1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử, Văn Hóa, Truyền Thống, Phong Cảnh, Du Lịch và Con Người Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dhphong_qn80, 22/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0

  2. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0

  3. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0

  4. dhphong_qn8O

    dhphong_qn8O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0


  5. dhphong_qn8O

    dhphong_qn8O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0


  6. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG ĐẦU TIÊN CỦA DÂN TỘC:
    TRIỆU THỊ KHOAN HOÀ

    Là là dòng dõi Vua Thục An Dương Vương, về làm dâu nhà họ Triệu. Khi nhà Triệu mất, sợ liên luỵ bà chạy trốn đến chùa Quảng Hựu, thuộc huyện Chu Diên để nương náu. Nay là chùa Quảng Hựu xã Thanh Lãng huyện Bình Xuyên.
    Bà là mẹ của 5 vị tướng quân tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm Canh Tý (40 CN).
    Nội dung lịch sử được bao trùm trong một truyền thuyết có tên là: ?o5 anh em Chàng Vịt?.
    Bà Khoan Hoà khi nương náu ở chùa Quảng Hựu, vào những đêm đẹp trời, trăng tỏ, vẫn thường vãn cảnh xung quanh hồ nước trước cửa chùa. Một hôm bà nằm mơ thấy một vị thần mặc áo mũ có màu sắc tựa lông vịt, tự xưng là Áp Thần Ban Thổ, rồi từ đó Bà có thai, sinh một bào thai có 5 trứng như trứng vịt. 50 ngày sau trứng nở ra 5 chàng trai, khôi ngô, tuấn tú. Lớn lên họ đều trở thành những người có học vấn, có tài dũng lược. Rồi cả 5 anh em theo Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc Đông Hán, lập nên triều đại Trưng Nữ Vương. Được Bà Trưng phong làm Tướng Quân.
    Sau thất bại ở Cẩm Khê, Hai Bà Trưng tuẫn tiết trên sông Hán, 5 anh em tướng quân đã tìm được thi hài Hai Bà Trưng để mai táng. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, cả 5 vị tướng quân đều chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Nhân dân xã Thanh Lãng nhớ công ơn của 5 vị, lập đền thờ Thánh Mẫu và 5 vị tướng quân.
    Tất cả sự tích, công trạng của 5 vị Đại Vương đều được suy tôn rất đẹp đẽ:
    Xướng nghĩa Trưng triều khai xã tắc
    Hiển linh trần đại tráng sơn hà.
    (Câu đối đền Xuân Lãng)
    Công lao sinh thành, dưỡng dục 5 vị tướng quân đều bởi tấm lòng một bà Mẫu (Mẹ). Về sau Mẫu hoá tại chùa Quảng Hựu, và được mai táng tại khu Minh Lương. Đời sau hết mực khen ngợi:
    Thanh Lãng tự sinh thần, Bắc đồng giản thu, Nam đồng Việt.
    Bạch đằng giang phá tặc, Mẫu Di Dương Vương, tử vi Trưng.
    (Chùa Thanh Lãng sinh thần, Bắc và Nam cùng dòng Lưỡng Việt.
    Sông Bạch Đằng phá giặc, Mẫu dòng dõi Dương Vương, con vì Trưng).
    Tiến sĩ khoa Kỷ Tỵ đời vua Tự Đức (1869) là Nguyễn Văn Ái, người làng Thụ Ích, xã Liên Châu (Yên Lạc) có câu đối viếng:
    Trưng thị đa trung thần, Mẫu chi giáo dã.
    Thục vương hữu hậu duệ, thần kỳ thịnh hồ!
    (Họ Trưng nhiều tôi trung, do Mẫu dạy dỗ.
    Vua Thục còn dòng giống, còn lắm bề tôi trung).
    Bà tuy không trực tiếp đứng dưới cờ của Trung Nữ Vương, nhưng sự hy sinh vì nước của 5 con trai bà, Bà xứng đáng là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đầu tiên trong công cuộc kháng chiến giành lại độc lập cho Tổ quốc thời kỳ lịch sử đầu công nguyên.
    Toàn bộ các di tích Đền Miếu xã Thanh Lãng đều là nơi thờ tự Bà và 5 người con của Bà, tạo thành một quần thể di tích các công thần của Kỉ Trưng Vương đậm đặc nhất tỉnh Vĩnh Phúc.
    Tuy sử sách chưa có một dòng chép về Bà và 5 con của Bà, nhưng hiện thực Đền Miếu thì vẫn cứ nguy nga, tồn tại nhiều thế kỉ. Như bốn chữ lớn trên bức biển hoành ở di tích thờ Bà:
    Thần Đức Vô Cương
    (Đức của thần, không giới hạn)
  7. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG ĐẦU TIÊN CỦA DÂN TỘC:
    TRIỆU THỊ KHOAN HOÀ

