1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử, Văn Hóa, Truyền Thống, Phong Cảnh, Du Lịch và Con Người Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dhphong_qn80, 22/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thatwhy

    thatwhy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    3.842
    Đã được thích:
    1
    Cũ và mới :
    [​IMG]
  2. thatwhy

    thatwhy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    3.842
    Đã được thích:
    1
    Ngôi biệt thự này nghe nói là của một thương gia người Angeri, vợ người Việt , phía sau là Thác Bạc. Bên cạnh là nhà nghỉ của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
    [​IMG]
  3. thatwhy

    thatwhy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    3.842
    Đã được thích:
    1
    Ngôi biệt thự này nghe nói là của một thương gia người Angeri, vợ người Việt , phía sau là Thác Bạc. Bên cạnh là nhà nghỉ của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
    [​IMG]
  4. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0

  5. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0

  6. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Nữ tướng Vĩnh Tường​
    Chị Phan Thị Xuân lập trang trại chăn nuôi
    Huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), ngoài xã Thổ Tang nổi tiếng đầu mối nông sản lớn nhất nhì miền Bắc, do rất nhiều phụ nữ đảm nhiệm, huyện còn có khá đông các bà, các chị kinh doanh, sản xuất giỏi. Chị Phan Thị Xuân ở xã Ngũ Kiên là một trong số đó, được mọi người gọi là ?onữ tướng Vĩnh Tường?.
    Dạo ấy, Đầm Dưng rộng 79 ha, giáp 4 xã Ngũ Kiên, Tứ Trưng, Phú Đa và Tam Phúc. Suốt 30 năm, từ 1964 đến 1993, đầm do Quốc doanh nuôi cá huyện quản lý và khai thác, mỗi năm chỉ cần đạt 30 tấn là hoàn thành kế hoạch. Đến năm 1993, để phù hợp với cơ chế kinh doanh mới, cũng là lúc các cán bộ, công nhân của Trại cá Đầm Dưng nghỉ hưu hết, huyện quyết định cho đấu thầu. Thời hạn giao thầu 7 năm, và phải nộp một lúc số cá của cả 7 năm, quy ra tiền là 200 triệu đồng.
    Nhiều người lè lưỡi, vì bấy giờ 200 triệu đồng là số tiền rất lớn đối với nhân dân nông thôn. Nhưng tính phức tạp ở Đầm Dưng mới làm nhiều người e ngại đấu thầu. Đầm giáp 4 xã, nên chuyện có nhiều người nhiều hộ câu, kéo, đánh lưới, bắt trộm cá là thường xuyên.
    Liều mà có tính toán, có kế hoạch thì liều!
    Chị Xuân là người địa phương, hiểu rõ thực tế đó, nhưng chị vẫn quyết định nhận thầu. Nghĩ lại thời ấy, chị Xuân cười vô tư: ?oNói là bấy giờ tôi liều thì cũng đúng, nhưng liều mà có tính toán, có kế hoạch, có hạch toán thì tôi cứ liều?. Đúng là thế. Chồng chị là anh Lê Đức Duy, người cùng quê, khi còn đi học đã thạo nghề cá, đi bộ đội 3 năm lại về làm cá. Nhiều khi anh bắt được hàng tạ tôm từ Đâm Dưng chui sang đầm khác. Ba đời gia đình anh Duy cũng chuyên làm cá giống, nên anh thuộc tính nết các con trôi, mè, trắm, chép từ lúc còn nhỏ. Tuy là nông dân, nhưng do có quan hệ mua bán cá giống với nhiều người, nên vợ chồng chị có mối quen biết rộng. Chị Xuân bàn với họ góp cổ phần thầu Đầm Dưng. Phần lớn đều là cán bộ ngoại thương, người đi lao động ở Đức về, nên cũng có chút tiền của. Họ đồng ý góp vốn, coi như một thứ gửi tiết kiệm. Vậy là sau khi tính toán chi ly, chị Xuân đã có đủ lượng tiền để nhận thầu.
