1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử, Văn Hóa, Truyền Thống, Phong Cảnh, Du Lịch và Con Người Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dhphong_qn80, 22/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhphong_qn8O

    dhphong_qn8O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    DANH NHÂN VĂN HOÁ
    NGUYỄN DUY THÌ
    (1572-1652)
    Nguyễn Duy Thì người làng Hợp Lễ, xã An Lãng (nay là xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên), đỗ Hoàng Giáp năm 1598.
    Ông là một người giữ nhiều chức trọng trong nhiều lĩnh vực, là quan trụ cột của quốc gia; Thượng thư bộ Lại kiêm trưởng Lục bộ sự (kiêm coi công việc của 6 bộ) triều đình Lê - Trịnh gần 40 năm. Khi mất, được gia tăng chức Thái tể (Tể tướng). Là người có công lớn trong thời Lê Trung Hưng.


    Ông còn là nhà giáo dục ?" đào tạo có tài, nhiều năm giữ chức hiệu trưởng (tế cửu) Trường Quốc Tử Giám; làm Phó chủ khảo và đảm lãnh công vụ trong 3 khoa thi Đình.
    Ông còn là nhà ngoại giao, từng đi sứ sang Trung Quốc năm 1605.
    Ông là nhà văn, nhà thơ có trước tác để lại cho đời. Văn phẩm còn lại có 3 bài văn bia, 2 bài thơ chép trong sách ?oToàn Việt thi lục?.
    Tuy làm quan to nhưng ông rất gần với dân. Trong bài Khải chúa Trịnh Tùng (1570-1623), ông viết: ?oDân là gốc của nước, đạo trị nước cốt phải yên dân. Trời với dân đều một lẽ, lòng dân vui thì thuận ý trời, nên người giỏi trị nước phải yêu dân như mẹ yêu con?. Từ quan điểm như thế, ông thường đứng về phía nhân dân, bênh vực cho dân như đã hai lần giải nguy cho các làng Yên Xá (Yên Lạc), Thạch Đà (Yên Lãng) khỏi bị triều đình triệt hạ.
    Ông xứng đáng với một lời ca ngợi: ?oAn lãng nhân, An lãng nhân, quốc gia an nguy hệ nhĩ nhất nhân? (Người An Lãng, người An Lãng, Việc yên nguy của nước nhà đều ở ông ta).
  2. dhphong_qn8O

    dhphong_qn8O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    NGUYỄN TRINH
    (1448-?)
    Có sách chép là Nguyễn Phúc Trinh​
    Ông thi đỗ TS danh sách thứ 9/27 Ất mùi, năm Hồng Đức thứ 6 (1475) đời vua Lê Thánh Tông.
    Bài kí chép: ?oVừa kì đại tị, kẻ sĩ trong thiên hạ đều đến trường thi hơn 3000 người. Qua 4 kì thi được 43 người, hợp cách (TT chép vào tháng 3, số dự thi có 3.200 người)?khoa thứ 5 về đời Trung Hưng, tìm rất rộng, kén rất kĩ, cho nên được hiền tài một thời khen thịnh"(1).
    Sách TT chép rõ:
    Vào trường thi Hội, mỗi cử nhân phải làm bài kì nhất: Luận ngữ 3 đề, Mạnh Tử 4 đề, Trung dung 1 đề. Cộng là 8 đề. Người dự thi tự chọn 4 đề mà làm, không được thiếu. Về ngũ kinh, mỗi kinh 3 đề, riêng kinh Xuân Thu 2 đề. Vào kì thứ 2, thơ và phú mỗi loại 1 bài, thơ dùng thể Đường luật, phú dùng thể Lí Bạch. Kì ba thi chiếu chế, biểu 1 mỗi thể một bài. Kì tư, sách vấn, đầu đề hỏi về ý nghĩa dị đồng của ?oKinh?, ?oSử? và nội dung thao lược của tướng soái.
    Ngày 11 tháng 5, thi Đình vua Thánh Tông ngự điện Kính Thiên thân ra đề văn sách, hỏi về đạo vua tôi ngày xưa.
    Nguyễn Trinh là em ruột của Nguyễn Tộ, người xã Sơn Đông thi đỗ ở tuổi 28, có danh sách trong ?oDanh hiền lục?.
    Ông là người có sức khoẻ hơn người, nên được tuyển chọn là Đô lực sĩ.
    Sau khi đỗ TS ông làm quan ở Bộ Lại(2) trải thăng từ chức cấp sự, tới chức thượng thư, hàm tòng nhị phẩm.
  3. dhphong_qn8O

