1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử, Văn Hóa, Truyền Thống, Phong Cảnh, Du Lịch và Con Người Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dhphong_qn80, 22/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    3. Nguyễn Thiệu Tri
    Ông người thôn Cây Phấn làng Xuân Lôi (tục danh làng Lối) nay thuộc xã Xuân Lôi.
    Ông thi đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ năm 37 tuổi khoa Mậu Tuất đời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 9 (1478). Khoa này cả nước chọn được 62 người, thì tỉnh Vĩnh Phúc có 7 người, huyện Lập Thạch đăng khoa 3. Ông Thiệu Tri đỗ cao hơn cả trong hàng huyện, làm quan trải đến chức Thượng thư bộ Hộ, về trí sĩ, hưởng thọ 92 tuổi. Là vị quan cao cấp vẹn toàn cả tước và lộc.
    Ông vốn xuất thân trong gia đình nông nghiệp, thuở nhỏ sống bần hàn. Đến năm 18 tuổi mới biết chữ. Rồi được đến trường theo học một thầy đồ làng Hạ Vũ. Vì lớn tuổi, ông vẫn phải thường làm việc nặng. Một buổi chiều, khi đang quết sân, thì bất chọt có cơm giông, trời nổi sấm, chớp. Để thử tài các trò, thầy đồ liền đọc:
    - Lác đác mưa sa làng Hạ Vũ.
    Chữ ?ohạ vũ? nghĩa là mưa sa.
    Các trò không ai đối được, chỉ có ông Thiệu Tri lúc đó dừng tay chổi, khép nép thưa:
    - Ầm ầm sấm dậy đất Xuân Lôi.
    Xuân Lôi nghĩa là sấm mùa xuân ?" sấm dậy.
    Các di duệ họ Nguyễn Thiệu vẫn khẳng định với tôi như thế.
    Tuy nhiên, khi đọc sách Câu Đối Việt Nam của tác Phong Châu, do nhà xuất bản Sử học Hà Nội trong đề mục ?oHọc mãi phải khôn? lại chép làng Xuân Lôi ở gần Thị Cầu Bắc Ninh. Cũng trong sách giai thoại văn học có nhan là ?oĐối đáp thông minh? của nhà xuất bàn văn học nghệ thuật tỉnh Hà Bắc năm 1986, thì truyện này ở làng Xuân Lôi, Thị Cầu, Bắc Ninh.
    Người đối được vế đối của thầy, về sau đỗ trạng nguyên, nhân dân quanh vùng thường gọi là Trạng Xuân Lôi. Tuy nhiên, khi đọc các sách ?oĐăng khoa lục? và ?oTam khôi bi lục?, đều không thấy có đề danh ông trạng có địa chỉ làng Xuân Lôi, Bắc Ninh. Vậy thế nào là đúng sự thật?
    Các giai thoại về các người tài giỏi thường vẫn như thế. Nhân đây cúng xin viện dẫn thêm: Tỉ như:
    Vế đối ?oĐằng giang tự cổ huyết do hồng?, được sử sách chép là của ông Giang Văn Minh người làng Mông Phụ huyện Phúc Thọ (Sơn Tây) đỗ Thám Hoa khoa Mậu Thìn năm Vĩnh Tộ thứ 10 nhà Hậu Lê (1628), đối lại câu: ?oĐồng trụ chí kim đài dĩ lục? ở triều đình nhà Minh khi ông sang sứ. Song gần đây, lại có tác giả gán cho của Bảng Nhãn Trần Toại, người làng Phượng Lâu huyện Phù Ninh (Phú Thọ), đỗ khoa Mậu Tuất đời Mạc Đăng Doanh (1538). Vì là câu đối xảy ra ở cung đình nước đối địch (Trung Quốc), mà ông Trần Toại thì chưa một lần đi sứ, nên cũng là dễ gỡ hơn câu Xuân Lôi ?" Hạ Vũ kể trên.
    4. Triệu Nghị Phù
    ?oVăn nghị Trạng nguyên, bị truất? nghĩa là: văn bài xác đáng đỗ trạng nguyên-bị loại bỏ đi.
