Minh thượng đẳng thần, Trống sơn thượng đẳng thần, Đông Hán Đông Hải đại vương, Ba la giới đại vương, Ông Khoa ông Khoảnh đại vương và U lương hoằng báo đại vương. Kết hợp với tên kiêng huý của làng Gia Du và làng Tam Lộng đều tương tự nhau là Sơn và Quý, chúng tôi cho rằng Lỗ Đình Sơn cũng là Cao Sơn đại vương và Lỗ Đình Quý là Quý Minh đại vương.
    Cao Sơn đại vương và Quý Minh đại vương được thờ khá phổ biến ở các địa phương trong huyện Tam Đảo ngày nay, gắn liền với sự tích Sơn tinh, Thuỷ tinh mà cái nôi là vùng núi Tam Đảo. Điều đó có phép lý giải mảnh đất này đã có nguồn gốc khá xa xưa, gắn với sự nghiệp dựng nước của các vua Hùng. Sau đó mảnh đất này lại chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc trong kháng chiến chống giặc phương bắc, do vậy, những sự kiện ban đầu, dần dần được phủ lên các lớp sự kiện và nhân vật lịch sử gần gũi với chúng ta hơn.
    Tóm lại, từ thời xa xôi nhất, làng Gia Du thờ về Cao Sơn đại vương và Quý Minh đại vương thuộc thời Hùng Vương như nhiều làng khác trong vùng, sau đó thờ các vị có công trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên vào thời nhà Trần. Mảnh đất này từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử từ thời dựng nước đến các thời kỳ bảo vệ đất nước của dân tộc.
  10. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG BÀI HỌC TỪ NHỮNG LÒ VẬT NGÀY XƯA Ở BÌNH XUYÊN
    Vật là môn võ cổ truyền đồng thời cũng là trò chơi dân đã phổ biến trong các hội hè đình đám, nhất là các dịp lễ tết.
    Vùng đất Bình Tuyền xưa, nay là huyện Bình Xuyên nằm giáp với vùng Mê Linh, từ cổ xưa là đã là đất võ nên hầu như làng xã nào cũng có lò vật. Ngay từ đầu công nguyên, cùng với toàn dân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, các đồ vật ở đây đã lập được nhiều chiến công đánh đuổi giặc Hán đô hộ ra khỏi nước ta.
    Từ thủa xa xưa, ở Bình Xuyên đã có nhiều lò vật nổi tiếng hoạt động quy củ. Nổi tiếng nhất là là 3 lò vật ở 3 làng: Yên Lỗ, Nội Phật, Quất Lưu. Sự nổi tiếng không chỉ nhờ vào những cuộc đọ sức thi tài để nhanh chóng giành chiến thắng ròn rã mà còn về phong cách đạo đức thi đấu và phương pháp huấn luyện trồng người: "Tiên học lễ, hậu học võ".
    Trong dân gian còn lưu truyền nhiều câu truyện về đô Tống ở vật làng Yên Lỗ, người đã bước chân vào xới vật và dành được hiến thắng. Đến nỗi những nơi muốn bảo toàn danh dự màu cờ sắc áo của mình, khi thấy đô Tống chuẩn bị cởi áo bước ra là đã có người đến chắp tay có lời: "Xin quan bác nhường cho chúng em cái giải hội này!".
    Chuyện kể rằng hội Đình năm ấy, làng Yên Lỗ mở xới vật mời khắp nơi về dự, trong đó có lò vật nổi tiếng tận bên Bắc Ninh cũng sang dự giải. Vốn hào hiệp và rất hiếu khách, đô Tống không vào xới mà nhường cho các đàn em, còn mình ngồi ngoài cổ vũ. Nhưng chỉ xem vài keo vật đã thấy ngừa mắt vì có nhiều pha khách chơi không đẹp. Ông bỏ về đánh châu vác cày ra đồng, đang mải mê cày ruộng cho quên bớt nỗi bực mình thì có người ra gọi vì đô vật Bắc Ninh đã cố tình chơi miếng ác, điểm huyệt nơi làm đô vật của ta cứng đờ tay chân, rồi thô bạo quăng xuống phía chân người xem hòng làm nhục hội vật làng này không có đối thủ. Cứ để nguyên quần áo thợ cày lấm lem, đô Tống lặng lẽ bước vào sới vật xin nhận thách đấu. Thời gian chỉ đủ nhai dập miếng trầu, đối thủ đang hênh hoang múa may đã bị đô Tống tóm gáy lắm sườn nâng bổng lên khỏi mặt đất rồi nhẹ nhàng đem đặt xuống đống rơm ngoài bãi, vỗ mạnh một cái giải huyệt cho anh ta hoàn hồn, lồm cồm bò chạy chắp tay xin phục tài, bỏ thói kinh người bằng nửa con mắt.
