1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử, Văn Hóa, Truyền Thống, Phong Cảnh, Du Lịch và Con Người Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dhphong_qn80, 22/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VĨNH PHÚC
    Về đất, có thể nói tiềm năng to lớn nhất của Vĩnh Phúc là đất. Đất ở đây có nhiều loại. Không kể vùng núi cao Tam Đảo, Vĩnh Phúc chủ yếu là bán sơn địa, vùng trung du, vùng đồi đất thấp và đồng bằng.
    Vùng đồi gò trung du Vĩnh Phúc kéo dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên đến Mê Linh là vùng đất mở rộng từ chân núi Tam Đảo ra tới gần quốc lộ 2. Đây là vùng phù sa cổ đ­ược nâng lên, có tầng dày đất sét pha cát có lẫn một ít sỏi và cuội rất thích hợp để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và cây l­ương thực phụ.
    Vùng đồng bằng châu thổ kéo dài từ vùng đồi gò ra tận thung lũng sông Hồng, sông Lô. Đây là vùng đất phù sa mới, đ­ược bồi tụ trong thời toàn tân, chứa nhiều khoáng chất và vi lư­ợng nên rất phì nhiêu, mầu mỡ, sẵn nư­ớc cộng với khí hậu ôn hoà, rất thuận lợi cho việc thâm canh phát triển nền công nghiệp trồng lúa nước. Nhờ vậy, mà đất ở Vĩnh Phúc, kể cả vùng gò đồi lẫn đồng bằng châu thổ đã sớm đư­ợc khai phá trồng trọt từ thời dựng n­ước đầu tiên của dân tộc.
    Khoáng sản cũng là nguồn tiềm năng đáng kể của Vĩnh Phúc. Với cấu tạo địa chất phức tạp, trong quá trình tạo thành, lòng đất Vĩnh Phúc đã hình thành nên nhiều mỏ khoáng. Nguồn khoáng sản trong lòng đất Vĩnh Phúc, tuy chưa­ đ­ược điều tra một cách có hệ thống và ch­ưa có một mỏ nào đ­ược thăm dò chi tiết, song những tìm hiểu b­ước đầu của những nhà địa chất cho thấy, so với các tỉnh vùng đồng bằng và trung du, trữ l­ượng khoáng sản Vĩnh Phúc khá phong phú, bao gồm: nhóm khoáng sản nhiên liệu, nhóm kim loại, nhóm phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng.
    Nhóm khoáng sản nhiên liệu có than đá, than nâu tạo thành những giải hẹp và thấu kính ở các xã Đạo Trù, Bạch L­u, Đồng Thịnh (huyện Lập Thạch). Nhiệt lượng các mẫu than có thể đạt từ 7.000 đến 10.000 kalo. Than nâu ở đây t­ương đư­ơng với than nâu Na D­ương. Ngoài ra, trên đất Vĩnh Phúc có số l­ượng đáng kể than bùn, tập chung ở vùng Văn Quán (Lập Thạch) và Hoàng Đan, Hoàng Lân (Tam Dư­ơng). Than bùn Văn Quán là than Humit chư­a phân huỷ hết. Địa tầng chứa than là cát kết và bột của trầm tích đệ tứ hệ tầng Hà Nội.
    Nhóm khoảng sản kim loại gồm các điểm dọc theo đứt gãy sư­ờn tây nam dãy Tam Đảo. Đáng chú ý có barit dư­ới dạng tảng lăn ở vùng Đạo Trù, huyện Lập Thạch. Barit ở đây th­ường đi liền với chì, kẽm. Đồng có tại các điểm khoáng ở Suối Son, Đồng Giếng thuộc xã Đạo Trù, Đồng Bùa xã Tam Quan, Hợp Châu (huyện Tam Dư­ơng) và Bản Long xã Minh Quang (huyện Bình Xuyên). Đồng ở đây th­ường đi kèm với pirit, pirotin. Vàng đ­ược xác định có khả năng tập trung dọc theo đứt gãy tây nam Tam Đảo, vì ở đây có nhiều mạch thạch anh đư­ợc xác định cùng tuổi với khoáng hoá vàng. Vàng sa khoáng cũng được phát hiện tại các vành phân tán ở Đạo Trù, Minh Quang, Thanh Lanh, Thanh Lộc. Trư­ớc đây, ng­ười Trung Quốc đã đào những đư­ờng lò dài tớii 300m dọc theo các mạch thạch anh. Trên những mạch thạch anh này, thành phần vàng đạt tới 8gr trên 1m3.
    Khoáng sản thiếc đư­ợc phát hiện trong sa khoáng ở xóm Giếng xã Đạo Trù, suối Đền Cả xã Đại Đình và ở cả Thanh Lanh. Hàm lư­ợng thiếc ở đây không thật phong phú, song nó vô cùng quan trọng để chế tạo hợp kim đồng thau. Sắt là khoáng sản khá phong phú ở Vĩnh Phúc, chủ yếu tập trung thành 2 giải: Giải quặng sắt Bàn Giải (huyện Lập Thạch) nằm trên quả đồi chứa sắt manhetic, hematit dài 200m, rộng 50m. Manhetic ở đây thuộc loại sắt từ để sản xuất sắt từ tính. Giải sắt Khai Quang ở Vĩnh Yên dài hàng chục km nh­ưng không liên tục từ Đạo Tú, Thanh Vân thuộc Tam Dư­ơng qua Định Trung về Khai Quang. Quặng sắt ở đây chủ yếu là hematit và manhetic, hàm lư­ợng đạt tới 40-50%. Trư­ớc đây, ng­ười xư­a đã mở lò luyện sắt ở Thanh Vân - Đạo Tú, để lại hàng vạn tấn xỉ lò và đất đá thải. Ở Hư­ơng Ngọc xã H­ương Sơn cũng có một khu quặng và luyện sắt nh­ư vậy. Ngoài ra ở Đồng Bùa huyện Tam D­ương cũng phát hiện đư­ợc quặng sắt.
