1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử, Văn Hóa, Truyền Thống, Phong Cảnh, Du Lịch và Con Người Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dhphong_qn80, 22/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0

    LÀNG GỐM HIỂN LỄ ​
    Làng gốm Hiển Lễ, huyện Mê Linh, có vốn nghề gốm cổ truyền khoảng gần 400 năm.
    Theo các cụ cao tuổi ở làng kể lại thì ông Tổ nghề của Hiển Lễ một người họ Vũ quê gốc Thanh Hoá. Hai vợ chồng ông vốn là một gia đình giàu có hiếm con và biết nghề gốm. Sẵn lòng từ thiện, hai ông bà thường cùng nhau chu du thiên hạ, đến nơi nào có đình chùa hư hỏng thì giúp đỡ để tu sửa. Đến vùng Kẻ Rẫy (tên nôm của làng Hiển Lễ) thấy con người ở đây hiền lành chất phác, đất đai ở đây "Sơn bất cao như diện tích, Thuỷ bất thâm như hữu tình" bèn dừng chân sinh cơ lập nghiệp và truyền nghề cho dân Hiển Lễ. Thời gian ở đây, ông bà sinh hạ được một người con trai mà sau này người Hiển Lễ tôn vinh là Đức thánh. Ngày nay trong đình làng còn vị thờ hai vị và trên bức hoành phi còn dòng chữ "Nhất môn hiển thánh" để ghi nhớ công ơn của những người đã có công tạo nghiệp cho nàng.

    Sản phẩm gốm của Hiển Lễ cũng rất đa dạng, ngoài nồi đất, Hiển Lễ còn chuốt chum, chĩnh, lon, vại,? những đồ dùng thường thức của đời sống làng quê Việt Nam.

  2. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    LỄ HỘI TỨ DÂN CHI NGHIỆP Ở XÃ ĐẠI ĐỒNG
    Lễ hội tứ dân chi nghiệp ở xã Đại Đồng (Vĩnh Tường) tổ chức vào ngày 20 tháng giêng. Hàng năm ngày 4-5 tháng giêng mỗi nhà có trâu và gia đình "sạch bụi phong quang" đều phải "sắm" một con trâu, bò đem ra sân đình làm lễ (rơm rạ được chuyển bị từ mùa vụ trước). Trâu bò này được buộc vào cày, bừa đã tháo lưỡi có người kéo và cày). Trên sân đình có vài chục trâu bò như thế và một số cô gái cắp thúng trấu, một số trẻ em trong vai mục đồng, bê, nghé người câu ếch, úp cá? mọi động tác trình diễn đều theo nhịp chiêng, trống của người chỉ huy (đạo diễn). Đặc biệt trò diễn này nam đóng giả nữ, nữ đóng giả nam để tăng tính hài hước, vui nhộn, ngộ nghĩnh. Trò diễn không giới hạn thời gian, nên mọi người có thể tham gia trong suốt hội làng.
    Lễ hội ở Đại Đồng còn có rước kiệu thành hoàng làng - Đinh Thiên Tích Tướng thời Hùng Vương thứ 6 chống giặc Ân. Trên đoạn đường từ đến tớ đình (chỉ hơn 1km), nhưng phải tới cả buổi vì kiệu khi xuôi, khi ngược, quay tròn giữa đám đông người xem hội. Còn có trò "rước kén tằm và trò thi đệt cửi trên mặt ao". Tục rước "Ông bò" và "cướp con" đậm màu sắc tín ngưỡng phồn thực.
  3. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    LỄ HỘI TỨ DÂN CHI NGHIỆP Ở XÃ ĐẠI ĐỒNG
    Lễ hội tứ dân chi nghiệp ở xã Đại Đồng (Vĩnh Tường) tổ chức vào ngày 20 tháng giêng. Hàng năm ngày 4-5 tháng giêng mỗi nhà có trâu và gia đình "sạch bụi phong quang" đều phải "sắm" một con trâu, bò đem ra sân đình làm lễ (rơm rạ được chuyển bị từ mùa vụ trước). Trâu bò này được buộc vào cày, bừa đã tháo lưỡi có người kéo và cày). Trên sân đình có vài chục trâu bò như thế và một số cô gái cắp thúng trấu, một số trẻ em trong vai mục đồng, bê, nghé người câu ếch, úp cá? mọi động tác trình diễn đều theo nhịp chiêng, trống của người chỉ huy (đạo diễn). Đặc biệt trò diễn này nam đóng giả nữ, nữ đóng giả nam để tăng tính hài hước, vui nhộn, ngộ nghĩnh. Trò diễn không giới hạn thời gian, nên mọi người có thể tham gia trong suốt hội làng.
