1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử, Văn Hóa, Truyền Thống, Phong Cảnh, Du Lịch và Con Người Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dhphong_qn80, 22/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. isabell

    isabell Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    0
    CÁC BÁC GIÚP EM VỚI,HIỆN TẠI BÂY GIỜ EM ĐANG CẦN GẤP TƯ LIỆU VIẾT BÀI VỀ XÃ THANH LÃNG_HUYỆN BÌNH XUYÊN_VP
    NỘI DUNG VỀ CÁC DỊP LỄ HỘI NƠI ĐÂY,NGUỒN GỐC VÀ XUẤT SỨ CÁC LỄ HỘI NÀY.
    LỄ HỘI NÀO TRUYỀN THỐNG ĐẶC TRƯNG THÌ CÀNG TỐT
    EM SẼ HẬU TẠ NHIỀU NHIÈU Ạ,TRƯỚC TIÊN LÀ 5* ĐÃ NHÉ
    CÓ JÌ CÁC BÁC VÀO NICK: lovely_small_ant83 em xin được lắng nghe ngay ạ
  2. sakura

    sakura Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2001
    Bài viết:
    1.660
    Đã được thích:
    0
    Ở Vĩnh Yên có khách sạn Sông Hồng mới xây, đẹp tuyệt vời. Up ảnh lên cho bà con chiêm ngưỡng phát
    [​IMG]
  3. trai_thainguyen204

    trai_thainguyen204 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác Vĩnh phúc em có 1 chút việc nho nhỏ muốn hỏi và nhờ các bác. Chẳng là thứ 7-cn t]c 9-10/9 này kớp em tổ chức đi Tây thiên và Tam đảo vậy các bác có thể cho em biết chỗ nào ăn uống và nghỉ ngơi giá mềm mềm tý ko. Bọn em định nghỉ đêm ở Tam đảo.
    Thank
  4. friendship_forever_8x

    friendship_forever_8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    12.976
    Đã được thích:
    0
    Thật khó cho bạn rùi........ít người qua lại để nói với bạn rùi.........Hơn nữa ở tại đất VP thì chỉ đi về trong ngày nếu đi Tây Thiên.........hì.......Nếu đinh đi hai nơi đó thì bạn đi Tây Thiên trước roài quay về đi Tam Đảo và nghỉ qua đêm ở đó.........Tiếc là mình vào đây muộn hơn yêu cầu của bạn rùi........
  5. crazy_beggar

