1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử, Văn Hóa, Truyền Thống, Phong Cảnh, Du Lịch và Con Người Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dhphong_qn80, 22/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG BÀI HỌC TỪ NHỮNG LÒ VẬT NGÀY XƯA Ở BÌNH XUYÊN
    Vật là môn võ cổ truyền đồng thời cũng là trò chơi dân đã phổ biến trong các hội hè đình đám, nhất là các dịp lễ tết.
    Vùng đất Bình Tuyền xưa, nay là huyện Bình Xuyên nằm giáp với vùng Mê Linh, từ cổ xưa là đã là đất võ nên hầu như làng xã nào cũng có lò vật. Ngay từ đầu công nguyên, cùng với toàn dân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, các đồ vật ở đây đã lập được nhiều chiến công đánh đuổi giặc Hán đô hộ ra khỏi nước ta.
    Từ thủa xa xưa, ở Bình Xuyên đã có nhiều lò vật nổi tiếng hoạt động quy củ. Nổi tiếng nhất là là 3 lò vật ở 3 làng: Yên Lỗ, Nội Phật, Quất Lưu. Sự nổi tiếng không chỉ nhờ vào những cuộc đọ sức thi tài để nhanh chóng giành chiến thắng ròn rã mà còn về phong cách đạo đức thi đấu và phương pháp huấn luyện trồng người: "Tiên học lễ, hậu học võ".
    Trong dân gian còn lưu truyền nhiều câu truyện về đô Tống ở vật làng Yên Lỗ, người đã bước chân vào xới vật và dành được hiến thắng. Đến nỗi những nơi muốn bảo toàn danh dự màu cờ sắc áo của mình, khi thấy đô Tống chuẩn bị cởi áo bước ra là đã có người đến chắp tay có lời: "Xin quan bác nhường cho chúng em cái giải hội này!".
    Chuyện kể rằng hội Đình năm ấy, làng Yên Lỗ mở xới vật mời khắp nơi về dự, trong đó có lò vật nổi tiếng tận bên Bắc Ninh cũng sang dự giải. Vốn hào hiệp và rất hiếu khách, đô Tống không vào xới mà nhường cho các đàn em, còn mình ngồi ngoài cổ vũ. Nhưng chỉ xem vài keo vật đã thấy ngừa mắt vì có nhiều pha khách chơi không đẹp. Ông bỏ về đánh châu vác cày ra đồng, đang mải mê cày ruộng cho quên bớt nỗi bực mình thì có người ra gọi vì đô vật Bắc Ninh đã cố tình chơi miếng ác, điểm huyệt nơi làm đô vật của ta cứng đờ tay chân, rồi thô bạo quăng xuống phía chân người xem hòng làm nhục hội vật làng này không có đối thủ. Cứ để nguyên quần áo thợ cày lấm lem, đô Tống lặng lẽ bước vào sới vật xin nhận thách đấu. Thời gian chỉ đủ nhai dập miếng trầu, đối thủ đang hênh hoang múa may đã bị đô Tống tóm gáy lắm sườn nâng bổng lên khỏi mặt đất rồi nhẹ nhàng đem đặt xuống đống rơm ngoài bãi, vỗ mạnh một cái giải huyệt cho anh ta hoàn hồn, lồm cồm bò chạy chắp tay xin phục tài, bỏ thói kinh người bằng nửa con mắt.
    Không có nói một lời, cũng đã cho thấy họ trên mảnh đất này có nhiều cao thủ với đủ miếng độc, miếng lành để đối phó lại với các thứ hạng võ biền trong thiên hạ. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là giữ lấy cho mình đức tính khiêm tốn và nhắc nhở đối thủ luôn phải coi trọng đạo đức trong thi đấu thể thao.
    Học trò kéo đến học võ vật ở làng Yên Lỗ rất đông. Nhưng trong hàng trăm trai tráng, thầy Nãi còn gọi là từ Nãi chỉ chọn được vài người để dạy. Mỗi trò sau đó được phát một con dao phay cùng hòn đá mài dao đến sắc lẹn. Đến đêm trăng sáng, thầy Nãi dẫn lũ học trò cầm dao sắc lăm lăm trong tay đi luồn qua các vườn chuối quanh làng. Lúc quay về, lưỡi dao của anh nào vẫn còn sáng loáng không có một vết phạt nào mới được nhận vào lớp học. Bởi vì lớp học võ thuật cũng như được trang bị thứ vũ khí sắc bén trong tay. Nay mai lớn lên trên đường đời dài dằng dặc, mỗi khi thấy vướng mắt tí đã muốn trổ tài đem võ thuật ra dùng thì thật là tai hại cho cộng đồng và cho cả bản thân mình.
    Ở lò vật Nội Phật trước khi học võ vật, các võ sinh còn được các võ sư dạy cách cứu chữa chấn thương, luyện dưỡng sinh chữa bệnh. Thông thạo việc bào chế và sử dụng các vị thuốc như: *******, vỏ cây gạo, lá cây láng, hạt gấc, hạt sương rồng? Nhờ vậy, những đô vật tài danh đồng thời cũng là những thầy lang nổi tiếng với những môn thuốc gia truyền rất độc đáo.