    Nhưng khi bà chủ trang trại cá Đầm Dưng bắt tay vào làm ăn, bao nhiêu dây rợ phức tạp mới xuất hiện. Nguy nhất là mối đe doạ hàng giờ của đám anh chị 4 xã. Trước tình hình phức tạp đó, 9 người góp vốn với chị Xuân tính chuyện cùn. Chị bàn nâng vốn đầu tư, họ không nghe, chỉ ngồi trông ăn may, cho nên năm cao nhất mỗi người cũng chỉ được chia 20 triệu đồng là con số thu nhập quá ít ỏi, không tương xứng với đầm rộng 79 ha.
    Chị Xuân kể về đận lao đao đó: ?oNếu cả 10 người đoàn kết một lòng thì làm ăn rất khá, có thể giải quyết được mọi khó khăn, kể cả dẹp được nạn trộm cá. Nhưng do 9 người kia không hiểu biết về nghề cá, nên không ai muốn tổ chức lại cách làm ăn, nghĩ rằng mỗi năm doanh thu 100-200 triệu đồng là được, là cao so với gửi tiết kiệm. Vợ chồng tôi dù muốn làm tốt hơn nữa cũng không thể được, vì mình chỉ là 1 trong số 10 người. Bàn tính mãi cuối cùng chỉ còn cách rút vốn ra khỏi Đầm Dưng vào năm 1997.
    Việc rút vốn là một nước cờ chiến thuật của chị Xuân, là cách ?ogiả chết? chờ thời để trở lại đầm. Vừa lúc năm 2000, huyện Vĩnh Tường tổ chức đấu thầu lần thứ hai Đầm Dưng. Nước cờ tính trước của chị Xuân được dịp xuất chiêu.
    Khoá đấu thầu này cũng chỉ 7 năm, nhưng điều kiện khó hơn hẳn. Người trúng thầu phải nộp 200 triệu đồng mỗi năm, và nộp 2 năm liền một lần, riêng ngay sau khi trúng thầu phải nộp luôn 200 triệu đồng của năm cuối cùng. Đây là điều kiện quá khó đối với mọi người, vì dễ ai có đủ số tiền quá lớn và dám đặt cọc trước 200 triệu đồng năm cuối như vậy! Chính vì thế, khi huyện ra thông báo đấu thầu, bán đơn thầu, chẳng mấy ai nhòm ngó đến. Ngay cả 9 người nhận thầu cũng không mua đơn, vì họ tin chắc rằng thế nào rồi họ vẫn được tiếp tục thầu mà thôi. Chị Xuân ra tay một cách bí mật và là người duy nhất nhận thầu đầm cá, trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người.
    Phát triển sản xuất, mở mang trang trại
    Chị Xuân huy động được hơn 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của anh chị em trong gia đình, để vay được hơn 200 triệu đồng ngân hàng. Huyện tin tưởng cách suy nghĩ và làm ăn chắc chắn của chị, đã dành cho chị một dự án thuộc chương trình 120 giải quyết việc làm. Ngoài ra, chị cũng vận động được 4 người thân quen góp vốn. Trong tay có ngót ngét 1 tỉ đồng, sau khi nộp sản lượng năm cuối 200 triệu đồng, chị Xuân ra tay phất cờ lập nghiệp.
