1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử, Văn Hóa, Truyền Thống, Phong Cảnh, Du Lịch và Con Người Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dhphong_qn80, 22/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    TẢ TƯỚNG QUỐC TRẦN NGUYÊN HÃN​
    Đức Tả Tướng Trần Nguyên Hãn quê tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là cháu bốn đời quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán (ông ngoại Nguyễn Trãi). Lúc bấy giờ nhà Trần đã suy vi, Hồ Quý Ly lên làm vua, nhà Minh nhân cơ hội này đem quân sang xâm lược nước ta (1407). Trần Nguyên Hãn là người văn võ song toàn, kiến thức, tầm nhìn chiến lược, trước tình cảnh đất nước bị xâm lược, ông không chủ trương khôi phục Nhà Trần mà vào Lam Sơn theo nghĩa quân Lê Lợi kháng chiến, ông được Lê Lợi giao chỉ huy nhiều trận đánh lớn ở thành Nghệ An, Đông Quan, Chi Lăng- Xương Giang?
    Trong Hội thề Đông Quan, tên ông chỉ xếp sau tên Vua. Năm 1427 ông được Vua Lê phong chức Tả Tướng Quốc (Chức hữu tướng quốc giành cho công tử Tư Tề con trưởng của Lê Lợi). Quyền cao chức trọng nhưng ông không màng danh lợi sau chiến tranh Trần Nguyên Hãn xin cáo quan về quê ở xã Sơn Đông. Vua biết giữ không được bèn phong Thái ấp lớn và ban Quốc tính (đổi họ thành Lê Hãn). Tiếc rằng sau đó Lê Lợi nghe nịnh thần dèm pha, nghi ông có ý làm phản, sai quân đến Sơn Đông bắt ông và gia đình về kinh trị tội.
    Để tránh cho Vua khỏi mang tiếng xấu là giết trung thần, trên dòng sông Lô ông đã đánh đắm thuyền tự vẫn. Mãi đến năm 1455 đời Lê Nhân Tông mới phục hồi danh dự cho ông và truy tặng ông: ?oTả Tướng quân trung liệt Đại Vương?.
    Ngày nay đền thờ Đức Tả Tướng ở xã Sơn Đông vẫn nổi tiếng là đền thờ thiêng. Nhân dân kính trọng biết ơn và xót thương người anh hùng hàng ngày hương khói không dứt. Trước đền có Ao Sơn, nơi ngày xưa Trần Nguyên Hãn luyện tập thuỷ quân. Người ta cũng vừa tìm lại được hòn đá mài gươm của người anh hùng cách đây gần 600 năm. Cũng như đã định vị được vị trí mà Trần Nguyên Hãn cùng gia đình tự vẫn.
  2. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN TRIỆU THÁI​
    Ông người xã Hoàng Chung, huyện Lập Thạch, thuộc Tây Đạo (Nay là thôn Hoàng Chung xã Đồng Ích).
    Ông xuất thân từ một gia đình nông dân, được theo học trường Nho dưới thời thuộc Minh. Nhưng vì trong nước lúc đó chỉ là quận, huyện thuộc sự thống trị dưới triều đình Vĩnh Lạc (1403-1424), nên về thể chế không thể tổ chức được hai kì thi đại khoa tuyển chọn tiến sĩ là thi Hội và thi Đình (Giao chỉ quận chỉ có thẩm quyền tổ chức kì thi Hương, tuyển chọn cử nhân và sinh đồ).

    Muốn ra làm quan, không có con đường nào khác, ông Triệu Thái phải lặn lội sang tận kinh đô Trung Quốc, lúc đó là Yên Kinh để ứng thi. Ông đã thi đỗ tiến sĩ dưới triều vua Vĩnh Lạc, rồi nhận chức quan học sĩ Viện Hàn lâm trong triều đình Trung Quốc. Năm 1428, khi nước nhà đã giành độc lập, ông mới xin phép nhà vua, với lí do về quê thăm cha mẹ, Rồi ở lại quê nhà.
    Thời kì này ông có công lao lớn với dân làng là ông đã quy hoạch làng Hoàng Chung với một con đường ruột ở bìa làng, nối liền 2 làng cổ là Đại Lữ và Tiên Lữ giữa cánh đồng chiêm trũng, các ngõ rẽ đều vuông góc với đường trục, có khoảng cách hai nhà giáp lưng vào nhau, tạo thành ngõ xương cá, rất tiện cho sinh hoạt và trị an. Giáp đường về mặt phía Tây Nam, chia thành từng ô lấy đất đắp nền làng, trồng tre chắn gió, rào làng. Các ô đất trũng trở thành ao, dân làng chuyên cấy rau cần về mùa đông, cũng là một nguồn thu lợi về kinh tế.
    Ngày 25 tháng 2 năm Kỷ dậu (1429), Hoàng đế Lê Lợi tổ chức khoa thi Minh Kinh, nghĩa là làm rõ sách kinh điển của Nho gia. (Khoa Minh Kinh ở Việt Nam được tổ chức từ thời Lý. Người thi đỗ gọi là Minh kinh bác sĩ). Thành phần được dự thi khá rộng rãi gồm: Quân nhân các phủ lộ, người ẩn dật ở núi rừng nhưng phải thông kinh sử, giỏi văn nghệ, quan văn thì hàng tứ phẩm trở xuống. Mục đích kỳ thi để nhà vua trực tiếp tuyển dụng người tài giỏi: Hiền, Lương, Phương, Chính (tài giỏi, lương thiện, đức hạnh, ngay thẳng) bổ sung vào hàng ngũ quan lại trong triều đình sau chiến tranh giành độc lập.
    Đề thi chỉ có hai bài: Một bài thơ, một bài phú.
    1. Đề thơ là: Dụng chân Nho chính trực thi (dùng người nho học ngay thẳng ?" thơ).
    2. Đề phú là: Thiên hạ cần vương phú (người người hãy giúp dập nhà vua ?" phú).
    Có sách cũng chép đề là: Chí Linh sơn phú (bài phú về núi Chí Linh).
    Các sách ĐKL chỉ chép được danh sách số đỗ có 7 người. Ông Triệu Thái dự thi với tư cách là người ẩn sĩ và đã đỗ danh sách thứ nhất. Do vậy, đền thờ ông mới có đôi câu đối:
    Tiến sĩ lưỡng bang nhân mạch đối.
    Lưu danh vạn cổ nhật chi quang.
    Tạm dịch: Tiến sĩ hai bang không người sánh
    Tên nghi muôn thuở sáng ngày nay
    Sau khi đỗ, ông nhận chức quan Thị Ngự sử (Lê Thánh Tông đổi gọi Đô Ngự Sử), là chức quan đứng đầu Ngự sử đài, chức danh rất trọng. Ông còn được Hoàng đế Lê Lợi giao cho việc định ra luật lệ của nhà Lê. Sử sách còn chép những người ?ođịnh điều luật? thời ấy có Nguyễn Trãi, Phan Thu Tiên. Như vậy có thể hiểu rằng những đạo luật ban hành năm Canh Tuất (1430) và chương về tiền sản gồm 14 điều bổ sung năm Kỷ Tỵ thời Thái Hoà (1449) đều có công đóng góp của ông.
    Nay ở từ đường họ Triệu còn có đôi câu đối:
    Lưỡng quốc khôi nguyên Nam Bắc anh hùng vô dĩ đối
    Bách vương điển luật giản biên tính tự hữu trường lưu
    Cùng bức hoành: Định quốc điều luật
    Dưới triều vua Lê Thái Tông, ông còn có hai đóng góp quan trọng nữa, được chép vào Quốc sử:
    - Giữ chức quan giám thí (phó chủ khảo) ở kì thi đình khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo (1442). Đó là khoa thi tiến sĩ thứ nhất của triều đình nhà Lê đựoc đánh giá là: ?o... Từ cách thức thi kẻ sĩ, phương pháp dùng người hiền cội gốc từ đây?. Hoặc là: ?o... Người tài tuấn nhiều, kỉ cương phấn chấn, làm sáng đời trước, mở đường đời sau.? (Bài kí của Thân Nhân Trung).
    Khoa thi này lấy đỗ trạng nguyên Nguyễn Trực, sử thần Ngô Sĩ Liên là những người về sau rất nổi tiếng.
    - Tháng 10 cùng năm ấy, ông lại được các triều thần tiến cử đi sứ nhà Minh, nhận lĩnh phần công việc ?otâu về địa phương Châu Khâm?, trong sứ đoàn 4 người sang Yên Kinh (Bắc Kinh).
    Đó là, công việc biện luận về những vấn đề rắc rối, tranh chấp xâm phạm cướp người và xúc vật do các thủ lĩnh địa phương triều Minh gây ra, kéo dài trong nhiều năm. Khởi đầu từ năm 1420 ở khu vực biên giới Đông Bắc, trong vùng Chiêm Lũng, Như Tích là nơi có mâu thuẫn cao nhất. Cuối cùng thì hai vùng Chiêm Lũng và Như Tích có tên trong bản đồ nhà Lê.
    + Châu Chiêm Lũng có 11 xã, 4 động.
    + Châu Như Tích có 64 xã, 4 động.
    Đó là những công trạng đóng góp của ông khi làm quan.
    Sau khi ông mất được ban tên thuỵ là Cự Tuấn, được dân xã Hoàng Chung suy tôn, phối thờ ở đình làng cùng với 3 vị thành hoàng Đông Nha Tam Vị Đại Vương và được triều đình phong ?oThần?. Tên ông có trong ba đạo sắc hợp phong và một đạo biệt phong là sắc triều Nguyễn, thờ ở đình.

  3. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN TRIỆU THÁI​
    Ông người xã Hoàng Chung, huyện Lập Thạch, thuộc Tây Đạo (Nay là thôn Hoàng Chung xã Đồng Ích).
    Ông xuất thân từ một gia đình nông dân, được theo học trường Nho dưới thời thuộc Minh. Nhưng vì trong nước lúc đó chỉ là quận, huyện thuộc sự thống trị dưới triều đình Vĩnh Lạc (1403-1424), nên về thể chế không thể tổ chức được hai kì thi đại khoa tuyển chọn tiến sĩ là thi Hội và thi Đình (Giao chỉ quận chỉ có thẩm quyền tổ chức kì thi Hương, tuyển chọn cử nhân và sinh đồ).