    crazy_beggar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2004
    Bài viết:
    2.437
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa thời sinh viên, trong môn học có nhắc đến di chỉ khảo cổ Đồng Đậu -Gò Mun. Và có lần đã đi qua Đồng Đậu thuộc huyện Yên Lạc (định ghé vào đó kiếmchút đồ cổ sót lại). Hôm nay kiếm được chút thông tin về di chỉ này.
    Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) - Khu di tích khảo cổ học lớn nhất Việt nam
    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hiện đang tổ chức triển lãm, giới thiệu các cổ vật khai quật được tại khu di tích Gò Mun - Đồng Đậu nhân kỷ niệm 40 năm phát hiện di chỉ này (1962 - 2002).
    Khu di tích Đồng Đậu được phát hiện một cách ngẫu nhiên vào năm 1962. Di chỉ nằm trên một gò đất mang tên gò Đậu, xung quanh nhiều hồ ao thuộc thị trấn Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc. Trong một lần làm đường giao thông, người ta đã đào một phần gò và phát hiện nhiều di chỉ cổ. Lần khai quật đầu tiên được tiến hành vào năm 1965 đã cho thấy khu di tích có một lượng di chỉ hết sức phong phú, đa dạng. Từ đó đến nay, Đồng Đậu đã trải qua 6 lần khai quật (nhiều nhất so với tất cả các khu vực khảo cổ khác), trong đó Viện Khảo cổ học tiến hành 3 lần và Bảo tàng lịch sử Việt Nam tiến hành 3 lần, chưa kể rất nhiều đợt thám sát, phúc tra của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Kết quả thu được là số hiện vật nhiều nhất từ trước tới nay, trong đó có hàng ngàn hiện vật đồ đá và đồ đồng, vài trăm hiện vật bằng xương, gốm..., khối lượng lên tới vài chục tấn. Đồng Đậu vốn là một gò đất hiền lành, nay trở thành một địa điểm khảo cổ học có thể nói là quan trọng vào bậc nhất trong việc nghiên cứu về quá trình hình thành cộng đồng Việt cổ ở Đồng bằng sông Hồng - biểu tượng của sự hình thành dân tộc.
    Trong khoảng diện tích khảo cổ rộng nhất (khoảng 62000m²), rải rác tới 200 địa điểm khảo cổ học trải dài từ tỉnh Phú Thọ cho tới khu vực ven sông Hồng ngoại thành Hà Nội. So với tất cả các khu vực khảo cổ khác (thường có tầng văn hóa khoảng 40-50cm), Đồng Đậu có tầng văn hóa dày nhất (khoảng 4m) và có diễn biến từ dưới lên theo tiến trình thời gian. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra 4 tầng văn hóa của di tích khảo cổ này. Lớp dưới cùng (cổ nhất) khai quật được nhiều đồ đá và xương. Máy xác định niên đại cho thấy những hiện vật này có cách đây trên 3000 năm. Lớp thứ hai: đồ đá và đồng, lớp thứ ba cũng là đồ đá và đồ đồng nhưng mới hơn và kỹ thuật đã tinh xảo hơn nhiều. Lớp thứ tư, trên cùng, cho thấy có nhiều đồ gốm và cả một ngôi mộ cổ còn tương đối nguyên vẹn, tay trái đeo vòng đá, có niên đại cách đây khoảng 2500năm. Theo nghiên cứu của các cán bộ nhân học thì đó là hài cốt một người đàn ông. Bốn tầng văn hóa phản ánh tương đối toàn diện quá trình hình thành và sự phát triển cũng như về đời sống kinh tế, văn hóa của người Việt Cổ - những cư dân thời đại kim khí cư trú liên tục trong gần 2000 năm. Những tài liệu khoa học thu được từ lòng đất Đồng Đậu đã góp phần chứng minh nguồn gốc bản địa của văn hóa Đông Sơn và cung cấp nhiều sử liệu gốc để nghiên cứu thời dựng nước đầu tiên của dân tộc: thời Hùng Vương.
    Là người trực tiếp điều hành công tác khai quật khu di tích Đồng Đậu và có nhiều công trình nghiên cứu về khu di tích, Phó giáo sư Hoàng Xuân Trinh, Viện phó Viện khảo cổ học, đánh giá: "Với những di vật khai quật được, Đồng Đậu hiện nay là một khu di chỉ khảo cổ học lớn nhất nước ta với diện tích rộng nhất, tầng văn hóa dày nhất, và số di vật phong phú, đồ sộ nhất, lâu đời nhất. Do đó, cũng chưa nơi nào có số lần khai quật lên đến 6 lần như ở đây".
    Đồng Đậu đã được xếp hạng di sản văn hóa cấp quốc gia. Vấn đề đặt ra là làm sao bảo tồn và khai thác các giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế của khu di chỉ này một cách hiệu quả. Tỉnh Vĩnh Phúc đang có ý định xây dựng một bảo tàng khảo cổ học ngoài trời, ngay trên diện tích đã được khai quật, trưng bày những hiện vật đã khai quật được trong một không gian tự nhiên vốn có của nó để khách tham quan có thể hình dung một cách sinh động, cụ thể về khu di tích cũng như về đời sống của người Việt cổ ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, làm sao để trưng bày hiện vật ngoài trời ngay tại khu vực khai quật mà vẫn giữ được nguyên vẹn các hiện vật trước tác động ngoại cảnh, đặc biệt là thời tiết nắng lắm mưa nhiều của nước ta, thì lại là một vấn đề khó khăn. Hy vọng rằng khu di tích Đồng Đậu sẽ được quan tâm đầu tư cho công tác bảo tồn và khai thác xứng với tầm cỡ giá trị của nó.
    (Nguồn: http://www.cinet.gov.vn/detail.aspx?source=1&catid=20&newsid=11917)
  6. crazy_beggar

    crazy_beggar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2004
    Bài viết:
    2.437
    Đã được thích:
    0
    DI CỐT NGƯỜI CỔ Ở ĐỒNG ĐẬU (Vĩnh Phúc)
      