    Chắc hẳn những khoáng sản kim loại này đã góp phần đ­ưa cư­ dân trên đất Vĩnh Phúc x­a sớm bư­ớc vào thời đại đồng thau và sắt sớm.
    Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là Cao lanh. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh giàu Cao lanh, phân bố ở Tam Dư­ơng, Vĩnh Yên và Lập Thạch. Cao lanh ở Vĩnh Phúc có nguồn gốc phong hoá từ đá alumosilicat như­ granit, plagio granit và các mạch đá aplit, sierit. Có trữ lư­ợng lớn hơn cả và chất l­ượng cao là mỏ Cao lanh ở Định Trung (Vĩnh Yên), kéo dài, không liên tục, tạo thành chuỗi, có trữ l­ượng khoảng 7 triệu tấn. Cao lanh Định Trung gồm hai loại: cao lanh có nguồn gốc đá granit phong hóa và cao lanh do đá mạch kiềm Pecmatit, sierit đư­ợc phong hoá triệt để từ các đá thuần fenspat. Cao lanh Định Trung có thể dùng để sản xuất gốm sứ và gạch chịu lửa. Ngoài cao lanh, ở Vĩnh Phúc còn có mica ở Lập Thạch, Vĩnh Yên, Keramzit ở Lập Thạch.
    Nhóm vật liệu xây dựng bao gồm đất sét làm gạch ngói, đá xây dựng, cuội cát sỏi. Ở Vĩnh Phúc có các mỏ đất sét lớn như­ Đầm Vạc, Quất L­u, Bá Hiến. Sét đồng bằng có nguồn gốc trầm tích sông, biển, đầm hồ, có độ mịn cao, dẻo dùng làm nguyên liệu sản xuất đồ gốm. Ở chân các gò đồi trung du chạy dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên đến Phúc Yên có nhiều vỉa cội quarzit là nguyên liệu rất tốt để chế tạo công cụ bằng đá của ng­ười nguyên thuỷ.
  2. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    ĐÁ Ở NÚI TAM ĐẢO
    Nói đến Tam Đảo người ta không chỉ nghĩ đến rừng núi với một hệ thống sinh thái, các giống cây và động vật hoang dã, đến khu nghỉ mát với một thung lũng trên cao gần một ngàn mét có những nhà hàng, khách sạn đầy đủ tiện nghi; đến đền Tây Thiên thờ trụ Quốc Mẫu với một quần thể các di tích đền, miếu, chùa chiều cổ kính mà còn phải nghĩa đến cả một tổng thể kiến trúc tự nhiên của đá núi. Đá núi Tam Đảo đã tạo nên một dáng vẻ bề ngoài hùng vĩ. Từ thị xã Vĩnh Yên, những ngày trời quang, mây tạnh nhìn lên Tam Đảo ta thấy không chỉ có ?oBa ngọn đột khởi cao vót đến mây xanh? mà Lê Quý Đôn đã mô tả trong sách ?oKiến văn tiểu lục? ở thế kỷ thứ 18, mà có tới bảy ngọn nhấp nhô chắn đường chân trời ở phía Đông Bắc. Từ thấp đến cao, từ gần đến xa in đậm một màu xanh. Đầu tiên là dãy núi Bầu thấp nhất, cao dần lên là núi Đinh, núi Con Trân, con Cóc, núi Mỏ Quạ và cuối cùng là dãy Tam Đảo với các đỉnh Thạch Bàn, Thiên Thị, Máng Chỉ đều được tạo nên bởi thứ đá trời. Sự nhấp nhô cao thấp của các yếu tố địa hình, người ta chỉ có thể lý giải được bằng cấu trúc của đá.
    Cách ngày nay chứng 230 triệu năm vào giữa kỷ Triat đá núi Tam Đảo được hình thành từ các hoạt động núi lửa do các đợt phun trào axit từ đáy biển trong kỷ Ladini. Các đá phun trào phân dị theo từng đợt, có đợt chảy tràn trên mặt đất, có đợt chảy theo dòng, theo lớp chống gối lên nhau hoặc xô bồ đợt sau phủ chồng lên đợt trước tạo nên hình chóp nón.
    Thành phần vật chất tạo đá khá phức tạp, những khoáng chất chính có thể kể là thạch anh, fenpat, mica. Trong đá cũng có lật vật chất kim loại như đồng, chì, thiếc, volfram và cả vàng nữa, đôi nơi chúng tạo thành hệ mạch quặng kẹp trong lòng đá núi. Kiến trúc của đá có những nét khác biệt nhau phục thuộc vào áp suất, nhiệt độ lúc kết tinh.
    Những đá chính mà ta gặp ở Tam Đảo đều là đá Riolit pocfia, penzit và các tuf của chúng.