    Là là dòng dõi Vua Thục An Dương Vương, về làm dâu nhà họ Triệu. Khi nhà Triệu mất, sợ liên luỵ bà chạy trốn đến chùa Quảng Hựu, thuộc huyện Chu Diên để nương náu. Nay là chùa Quảng Hựu xã Thanh Lãng huyện Bình Xuyên.
    Bà là mẹ của 5 vị tướng quân tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm Canh Tý (40 CN).
    Nội dung lịch sử được bao trùm trong một truyền thuyết có tên là: ?o5 anh em Chàng Vịt?.
    Bà Khoan Hoà khi nương náu ở chùa Quảng Hựu, vào những đêm đẹp trời, trăng tỏ, vẫn thường vãn cảnh xung quanh hồ nước trước cửa chùa. Một hôm bà nằm mơ thấy một vị thần mặc áo mũ có màu sắc tựa lông vịt, tự xưng là Áp Thần Ban Thổ, rồi từ đó Bà có thai, sinh một bào thai có 5 trứng như trứng vịt. 50 ngày sau trứng nở ra 5 chàng trai, khôi ngô, tuấn tú. Lớn lên họ đều trở thành những người có học vấn, có tài dũng lược. Rồi cả 5 anh em theo Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc Đông Hán, lập nên triều đại Trưng Nữ Vương. Được Bà Trưng phong làm Tướng Quân.
    Sau thất bại ở Cẩm Khê, Hai Bà Trưng tuẫn tiết trên sông Hán, 5 anh em tướng quân đã tìm được thi hài Hai Bà Trưng để mai táng. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, cả 5 vị tướng quân đều chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Nhân dân xã Thanh Lãng nhớ công ơn của 5 vị, lập đền thờ Thánh Mẫu và 5 vị tướng quân.
    Tất cả sự tích, công trạng của 5 vị Đại Vương đều được suy tôn rất đẹp đẽ:
    Xướng nghĩa Trưng triều khai xã tắc
    Hiển linh trần đại tráng sơn hà.
    (Câu đối đền Xuân Lãng)
    Công lao sinh thành, dưỡng dục 5 vị tướng quân đều bởi tấm lòng một bà Mẫu (Mẹ). Về sau Mẫu hoá tại chùa Quảng Hựu, và được mai táng tại khu Minh Lương. Đời sau hết mực khen ngợi:
    Thanh Lãng tự sinh thần, Bắc đồng giản thu, Nam đồng Việt.
    Bạch đằng giang phá tặc, Mẫu Di Dương Vương, tử vi Trưng.
    (Chùa Thanh Lãng sinh thần, Bắc và Nam cùng dòng Lưỡng Việt.
    Sông Bạch Đằng phá giặc, Mẫu dòng dõi Dương Vương, con vì Trưng).
    Tiến sĩ khoa Kỷ Tỵ đời vua Tự Đức (1869) là Nguyễn Văn Ái, người làng Thụ Ích, xã Liên Châu (Yên Lạc) có câu đối viếng:
    Trưng thị đa trung thần, Mẫu chi giáo dã.
    Thục vương hữu hậu duệ, thần kỳ thịnh hồ!
    (Họ Trưng nhiều tôi trung, do Mẫu dạy dỗ.
    Vua Thục còn dòng giống, còn lắm bề tôi trung).
    Bà tuy không trực tiếp đứng dưới cờ của Trung Nữ Vương, nhưng sự hy sinh vì nước của 5 con trai bà, Bà xứng đáng là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đầu tiên trong công cuộc kháng chiến giành lại độc lập cho Tổ quốc thời kỳ lịch sử đầu công nguyên.
    Toàn bộ các di tích Đền Miếu xã Thanh Lãng đều là nơi thờ tự Bà và 5 người con của Bà, tạo thành một quần thể di tích các công thần của Kỉ Trưng Vương đậm đặc nhất tỉnh Vĩnh Phúc.
    Tuy sử sách chưa có một dòng chép về Bà và 5 con của Bà, nhưng hiện thực Đền Miếu thì vẫn cứ nguy nga, tồn tại nhiều thế kỉ. Như bốn chữ lớn trên bức biển hoành ở di tích thờ Bà:
    Thần Đức Vô Cương
    (Đức của thần, không giới hạn)
  8. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    DANH THẮNG TÂY THIÊN - TAM ĐẢO, QUÊ HƯƠNG QUỐC MẪU LĂNG THỊ TIÊU VÀ CÁI NÔI CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
    Khu di tích danh thắng Tây Thiên thuộc xã Đại Đình huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc được nhà nước xếp hạng là di tích danh thắng cấp Quốc gia từ năm 1991. Nơi đây không chỉ có thông gieo chim hót, non sông cẩm tú mà còn là quê hương của Quốc Mẫu Lăng Thi Tiêu - người được Hùng Chiêu Vương lập làm chính vương phi. Tương truyền Quốc Mẫu là người thôn Đông Lộ - xã Đại Đình có công giúp vua mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa, trong buổi bình minh của dân tộc. Xong việc lớn không màng danh lợi, Quốc Mẫu trở về nơi sinh ra mình và HOÁ tại đây.