            [​IMG]rong lần khai quật lần thứ sáu của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Sở Văn hóa ?" Thông tin ?" Thể thảo Vĩnh Phúc năm 1999, tại di tích khảo cổ học Đồng Đậu ở xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện được một ngôi mộ cổ còn khá nguyên vẹn. Ngôi mộ cổ nằm trong lớp văn hóa Phùng Nguyên muộn, ở phía tây nam gò Đồng Đậu. Theo Ngô Thế Phong, người chủ trì khai quật, ngôi mộ này có niên đại khoảng 3.500 năm cách ngày nay.
              I. TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
              Bộ xương còn khá nguyên vẹn, từ phần xương ống chân trở xuống. Không thể có hiện tượng tiêu xương, vì di cốt còn khá cứng. Có lẽ người thời đại sau đã đào một hố trúng phần này và làm mất đi cả phần ống chân, cổ chân, bàn chân. Dẫu sao dựa vào xương đùi và xương cánh tay, chúng tôi đã tính được chiều cao của cá thể là 1,59m.
              Điều đặc biệt thú vị là ở cẳng tay phải có đeo một vòng đá to, đường kính vòng đá tới 106mm; đường kính lỗ 56mm; bề dày của vòng đá là 14mm. Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ học Việt Nam tìm được một chiếc vòng đá có kích thước to như vậy, mà lại đeo ở cẳng tay.
              II. MÔ TẢ TƯ LIỆU
              Hộp sọ bị vỡ thành 140 mảnh, nhưng chúng tôi đã phục nguyên được hộp sọ khá nguyên vẹn của một người đàn ông, chừng 40 ?" 50 tuổi. Sọ có hình đứng và thuộc loại dài nghiêng về trung bình (chỉ số sọ 87,6). Mặt rộng nghiêng về trung bình (chỉ số mặt trên 49,77), ổ mắt thấp (chỉ số 73,85), mũi rộng (chỉ số 52,18). Mặt khuông vẩu, chỉ thuộc loại trung bình (góc mặt chung 81o).
              III. ĐẶC ĐIỂM CHỦNG TỘC
              Bằng phương pháp tính khoảng cách Penrose, chúng tôi đã so sánh 12 đặc điểm đo đạc của sọ nam Đồng Đậu với các sọ cổ và hiện đại khác.

    ·        Dài sọ;·        Rộng sọ;·        Rộng chán tối thiểu;·        Cao sọ (trừ po);·        Rộng má;·        Cao trên của mặt;·        Rộng trên của mặt;·        Cao hốc mắt;·        Rộng hốc mắt;·        Cao mũi;·        Rộng hốc mũi;·        Dài xương hàm dưới từ lồi cầu.
              Kết quả cho thấy sọ cổ Đồng Đậu (99ĐĐTS2M1), gần với nhóm loại hình Indonesien của cư dân Đông Sơn cổ và khá khác biệt với những sọ cổ thuộc thời đại đá mới của Việt Nam và đá mới Huyện Hoa (Trung Quốc).
              Những khoảng cách theo hình dạng, độ lớn, hệ số khoảng cách tổng theo đặc điểm giữa sọ cổ Đồng Đậu (99ĐĐTS2M1) và các sọ cổ hiện đại khác (sọ nam).