    - Đá Riolit pocfia là đá hoa cương ở dạng phun trào, kiến trúc nổi ban với những hình tròn hoặc bầu dục của tinh thể Fenpat nổi lên trên nền khoáng chất ẩm tinh, giống như những phên kẹo lạc, kẹo vừng. Khi mài láng mặt đá ta thấy một kiểu trang trí tự nhiên rất hoàn mỹ, đều và đẹp hơn nhiều so với những viên gạch granito nhân tạo được sản xuất bằng xi măng và đá vôi, độ bền của nó là gấp đến chục lần. Đá riolit pocfia có độ tạo khối lớn, được ứng dụng trong các lĩnh vực làm đá xẻ, đá tạc, ốp lạt vá các loại đá dăm.
    Đá có độ cứng cao, độ bền đồng nhất giữa các khoáng vật, riolit pocfia thường đóng vai trò chính trong việc giữ lại khối hình dạng chóp chiếm lĩnh các đỉnh cao của dãy Tam Đảo. Lộ trình trên các suối ở Tây Thiên, ở Đạo Trù, Minh Quang và dọc đường lên khu nghỉ mát ta đều gặp đá riolit pocfia. Những mảng to như cái nhà, như con voi nằm chắn ngang trên dòng suối, khách du lịch thường ngồi nghỉ thấy nó nhẵn nhụi đáng yêu. Những hoa văn dạng đồng tiền in trên mặt đá làm người ta liên tưởng đến một tấm thảm hoa trải sẵn. Ngả mình lên thảm đá mát lạnh, nước suối chảy róc rách, nhiều du khách đã kiếm được giấc ngủ tiên giữa ban ngày sau những giờ len núi.
    - Đá penzit tạo thành những giải hẹp, kẹp trong lòng các đá riolit pocfia, đây là những thớ lớp có dáng kéo dài và kiến trúc ẩm tinh. Penzit thường là những khối đá đen huyền hoặc phớt xám có khả năng mài nhẵn láng bóng như gương. Một khối nền hạt mịn nếu được sử dụng để làm đá ốp lát, đá trang trí thì penzit đóng vai trò một loại ngọc bích rất sang trọng hiện nay. Đi trên tuyến suối Đại Đình, Tam Quan và ngay cả trên nền đền Cậu, đền Cô ta có thể nhặt được những mảnh đá penzit màu xanh đen, tạo thành những sọc những vân uốn lượn. Ai quý đá, muốn sưu tầm thì lượm đá về tìm cách mài láng bóng mà quan sát sẽ thấy đất nước, mây, trời Tam Đảo trong đó.
    Ta còn có thể tìm được hàng ngàn loại đá ở núi Tam Đảo, mỗi loại, mỗi hình đều có những dáng vẻ riêng rất lạ song đều tập trung ở một khối có chung nguồn gốc ?oTrầm tích phun trào?. Cũng giống như muôn loài khác, đã có chung nguồn gốc thì mối quan hệ của đá cũng có những ràng buộc nhất định. Chúng ở cùng một lớp, một khối hoặc một tầng, cùng một chế độ kiến tạo để phát sinh và phát triển. Nhưng mỗi loại đá lại có tính phân dị khác nhau, dựa vào sự phân dị khác nhau này để các nhà nghiên cứu địa chất ứng dụng vào lĩnh vực tìm kiếm tài nguyên khoáng sản.
    Thiên nhiên đã phú cho Tam Đảo những khối riolit pocfia - penzit khổng lồ tạo nên một dãy kéo dài hàng trăm km, rộng hàng chục km. Đặc biệt là, đá đã dựng cho Tam Đảo hàng trăm thác nước đẹp ở hàng chục con suối. Thác Bạc ở Tam Đảo cao tới 50m, nước trắng phau tung bọt trên sườn đá, dốc đá làm say lòng bao du khách. Người Pháp xây dựng khu nghỉ mát đã sử dụng đá để làm biệt thự, nhà thờ. Người dân vùng Tây Thiên dùng đá để kê bậc lên đền dài hạng chục km. Ngày nay, mỏ đá Minh Quang, mỏ đá Trung Mầu đã cung cấp cho Vĩnh Phúc hàng triệu m3 đá hộc, đá dăm để kè đê, làm đường giao thông xây dựng hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đưa tỉnh nhà tiến đến phồn thịnh.