    Về việc này, ?oĐại Việt sử ký toàn thư?, bản kỉ thực lục chép:
    ?oBĩnh Thìn, (Hồng Đức) năm thứ 25 (1496). Tháng 2, thi Hội các cử nhân trong nước. Lấy đỗ bọn Nguyễn Văn Huấn 43 người.
    Tháng 3, ngày Đinh Dậu, vua thân hành khảo thi ở Đan TRì (Ao Son) điện kính thiên, hỏi về đạo trị nước ...
    Ngày 26, dẫn các sĩ nhân vào điện Kim Loan. Vua tự xem dung mạo từng người, lấy đỗ 30 người?. Như vậy là loại bỏ 13 người là việc xưa nay chưa từng có. Về việc này, sử ?oCương mục? giải thích:
    ?oTheo chế độ cũ, cống sĩ thi Hội đã được trúng cách, lúc vào thi Đình đều không người nào bị đánh hỏng. Đến nay; cửa nhân vào thi Hội, quan trường lấy bọn Nguyễn Văn Huấn 43 người được trúng cách. Kịp khi nhà vua thân hành ra bài thi ở thềm rồng điện Kính Thiên, hỏi về đạo cai trị, rồi triệu các cử nhân vào sân điện Kim Loan, nhà vua tự mình xét kỹ dung mạo từng người, chỉ lấy đỗ 30 người ... đánh hỏng 13 người?. (Xem Chính biên ?" quyển 24)
    Cũng khoa này, sách ?oTam Khôi bị lục? có lời chú: ?o... Lúc thi Đình, vua ngự ra sân điện Kính Đức, ban dạy cách trị nước và cho vời các tiến sĩ vào sân điện Kim Loan xét, xem tướng mạo, lấy cập đệ 3 người. Bấy giờ có Vũ Văn Tế người ở Vũ Vinh, thi Hội đỗ thứ hai, vào Đình bị truất. (có chỗ nói Trần Như Long, người làng Khánh Dương, huyện Chí Linh, vì diện mạo xấu mà bị truất).
    Về diện mạo xấu mà bị đánh hỏng ở kỳ thi, thì đời Trần Anh Tông, khoa Giáp Thìn (1304), có ông Mạc Đĩnh Chi người làng Lũng Động huyện Chí Linh (Hải Dương), chỉ vì hình dung thấp xấu mà nhà vua không muốn cho đỗ Trạng Nguyên. Ông phải viết bài ?oTỉnh Liên Phú? (bài Phú san giếng ngọc), tự ví mình tuy thấp bé mè như sen ở trong giếng, thấp mà đáng quý. Vua Anh Tông xem bài Phú khen hay mới để cho đẩuTạng Nguyên.
    Trở lại sự việc ông Triệu Nghị Phù, ông sở dĩ bị truất Trạng nguyên (Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, Đệ nhất danh) là bởi trong buổi tiếp kiến vua Thánh Tông, nhà vua hỏi ông về tên xã nơi ông sinh quán, ông liền đáp ngay:
    -Tôi là người ở Kẻ Lép.
    Kẻ Lép là tục danh xã Đức Liệp, nay đổi gọi là Đức Bác ?" nhà vua không muốn có vị Trạng nguyên ứng sử tục tằn trong triều đình. Ngay đó, ông bị truất xuống hàng thứ 5 ở hàng đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, tức là xuống 7 bậc học vị.
    Thế mới hay, ngôn từ giao tiếp hành chính, xưa và nay, cũng vẫn là việc khó.
    Còn về quan hệ thân thuộc, ông gọi Tiến sĩ Triệu Thái bằng bác ruột. Vì thân phụ ông là Triệu Hưu, em ruột Triệu Thái, biệt cư ở Đức Liệp (xóm Nam Giáp ?" thư phả họ Triệu chép như thế). Tuy nhiên cũng có văn bản chép ông là em của Tiến sĩ Triệu Thái là lầm. Cũng là do truyền ngôn mà thành ?othất bản?, cũng như họ LĂNG thành NĂNG, đền THỎNG thành THÕNG, con người của thời đại Hùng Vương thứ 7 lại có công đem 3000 quân về thành Việt Trì giúp Duệ Vương ?" Hùng Vương thứ 18 đánh quân Thục Phán của Bà Quốc Mẫu Tây Thiên núi Tam Đảo Lăng Thị Tiêu.