    Xem truyền hình, đọc báo, nghe đài, chị Xuân nảy ý định nuôi lợn siêu nạc. Chị về huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vào trại lợn 60 nái của ông Bình, sang Bắc Giang tìm đến trại lợn 120 nái (nay đã trên 700 con) của anh Hiển để học hỏi cách nuôi, tìm hiểu cặn kẽ con lợn siêu nạc. Tất cả các trang trại đó đều hợp đồng với Công ty cổ phần Thái Lan. Vì thế, từ khi xây chuồng đến lúc đưa lợn về nuôi, công ty CP đã cung cấp con giống, thức ăn và tiêu thụ đầu ra cho lợn của chị Xuân. 4 dãy chuồng lợn của chị hiện có 120 nái, trị giá 1,1 tỉ đồng. Lúc ban đầu, chị bán lợn cho CP. Về sau, tìm hiểu mới biét CP lại bán cho một công ty xuất khẩu lợn ở Hải Phòng. Chị Xuân làm việc với công ty này, ký hợp đồng bán lợn trực tiếp, vừa được giá cao hơn, vừa có ngay tiền mặt. Bình quân mỗi năm chị giao 100 tấn lợn. Năm ngoái có phần lao đao vì giá lợn cả nước đều hạ. Đến năm nay có nhiều thuận lợi, một phần do có dịch cúm gia cầm, nên từ đầu năm mỗi tháng giao được 10 tấn trừ mọi chi phí mỗi tấn lãi 1 triệu đồng.
    Từ trại lợn, chị Xuân quyết định mở rộng diện chăn nuôi. Tiền thu được sau hơn 1 năm từ đầm cá, chị chuyển sang mua bò lai Sind, đúng lúc tỉnh Vĩnh Phúc chọn huyện Vĩnh Tường làm điểm cải tạo đàn bò cỏ thành bò lai Sind và có dự án nuôi bò sữa. Chị về Đông Anh (Hà Nội) mua tận gốc bò lai Sind của dân, giá 8 triệu đ/con, chỉ sau 1 năm đã có giá 16 triệu đ. Hiện nay, chuồng bò 16 con đã có 12 con được giá ngót nghét 20 triệu đ/con. Vợ chồng chị đã tốn công của để san lấp đất trũng giáp đầm cá, xây chuồng bò, chuồng lợn, trồng hơn 1 ha cỏ voi, chủ động cỏ nuôi bò.
    Tất cả công việc chăn nuôi tổng hợp đều khởi đầu từ Đầm Dưng. Chị Xuân thả cá, lo chu đáo đội ngũ bảo vệ, dù không thể quán xuyến 24/24 giờ trên mặt nước mênh mông 79 ha, nhưng cũng không bị mất nhiều cá như trước. Chị có cách kinh doanh riêng về đầm cá. Ở vùng này có nhiều đầm chiêm kết hợp nuôi cá. Vì thế, chị Xuân không bao giờ tát cá vào lúc các đầm chiêm thu hoạch cá, chỉ khi dân hết cá thì chị mới đánh. Cho nên, không bao giờ chị Xuân tát cạn, mà chỉ đánh tỉa thả bù. Ăn Tết xong là lúc các hồ cạn cá, bắt đầu Đầm Dưng đánh cá liên tục 5 tháng, bình quân mỗi tháng 12-15 tấn cá. Vào mùa mưa, cá sinh trưởng, nghỉ đánh. Đến mùa khô, lại đánh liền từ tháng 10 âm lịch đến tháng chạp. Từ năm 2000 đầu tiên đến nay, năm ngoài chị Xuân cũng đạt sản lượng cá 100 tấn, thu 1 tỷ đ, gấp 10 lần so với thầu chung 10 người lần trước. Trừ tiền cá giống và thức ăn, còn lãi trên 700 triệu đ. Vừa qua, chị Xuân nuôi thêm 100 vịt siêu trứng, 500 vịt lai ngoại. Phân lợn, phân bò, phân vịt làm thức ăn cho cá, mỗi ngày mới chỉ hơn 400 kg. Vì thế, chị Xuân đã hợp đồng 2 xe ngựa hàng ngày mua phân của trại bò sữa Vĩnh Thịnh, chở về rải xuống đầm cá, công việc sản xuất, kinh doanh diễn ra suôn sẻ.