    Muốn ra làm quan, không có con đường nào khác, ông Triệu Thái phải lặn lội sang tận kinh đô Trung Quốc, lúc đó là Yên Kinh để ứng thi. Ông đã thi đỗ tiến sĩ dưới triều vua Vĩnh Lạc, rồi nhận chức quan học sĩ Viện Hàn lâm trong triều đình Trung Quốc. Năm 1428, khi nước nhà đã giành độc lập, ông mới xin phép nhà vua, với lí do về quê thăm cha mẹ, Rồi ở lại quê nhà.
    Thời kì này ông có công lao lớn với dân làng là ông đã quy hoạch làng Hoàng Chung với một con đường ruột ở bìa làng, nối liền 2 làng cổ là Đại Lữ và Tiên Lữ giữa cánh đồng chiêm trũng, các ngõ rẽ đều vuông góc với đường trục, có khoảng cách hai nhà giáp lưng vào nhau, tạo thành ngõ xương cá, rất tiện cho sinh hoạt và trị an. Giáp đường về mặt phía Tây Nam, chia thành từng ô lấy đất đắp nền làng, trồng tre chắn gió, rào làng. Các ô đất trũng trở thành ao, dân làng chuyên cấy rau cần về mùa đông, cũng là một nguồn thu lợi về kinh tế.
    Ngày 25 tháng 2 năm Kỷ dậu (1429), Hoàng đế Lê Lợi tổ chức khoa thi Minh Kinh, nghĩa là làm rõ sách kinh điển của Nho gia. (Khoa Minh Kinh ở Việt Nam được tổ chức từ thời Lý. Người thi đỗ gọi là Minh kinh bác sĩ). Thành phần được dự thi khá rộng rãi gồm: Quân nhân các phủ lộ, người ẩn dật ở núi rừng nhưng phải thông kinh sử, giỏi văn nghệ, quan văn thì hàng tứ phẩm trở xuống. Mục đích kỳ thi để nhà vua trực tiếp tuyển dụng người tài giỏi: Hiền, Lương, Phương, Chính (tài giỏi, lương thiện, đức hạnh, ngay thẳng) bổ sung vào hàng ngũ quan lại trong triều đình sau chiến tranh giành độc lập.
    Đề thi chỉ có hai bài: Một bài thơ, một bài phú.
    1. Đề thơ là: Dụng chân Nho chính trực thi (dùng người nho học ngay thẳng ?" thơ).
    2. Đề phú là: Thiên hạ cần vương phú (người người hãy giúp dập nhà vua ?" phú).
    Có sách cũng chép đề là: Chí Linh sơn phú (bài phú về núi Chí Linh).
    Các sách ĐKL chỉ chép được danh sách số đỗ có 7 người. Ông Triệu Thái dự thi với tư cách là người ẩn sĩ và đã đỗ danh sách thứ nhất. Do vậy, đền thờ ông mới có đôi câu đối:
    Tiến sĩ lưỡng bang nhân mạch đối.
    Lưu danh vạn cổ nhật chi quang.
    Tạm dịch: Tiến sĩ hai bang không người sánh
    Tên nghi muôn thuở sáng ngày nay
    Sau khi đỗ, ông nhận chức quan Thị Ngự sử (Lê Thánh Tông đổi gọi Đô Ngự Sử), là chức quan đứng đầu Ngự sử đài, chức danh rất trọng. Ông còn được Hoàng đế Lê Lợi giao cho việc định ra luật lệ của nhà Lê. Sử sách còn chép những người ?ođịnh điều luật? thời ấy có Nguyễn Trãi, Phan Thu Tiên. Như vậy có thể hiểu rằng những đạo luật ban hành năm Canh Tuất (1430) và chương về tiền sản gồm 14 điều bổ sung năm Kỷ Tỵ thời Thái Hoà (1449) đều có công đóng góp của ông.
    Nay ở từ đường họ Triệu còn có đôi câu đối:
    Lưỡng quốc khôi nguyên Nam Bắc anh hùng vô dĩ đối
    Bách vương điển luật giản biên tính tự hữu trường lưu
    Cùng bức hoành: Định quốc điều luật
    Dưới triều vua Lê Thái Tông, ông còn có hai đóng góp quan trọng nữa, được chép vào Quốc sử:
    - Giữ chức quan giám thí (phó chủ khảo) ở kì thi đình khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo (1442). Đó là khoa thi tiến sĩ thứ nhất của triều đình nhà Lê đựoc đánh giá là: ?o... Từ cách thức thi kẻ sĩ, phương pháp dùng người hiền cội gốc từ đây?. Hoặc là: ?o... Người tài tuấn nhiều, kỉ cương phấn chấn, làm sáng đời trước, mở đường đời sau.? (Bài kí của Thân Nhân Trung).
    Khoa thi này lấy đỗ trạng nguyên Nguyễn Trực, sử thần Ngô Sĩ Liên là những người về sau rất nổi tiếng.
    - Tháng 10 cùng năm ấy, ông lại được các triều thần tiến cử đi sứ nhà Minh, nhận lĩnh phần công việc ?otâu về địa phương Châu Khâm?, trong sứ đoàn 4 người sang Yên Kinh (Bắc Kinh).
    Đó là, công việc biện luận về những vấn đề rắc rối, tranh chấp xâm phạm cướp người và xúc vật do các thủ lĩnh địa phương triều Minh gây ra, kéo dài trong nhiều năm. Khởi đầu từ năm 1420 ở khu vực biên giới Đông Bắc, trong vùng Chiêm Lũng, Như Tích là nơi có mâu thuẫn cao nhất. Cuối cùng thì hai vùng Chiêm Lũng và Như Tích có tên trong bản đồ nhà Lê.
    + Châu Chiêm Lũng có 11 xã, 4 động.
    + Châu Như Tích có 64 xã, 4 động.
    Đó là những công trạng đóng góp của ông khi làm quan.
    Sau khi ông mất được ban tên thuỵ là Cự Tuấn, được dân xã Hoàng Chung suy tôn, phối thờ ở đình làng cùng với 3 vị thành hoàng Đông Nha Tam Vị Đại Vương và được triều đình phong ?oThần?. Tên ông có trong ba đạo sắc hợp phong và một đạo biệt phong là sắc triều Nguyễn, thờ ở đình.

  4. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    LẬP THẠCH ?" SỰ HÌNH THÀNH VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ

    Vùng đất Lập Thạch ngày nay đã từng là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ, tên Lập Thạch (đá dựng) xuất hiện từ thế kỷ XIII, thời Minh đô hộ Lập Thạch thuộc châu Tam Đái, phủ Giao Châu. Đến thời kỳ Lê Quang Thuận Lập Thạch thuộc phủ Vĩnh Tường, trấn Sơn Tây.
    Năm 1899 toàn quyền Đông Dương quyết định thành lập tỉnh Vĩnh Yên, Lập Thạch trở thành một trong 6 huyện của tỉnh này. Từ đó về mặt hành chính tương đối ổn định.
    Quê hương Lập Thạch trong các thế kỷ trước đã sản sinh ra nhiều danh nhân như: Trần Nguyên Hãn (quê xã Sơn Đông) cùng với Lê Lợi và Nguyễn Trãi khởi nghĩa chống giăch minh thắng lợi, được nhà Lê phong chức Đại tư đồ Tả tướng quốc; Triệu Thái (quê làng Hoàng Chung xã Đồng Ích) đỗ Tiến sĩ thời Vĩnh Lạc làm Hàn lâm học sĩ; Nguyễn Thiệu Tri (quê xã Xuân Lôi) và Lưu Đức Toản (quê xã Sơn Đông) đều đỗ tiến sĩ đời Hồng Đức được phong đến Thượng thư Hệ bộ và Đồ ngự sử của triều đình.
    Trải qua nhiều thế kỷ, người dân Lập Thạch đã để lại cho hậu thế nhiều di sản văn hóa quý giá như: Tháp Bình Sơn (xã Tam Sơn) được xây dựng từ thời nhà Lý; Đền thờ Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông) được xây dựng năm 1455; cùng hàng trăm đình, đền, chùa miếu mạo với nghệ thuật kiến trúc tinh xảo, còn đến ngày nay, nhiều di tích đã được xếp hạng.
    Lập Thạch có địa hình thuận lợi về quân sự như phía bắc có núi Sáng, phía đông bắc có núi Tam Đảo, hai con sông Lô và sông Phó Đáy bao bọc cả ba phía (Tây?" Nam?"Đông). Nên Lập Thạch đã từng là căn cứ địa của nhiều cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm.
    Những năm đầy công nguyên có 3 anh em Nguyễn Tuấn, Nguyễn Lĩnh, Nguyễn trĩ (ở xã Hợp Lý), có bà Quế Lan, bà chúa Bầu (ở Thản Sơn, xã Liễn Sơn) chiêu mộ nghĩa quân tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
    Thế kỷ thứ 6 tại vùng hồ Điển Triệt (xã Tứ Yên) Lý Bí đã lập căn cứ chống giặc Lương.
    Giữa thế kỷ 18 nhân dân Lập Thạch đã xây dựng căn cứ ở Cao Phong, Đình Chu, Đại Thắng tham gia cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương.
    Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Lập Thạch đứng lên tham gia các cuộc khởi nghĩa của các ông Đề, ông Đốc, ông Lãnh.
    Đầu thế kỷ 20 các vùng: núi Sáng, Liễn Sơn, Đạo Trù, là căn cứ của nghĩa quân Đề Thám và Đội Cấn chống thực dân Pháp.
    Lập Thạch là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, có diện tích tự nhiên 412,058km2, dân số 228.575 người (01-4/2002) toàn huyện có 38 xã và một thị trấn (huyện lỵ).
    Qua nhiều thế kỷ người dân Lập Thạch sinh sống bằng nghề trồng lúa nước, ngô, khoai, sắn và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Kinh tế - xã hội ở Lập Thạch ngày càng phát triển theo dòng lịch sử của đất nước.
    Ngày nay dưới sự lãnh đạo của **********************, nhân dân Lập Thạch đang vững bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng huyện có cơ cấu kinh tế nông ?" lâm nghiệp ?" tiểu thủ công nghiệp ?" du lịch dịch vụ.
  5. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    LẬP THẠCH ?" SỰ HÌNH THÀNH VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ

    Vùng đất Lập Thạch ngày nay đã từng là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ, tên Lập Thạch (đá dựng) xuất hiện từ thế kỷ XIII, thời Minh đô hộ Lập Thạch thuộc châu Tam Đái, phủ Giao Châu. Đến thời kỳ Lê Quang Thuận Lập Thạch thuộc phủ Vĩnh Tường, trấn Sơn Tây.
    Năm 1899 toàn quyền Đông Dương quyết định thành lập tỉnh Vĩnh Yên, Lập Thạch trở thành một trong 6 huyện của tỉnh này. Từ đó về mặt hành chính tương đối ổn định.
    Quê hương Lập Thạch trong các thế kỷ trước đã sản sinh ra nhiều danh nhân như: Trần Nguyên Hãn (quê xã Sơn Đông) cùng với Lê Lợi và Nguyễn Trãi khởi nghĩa chống giăch minh thắng lợi, được nhà Lê phong chức Đại tư đồ Tả tướng quốc; Triệu Thái (quê làng Hoàng Chung xã Đồng Ích) đỗ Tiến sĩ thời Vĩnh Lạc làm Hàn lâm học sĩ; Nguyễn Thiệu Tri (quê xã Xuân Lôi) và Lưu Đức Toản (quê xã Sơn Đông) đều đỗ tiến sĩ đời Hồng Đức được phong đến Thượng thư Hệ bộ và Đồ ngự sử của triều đình.
    Trải qua nhiều thế kỷ, người dân Lập Thạch đã để lại cho hậu thế nhiều di sản văn hóa quý giá như: Tháp Bình Sơn (xã Tam Sơn) được xây dựng từ thời nhà Lý; Đền thờ Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông) được xây dựng năm 1455; cùng hàng trăm đình, đền, chùa miếu mạo với nghệ thuật kiến trúc tinh xảo, còn đến ngày nay, nhiều di tích đã được xếp hạng.
    Lập Thạch có địa hình thuận lợi về quân sự như phía bắc có núi Sáng, phía đông bắc có núi Tam Đảo, hai con sông Lô và sông Phó Đáy bao bọc cả ba phía (Tây?" Nam?"Đông). Nên Lập Thạch đã từng là căn cứ địa của nhiều cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm.
    Những năm đầy công nguyên có 3 anh em Nguyễn Tuấn, Nguyễn Lĩnh, Nguyễn trĩ (ở xã Hợp Lý), có bà Quế Lan, bà chúa Bầu (ở Thản Sơn, xã Liễn Sơn) chiêu mộ nghĩa quân tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
    Thế kỷ thứ 6 tại vùng hồ Điển Triệt (xã Tứ Yên) Lý Bí đã lập căn cứ chống giặc Lương.
    Giữa thế kỷ 18 nhân dân Lập Thạch đã xây dựng căn cứ ở Cao Phong, Đình Chu, Đại Thắng tham gia cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương.
    Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Lập Thạch đứng lên tham gia các cuộc khởi nghĩa của các ông Đề, ông Đốc, ông Lãnh.
    Đầu thế kỷ 20 các vùng: núi Sáng, Liễn Sơn, Đạo Trù, là căn cứ của nghĩa quân Đề Thám và Đội Cấn chống thực dân Pháp.
    Lập Thạch là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, có diện tích tự nhiên 412,058km2, dân số 228.575 người (01-4/2002) toàn huyện có 38 xã và một thị trấn (huyện lỵ).
    Qua nhiều thế kỷ người dân Lập Thạch sinh sống bằng nghề trồng lúa nước, ngô, khoai, sắn và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Kinh tế - xã hội ở Lập Thạch ngày càng phát triển theo dòng lịch sử của đất nước.
    Ngày nay dưới sự lãnh đạo của **********************, nhân dân Lập Thạch đang vững bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng huyện có cơ cấu kinh tế nông ?" lâm nghiệp ?" tiểu thủ công nghiệp ?" du lịch dịch vụ.
  6. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    HUYỆN LẬP THẠCH, MỘT VÙNG ĐẤT TỐI CỔ​

    Huyện Lập Thạch là một vùng đất cổ kính nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Địa chất học, khảo cổ học, các tín ngưỡng nguyễn thủy, nhiều hội hè lễ tiết, phong tục tập quán đều khẳng định như vậy.
    Theo lịch sử địa chất, địa tầng Vĩnh Phúc bao gồm các thành tạo trầm tích, trầm tích biến chất, trầm tích phun trào có tuổi theo thứ tự từ già đến trẻ như sau: Nguyên sinh đại cách ngày nay 600 ?" 700 triệu năm; cổ sinh đại, 400 triệu năm; trung sinh đại 230 triệu năm; tân sinh đại 67 triệu năm (đến bây giờ vẫn đang thành tạo).
    Khu vực xung quanh núi Sáng và các xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn ở hữu ngạn sông Phó Đáy, diện tích hàng chục km2 có tuổi nguyên sinh đại, diện tích vài km2. Vùng ven rìa trước núi Tam Đảo xã Đạo Trù có tuổi trung sinh đại ... Như vậy, huyện Lập Thạch nằm trên một địa tầng rất vững vàng, rất cổ xưa, nơi ?otrẻ? nhất cũng cách ngày nay trên 200 triệu năm.
    Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo magma xâm nhập đáng kể là khối núi Sáng, tổng diện tích 70 km2 và khối các núi Bầu, núi Lịch, núi Ngang, diện tích nhỏ hơn, nằm hai bên bờ sông Phó Đáy, từ xã Hợp Lý đến các xã Yên Dương, Bồ Lý, tuổi tuyệt đối là 350 triệu năm.
    Về khảo cổ học, trong đợt kiểm kê di tích toàn tỉnh năm 1965, đã phát hiện ?oTrên núi Thét ở xã Hồng Phong (xã Hải Lựu bây giờ) có một hang đá; trong hang có nhiều mảnh gốm rất xưa, có thể là nơi cư trú của người nguyên thủy?. Theo giáo sư Hoàng Xuân Chinh, một nhà nghiên cứu sử học đã từng tiến hành nhiều cuộc khai quật khảo cổ học trên địa bàn 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, thì: ?oNgười cổ đại đến cư trú, khai phá Vĩnh Phúc là người thời đồ đá cũ Sơn Vi, niên đại trên 2 vạn năm, sớm hơn người hậu kỳ đồ đá mới Đồng Đậu (Yên Lạc) nhiều. Di tích văn hóa Sơn Vi đã được phát hiện ở xã Hải Lựu; có thể còn có ở cả xã Đôn Nhân?.

    Ngày xưa, trước những hiện tượng thiên nhiên: Sấm sét, nước, lửa, đá sập, rừng cháy ... tác động ?okhủng khiếp? đến đời sống của mình, người nguyên thủy không giải thích nổi và chưa chế ngự được nên thường thờ cúng thần đá, thần cây, thâng sông, thần núi ... Nơi thờ cúng có thể là tại chỗ, có thể là một am nhỏ, sau phát triển thành miếu, đền, đình ... Tín ngưỡng đó ra đời trước tất cả các đạo giáo khác.
    Không ở đâu trong tỉnh ta lại có nhiều di tích tín ngưỡng nguyên thủy bằng Lập Thạch:
    -Làng Bạch Lưu Hạ thờ 3 vị thiên thần: Khám Sơn, Uy Linh Sơn, Thiết Sơn.
    -Làng Quang Viễn thờ 3 vị thần núi: Ẩm Sơn, Pho Sơn, Ngân Sơn.
    -Làng Hữu Phúc thờ 6 vị thần núi: Dương Sơn, Lan Sơn, Ngô Sơn, Ngọc Sơn, Liễu Sơn, Nga Sơn, và 1 thần sông: Giang khẩu Hộ sát.
    -Thôn Gia Hội, tổng Đạo Kỷ thờ 3 vị thần biển: Đệ nhất Đông Hải Hiển Hựu, Đệ nhị Đông Hải Hộ Quốc, Đệ tam Đông Hải Linh Ứng.
    -Thôn Thụy Sơn cũng thờ 3 vị trên.
    -Làng Đông Đạo thờ 3 vị: Điền Sơn, Thái Sơn, Ất Sơn.
    -Làng Lưỡng Quế thờ 3 vị: Cốt Sơn, Giao Sơn, Húc Sơn.
    -Làng Thụy Điền thờ Đông Hải đại vương.
    -Thôn Bằng Chỉ thờ 5 vị: Hùng Trấn Cao Sơn, Hùng Lược Giang Sơn, Hùng Thắng Điện Sơn, Bà Sơn Thông Quang, Hoàng Đàm Sơn.
    -Thôn Thọ Linh thờ 3 vị: Độc Sơn, Bảo Sơn, Ninh Sơn.
    -Thôn Tùy Sơn thờ 5 vị: U Sơn, Tá Trị, Đảo Sơn Phù Vân, Lâm Sơn, Độc Sơn, Huống Sơn.
    -Thôn Nghệ Uyển thờ 5 vị: Tự Sơn, Chù Sơn, Vy Sơn, Khảng Sơn, Độ Sơn.
    -Thôn Xuân Vị thờ 4 vị: Khảng Sơn, Hoảng, Liễu Sơn, Đạo Sơn.
    -Làng Quảng Cư thờ 3 vị: Cao Sơn, Ngô Sơn, Ngụy Sơn.
    -Làng Sơn Kịch thờ 4 vị: Độc Sơn, Chi Sơn, Lỗ Sơn, Tràng Sơn.
    -Làng Yên Mỹ thờ 5 vị: Hoảng Sơn, Khoảng Sơn, Độc Sơn, Vi Sơn, Tú Sơn.
    -Làng Đạo Nội (tổng Nhân Mục) thờ 3 vị: Đột Ngột Cao Sơn, Viễn Sơn, Ất Sơn.
    -Làng Bàn Giản thờ 3 vị: Lễ Sơn, Chòn Sơn, Súi Sơn.
    -Làng Bồ Tỉnh thờ 5 vị: Đạo Sơn, Đảm Sơn, Lũng Sơn, Ngoa Sơn, Miên Sơn.
    -Làng Bản Lập thờ 4 vị: Cầm Sơn, Kỳ Sơn, U Sơn, Nái Sơn.
    Như vậy, có ít nhất 22 làng, thôn thờ tới 79 vị thần núi, thần sông.
    Cùng với việc thờ cúng các thần thiên nhiên, ở một vài nơi còn tồn tại việc thờ cúng các vật tính giao, một loại hình tín ngưỡng cũng rất cổ. Xã Đức Bác xưa thờ một vị thần nữ, trước thờ trong một ngôi đền nhỏ dựng trên gò Ám Ảnh, sau được thay thế bằng một ngôi đình lớn. Đêm mồng 1 tháng 2 âm lịch, tế thánh xong có tục ?ocầu tế nõ nường? (còn gọi là tục múa âm dương hòa hợp) gồm 8 nam, 8 nữ chưa vợ chưa chồng, ăn mặc chỉnh tề, đứng hai bên hương án. Chủ tế đứng giữa điều khiển nghi lễ và mật khẩn xong, bên nam cầm sinh thực khí nam bằng gỗ vuông, bên nữ cầm hình sinh thực khí nữ bằng mo cau; bên nam hat trước:
    -Cái sự làm sao?
    Bên nữ hát đáp:
    -Cái sự làm vầy!
    Bên nam lấy cây vuông chọc vào lỗ thủng khoet trong mo cau, mô phỏng động tác tính giao; vừa chọc vừa hát:
    -Cái sự thế này là cái sự làm sao?
    Tất cả vừa múa vừa đi vòng tròn, tiến lên lùi xuống trong một thời gian nhất định.
    Tế lễ xong, có lệ tắt đèn nến, trai gái được tự do ?ođi lại? với nhau! Vì sao có lệ ấy? Mục đích là cầu cho vạn sự sinh sôi nảy nở, kể cả con người cũng như con của, để bộ tộc, bộ lạc phát triển con đàn cháu đống, công xã ngày càng thịnh vượng, mạnh hùng.
    Nghi lễ cầu đinh này về sau phát triển ở các nơi khác với nhiều biểu hiện và tên gọi khác nhau, như: Múa mo, múa bông-gươm, cướp bông-gươm, cướp kén cướp con, cướp dải cầu đinh, tung bỏng-cướp dò ...
    Cũng với ý nghĩa cầu đinh cho ?odân khang, vật thịnh?, người ta không làm lễ mật trong hậu cung đình mà tổ chức thành trò diễn công khai ở sân đình, dưới ?othanh thiên bạch nhật?, trước mắt ?obàn dân thiên hạ? cùng xem.
    Làng Thạc Trục (nay thuộc thị trấn Xuân Hòa) từ xa xưa đã có tục ?oleo cầu?, ?obắt chạch trong chum? diễn ra hàng năm vào ngày hội làng, mồng 10 tháng giêng âm lịch.
    Tài liệu ?oLược ghi phong tục tập quán dân chúng tỉnh Vĩnh Yên? do Tuần Phủ Vĩnh Yên chủ biên năm 1936, ghi:
    ?oTừ ngày mồng 5 tháng giêng âm lịch trở đi, những người muộn con (kể cả năm lẫn nữ) đem vàng hương đến lễ thánh để xin dự hội; nhưng làng chỉ nhận mỗi năm 2 người đàn ông và hai người đàn bà, những người đem lễ vật đến sớm nhất.
    Người ta đặt trên sân đình một thân cây mít, cong vồng lên ở đoạn giữa, dài hai thước, rộng một tấc, tượng trưng cho cái đầu. Mõi năm, chỉ có một nam và một nữ được leo cầu. Bên nam có hai người đàn ông khác đi theo; bên nữ cũng có hai người đàn bà khác đi theo; mỗi bên phải có một người biết hát ví. Trên đoạn đường đi trong sân đình, một người bên nam hát một câu gợi tình, một người bên nữ hát đáp lại. Đến đầu cầu, đôi nam nữ đến cầu tự vin vai những người đi theo để bước lên cầu, ở hai đầu đối diện nhau. Họ vừa đi vừa hát ví đối đáp nhau. Đến giữa cầu, người đần ông ôm và bóp vú người đàn bà,rồi tiếp tục đi cho hết cầu; nhưng nếu một trong hai người ngã thì họ phải làm lại. Cặp năm nữ ấy phải leo cầu như vậy ba lẫn mới thôi.
    Xong cặp leo cầu đến cặp bắt chạch. Người ta đặt trên sân đình một cái chum nước, trong thả một con chạch. Cặp nam nữ được nhận cho bắt chạch phải làm lễ trước bàn thờ Thành hoàng. Tiếp theo, người đàn bà hát ví một vài câu. Người đàn ông tiến lại gần người đàn bà, một tay quàng vai, một tay sờ vú người đàn bà, cả hai cùng đi đến cái chum. Tới chum, người đàn ông giữ nguyên tư thế cũ còn người đàn bà cúi xuống lấy tay khoắng nước để tìm bắt chạch. Con chạch thì bé và trơn tuột, ít nhất một tiếng đồng mới bắt được nó.
    Sau hai trò trên, mỗi cặp được làng đãi một mâm cơm và một hào tiền thưởng. Hai người của từng đôi (trước đấy không quen biết nhau) ăn cơm chung mâm và uống rượu chung chén. Phần cỗ còn lại và số tiền thì cho người đàn bà.
    Nhiều người thường đến xin làm các trò trên, họ tin rằng làm như vậy mới có thể có con được. Các bô lão trong làng kể rằng tục này có từ lâu đời lắm, nếu bỏ đi thì làng sẽ động.
    Những hiểu biết kể trên cho ta thấy rằng nền văn hóa thời tiền sử và sơ sử của huyện Lập Thạch rất phong phú, đa dạng. Hy vọng vùng đất tối cổ này còn dành cho các nhà nghiên cứu nhiều điều mới lạ, kỳ thú, hấp dẫn hơn nữa.