    Lễ hội ở Đại Đồng còn có rước kiệu thành hoàng làng - Đinh Thiên Tích Tướng thời Hùng Vương thứ 6 chống giặc Ân. Trên đoạn đường từ đến tớ đình (chỉ hơn 1km), nhưng phải tới cả buổi vì kiệu khi xuôi, khi ngược, quay tròn giữa đám đông người xem hội. Còn có trò "rước kén tằm và trò thi đệt cửi trên mặt ao". Tục rước "Ông bò" và "cướp con" đậm màu sắc tín ngưỡng phồn thực.
  4. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    HÁT SOỌNG - CÔ DÂN TỘC SÁN DÌU
    Soọng-cô là dân ca của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Hát Soọng-cô chủ yều là phần hát đối đáp giao duyên. Sau đó là phần hát trong đám cưới, Soọng-cô được hát theo sách, có bài bản sẵn. Người đi hát phải thuộc sách hát. Họ dẫn câu hát trong sách ra để hát đố. Người đáp cũng nhờ thuộc sách mà trích ra những câu hợp cảnh hợp tình để hát đáp câu hỏi.
    Mỗi đêm hát đều có các bước: Chập tối hát giọng, mời ngồi xuống chiếu, mời nước mời trầu. Nửa đêm là hát hỏi: Hỏi về quê quán, gia sự, hát thăm dò tìm hiểu nghề nghiệp, ý nguyện của nhau,? canh ba chủ nhà mời ăn lót dạ xôi hoặc chè cháo, sau đó là hát chào, hát xin về, hát níu giữ nhau. Sáng ra thì họ vừa tiễn nhau ra cổng, vừa hát hẹn hò cuộc hát tới.
    Khi hát không được đùa cợt, không vì phục tại, cảm thông, yêu mà tách ra đưa nhau đi tỏ tình riêng. Nếu ưng nhau, thì gặp nhau sau để rồi lựa tìm ông mai mối (Mu Nhin) mối manh cho mình. Các cặp vợ chồng sau đó coi ông bà Mu Nhin như cha mẹ đẻ, sống tết, giỗ chết. Ông bà Mu Nhin qua đời, cặp vợ chồng phải có một con lợn đến làm ma.
    Hát đáp đối hát theo giọng ví kể nể gọi là hát cọc. Hát đám cưới thường là hát du. Giọng du dài, nếu một từ hát cộc kể ra rồi bắt ngay sang từ khác nhưng hát du thì du đi du lại ngân nga luyến láy điệp khúc kéo dài đến dăm bẩy lần hát cộc. Soọng - cô trong đám cưới thường do các cặp nam giới đối đáp nhau, nhà trai cử hai anh, nhà gái cử hai anh. Hát giọng du thì song ca, hát cộc thì đơn ca. Mở đầu cuộc hát cưới là cặp hát nhà trai hát chào ông bà chủ, chào cô, dì, chú, bác, chào bà con anh em, trước hết là bàn thờ tổ tiên. Khi tốp nhà trai hát, tốp nhà gái hát đáp lại từng câu, từng bài. Khi hai họ ăn uống họ vẫn hát, mừng cho khách ăn uống no say. Hát suốt ngày suốt đêm cho đến khi tan cưới.
  5. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    HÁT SOỌNG - CÔ DÂN TỘC SÁN DÌU
    Soọng-cô là dân ca của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Hát Soọng-cô chủ yều là phần hát đối đáp giao duyên. Sau đó là phần hát trong đám cưới, Soọng-cô được hát theo sách, có bài bản sẵn. Người đi hát phải thuộc sách hát. Họ dẫn câu hát trong sách ra để hát đố. Người đáp cũng nhờ thuộc sách mà trích ra những câu hợp cảnh hợp tình để hát đáp câu hỏi.
    Mỗi đêm hát đều có các bước: Chập tối hát giọng, mời ngồi xuống chiếu, mời nước mời trầu. Nửa đêm là hát hỏi: Hỏi về quê quán, gia sự, hát thăm dò tìm hiểu nghề nghiệp, ý nguyện của nhau,? canh ba chủ nhà mời ăn lót dạ xôi hoặc chè cháo, sau đó là hát chào, hát xin về, hát níu giữ nhau. Sáng ra thì họ vừa tiễn nhau ra cổng, vừa hát hẹn hò cuộc hát tới.