    Xin gửi tới các quý khách mỗi khi về thăm Tam Đảo dù là nghỉ dưỡng hay nghỉ cuối tuần đi danh thắng Tây Thiên hay đi du lịch sinh thái hãy nhớ rằng đá núi Tam Đảo đã tạo nên kỳ tích này, hãy thả hồn vào đá để có được sự thư thái từ âm hưởng của thiên nhiên mang lại. Cũng xin nhắc với những ai còn có hành động chặt cây, phá rừng, làm lộ đá, khai thác đá bừa bãi, đá lộ dễ bị phong hoá, xói mòn làm hư hại đi một cảnh quan do trời đất đã tạo dựng là có tội lớn với tương lai. Bảo vệ rừng là bảo vệ đá, bảo vệ núi đá hàng trăm triệu năm bền vừng giữa đất này và còn trường tồn mãi mãi. Bảo tồn dãy núi Tam Đảo hãy đừng quên bảo tồn các loại đá
  3. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    ĐÁ Ở NÚI TAM ĐẢO
    Nói đến Tam Đảo người ta không chỉ nghĩ đến rừng núi với một hệ thống sinh thái, các giống cây và động vật hoang dã, đến khu nghỉ mát với một thung lũng trên cao gần một ngàn mét có những nhà hàng, khách sạn đầy đủ tiện nghi; đến đền Tây Thiên thờ trụ Quốc Mẫu với một quần thể các di tích đền, miếu, chùa chiều cổ kính mà còn phải nghĩa đến cả một tổng thể kiến trúc tự nhiên của đá núi. Đá núi Tam Đảo đã tạo nên một dáng vẻ bề ngoài hùng vĩ. Từ thị xã Vĩnh Yên, những ngày trời quang, mây tạnh nhìn lên Tam Đảo ta thấy không chỉ có ?oBa ngọn đột khởi cao vót đến mây xanh? mà Lê Quý Đôn đã mô tả trong sách ?oKiến văn tiểu lục? ở thế kỷ thứ 18, mà có tới bảy ngọn nhấp nhô chắn đường chân trời ở phía Đông Bắc. Từ thấp đến cao, từ gần đến xa in đậm một màu xanh. Đầu tiên là dãy núi Bầu thấp nhất, cao dần lên là núi Đinh, núi Con Trân, con Cóc, núi Mỏ Quạ và cuối cùng là dãy Tam Đảo với các đỉnh Thạch Bàn, Thiên Thị, Máng Chỉ đều được tạo nên bởi thứ đá trời. Sự nhấp nhô cao thấp của các yếu tố địa hình, người ta chỉ có thể lý giải được bằng cấu trúc của đá.
    Cách ngày nay chứng 230 triệu năm vào giữa kỷ Triat đá núi Tam Đảo được hình thành từ các hoạt động núi lửa do các đợt phun trào axit từ đáy biển trong kỷ Ladini. Các đá phun trào phân dị theo từng đợt, có đợt chảy tràn trên mặt đất, có đợt chảy theo dòng, theo lớp chống gối lên nhau hoặc xô bồ đợt sau phủ chồng lên đợt trước tạo nên hình chóp nón.
    Thành phần vật chất tạo đá khá phức tạp, những khoáng chất chính có thể kể là thạch anh, fenpat, mica. Trong đá cũng có lật vật chất kim loại như đồng, chì, thiếc, volfram và cả vàng nữa, đôi nơi chúng tạo thành hệ mạch quặng kẹp trong lòng đá núi. Kiến trúc của đá có những nét khác biệt nhau phục thuộc vào áp suất, nhiệt độ lúc kết tinh.
    Những đá chính mà ta gặp ở Tam Đảo đều là đá Riolit pocfia, penzit và các tuf của chúng.
    - Đá Riolit pocfia là đá hoa cương ở dạng phun trào, kiến trúc nổi ban với những hình tròn hoặc bầu dục của tinh thể Fenpat nổi lên trên nền khoáng chất ẩm tinh, giống như những phên kẹo lạc, kẹo vừng. Khi mài láng mặt đá ta thấy một kiểu trang trí tự nhiên rất hoàn mỹ, đều và đẹp hơn nhiều so với những viên gạch granito nhân tạo được sản xuất bằng xi măng và đá vôi, độ bền của nó là gấp đến chục lần. Đá riolit pocfia có độ tạo khối lớn, được ứng dụng trong các lĩnh vực làm đá xẻ, đá tạc, ốp lạt vá các loại đá dăm.
    Đá có độ cứng cao, độ bền đồng nhất giữa các khoáng vật, riolit pocfia thường đóng vai trò chính trong việc giữ lại khối hình dạng chóp chiếm lĩnh các đỉnh cao của dãy Tam Đảo. Lộ trình trên các suối ở Tây Thiên, ở Đạo Trù, Minh Quang và dọc đường lên khu nghỉ mát ta đều gặp đá riolit pocfia. Những mảng to như cái nhà, như con voi nằm chắn ngang trên dòng suối, khách du lịch thường ngồi nghỉ thấy nó nhẵn nhụi đáng yêu. Những hoa văn dạng đồng tiền in trên mặt đá làm người ta liên tưởng đến một tấm thảm hoa trải sẵn. Ngả mình lên thảm đá mát lạnh, nước suối chảy róc rách, nhiều du khách đã kiếm được giấc ngủ tiên giữa ban ngày sau những giờ len núi.
    - Đá penzit tạo thành những giải hẹp, kẹp trong lòng các đá riolit pocfia, đây là những thớ lớp có dáng kéo dài và kiến trúc ẩm tinh. Penzit thường là những khối đá đen huyền hoặc phớt xám có khả năng mài nhẵn láng bóng như gương. Một khối nền hạt mịn nếu được sử dụng để làm đá ốp lát, đá trang trí thì penzit đóng vai trò một loại ngọc bích rất sang trọng hiện nay. Đi trên tuyến suối Đại Đình, Tam Quan và ngay cả trên nền đền Cậu, đền Cô ta có thể nhặt được những mảnh đá penzit màu xanh đen, tạo thành những sọc những vân uốn lượn. Ai quý đá, muốn sưu tầm thì lượm đá về tìm cách mài láng bóng mà quan sát sẽ thấy đất nước, mây, trời Tam Đảo trong đó.