    dhphong_qn8O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    NGUYỄN TRINH
    (1448-?)
    Có sách chép là Nguyễn Phúc Trinh​
    Ông thi đỗ TS danh sách thứ 9/27 Ất mùi, năm Hồng Đức thứ 6 (1475) đời vua Lê Thánh Tông.
    Bài kí chép: ?oVừa kì đại tị, kẻ sĩ trong thiên hạ đều đến trường thi hơn 3000 người. Qua 4 kì thi được 43 người, hợp cách (TT chép vào tháng 3, số dự thi có 3.200 người)?khoa thứ 5 về đời Trung Hưng, tìm rất rộng, kén rất kĩ, cho nên được hiền tài một thời khen thịnh"(1).
    Sách TT chép rõ:
    Vào trường thi Hội, mỗi cử nhân phải làm bài kì nhất: Luận ngữ 3 đề, Mạnh Tử 4 đề, Trung dung 1 đề. Cộng là 8 đề. Người dự thi tự chọn 4 đề mà làm, không được thiếu. Về ngũ kinh, mỗi kinh 3 đề, riêng kinh Xuân Thu 2 đề. Vào kì thứ 2, thơ và phú mỗi loại 1 bài, thơ dùng thể Đường luật, phú dùng thể Lí Bạch. Kì ba thi chiếu chế, biểu 1 mỗi thể một bài. Kì tư, sách vấn, đầu đề hỏi về ý nghĩa dị đồng của ?oKinh?, ?oSử? và nội dung thao lược của tướng soái.
    Ngày 11 tháng 5, thi Đình vua Thánh Tông ngự điện Kính Thiên thân ra đề văn sách, hỏi về đạo vua tôi ngày xưa.
    Nguyễn Trinh là em ruột của Nguyễn Tộ, người xã Sơn Đông thi đỗ ở tuổi 28, có danh sách trong ?oDanh hiền lục?.
    Ông là người có sức khoẻ hơn người, nên được tuyển chọn là Đô lực sĩ.
    Sau khi đỗ TS ông làm quan ở Bộ Lại(2) trải thăng từ chức cấp sự, tới chức thượng thư, hàm tòng nhị phẩm.
  4. dhphong_qn8O