    Thế mà chị Phan Thị Xuân vẫn không yên tâm, vì như chị nói: ?oTôi đã có ý nghĩ nuôi cá xuất khẩu. Nhưng đang có một vướng mắc lớn khiến tôi rất e ngại. Đó là thời hạn đấu thầu 7 năm sắp hết (2000-2007). Hiện nay, tôi đã trang trải hết nợ nần, một mình làm chủ trang trại, tổng vốn đầu tư vào trang trại tổng hợp cá - lợn - bò - vịt đã xấp xỉ 3 tỷ đ. Không biết sẽ là thế nào, nếu huyện không cho đấu thầu tiếp, và nếu có thì giá thầu sẽ ra sao?.
    Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam
  7. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Nữ tướng Vĩnh Tường​
    Chị Phan Thị Xuân lập trang trại chăn nuôi
    Huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), ngoài xã Thổ Tang nổi tiếng đầu mối nông sản lớn nhất nhì miền Bắc, do rất nhiều phụ nữ đảm nhiệm, huyện còn có khá đông các bà, các chị kinh doanh, sản xuất giỏi. Chị Phan Thị Xuân ở xã Ngũ Kiên là một trong số đó, được mọi người gọi là ?onữ tướng Vĩnh Tường?.
    Dạo ấy, Đầm Dưng rộng 79 ha, giáp 4 xã Ngũ Kiên, Tứ Trưng, Phú Đa và Tam Phúc. Suốt 30 năm, từ 1964 đến 1993, đầm do Quốc doanh nuôi cá huyện quản lý và khai thác, mỗi năm chỉ cần đạt 30 tấn là hoàn thành kế hoạch. Đến năm 1993, để phù hợp với cơ chế kinh doanh mới, cũng là lúc các cán bộ, công nhân của Trại cá Đầm Dưng nghỉ hưu hết, huyện quyết định cho đấu thầu. Thời hạn giao thầu 7 năm, và phải nộp một lúc số cá của cả 7 năm, quy ra tiền là 200 triệu đồng.
    Nhiều người lè lưỡi, vì bấy giờ 200 triệu đồng là số tiền rất lớn đối với nhân dân nông thôn. Nhưng tính phức tạp ở Đầm Dưng mới làm nhiều người e ngại đấu thầu. Đầm giáp 4 xã, nên chuyện có nhiều người nhiều hộ câu, kéo, đánh lưới, bắt trộm cá là thường xuyên.
    Liều mà có tính toán, có kế hoạch thì liều!
    Chị Xuân là người địa phương, hiểu rõ thực tế đó, nhưng chị vẫn quyết định nhận thầu. Nghĩ lại thời ấy, chị Xuân cười vô tư: ?oNói là bấy giờ tôi liều thì cũng đúng, nhưng liều mà có tính toán, có kế hoạch, có hạch toán thì tôi cứ liều?. Đúng là thế. Chồng chị là anh Lê Đức Duy, người cùng quê, khi còn đi học đã thạo nghề cá, đi bộ đội 3 năm lại về làm cá. Nhiều khi anh bắt được hàng tạ tôm từ Đâm Dưng chui sang đầm khác. Ba đời gia đình anh Duy cũng chuyên làm cá giống, nên anh thuộc tính nết các con trôi, mè, trắm, chép từ lúc còn nhỏ. Tuy là nông dân, nhưng do có quan hệ mua bán cá giống với nhiều người, nên vợ chồng chị có mối quen biết rộng. Chị Xuân bàn với họ góp cổ phần thầu Đầm Dưng. Phần lớn đều là cán bộ ngoại thương, người đi lao động ở Đức về, nên cũng có chút tiền của. Họ đồng ý góp vốn, coi như một thứ gửi tiết kiệm. Vậy là sau khi tính toán chi ly, chị Xuân đã có đủ lượng tiền để nhận thầu.
    Nhưng khi bà chủ trang trại cá Đầm Dưng bắt tay vào làm ăn, bao nhiêu dây rợ phức tạp mới xuất hiện. Nguy nhất là mối đe doạ hàng giờ của đám anh chị 4 xã. Trước tình hình phức tạp đó, 9 người góp vốn với chị Xuân tính chuyện cùn. Chị bàn nâng vốn đầu tư, họ không nghe, chỉ ngồi trông ăn may, cho nên năm cao nhất mỗi người cũng chỉ được chia 20 triệu đồng là con số thu nhập quá ít ỏi, không tương xứng với đầm rộng 79 ha.