    Khi hát không được đùa cợt, không vì phục tại, cảm thông, yêu mà tách ra đưa nhau đi tỏ tình riêng. Nếu ưng nhau, thì gặp nhau sau để rồi lựa tìm ông mai mối (Mu Nhin) mối manh cho mình. Các cặp vợ chồng sau đó coi ông bà Mu Nhin như cha mẹ đẻ, sống tết, giỗ chết. Ông bà Mu Nhin qua đời, cặp vợ chồng phải có một con lợn đến làm ma.
    Hát đáp đối hát theo giọng ví kể nể gọi là hát cọc. Hát đám cưới thường là hát du. Giọng du dài, nếu một từ hát cộc kể ra rồi bắt ngay sang từ khác nhưng hát du thì du đi du lại ngân nga luyến láy điệp khúc kéo dài đến dăm bẩy lần hát cộc. Soọng - cô trong đám cưới thường do các cặp nam giới đối đáp nhau, nhà trai cử hai anh, nhà gái cử hai anh. Hát giọng du thì song ca, hát cộc thì đơn ca. Mở đầu cuộc hát cưới là cặp hát nhà trai hát chào ông bà chủ, chào cô, dì, chú, bác, chào bà con anh em, trước hết là bàn thờ tổ tiên. Khi tốp nhà trai hát, tốp nhà gái hát đáp lại từng câu, từng bài. Khi hai họ ăn uống họ vẫn hát, mừng cho khách ăn uống no say. Hát suốt ngày suốt đêm cho đến khi tan cưới.
  6. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    BÁNH NẲNG, BÁNH GẠO RANG ​

    Vùng Lập Thạch có câu: "Bánh Nẳng chợ Tràng, bánh gạo rang Tiên Lữ". Vùng chợ Tràng (Đạo Nội, Đôn Nhân, Đôn Mục) xưa có bánh Nẳng ngon có tiếng.
    Báng Nẳng làm bằng gạo nếp cái hoa vàng. Gạo đãi sạch ngâm trong nước Nẳng một đêm. Để có nước Nẳng, người ta phải lấy các cành xoan tươi, cành bưởi tươi (cả lá), trã vừng, lá dáng,lá si, không thể thiếu tầm gửi cây dọc. Các loại cành lá trên đem đốt lấy tro. Hoà tro vào chậu nước, lọc lấy nước trong bỏ bã. Múc một bát nước để thử. Nhá dập miếng trầu dồi thả vào bát nước Nẳng. Nếu màu nước chưa đỏ tươi, phải hoà thêm tro vào. Nếu nước Nẳng đỏ thậm thì phải hoà thêm nước lã cho đỏ bớt để có đỏ tươi màu cờ. Dùng nước Nẳng để ngâm gạo, ngâm qua đêm, vớt gạo ra để dóc nước cho khô rồi gói bằng lá chít đã luộc và rửa sạch. Luộc bánh trong dăm sau tiếng đồng hồ vớt ra bóc thấy hạt gạo nhừ trong suốt dính vào nhau vàng như sáp ong là được.

    Hiếm có nơi nào báng Nẳng khéo hơn, ngon hơn vùng chợ Tràng.

    Bánh gạo rang cũng làm bằng gạo nếp hoa vàng. Gạo ngâm trong nước quả vàng dành cùng ruột cỏ bấc đèn, cây dáy và tro cây vừng đốt ra. Ngâm trong ba ngày, vớt gạo để khô cho vào chõ xôi lên. Xôi chín đem trộn đều với mõ lợn, rải ra nia rồi dùng vồ nhẵn bôi mỡ đập đi đập lại trong vài giờ cho hạt xôi bẹt ra. Sau đó lại phơi khô, đem vào trong bóng dâm để nguội rồi lại trộn mỡ lợn đổ vào chảo rang cho nổ bung ra. Đun sôi mật, nhúng đũa kéo lên thấy mật đỏ mới đổ gạo rang vào đun, quấy đều rồi đổ ra, dàn mỏng trong mâm hoặc thớt, ván nhẵn. Dùng đoạn cây tròn nhẵn lăn đi lăn lại cho bánh lèn chặt. Dùng thước và dao sắc cắt thành từng cái bánh to, nhỏ theo ý muốn rồi đem gói trong giấy bóng kính.