    Không rõ nhân dân địa phương tưởng nhớ công lao, lập Đền thờ Quốc Mẫu trên đỉnh núi Tây Thiên tự bao giờ. Chính sử chỉ xác nhận: Các triều đại phong kiến Việt Nam cường thịnh, từ Đinh, Lý, Trần, Lê? đều phong tặng Quốc Mẫu nhiều danh hiệu cao quý để tỏ lòng kính trọng, Hàng năm, các quan đại thần cùng nhân dân địa phương và khách xa gần bốn mùa hương khói. Phong tục ấy còn mãi đến bây giờ. Có lẽ là duyên trời hội ngộ, non nước Tây Thiên còn để lại cho chúng ta những dấu tích Phật Giáo từ rất sớm: nơi đây có một quần thể chùa chiền, thảo am dày đặc bao gồm: Chùa Thiên Ân, chùa Chân Tiên, chùa Phù Nghì, chùa Đỗ, chùa Lõng Sâu, chùa Gạo, chùa Đồng Cổ, Am Vân Tiêu, Am Song Tuyền, Am Lưỡng Phong? Tiếc rằng do lớp bụi thời gian quá dày, và do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nên đa số các chùa chiền, thảo an, nay chỉ còn là phế tích. Tuy vậy chỉ qua thám sát sơ bộ các dấu ấn kiến trúc phật giáo thời Lý - Trần đã phát lộ rất phong phú, đậm nét.
    Như chúng ta đều biết, phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, do nhu cầu phải biết chữ để học kinh Phật. Trong buổi đầu dựng nước, người tu hành cũng đồng nghĩa với người trí thức, chính vì vậy trong các triều đại Việt Nam cường thịnh đầu tiên: từ Đinh, Lý, Trần? Phật giáo đã có những đóng góp rất to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Tên tuổi các đại sư như: Lý Khánh Văn, Khuông Việt, Vạn Hạnh? mãi mãi được lịch sử ghi công như những người đứng bên cạnh các bậc Minh quân. Chính đại sư Vạn Hạnh là người có công giúp Lê Đại Hành đánh tan giặc Tống và cũng là người khuyên Lý Thái Tổ dời Đô ra Thăng Long để tính kế muôn đời cho con cháu. Nhờ chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng phật giáo, nhà Lý đã thi hành một loạt các chính sách tiến bộ: Khoan sức dân, coi trọng sự học tập, lập Quốc Tử Giám, mở khoa thi kén chọn người tài giúp nước, không phân biệt sang hèn. Đặc biệt, lịch sử và nhân dân ta mãi mãi ghi nhớ công lao của các vị vua anh minh Trần Nhân Tông - với tư cách là người lãnh đạo quân dân cả nước đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai, rồi sau đó từ bỏ giàu sang, quyền quý lên núi tu hành, sáng lập lên Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền riêng của Việt Nam, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hoá dân tộc, tồn tại mãi đến ngày nay.