    Ta còn có thể tìm được hàng ngàn loại đá ở núi Tam Đảo, mỗi loại, mỗi hình đều có những dáng vẻ riêng rất lạ song đều tập trung ở một khối có chung nguồn gốc ?oTrầm tích phun trào?. Cũng giống như muôn loài khác, đã có chung nguồn gốc thì mối quan hệ của đá cũng có những ràng buộc nhất định. Chúng ở cùng một lớp, một khối hoặc một tầng, cùng một chế độ kiến tạo để phát sinh và phát triển. Nhưng mỗi loại đá lại có tính phân dị khác nhau, dựa vào sự phân dị khác nhau này để các nhà nghiên cứu địa chất ứng dụng vào lĩnh vực tìm kiếm tài nguyên khoáng sản.
    Thiên nhiên đã phú cho Tam Đảo những khối riolit pocfia - penzit khổng lồ tạo nên một dãy kéo dài hàng trăm km, rộng hàng chục km. Đặc biệt là, đá đã dựng cho Tam Đảo hàng trăm thác nước đẹp ở hàng chục con suối. Thác Bạc ở Tam Đảo cao tới 50m, nước trắng phau tung bọt trên sườn đá, dốc đá làm say lòng bao du khách. Người Pháp xây dựng khu nghỉ mát đã sử dụng đá để làm biệt thự, nhà thờ. Người dân vùng Tây Thiên dùng đá để kê bậc lên đền dài hạng chục km. Ngày nay, mỏ đá Minh Quang, mỏ đá Trung Mầu đã cung cấp cho Vĩnh Phúc hàng triệu m3 đá hộc, đá dăm để kè đê, làm đường giao thông xây dựng hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đưa tỉnh nhà tiến đến phồn thịnh.
    Xin gửi tới các quý khách mỗi khi về thăm Tam Đảo dù là nghỉ dưỡng hay nghỉ cuối tuần đi danh thắng Tây Thiên hay đi du lịch sinh thái hãy nhớ rằng đá núi Tam Đảo đã tạo nên kỳ tích này, hãy thả hồn vào đá để có được sự thư thái từ âm hưởng của thiên nhiên mang lại. Cũng xin nhắc với những ai còn có hành động chặt cây, phá rừng, làm lộ đá, khai thác đá bừa bãi, đá lộ dễ bị phong hoá, xói mòn làm hư hại đi một cảnh quan do trời đất đã tạo dựng là có tội lớn với tương lai. Bảo vệ rừng là bảo vệ đá, bảo vệ núi đá hàng trăm triệu năm bền vừng giữa đất này và còn trường tồn mãi mãi. Bảo tồn dãy núi Tam Đảo hãy đừng quên bảo tồn các loại đá
  4. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    FENPÁT ?" KHOÁNG SẢN CÓ TIỀM NĂNG Ở VĨNH PHÚC
    Fenpát là một nhóm khoáng vật có công thức hóa học: a(b+08) trong đó a gồm các nguyên tố K; Na; Ca; Ba; b gồm các nguyên tố Si; Al.Fenpát còn chứa một lượng nhỏ các nguyên tố xen lẫn như sắt, liti, rubi, mage?Fenpát kết tinh trong hệ một nghiêng hoặc ba nghiêng. Tinh thể có cấu trúc khung. Ô mạng cơ sở có kích thước gần nhau. Fenpát có màu nhạt hoặc sẫm, ánh thủy tinh, độ cứng 6, tỷ trọng 2,6-3,4, có tính giòn. Fenpát có mặt trong nhiều loại đá nhất là đá macma và đá biến chất. Xét về số lượng Fenpát chiếm gần 50% trọng lượng vỏ quả đất.
    Có giá trị hơn cả đối với công nghệ sứ gốm và thuỷ tinh là Fenpát kali-natri. Lượng Fenpát đưa vào thành phần nguyên liệu sứ gốm phụ thuộc vào từng mặt hàng. Đối với sứ khoảng 30%, trong thành phần của men từ 33-46%, đối với sành 20-22%. Trong thành phần thuỷ tinh các ôxit như: SiO2, Al2O3, Na2O, CaO và MgO là những yếu tố chính. Ý nghĩa quan trọng nhất để đánh giá lợi ích của Fenpát và pecmatit dùng để nấu thuỷ tinh là hàm lượng K2O và Na2O cao nhất.
    Trong sản xuất men đục, (khác với men bóng trong suốt dùng để tráng sành sứ), men đục được dùng để tráng đồ gang và sắt, chúng được làm đục bằng máy khử âm đặc biệt. Fenpát tham gia vào thành phần men đục làm tăng độ sệt và sức bền hoá học của nó. Thành phần fenpát trong men đục thay đổi từ 12-30% đối với đồ gang, từ 20-30% đối với đồ sắt.
    Trong công nghệ sản xuất vật liệu mài fenpát được sử dụng làm chất gắn khi chế tạo đĩa mài. Hàm lượng fenpát trong mạng liên kết các bột mài thay đổi từ 28-45%. Ngoài ra fenpát còn được sử dụng trong công nghệ sản xuất xà phòng, làm răng giả, làm chất bồi lấp khi chế tạo thuỷ tinh opan, ngói lợp hình máng, bê tông, xi măng, thuốc nhuộm, sản xuất cực điện, buzi đánh lửa và gạch tráng men, gạch lát nền?