    Chị Xuân kể về đận lao đao đó: ?oNếu cả 10 người đoàn kết một lòng thì làm ăn rất khá, có thể giải quyết được mọi khó khăn, kể cả dẹp được nạn trộm cá. Nhưng do 9 người kia không hiểu biết về nghề cá, nên không ai muốn tổ chức lại cách làm ăn, nghĩ rằng mỗi năm doanh thu 100-200 triệu đồng là được, là cao so với gửi tiết kiệm. Vợ chồng tôi dù muốn làm tốt hơn nữa cũng không thể được, vì mình chỉ là 1 trong số 10 người. Bàn tính mãi cuối cùng chỉ còn cách rút vốn ra khỏi Đầm Dưng vào năm 1997.
    Việc rút vốn là một nước cờ chiến thuật của chị Xuân, là cách ?ogiả chết? chờ thời để trở lại đầm. Vừa lúc năm 2000, huyện Vĩnh Tường tổ chức đấu thầu lần thứ hai Đầm Dưng. Nước cờ tính trước của chị Xuân được dịp xuất chiêu.
    Khoá đấu thầu này cũng chỉ 7 năm, nhưng điều kiện khó hơn hẳn. Người trúng thầu phải nộp 200 triệu đồng mỗi năm, và nộp 2 năm liền một lần, riêng ngay sau khi trúng thầu phải nộp luôn 200 triệu đồng của năm cuối cùng. Đây là điều kiện quá khó đối với mọi người, vì dễ ai có đủ số tiền quá lớn và dám đặt cọc trước 200 triệu đồng năm cuối như vậy! Chính vì thế, khi huyện ra thông báo đấu thầu, bán đơn thầu, chẳng mấy ai nhòm ngó đến. Ngay cả 9 người nhận thầu cũng không mua đơn, vì họ tin chắc rằng thế nào rồi họ vẫn được tiếp tục thầu mà thôi. Chị Xuân ra tay một cách bí mật và là người duy nhất nhận thầu đầm cá, trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người.
    Phát triển sản xuất, mở mang trang trại
    Chị Xuân huy động được hơn 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của anh chị em trong gia đình, để vay được hơn 200 triệu đồng ngân hàng. Huyện tin tưởng cách suy nghĩ và làm ăn chắc chắn của chị, đã dành cho chị một dự án thuộc chương trình 120 giải quyết việc làm. Ngoài ra, chị cũng vận động được 4 người thân quen góp vốn. Trong tay có ngót ngét 1 tỉ đồng, sau khi nộp sản lượng năm cuối 200 triệu đồng, chị Xuân ra tay phất cờ lập nghiệp.
    Xem truyền hình, đọc báo, nghe đài, chị Xuân nảy ý định nuôi lợn siêu nạc. Chị về huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vào trại lợn 60 nái của ông Bình, sang Bắc Giang tìm đến trại lợn 120 nái (nay đã trên 700 con) của anh Hiển để học hỏi cách nuôi, tìm hiểu cặn kẽ con lợn siêu nạc. Tất cả các trang trại đó đều hợp đồng với Công ty cổ phần Thái Lan. Vì thế, từ khi xây chuồng đến lúc đưa lợn về nuôi, công ty CP đã cung cấp con giống, thức ăn và tiêu thụ đầu ra cho lợn của chị Xuân. 4 dãy chuồng lợn của chị hiện có 120 nái, trị giá 1,1 tỉ đồng. Lúc ban đầu, chị bán lợn cho CP. Về sau, tìm hiểu mới biét CP lại bán cho một công ty xuất khẩu lợn ở Hải Phòng. Chị Xuân làm việc với công ty này, ký hợp đồng bán lợn trực tiếp, vừa được giá cao hơn, vừa có ngay tiền mặt. Bình quân mỗi năm chị giao 100 tấn lợn. Năm ngoái có phần lao đao vì giá lợn cả nước đều hạ. Đến năm nay có nhiều thuận lợi, một phần do có dịch cúm gia cầm, nên từ đầu năm mỗi tháng giao được 10 tấn trừ mọi chi phí mỗi tấn lãi 1 triệu đồng.
