1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử, Văn Hóa, Truyền Thống, Phong Cảnh, Du Lịch và Con Người Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dhphong_qn80, 22/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    NGHỀ MỘC AN TƯỜNG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI​
    Vĩnh Tường được nhiều người biết đến với một vùng đất lúa và những làng quê cổ kính. Người Vĩnh Tường có quyền tự hào về những người con ưu tú làm rạng danh quê hương xứ sở, tự hào về những giá trị lịch sử, nhân văn còn được lưu giữ đến ngày nay. Là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang, đồng thời Vĩnh Tường cũng là đơn vị có nhiều năm đứng đầu tỉnh về phát triển kinh tế xã hội trong những năm đổi mới.
    Là một xã nằm ở ven Sông Hồng với diện tích 5,5 km2, dân số trên 8 ngàn người. Trung tâm xã cách thị xã Sơn Tây 5km và cách thị xã Vĩnh Yên (Thủ Phủ của tỉnh) 10km theo đường QL2C trên một địa thế thuận lợi với một chiều giáp Sông Hồng, giao thông thuận tiện cả về đường thuỷ và bộ.
    Phát huy truyền thống của một vùng đất anh hùng và giàu tiềm năng sau 15 năm đổi mới, An Tường đã phấn đấu tích cực và có những kết quả bước đầu đáng phấn khởi.
    Về sản xuất nông nghiệp, nếu năm 1990 năng suất lúa đạt 33 tạ/ha, bình quân lương lương thực đầu người đạt 320kg/năm thì năm 2002 năng suất lúa đạt 55 tạ/ha (Tăng 22 tạ/ha) với bình quân lương thực đầu người đạt 446 kg/người, năm. Giá trị sản xuất bình quân đạt 32.120.000 đ/ha (Tăng 12 triệu so với năm 1990), bình quân thu nhập đầu người 2.650.000 đ/năm.
    Về xây dựng cơ bản, xã đã có trụ sở mới khang trang, chú trọng xây dựng trường lớp phát triển giáo dục. Làm mới, cải tạo nâng cấp rải nhựa và bê tông hầu hết các trục đường giao thông quanh xã, nhiều đường thôn ngõ xóm được cứng hoá bằng gạch hoặc bê tông. Toàn xã có nhiều phương tiện vận tải (ô tô, công nông, tàu thuyền) phục vụ sản xuất, vận chuyển hàng hoá và đời sống. Từ 1994, xã đã có điện lưới và 100% hộ gia đình được sử dụng điện.
    Với truyền thống hiếu học, cần cù chịu khó lao động cùng một lực lượng lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao so với trong huyện và tỉnh, An Tường một vùng đất còn đang ẩn dấu một sức mạnh tiềm tàng chờ được đánh thức. Trong đó có tiềm năng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với những làng nghề cổ, với những người thợ thủ công một thời nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc.
    Nằm ở vùng đất bãi bên bờ Sông Hồng, xã An Tường có làng nghề Bích Chu, Thủ Độ với hai ngôi đình làng có từ những năm cuối thế kỷ XVI thờ ông tổ đã tạo dựng làng nghề, đình làng đã ẩn chứa đầy đủ nét tinh sảo, hoa mỹ của các nghệ nhân làng, tồn tại qua năm tháng với các cây cột đục trạm cầu kỳ, những hoành phi câu đối. Từ rất lâu, người Bích Chu đã từng vác cưa, đục đi hành nghề ở khắp mọi nơi, tay nghề có thể sánh với thợ Hà Bắc, Nam Định những làng nghề trứ danh về đồ mộc. Đến Bích Chu, khách không những có thể đặt mua tủ, giường, bàn ghế mà còn có những đồ mỹ nghệ cao cấp như những bức đại tự, hoành phi câu đối, đồ thờ ..v..v..