  2. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    TẤM BIA TIẾN SĨ​

    Đó là tấm bia mang tên TIÊN HIỀN LIỆT VỊ, bia văn chỉ xã Quan Tử huyện Lập Thạch, nay là thôn Quan Tử xã Sơn Đông huyện Lập Thạch. Tạo năm Tự Đức Mậu Dần (1878), tháng quý đông. Nay đặt trong đền thờ nhà giáo Đỗ Khắc Chung thôn Quan Tử.
    Bia có một mặt chữ, khuôn khổ 40 x 78 cm. Toàn văn chữ Hán, khắc chân phương, gồm 12 hàng chữ, Trấn bia chạm rồng, mặt trời lửa.
    Bia ghi tự hiệu, chức tước của 12 vị đỗ đại khoa (Tiến sĩ) được suy tôn là bậc Hương hiền, được thờ trong làng Quan Tử.
    Danh sách chép theo thứ tự các khoa thi, như sau:
    1. Nguyễn Tướng Công, tự TỪ, Quý Dậu khoa, đệ nhị giáp Tiến sĩ.
    2. Đô Ngự sử, Lê Tướng Công, tự THÚC CHẨN, Bĩnh Tuất khoa, đệ ta, giáp đồng Tiến sĩ.
    3. Hiến sát sứ Nguyễn Tướng Công, tự TỘ, Nhâm Thìn khoa, đệ nhị giáp Tiến sĩ.
    4. Lại bộ thượng thư, Nguyễn Tướng Công, tự PHÚC TRINH, Ất Mùi khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
    5. Tham chính, Nguyễn Tướng Công, tự PHÚC TƯ, Ất Mùi khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
    6. Thượng thư, Trần Tướng Công, tự DOÃN HỰU, Mậu Tuất khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
    7. Đô Ngự sử, Lê Tướng Công, tự ĐỨC TOẢN, Giáp Thìn Khoa, đệ nhị giáp Tiến sĩ.
    8. Đặng Tướng Công, tự THUẬN, Giáp Thìn khoa, đệ nhị giáp Tiến sĩ.
    9. Tri huyện, Lê Tướng Công, tự KHIẾT, Canh Tuất khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
    10. Hiến sát sứ Đặng Tướng Công, tự ĐIỀM, Canh Tuất khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
    11. Thượng Thư, Nguyễn Tướng Công, tự PHU HỰU, Ất Sử khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
    12. Lại bộ tả thị lang, Vũ Tướng Công, tự DOÃN TƯ, Tân Sửu khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
    Trên bia còn để trống hai hàng, ý giả người xưa còn dành vinh dự để cho lớp con cháu thành đạt, được đề danh tiếp vào đó chăng?
    Nay tạm dịch như sau:
    1. Ông họ Nguyễn, tên chữ là TỪ, đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ khoa Quý Dậu (1453).
    2. Đô Ngự sử, ông họ Lê, tên chữ là THÚC CHẨN, đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1466).
    3. Hiến sát sứ, ông họ Nguyễn, tên chữ là TỘ, đỗ đệ mhị giáp Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1472).
    4. Thượng thư bộ Lại, ông họ Nguyễn, tên chữ là PHÚC TRINH, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ, khoa Ất Mùi (1475).
    5. Tham chính, ông họ Nguyễn, tên chữ là PHÚC TƯ, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1475).
    6. Thượng thư, ông họ TRần, tên chữ là DOÃN HỰU, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1478).
    7. Đô Ngự sử, ông họ Lê, tên chữ là ĐỨC TOẢN, đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1484).
    8. Ông họ Đặng, tên chữ là THẬN, đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1484).
    9. Tri huyện, ông họ Lê, tên chữ là KHIẾT, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Canh Tuất (1490).
    10. Hiến sát sứ, ông họ Đặng, tên chữ ĐIỀM, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Canh Tuất (1490).
    11. Thượng thư, ông họ NGuyễn, tên chữ là PHU HỰU, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Ất Sửu (1505).
    12. Tả thị lang bộ Lại, ông họ Vũ, tên chữ là DOÃN TƯ, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Tân Sửu (1541).