    Đánh giá mặt kỹ luyện của fenpát là độ nóng chảy, khoảng nhiệt độ mềm ra và độ sệt khi chảy lỏng. Tóm lại fenpát là chất giúp chảy trong quá trình nung các sản phẩm sứ gốm và thuỷ tinh. Chất lượng fenpát và lợi ích của nó phụ thuộc vào thành phần hoá học cũng như tính chất của các tạp chất có trong fenpát khi được hình thành từ mỏ. Mỗi loại sản phẩm mà fenpát có tham gia trong thành phần phối liệu đều đòi hỏi chất lượng fenpát phải phù hợp với thành phần các phối liệu khác. Một mỏ fenpát không thể đáp ứng được mọi yêu cầu của nhà sản xuất về chất lượng mà phải tổ chức nghiên cứu chất lượng để chọn cách phân loại và tuyển khoáng hợp lý, sử dụng được nhiều tài nguyên nhất.
    Tỉnh Vĩnh Phúc có một phức hệ đá cổ tử Prôtêrôzôi (PR), kéo dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên đến Phúc Yên. Trong phức hệ này có chứa các khối đá macma xâm nhập thành phần axit như khối granit núi Sáng, núi Bầu, núi Ngang và khối Định Trung. Xung quanh các khối macma này các hoạt động pecmatit đã sản sinh ra một số mỏ fenpát có giá trị công nghiệp. Từ năm 1997, khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập, Ngành công nghiệp đã cấp phép khai thác tận thu 5 mỏ (Lập Thạch 4 mỏ, Tam Dương 1 mỏ) với tổng trữ lượng trên 430 ngàn tấn quặng. Đối với các mỏ fenpát có nguồn gốc pecmatit hay granít ở thế giới và Việt Nam trước khi đưa vào khai thác đều phải qua thăm dò để nghiên cứu chất lượng, tính toán trữ lượng. Hội đồng xét duyệt trữ lượng cấp quốc gia hoặc khu vực thẩm định và phê chuẩn. Riêng các mỏ fenpát ở Vĩnh Phúc, sau khi phát hiện, các chủ đầu tư làm thủ tục xin phép khai thác, tận thu ngay, đốt cháy nhiều giai đoạn trong quy trình. Một số mỏ có chất lượng không ổn định, quy mô thay đổi phức tạp dẫn đến những thiệt hại kinh tế và công sức của nhà đầu tư, lãng phí tài nguyên khoáng sản. Ở mỏ Khe Dọc (Lập Thạch) chủ mỏ đã bốc hàng ngàn mét m3 đất mà chỉ gặp được những ổ quặng nhỏ không đủ công suất khai thác. Công ty TNHH chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Vĩnh Phúc đã khai thác hàng ngày tấn quặng fenpát ở gò Gai thôn Quan Nội, xã Tam Quan (Tam Dương), không đầu tư nghiên cứu chất lượng đầy đủ theo khoa học. Khi tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp gặp phải khó khăn. Những mặt hàng có nhu cầu sử dụng fenpát lớn như gạch lát nền của Vĩnh Phúc cũng đã từ chối hàng ngàn tấn quặng mà công ty chuyển đến, làm thiệt hại lớn cho công ty về uy tín và cả về kinh tế.
  5. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    FENPÁT ?" KHOÁNG SẢN CÓ TIỀM NĂNG Ở VĨNH PHÚC
    Fenpát là một nhóm khoáng vật có công thức hóa học: a(b+08) trong đó a gồm các nguyên tố K; Na; Ca; Ba; b gồm các nguyên tố Si; Al.Fenpát còn chứa một lượng nhỏ các nguyên tố xen lẫn như sắt, liti, rubi, mage?Fenpát kết tinh trong hệ một nghiêng hoặc ba nghiêng. Tinh thể có cấu trúc khung. Ô mạng cơ sở có kích thước gần nhau. Fenpát có màu nhạt hoặc sẫm, ánh thủy tinh, độ cứng 6, tỷ trọng 2,6-3,4, có tính giòn. Fenpát có mặt trong nhiều loại đá nhất là đá macma và đá biến chất. Xét về số lượng Fenpát chiếm gần 50% trọng lượng vỏ quả đất.
    Có giá trị hơn cả đối với công nghệ sứ gốm và thuỷ tinh là Fenpát kali-natri. Lượng Fenpát đưa vào thành phần nguyên liệu sứ gốm phụ thuộc vào từng mặt hàng. Đối với sứ khoảng 30%, trong thành phần của men từ 33-46%, đối với sành 20-22%. Trong thành phần thuỷ tinh các ôxit như: SiO2, Al2O3, Na2O, CaO và MgO là những yếu tố chính. Ý nghĩa quan trọng nhất để đánh giá lợi ích của Fenpát và pecmatit dùng để nấu thuỷ tinh là hàm lượng K2O và Na2O cao nhất.
    Trong sản xuất men đục, (khác với men bóng trong suốt dùng để tráng sành sứ), men đục được dùng để tráng đồ gang và sắt, chúng được làm đục bằng máy khử âm đặc biệt. Fenpát tham gia vào thành phần men đục làm tăng độ sệt và sức bền hoá học của nó. Thành phần fenpát trong men đục thay đổi từ 12-30% đối với đồ gang, từ 20-30% đối với đồ sắt.
