1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử, Văn Hóa, Truyền Thống, Phong Cảnh, Du Lịch và Con Người Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dhphong_qn80, 22/05/2004.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. amateur20

    amateur20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0
    CÔ GÁI QUÝ NHƯ VÀNG
    Làng Phù Phong (nay thuộc xã Cao Xá, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú) có một gia đình hiếm muộn chỉ sinh được mỗi mụn con gái, quý như vàng nên đặt tên Nguyễn Thị Vàng. Vàng rất thông minh, học hết chữ của thầy đồ làng và cũng học hết các môn côn quyền của thầy võ được bố mẹ chìu con đón về truyền dạy. Ngày ngày, Vàng cũng hái dâu, dệt củi như các chị em khác vì đó là nghề truyền thống của làng. Nhưng rồi vốn có chí muốn đi đó đi đây, lại đem tơ theo thuyền ngược sông Hồng, bán ở các chợ bên sông, nên Vàng biết được nhiều nơi, quen rất nhiều người.
    Có lần quân lính họ Trịnh đỗ thuyền bên bến Phù Phong lên chơi chợ, thấy lụa làng đẹp, gái làng xinh, chúng liền giở trò cướp bóc và trêu chọc. Chợ bị vỡ, nhưng Nguyễn Thị Vàng đã vén tóc, xắn tay áo, túm ngực tên quan chỉ huy quật hắn xuống ngựa, rồi kêu gọi mọi người xúm lại đánh bọn lính ăn cướp. Từ đấy, khắp vùng Bạch Hạc, Tam Đái nổi tiếng ?ocô Vàng làng Phụng? (tên nôm làng Phù Phong). Vàng được nhân dân hết lòng quý mến.
    Được tin Nguyễn Huệ ra Bắc đánh họ Trịnh, cô Vàng đứng ra chiêu mộ một đội quân ba trăm người cả nam cả nữ, kéo về Thăng Long yết kiến Nguyễn Huệ. Bắc Bình Vương khen ngợi cô Vàng và đội dân binh. Từ đó đội quân làng Phụng với nữ đốc tướng Nguyễn Thị Vàng đã tham gia nhiều trận đánh dẹp quân Trịnh.
    Khi quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu theo gót Lê Chiêu Thống xâm lược nước ta, Vàng đã mang quân bản bộ đánh nhiều trận phục kích tiêu diệt quân Thanh, trong đó có trận rừng Nú (nay thuộc xã Minh Nông, Việt Trì) đánh tan một đạo quân lớn của giặc. Bà còn về Thăng Long do thám địch tình và khi vua Quang Trung ra Bắc, bà đến tâu trình với vua tình hình quân Thanh, sau đó được tham dự trận đại phá quân Thanh xuân Kỷ Dậu (1789).
    Quét xong giặc nhà Thanh, vua Quang Trung ban cho bà Vàng thực ấp ?othượng chí Trịnh Xá, hạ chí Minh Nông? (nay là các xã Vĩnh Lại, Cao Xá (Phong Châu), Thụy Vân và Minh Nông (Việt Trì)). Đó là các làng xã đã có người theo bà dẹp loạn.
    (ST)
  2. haromeo

    haromeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    (Bài của: thaiduckhai )
    Đền thờ Trần Nguyên Hãn
    Đá mài gươm của Trần Nguyên Hãn
    Đền ở thôn Đa Cai, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch. Đền thờ Trần Nguyên Hãn Tả tướng quốc phò Lê Lợi diệt giặc Minh giải phóng đất nước thế kỷ XV. Đền được xây dựng trên một thế đất bằng phẳng, rộng cao, tương truyền chính là nơi đặt phủ đệ cũ của Trần Nguyên Hãn. Đền được kiến trúc theo kiểu chữ "Đinh", xung quanh có tường bao bọc tạo thành khuôn viên chữ "Điền" vuông vắn.
    Liên quan tới di tích tương truyền còn có 2 vật cổ: Thanh gươm và Phiến đá mài gươm.
    Truyện kể rằng: Thời kỳ giặc Minh thống trị nước ta, Trần Nguyên Hãn mới bước vào tuổi thanh xuân. Trong một lần đi cày ở nương Gò Rạch, Trần Nguyên Hãn cày bật lên một thanh sắt dài như gươm. Đêm đêm ông đem gươm ra mài ở một hòn đá lớn bên bờ ao Son, cạnh đường vào nhà ông tức là đầu con đường vào đền thờ Tả tướng quốc bây giờ. Hòn đá có vết lõm sâu dài. Thanh gươm được Trần Nguyên Hãn mang bên người, tình cờ Trần Nguyên Hãn được một ông chủ bè ở cửa sông Phú Hậu tặng một thanh gỗ hình chuôi gươm vớt ở dưới lòng sông, khi cắm lưỡi gươm vào thì vừa khít.
    Đền thờ Trần Nguyên Hãn
    Thanh gươm huyền thoại ấy đã gắn liền với những chiến tích lẫy lừng của vị công thần khai quốc thứ nhất triều Lê. Tương truyền, về sau Tôn Thất Thuyết đã mượn thanh gươm ấy đem đi Cần Vương chống Pháp.
    Còn phiến đá, sau một thời gian dài bị phù sa sông Lô lấp, ngày 12/01/1998 nhân dân thôn Đa Cai đã tìm thấy ở độ sâu 2m nghiêng về phía ao Sen, chiều dài khoảng 2,49m, chiều rộng khoảng 1,6m, bề dày khoảng 0,4m và nặng khoảng 2 tấn: Phiến đá cổ tích này được chính quyền và nhân dân xã Sơn Đông trục vớt lên, chuyển về đặt trong khuôn viên đền thờ Tả tướng quốc để mọi người cùng chiêm ngưỡng dấu tích còn lại của người anh hùng thủa trước.
    "Chờ đợi mãi cuối cùng em cũng đến/ Chỉ tiếc mùa thu vừa mới qua rồi/ Chỉ còn lại trên bàn bông cúc tím/ bốn cánh tàn ba cánh sắp sửa rơi!""
  3. congarung9