    Trong văn bản, mục danh sách ông ĐẶNG THẬN, đối chiếu với các sách Đăng khoa lục (bản VHv ?" 2140/1?"tờ 32a), thì ông thi đỗ ở bảng đệ tam giáp Đồng tiến sĩ, danh sách thứ 22 trong số 25 người đỗ ở bảng này. Có lẽ do tự dạng chữ ?otam? mà người khắc để thiếu nét thành chữ ?onhị? chăng? nay xin đính chính lại.
    Như thế, trong vòng 88 năm, dưới 3 triều vua Lê (Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Uy Mục) và một triều Mạc (Phúc Hải), làng Quan Tử đã có đỗ 12 vị Tiến sĩ. Trong đó có 3 học vị Hoàng giáp ?" còn đều ở bảng Đệ tam. Đó là danh số đỗ đạt cao nhất của các làng xã tỉnh Vĩnh Phúc. Trải 122 năm qua đầy biến động và chinh chiến, nhưng bia vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, là một di sản văn hóa quý báu giúp cho công tác nghiên cứu và bảo tồn và ?oLàng? và ?oVăn hóa làng? Việt Nam có những văn bản có giá trị khoa học cao và thuyết phục.
    Để bạn đọc ở xa tiếp xúc được với văn bia, hiện nay trong kho bia Viện nghiên cứu Hán nôm Hà Nội, có một tháp bản do trường viễn Đông viễn Cổ Pháp dậy năm 1938, mang số đăng ký 15.460.
    Trong mỗi mục đề danh, có 5 thông tin được ghi nhận:
    -Quan chức.
    -Họ
    -Tên chữ.
    -Năm thi đỗ.
    -Phân loại danh hiệu học vị.
    Cũng qua tấm bia này, thấy rõ nền văn hiến làng Quan Tử. Làng rực rỡ từ ít nhất là trên 547 năm có người đỗ đạt ở bậc đại khoa và sau đó các họ Lê, Trần, Đặng, Vũ là các họ cư trú từ trên nửa thé kỷ đến nay. Cùng sự gắn bó trong quan hệ cộng đồng HỌ - LÀNG ?" LÀNG ?" HỌ, ?otrong họ ngoài làng? của cộng đồng dân cư ?" cộng đồng văn hóa nơi đây. Chính đó mà có địa danh lLàng ?oCon quan? ?" Làng QUAN TỬ.
  3. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    TẤM BIA TIẾN SĨ​

    Đó là tấm bia mang tên TIÊN HIỀN LIỆT VỊ, bia văn chỉ xã Quan Tử huyện Lập Thạch, nay là thôn Quan Tử xã Sơn Đông huyện Lập Thạch. Tạo năm Tự Đức Mậu Dần (1878), tháng quý đông. Nay đặt trong đền thờ nhà giáo Đỗ Khắc Chung thôn Quan Tử.
    Bia có một mặt chữ, khuôn khổ 40 x 78 cm. Toàn văn chữ Hán, khắc chân phương, gồm 12 hàng chữ, Trấn bia chạm rồng, mặt trời lửa.
    Bia ghi tự hiệu, chức tước của 12 vị đỗ đại khoa (Tiến sĩ) được suy tôn là bậc Hương hiền, được thờ trong làng Quan Tử.
    Danh sách chép theo thứ tự các khoa thi, như sau:
    1. Nguyễn Tướng Công, tự TỪ, Quý Dậu khoa, đệ nhị giáp Tiến sĩ.
    2. Đô Ngự sử, Lê Tướng Công, tự THÚC CHẨN, Bĩnh Tuất khoa, đệ ta, giáp đồng Tiến sĩ.
    3. Hiến sát sứ Nguyễn Tướng Công, tự TỘ, Nhâm Thìn khoa, đệ nhị giáp Tiến sĩ.
    4. Lại bộ thượng thư, Nguyễn Tướng Công, tự PHÚC TRINH, Ất Mùi khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
    5. Tham chính, Nguyễn Tướng Công, tự PHÚC TƯ, Ất Mùi khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
    6. Thượng thư, Trần Tướng Công, tự DOÃN HỰU, Mậu Tuất khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
    7. Đô Ngự sử, Lê Tướng Công, tự ĐỨC TOẢN, Giáp Thìn Khoa, đệ nhị giáp Tiến sĩ.