    TT

    Tên sọ cổ

    CH2


    CO2


    CR2



    1

    Đông Sơn (NLH Indonesien)

    0.5970

    0.2917

    0.3681


    2

    Việt

    0.7655

    0.1420

    0.6541


    3

    Thượng

    0.8137

    0.0048

    0.8099


    4

    Kh?Tmer

    0.8271

    0.2312

    0.6457


    5

    Thái Lan

    0.9297

    0.0130

    0.9195


    6

    Đông Sơn (NLH Đông Nam Á)

    1.2600

    0.5750

    0.8325


    7

    Lào

    1.2645

    0.0696

    1.2099


    8

    Tây Úc (bản địa)

    1.4157

    0.3615

    1.1320


    9

    Đá mới Việt Nam

    1.6453

    0.4356

    1.3035


    10

    Huyện Hoa (đá mới Trung Quốc)

    1.7624

    0.9322

    1.0309

    (Việt, Thượng, Kh?Tmer, Thái Lan, Lào theo G.Oliver; Đông Sơn NLH Indonesien, Đông Sơn NLH Đông Nam Á, Đá mới Việt Nam theo Nguyễn Lân Cường; Tây Úc theo B.M. Margeits và L.Freedman, Huyện Hoa theo Nhan Ngân).
              Cũng giống như một số sọ cổ ở Mán Bạc (Ninh Bình), sọ cổ Đồng Đậu thiếu hai răng cửa bên hàm trên (hypedontia). Có khả năng bị viêm ổ răng giữa M1 và M2 hàm dưới.
              Qua kết quả phân tích ở trên, bước đầu chúng ta thấy người Đồng Đậu gần với người cổ Đông Sơn (nhóm loại hình Indonesien) và khác biệt hẳn với người cổ đá mới Việt Nam và cư dân bản địa Tây Úc. Nếu so sánh người cổ Đồng Đậu với những sọ cổ ở Mán Bạc thì sự khác biệt với những người cổ Đá mới Việt Nam và cư dân bản địa Tây Úc là giông nhau.
              Tư liệu nhân học để tìm hiểu chủ nhân các văn hóa Tiền Đông Sơn còn rất hạn chế. Tới nay mới chỉ có những bộ xương ở Mán Bạc (Ninh Bình) và Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) là còn khá nguyên vẹn. Đây là những tư liệu vô cùng có giá trị để tìm hiểu chủ nhân của văn hóa Tiền Đông Sơn, mà câu hỏi đã được đặt ra mấy chục năm qua nhưng chưa có lời giải đáp.
    PGS.TS. Nguyễn Lân CườngNguyễn Kim Thủy        (Viện Khảo cổ học)  
    (nguồn :http://www.vinhphuc.gov.vn/gioithieu/gtvp/vanhoa/dicot_ncdd.html)
  7. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Em... hèm ...
    Xin chào các anh chị em đến từ mọi miền Vĩnh Phúc .
    Bấy lâu đã nghe nhiều về forum Vĩnh Phúc hôm nay mới có dịp được góp vui.
    Tui rất muốn trao đổi thêm với các bác về vấn đề văn hoá lịch sử Vĩnh Phúc, h vọng sẽ có nhiều được nhiều điềuhay ho.
    Tôi đang có một số sách về văn hoá Vĩnh Phúc, khi nảo rỗi rãi tôi sẽ đăng dần
    Thân ái chào các bạn.
    Nếu bạn nào có điều kiện xin mời về Hương Canh làng gốm tôi chơi, chúng ta cùng trao đổi thêm nha.
    Người Hương Canh chúng tôi có câu ca dao
    Hỡi cô có dải lưng xanh
    Có về làng Cánh với anh thì về
    Làng Cánh có lối có lề
    Có sông tắm mắt có nghề làm chum.
  8. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Chuyên Mục
    Sách về văn hóa Vĩnh Phúc
    NHÂN VẬT LỊCH SỬ - VĂN HOÁ

    Tác giả biên soạn: LÊ KIM THUYÊN
    Nhà nghiên cứu Lịch sử - Văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc

    VĨNH PHÚC ĐẤT TỤ NHÂN
    Tỉnh Vĩnh Phúc cho tới nay đã qua bao lần thayđổi địa danh, diên cách. Từ buổi đầu lập nước Văn Lang thời Hùng Quốc Vương, vốn là miền đất thuộc bộ Văn Lang, có kinh đô Văn Lang - miền đất thiêng đã chứng kiến cuộc hội thề đặt tên hiệu của "bách vương" bên bờ sông Bạch Hạc.
    Không ít các làng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn thờ cúng thành hoàng là các vị "Bồ chính", "Quan lang" có công gây dựng làng, khoanh vùng trị thuỷ từ thời đại này, chỉ tiếc rằng, thời kì ấy, vốn chỉ được ghi chép lại bởi những "tiếng vang, truyện đồn" (chữ của danh sĩ Hồ Tông Thốc đời Trần Mạt trong lời tựa sách VIỆT NAM THẾ CHÍ ghi chép về 18 đời Hùng Vương), nên coi là thời huyền sử, mà các nhân vật tỉnh Vĩnh Phúc chưa thể biên chép thành một chương về các con người của thời kì ấy.
    Ở đầu niên kỉ của công lịch, HAI BÀ TRƯNG phất cờ giấy nghĩa, đánh đuổi giặc Đông Hán, xưng Vương, lập quốc, đặt kinh đô ngay trên miền đất Vĩnh Phúc. Đó là kỉ thứ nhất nước nhà độc lập tự chủ sau khi đổ xương máu giành chính quyền từ trong tay kẻ xâm lăng, cũng là mở đầu chương sách cho các nhân vật tỉnh Vĩnh Phúc được chép trong chính sử. Đến thế kỷ VI có Lí Bí dựng nước VẠN XUÂN, xưng đế hiệu rồi tiếp đến Triệu Việt Vương, Lí Phật Tử nên còn có thể nói: Địa linh Vĩnh Phúc đã sinh ra nhiều trang tuấn kiệt, bởi đó là đất sinh tụ của các anh hùng. Tiếp đến thời 12 sứ quân có ông Nguyễn Khắc Khoan chiếm giữ vùng Châu Tam Đái nay là miền đất huyện Yên Lạc (đất Thái Bình họ Nguyễn) Kiều Công Hãn chiếm giữ Phong Châu, nay là miền đất huyện Vĩnh Tường đều giữ yên cho nhân dân một phương trong thời nội loạn. Đến nay vẫn còn được dân ghi nhận công lao, có miếu đền thờ cúng.
    Mở đầu quốc gia Đại Việt triều Lí có ông Nguyễn Văn Nhượng là một danh tướng nay còn đền miếu ở quê hương ông xã Tứ Trưng huyện Vĩnh Tường. Văn thần có Phạm Công Bình người xã Đồng Văn huyện Yên Lạc, đi thi đỗ đầu hàng Đệ nhất giáp khoa Giáp thìn năm 1224 đời vua Lí Nhân Tổng, có công 2 lần đánh thắng quân Châu Lạp, bảo vệ vẹn toàn vùng biên giới phía Nam, tên ghi sáng ngời trong quốc sử.
    Đời Trần với ba lần đất nước đánh thắng giặc Nguyên Mông, võ công sáng loà châu Á, miền đất phường Tích Sơn thị xã Vĩnh Yên có đền thờ 7 anh em nhà họ Lỗ đi đánh giặc, tử tiết ở núi Đanh nên sử sách chép là THẤT VỊ LỖ ĐINH SƠN, tự điển triều đình chép vào mục các thần có linh khí của nước Nam: SƠN THẦN (thần núi).
    Đất nước trưởng thành và vững mạnh lên sau những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và dựng xây một quốc gia độc lập, tự chủ và cường thịnh.
    - Thời chiến thì võ công oanh liệt. Xã Sơn Đông huyện Lập Thạch có Ông Trần Nguyên Hãn, "nhà nghèo đi bán dầu" mà nuôi chí giết giặc, trở thành Tả tướng quốc, "tên ông liền với tên vua, đủ thấy ông được vua coi trọng như thế" (Lê Triều thông sử).
    - Thời bình thì văn trị huy hoàng, những người xuất thân trong chốn trường nho, thi đỗ cao, làm quan giỏi, ở triều đình xứng đáng là bậc "danh hoạn", trở về quê hương thì được suy tôn (đưa lên là bậc cao quý) là bậc "hương hiền", tên tuổi chép trên bia đá, còn sáng mãi hai chữ "thân - danh".
    Danh số này, tỉnh Vĩnh Phúc quả là không ít, chỉ tính từ năm 1124 (đời Lí) đến năm 1889 (đời Nguyễn Thành Thái) có tới 98 vị danh Nho, tức là các bậc thi đỗ đại khoa ở triều đình theo danh sách chính thức. Trong số đó có:
    - 2 người đạt danh hiệu trạng nguyên.
    - 1 người đạt danh hiệu bảng nhãn.
    - 1 người đạt danh hiệu thám hoa.
    - 3 người vào thi Đình đạt danh hiệu Đình nguyên hoàng giáp (vì khoa ấy không lấy đỗ bậc tam khôi).
    - 3 người đỗ đầu ở kì thi Hội (Hội nguyên).
    Số còn lại là kể từ danh hiệu Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) đến danh hiệu phó bảng là 88 vị. Trong số thi đỗ phân ra theo đơn vị hành chính cấp huyện ngày nay:
    1. Thành phố Vĩnh Yên: 1 người.
    2. Thị xã Phúc Yên: 6 người.
    3. Vĩnh Tường: 23 người
    4. Yên Lạc: 22 người.
    5. Lập Thạch: 22 người.
    6. Mê Linh: 11 người.
    7. Bình Xuyên: 12 người.
    8. Tam Dương 4 người.
    Thuộc địa bàn huyện Tam Đảo, thời ấy chưa có người đỗ đạt.
    Sự thành đạt ấy, các sách "Đăng Khoa lục" các triều đại đều có ghi chép về quê quán và trú quán của từng người. Do vậy có thể biết được hầu hết các tiến sĩ đều có quê gốc ở Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, cũng còn có người ở địa phương khác đến lập nghiệp. Sự việc bắt đầu từ đời Đường (618 - 896) với họ Phí ở xã Thượng Trưng huyện Vĩnh Tường, hậu duệ có Phí Văn Thuật, Phí Quốc Thể ở triều Lê Trung Hưng (1583 - 1788) đều đỗ T.S.
    Gia đình ông Đào Sư Tích đã từ làng Cổ Lễ Thiên Trường trải qua một thời ở làng Song Khê huyện Yên Dũng (nay thuộc tỉnh Bắc Giang) đến làm nhà ở làng Lí Hải lộ Tam Đái (nay là thôn Lí Hải xã Phú Xuân huyện Bình Xuyên), rồi thi đỗ T.N.
    Vào những năm đầy biến động của nhà hậu Trần (1407 - 1413), hậu duệ của các công thần Đặng Dung, Đặng Tất đã từ đất Hoá Châu (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế), một chi phái ra định cư lên trang Sơn Đông, lộ Tam Đái (Nay là thôn Quan Tử, xã Sơn Đông huyện Lập Thạch), có 2 người thi đỗ T.S thời Hồng Đức (1470 - 1497).
    Dù là người địa phương, hay người từ miền quê khác đến sinh tụ, tài năng và đức độ của các vị đã cùng hun đúc nên một hào khí Nho phong, làm sáng lên một nền văn hiến tỉnh Vĩnh Phúc, và cùng đều được dân làng mến mộ tôn thờ nơi đền miếu, tên tuổi được khắc lên bia đá ở văn chỉ làng, văn miếu hàng huyện để cùng phụng sự khói hương.