    Lò vật Quất Lưu lại rất chuyên tâm việc rèn luyện sức khoẻ cho đô vật ngay từ khi mới nhập môn. Để luyện cho đôi tay, nhất là các ngón tay cứng rắn ngang gỗ đá, hàng ngày trước lúc vào học vật võ các trò đua nhau chơi trò đóng đinh và nhổ đing bằng tay. Những chiếc đinh tre lần lượt được đóng vào các thân cây chuối, cây đu đủ, cây ngái? rồi đến cây sung, cây mít. Mới đầu cắm lông rồi cứ sâu dần, từ lỏng đến chật cứng, khoẻ như ngọng kìm.
    Điều đặc biệt nữa là các võ sinh ở cả 3 lò vật ở đây càng học lên cao, càng tài giỏi lại càng hiền lành và luôn giữ được phong độ kín đáo. Nhiều người còn kể cho nhau nghe về chuyện trò Giao đã bị đuổi học chỉ vì cao hứng, muốn khoe khoang sức mạnh để sớm được nổi danh, Giao đã ra đứng giữa chợ Cánh giang thẳng hai cánh tay cho hai thiếu niên đu lên làm xá đơn. Phởn phí, anh ta còn khoanh tay trước ngực nằm ngửa, đầu gối lên bọc tiền to rồi lớn tiếng thách đố những ai đến sách tai, kéo đầu anh ta lên sẽ được bọc tiền bên dưới, ngược lại nếu không được sẽ phải đền vào bọc tiền nhiều gấp đôi.
    Các lò vật thời xưa ở Bình Xuyên không dung nạp những môn sinh háo danh giữa chợ và ham cá cược trên thương trường như vậy.
    Đã là con nhà võ, dù chỉ là võ biền cũng luôn phải khiêm tốn, cố giữ lấy đạo đức cũng là để giữ lấy mình.
  2. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    KÉO SONG Ở HƯƠNG CANH​
    Ba làng Hương Canh (Bình Xuyên) tổ chức kéo co ở sân đình Ngọc và sân Đình Hương. Dựng một cột lim chắc khoẻ ở sân đình có đục lỗ luồn một dây song dài kéo qua.
    Bốn đơn vị thi kéo co là làng Hương, làng Tiên, làng Ngọc và thôn Đại Đồng. Khi trong đình tế xong thì nổi tiếng trống chiêng để cuộc kéo co bắt đầu.
    Mỗi bên cử 25 tráng đinh vào kéo, đầu bịt khăn đỏ, lưng thắt bao đỏ. Bên nào cũng có một người cầm cờ đuôi nheo để chỉ huy. Người cầm Chịch ấy còn gọi là "Ông lấy mực".
    Do co kéo nhau nên nhiều sợi dây song cọ vào lỗ cọc lim bị nóng bốc khói làm sợi dây bị cháy, đứt đôi, người hai bên lại ngõ bổ ngửa chồng lên nhau.
    Mỗi buổi chiều làng thi kéo co 4 hiệp. Cứ sau 30 phút lại nghỉ giải lao. Phần sợi song của mỗi bên tính từ giữa cọc ra 1m có buộc vải mầu đánh dấu. Nếu bị đối phương lôi mạnh chỗ đánh dấu chui vào lỗ cọc thì bị thua. Bên thắng được làng thưởng hậu hĩnh bằng gạo, lợn hoặc bò đủ cho trai đinh giáp mình sửa cỗ bàn ăn uống mừng thắng trận.
  3. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    KÉO SONG Ở HƯƠNG CANH​
    Ba làng Hương Canh (Bình Xuyên) tổ chức kéo co ở sân đình Ngọc và sân Đình Hương. Dựng một cột lim chắc khoẻ ở sân đình có đục lỗ luồn một dây song dài kéo qua.
    Bốn đơn vị thi kéo co là làng Hương, làng Tiên, làng Ngọc và thôn Đại Đồng. Khi trong đình tế xong thì nổi tiếng trống chiêng để cuộc kéo co bắt đầu.
    Mỗi bên cử 25 tráng đinh vào kéo, đầu bịt khăn đỏ, lưng thắt bao đỏ. Bên nào cũng có một người cầm cờ đuôi nheo để chỉ huy. Người cầm Chịch ấy còn gọi là "Ông lấy mực".
    Do co kéo nhau nên nhiều sợi dây song cọ vào lỗ cọc lim bị nóng bốc khói làm sợi dây bị cháy, đứt đôi, người hai bên lại ngõ bổ ngửa chồng lên nhau.
    Mỗi buổi chiều làng thi kéo co 4 hiệp. Cứ sau 30 phút lại nghỉ giải lao. Phần sợi song của mỗi bên tính từ giữa cọc ra 1m có buộc vải mầu đánh dấu. Nếu bị đối phương lôi mạnh chỗ đánh dấu chui vào lỗ cọc thì bị thua. Bên thắng được làng thưởng hậu hĩnh bằng gạo, lợn hoặc bò đủ cho trai đinh giáp mình sửa cỗ bàn ăn uống mừng thắng trận.