    Trong gian nhà người tiêu dùng Hà Nội, người tiêu dùng cả nước đã có sự hiện diện của đồ gỗ cao cấp An Tường. Đã có không ít hợp đồng để người An Tường tham gia trang trí bày biện đồ gỗ cho Văn Phòng Chính Phủ, Phủ Thủ Tướng.
    Làng nghề An Tường có khoảng 700 hộ làm mộc với 1400 lao động, trong đó có gần mười công ty TNHH. Công cụ làm mộc đã được cơ khí hoá, điện khí hoá một bước nên sản phẩm làm ra phong phú về chủng loại và mẫu mã, thu nhập bình quân người lao động hiện nay là 500.000 đ/người, tháng.
    Gần đây với thực trạng cạn kiệt tài nguyên, sự thay đổi của cơ chế thị trường, hàng Bích Chu Thủ Độ đang phải đối mặt với những khó khăn về vật liệu, về tiêu thụ sản phẩm. Khoảng 200-300 thợ An Tường hàng năm phải làm thuê ở các tỉnh bạn, đây là điều bức xúc mà đang rất cần sự quan tâm của các ngành các cấp tỉnh Vĩnh Phúc. Tất nhiên, bằng khả năng sẵn có như kỹ thuật ghép mộng, đánh bóng, đường nét tuyệt mỹ trong tạo dáng và hoa văn trang trí tồn tại cùng năm tháng, đồ gỗ An Tường sẽ khẳng định mãi mãi là sản phẩm mến mộ của khách trong nước và quốc tế, sẽ đóng góp vào sự khởi sắc của công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Tường.
    Được sự quan tâm giúp đỡ của các ngành các cấp, xã đã đưa ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2010 là:
    - Đưa sản xuất làng nghề ra khu sản xuất tập trung.
    - Gửi công nhân đi học các lớp đào tạo thợ lành nghề nhằm tiếp thu những công nghệ mới hiện đại.
    - Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng các khu sản xuất tập trung của làng nghề.
    - Thu hút từ 30435% lao động làm sản xuất CN và TTCN, nâng mức lương tối thiểu của người lao động ở các làng nghề lên từ 900.000đ41.200.000đ/người, tháng.
    Để thực hiện các mục tiêu trên, xã đã được huyện giúp đỡ đưa ra các giải pháp:
    - Có chính sách hỗ trợ nâng đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn đầu tư sản xuất, thu hút nhiều lao động, sử dụng nguyên liệu địa phương và ổn định sản xuất lâu dài.
    - Hàng năm dành một nguồn vốn lớn để đầu tư hỗ trợ việc đào tạo thợ lành nghề ở địa phương.
    - Mở rộng liên doanh liên kết tìm đối tác để sản xuất, hợp tác gia công với các doanh nghiệp lớn những mặt hàng sản xuất tại địa phương.
    - Ngoài những chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước, của tỉnh, huyện Vĩnh Tường sẽ dành nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất tập trung như (Hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng, thủ tục hành chính thông thoáng ..v.v..).
    Với nhiều ưu thế thuận lợi như vậy, chắc chắn một ngày không xa làng nghề An Tường sẽ là một trong những trung tâm cung cấp hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ giới hạn ở trong tỉnh, trong nước mà có thể vượt xa hơn nhiều.
  2. best_in_QT

    best_in_QT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    TRUỚC TIÊN LÀ MẤY CÁI BẢN ĐỒ TỈNH MÌNH NÈ:
    [​IMG]
    [​IMG]
    CÓ BÁC NÀO NHỚ TÊN CON SÔNG NÀY KHÔNG:
    [​IMG]
  3. best_in_QT

    best_in_QT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    TRUỚC TIÊN LÀ MẤY CÁI BẢN ĐỒ TỈNH MÌNH NÈ:
    [​IMG]
    [​IMG]
    CÓ BÁC NÀO NHỚ TÊN CON SÔNG NÀY KHÔNG:
    [​IMG]
  4. Ho_li_ten_thong

    Ho_li_ten_thong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    0
    Chắc là sông Hồng????????????????he..he..he...