    congarung9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Ac...Ac....Em bó tay luôn với mấy Pác Vĩnh Phúc này roài..................Bài đã viết lại cẩn thận thế mà vẫn xủa của tui hả .......
    đang chơi ở vĩnh yên vừa vào được diễn đàn là đã có thư thông báo bàii roài Ẹc.............Ẹc................
    .................................
    [​IMG]
  4. VGV

    VGV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Cá dầu Đầm Vạc

    Cá dầu đầm Vạc béo mềm, thịt ngọt và bùi. Cá băm chả hoặc kho tương là những món dân dã thú vị. Đây là món đặc sản của Vĩnh Phúc.
    Đầm Vạc tỉnh Vĩnh Phúc nay đã trở thành một trung tâm du lịch. Vùng này có đặc sản tép dầu rất thú vị. Vào mùa thu, tép dầu bước vào mùa đẻ trứng. Cá dầu dài khoảng 5-7 cm, chiều ngang chừng 1-1,5 cm, có đầu bằng chứ không nhọn như cá mương. Cá cái vào độ này bụng chứa đầy trứng, tròn căng.
    Cá dầu băm chả làm món ăn bổ dưỡng, giàu đạm, là món nhắm thơm lừng ấm đậm chân răng. Còn ăn phổ biến là kho. Cá dầu kho cạn, kho cứng với tương Bần, với nước dừa ăn nóng hay ăn nguội đều ngon, sánh được với cá bống sông Trà, Quảng Ngãi.
    Cá dầu vừa thơm, béo lại có vị bùi và dĩ nhiên là khi ăn, cứ "cắn ngang xương" mà không sợ vì xương cũng đã nhừ... Bên bát cơm thơm bốc khói với đĩa cá dầu kho, đĩa rau tươi, vài quả cà pháo muối giòn, đáng giá bữa tiệc ngọt bùi thanh cao mà thiên nhiên ban tặng.

    Nguồn: VnExpress

  5. Amazonsky

    Amazonsky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    508
    Đã được thích:
    0
    Khánh thành Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên
    Hôm qua 27/11, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm lễ khánh thành Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên. Thiền viện này được xây dựng trong 15 tháng, với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng.
    Thiền viện này được xây dựng với kiến trúc mang dấu ấn chùa của người Việt, không rập khuôn bắt chước bất cứ lối kiến trúc ngoại lai nào. Thiền viện Tây Thiên không chỉ đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của nhân mà còn cùng với khu du lịch Tam Đảo góp phần phát triển kinh tế cho nhân dân Vĩnh Phúc.
    Theo Thiền sư Thích Thanh Từ, ?oThiền viện này sẽ tạo tiền đề cho những công trình nghiên cứu tiếp theo ngõ hầu làm sáng tỏ giá trị của Phật giáo Tây Thiên - cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Qua đó, thiền phái Trúc lâm đã cùng với Giáo hội góp phần phát huy và bảo tồn bản sắc văn hoá Phật giáo Việt Nam.?
    Nhân dịp này Thượng toạ Thích Kiến Nguyệt đã được bổ nhiệm trụ trì Thiền viện Trúc lâm Tây thiên cùng với 6 vị Hoà thượng được điều chuyển từ Thiền viện Đà Lạt ra
    (Theo dantri.com.vn)
  6. goldendream_3112