  7. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    HUYỆN LẬP THẠCH, MỘT VÙNG ĐẤT TỐI CỔ​

    Huyện Lập Thạch là một vùng đất cổ kính nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Địa chất học, khảo cổ học, các tín ngưỡng nguyễn thủy, nhiều hội hè lễ tiết, phong tục tập quán đều khẳng định như vậy.
    Theo lịch sử địa chất, địa tầng Vĩnh Phúc bao gồm các thành tạo trầm tích, trầm tích biến chất, trầm tích phun trào có tuổi theo thứ tự từ già đến trẻ như sau: Nguyên sinh đại cách ngày nay 600 ?" 700 triệu năm; cổ sinh đại, 400 triệu năm; trung sinh đại 230 triệu năm; tân sinh đại 67 triệu năm (đến bây giờ vẫn đang thành tạo).
    Khu vực xung quanh núi Sáng và các xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn ở hữu ngạn sông Phó Đáy, diện tích hàng chục km2 có tuổi nguyên sinh đại, diện tích vài km2. Vùng ven rìa trước núi Tam Đảo xã Đạo Trù có tuổi trung sinh đại ... Như vậy, huyện Lập Thạch nằm trên một địa tầng rất vững vàng, rất cổ xưa, nơi ?otrẻ? nhất cũng cách ngày nay trên 200 triệu năm.
    Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo magma xâm nhập đáng kể là khối núi Sáng, tổng diện tích 70 km2 và khối các núi Bầu, núi Lịch, núi Ngang, diện tích nhỏ hơn, nằm hai bên bờ sông Phó Đáy, từ xã Hợp Lý đến các xã Yên Dương, Bồ Lý, tuổi tuyệt đối là 350 triệu năm.
    Về khảo cổ học, trong đợt kiểm kê di tích toàn tỉnh năm 1965, đã phát hiện ?oTrên núi Thét ở xã Hồng Phong (xã Hải Lựu bây giờ) có một hang đá; trong hang có nhiều mảnh gốm rất xưa, có thể là nơi cư trú của người nguyên thủy?. Theo giáo sư Hoàng Xuân Chinh, một nhà nghiên cứu sử học đã từng tiến hành nhiều cuộc khai quật khảo cổ học trên địa bàn 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, thì: ?oNgười cổ đại đến cư trú, khai phá Vĩnh Phúc là người thời đồ đá cũ Sơn Vi, niên đại trên 2 vạn năm, sớm hơn người hậu kỳ đồ đá mới Đồng Đậu (Yên Lạc) nhiều. Di tích văn hóa Sơn Vi đã được phát hiện ở xã Hải Lựu; có thể còn có ở cả xã Đôn Nhân?.