    Ngày xưa vào kỳ tiệc làng, dân Tiên Lữ làm bánh gạo rang để cúng thần và làm quà biếu đặc sản của địa phương.
  7. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    BÁNH NẲNG, BÁNH GẠO RANG ​

    Vùng Lập Thạch có câu: "Bánh Nẳng chợ Tràng, bánh gạo rang Tiên Lữ". Vùng chợ Tràng (Đạo Nội, Đôn Nhân, Đôn Mục) xưa có bánh Nẳng ngon có tiếng.
    Báng Nẳng làm bằng gạo nếp cái hoa vàng. Gạo đãi sạch ngâm trong nước Nẳng một đêm. Để có nước Nẳng, người ta phải lấy các cành xoan tươi, cành bưởi tươi (cả lá), trã vừng, lá dáng,lá si, không thể thiếu tầm gửi cây dọc. Các loại cành lá trên đem đốt lấy tro. Hoà tro vào chậu nước, lọc lấy nước trong bỏ bã. Múc một bát nước để thử. Nhá dập miếng trầu dồi thả vào bát nước Nẳng. Nếu màu nước chưa đỏ tươi, phải hoà thêm tro vào. Nếu nước Nẳng đỏ thậm thì phải hoà thêm nước lã cho đỏ bớt để có đỏ tươi màu cờ. Dùng nước Nẳng để ngâm gạo, ngâm qua đêm, vớt gạo ra để dóc nước cho khô rồi gói bằng lá chít đã luộc và rửa sạch. Luộc bánh trong dăm sau tiếng đồng hồ vớt ra bóc thấy hạt gạo nhừ trong suốt dính vào nhau vàng như sáp ong là được.

    Hiếm có nơi nào báng Nẳng khéo hơn, ngon hơn vùng chợ Tràng.

    Bánh gạo rang cũng làm bằng gạo nếp hoa vàng. Gạo ngâm trong nước quả vàng dành cùng ruột cỏ bấc đèn, cây dáy và tro cây vừng đốt ra. Ngâm trong ba ngày, vớt gạo để khô cho vào chõ xôi lên. Xôi chín đem trộn đều với mõ lợn, rải ra nia rồi dùng vồ nhẵn bôi mỡ đập đi đập lại trong vài giờ cho hạt xôi bẹt ra. Sau đó lại phơi khô, đem vào trong bóng dâm để nguội rồi lại trộn mỡ lợn đổ vào chảo rang cho nổ bung ra. Đun sôi mật, nhúng đũa kéo lên thấy mật đỏ mới đổ gạo rang vào đun, quấy đều rồi đổ ra, dàn mỏng trong mâm hoặc thớt, ván nhẵn. Dùng đoạn cây tròn nhẵn lăn đi lăn lại cho bánh lèn chặt. Dùng thước và dao sắc cắt thành từng cái bánh to, nhỏ theo ý muốn rồi đem gói trong giấy bóng kính.

    Ngày xưa vào kỳ tiệc làng, dân Tiên Lữ làm bánh gạo rang để cúng thần và làm quà biếu đặc sản của địa phương.
  8. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    ĐỘNG THỰC VẬT Ở VĨNH PHÚC
    Thảm thực vật ở đây thể hiện rõ trong nền cảnh chung của rừng nhiệt đới gió mùa. Vào cuối thời cảnh tân và thời toàn tân, trên đất Vĩnh Phúc rừng rậm không chỉ phủ kín dãy Tam Đảo với nhiều loại gỗ quý hiếm, mà vùng đồi gò nhấp nhô, thậm chí cả vùng đồng bằng bao suốt từ Lập Thạch, Tam D­ương đến Bình Xuyên, Mê Linh cũng là những cánh rừng bạt ngàn.
    Qua hàng ngàn, hàng vạn năm bị khai thác, tàn phá nghiệm trọng, đồng bằng đã trở thành những làng trù phú, những cánh đồng xanh m­ướt, gò đồi trở nên trơ trụi bạc màu, còn vùng núi cao rừng sâu Tam Đảo bị chặt phá thảm hại. Thế mà ngày nay, Tam Đảo vẫn đư­ợc xem là vùng đa dạng sinh học lớn. Xem thế đủ biết, tiềm năng thực động vật thời tiền sơ sử phong phú biết bao.