    8. Đặng Tướng Công, tự THUẬN, Giáp Thìn khoa, đệ nhị giáp Tiến sĩ.
    9. Tri huyện, Lê Tướng Công, tự KHIẾT, Canh Tuất khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
    10. Hiến sát sứ Đặng Tướng Công, tự ĐIỀM, Canh Tuất khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
    11. Thượng Thư, Nguyễn Tướng Công, tự PHU HỰU, Ất Sử khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
    12. Lại bộ tả thị lang, Vũ Tướng Công, tự DOÃN TƯ, Tân Sửu khoa, đệ tam giáp đồng Tiến sĩ.
    Trên bia còn để trống hai hàng, ý giả người xưa còn dành vinh dự để cho lớp con cháu thành đạt, được đề danh tiếp vào đó chăng?
    Nay tạm dịch như sau:
    1. Ông họ Nguyễn, tên chữ là TỪ, đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ khoa Quý Dậu (1453).
    2. Đô Ngự sử, ông họ Lê, tên chữ là THÚC CHẨN, đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1466).
    3. Hiến sát sứ, ông họ Nguyễn, tên chữ là TỘ, đỗ đệ mhị giáp Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1472).
    4. Thượng thư bộ Lại, ông họ Nguyễn, tên chữ là PHÚC TRINH, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ, khoa Ất Mùi (1475).
    5. Tham chính, ông họ Nguyễn, tên chữ là PHÚC TƯ, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1475).
    6. Thượng thư, ông họ TRần, tên chữ là DOÃN HỰU, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1478).
    7. Đô Ngự sử, ông họ Lê, tên chữ là ĐỨC TOẢN, đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1484).
    8. Ông họ Đặng, tên chữ là THẬN, đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1484).
    9. Tri huyện, ông họ Lê, tên chữ là KHIẾT, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Canh Tuất (1490).
    10. Hiến sát sứ, ông họ Đặng, tên chữ ĐIỀM, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Canh Tuất (1490).
    11. Thượng thư, ông họ NGuyễn, tên chữ là PHU HỰU, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Ất Sửu (1505).
    12. Tả thị lang bộ Lại, ông họ Vũ, tên chữ là DOÃN TƯ, đỗ đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Tân Sửu (1541).
    Trong văn bản, mục danh sách ông ĐẶNG THẬN, đối chiếu với các sách Đăng khoa lục (bản VHv ?" 2140/1?"tờ 32a), thì ông thi đỗ ở bảng đệ tam giáp Đồng tiến sĩ, danh sách thứ 22 trong số 25 người đỗ ở bảng này. Có lẽ do tự dạng chữ ?otam? mà người khắc để thiếu nét thành chữ ?onhị? chăng? nay xin đính chính lại.
    Như thế, trong vòng 88 năm, dưới 3 triều vua Lê (Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Uy Mục) và một triều Mạc (Phúc Hải), làng Quan Tử đã có đỗ 12 vị Tiến sĩ. Trong đó có 3 học vị Hoàng giáp ?" còn đều ở bảng Đệ tam. Đó là danh số đỗ đạt cao nhất của các làng xã tỉnh Vĩnh Phúc. Trải 122 năm qua đầy biến động và chinh chiến, nhưng bia vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, là một di sản văn hóa quý báu giúp cho công tác nghiên cứu và bảo tồn và ?oLàng? và ?oVăn hóa làng? Việt Nam có những văn bản có giá trị khoa học cao và thuyết phục.
    Để bạn đọc ở xa tiếp xúc được với văn bia, hiện nay trong kho bia Viện nghiên cứu Hán nôm Hà Nội, có một tháp bản do trường viễn Đông viễn Cổ Pháp dậy năm 1938, mang số đăng ký 15.460.
    Trong mỗi mục đề danh, có 5 thông tin được ghi nhận:
    -Quan chức.
    -Họ
    -Tên chữ.
    -Năm thi đỗ.