  5. Ho_li_ten_thong

    Ho_li_ten_thong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    0
    Chắc là sông Hồng????????????????he..he..he...
  6. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    HAI BÀ TRƯNG
    VÀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TRÊN QUÊ HƯƠNG VĨNH PHÚC
    Khí phách của Hai Bà Trưng trong sự nghiệp giữ nước đã trở thành huyền thoại lưu truyền từ đời này sang đời khác, linh hồn của Hai Bà luôn ở trong tâm tưởng người dân nước Việt và là niềm khích lệ lớn lao cho dân tộc Việt Nam; trong hoàn cảnh khó khăn, người dân luôn cầu nguyện và hy vọng linh hồn của Hai Bà giúp đỡ, trong lịch sử có viết vào thời điểm dân ta gặp hạn, làm lễ cầu mưa, vua Lý Thái Tông (1028 ?" 1026 ?"1054), mộng thấy hai người con gái đội mũ kết hoa từ hướng Tây đi lại, nhà Vua hỏi và hai người đáp: ?oThiếp là hai chị em họ Trưng, vâng mệnh Thượng đế làm mưa??. Đến thời vua Lê đã phong Hai Bà danh hiệu?Quảng ggiáo viên minh Trạch Vương phật?. Và nhiều kiệt tác văn chương ca ngợi Hai Bà như trong Nam sử diễn ca:

    ?o?Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
    Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta??
    Bác Hồ đã viết về Hai Bà trên tuần báo Thanh niên số 73 ngày 12-12-1926: ?oBà Trưng Trắc người nước ta sinh ra ở thế kỷ đầu hết là năm thứ 23 ở huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc xứ Bắc Kỳ? Lúc bấy giờ cùng với em là Trưng Nhị khởi binh đánh giặc Tô Định, lấy được 65 thành dựng cờ độc lập??.
    Nhận xét về cuộc khởi nghĩa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: ?oNét độc đáo trong cuộc khởi nghĩa nổi dậy ở Mê Linh của Hai Bà đã được hưởng ứng nhất tề của Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân khắp 65 huyện thành? thật là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử?.
    Hội nghị của cán bộ Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nghiên cứu thảo luận về vấn đề phụ nữ, đồng chí Lê Duẩn nói: ?oTrên thế giới không có nơi nào có phụ nữ như Việt Nam. Không phải bây giờ mà nghìn năm trước cũng vậy. Chưa có nước nào mà người xây dựng đầu tiên, đem độc lập đầu tiên cho nước nhà là phụ nữ?.
    Trong những vị anh hùng cứu nước, Hai Bà được thờ phụng ở nhiều nơi: Đền Hai Bà xã Mê Linh Vĩnh Phúc, Đền Hát Môn ở Hà Tây là hai đền thờ chính. Còn nhiều nơi khác lập đền thờ như: xã Quan Đài, Xuân Đài, Tiên Đài (huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc), xã Phụng Công (huyện Vân Giang, Bắc Ninh), xã Đồng Nhân (huyện Thanh Trì, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), xã Lâu Thượng (thành phố Việt Trì, Phú Thọ)?
    Quan trọng bậc nhất trong hệ thống đền thờ Hai Bà là khu di tích lịch sử đền thờ Hai Bà ở Mê Linh ?" nơi Hai Bà sinh ra và lớn lên, tại đây Hai Bà tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng để chuẩn bị chống giặc Đông Hán với nhiều thành lũy nổi tiếng, cũng chính nơi này Hai Bà đã xưng Vương và lập Hoàng cung trong thời gian trị vì đất nước. (Tương truyền đền được làm ngay trên nền cung điện xưa).
    Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đền Hạ Lôi một lần nữa lại trở thành chiếc nôi của phong trào cách mạng. Năm 1944, đồng chí Trường Trinh đã lấy đền làm địa điểm họp bàn và liên lạc với xứ ủy chuẩn bị cho cách mạng thángTám.
    Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, với ý nghĩa và vị trí quan trọng bậc nhất của đền Hạ Lôi, với những dấu tích lịch sử, hiện trạng kiến trúc công trình chưa xứng với tầm vóc vốn có. Chính vì vậy, ngày 15-11-2001 UBND tỉnh Vĩnh Phúc quyết định phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và thiết kế quy hoạch khu di tích lịch văn hóa đền thờ Hai Bà Trưng xã Mê Linh. Trong thời gian ngắn được UBND tỉnh giao nhiệm vụ, tháng 8-2003 Sở Vắn hóa thông tin ?" Thể thao Vĩnh Phúc đã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu di tích lịch sử văn hóa cách mạng đền Hai Bà Trưng trình UBND tỉnh, để công trình sớm được triển khai xây dựng theo đúng kế hoạch hoàn thành tháng 12 năm 2006, phục vụ đồng bào cả nước và khách nước ngoài chiêm ngưỡng, thăm quam tưởng niệm, nhất là lễ hội đầu xuân.
    Song song với việc bảo tồn tôn tạo khu di tích, hàng năm vào ngày 6 tháng Giêng, ngày Hai Bà Trưng tế cờ nghĩa, UBND tỉnh, UBND huyện Mê Linh, UBND xã Mê Linh long trọng tổ chức lễ hội. Hòa chung với niềm vui của dân tộc, đất nước đón mùa xuân và thực hiện thắng lợi Nghị quyết của ********************** và Nghị quyết Đảng bộ tỉnhVĩnh Phúc, nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, giáo dục truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước trên quê hương Vĩnh Phúc, đồng thời thấy rõ trách nhiệm của mỗi người, mỗi đơn vị, Đảng bộ, nhân dân Vĩnh Phúc và đồng bào cả nước trước anh linh Hai Bà và các anh hùng liệt nữ đã quên mình gìn giữ non sông, thành tâm dâng hương tại đền thời.
    ?Nhớ ơn xưa vì nợ nước thù nhà giận quân tàn bạo không chịu phận nữ nhi chân yếu tay mềm, Hai Bà đã phất cờ, dấy binh khởi nghĩa, cả dân tộc đã một lòng đoàn kết quét sạch quân thù trên toàn cõi nước nam, thu lại 65 thành quách về tay Trưng nữ. Tô Định phải cạo dâu, róc tóc, quẳng ấn tín trốn về Bắc quốc, Ỷ thế mạnh, mang dã tâm bành trướng, nhà Đông Hán cử tên giặc già Mã Viện hung hãn kéo quân sang. Trước thế giặc cường, mưu thâm mẹo hiểm, Hai Bà đã vận trí dùng mưu trường kỳ kháng chiến, quyết giương cờ tự chủ đến giọt máu cuối cùng, trận Lũng Ngoại, trận Liễn Châu, Gò Phượng, Đầm Sen (Đàm Liên) nêu gương chí khí? Phút lâm chung, khe Cấm Khê, cửa sông Hát còn làm giặc kinh hồn.
    Trí quật cường lòng thủy chung vầng vặc của Hai Bà và các bậc tiền nhân là gương sáng nghìn đời để con cháu noi theo. Trải mấy cuộc ngoại bang xâm lấn, theo gương tiền liệt lớp lớp thế hệ con cháu dân tộc Việt Nam không quản hy sinh, không nề gian khổ đã chung sức chung lòng cùng dân tộc kiên cường chiến đấu bảo vệ non sông, xây dựng đất nước hùng cường.