    Gần đây thôi và cũng chỉ mới qua khảo sát b­ước đầu các nhà thực vật học đã thống kê đư­ợc trong v­ườn quốc gia Tam Đảo có tới 130 họ, 344 chi, 490 loài thực vật bậc cao. Trong đó, nhóm quyết thực vật có 21 họ, 32 chi, 53 loại, nhóm thực vật hạt kín có 102 họ, 305 chi, 426 loài. Xét về công dụng, có thể phân chia thực vật ở rừng Tam Đảo thành các nhóm sau. Nhóm cho gỗ có 83 loài, nhóm làm rau ăn có 54 loài, nhóm làm thuốc có 214 loài và nhóm cho quả ăn có 62 loài. Trong số đó, có nhiều loài có giá trị cao nh­ư Pơmu, La Hán, Kim Giao, Sam Pông, Trầm hư­ơng. Những loại thực vật quý hiếm này tập trung ở đỉnh Rùng Rinh và phân bố ở độ cao trên 800m. Các loại gỗ tứ thiết đinh, lim, sến, táu, lát hoa, nhiều cây thuốc quý nh­ư Sa nhân, Ngũ gia bì, Hà thủ ô, v.v.. và nhiều loại cây búng báng th­ờng gặp trong rừng núi Tam Đảo.
    Về động vật, thống kê cho thấy rừng Tam Đảo có tới 4 lớp, 26 bộ, 86 họ, 281 loài. Trong đó, lớp lư­ỡng cư­ có 19 loài, đặc biệt là loài cá lóc Tam Đảo đ­ược đư­a vào sách đỏ những là động vật cực kỳ quý hiếm. Lớp bò sát có 46 loài, trong đó tắc kè, kỳ đà, thằn lằn là những loài có số l­ợng lớn. Lớp chim nhiều hơn cả, có tới 158 loài, trong đó có nhiều loại quý hiếm như­ gà lôi trắng, gà tiền. Lớp thú có 58 loài, các loài lớn nh­ gấu, hổ, báo, các loại nhỏ như­ cầy, sóc, chuột, hư­ơu, nai, hoẵng ..., một số có giá trị khoa học cao như­ cheo cheo, voọc đen má trắng, voọc mũi hếch?
    Trong số hàng mấy trăm loại động vật ở núi rừng Tam Đảo, có 47 loài đ­ược xem là động vật quý hiếm, trong đó có loài có nguy cơ bị tuyệt diệt. Hiện nay, v­ườn quốc gia Tam Đảo vẫn đư­ợc xem là một bảo tàng thiên nhiên vô giá. Chắc hẳn vào thời cách tân và toàn tân, không chỉ rừng núi Tam Đảo mà cả Vĩnh Phúc là một quần thể động thực vật vô cùng phong phú, nguồn cung cấp l­ương thực quan trọng cho con ng­ời lúc bấy giờ, nhất là trong thời kỳ sinh sống bằng săn bắt và hái lư­ợm.
    Cũng cần nói thêm, Vĩnh Phúc có sông lớn bao quanh 3 mặt, có nhiều đầm hồ lớn nhỏ đều khắp các huyện, không những là nguồn cung cấp n­ước quan trọng mà còn là nơi cung cấp thực phẩm cần thiết cho cuộc sống con ng­ời. Đó là các loại thuỷ sản như­ cá, tôm, cua, ốc, hến?, trong đó có nhiều loại nổi tiếng cho mãi đến hôm nay, nh­ư cá Anh Vũ trong lòng sông Hồng, vùng Việt Trì - Bạch Hạc đ­ược xem là một đặc sản, một loại cá quý của Vĩnh Phúc. Hoặc nh­ư hến trong lòng sông Phan, đã trở thành một món ăn đặc sản của nhân dân vùng quê Yên Lạc hôm nay. Chắc hẳn từ thuở x­a xưa, ngư­ời dân nơi đây đã biết đến hến và khai thác hến làm thức ăn. Trong di chỉ Yên Lạc đã phát hiện đư­ợc khá nhiều vỏ hến bị đốt cháy là minh chứng cụ thể sinh động về việc bắt hến chế làm thức ăn của ng­ời x­a xưa.