  4. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    ?oGẠO GIÉ CÁNH? BIỂU TƯỢNG CỦA BA LÀNG
    VÀ CỦA NỀN VĂN MINH LÚA NƯỚC

    Hương Canh là tên chữ, đồng thời là tên gọi chung của ba làng Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh. Từ thời dựng nước, thuở Vua Hùng, Hương Canh đã trồng được lúa Gié Cánh, theo lối "Hỏa canh, Thủy nậu". Về sau, Hương Canh quen trồng lúa cây cao, bông dài, hạt nhỏ, bón phân chuồng, phân rác, đôi khi rắc thêm tro rơm rạ.
    Hạt lúa Gié Cánh là đặc sản địa phương, nên tên nôm của làng mới gọi là Cánh, tên ghi vào văn bản thư tịch hành chính chuyển thành tự là Hương Canh. Có thời, Hương Canh thuộc huyện Yên Lãng, có thời Hương Canh thuộc phủ Quốc Oai, lại còn thời thuộc phủ Tam Ðới; sang thời Lê thuộc Bình Nguyên, rồi Bình Tuyền; rồi thuộc huyện Bình Xuyên. Năm 1997, khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, Hương Canh được nâng cấp thành thị trấn.
    Lúa Gié Cánh mầu vàng suộm, vỏ không "hồng" mà cũng không "hoàng", nên mới gọi là "Hường". Hai cạnh hạt thóc có hai tia nhọn như hai cái râu, chìa ra hai bên. Gié nào cũng có hai tia nhọn như thế. Ðịa phương không gọi là râu, mà lại gọi là cánh. Chỉ có chất đất, khí hậu và nước sông Sơn Tang chảy qua cánh đồng Hương Canh mới làm ra được lúa Gié Cánh. Các xã khác gieo trồng, đều bị tạp giao, biến chất, hạt gạo ăn không dẻo, ngửi không thơm, nhìn không đẹp mắt nữa. Vì thế, lúa Gié Cánh mới trở thành đặc sản, chỉ riêng Hương Canh mới cấy được. Trong sách "Vân đài loại ngữ", nhà bác học Lê Quý Ðôn gọi giống lúa này là Tám Cánh, hoặc Tám Râu, hàm lượng protein lên tới 12%. Người Hương Canh trồng giống lúa này trên các cánh đồng như: Gò Bằng, Cánh Buồm, Ðồng Vạn, Ðồng Phé, Sốc Hai, Sốc Sước, Quán Mới, Ðồng Môi... hạt lúa thu hoạch về, làm thành gạo bao giờ cũng đầy đủ ba đặc tính: Hương - Ngọc - Tiên...
    Như thế, tên ba làng là từ tên lúa mà ra. Trước hết là làng Hương, cái tên lấy từ mùi thơm cốm non để gọi. Sau có thêm làng Ngọc, vì nơi đây tản ra được hat gạo trắng muốt, tròn đều, vốc lên tay nghìn hạt như một, không sứt, không gãy, không vỡ cuối cùng mới có làng Tiên. Tên chữ của ba làng được ghi vào thư tịch, vào thượng lương, các đầu của đình chùa là Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh. Có ba làng Canh như thế, nên sau này cả ba làng gộp lại mới thành xã Tam Canh.
    Ruộng đất ở Hương Canh đều thuộc loại thượng đẳng điền rộng thẳng cánh cò bay, nằm trên vùng châu thổ sông Hồng, hoàn toàn không có tính chất trung du. Người ta kể rằng, đời vua Gia Long, dân có công dẹp giặc giữ làng, một vùng kiên trung chống quân bạo loạn, nên vua cho phép Hương Canh được rắc trấu xuống cánh đồng nước chảy. Trấu trôi đến đâu, ruộng của Hương Canh rộng ra đến đấy. Do đó, Hương Canh được coi là vựa lúa của vùng Phong Châu, Bạch Hạc, Vĩnh Yên xưa. Lúa tiến lên kinh đô, nuôi Hoàng Tộc rồi dân vẫn thừa lúa để "Tích cốc phòng cơ" và tổ chức lễ hội nấu cơm thi hằng năm thật vui vẻ.
    Lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân. Mỗi giáp (thuở ấy, xã Hương Canh có chín giáp phải nấu 16 nồi cơm vào loại nồi bảy bằng đồng điếu, chứ không dùng nồi đất vì ba đình Hương Canh không thờ đào nồi hay nồi hầu.
    Buổi chiều, đúng giờ Mùi, các hộ bưng nồi cơm thi từ nhà mình đến nhà trưởng giáp. Các nồi cơm đều được niêm phong bằng giấy bản, dán nước bọt cơm, bịt kín cả vung. Trên vung ghi rõ tên Giáp và tên Hộ.
    Các chức sắc trong giáp được cử làm giám khảo. Mỗi giáp một người, 9 cụ, thêm một cụ đứng đầu gọi là Trùm nước.
    Ban giám khảo ngồi ở Tam quan chùa Kinh Phúc (chỗ ấy, ngày nay vẫn còn rõ nét chữ "Sở môn tự"). Các cụ chấm công khai và công bằng từng nồi cơm trước đông đảo dân làng.