    Nay giữa tiết xuân trong buổi trời bình, đất thịnh, nhân khang, trước anh linh tiền liệt, chúng con nguyện dồng tâm nhất trí xây dựng non sông giữ vững đức trung, lòng hiếu, rèn trí, luyện tài? để xứng đáng nòi giống con Rồng cháu Lạc muôn đời, với tinh thần bất diệt của Hai Bà Trưng.

  7. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    HAI BÀ TRƯNG
    VÀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TRÊN QUÊ HƯƠNG VĨNH PHÚC
    Khí phách của Hai Bà Trưng trong sự nghiệp giữ nước đã trở thành huyền thoại lưu truyền từ đời này sang đời khác, linh hồn của Hai Bà luôn ở trong tâm tưởng người dân nước Việt và là niềm khích lệ lớn lao cho dân tộc Việt Nam; trong hoàn cảnh khó khăn, người dân luôn cầu nguyện và hy vọng linh hồn của Hai Bà giúp đỡ, trong lịch sử có viết vào thời điểm dân ta gặp hạn, làm lễ cầu mưa, vua Lý Thái Tông (1028 ?" 1026 ?"1054), mộng thấy hai người con gái đội mũ kết hoa từ hướng Tây đi lại, nhà Vua hỏi và hai người đáp: ?oThiếp là hai chị em họ Trưng, vâng mệnh Thượng đế làm mưa??. Đến thời vua Lê đã phong Hai Bà danh hiệu?Quảng ggiáo viên minh Trạch Vương phật?. Và nhiều kiệt tác văn chương ca ngợi Hai Bà như trong Nam sử diễn ca:

    ?o?Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
    Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta??
    Bác Hồ đã viết về Hai Bà trên tuần báo Thanh niên số 73 ngày 12-12-1926: ?oBà Trưng Trắc người nước ta sinh ra ở thế kỷ đầu hết là năm thứ 23 ở huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc xứ Bắc Kỳ? Lúc bấy giờ cùng với em là Trưng Nhị khởi binh đánh giặc Tô Định, lấy được 65 thành dựng cờ độc lập??.
    Nhận xét về cuộc khởi nghĩa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: ?oNét độc đáo trong cuộc khởi nghĩa nổi dậy ở Mê Linh của Hai Bà đã được hưởng ứng nhất tề của Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân khắp 65 huyện thành? thật là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử?.
    Hội nghị của cán bộ Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nghiên cứu thảo luận về vấn đề phụ nữ, đồng chí Lê Duẩn nói: ?oTrên thế giới không có nơi nào có phụ nữ như Việt Nam. Không phải bây giờ mà nghìn năm trước cũng vậy. Chưa có nước nào mà người xây dựng đầu tiên, đem độc lập đầu tiên cho nước nhà là phụ nữ?.
    Trong những vị anh hùng cứu nước, Hai Bà được thờ phụng ở nhiều nơi: Đền Hai Bà xã Mê Linh Vĩnh Phúc, Đền Hát Môn ở Hà Tây là hai đền thờ chính. Còn nhiều nơi khác lập đền thờ như: xã Quan Đài, Xuân Đài, Tiên Đài (huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc), xã Phụng Công (huyện Vân Giang, Bắc Ninh), xã Đồng Nhân (huyện Thanh Trì, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), xã Lâu Thượng (thành phố Việt Trì, Phú Thọ)?
    Quan trọng bậc nhất trong hệ thống đền thờ Hai Bà là khu di tích lịch sử đền thờ Hai Bà ở Mê Linh ?" nơi Hai Bà sinh ra và lớn lên, tại đây Hai Bà tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng để chuẩn bị chống giặc Đông Hán với nhiều thành lũy nổi tiếng, cũng chính nơi này Hai Bà đã xưng Vương và lập Hoàng cung trong thời gian trị vì đất nước. (Tương truyền đền được làm ngay trên nền cung điện xưa).
    Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đền Hạ Lôi một lần nữa lại trở thành chiếc nôi của phong trào cách mạng. Năm 1944, đồng chí Trường Trinh đã lấy đền làm địa điểm họp bàn và liên lạc với xứ ủy chuẩn bị cho cách mạng thángTám.
    Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, với ý nghĩa và vị trí quan trọng bậc nhất của đền Hạ Lôi, với những dấu tích lịch sử, hiện trạng kiến trúc công trình chưa xứng với tầm vóc vốn có. Chính vì vậy, ngày 15-11-2001 UBND tỉnh Vĩnh Phúc quyết định phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và thiết kế quy hoạch khu di tích lịch văn hóa đền thờ Hai Bà Trưng xã Mê Linh. Trong thời gian ngắn được UBND tỉnh giao nhiệm vụ, tháng 8-2003 Sở Vắn hóa thông tin ?" Thể thao Vĩnh Phúc đã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu di tích lịch sử văn hóa cách mạng đền Hai Bà Trưng trình UBND tỉnh, để công trình sớm được triển khai xây dựng theo đúng kế hoạch hoàn thành tháng 12 năm 2006, phục vụ đồng bào cả nước và khách nước ngoài chiêm ngưỡng, thăm quam tưởng niệm, nhất là lễ hội đầu xuân.
    Song song với việc bảo tồn tôn tạo khu di tích, hàng năm vào ngày 6 tháng Giêng, ngày Hai Bà Trưng tế cờ nghĩa, UBND tỉnh, UBND huyện Mê Linh, UBND xã Mê Linh long trọng tổ chức lễ hội. Hòa chung với niềm vui của dân tộc, đất nước đón mùa xuân và thực hiện thắng lợi Nghị quyết của ********************** và Nghị quyết Đảng bộ tỉnhVĩnh Phúc, nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, giáo dục truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước trên quê hương Vĩnh Phúc, đồng thời thấy rõ trách nhiệm của mỗi người, mỗi đơn vị, Đảng bộ, nhân dân Vĩnh Phúc và đồng bào cả nước trước anh linh Hai Bà và các anh hùng liệt nữ đã quên mình gìn giữ non sông, thành tâm dâng hương tại đền thời.
    ?Nhớ ơn xưa vì nợ nước thù nhà giận quân tàn bạo không chịu phận nữ nhi chân yếu tay mềm, Hai Bà đã phất cờ, dấy binh khởi nghĩa, cả dân tộc đã một lòng đoàn kết quét sạch quân thù trên toàn cõi nước nam, thu lại 65 thành quách về tay Trưng nữ. Tô Định phải cạo dâu, róc tóc, quẳng ấn tín trốn về Bắc quốc, Ỷ thế mạnh, mang dã tâm bành trướng, nhà Đông Hán cử tên giặc già Mã Viện hung hãn kéo quân sang. Trước thế giặc cường, mưu thâm mẹo hiểm, Hai Bà đã vận trí dùng mưu trường kỳ kháng chiến, quyết giương cờ tự chủ đến giọt máu cuối cùng, trận Lũng Ngoại, trận Liễn Châu, Gò Phượng, Đầm Sen (Đàm Liên) nêu gương chí khí? Phút lâm chung, khe Cấm Khê, cửa sông Hát còn làm giặc kinh hồn.
    Trí quật cường lòng thủy chung vầng vặc của Hai Bà và các bậc tiền nhân là gương sáng nghìn đời để con cháu noi theo. Trải mấy cuộc ngoại bang xâm lấn, theo gương tiền liệt lớp lớp thế hệ con cháu dân tộc Việt Nam không quản hy sinh, không nề gian khổ đã chung sức chung lòng cùng dân tộc kiên cường chiến đấu bảo vệ non sông, xây dựng đất nước hùng cường.
    Nay giữa tiết xuân trong buổi trời bình, đất thịnh, nhân khang, trước anh linh tiền liệt, chúng con nguyện dồng tâm nhất trí xây dựng non sông giữ vững đức trung, lòng hiếu, rèn trí, luyện tài? để xứng đáng nòi giống con Rồng cháu Lạc muôn đời, với tinh thần bất diệt của Hai Bà Trưng.