    Từ trại lợn, chị Xuân quyết định mở rộng diện chăn nuôi. Tiền thu được sau hơn 1 năm từ đầm cá, chị chuyển sang mua bò lai Sind, đúng lúc tỉnh Vĩnh Phúc chọn huyện Vĩnh Tường làm điểm cải tạo đàn bò cỏ thành bò lai Sind và có dự án nuôi bò sữa. Chị về Đông Anh (Hà Nội) mua tận gốc bò lai Sind của dân, giá 8 triệu đ/con, chỉ sau 1 năm đã có giá 16 triệu đ. Hiện nay, chuồng bò 16 con đã có 12 con được giá ngót nghét 20 triệu đ/con. Vợ chồng chị đã tốn công của để san lấp đất trũng giáp đầm cá, xây chuồng bò, chuồng lợn, trồng hơn 1 ha cỏ voi, chủ động cỏ nuôi bò.
    Tất cả công việc chăn nuôi tổng hợp đều khởi đầu từ Đầm Dưng. Chị Xuân thả cá, lo chu đáo đội ngũ bảo vệ, dù không thể quán xuyến 24/24 giờ trên mặt nước mênh mông 79 ha, nhưng cũng không bị mất nhiều cá như trước. Chị có cách kinh doanh riêng về đầm cá. Ở vùng này có nhiều đầm chiêm kết hợp nuôi cá. Vì thế, chị Xuân không bao giờ tát cá vào lúc các đầm chiêm thu hoạch cá, chỉ khi dân hết cá thì chị mới đánh. Cho nên, không bao giờ chị Xuân tát cạn, mà chỉ đánh tỉa thả bù. Ăn Tết xong là lúc các hồ cạn cá, bắt đầu Đầm Dưng đánh cá liên tục 5 tháng, bình quân mỗi tháng 12-15 tấn cá. Vào mùa mưa, cá sinh trưởng, nghỉ đánh. Đến mùa khô, lại đánh liền từ tháng 10 âm lịch đến tháng chạp. Từ năm 2000 đầu tiên đến nay, năm ngoài chị Xuân cũng đạt sản lượng cá 100 tấn, thu 1 tỷ đ, gấp 10 lần so với thầu chung 10 người lần trước. Trừ tiền cá giống và thức ăn, còn lãi trên 700 triệu đ. Vừa qua, chị Xuân nuôi thêm 100 vịt siêu trứng, 500 vịt lai ngoại. Phân lợn, phân bò, phân vịt làm thức ăn cho cá, mỗi ngày mới chỉ hơn 400 kg. Vì thế, chị Xuân đã hợp đồng 2 xe ngựa hàng ngày mua phân của trại bò sữa Vĩnh Thịnh, chở về rải xuống đầm cá, công việc sản xuất, kinh doanh diễn ra suôn sẻ.
    Thế mà chị Phan Thị Xuân vẫn không yên tâm, vì như chị nói: ?oTôi đã có ý nghĩ nuôi cá xuất khẩu. Nhưng đang có một vướng mắc lớn khiến tôi rất e ngại. Đó là thời hạn đấu thầu 7 năm sắp hết (2000-2007). Hiện nay, tôi đã trang trải hết nợ nần, một mình làm chủ trang trại, tổng vốn đầu tư vào trang trại tổng hợp cá - lợn - bò - vịt đã xấp xỉ 3 tỷ đ. Không biết sẽ là thế nào, nếu huyện không cho đấu thầu tiếp, và nếu có thì giá thầu sẽ ra sao?.
    Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam
  8. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0

  9. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0

  10. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này