    Việc đánh giá khá cụ thể từng chi tiết. Trước hết, về số lượng, các giáp phải có đủ số nồi cơm đã quy định. Cơm chín vừa đầy đúng đến cổ nồi. Về chất lượng, cơm phải thật trắng, thật thơm và thật dẻo. Cơm đơm ra bát, người ta lấy đũa cả đè xuống thì các hạt cơm dính chặt lại với nhau. Khi úp xuống, nhắc ra bát thật róc, cơm dí liền như đóng khuôn. Thứ cơm này gọi là cơm in, cắt ra thành miếng như cơm nắm, vừa mịn, vừa dẻo vừa thơm như xôi.
    Muốn đạt được những tiêu chuẩn như vạy, các giáp phải chuẩn bị từng khâu kỹ thuật rất chu đáo. Mỗi nồi cơm phải dùng tới sáu cân lúa Gié Cánh, xay xong rồi giã sàng sảy sao cho còn đủ hai cân rưỡi gạo. Mỗi hạt gạo nhỏ đi 1/3 so với gạo chưa giã là được. Ðể hạt gạo có mầu trắng xanh, hương thơm dịu mát, khi giã, người ta cho lẫn một nắm lá tre hoặc lá mía vào cối chày chân. Nện hàng nghìn chày thật thong thả, nhịp nhàng, mới mong đạt tiêu chuẩn. Miếng cơm cắt ra và vướng phải hạt sạn, ánh lên một mẩu chấu hay hạt thóc, lẫn một sợi tóc là thất bại. Nấu cơm thường là nước mưa hứng giữa trời lưu trữ trong chum vại đậy kín, không có mùi ngói vôi, mùi máng kẽm rỉ, mùi nấm mốc ở thân cau, không có bọ gậy. Cả nước vo gạo lẫn nước nấu cơm đều phải lọc rất kỹ, dùng từng tập giấy bản lót trong rá, để rỏ tí tách xuống vại từ mấy đêm trước. Nấu cơm phải bằng củi xoan khô, đượm lửa, bền than và ít khói, ít bụi. Người nấu dễ điều khiển lửa để tăng giảm nhiệt độ. Nồi nấu cơm là nồi bẩy đồng điếu, đánh sạch, sáng đỏ lên, dùng mỡ cơm xôi để lau nồi trước khi nấu cho dễ róc cháy và không bị bén nồi. Cơm sẽ thơm và không tanh mùi đồng. Vung đất đậy lọt khít trong miệng nồi. Người ta mài nhẹ quanh vành vung để lấy độ tròn và độ nhám, nên đậy vung không cần đệm lá chuối, vung rất khít không gây vị khói và vàng cơm. Những nồi cơm đạt yêu cầu, không bị vơi, không bị đầy quá; trên dưới, tứ bề đều ngon, thơm, đẹp như nhau thì được trúng giải. Nồi nấu khéo là nồi không có cháy, lợt cơm đáy không khô cứng, chung quanh không ướt. Các hạt giải như sau:
    - Giải nhất : 1 thăn lợn 8 lạng, 1 lăm lợn 3 lạng rưỡi, 1 chân giò cân rưỡi.
    - Giải nhì : 5 lạng thịt ngon, 1 chân giò 1 cân.
    - Giải ba : 3 lạng thịt ngon.
    Các nồi cơm trúng giải đều được in ra, sau đó cắt thành miếng chia đến từng gia đình, gọi là phần của làng.
    Các nồi cơm không trúng giải thì được đơm ăn sau khi lễ đình, gọi là tiệc làng.
    Lễ hội nấu cơm thi đã đề cao hạt gạo Gié Cánh, biểu tượng của ba làng và của nền văn minh lúa nước, đề cao tài năng nấu cơm cho thợ cày, thợ cấy ở làng quê miền bán sơn địa xen kẽ đồng bằng Vĩnh Phúc.
  5. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    ?oGẠO GIÉ CÁNH? BIỂU TƯỢNG CỦA BA LÀNG
    VÀ CỦA NỀN VĂN MINH LÚA NƯỚC

    Hương Canh là tên chữ, đồng thời là tên gọi chung của ba làng Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh. Từ thời dựng nước, thuở Vua Hùng, Hương Canh đã trồng được lúa Gié Cánh, theo lối "Hỏa canh, Thủy nậu". Về sau, Hương Canh quen trồng lúa cây cao, bông dài, hạt nhỏ, bón phân chuồng, phân rác, đôi khi rắc thêm tro rơm rạ.
    Hạt lúa Gié Cánh là đặc sản địa phương, nên tên nôm của làng mới gọi là Cánh, tên ghi vào văn bản thư tịch hành chính chuyển thành tự là Hương Canh. Có thời, Hương Canh thuộc huyện Yên Lãng, có thời Hương Canh thuộc phủ Quốc Oai, lại còn thời thuộc phủ Tam Ðới; sang thời Lê thuộc Bình Nguyên, rồi Bình Tuyền; rồi thuộc huyện Bình Xuyên. Năm 1997, khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, Hương Canh được nâng cấp thành thị trấn.