    dhphong_qn8O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0

  5. dhphong_qn8O

    dhphong_qn8O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0

  6. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0

    Gòc nhò? Tam Đà?o
  7. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0

    Gòc nhò? Tam Đà?o
  8. amateur20

    amateur20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0

    ÔNG NHẤC ĐÁ
    Làng Yên Bài và làng Yên Mạc xưa thuộc tổng Xa Mạc, huyện Yên Lãng (nay thuộc huyện Mê Linh, ngoại thành Hà Nội). Một lần nọ, hai làng tranh nhau địa giới, không xã nào chịu xã nào. Dân Yên Mạc tranh lấn được chỗ có hòn đá lớn thuộc địa phận của Yên Bài về cho mình và nói:
    ?"Từ nay, hòn đá này ở đâu là địa phận Yên Bài tới đó.
    Yên Bài lên kiện quan, quan cũng bênh Yên Mạc và quyết định cứ lấy hòn đá làm mốc.
    Hòn đá rất lớn, muốn di chuyển phải dùng trâu kéo. Bọn kỳ hào Yên Mạc lại đặt luôn một điếm canh bên hòn đá. Dân Yên Bài rất bực tức bèn sang Yên Lỗ (thuộc tổng Hương Canh huyện Bình Xuyên, nay thuộc xã Đạo Đức huyện Tam Đảo) nhờ giúp sức. Ở Yên Lỗ có một đô vật nổi tiếng là khỏe, vật đâu giật giải đấy, đến nỗi cứ thấy ông tới dự hội, các đô vật đầu phải xin ông đừng tham dự để ?ocác đàn em? được nhờ !
    Ông đô Yên Lỗ biết chuyện Yên Bài bị chức dịch Yên Mạc ăn hiếp mà mất đất, liền hăng hái nói:
    ?"Không phải đông người mà cũng chẳng cần mưu kế gì hết, các ông cứ để mặc tôi, khắc xong.
    Ông đô tới chỗ hòn đá ngồi rình hai đêm liền và thấy canh tư là lúc tuần điếm Yên Mạc ngủ say nhất. Đêm thứ ba, ông đến bên hòn đá, chờ lúc yên ắng, liền lựa thế nhấc bổng hòn đá lên, vác thẳng ngang qua đất Yên Mạc. Đi một hồi thì ông mệt, liền đặt hòn đá xuống đất ngồi nghỉ. Một lúc sau nghe gà gáy lần thứ hai, biết trời sắp sáng, ông bỏ hòn đá ở đấy rồi ra về. Thế là Yên Bài không những lấy lại được phần đất cũ mà còn mở rộng được thêm đất.
    Từ đó, Yên Bài và Yên Lỗ kết nghĩa với nhau và nơi ông đô đặt hòn đá được xây dựng một ngôi chùa gọi tên là Phúc Thịnh. Trong đó có đắp tượng ?oông nhấc đá?. Tượng này ngoảnh mặt nhìn riêng một hướng, không chung hướng với các tượng Phật khác.
    (St)
  9. amateur20

    amateur20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0

    ÔNG NHẤC ĐÁ
    Làng Yên Bài và làng Yên Mạc xưa thuộc tổng Xa Mạc, huyện Yên Lãng (nay thuộc huyện Mê Linh, ngoại thành Hà Nội). Một lần nọ, hai làng tranh nhau địa giới, không xã nào chịu xã nào. Dân Yên Mạc tranh lấn được chỗ có hòn đá lớn thuộc địa phận của Yên Bài về cho mình và nói:
    ?"Từ nay, hòn đá này ở đâu là địa phận Yên Bài tới đó.
    Yên Bài lên kiện quan, quan cũng bênh Yên Mạc và quyết định cứ lấy hòn đá làm mốc.
    Hòn đá rất lớn, muốn di chuyển phải dùng trâu kéo. Bọn kỳ hào Yên Mạc lại đặt luôn một điếm canh bên hòn đá. Dân Yên Bài rất bực tức bèn sang Yên Lỗ (thuộc tổng Hương Canh huyện Bình Xuyên, nay thuộc xã Đạo Đức huyện Tam Đảo) nhờ giúp sức. Ở Yên Lỗ có một đô vật nổi tiếng là khỏe, vật đâu giật giải đấy, đến nỗi cứ thấy ông tới dự hội, các đô vật đầu phải xin ông đừng tham dự để ?ocác đàn em? được nhờ !
    Ông đô Yên Lỗ biết chuyện Yên Bài bị chức dịch Yên Mạc ăn hiếp mà mất đất, liền hăng hái nói:
    ?"Không phải đông người mà cũng chẳng cần mưu kế gì hết, các ông cứ để mặc tôi, khắc xong.
    Ông đô tới chỗ hòn đá ngồi rình hai đêm liền và thấy canh tư là lúc tuần điếm Yên Mạc ngủ say nhất. Đêm thứ ba, ông đến bên hòn đá, chờ lúc yên ắng, liền lựa thế nhấc bổng hòn đá lên, vác thẳng ngang qua đất Yên Mạc. Đi một hồi thì ông mệt, liền đặt hòn đá xuống đất ngồi nghỉ. Một lúc sau nghe gà gáy lần thứ hai, biết trời sắp sáng, ông bỏ hòn đá ở đấy rồi ra về. Thế là Yên Bài không những lấy lại được phần đất cũ mà còn mở rộng được thêm đất.
    Từ đó, Yên Bài và Yên Lỗ kết nghĩa với nhau và nơi ông đô đặt hòn đá được xây dựng một ngôi chùa gọi tên là Phúc Thịnh. Trong đó có đắp tượng ?oông nhấc đá?. Tượng này ngoảnh mặt nhìn riêng một hướng, không chung hướng với các tượng Phật khác.
    (St)
  10. amateur20