  8. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    ĐỀ THÁM VÀ VÙNG NÚI SÁNG HUYỆN LẬP THẠCH

    Hoàng Hoa Thám, thường gọi là ĐỀ THÁM, là một danh nhân dân tộc thời kỳ cận đại. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương sáng về lòng yêu nước và chí khí quật cường của dân tộc.
    Ông vốn người học Trương, quê gốc ở làng Dị Chế, huyện Phù Tiên, tỉnh Hưng Yên. Cha ông là Trương Văn Thận, cầm đầu một cuộc khởi nghĩa nông dân, nghĩa quân có lúc lên tới 3000 người. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 7 năm thì ông Thận bị bắt vì có kẻ phản bội. Trên đường bị giải về Hà Nội, ông đã tự sát.
    Từ đó gia đình và dòng họ bị truy lùng. Con cháu tản mát khắp nơi và đổi thành họ Đoàn. Ông Trương Văn Thân (em ruột ông Thận) đưa hai con của ông Thận là Trương Văn Nghĩa và Trương Thị Cấp lên xã Ngọc Châu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang sinh sống. Ở đây chú cháu ông Thân cũng đổi thành họ Đoàn. Khi lớn lên, Trương Văn Nghĩa lại đổi tên họ một lần nữa thành Hoàng Hoa Thám để tham gia khởi nghĩa chống Pháp.
    Lúc đầu, Hoàng Hoa Thám xung vào đội quân của bố nuôi là Bá Phức, sau ra nhập đội quân của Cai Kinh, được phong chánh Đề đốc, nên gọi là Đề Thám.
    Khởi nghĩa Cai Kinh thất bại, Đề Thám ra nhập nghĩa quân Đề Nắm. Qua chiến đấu Đề Thám ngày càng có uy tín và nổi tiếng từ năm 1888. Tháng4-1892 Đề Nắm hy sinh, nghĩa quân Yên Thế tôn Đề Thám lên làm thủ lĩnh.
    Trong hơn 20 năm kiên cường chống Pháp, có nhiều năm Đề Thám đóng quân tại vùng núi Sáng Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
    Nhiều cụ già ở xã Đồng Quế (thuộc vùng chân núi Sáng, Lập Thạch) vẫn kể lại cho con cháu nghe rất nhiều câu chuyện ly kỳ về Đề Thám đánh giặc. Trên núi Sáng có những địa điểm người dân Đồng Quế gọi là hang Đề Thám, Kho Lương, Bếp nuôi quân, Dèo mai phục ...
  9. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    ĐỀ THÁM VÀ VÙNG NÚI SÁNG HUYỆN LẬP THẠCH

    Hoàng Hoa Thám, thường gọi là ĐỀ THÁM, là một danh nhân dân tộc thời kỳ cận đại. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương sáng về lòng yêu nước và chí khí quật cường của dân tộc.
    Ông vốn người học Trương, quê gốc ở làng Dị Chế, huyện Phù Tiên, tỉnh Hưng Yên. Cha ông là Trương Văn Thận, cầm đầu một cuộc khởi nghĩa nông dân, nghĩa quân có lúc lên tới 3000 người. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 7 năm thì ông Thận bị bắt vì có kẻ phản bội. Trên đường bị giải về Hà Nội, ông đã tự sát.
    Từ đó gia đình và dòng họ bị truy lùng. Con cháu tản mát khắp nơi và đổi thành họ Đoàn. Ông Trương Văn Thân (em ruột ông Thận) đưa hai con của ông Thận là Trương Văn Nghĩa và Trương Thị Cấp lên xã Ngọc Châu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang sinh sống. Ở đây chú cháu ông Thân cũng đổi thành họ Đoàn. Khi lớn lên, Trương Văn Nghĩa lại đổi tên họ một lần nữa thành Hoàng Hoa Thám để tham gia khởi nghĩa chống Pháp.