    goldendream_3112 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2004
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    [http://www.cand.com.vn/vi-vn/anninhtrattu/tinantt/2005/12/66230.cand
  7. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Lễ vật tế đình và tiệc ở Hương Canh
    Ba làng Canh ngày xưa gọi là Kẻ Cánh thuộc tổng Hương Canh, nay là thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ở đây có ba ngôi đình đều đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Hàng năm, Xuân Thu nhị kỳ đều có tế lễ rất long trọng.
    Nghi thức tế lễ ba đình ở đây cũng giống như các nơi khác, riêng phần lễ vật phải giữ đúng theo quy định riêng; ngoài thủ lợn, mâm xôi mà phải là xôi trắng không có đỗ, còn phải có một con lợn thui chín; con lợn này không cần to nhưng phải là lợn đen tuyền chỉ nặng chừng 30kg trở xuống; nếu là lợn rừng săn bắt được hoặc lợn ta nuôi thả rông cho giống lợn hoang càng tốt. Trước khi dâng tế đình, con lợn được đem ra miếu ngoài đồng chọc tiết, thui vàng, mổ moi hết nội tạng rồi quay trên đống than hồng cho thật chín vàng; sau đó, trịnh trọng đặt lợn vào mâm đồng khênh rước vào tế đình.
    Cỗ đình ở đây mang tính nghi thức là chính nhưng lại là cỗ đại trà nên được tổ chức rất giản đơn. Bình quân mỗi người dự tiệc kể cả quan viên chức sắc... chỉ một nắm xôi to, vài miếng thịt thái mỏng chấm muối, vài đĩa rau củ quả xào lòng gan, ba bát canh thập cẩm nhưng tuyệt đối kiêng hành, tỏi.
    Lúc vào mâm, các cụ trưởng lão, chức sắc, khách khứa được mời lên chiếu trên rồi lần lượt mọi người nhìn nhau mà ngồi vào các chiếu dưới, cứ bốn người một mâm. Các trai đinh còn ít tuổi cũng vào ngồi ăn với nhau trong các nhà giải vũ, nhà tả hữu vu bên ngoài; đặc biệt, không ai phục vụ ai, chỉ có anh mõ đi lại phục vụ các mâm trên mà thôi. Tiệc đình làng thời xưa không có phụ nữ; các cụ các bà đã có chùa để giao lưu.
    Tuy cỗ bàn đạm bạc nhưng tiệc ở đình rất trang trọng và vui vẻ, riêng khoản rượu thì rất dồi dào vì có nhiều nguồn cung cấp; đó là do các quan khách đến lễ bái thường kèm theo một thẻ hương và vài chai rượu trắng; bên cạnh đó, vào những ngày này, tại các gia đình cũng đều làm cỗ tiệc làng, nhiều nhà đội cỗ ra đình để cầu tài cầu lộc, cúng xong đội cỗ về còn chai rượu thì để lại.
    Tiệc đình làng Canh vào dịp Hạ điền thường là tiệc chay; lễ vật cúng thành hoàng chỉ là xôi chè hoặc bánh dày chè kho. Xôi vẫn là xôi trắng và chè cũng là chè con ong nấu bằng xôi nếp với mật giọt.
    Bánh dày tế đình là loại bánh giã bằng xôi cứng và nặn to bằng cả lòng mâm đồng nhưng không có nhân. Chè kho cũng nấu thật khô bằng đỗ đãi cùng mật rồi đổ khuôn bằng bát to hoặc khay lớn. Bánh dày và chè kho đều có thể cắt lát mỏng nướng trên bếp than hồng sẽ trở thành bánh phồng.
    Ngày nay, việc cúng tế ba đình ở Hương Canh về cơ bản vẫn được giữ theo tục lễ cũ (bỏ đi các thủ tục rườm rà và giữ lại những thuần phong mỹ tục). Tiệc đình ngày nay không chỉ có các ông lão mà còn có cả những bà lão; mọi người cùng vui vẻ, cùng nâng chén để thụ lộc thánh giữa chốn đình chung, cùng bàn việc làng việc nước và cùng chung tay xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư.
  8. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Mình đang tìm tài liệu về Chiến khu Ngọc Thanh (TX. Phúc Yên) và Đền đá Phú Đa (Vĩnh Tường). Các bạn có ai có thông tin hay tư liệu gì thì giúp mình với. Cảm ơn trước nhé!
  9. supersh88

    supersh88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Các bác lâu năm trong nghề, có biết website nào nói nhiều về các chủ đề này không, em thấy ở các tỉnh khác - đặc biệt là các thành phố lớn, hệ thống quảng cáo trên internet của họ về du lịch là rất tốt !
  10. Hau_KimNgoc

    Hau_KimNgoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0

    Mình đang có ý định xây dựng một website về Vĩnh Phúc, để quảng bá quê hương, bạn nào có cùng mong muốn, xin mời cùng tham gia
    http://www4.ttvnol.com/Vinhphuc/774104.ttvn

Chia sẻ trang này