    Lúa Gié Cánh mầu vàng suộm, vỏ không "hồng" mà cũng không "hoàng", nên mới gọi là "Hường". Hai cạnh hạt thóc có hai tia nhọn như hai cái râu, chìa ra hai bên. Gié nào cũng có hai tia nhọn như thế. Ðịa phương không gọi là râu, mà lại gọi là cánh. Chỉ có chất đất, khí hậu và nước sông Sơn Tang chảy qua cánh đồng Hương Canh mới làm ra được lúa Gié Cánh. Các xã khác gieo trồng, đều bị tạp giao, biến chất, hạt gạo ăn không dẻo, ngửi không thơm, nhìn không đẹp mắt nữa. Vì thế, lúa Gié Cánh mới trở thành đặc sản, chỉ riêng Hương Canh mới cấy được. Trong sách "Vân đài loại ngữ", nhà bác học Lê Quý Ðôn gọi giống lúa này là Tám Cánh, hoặc Tám Râu, hàm lượng protein lên tới 12%. Người Hương Canh trồng giống lúa này trên các cánh đồng như: Gò Bằng, Cánh Buồm, Ðồng Vạn, Ðồng Phé, Sốc Hai, Sốc Sước, Quán Mới, Ðồng Môi... hạt lúa thu hoạch về, làm thành gạo bao giờ cũng đầy đủ ba đặc tính: Hương - Ngọc - Tiên...
    Như thế, tên ba làng là từ tên lúa mà ra. Trước hết là làng Hương, cái tên lấy từ mùi thơm cốm non để gọi. Sau có thêm làng Ngọc, vì nơi đây tản ra được hat gạo trắng muốt, tròn đều, vốc lên tay nghìn hạt như một, không sứt, không gãy, không vỡ cuối cùng mới có làng Tiên. Tên chữ của ba làng được ghi vào thư tịch, vào thượng lương, các đầu của đình chùa là Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh. Có ba làng Canh như thế, nên sau này cả ba làng gộp lại mới thành xã Tam Canh.
    Ruộng đất ở Hương Canh đều thuộc loại thượng đẳng điền rộng thẳng cánh cò bay, nằm trên vùng châu thổ sông Hồng, hoàn toàn không có tính chất trung du. Người ta kể rằng, đời vua Gia Long, dân có công dẹp giặc giữ làng, một vùng kiên trung chống quân bạo loạn, nên vua cho phép Hương Canh được rắc trấu xuống cánh đồng nước chảy. Trấu trôi đến đâu, ruộng của Hương Canh rộng ra đến đấy. Do đó, Hương Canh được coi là vựa lúa của vùng Phong Châu, Bạch Hạc, Vĩnh Yên xưa. Lúa tiến lên kinh đô, nuôi Hoàng Tộc rồi dân vẫn thừa lúa để "Tích cốc phòng cơ" và tổ chức lễ hội nấu cơm thi hằng năm thật vui vẻ.
    Lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân. Mỗi giáp (thuở ấy, xã Hương Canh có chín giáp phải nấu 16 nồi cơm vào loại nồi bảy bằng đồng điếu, chứ không dùng nồi đất vì ba đình Hương Canh không thờ đào nồi hay nồi hầu.
    Buổi chiều, đúng giờ Mùi, các hộ bưng nồi cơm thi từ nhà mình đến nhà trưởng giáp. Các nồi cơm đều được niêm phong bằng giấy bản, dán nước bọt cơm, bịt kín cả vung. Trên vung ghi rõ tên Giáp và tên Hộ.
    Các chức sắc trong giáp được cử làm giám khảo. Mỗi giáp một người, 9 cụ, thêm một cụ đứng đầu gọi là Trùm nước.
    Ban giám khảo ngồi ở Tam quan chùa Kinh Phúc (chỗ ấy, ngày nay vẫn còn rõ nét chữ "Sở môn tự"). Các cụ chấm công khai và công bằng từng nồi cơm trước đông đảo dân làng.
    Việc đánh giá khá cụ thể từng chi tiết. Trước hết, về số lượng, các giáp phải có đủ số nồi cơm đã quy định. Cơm chín vừa đầy đúng đến cổ nồi. Về chất lượng, cơm phải thật trắng, thật thơm và thật dẻo. Cơm đơm ra bát, người ta lấy đũa cả đè xuống thì các hạt cơm dính chặt lại với nhau. Khi úp xuống, nhắc ra bát thật róc, cơm dí liền như đóng khuôn. Thứ cơm này gọi là cơm in, cắt ra thành miếng như cơm nắm, vừa mịn, vừa dẻo vừa thơm như xôi.