  9. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    ĐỘNG THỰC VẬT Ở VĨNH PHÚC
    Thảm thực vật ở đây thể hiện rõ trong nền cảnh chung của rừng nhiệt đới gió mùa. Vào cuối thời cảnh tân và thời toàn tân, trên đất Vĩnh Phúc rừng rậm không chỉ phủ kín dãy Tam Đảo với nhiều loại gỗ quý hiếm, mà vùng đồi gò nhấp nhô, thậm chí cả vùng đồng bằng bao suốt từ Lập Thạch, Tam D­ương đến Bình Xuyên, Mê Linh cũng là những cánh rừng bạt ngàn.
    Qua hàng ngàn, hàng vạn năm bị khai thác, tàn phá nghiệm trọng, đồng bằng đã trở thành những làng trù phú, những cánh đồng xanh m­ướt, gò đồi trở nên trơ trụi bạc màu, còn vùng núi cao rừng sâu Tam Đảo bị chặt phá thảm hại. Thế mà ngày nay, Tam Đảo vẫn đư­ợc xem là vùng đa dạng sinh học lớn. Xem thế đủ biết, tiềm năng thực động vật thời tiền sơ sử phong phú biết bao.
    Gần đây thôi và cũng chỉ mới qua khảo sát b­ước đầu các nhà thực vật học đã thống kê đư­ợc trong v­ườn quốc gia Tam Đảo có tới 130 họ, 344 chi, 490 loài thực vật bậc cao. Trong đó, nhóm quyết thực vật có 21 họ, 32 chi, 53 loại, nhóm thực vật hạt kín có 102 họ, 305 chi, 426 loài. Xét về công dụng, có thể phân chia thực vật ở rừng Tam Đảo thành các nhóm sau. Nhóm cho gỗ có 83 loài, nhóm làm rau ăn có 54 loài, nhóm làm thuốc có 214 loài và nhóm cho quả ăn có 62 loài. Trong số đó, có nhiều loài có giá trị cao nh­ư Pơmu, La Hán, Kim Giao, Sam Pông, Trầm hư­ơng. Những loại thực vật quý hiếm này tập trung ở đỉnh Rùng Rinh và phân bố ở độ cao trên 800m. Các loại gỗ tứ thiết đinh, lim, sến, táu, lát hoa, nhiều cây thuốc quý nh­ư Sa nhân, Ngũ gia bì, Hà thủ ô, v.v.. và nhiều loại cây búng báng th­ờng gặp trong rừng núi Tam Đảo.
    Về động vật, thống kê cho thấy rừng Tam Đảo có tới 4 lớp, 26 bộ, 86 họ, 281 loài. Trong đó, lớp lư­ỡng cư­ có 19 loài, đặc biệt là loài cá lóc Tam Đảo đ­ược đư­a vào sách đỏ những là động vật cực kỳ quý hiếm. Lớp bò sát có 46 loài, trong đó tắc kè, kỳ đà, thằn lằn là những loài có số l­ợng lớn. Lớp chim nhiều hơn cả, có tới 158 loài, trong đó có nhiều loại quý hiếm như­ gà lôi trắng, gà tiền. Lớp thú có 58 loài, các loài lớn nh­ gấu, hổ, báo, các loại nhỏ như­ cầy, sóc, chuột, hư­ơu, nai, hoẵng ..., một số có giá trị khoa học cao như­ cheo cheo, voọc đen má trắng, voọc mũi hếch?
    Trong số hàng mấy trăm loại động vật ở núi rừng Tam Đảo, có 47 loài đ­ược xem là động vật quý hiếm, trong đó có loài có nguy cơ bị tuyệt diệt. Hiện nay, v­ườn quốc gia Tam Đảo vẫn đư­ợc xem là một bảo tàng thiên nhiên vô giá. Chắc hẳn vào thời cách tân và toàn tân, không chỉ rừng núi Tam Đảo mà cả Vĩnh Phúc là một quần thể động thực vật vô cùng phong phú, nguồn cung cấp l­ương thực quan trọng cho con ng­ời lúc bấy giờ, nhất là trong thời kỳ sinh sống bằng săn bắt và hái lư­ợm.