    Trong công nghệ sản xuất vật liệu mài fenpát được sử dụng làm chất gắn khi chế tạo đĩa mài. Hàm lượng fenpát trong mạng liên kết các bột mài thay đổi từ 28-45%. Ngoài ra fenpát còn được sử dụng trong công nghệ sản xuất xà phòng, làm răng giả, làm chất bồi lấp khi chế tạo thuỷ tinh opan, ngói lợp hình máng, bê tông, xi măng, thuốc nhuộm, sản xuất cực điện, buzi đánh lửa và gạch tráng men, gạch lát nền?
    Đánh giá mặt kỹ luyện của fenpát là độ nóng chảy, khoảng nhiệt độ mềm ra và độ sệt khi chảy lỏng. Tóm lại fenpát là chất giúp chảy trong quá trình nung các sản phẩm sứ gốm và thuỷ tinh. Chất lượng fenpát và lợi ích của nó phụ thuộc vào thành phần hoá học cũng như tính chất của các tạp chất có trong fenpát khi được hình thành từ mỏ. Mỗi loại sản phẩm mà fenpát có tham gia trong thành phần phối liệu đều đòi hỏi chất lượng fenpát phải phù hợp với thành phần các phối liệu khác. Một mỏ fenpát không thể đáp ứng được mọi yêu cầu của nhà sản xuất về chất lượng mà phải tổ chức nghiên cứu chất lượng để chọn cách phân loại và tuyển khoáng hợp lý, sử dụng được nhiều tài nguyên nhất.
    Tỉnh Vĩnh Phúc có một phức hệ đá cổ tử Prôtêrôzôi (PR), kéo dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên đến Phúc Yên. Trong phức hệ này có chứa các khối đá macma xâm nhập thành phần axit như khối granit núi Sáng, núi Bầu, núi Ngang và khối Định Trung. Xung quanh các khối macma này các hoạt động pecmatit đã sản sinh ra một số mỏ fenpát có giá trị công nghiệp. Từ năm 1997, khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập, Ngành công nghiệp đã cấp phép khai thác tận thu 5 mỏ (Lập Thạch 4 mỏ, Tam Dương 1 mỏ) với tổng trữ lượng trên 430 ngàn tấn quặng. Đối với các mỏ fenpát có nguồn gốc pecmatit hay granít ở thế giới và Việt Nam trước khi đưa vào khai thác đều phải qua thăm dò để nghiên cứu chất lượng, tính toán trữ lượng. Hội đồng xét duyệt trữ lượng cấp quốc gia hoặc khu vực thẩm định và phê chuẩn. Riêng các mỏ fenpát ở Vĩnh Phúc, sau khi phát hiện, các chủ đầu tư làm thủ tục xin phép khai thác, tận thu ngay, đốt cháy nhiều giai đoạn trong quy trình. Một số mỏ có chất lượng không ổn định, quy mô thay đổi phức tạp dẫn đến những thiệt hại kinh tế và công sức của nhà đầu tư, lãng phí tài nguyên khoáng sản. Ở mỏ Khe Dọc (Lập Thạch) chủ mỏ đã bốc hàng ngàn mét m3 đất mà chỉ gặp được những ổ quặng nhỏ không đủ công suất khai thác. Công ty TNHH chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Vĩnh Phúc đã khai thác hàng ngày tấn quặng fenpát ở gò Gai thôn Quan Nội, xã Tam Quan (Tam Dương), không đầu tư nghiên cứu chất lượng đầy đủ theo khoa học. Khi tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp gặp phải khó khăn. Những mặt hàng có nhu cầu sử dụng fenpát lớn như gạch lát nền của Vĩnh Phúc cũng đã từ chối hàng ngàn tấn quặng mà công ty chuyển đến, làm thiệt hại lớn cho công ty về uy tín và cả về kinh tế.
  6. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    Nghe nói con gái VP đẹp lắm. Ông anh nào có ảnh thì post lên cho tôi xem mặt, mà nếu xấu quá thì đừng post!
  7. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34
    Nghe nói con gái VP đẹp lắm. Ông anh nào có ảnh thì post lên cho tôi xem mặt, mà nếu xấu quá thì đừng post!
  8. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    TẢ TƯỚNG QUỐC TRẦN NGUYÊN HÃN ​
    Đức Tả Tướng Trần Nguyên Hãn quê tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là cháu bốn đời quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán (ông ngoại Nguyễn Trãi). Lúc bấy giờ nhà Trần đã suy vi, Hồ Quý Ly lên làm vua, nhà Minh nhân cơ hội này đem quân sang xâm lược nước ta (1407). Trần Nguyên Hãn là người văn võ song toàn, kiến thức, tầm nhìn chiến lược, trước tình cảnh đất nước bị xâm lược, ông không chủ trương khôi phục Nhà Trần mà vào Lam Sơn theo nghĩa quân Lê Lợi kháng chiến, ông được Lê Lợi giao chỉ huy nhiều trận đánh lớn ở thành Nghệ An, Đông Quan, Chi Lăng- Xương Giang?
    Trong Hội thề Đông Quan, tên ông chỉ xếp sau tên Vua. Năm 1427 ông được Vua Lê phong chức Tả Tướng Quốc (Chức hữu tướng quốc giành cho công tử Tư Tề con trưởng của Lê Lợi). Quyền cao chức trọng nhưng ông không màng danh lợi sau chiến tranh Trần Nguyên Hãn xin cáo quan về quê ở xã Sơn Đông. Vua biết giữ không được bèn phong Thái ấp lớn và ban Quốc tính (đổi họ thành Lê Hãn). Tiếc rằng sau đó Lê Lợi nghe nịnh thần dèm pha, nghi ông có ý làm phản, sai quân đến Sơn Đông bắt ông và gia đình về kinh trị tội.