    Muốn đạt được những tiêu chuẩn như vạy, các giáp phải chuẩn bị từng khâu kỹ thuật rất chu đáo. Mỗi nồi cơm phải dùng tới sáu cân lúa Gié Cánh, xay xong rồi giã sàng sảy sao cho còn đủ hai cân rưỡi gạo. Mỗi hạt gạo nhỏ đi 1/3 so với gạo chưa giã là được. Ðể hạt gạo có mầu trắng xanh, hương thơm dịu mát, khi giã, người ta cho lẫn một nắm lá tre hoặc lá mía vào cối chày chân. Nện hàng nghìn chày thật thong thả, nhịp nhàng, mới mong đạt tiêu chuẩn. Miếng cơm cắt ra và vướng phải hạt sạn, ánh lên một mẩu chấu hay hạt thóc, lẫn một sợi tóc là thất bại. Nấu cơm thường là nước mưa hứng giữa trời lưu trữ trong chum vại đậy kín, không có mùi ngói vôi, mùi máng kẽm rỉ, mùi nấm mốc ở thân cau, không có bọ gậy. Cả nước vo gạo lẫn nước nấu cơm đều phải lọc rất kỹ, dùng từng tập giấy bản lót trong rá, để rỏ tí tách xuống vại từ mấy đêm trước. Nấu cơm phải bằng củi xoan khô, đượm lửa, bền than và ít khói, ít bụi. Người nấu dễ điều khiển lửa để tăng giảm nhiệt độ. Nồi nấu cơm là nồi bẩy đồng điếu, đánh sạch, sáng đỏ lên, dùng mỡ cơm xôi để lau nồi trước khi nấu cho dễ róc cháy và không bị bén nồi. Cơm sẽ thơm và không tanh mùi đồng. Vung đất đậy lọt khít trong miệng nồi. Người ta mài nhẹ quanh vành vung để lấy độ tròn và độ nhám, nên đậy vung không cần đệm lá chuối, vung rất khít không gây vị khói và vàng cơm. Những nồi cơm đạt yêu cầu, không bị vơi, không bị đầy quá; trên dưới, tứ bề đều ngon, thơm, đẹp như nhau thì được trúng giải. Nồi nấu khéo là nồi không có cháy, lợt cơm đáy không khô cứng, chung quanh không ướt. Các hạt giải như sau:
    - Giải nhất : 1 thăn lợn 8 lạng, 1 lăm lợn 3 lạng rưỡi, 1 chân giò cân rưỡi.
    - Giải nhì : 5 lạng thịt ngon, 1 chân giò 1 cân.
    - Giải ba : 3 lạng thịt ngon.
    Các nồi cơm trúng giải đều được in ra, sau đó cắt thành miếng chia đến từng gia đình, gọi là phần của làng.
    Các nồi cơm không trúng giải thì được đơm ăn sau khi lễ đình, gọi là tiệc làng.
    Lễ hội nấu cơm thi đã đề cao hạt gạo Gié Cánh, biểu tượng của ba làng và của nền văn minh lúa nước, đề cao tài năng nấu cơm cho thợ cày, thợ cấy ở làng quê miền bán sơn địa xen kẽ đồng bằng Vĩnh Phúc.
  6. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HUYỆN VIfNH TƯƠ?NG
    Vĩnh Tường là một vùng đất cổ, ở đỉnh của tam giác châu thổ đồng bằng sông Hồng ?" thuộc tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích tự nhiên khoảng 141,8 km2.
    Năm 1822, Phủ Vĩnh Tường được thành lập.
    Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Phủ Vĩnh Tường được đổi thành huyện Vĩnh Tường, thuộc tỉnh Vĩnh Yên.
    Từ tháng 10 năm 1977 đến tháng 12 năm 1995, hợp nhất với huyện Yên Lạc thành huyện Vĩnh Lạc.
    Tháng 1 năm 1996, huyện Vĩnh Tường được tái lập.
    Vĩnh Tường là nơi có truyền thống văn hiến, thời phong kiến có nhiều bậc danh nho đỗ đại khoa.
    Trong quá trình phát triển, Vĩnh Tường đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Lê Duẩn, Tổng bí thư Trường Chinh, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước về thăm và chỉ đạo phương hướng xây dựng, phát triển quê hương.
  7. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HUYỆN VIfNH TƯƠ?NG
    Vĩnh Tường là một vùng đất cổ, ở đỉnh của tam giác châu thổ đồng bằng sông Hồng ?" thuộc tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích tự nhiên khoảng 141,8 km2.
    Năm 1822, Phủ Vĩnh Tường được thành lập.
    Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Phủ Vĩnh Tường được đổi thành huyện Vĩnh Tường, thuộc tỉnh Vĩnh Yên.
    Từ tháng 10 năm 1977 đến tháng 12 năm 1995, hợp nhất với huyện Yên Lạc thành huyện Vĩnh Lạc.
    Tháng 1 năm 1996, huyện Vĩnh Tường được tái lập.
    Vĩnh Tường là nơi có truyền thống văn hiến, thời phong kiến có nhiều bậc danh nho đỗ đại khoa.
    Trong quá trình phát triển, Vĩnh Tường đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Lê Duẩn, Tổng bí thư Trường Chinh, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước về thăm và chỉ đạo phương hướng xây dựng, phát triển quê hương.