    Trên đường xuất thân ra làm quan, đảm nhiệm các cương vị công tác của Nhà nước xưa giao phó, có người đã đạt bậc "Danh Thần" (người bề tôi có tên tuổi rực rỡ) như Đỗ Nhuận xã Kim Hoa huyện Mê Linh, Nguyễn Duy Thì (Thời) xã Thanh Lãng huyện Bình Xuyên. Những bậc "danh tiết" (tên tuổi rực rỡ vì biết hi sinh) như Nguyễn Thiệu Tri xã Xuân Lôi huyện Lập Thạch, Lê Đức Toản xã Sơn Đông huyện Lập Thạch. Nguyễn Duy Tường xã Phú Xuân huyện Bình Xuyên, Nguyễn Khắc Cần xã Trung Hà huyện Yên Lạc.
    Mỗi người tuỳ tài năng và đức độ, các T.S. Nho học tỉnh Vĩnh Phúc đều đã đảm nhận tốt những chức việc được triều đình giao phó, nhà nước tin cậy. Có thể kể ở các lĩnh vực:
    CÁC NHÀ NGOẠI GIAO ĐI SỨ TRUNG HOA
    1. Triệu Thái xã Hoàng Chung huyện Lập Thạch
    2. Nguyễn Văn Chất xã Vũ Di huyện Vĩnh Tường
    3. Lê Ninh xã Liên Châu huyện Vĩnh Tường
    4. Nguyễn Bảo Khuê xã Phú Xuân huyện Bình Xuyên
    5. Lê Đình Chi xã Nhạo Sơn huyện Lập Thạch
    6. Nguyễn Sư Truyền xã Phú Xuân huyện Vĩnh Tường
    7. Nguyễn Thời Khắc xã Sơn Đông huyện Lập Thạch
    8. Nguyễn Duy Thì xã Thanh Lãng huyện Bình Xuyên
    9. Nguyễn Duy Hiểu xã Thanh Lãng huyện Bình Xuyên
    10. Nguyễn Tiến Sách xã Tứ Trưng huyện Vĩnh Tường
    11. Tô Thế Huy xã Cao Đại huyện Vĩnh Tường.
    CÁC NHÀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
    1. Hoàng Bồi xã An Tường huyện Vĩnh Tường
    Tư nghiệp (Phó hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám
    2. Bùi Phỉ xã Tiến Thịnh huyện Mê Linh
    Tế tửu (Hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám.
    3. Nguyễn Duy Thì xã Thanh Lãng huyện Bình Xuyên
    Tế tửu (Hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám
    4. Nguyễn Viết Tú xã Liên Châu huyện Yên Lạc
    Tế tửu (Hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám.