    Vì vậy có thể nói: tìm đến với những tư tưởng phật giáo chính thống, tìm đến Thiền phái Trúc Lâm cũng đồng nghĩa với tìm về cội nguồn dân tộc, tìm đến tổ tiên với những công tích vẻ vang dựng nước và giữ nước.
    Trong điều kiện đất nước mở cửa, hội nhập quốc tế với biết bao tác động về tư tưởng, văn hoá từ bên ngoài. Tìm đến các tư tưởng tiến bộ của phật giáo về lòng nhân ái, vị tha, về chân - thiện - mỹ, cũng chính là một trong những con đường để giáo dục phẩm chất, đạo đức của con người Việt Nam mới, để giữ gìn cho bản sắc dân tộc mãi mãi trường tồn.
    Có thể là duyên lành gặp nhau, Hoà thượng Thích Thanh Từ - UVH*** giáo hội phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, sau khi nghiên cứu kỹ về Tây Thiên đã đề xuất: Phát tâm xây dựng lại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên - nhằm Chấn Hưng phật giáo nơi chốn tổ.
    Đề xuất của hoà thượng đã được Trung ương giáo hội Việt Nam, các ban ngành ở Trung ương và đặc biệt là Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, cùng bà con phật tử xa gần hoàn toàn đồng tình ủng hộ. Các cấp lãnh đạo chính quyền của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như nhân dân địa phương xin sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất để công trình sớm được hoàn thành, nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của phật tử gần xa, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, đạo đức, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và cũng là nhằm bảo vệ, gìn giữ lâu dài, tăng thêm vẻ đẹp hấp dẫn của rừng cấm quốc gia Tam Đảo.
  9. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    DANH THẮNG TÂY THIÊN - TAM ĐẢO, QUÊ HƯƠNG QUỐC MẪU LĂNG THỊ TIÊU VÀ CÁI NÔI CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
    Khu di tích danh thắng Tây Thiên thuộc xã Đại Đình huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc được nhà nước xếp hạng là di tích danh thắng cấp Quốc gia từ năm 1991. Nơi đây không chỉ có thông gieo chim hót, non sông cẩm tú mà còn là quê hương của Quốc Mẫu Lăng Thi Tiêu - người được Hùng Chiêu Vương lập làm chính vương phi. Tương truyền Quốc Mẫu là người thôn Đông Lộ - xã Đại Đình có công giúp vua mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa, trong buổi bình minh của dân tộc. Xong việc lớn không màng danh lợi, Quốc Mẫu trở về nơi sinh ra mình và HOÁ tại đây.