  8. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    ĐỀN PHÚ ĐA VĨNH TƯỜNG​
    Đền Phú Đa thường gọi là miếu Phú Đa, là một ngôi đền nổi tiếng và độc đáo của Vĩnh Phúc, được xây dựng thời Lê Cảnh Hưng (1740-1876), vật liệu bằng đá xanh và gỗ lim. Để ca ngợi công trình vĩnh cửu này, dân gian có câu:
    "Bắt đền ra miếu Phú Đa
    Bao giờ miếu đổ ta ra ta đền"​
    Đến kiến trúc kiểu chữ "Tam": Cổng trụ, Tiền tế, Đại bái, được sắp xếp theo thứ tự từ cổng vào là 48 tác phẩm điêu khắc đá cổ có giá trị nghệ thuật cao: 2 cột trụ, rồng chó, võ sỹ, ngựa, voi, sư tử, quán tẩy, án gian, sập, bia, ngai thờ, quan văn, quan võ.
    Đền thờ Lãng trung hầu Nguyễn Thai, người Phú Đa tài năng văn võ song toàn thời Lê -Trịnh. Đồng thời là người đặt cả niềm tin, sự nghiệp vào dân với triết lý: "Dành cho con ngàn vàng không bằng lời dạy đến nơi đến chốn", và ông đã trao tất cả tiền bạc, dinh từ cho dân làng, ngàn đời còn ghi trên bia đá tại nơi đây.
    Đền Phú Đa gần sông Hồng. Song cổ nhân đã tính toán dựng ngôi đền ở vị trí hiện nay để không bao giờ bị lũ lụt tàn phá. Lịch sử mấy năm qua đã chứng minh rõ điều đó.
  9. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    ĐỀN PHÚ ĐA VĨNH TƯỜNG​
    Đền Phú Đa thường gọi là miếu Phú Đa, là một ngôi đền nổi tiếng và độc đáo của Vĩnh Phúc, được xây dựng thời Lê Cảnh Hưng (1740-1876), vật liệu bằng đá xanh và gỗ lim. Để ca ngợi công trình vĩnh cửu này, dân gian có câu:
    "Bắt đền ra miếu Phú Đa
    Bao giờ miếu đổ ta ra ta đền"​
    Đến kiến trúc kiểu chữ "Tam": Cổng trụ, Tiền tế, Đại bái, được sắp xếp theo thứ tự từ cổng vào là 48 tác phẩm điêu khắc đá cổ có giá trị nghệ thuật cao: 2 cột trụ, rồng chó, võ sỹ, ngựa, voi, sư tử, quán tẩy, án gian, sập, bia, ngai thờ, quan văn, quan võ.
    Đền thờ Lãng trung hầu Nguyễn Thai, người Phú Đa tài năng văn võ song toàn thời Lê -Trịnh. Đồng thời là người đặt cả niềm tin, sự nghiệp vào dân với triết lý: "Dành cho con ngàn vàng không bằng lời dạy đến nơi đến chốn", và ông đã trao tất cả tiền bạc, dinh từ cho dân làng, ngàn đời còn ghi trên bia đá tại nơi đây.
    Đền Phú Đa gần sông Hồng. Song cổ nhân đã tính toán dựng ngôi đền ở vị trí hiện nay để không bao giờ bị lũ lụt tàn phá. Lịch sử mấy năm qua đã chứng minh rõ điều đó.
  10. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    NGHỀ MỘC AN TƯỜNG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI​
    Vĩnh Tường được nhiều người biết đến với một vùng đất lúa và những làng quê cổ kính. Người Vĩnh Tường có quyền tự hào về những người con ưu tú làm rạng danh quê hương xứ sở, tự hào về những giá trị lịch sử, nhân văn còn được lưu giữ đến ngày nay. Là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang, đồng thời Vĩnh Tường cũng là đơn vị có nhiều năm đứng đầu tỉnh về phát triển kinh tế xã hội trong những năm đổi mới.
    Là một xã nằm ở ven Sông Hồng với diện tích 5,5 km2, dân số trên 8 ngàn người. Trung tâm xã cách thị xã Sơn Tây 5km và cách thị xã Vĩnh Yên (Thủ Phủ của tỉnh) 10km theo đường QL2C trên một địa thế thuận lợi với một chiều giáp Sông Hồng, giao thông thuận tiện cả về đường thuỷ và bộ.
    Phát huy truyền thống của một vùng đất anh hùng và giàu tiềm năng sau 15 năm đổi mới, An Tường đã phấn đấu tích cực và có những kết quả bước đầu đáng phấn khởi.
    Về sản xuất nông nghiệp, nếu năm 1990 năng suất lúa đạt 33 tạ/ha, bình quân lương lương thực đầu người đạt 320kg/năm thì năm 2002 năng suất lúa đạt 55 tạ/ha (Tăng 22 tạ/ha) với bình quân lương thực đầu người đạt 446 kg/người, năm. Giá trị sản xuất bình quân đạt 32.120.000 đ/ha (Tăng 12 triệu so với năm 1990), bình quân thu nhập đầu người 2.650.000 đ/năm.