    Ngày xưa, trước những hiện tượng thiên nhiên: Sấm sét, nước, lửa, đá sập, rừng cháy ... tác động ?okhủng khiếp? đến đời sống của mình, người nguyên thủy không giải thích nổi và chưa chế ngự được nên thường thờ cúng thần đá, thần cây, thâng sông, thần núi ... Nơi thờ cúng có thể là tại chỗ, có thể là một am nhỏ, sau phát triển thành miếu, đền, đình ... Tín ngưỡng đó ra đời trước tất cả các đạo giáo khác.
    Không ở đâu trong tỉnh ta lại có nhiều di tích tín ngưỡng nguyên thủy bằng Lập Thạch:
    -Làng Bạch Lưu Hạ thờ 3 vị thiên thần: Khám Sơn, Uy Linh Sơn, Thiết Sơn.
    -Làng Quang Viễn thờ 3 vị thần núi: Ẩm Sơn, Pho Sơn, Ngân Sơn.
    -Làng Hữu Phúc thờ 6 vị thần núi: Dương Sơn, Lan Sơn, Ngô Sơn, Ngọc Sơn, Liễu Sơn, Nga Sơn, và 1 thần sông: Giang khẩu Hộ sát.
    -Thôn Gia Hội, tổng Đạo Kỷ thờ 3 vị thần biển: Đệ nhất Đông Hải Hiển Hựu, Đệ nhị Đông Hải Hộ Quốc, Đệ tam Đông Hải Linh Ứng.
    -Thôn Thụy Sơn cũng thờ 3 vị trên.
    -Làng Đông Đạo thờ 3 vị: Điền Sơn, Thái Sơn, Ất Sơn.
    -Làng Lưỡng Quế thờ 3 vị: Cốt Sơn, Giao Sơn, Húc Sơn.
    -Làng Thụy Điền thờ Đông Hải đại vương.
    -Thôn Bằng Chỉ thờ 5 vị: Hùng Trấn Cao Sơn, Hùng Lược Giang Sơn, Hùng Thắng Điện Sơn, Bà Sơn Thông Quang, Hoàng Đàm Sơn.
    -Thôn Thọ Linh thờ 3 vị: Độc Sơn, Bảo Sơn, Ninh Sơn.
    -Thôn Tùy Sơn thờ 5 vị: U Sơn, Tá Trị, Đảo Sơn Phù Vân, Lâm Sơn, Độc Sơn, Huống Sơn.
    -Thôn Nghệ Uyển thờ 5 vị: Tự Sơn, Chù Sơn, Vy Sơn, Khảng Sơn, Độ Sơn.
    -Thôn Xuân Vị thờ 4 vị: Khảng Sơn, Hoảng, Liễu Sơn, Đạo Sơn.
    -Làng Quảng Cư thờ 3 vị: Cao Sơn, Ngô Sơn, Ngụy Sơn.
    -Làng Sơn Kịch thờ 4 vị: Độc Sơn, Chi Sơn, Lỗ Sơn, Tràng Sơn.
    -Làng Yên Mỹ thờ 5 vị: Hoảng Sơn, Khoảng Sơn, Độc Sơn, Vi Sơn, Tú Sơn.
    -Làng Đạo Nội (tổng Nhân Mục) thờ 3 vị: Đột Ngột Cao Sơn, Viễn Sơn, Ất Sơn.
    -Làng Bàn Giản thờ 3 vị: Lễ Sơn, Chòn Sơn, Súi Sơn.
    -Làng Bồ Tỉnh thờ 5 vị: Đạo Sơn, Đảm Sơn, Lũng Sơn, Ngoa Sơn, Miên Sơn.
    -Làng Bản Lập thờ 4 vị: Cầm Sơn, Kỳ Sơn, U Sơn, Nái Sơn.
    Như vậy, có ít nhất 22 làng, thôn thờ tới 79 vị thần núi, thần sông.
    Cùng với việc thờ cúng các thần thiên nhiên, ở một vài nơi còn tồn tại việc thờ cúng các vật tính giao, một loại hình tín ngưỡng cũng rất cổ. Xã Đức Bác xưa thờ một vị thần nữ, trước thờ trong một ngôi đền nhỏ dựng trên gò Ám Ảnh, sau được thay thế bằng một ngôi đình lớn. Đêm mồng 1 tháng 2 âm lịch, tế thánh xong có tục ?ocầu tế nõ nường? (còn gọi là tục múa âm dương hòa hợp) gồm 8 nam, 8 nữ chưa vợ chưa chồng, ăn mặc chỉnh tề, đứng hai bên hương án. Chủ tế đứng giữa điều khiển nghi lễ và mật khẩn xong, bên nam cầm sinh thực khí nam bằng gỗ vuông, bên nữ cầm hình sinh thực khí nữ bằng mo cau; bên nam hat trước:
    -Cái sự làm sao?
    Bên nữ hát đáp:
    -Cái sự làm vầy!
    Bên nam lấy cây vuông chọc vào lỗ thủng khoet trong mo cau, mô phỏng động tác tính giao; vừa chọc vừa hát:
    -Cái sự thế này là cái sự làm sao?
    Tất cả vừa múa vừa đi vòng tròn, tiến lên lùi xuống trong một thời gian nhất định.
    Tế lễ xong, có lệ tắt đèn nến, trai gái được tự do ?ođi lại? với nhau! Vì sao có lệ ấy? Mục đích là cầu cho vạn sự sinh sôi nảy nở, kể cả con người cũng như con của, để bộ tộc, bộ lạc phát triển con đàn cháu đống, công xã ngày càng thịnh vượng, mạnh hùng.
    Nghi lễ cầu đinh này về sau phát triển ở các nơi khác với nhiều biểu hiện và tên gọi khác nhau, như: Múa mo, múa bông-gươm, cướp bông-gươm, cướp kén cướp con, cướp dải cầu đinh, tung bỏng-cướp dò ...
    Cũng với ý nghĩa cầu đinh cho ?odân khang, vật thịnh?, người ta không làm lễ mật trong hậu cung đình mà tổ chức thành trò diễn công khai ở sân đình, dưới ?othanh thiên bạch nhật?, trước mắt ?obàn dân thiên hạ? cùng xem.
    Làng Thạc Trục (nay thuộc thị trấn Xuân Hòa) từ xa xưa đã có tục ?oleo cầu?, ?obắt chạch trong chum? diễn ra hàng năm vào ngày hội làng, mồng 10 tháng giêng âm lịch.
    Tài liệu ?oLược ghi phong tục tập quán dân chúng tỉnh Vĩnh Yên? do Tuần Phủ Vĩnh Yên chủ biên năm 1936, ghi:
    ?oTừ ngày mồng 5 tháng giêng âm lịch trở đi, những người muộn con (kể cả năm lẫn nữ) đem vàng hương đến lễ thánh để xin dự hội; nhưng làng chỉ nhận mỗi năm 2 người đàn ông và hai người đàn bà, những người đem lễ vật đến sớm nhất.
    Người ta đặt trên sân đình một thân cây mít, cong vồng lên ở đoạn giữa, dài hai thước, rộng một tấc, tượng trưng cho cái đầu. Mõi năm, chỉ có một nam và một nữ được leo cầu. Bên nam có hai người đàn ông khác đi theo; bên nữ cũng có hai người đàn bà khác đi theo; mỗi bên phải có một người biết hát ví. Trên đoạn đường đi trong sân đình, một người bên nam hát một câu gợi tình, một người bên nữ hát đáp lại. Đến đầu cầu, đôi nam nữ đến cầu tự vin vai những người đi theo để bước lên cầu, ở hai đầu đối diện nhau. Họ vừa đi vừa hát ví đối đáp nhau. Đến giữa cầu, người đần ông ôm và bóp vú người đàn bà,rồi tiếp tục đi cho hết cầu; nhưng nếu một trong hai người ngã thì họ phải làm lại. Cặp năm nữ ấy phải leo cầu như vậy ba lẫn mới thôi.
    Xong cặp leo cầu đến cặp bắt chạch. Người ta đặt trên sân đình một cái chum nước, trong thả một con chạch. Cặp nam nữ được nhận cho bắt chạch phải làm lễ trước bàn thờ Thành hoàng. Tiếp theo, người đàn bà hát ví một vài câu. Người đàn ông tiến lại gần người đàn bà, một tay quàng vai, một tay sờ vú người đàn bà, cả hai cùng đi đến cái chum. Tới chum, người đàn ông giữ nguyên tư thế cũ còn người đàn bà cúi xuống lấy tay khoắng nước để tìm bắt chạch. Con chạch thì bé và trơn tuột, ít nhất một tiếng đồng mới bắt được nó.
    Sau hai trò trên, mỗi cặp được làng đãi một mâm cơm và một hào tiền thưởng. Hai người của từng đôi (trước đấy không quen biết nhau) ăn cơm chung mâm và uống rượu chung chén. Phần cỗ còn lại và số tiền thì cho người đàn bà.
    Nhiều người thường đến xin làm các trò trên, họ tin rằng làm như vậy mới có thể có con được. Các bô lão trong làng kể rằng tục này có từ lâu đời lắm, nếu bỏ đi thì làng sẽ động.
    Những hiểu biết kể trên cho ta thấy rằng nền văn hóa thời tiền sử và sơ sử của huyện Lập Thạch rất phong phú, đa dạng. Hy vọng vùng đất tối cổ này còn dành cho các nhà nghiên cứu nhiều điều mới lạ, kỳ thú, hấp dẫn hơn nữa.

  8. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    DI BẢN Ở LẬP THẠCH ?" CHUYỆN VỀ CÁC VỊ DANH NHÂN