    Không có nói một lời, cũng đã cho thấy họ trên mảnh đất này có nhiều cao thủ với đủ miếng độc, miếng lành để đối phó lại với các thứ hạng võ biền trong thiên hạ. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là giữ lấy cho mình đức tính khiêm tốn và nhắc nhở đối thủ luôn phải coi trọng đạo đức trong thi đấu thể thao.
    Học trò kéo đến học võ vật ở làng Yên Lỗ rất đông. Nhưng trong hàng trăm trai tráng, thầy Nãi còn gọi là từ Nãi chỉ chọn được vài người để dạy. Mỗi trò sau đó được phát một con dao phay cùng hòn đá mài dao đến sắc lẹn. Đến đêm trăng sáng, thầy Nãi dẫn lũ học trò cầm dao sắc lăm lăm trong tay đi luồn qua các vườn chuối quanh làng. Lúc quay về, lưỡi dao của anh nào vẫn còn sáng loáng không có một vết phạt nào mới được nhận vào lớp học. Bởi vì lớp học võ thuật cũng như được trang bị thứ vũ khí sắc bén trong tay. Nay mai lớn lên trên đường đời dài dằng dặc, mỗi khi thấy vướng mắt tí đã muốn trổ tài đem võ thuật ra dùng thì thật là tai hại cho cộng đồng và cho cả bản thân mình.
    Ở lò vật Nội Phật trước khi học võ vật, các võ sinh còn được các võ sư dạy cách cứu chữa chấn thương, luyện dưỡng sinh chữa bệnh. Thông thạo việc bào chế và sử dụng các vị thuốc như: *******, vỏ cây gạo, lá cây láng, hạt gấc, hạt sương rồng? Nhờ vậy, những đô vật tài danh đồng thời cũng là những thầy lang nổi tiếng với những môn thuốc gia truyền rất độc đáo.
    Lò vật Quất Lưu lại rất chuyên tâm việc rèn luyện sức khoẻ cho đô vật ngay từ khi mới nhập môn. Để luyện cho đôi tay, nhất là các ngón tay cứng rắn ngang gỗ đá, hàng ngày trước lúc vào học vật võ các trò đua nhau chơi trò đóng đinh và nhổ đing bằng tay. Những chiếc đinh tre lần lượt được đóng vào các thân cây chuối, cây đu đủ, cây ngái? rồi đến cây sung, cây mít. Mới đầu cắm lông rồi cứ sâu dần, từ lỏng đến chật cứng, khoẻ như ngọng kìm.
    Điều đặc biệt nữa là các võ sinh ở cả 3 lò vật ở đây càng học lên cao, càng tài giỏi lại càng hiền lành và luôn giữ được phong độ kín đáo. Nhiều người còn kể cho nhau nghe về chuyện trò Giao đã bị đuổi học chỉ vì cao hứng, muốn khoe khoang sức mạnh để sớm được nổi danh, Giao đã ra đứng giữa chợ Cánh giang thẳng hai cánh tay cho hai thiếu niên đu lên làm xá đơn. Phởn phí, anh ta còn khoanh tay trước ngực nằm ngửa, đầu gối lên bọc tiền to rồi lớn tiếng thách đố những ai đến sách tai, kéo đầu anh ta lên sẽ được bọc tiền bên dưới, ngược lại nếu không được sẽ phải đền vào bọc tiền nhiều gấp đôi.
    Các lò vật thời xưa ở Bình Xuyên không dung nạp những môn sinh háo danh giữa chợ và ham cá cược trên thương trường như vậy.
    Đã là con nhà võ, dù chỉ là võ biền cũng luôn phải khiêm tốn, cố giữ lấy đạo đức cũng là để giữ lấy mình.

Chia sẻ trang này