    Lúc đầu, Hoàng Hoa Thám xung vào đội quân của bố nuôi là Bá Phức, sau ra nhập đội quân của Cai Kinh, được phong chánh Đề đốc, nên gọi là Đề Thám.
    Khởi nghĩa Cai Kinh thất bại, Đề Thám ra nhập nghĩa quân Đề Nắm. Qua chiến đấu Đề Thám ngày càng có uy tín và nổi tiếng từ năm 1888. Tháng4-1892 Đề Nắm hy sinh, nghĩa quân Yên Thế tôn Đề Thám lên làm thủ lĩnh.
    Trong hơn 20 năm kiên cường chống Pháp, có nhiều năm Đề Thám đóng quân tại vùng núi Sáng Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
    Nhiều cụ già ở xã Đồng Quế (thuộc vùng chân núi Sáng, Lập Thạch) vẫn kể lại cho con cháu nghe rất nhiều câu chuyện ly kỳ về Đề Thám đánh giặc. Trên núi Sáng có những địa điểm người dân Đồng Quế gọi là hang Đề Thám, Kho Lương, Bếp nuôi quân, Dèo mai phục ...
  10. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    TẢ TƯỚNG QUỐC TRẦN NGUYÊN HÃN​
    Đức Tả Tướng Trần Nguyên Hãn quê tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là cháu bốn đời quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán (ông ngoại Nguyễn Trãi). Lúc bấy giờ nhà Trần đã suy vi, Hồ Quý Ly lên làm vua, nhà Minh nhân cơ hội này đem quân sang xâm lược nước ta (1407). Trần Nguyên Hãn là người văn võ song toàn, kiến thức, tầm nhìn chiến lược, trước tình cảnh đất nước bị xâm lược, ông không chủ trương khôi phục Nhà Trần mà vào Lam Sơn theo nghĩa quân Lê Lợi kháng chiến, ông được Lê Lợi giao chỉ huy nhiều trận đánh lớn ở thành Nghệ An, Đông Quan, Chi Lăng- Xương Giang?
    Trong Hội thề Đông Quan, tên ông chỉ xếp sau tên Vua. Năm 1427 ông được Vua Lê phong chức Tả Tướng Quốc (Chức hữu tướng quốc giành cho công tử Tư Tề con trưởng của Lê Lợi). Quyền cao chức trọng nhưng ông không màng danh lợi sau chiến tranh Trần Nguyên Hãn xin cáo quan về quê ở xã Sơn Đông. Vua biết giữ không được bèn phong Thái ấp lớn và ban Quốc tính (đổi họ thành Lê Hãn). Tiếc rằng sau đó Lê Lợi nghe nịnh thần dèm pha, nghi ông có ý làm phản, sai quân đến Sơn Đông bắt ông và gia đình về kinh trị tội.
    Để tránh cho Vua khỏi mang tiếng xấu là giết trung thần, trên dòng sông Lô ông đã đánh đắm thuyền tự vẫn. Mãi đến năm 1455 đời Lê Nhân Tông mới phục hồi danh dự cho ông và truy tặng ông: ?oTả Tướng quân trung liệt Đại Vương?.
    Ngày nay đền thờ Đức Tả Tướng ở xã Sơn Đông vẫn nổi tiếng là đền thờ thiêng. Nhân dân kính trọng biết ơn và xót thương người anh hùng hàng ngày hương khói không dứt. Trước đền có Ao Sơn, nơi ngày xưa Trần Nguyên Hãn luyện tập thuỷ quân. Người ta cũng vừa tìm lại được hòn đá mài gươm của người anh hùng cách đây gần 600 năm. Cũng như đã định vị được vị trí mà Trần Nguyên Hãn cùng gia đình tự vẫn.

Chia sẻ trang này