    Các danh nhân bình sinh cũng chỉ vẫn là một con người. Mhưng lại cũng hơn hẳn người thường (đời thường) bởi công lao và sự nghiệp đối với xã hội rợc rỡ trong đời hiếm có. ?oTử giả vi Thần?, các vị được người đời sau suy tôn là bậc Thần, bậc Thánh và cũng từ đó, trong dòng suy tư tâm linh, có nhiều dòng huyền sử về các vị khác nhau, tạo thành các văn bản dị đồng khó lý giải.
    Huyện Lập Thạch hiện có 23 vị danh nhân, là người con sinh thành ở huyện nhà. Cũng là trong quỹ đạo ấy.
    1. Trần Nguyên Hãn. Sinh ngày 01- 02 ?" năm Canh Ngọ (1390), anh hùng dân tộc, Tả tướng quốc có công lao vào bậc nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Minh(1417 ?" 1427). Sau khi công thành, ông xin Hoàng đế Lê Lợi, về nghỉ ở nơi sinh quán là xóm Đa Cai xã Sơn Đông. Những dị nghị của thời hậu chiến đã khiến có vụ án chìm thuyền ở bến Đông Hồ xã Sơn Đông và ngày 26 tháng 2 năm Kỷ Dậu (1429), khi ấy Tả tướng quốc mởi hưởng dương được 39 tuổi. Bạn đồng chí lúc đó có 42 người ?ogia thần nội thủ? cùng cảnh ngộ như ông.
    26 năm sau (1455), vua Lê Nhân Tông minh oan, trao trả lại ruộng đất, tha ra vợ và con ông. Chưa tìm thấy văn bản nào ghi chép về việc vợ và con ông chia đi ở xứ nào. Còn ruộng đất và ruộng ?oquan điền? của ông gần 100 mẫu bắc bộ thì do các làng xã như Quan Tử, Phú Thị, Triều Đông (thuộc xã Sơn Đông), Phan Lãng (thuộc xã Cao Phong), Đức Lễ (thuộc xã Văn Quán) và Xuân Lôi cùng hưởng, dân cho đấu thầu lấy hoa lợi chi vào việc tế tự hàng năm. Sự việc diễn ra trải vài trăm năm, đến cách mạng tháng Tám năm 1945, quan hệ này mới chấm hết.
    Nhiều tư liệu và nghiên cứu đã kết luận được rằng, vợ và các con của ông đã trở về Nghệ An, là nơi mà cụ Tổ 7 đời Trần Quang Khải đã nhiều năm trấn thị để khống chế Chiêm Thành và chống quân Nguyên là Toa Đô ở phía nam, nơi hậu cứ hùng hậu mà: ?oHoan Diễn do tồn thập vạn binh? (hai châu Hoan và Diễn vẫn còn 10 vạn quân) chưa sử dụng trong công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông năm 1285. Hiện nay, ở nhà thờ thôn Phú Hữu xã Nhân Thành huyện Yên Thành và nhà thờ thôn Đan Trung huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, còn thờ ông Trần Quốc Duy, hiệu Pháp Độ là con sinh của Tả tưởng quốc vào Nghệ An sau vụ chím thuyền ở bến Đông Hồ. Đến đời vua Lê Thánh Tông được vời ra làm quam, đến chức ?othiết khoa chế lễ?.
    Từ Trần Quốc Duy đến nay, di duệ của ông đã phát triển tới 200 chi họ Trần ở ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Con cháu dòng trực hệ và bàng trực hệ có nhiều người có công lao sự nghiệp rực rỡ. Trong phong trào cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, tiêu biểu nhất có ông Trần Phú, Tổng Bí thư, quê tỉnh Hà Tĩnh.
    Hiện nay, hàng năm vào ngày 01 tháng 2 âm lịch, kỷ niệm ngày sinh Tả tướng quốc, có nhiều chi họ đến đền Thượng ở Sơn Đông nhận họ con cháu, song cũng chưa có được bản phả hệ nào bằng cứ xác thực.
    Vụ chìm thuyền ở bến Đông Hồ năm Kỷ Dậu (1429), tuy không thấy chép trong sách ?oĐại Việt sử ký toàn thư? nhưng khi soạn bộ ?oLê triều thống sử?, cụ Bảng nhãn Lê Quý Đôn đã có ghi chép rõ ràng. Đến khi biên soạn bộ ?oLịch triều hiến chương loại chí?, tác giả Phan Huy Chú trong mục ?oTướng có tiếng tài và giỏi? của thiện ?onhân vật chí? cũng một lần nữa xác định. Khi soạn bộ quốc sử lớn: ?oKhâm định việt sử thông giám cương mục?, các tác giả trong quốc sử quán triều Nguyễn đã ghi nhận rất rõ ràng là ?oRa lệnh bắt Hữu tướng quốc Lê Hãn để giao quan lại xét hỏi. Lê Hãn tự sát?. Trong lời ?omục?, lại có giải thích: ?o... Những kẻ tâng công gièm pha với nhà vua rằng Hãn mưu toan làm phản. Nhà vua tin lời, ra lệnh cho lực sĩ đến bắt. Khi thuyền đi đến bến Sơn Đông, Hãn tự trầm chết? (xem Chính biên. quyển XV. tờ 20).
    Các tư liệu địa phương ở xã Sơn Đông và khu Rừng Thầm làng Đức Lễ xã Văn Quán là những nơi có di tích thờ Tả tướng quốc đều xác nhận địa điểm chìm thuyền là bến Đông Hồ. Nay địa danh bến Đông Hồ vẫn hiện còn và cũng còn nền móng của một ngôi miếu cổ là miếu Đông Hồ, thờ ba vị thủy thần.
    Vậy mà vừa rồi, các bạn ở Nghệ An đã giử cho tôi bài đăng báo Đảng Nghệ An ngày 24-01-1999 của tác giả Trần Nguyên Thung, là con cháu họ Trần thuộc chi họ Phúc Xá xã Kim Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, rằng Trần Nguyên Hãn đã ?otrốn vào xứ Nghệ An để sinh sống và đổi tên là Ninh Chỉ. Cụ đã đưa tùy tùng vào khai hoang lập nên làng Phúc Xá, xã Kim Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. Cụ đã sinh được 3 người con trai:
    - Con cả tên là Trần Hữu Châu,
    - Con thứ hai tên là Trần Lập,
    - Con thứ ba tên là Trần Vĩ?
    (nguyên văn lời tác giả)
    Một số bạn Vĩnh Phúc đã có được nguồn thông tin này là cũng lấy làm ngờ. Tuy nhiên, dù sao đây cũng mới chỉ dừng lại ở phần tin. Mặc dầu, tác giả chính là người quê làng Phúc Xá xã Kim Lộc, trong một lời thanh minh, cũng chưa có một lý giải có độ tin cậy khoa học.
    Dù sao, đây cũng là việc hệ trọng liên quan đến thân thế sự nghiệp và uy tín của một vị anh hùng dân tộc.
    Tôi sẽ trở lại vấn đề này ở mọt dịp khác.
    Cũng trong quá trình làm tư liệu Trần Nguyên hãn, từ năm 1957, tôi đã nghe truyền một câu truyện về mối quan hệ về Tả tướng quốc và một người con gái mệnh danh là ?oBà chúa Lối?. Chuyện rằng: Tả tướng quốc về hưu, Hoàng đế Lê Lợi ban cho lộc điền, được một ngày ?ocưỡi ngựa nhận ruộng ở huyện Lập Thạch?. Khi người mới đi đến xứ đồng Cầu Quân làng Xuân Lôi thì nghe có tiếng hát ở dưới đồng lúa xanh cất lên nghe lảnh lót:
    Tay cầm bán nguyệt xênh xang,
    Trăm ngàn ngọn cỏ lai hàng tay ta.
    Ông dừng ngựa và được nàng mời mọc, đón rước vào nhà, ân cần đón tiếp, thiết đãi cơm rượu. Bữa tiệc tàn, cũng là lúc chiều tà, ông Tả tướng chỉ con về Sơn Đông và tiêu chuẩn một ngày nhận ruộng cũng hết. Đó là một mưu kế ?ohãn má? thật tế. Ruộng của Tả tướng ở Xuân Lôi là có thật, mang tên là ?oxứ Đồng Quan? gồm:
    -Đồng Quan thượng: 19m.6s.06 thước.
    -Đồng Quan hạ: 19m.4s.03 thước.
    (Theo bản đồ Sở địa chính Bắc kỳ - Service du Cadastre du Tonkin)
    Vậy ?oBà chúa Lối?, người có tài dừng ngựa của Tả tướng quốc ngày nhận ruộng ?" Bà là ai?
    Đã từ những thập kỷ 60 đến nay, tôi vẫn dụng công đi tím Bà, nhưng vẫn là bặt ?ovô âm tín?. Chỉ được gặp lại câu ca trên ở nhiều nơi, chẳng hạn như ở làng Mộ Chu (Bạch Hạc) của hai bà phi của Lê Đại Hành, hoặc của Ỷ Lan phu nhân triều Lý.
    Hiện ở Xuân Lôi có đền thờ ?oBà chúa Lối? và lăng của Bà ở trong vườn nhà ông Nguyễn Thiệu Thăng. Tôi đã được đọc bài ký văn mộ chí của Bà, đào thấy vào năm Thành Thái thứ 19 (1907), mang nhan là HOÀNG VIỆT THÁI CHIÊU MỘ CHÍ. Theo đây, Bà họ Nguyễn, tên húy là Ngọc Lãng là chấu nội của quan Thượng thư bộ Hộ đời Hồng Đức (1470 ?" 1497). Bà là con gái của ông liên Đàm BáNguyễn Lương Hàn, mẹ là Trữ phu nhân Nguyễn Thị Trinh, sinh giờ dậu (17 ?" 19 giờ) ngày 16 tháng 8 năm Đinh Mão niên hiệu Đoan Khánh thứ 3 nhà Lê (1507), vậy không phải người cùng thời của Tả tướng quốc, đây cũng coi là điểm dị đồng.
    2. Triệu Thái
    Trái với Trần Nguyên Hãn là võ tướng. Triệu Thái là một văn thần cũng thuộc triều đại Hoàng đế Lê Lợi. Ông là một trong số hiếm hoi người thi đỗ Tiến sĩ ở 2 nước. ?oLưỡng quốc Tiến sí? Trung Quốc và Việt Nam. Cũng không nên đưa thông tin quá lên rằng ông là ?oLưỡng quốc trạng nguyên?, e có điều lẫm lẫn.
    Về khoa thi năm Kỷ Dậu, niên hiệu Thuận Thiên thứ 2 (1429), các sách ?oĐăng khoa lục? và các sử đều chép là khoa ?oMinh Kinh? (sáng rõ kinh sách), và thực chất đó là khoa thi Hội, mà chưa có thi Đình (đến triều Lê Thái Tông, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 ?" 1442, nhà Lê mới có khoa thi Đình lần đầu tiên. Triệu Thái làm phó chủ khảo ở kỳ thi Hội) (xem bia Văn Miếu Hà Nội ?" số 1). Số người đỗ có danh sách là 7 người. Ông Triệu Thái đỗ đầu. Có lẽ vì thế, mà ở Từ đường dòng họ Triệu thôn Hoàng Chung xã Đồng Ích mới có đôi câu đối trong tổng số 17 đôi:
    Ngao đầu lưỡng chiếm thông Nam ?" Bắc
    Phượng cáo tần lai lịch cổ kim.
    Nghĩa là: Đầu ?ongao? hai lần chiếm, cả ở phương Nam ?" phương Bắc.
    Cáo phượng nhiều lần có, trải xưa nay.
    Chữ ?ongao đầu? là đầu con ngao, một loại rùa lớn ở biển cũng gọi là con trạnh; đầu ngao được khắc trên tấm bia đá trên thầm Điện Đình, dành cho người thi đỗ trạng nguyên tân khoa được quan bộ lễ dẫn lên đứng ở chỗ đầu con ngao, để tỏ sự ưu đãi đặc biệt. Do vậy chữ ?ongao đầu? là để chỉ người thi đỗ Trạng nguyên, mà con chấu dòng họ Triệu dùng để suy tôn Tiên Tổ mình, mang niềm tự hào sâu sắc. Đó là ở Việt Nam. Còn ở Trung Quốc, thì theo các nguồn thư tịch Việt Nam, ông chỉ thi đỗ tới Tiến sĩ, mà chưa rõ là khoa thi nào. Còn ở danh hiệu Trạng nguyên thì chưa có thư tịch nào ghi chép. Hiện nay, có 2 ý kiến khác nhau lý giải về việc thi đỗ ở Trung Quốc của ông:
    - Gia phả họ Triệu chép ông được sang Trung Quốc từ nhỏ do được đền du, tức là học sinh du học.
    - Tiến sĩ khoa Giáp Tuất đời Mặc Mậu Hợp (1504), Hà Nhiệm Đại người làng Đọ xã Như Thụy trong sách THIÊN NAM THI TẬP (tr.315, tờ 35a) chép rằng ông sang triều Minh dự thi, vì Giao Chỉ lúc đó mới là quận huyện của nhà Minh, nên không có quy chế thi Hội ?" thi Đình. Ông đã đỗ Tiến sĩ và được vua Minh Thành Tổ cho làm chức quan Thị thư viện Hàn lâm ở Yên Kinh.
    Cho đến năm 1428, khi Lê Lợi đăng quang ngôi Hoàng đế, ông mới xin phép vua Minh cho về nước tăm cha mẹ và ở luôn lại quê nhà. Cũng vì không có công lao trong cuộc kháng chiến 10 năm, nên ông không được dự vào hàng quan chức. Ở quê, với vốn kiến thức và nhiệt tâm, ông gây dựng làng Hoàng Chung theo quy cách phố xá. Công thức ấy ngày nay điện khí vẫn áp dụng.
    Tháng 5 năm Kỷ Dậu, ông ra ứng thi với tư cách là ?ongười ẩn dật thông kinh sử và giỏi văn nghệ?. (chữ của sách ?oCương muc?) và đã đỗ danh sách thứ nhất. Được Hoàng đế Lê Lợi tin dùng giao cho chức quan Thị Ngự sử, đứng đầu ở Ngự sử đài (cơ quan ngang với Ban thanh tra Chính phủ và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay). Rồi ông lại được giao cho cùng với Phan Phu Tiên và Nguyễn Trãi định ra luật lệ triều đình Lê Lợi năm 1430 và 1434. Đó là những nền móng ban đầu để đến năm 1484 bộ luật Hồng Đức được ban hành. Một số ý kiến hiện nay theo các nguồn thông tin đại chúng cho rằng ông là người có công biên soạn bộ luật Hồng Đức là thiếu cơ sở khoa học (vì khi ấy ít ra ông đã ở độ tuổi ?othiên tước?).
  9. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    DI BẢN Ở LẬP THẠCH ?" CHUYỆN VỀ CÁC VỊ DANH NHÂN