    DỰ HỘI TAO ĐÀN
    1. Đỗ Nhuận Phó Nguyên soái
    2. Nguyễn Tôn Miệt xã Phúc Thắng huyện Mê Linh
    3. Nguyễn Bảo Khuê xã Phú Xuân huyện Tam Đảo.

    ĐẢM NHIỆM TRỌNG TRÁCH THƯỢNG THƯ
    1. Nguyễn Văn Chất xã Vũ Di huyện Vĩnh Tường
    2. Hoàng Bồi Xã An Tường huyện Vĩnh Tường
    3. Đỗ Nhuận Xã Kim Hoa huyện Mê Linh
    4. Nguyễn Văn Thông xã Phúc Thắng huyện Mê Linh
    5. Nguyễn Phúc Trinh xã Sơn Đông huyện Lập Thạch
    6. Trần Quý Nghi xã Thanh Lâm huyện Mê Linh
    7. Nguyễn Thiệu Tri xã Xuân Lôi huyện Lập Thạch
    8. Trần Doãn Hựu xã Sơn Đông huyện Lập Thạch
    9. Lưu Túc xã Vũ Di huyện Vĩnh Tường
    10. Nguyễn Phu Hựu xã Sơn Đông huyện Lập Thạch
    11. Nguyễn Duy Thì xã Thanh Lãng huyện Bình Xuyên
    12. Hà Nhậm Đại xã Như Thuỵ huyện Lập Thạch.

    ĐẢM NHẬN CHỨC QUAN ĐÔ NGỰ SỬ
    1. Triệu Thái xã Hoàng Chung huyện Lập Thạch
    2. Lê Thúc Chẩn xã Sơn Đông huyện Lập Thạch
    3. Lê Đức Toản xã Sơn Đông huyện Lập Thạch
    4. Nguyễn Châu Mạo xã Văn Khê huyện Mê Linh
    5. Phạm Phi Hiển xã Đồng Tĩnh huyện Tam Dương