    -Phân loại danh hiệu học vị.
    Cũng qua tấm bia này, thấy rõ nền văn hiến làng Quan Tử. Làng rực rỡ từ ít nhất là trên 547 năm có người đỗ đạt ở bậc đại khoa và sau đó các họ Lê, Trần, Đặng, Vũ là các họ cư trú từ trên nửa thé kỷ đến nay. Cùng sự gắn bó trong quan hệ cộng đồng HỌ - LÀNG ?" LÀNG ?" HỌ, ?otrong họ ngoài làng? của cộng đồng dân cư ?" cộng đồng văn hóa nơi đây. Chính đó mà có địa danh lLàng ?oCon quan? ?" Làng QUAN TỬ.
  4. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    Tự giới thiệu, cấm chê!
  5. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    Tự giới thiệu, cấm chê!
  6. dvha

    dvha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    848
    Đã được thích:
    0
    Sông Cà Lồ...
  7. dvha

    dvha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    848
    Đã được thích:
    0
    Sông Cà Lồ...
  8. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Đây là đâu ạ? một góc của tx Vĩnh Yên có phải không?

  9. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Đây là đâu ạ? một góc của tx Vĩnh Yên có phải không?

  10. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    TỤC ĐẢ CẦU CƯỚP PHẾT​
    Tục đả cầu cướp phết được diễn ra ngày 7 tháng giêng hàng năm tại đền Đông Lai xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch.Lễ thức đả cầu cướp phếp được tiến hành song song giữa hai hình thức cùng một lúc.

    1. Các trai đinh cởi trần cướp quả cầu bằng gỗ quý, đường kính 35cm (cướp tay không).
    2. Các trai đinh cầm mồng phết có hình cong làm bằng gốc tre có khắc hình đầu Long mã, dài 1,2m trai đinh cầm mồng phết đuổi theo người cướp bằng tay, nếu ôm được quả cầu thì người cầm phết đuổi theo bổ và ngoặc.

    Khi các cụ tế lễ xong thì quả cầu và 2 phết được xếp lên kiệu trước sân đình cộng đồng.
    Sau ba hồi trống chiêng cụ Mệnh ôm quả cầu đi dưới gầm kiệu, hàng trăm trai đinh (cởi trần, đóng khố, chít khăn đỏ) đứng chờ sẵn phía trước kiệu cụ mệnh hô phép thần: Làm lễ ăn lễ, ăn chầu, búi tóc, vươn vai, thì các trai đinh cầm phết vươn vai và làm động tác tương tự như lời hô của cụ Mệnh và làm lễ bốn vái.
    Cụ Mệnh hô: Đón cầu, một trai đinh ôm cầu chạy ra cổng mọi người đuổi theo ôm rằng lấy, cứ thế quả cầu được di chuyển dưới sự chỉ huy của người cầm cờ sai (thân hình to khoẻ, giọng vang như sấm, thắt lưng đỏ, đầu thắt khăn chéo, chân quấn xà cạp) hô to: Tiến lên người cầm mồng phết đuổi theo vây quanh người cướp cầu. Không khí hội thật náo nhiệt.
    Từ cổng đình ra tới mô phết 250m, mô phết cao 1,5m trên thửa ruộng có diện tích 240m2, khi kiệu đến mô phết, một trai đinh khoẻ mạnh nhất ôm quả cầu đặt lên đỉnh mô phết, cụ Mệnh, cụ cầm phết làm động tác giao tranh, rồi tiếng trống liên hồi, sau ba hồi kiệu rước về đền thì đám người cướp cầu tự do, người tiếp tục chồng lên nhau. Năm nào cũng vậy, phải đến 6-7 giờ tối mới rước quả cầu vào đền và phát thưởng cho trai đinh cướp được quả cầu, các trai đinh người nào cũng dính đầy bùn đất nhưng rất vui vẻ với tâm trạng của người chiến thắng. Tục đả cầu cướp phết là ôn lại việc giữ đất, chấn ải của các tướng lĩnh thời Hùng Vương. Không khí toàn dân luyện binh đánh giặc giữ nước quả là trong ký ước dân gian.

Chia sẻ trang này