    Các danh nhân bình sinh cũng chỉ vẫn là một con người. Mhưng lại cũng hơn hẳn người thường (đời thường) bởi công lao và sự nghiệp đối với xã hội rợc rỡ trong đời hiếm có. ?oTử giả vi Thần?, các vị được người đời sau suy tôn là bậc Thần, bậc Thánh và cũng từ đó, trong dòng suy tư tâm linh, có nhiều dòng huyền sử về các vị khác nhau, tạo thành các văn bản dị đồng khó lý giải.
    Huyện Lập Thạch hiện có 23 vị danh nhân, là người con sinh thành ở huyện nhà. Cũng là trong quỹ đạo ấy.
    1. Trần Nguyên Hãn. Sinh ngày 01- 02 ?" năm Canh Ngọ (1390), anh hùng dân tộc, Tả tướng quốc có công lao vào bậc nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Minh(1417 ?" 1427). Sau khi công thành, ông xin Hoàng đế Lê Lợi, về nghỉ ở nơi sinh quán là xóm Đa Cai xã Sơn Đông. Những dị nghị của thời hậu chiến đã khiến có vụ án chìm thuyền ở bến Đông Hồ xã Sơn Đông và ngày 26 tháng 2 năm Kỷ Dậu (1429), khi ấy Tả tướng quốc mởi hưởng dương được 39 tuổi. Bạn đồng chí lúc đó có 42 người ?ogia thần nội thủ? cùng cảnh ngộ như ông.
    26 năm sau (1455), vua Lê Nhân Tông minh oan, trao trả lại ruộng đất, tha ra vợ và con ông. Chưa tìm thấy văn bản nào ghi chép về việc vợ và con ông chia đi ở xứ nào. Còn ruộng đất và ruộng ?oquan điền? của ông gần 100 mẫu bắc bộ thì do các làng xã như Quan Tử, Phú Thị, Triều Đông (thuộc xã Sơn Đông), Phan Lãng (thuộc xã Cao Phong), Đức Lễ (thuộc xã Văn Quán) và Xuân Lôi cùng hưởng, dân cho đấu thầu lấy hoa lợi chi vào việc tế tự hàng năm. Sự việc diễn ra trải vài trăm năm, đến cách mạng tháng Tám năm 1945, quan hệ này mới chấm hết.
    Nhiều tư liệu và nghiên cứu đã kết luận được rằng, vợ và các con của ông đã trở về Nghệ An, là nơi mà cụ Tổ 7 đời Trần Quang Khải đã nhiều năm trấn thị để khống chế Chiêm Thành và chống quân Nguyên là Toa Đô ở phía nam, nơi hậu cứ hùng hậu mà: ?oHoan Diễn do tồn thập vạn binh? (hai châu Hoan và Diễn vẫn còn 10 vạn quân) chưa sử dụng trong công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông năm 1285. Hiện nay, ở nhà thờ thôn Phú Hữu xã Nhân Thành huyện Yên Thành và nhà thờ thôn Đan Trung huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, còn thờ ông Trần Quốc Duy, hiệu Pháp Độ là con sinh của Tả tưởng quốc vào Nghệ An sau vụ chím thuyền ở bến Đông Hồ. Đến đời vua Lê Thánh Tông được vời ra làm quam, đến chức ?othiết khoa chế lễ?.
    Từ Trần Quốc Duy đến nay, di duệ của ông đã phát triển tới 200 chi họ Trần ở ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Con cháu dòng trực hệ và bàng trực hệ có nhiều người có công lao sự nghiệp rực rỡ. Trong phong trào cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, tiêu biểu nhất có ông Trần Phú, Tổng Bí thư, quê tỉnh Hà Tĩnh.
    Hiện nay, hàng năm vào ngày 01 tháng 2 âm lịch, kỷ niệm ngày sinh Tả tướng quốc, có nhiều chi họ đến đền Thượng ở Sơn Đông nhận họ con cháu, song cũng chưa có được bản phả hệ nào bằng cứ xác thực.
    Vụ chìm thuyền ở bến Đông Hồ năm Kỷ Dậu (1429), tuy không thấy chép trong sách ?oĐại Việt sử ký toàn thư? nhưng khi soạn bộ ?oLê triều thống sử?, cụ Bảng nhãn Lê Quý Đôn đã có ghi chép rõ ràng. Đến khi biên soạn bộ ?oLịch triều hiến chương loại chí?, tác giả Phan Huy Chú trong mục ?oTướng có tiếng tài và giỏi? của thiện ?onhân vật chí? cũng một lần nữa xác định. Khi soạn bộ quốc sử lớn: ?oKhâm định việt sử thông giám cương mục?, các tác giả trong quốc sử quán triều Nguyễn đã ghi nhận rất rõ ràng là ?oRa lệnh bắt Hữu tướng quốc Lê Hãn để giao quan lại xét hỏi. Lê Hãn tự sát?. Trong lời ?omục?, lại có giải thích: ?o... Những kẻ tâng công gièm pha với nhà vua rằng Hãn mưu toan làm phản. Nhà vua tin lời, ra lệnh cho lực sĩ đến bắt. Khi thuyền đi đến bến Sơn Đông, Hãn tự trầm chết? (xem Chính biên. quyển XV. tờ 20).
    Các tư liệu địa phương ở xã Sơn Đông và khu Rừng Thầm làng Đức Lễ xã Văn Quán là những nơi có di tích thờ Tả tướng quốc đều xác nhận địa điểm chìm thuyền là bến Đông Hồ. Nay địa danh bến Đông Hồ vẫn hiện còn và cũng còn nền móng của một ngôi miếu cổ là miếu Đông Hồ, thờ ba vị thủy thần.
    Vậy mà vừa rồi, các bạn ở Nghệ An đã giử cho tôi bài đăng báo Đảng Nghệ An ngày 24-01-1999 của tác giả Trần Nguyên Thung, là con cháu họ Trần thuộc chi họ Phúc Xá xã Kim Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, rằng Trần Nguyên Hãn đã ?otrốn vào xứ Nghệ An để sinh sống và đổi tên là Ninh Chỉ. Cụ đã đưa tùy tùng vào khai hoang lập nên làng Phúc Xá, xã Kim Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. Cụ đã sinh được 3 người con trai:
    - Con cả tên là Trần Hữu Châu,
    - Con thứ hai tên là Trần Lập,
    - Con thứ ba tên là Trần Vĩ?
    (nguyên văn lời tác giả)
    Một số bạn Vĩnh Phúc đã có được nguồn thông tin này là cũng lấy làm ngờ. Tuy nhiên, dù sao đây cũng mới chỉ dừng lại ở phần tin. Mặc dầu, tác giả chính là người quê làng Phúc Xá xã Kim Lộc, trong một lời thanh minh, cũng chưa có một lý giải có độ tin cậy khoa học.
    Dù sao, đây cũng là việc hệ trọng liên quan đến thân thế sự nghiệp và uy tín của một vị anh hùng dân tộc.
    Tôi sẽ trở lại vấn đề này ở mọt dịp khác.
    Cũng trong quá trình làm tư liệu Trần Nguyên hãn, từ năm 1957, tôi đã nghe truyền một câu truyện về mối quan hệ về Tả tướng quốc và một người con gái mệnh danh là ?oBà chúa Lối?. Chuyện rằng: Tả tướng quốc về hưu, Hoàng đế Lê Lợi ban cho lộc điền, được một ngày ?ocưỡi ngựa nhận ruộng ở huyện Lập Thạch?. Khi người mới đi đến xứ đồng Cầu Quân làng Xuân Lôi thì nghe có tiếng hát ở dưới đồng lúa xanh cất lên nghe lảnh lót:
    Tay cầm bán nguyệt xênh xang,
    Trăm ngàn ngọn cỏ lai hàng tay ta.
    Ông dừng ngựa và được nàng mời mọc, đón rước vào nhà, ân cần đón tiếp, thiết đãi cơm rượu. Bữa tiệc tàn, cũng là lúc chiều tà, ông Tả tướng chỉ con về Sơn Đông và tiêu chuẩn một ngày nhận ruộng cũng hết. Đó là một mưu kế ?ohãn má? thật tế. Ruộng của Tả tướng ở Xuân Lôi là có thật, mang tên là ?oxứ Đồng Quan? gồm:
    -Đồng Quan thượng: 19m.6s.06 thước.
    -Đồng Quan hạ: 19m.4s.03 thước.
    (Theo bản đồ Sở địa chính Bắc kỳ - Service du Cadastre du Tonkin)
    Vậy ?oBà chúa Lối?, người có tài dừng ngựa của Tả tướng quốc ngày nhận ruộng ?" Bà là ai?
    Đã từ những thập kỷ 60 đến nay, tôi vẫn dụng công đi tím Bà, nhưng vẫn là bặt ?ovô âm tín?. Chỉ được gặp lại câu ca trên ở nhiều nơi, chẳng hạn như ở làng Mộ Chu (Bạch Hạc) của hai bà phi của Lê Đại Hành, hoặc của Ỷ Lan phu nhân triều Lý.
    Hiện ở Xuân Lôi có đền thờ ?oBà chúa Lối? và lăng của Bà ở trong vườn nhà ông Nguyễn Thiệu Thăng. Tôi đã được đọc bài ký văn mộ chí của Bà, đào thấy vào năm Thành Thái thứ 19 (1907), mang nhan là HOÀNG VIỆT THÁI CHIÊU MỘ CHÍ. Theo đây, Bà họ Nguyễn, tên húy là Ngọc Lãng là chấu nội của quan Thượng thư bộ Hộ đời Hồng Đức (1470 ?" 1497). Bà là con gái của ông liên Đàm BáNguyễn Lương Hàn, mẹ là Trữ phu nhân Nguyễn Thị Trinh, sinh giờ dậu (17 ?" 19 giờ) ngày 16 tháng 8 năm Đinh Mão niên hiệu Đoan Khánh thứ 3 nhà Lê (1507), vậy không phải người cùng thời của Tả tướng quốc, đây cũng coi là điểm dị đồng.
    2. Triệu Thái
    Trái với Trần Nguyên Hãn là võ tướng. Triệu Thái là một văn thần cũng thuộc triều đại Hoàng đế Lê Lợi. Ông là một trong số hiếm hoi người thi đỗ Tiến sĩ ở 2 nước. ?oLưỡng quốc Tiến sí? Trung Quốc và Việt Nam. Cũng không nên đưa thông tin quá lên rằng ông là ?oLưỡng quốc trạng nguyên?, e có điều lẫm lẫn.
    Về khoa thi năm Kỷ Dậu, niên hiệu Thuận Thiên thứ 2 (1429), các sách ?oĐăng khoa lục? và các sử đều chép là khoa ?oMinh Kinh? (sáng rõ kinh sách), và thực chất đó là khoa thi Hội, mà chưa có thi Đình (đến triều Lê Thái Tông, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 ?" 1442, nhà Lê mới có khoa thi Đình lần đầu tiên. Triệu Thái làm phó chủ khảo ở kỳ thi Hội) (xem bia Văn Miếu Hà Nội ?" số 1). Số người đỗ có danh sách là 7 người. Ông Triệu Thái đỗ đầu. Có lẽ vì thế, mà ở Từ đường dòng họ Triệu thôn Hoàng Chung xã Đồng Ích mới có đôi câu đối trong tổng số 17 đôi:
    Ngao đầu lưỡng chiếm thông Nam ?" Bắc
    Phượng cáo tần lai lịch cổ kim.