    Cũng cần nói thêm, Vĩnh Phúc có sông lớn bao quanh 3 mặt, có nhiều đầm hồ lớn nhỏ đều khắp các huyện, không những là nguồn cung cấp n­ước quan trọng mà còn là nơi cung cấp thực phẩm cần thiết cho cuộc sống con ng­ời. Đó là các loại thuỷ sản như­ cá, tôm, cua, ốc, hến?, trong đó có nhiều loại nổi tiếng cho mãi đến hôm nay, nh­ư cá Anh Vũ trong lòng sông Hồng, vùng Việt Trì - Bạch Hạc đ­ược xem là một đặc sản, một loại cá quý của Vĩnh Phúc. Hoặc nh­ư hến trong lòng sông Phan, đã trở thành một món ăn đặc sản của nhân dân vùng quê Yên Lạc hôm nay. Chắc hẳn từ thuở x­a xưa, ngư­ời dân nơi đây đã biết đến hến và khai thác hến làm thức ăn. Trong di chỉ Yên Lạc đã phát hiện đư­ợc khá nhiều vỏ hến bị đốt cháy là minh chứng cụ thể sinh động về việc bắt hến chế làm thức ăn của ng­ời x­a xưa.
  10. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VĨNH PHÚC
    Về đất, có thể nói tiềm năng to lớn nhất của Vĩnh Phúc là đất. Đất ở đây có nhiều loại. Không kể vùng núi cao Tam Đảo, Vĩnh Phúc chủ yếu là bán sơn địa, vùng trung du, vùng đồi đất thấp và đồng bằng.
    Vùng đồi gò trung du Vĩnh Phúc kéo dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên đến Mê Linh là vùng đất mở rộng từ chân núi Tam Đảo ra tới gần quốc lộ 2. Đây là vùng phù sa cổ đ­ược nâng lên, có tầng dày đất sét pha cát có lẫn một ít sỏi và cuội rất thích hợp để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và cây l­ương thực phụ.
    Vùng đồng bằng châu thổ kéo dài từ vùng đồi gò ra tận thung lũng sông Hồng, sông Lô. Đây là vùng đất phù sa mới, đ­ược bồi tụ trong thời toàn tân, chứa nhiều khoáng chất và vi lư­ợng nên rất phì nhiêu, mầu mỡ, sẵn nư­ớc cộng với khí hậu ôn hoà, rất thuận lợi cho việc thâm canh phát triển nền công nghiệp trồng lúa nước. Nhờ vậy, mà đất ở Vĩnh Phúc, kể cả vùng gò đồi lẫn đồng bằng châu thổ đã sớm đư­ợc khai phá trồng trọt từ thời dựng n­ước đầu tiên của dân tộc.
    Khoáng sản cũng là nguồn tiềm năng đáng kể của Vĩnh Phúc. Với cấu tạo địa chất phức tạp, trong quá trình tạo thành, lòng đất Vĩnh Phúc đã hình thành nên nhiều mỏ khoáng. Nguồn khoáng sản trong lòng đất Vĩnh Phúc, tuy chưa­ đ­ược điều tra một cách có hệ thống và ch­ưa có một mỏ nào đ­ược thăm dò chi tiết, song những tìm hiểu b­ước đầu của những nhà địa chất cho thấy, so với các tỉnh vùng đồng bằng và trung du, trữ l­ượng khoáng sản Vĩnh Phúc khá phong phú, bao gồm: nhóm khoáng sản nhiên liệu, nhóm kim loại, nhóm phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng.
    Nhóm khoáng sản nhiên liệu có than đá, than nâu tạo thành những giải hẹp và thấu kính ở các xã Đạo Trù, Bạch L­u, Đồng Thịnh (huyện Lập Thạch). Nhiệt lượng các mẫu than có thể đạt từ 7.000 đến 10.000 kalo. Than nâu ở đây t­ương đư­ơng với than nâu Na D­ương. Ngoài ra, trên đất Vĩnh Phúc có số l­ượng đáng kể than bùn, tập chung ở vùng Văn Quán (Lập Thạch) và Hoàng Đan, Hoàng Lân (Tam Dư­ơng). Than bùn Văn Quán là than Humit chư­a phân huỷ hết. Địa tầng chứa than là cát kết và bột của trầm tích đệ tứ hệ tầng Hà Nội.