    amateur20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0
    CÔ GÁI QUÝ NHƯ VÀNG
    Làng Phù Phong (nay thuộc xã Cao Xá, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú) có một gia đình hiếm muộn chỉ sinh được mỗi mụn con gái, quý như vàng nên đặt tên Nguyễn Thị Vàng. Vàng rất thông minh, học hết chữ của thầy đồ làng và cũng học hết các môn côn quyền của thầy võ được bố mẹ chìu con đón về truyền dạy. Ngày ngày, Vàng cũng hái dâu, dệt củi như các chị em khác vì đó là nghề truyền thống của làng. Nhưng rồi vốn có chí muốn đi đó đi đây, lại đem tơ theo thuyền ngược sông Hồng, bán ở các chợ bên sông, nên Vàng biết được nhiều nơi, quen rất nhiều người.
    Có lần quân lính họ Trịnh đỗ thuyền bên bến Phù Phong lên chơi chợ, thấy lụa làng đẹp, gái làng xinh, chúng liền giở trò cướp bóc và trêu chọc. Chợ bị vỡ, nhưng Nguyễn Thị Vàng đã vén tóc, xắn tay áo, túm ngực tên quan chỉ huy quật hắn xuống ngựa, rồi kêu gọi mọi người xúm lại đánh bọn lính ăn cướp. Từ đấy, khắp vùng Bạch Hạc, Tam Đái nổi tiếng ?ocô Vàng làng Phụng? (tên nôm làng Phù Phong). Vàng được nhân dân hết lòng quý mến.
    Được tin Nguyễn Huệ ra Bắc đánh họ Trịnh, cô Vàng đứng ra chiêu mộ một đội quân ba trăm người cả nam cả nữ, kéo về Thăng Long yết kiến Nguyễn Huệ. Bắc Bình Vương khen ngợi cô Vàng và đội dân binh. Từ đó đội quân làng Phụng với nữ đốc tướng Nguyễn Thị Vàng đã tham gia nhiều trận đánh dẹp quân Trịnh.
    Khi quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu theo gót Lê Chiêu Thống xâm lược nước ta, Vàng đã mang quân bản bộ đánh nhiều trận phục kích tiêu diệt quân Thanh, trong đó có trận rừng Nú (nay thuộc xã Minh Nông, Việt Trì) đánh tan một đạo quân lớn của giặc. Bà còn về Thăng Long do thám địch tình và khi vua Quang Trung ra Bắc, bà đến tâu trình với vua tình hình quân Thanh, sau đó được tham dự trận đại phá quân Thanh xuân Kỷ Dậu (1789).
    Quét xong giặc nhà Thanh, vua Quang Trung ban cho bà Vàng thực ấp ?othượng chí Trịnh Xá, hạ chí Minh Nông? (nay là các xã Vĩnh Lại, Cao Xá (Phong Châu), Thụy Vân và Minh Nông (Việt Trì)). Đó là các làng xã đã có người theo bà dẹp loạn.
    (ST)

Chia sẻ trang này