    Nghĩa là: Đầu ?ongao? hai lần chiếm, cả ở phương Nam ?" phương Bắc.
    Cáo phượng nhiều lần có, trải xưa nay.
    Chữ ?ongao đầu? là đầu con ngao, một loại rùa lớn ở biển cũng gọi là con trạnh; đầu ngao được khắc trên tấm bia đá trên thầm Điện Đình, dành cho người thi đỗ trạng nguyên tân khoa được quan bộ lễ dẫn lên đứng ở chỗ đầu con ngao, để tỏ sự ưu đãi đặc biệt. Do vậy chữ ?ongao đầu? là để chỉ người thi đỗ Trạng nguyên, mà con chấu dòng họ Triệu dùng để suy tôn Tiên Tổ mình, mang niềm tự hào sâu sắc. Đó là ở Việt Nam. Còn ở Trung Quốc, thì theo các nguồn thư tịch Việt Nam, ông chỉ thi đỗ tới Tiến sĩ, mà chưa rõ là khoa thi nào. Còn ở danh hiệu Trạng nguyên thì chưa có thư tịch nào ghi chép. Hiện nay, có 2 ý kiến khác nhau lý giải về việc thi đỗ ở Trung Quốc của ông:
    - Gia phả họ Triệu chép ông được sang Trung Quốc từ nhỏ do được đền du, tức là học sinh du học.
    - Tiến sĩ khoa Giáp Tuất đời Mặc Mậu Hợp (1504), Hà Nhiệm Đại người làng Đọ xã Như Thụy trong sách THIÊN NAM THI TẬP (tr.315, tờ 35a) chép rằng ông sang triều Minh dự thi, vì Giao Chỉ lúc đó mới là quận huyện của nhà Minh, nên không có quy chế thi Hội ?" thi Đình. Ông đã đỗ Tiến sĩ và được vua Minh Thành Tổ cho làm chức quan Thị thư viện Hàn lâm ở Yên Kinh.
    Cho đến năm 1428, khi Lê Lợi đăng quang ngôi Hoàng đế, ông mới xin phép vua Minh cho về nước tăm cha mẹ và ở luôn lại quê nhà. Cũng vì không có công lao trong cuộc kháng chiến 10 năm, nên ông không được dự vào hàng quan chức. Ở quê, với vốn kiến thức và nhiệt tâm, ông gây dựng làng Hoàng Chung theo quy cách phố xá. Công thức ấy ngày nay điện khí vẫn áp dụng.
    Tháng 5 năm Kỷ Dậu, ông ra ứng thi với tư cách là ?ongười ẩn dật thông kinh sử và giỏi văn nghệ?. (chữ của sách ?oCương muc?) và đã đỗ danh sách thứ nhất. Được Hoàng đế Lê Lợi tin dùng giao cho chức quan Thị Ngự sử, đứng đầu ở Ngự sử đài (cơ quan ngang với Ban thanh tra Chính phủ và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay). Rồi ông lại được giao cho cùng với Phan Phu Tiên và Nguyễn Trãi định ra luật lệ triều đình Lê Lợi năm 1430 và 1434. Đó là những nền móng ban đầu để đến năm 1484 bộ luật Hồng Đức được ban hành. Một số ý kiến hiện nay theo các nguồn thông tin đại chúng cho rằng ông là người có công biên soạn bộ luật Hồng Đức là thiếu cơ sở khoa học (vì khi ấy ít ra ông đã ở độ tuổi ?othiên tước?).
  10. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    3. Nguyễn Thiệu Tri
    Ông người thôn Cây Phấn làng Xuân Lôi (tục danh làng Lối) nay thuộc xã Xuân Lôi.
    Ông thi đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ năm 37 tuổi khoa Mậu Tuất đời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 9 (1478). Khoa này cả nước chọn được 62 người, thì tỉnh Vĩnh Phúc có 7 người, huyện Lập Thạch đăng khoa 3. Ông Thiệu Tri đỗ cao hơn cả trong hàng huyện, làm quan trải đến chức Thượng thư bộ Hộ, về trí sĩ, hưởng thọ 92 tuổi. Là vị quan cao cấp vẹn toàn cả tước và lộc.
    Ông vốn xuất thân trong gia đình nông nghiệp, thuở nhỏ sống bần hàn. Đến năm 18 tuổi mới biết chữ. Rồi được đến trường theo học một thầy đồ làng Hạ Vũ. Vì lớn tuổi, ông vẫn phải thường làm việc nặng. Một buổi chiều, khi đang quết sân, thì bất chọt có cơm giông, trời nổi sấm, chớp. Để thử tài các trò, thầy đồ liền đọc:
    - Lác đác mưa sa làng Hạ Vũ.
    Chữ ?ohạ vũ? nghĩa là mưa sa.
    Các trò không ai đối được, chỉ có ông Thiệu Tri lúc đó dừng tay chổi, khép nép thưa:
    - Ầm ầm sấm dậy đất Xuân Lôi.
    Xuân Lôi nghĩa là sấm mùa xuân ?" sấm dậy.
    Các di duệ họ Nguyễn Thiệu vẫn khẳng định với tôi như thế.
    Tuy nhiên, khi đọc sách Câu Đối Việt Nam của tác Phong Châu, do nhà xuất bản Sử học Hà Nội trong đề mục ?oHọc mãi phải khôn? lại chép làng Xuân Lôi ở gần Thị Cầu Bắc Ninh. Cũng trong sách giai thoại văn học có nhan là ?oĐối đáp thông minh? của nhà xuất bàn văn học nghệ thuật tỉnh Hà Bắc năm 1986, thì truyện này ở làng Xuân Lôi, Thị Cầu, Bắc Ninh.
    Người đối được vế đối của thầy, về sau đỗ trạng nguyên, nhân dân quanh vùng thường gọi là Trạng Xuân Lôi. Tuy nhiên, khi đọc các sách ?oĐăng khoa lục? và ?oTam khôi bi lục?, đều không thấy có đề danh ông trạng có địa chỉ làng Xuân Lôi, Bắc Ninh. Vậy thế nào là đúng sự thật?
    Các giai thoại về các người tài giỏi thường vẫn như thế. Nhân đây cúng xin viện dẫn thêm: Tỉ như:
    Vế đối ?oĐằng giang tự cổ huyết do hồng?, được sử sách chép là của ông Giang Văn Minh người làng Mông Phụ huyện Phúc Thọ (Sơn Tây) đỗ Thám Hoa khoa Mậu Thìn năm Vĩnh Tộ thứ 10 nhà Hậu Lê (1628), đối lại câu: ?oĐồng trụ chí kim đài dĩ lục? ở triều đình nhà Minh khi ông sang sứ. Song gần đây, lại có tác giả gán cho của Bảng Nhãn Trần Toại, người làng Phượng Lâu huyện Phù Ninh (Phú Thọ), đỗ khoa Mậu Tuất đời Mạc Đăng Doanh (1538). Vì là câu đối xảy ra ở cung đình nước đối địch (Trung Quốc), mà ông Trần Toại thì chưa một lần đi sứ, nên cũng là dễ gỡ hơn câu Xuân Lôi ?" Hạ Vũ kể trên.
    4. Triệu Nghị Phù
    ?oVăn nghị Trạng nguyên, bị truất? nghĩa là: văn bài xác đáng đỗ trạng nguyên-bị loại bỏ đi.
    Về việc này, ?oĐại Việt sử ký toàn thư?, bản kỉ thực lục chép:
    ?oBĩnh Thìn, (Hồng Đức) năm thứ 25 (1496). Tháng 2, thi Hội các cử nhân trong nước. Lấy đỗ bọn Nguyễn Văn Huấn 43 người.
    Tháng 3, ngày Đinh Dậu, vua thân hành khảo thi ở Đan TRì (Ao Son) điện kính thiên, hỏi về đạo trị nước ...
    Ngày 26, dẫn các sĩ nhân vào điện Kim Loan. Vua tự xem dung mạo từng người, lấy đỗ 30 người?. Như vậy là loại bỏ 13 người là việc xưa nay chưa từng có. Về việc này, sử ?oCương mục? giải thích:
    ?oTheo chế độ cũ, cống sĩ thi Hội đã được trúng cách, lúc vào thi Đình đều không người nào bị đánh hỏng. Đến nay; cửa nhân vào thi Hội, quan trường lấy bọn Nguyễn Văn Huấn 43 người được trúng cách. Kịp khi nhà vua thân hành ra bài thi ở thềm rồng điện Kính Thiên, hỏi về đạo cai trị, rồi triệu các cử nhân vào sân điện Kim Loan, nhà vua tự mình xét kỹ dung mạo từng người, chỉ lấy đỗ 30 người ... đánh hỏng 13 người?. (Xem Chính biên ?" quyển 24)
    Cũng khoa này, sách ?oTam Khôi bị lục? có lời chú: ?o... Lúc thi Đình, vua ngự ra sân điện Kính Đức, ban dạy cách trị nước và cho vời các tiến sĩ vào sân điện Kim Loan xét, xem tướng mạo, lấy cập đệ 3 người. Bấy giờ có Vũ Văn Tế người ở Vũ Vinh, thi Hội đỗ thứ hai, vào Đình bị truất. (có chỗ nói Trần Như Long, người làng Khánh Dương, huyện Chí Linh, vì diện mạo xấu mà bị truất).
    Về diện mạo xấu mà bị đánh hỏng ở kỳ thi, thì đời Trần Anh Tông, khoa Giáp Thìn (1304), có ông Mạc Đĩnh Chi người làng Lũng Động huyện Chí Linh (Hải Dương), chỉ vì hình dung thấp xấu mà nhà vua không muốn cho đỗ Trạng Nguyên. Ông phải viết bài ?oTỉnh Liên Phú? (bài Phú san giếng ngọc), tự ví mình tuy thấp bé mè như sen ở trong giếng, thấp mà đáng quý. Vua Anh Tông xem bài Phú khen hay mới để cho đẩuTạng Nguyên.
    Trở lại sự việc ông Triệu Nghị Phù, ông sở dĩ bị truất Trạng nguyên (Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, Đệ nhất danh) là bởi trong buổi tiếp kiến vua Thánh Tông, nhà vua hỏi ông về tên xã nơi ông sinh quán, ông liền đáp ngay:
    -Tôi là người ở Kẻ Lép.
    Kẻ Lép là tục danh xã Đức Liệp, nay đổi gọi là Đức Bác ?" nhà vua không muốn có vị Trạng nguyên ứng sử tục tằn trong triều đình. Ngay đó, ông bị truất xuống hàng thứ 5 ở hàng đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, tức là xuống 7 bậc học vị.
    Thế mới hay, ngôn từ giao tiếp hành chính, xưa và nay, cũng vẫn là việc khó.
    Còn về quan hệ thân thuộc, ông gọi Tiến sĩ Triệu Thái bằng bác ruột. Vì thân phụ ông là Triệu Hưu, em ruột Triệu Thái, biệt cư ở Đức Liệp (xóm Nam Giáp ?" thư phả họ Triệu chép như thế). Tuy nhiên cũng có văn bản chép ông là em của Tiến sĩ Triệu Thái là lầm. Cũng là do truyền ngôn mà thành ?othất bản?, cũng như họ LĂNG thành NĂNG, đền THỎNG thành THÕNG, con người của thời đại Hùng Vương thứ 7 lại có công đem 3000 quân về thành Việt Trì giúp Duệ Vương ?" Hùng Vương thứ 18 đánh quân Thục Phán của Bà Quốc Mẫu Tây Thiên núi Tam Đảo Lăng Thị Tiêu.

Chia sẻ trang này