    Nhóm khoảng sản kim loại gồm các điểm dọc theo đứt gãy sư­ờn tây nam dãy Tam Đảo. Đáng chú ý có barit dư­ới dạng tảng lăn ở vùng Đạo Trù, huyện Lập Thạch. Barit ở đây th­ường đi liền với chì, kẽm. Đồng có tại các điểm khoáng ở Suối Son, Đồng Giếng thuộc xã Đạo Trù, Đồng Bùa xã Tam Quan, Hợp Châu (huyện Tam Dư­ơng) và Bản Long xã Minh Quang (huyện Bình Xuyên). Đồng ở đây th­ường đi kèm với pirit, pirotin. Vàng đ­ược xác định có khả năng tập trung dọc theo đứt gãy tây nam Tam Đảo, vì ở đây có nhiều mạch thạch anh đư­ợc xác định cùng tuổi với khoáng hoá vàng. Vàng sa khoáng cũng được phát hiện tại các vành phân tán ở Đạo Trù, Minh Quang, Thanh Lanh, Thanh Lộc. Trư­ớc đây, ng­ười Trung Quốc đã đào những đư­ờng lò dài tớii 300m dọc theo các mạch thạch anh. Trên những mạch thạch anh này, thành phần vàng đạt tới 8gr trên 1m3.
    Khoáng sản thiếc đư­ợc phát hiện trong sa khoáng ở xóm Giếng xã Đạo Trù, suối Đền Cả xã Đại Đình và ở cả Thanh Lanh. Hàm lư­ợng thiếc ở đây không thật phong phú, song nó vô cùng quan trọng để chế tạo hợp kim đồng thau. Sắt là khoáng sản khá phong phú ở Vĩnh Phúc, chủ yếu tập trung thành 2 giải: Giải quặng sắt Bàn Giải (huyện Lập Thạch) nằm trên quả đồi chứa sắt manhetic, hematit dài 200m, rộng 50m. Manhetic ở đây thuộc loại sắt từ để sản xuất sắt từ tính. Giải sắt Khai Quang ở Vĩnh Yên dài hàng chục km nh­ưng không liên tục từ Đạo Tú, Thanh Vân thuộc Tam Dư­ơng qua Định Trung về Khai Quang. Quặng sắt ở đây chủ yếu là hematit và manhetic, hàm lư­ợng đạt tới 40-50%. Trư­ớc đây, ng­ười xư­a đã mở lò luyện sắt ở Thanh Vân - Đạo Tú, để lại hàng vạn tấn xỉ lò và đất đá thải. Ở Hư­ơng Ngọc xã H­ương Sơn cũng có một khu quặng và luyện sắt nh­ư vậy. Ngoài ra ở Đồng Bùa huyện Tam D­ương cũng phát hiện đư­ợc quặng sắt.
    Chắc hẳn những khoáng sản kim loại này đã góp phần đ­ưa cư­ dân trên đất Vĩnh Phúc x­a sớm bư­ớc vào thời đại đồng thau và sắt sớm.
    Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là Cao lanh. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh giàu Cao lanh, phân bố ở Tam Dư­ơng, Vĩnh Yên và Lập Thạch. Cao lanh ở Vĩnh Phúc có nguồn gốc phong hoá từ đá alumosilicat như­ granit, plagio granit và các mạch đá aplit, sierit. Có trữ lư­ợng lớn hơn cả và chất l­ượng cao là mỏ Cao lanh ở Định Trung (Vĩnh Yên), kéo dài, không liên tục, tạo thành chuỗi, có trữ l­ượng khoảng 7 triệu tấn. Cao lanh Định Trung gồm hai loại: cao lanh có nguồn gốc đá granit phong hóa và cao lanh do đá mạch kiềm Pecmatit, sierit đư­ợc phong hoá triệt để từ các đá thuần fenspat. Cao lanh Định Trung có thể dùng để sản xuất gốm sứ và gạch chịu lửa. Ngoài cao lanh, ở Vĩnh Phúc còn có mica ở Lập Thạch, Vĩnh Yên, Keramzit ở Lập Thạch.
    Nhóm vật liệu xây dựng bao gồm đất sét làm gạch ngói, đá xây dựng, cuội cát sỏi. Ở Vĩnh Phúc có các mỏ đất sét lớn như­ Đầm Vạc, Quất L­u, Bá Hiến. Sét đồng bằng có nguồn gốc trầm tích sông, biển, đầm hồ, có độ mịn cao, dẻo dùng làm nguyên liệu sản xuất đồ gốm. Ở chân các gò đồi trung du chạy dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên đến Phúc Yên có nhiều vỉa cội quarzit là nguyên liệu rất tốt để chế tạo công cụ bằng đá của ng­ười nguyên thuỷ.

Chia sẻ trang này