    Để tránh cho Vua khỏi mang tiếng xấu là giết trung thần, trên dòng sông Lô ông đã đánh đắm thuyền tự vẫn. Mãi đến năm 1455 đời Lê Nhân Tông mới phục hồi danh dự cho ông và truy tặng ông: ?oTả Tướng quân trung liệt Đại Vương?.
    Ngày nay đền thờ Đức Tả Tướng ở xã Sơn Đông vẫn nổi tiếng là đền thờ thiêng. Nhân dân kính trọng biết ơn và xót thương người anh hùng hàng ngày hương khói không dứt. Trước đền có Ao Sơn, nơi ngày xưa Trần Nguyên Hãn luyện tập thuỷ quân. Người ta cũng vừa tìm lại được hòn đá mài gươm của người anh hùng cách đây gần 600 năm. Cũng như đã định vị được vị trí mà Trần Nguyên Hãn cùng gia đình tự vẫn.
  9. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    TẢ TƯỚNG QUỐC TRẦN NGUYÊN HÃN ​
    Đức Tả Tướng Trần Nguyên Hãn quê tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là cháu bốn đời quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán (ông ngoại Nguyễn Trãi). Lúc bấy giờ nhà Trần đã suy vi, Hồ Quý Ly lên làm vua, nhà Minh nhân cơ hội này đem quân sang xâm lược nước ta (1407). Trần Nguyên Hãn là người văn võ song toàn, kiến thức, tầm nhìn chiến lược, trước tình cảnh đất nước bị xâm lược, ông không chủ trương khôi phục Nhà Trần mà vào Lam Sơn theo nghĩa quân Lê Lợi kháng chiến, ông được Lê Lợi giao chỉ huy nhiều trận đánh lớn ở thành Nghệ An, Đông Quan, Chi Lăng- Xương Giang?
    Trong Hội thề Đông Quan, tên ông chỉ xếp sau tên Vua. Năm 1427 ông được Vua Lê phong chức Tả Tướng Quốc (Chức hữu tướng quốc giành cho công tử Tư Tề con trưởng của Lê Lợi). Quyền cao chức trọng nhưng ông không màng danh lợi sau chiến tranh Trần Nguyên Hãn xin cáo quan về quê ở xã Sơn Đông. Vua biết giữ không được bèn phong Thái ấp lớn và ban Quốc tính (đổi họ thành Lê Hãn). Tiếc rằng sau đó Lê Lợi nghe nịnh thần dèm pha, nghi ông có ý làm phản, sai quân đến Sơn Đông bắt ông và gia đình về kinh trị tội.
    Để tránh cho Vua khỏi mang tiếng xấu là giết trung thần, trên dòng sông Lô ông đã đánh đắm thuyền tự vẫn. Mãi đến năm 1455 đời Lê Nhân Tông mới phục hồi danh dự cho ông và truy tặng ông: ?oTả Tướng quân trung liệt Đại Vương?.
    Ngày nay đền thờ Đức Tả Tướng ở xã Sơn Đông vẫn nổi tiếng là đền thờ thiêng. Nhân dân kính trọng biết ơn và xót thương người anh hùng hàng ngày hương khói không dứt. Trước đền có Ao Sơn, nơi ngày xưa Trần Nguyên Hãn luyện tập thuỷ quân. Người ta cũng vừa tìm lại được hòn đá mài gươm của người anh hùng cách đây gần 600 năm. Cũng như đã định vị được vị trí mà Trần Nguyên Hãn cùng gia đình tự vẫn.
  10. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    PHẠM CÔNG BÌNH
    TRẠNG NGUYÊN ĐẦU TIÊN CỦA ĐẤT VĨNH PHÚC ​
    Ông là người xã An Lạc, huyện An Lạc, Phủ Tam Đái (nay là thôn An Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc).
    Ông Đỗ đầu (Đệ nhất giáp) khoa thi năm Giáp Thìn (1124) đời vua Lý Nhân Tông. Là người văn võ song toàn, năm 1128 Phạm Công Bình được phong chức Thái uý (đứng đầu hàng quan võ), ông được cử cầm quân đánh dẹp giặc phương Nam (Chân Lạp) thắng nhiều trận lớn vào các năm 1128, 1136? giữ yên bờ cõi phương Nam của Đại Việt.
    Đền thờ ông ở thôn An lạc làm trên nền nhà cũ của gia đình, trong đền có bức tượng Phạm Công Bình và đôi câu đối ca ngợi võ công của ông:
    Lôi thanh hướng trận khôi tam giáp
    Vũ hoá ân chiêm trạch tử dân
    [nghĩa là: Sấm vang vào trận, công đầu ba giáp
    Mưa nhuần mang ân cho bốn dân (sĩ, nông, công, thương)]
    Phạm Công Bình cũng là một văn quan, ở vào bậc Đại thần của Triều Lý Thần Tông, hàng nhất phẩm triều đình, chức danh rất trọng.
    Hơn 800 năm đã trôi qua, Phạm Công Bình được dân thôn An Lạc thờ là: Thượng Đẳng Phúc Thần (tứ thời hương khói). Các triều đại phong kiến Việt Nam đều có nhiều đạo sắc phong tôn vinh ông.

Chia sẻ trang này