    Về xây dựng cơ bản, xã đã có trụ sở mới khang trang, chú trọng xây dựng trường lớp phát triển giáo dục. Làm mới, cải tạo nâng cấp rải nhựa và bê tông hầu hết các trục đường giao thông quanh xã, nhiều đường thôn ngõ xóm được cứng hoá bằng gạch hoặc bê tông. Toàn xã có nhiều phương tiện vận tải (ô tô, công nông, tàu thuyền) phục vụ sản xuất, vận chuyển hàng hoá và đời sống. Từ 1994, xã đã có điện lưới và 100% hộ gia đình được sử dụng điện.
    Với truyền thống hiếu học, cần cù chịu khó lao động cùng một lực lượng lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao so với trong huyện và tỉnh, An Tường một vùng đất còn đang ẩn dấu một sức mạnh tiềm tàng chờ được đánh thức. Trong đó có tiềm năng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với những làng nghề cổ, với những người thợ thủ công một thời nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc.
    Nằm ở vùng đất bãi bên bờ Sông Hồng, xã An Tường có làng nghề Bích Chu, Thủ Độ với hai ngôi đình làng có từ những năm cuối thế kỷ XVI thờ ông tổ đã tạo dựng làng nghề, đình làng đã ẩn chứa đầy đủ nét tinh sảo, hoa mỹ của các nghệ nhân làng, tồn tại qua năm tháng với các cây cột đục trạm cầu kỳ, những hoành phi câu đối. Từ rất lâu, người Bích Chu đã từng vác cưa, đục đi hành nghề ở khắp mọi nơi, tay nghề có thể sánh với thợ Hà Bắc, Nam Định những làng nghề trứ danh về đồ mộc. Đến Bích Chu, khách không những có thể đặt mua tủ, giường, bàn ghế mà còn có những đồ mỹ nghệ cao cấp như những bức đại tự, hoành phi câu đối, đồ thờ ..v..v..
    Trong gian nhà người tiêu dùng Hà Nội, người tiêu dùng cả nước đã có sự hiện diện của đồ gỗ cao cấp An Tường. Đã có không ít hợp đồng để người An Tường tham gia trang trí bày biện đồ gỗ cho Văn Phòng Chính Phủ, Phủ Thủ Tướng.
    Làng nghề An Tường có khoảng 700 hộ làm mộc với 1400 lao động, trong đó có gần mười công ty TNHH. Công cụ làm mộc đã được cơ khí hoá, điện khí hoá một bước nên sản phẩm làm ra phong phú về chủng loại và mẫu mã, thu nhập bình quân người lao động hiện nay là 500.000 đ/người, tháng.
    Gần đây với thực trạng cạn kiệt tài nguyên, sự thay đổi của cơ chế thị trường, hàng Bích Chu Thủ Độ đang phải đối mặt với những khó khăn về vật liệu, về tiêu thụ sản phẩm. Khoảng 200-300 thợ An Tường hàng năm phải làm thuê ở các tỉnh bạn, đây là điều bức xúc mà đang rất cần sự quan tâm của các ngành các cấp tỉnh Vĩnh Phúc. Tất nhiên, bằng khả năng sẵn có như kỹ thuật ghép mộng, đánh bóng, đường nét tuyệt mỹ trong tạo dáng và hoa văn trang trí tồn tại cùng năm tháng, đồ gỗ An Tường sẽ khẳng định mãi mãi là sản phẩm mến mộ của khách trong nước và quốc tế, sẽ đóng góp vào sự khởi sắc của công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Tường.
    Được sự quan tâm giúp đỡ của các ngành các cấp, xã đã đưa ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2010 là:
    - Đưa sản xuất làng nghề ra khu sản xuất tập trung.
    - Gửi công nhân đi học các lớp đào tạo thợ lành nghề nhằm tiếp thu những công nghệ mới hiện đại.
    - Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng các khu sản xuất tập trung của làng nghề.
    - Thu hút từ 30435% lao động làm sản xuất CN và TTCN, nâng mức lương tối thiểu của người lao động ở các làng nghề lên từ 900.000đ41.200.000đ/người, tháng.
    Để thực hiện các mục tiêu trên, xã đã được huyện giúp đỡ đưa ra các giải pháp:
    - Có chính sách hỗ trợ nâng đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn đầu tư sản xuất, thu hút nhiều lao động, sử dụng nguyên liệu địa phương và ổn định sản xuất lâu dài.
    - Hàng năm dành một nguồn vốn lớn để đầu tư hỗ trợ việc đào tạo thợ lành nghề ở địa phương.
    - Mở rộng liên doanh liên kết tìm đối tác để sản xuất, hợp tác gia công với các doanh nghiệp lớn những mặt hàng sản xuất tại địa phương.
    - Ngoài những chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước, của tỉnh, huyện Vĩnh Tường sẽ dành nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất tập trung như (Hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng, thủ tục hành chính thông thoáng ..v.v..).
    Với nhiều ưu thế thuận lợi như vậy, chắc chắn một ngày không xa làng nghề An Tường sẽ là một trong những trung tâm cung cấp hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ giới hạn ở trong tỉnh, trong nước mà có thể vượt xa hơn nhiều.

Chia sẻ trang này