    Không rõ nhân dân địa phương tưởng nhớ công lao, lập Đền thờ Quốc Mẫu trên đỉnh núi Tây Thiên tự bao giờ. Chính sử chỉ xác nhận: Các triều đại phong kiến Việt Nam cường thịnh, từ Đinh, Lý, Trần, Lê? đều phong tặng Quốc Mẫu nhiều danh hiệu cao quý để tỏ lòng kính trọng, Hàng năm, các quan đại thần cùng nhân dân địa phương và khách xa gần bốn mùa hương khói. Phong tục ấy còn mãi đến bây giờ. Có lẽ là duyên trời hội ngộ, non nước Tây Thiên còn để lại cho chúng ta những dấu tích Phật Giáo từ rất sớm: nơi đây có một quần thể chùa chiền, thảo am dày đặc bao gồm: Chùa Thiên Ân, chùa Chân Tiên, chùa Phù Nghì, chùa Đỗ, chùa Lõng Sâu, chùa Gạo, chùa Đồng Cổ, Am Vân Tiêu, Am Song Tuyền, Am Lưỡng Phong? Tiếc rằng do lớp bụi thời gian quá dày, và do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nên đa số các chùa chiền, thảo an, nay chỉ còn là phế tích. Tuy vậy chỉ qua thám sát sơ bộ các dấu ấn kiến trúc phật giáo thời Lý - Trần đã phát lộ rất phong phú, đậm nét.
    Như chúng ta đều biết, phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, do nhu cầu phải biết chữ để học kinh Phật. Trong buổi đầu dựng nước, người tu hành cũng đồng nghĩa với người trí thức, chính vì vậy trong các triều đại Việt Nam cường thịnh đầu tiên: từ Đinh, Lý, Trần? Phật giáo đã có những đóng góp rất to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Tên tuổi các đại sư như: Lý Khánh Văn, Khuông Việt, Vạn Hạnh? mãi mãi được lịch sử ghi công như những người đứng bên cạnh các bậc Minh quân. Chính đại sư Vạn Hạnh là người có công giúp Lê Đại Hành đánh tan giặc Tống và cũng là người khuyên Lý Thái Tổ dời Đô ra Thăng Long để tính kế muôn đời cho con cháu. Nhờ chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng phật giáo, nhà Lý đã thi hành một loạt các chính sách tiến bộ: Khoan sức dân, coi trọng sự học tập, lập Quốc Tử Giám, mở khoa thi kén chọn người tài giúp nước, không phân biệt sang hèn. Đặc biệt, lịch sử và nhân dân ta mãi mãi ghi nhớ công lao của các vị vua anh minh Trần Nhân Tông - với tư cách là người lãnh đạo quân dân cả nước đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai, rồi sau đó từ bỏ giàu sang, quyền quý lên núi tu hành, sáng lập lên Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền riêng của Việt Nam, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hoá dân tộc, tồn tại mãi đến ngày nay.
    Vì vậy có thể nói: tìm đến với những tư tưởng phật giáo chính thống, tìm đến Thiền phái Trúc Lâm cũng đồng nghĩa với tìm về cội nguồn dân tộc, tìm đến tổ tiên với những công tích vẻ vang dựng nước và giữ nước.
    Trong điều kiện đất nước mở cửa, hội nhập quốc tế với biết bao tác động về tư tưởng, văn hoá từ bên ngoài. Tìm đến các tư tưởng tiến bộ của phật giáo về lòng nhân ái, vị tha, về chân - thiện - mỹ, cũng chính là một trong những con đường để giáo dục phẩm chất, đạo đức của con người Việt Nam mới, để giữ gìn cho bản sắc dân tộc mãi mãi trường tồn.
    Có thể là duyên lành gặp nhau, Hoà thượng Thích Thanh Từ - UVH*** giáo hội phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, sau khi nghiên cứu kỹ về Tây Thiên đã đề xuất: Phát tâm xây dựng lại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên - nhằm Chấn Hưng phật giáo nơi chốn tổ.
    Đề xuất của hoà thượng đã được Trung ương giáo hội Việt Nam, các ban ngành ở Trung ương và đặc biệt là Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, cùng bà con phật tử xa gần hoàn toàn đồng tình ủng hộ. Các cấp lãnh đạo chính quyền của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như nhân dân địa phương xin sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất để công trình sớm được hoàn thành, nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của phật tử gần xa, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, đạo đức, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và cũng là nhằm bảo vệ, gìn giữ lâu dài, tăng thêm vẻ đẹp hấp dẫn của rừng cấm quốc gia Tam Đảo.
  10. steady_lfcfan

    steady_lfcfan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2004
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Một số bài viết về Hai bà Trưng!
    ....
    ============

Chia sẻ trang này