    Những dòng họ lớn có truyền thống văn hiến, đóng góp được nhiều người ưu tú, phải kể đến
    - Họ Nguyễn Duy ... Thôn Lí Hải xã Phú Xuân huyện Tam Đảo, có 4 T.S. Nho học.
    - Họ Lê thôn Quan Tử xã Sơn Đông huyện Lập Thạch, có 3 T.S. Nho học.
    Về gia đình, có
    Gia đình ông Nguyễn Tộ thôn Quan Tử xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, có 3 anh em đều thi đỗ T.S .
    Gia đình ông Nguyễn Tiến Sách, xã Vũ Di huyện Vĩnh Tường có 2 anh em đều thi đỗ T.S.
    Gia đình ông Hà Sĩ Vọng xã Như Thuỵ huyện Lập Thạch, có 2 anh em đều thi đỗ T.S .
    Gia đình ông Nguyễn Duy Thì, xã Thanh Lãng huyện Bình Xuyên, hai cha con đều thi đỗ T.S.
    Kể về khối làng, xã có:
    - Xã Sơn Đông huyện Lập Thạch, có 14 người gồm có Tả tướng quốc Trần Nguyễn Hãn và 13 T.S Nho học.
    - Xã Phú Xuân huyện Tam Đảo có 8 T.S Nho học.
    - Xã Minh Tân huyện Yên Lạc có 7 người gồm Nguyễn Khắc Khoan, Phùng Dong Oánh và 5 T.S Nho học.
    - Xã Liên Châu huyện Yên Lạc có 6 T.S Nho học.
    - Xã Thượng Trưng huyện Vĩnh Tường, có 5 T.S Nho học
    - Xã Vũ Di huyện Vĩnh Tường có 5 T.S Nho học.
    - Xã Tứ Trưng huyện Vĩnh Tường có lương tướng Nguyễn Văn Nhượng, nữ danh tiết Trịnh Thị Nhâm và 3 T.S Nho học.
    - Xã Thanh Lãng huyện Bình Xuyên có bà Thánh mẫu Triệu Thị Khoan Hoà và 4 T.S Nho học.
    - Xã Phúc Thắng huyện Mê Linh có 3 T.S Nho học.
    Đó là tính sự vượt trội giữa các làng xã trong tỉnh, bởi các làng xã ấy đều có một bề dày về lịch sử và văn hoá, đạt tới đỉnh cao của sự phát triển. Đó cũng là các nhân tố để xây dựng thành làng văn hoá điển hình trong thời điểm hiện nay, vừa truyền thống vừa hiện hữu.
    Những làng quê sản sinh ra các bậc anh tài, đều thuộc về khối các làng có từ lâu đời. Làng Đồng Đậu vốn có lịch sử 3000 năm, đến thế kỉ thứ X thành phủ trị của lộ Tam Đái, về sau là huyện lị của huyện Yên Lạc, nay đổi gọi là thị trấn huyện Yên Lạc.
    Làng Hạ Lôi là phủ trị huyện Mê Linh đời Hán, có thành trì, Hai Bà Trưng khởi nghĩa, dựng đô.
    Làng Yên Lãng - Hợp Lễ là đất sinh tụ của bà Triệu Thị Khoan Hoà cùng 5 con trai (Truyền thuyết gọi là 5 chàng vịt) thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa, nay còn di tích.
    Làng Văn Trưng từ đời Lí đã xuất hiện tướng tài, và truyền thống ấy còn đến ngày nay.
    Làng Sơn Đông nằm kề bên dòng sông Lô, đầu mối của sự giao lưu kinh tế và văn hoá từ miền biển, qua kinh thành Thăng Long lên đến miền hẻo lánh xứ Hà Tuyên. Từ đầu thế kỷ thứ XIII đã có trường hương học dạy về Nho học với thầy giáo Đỗ Khắc Chung. Đến đầu thế kỷ XIV, thân phụ ông Trần Nguyên Hãn lên dựng nghiệp .v.v...
    Mỗi làng tỉnh Vĩnh Phúc hầu hết là làng cổ, vì Vĩnh Phúc là địa bàn sinh tụ cây lúa nước và văn minh nông nghiệp từ nhiều nghìn năm tới nay, nên tuy là địa bàn nhỏ và hẹp nhưng lại có nền văn hiến từ rất lâu đời. Đó là cái nôi để sản sinh ra những người con tài năng tuấn tú và con số các vị theo diên cách ngày nay cũng nhiều như thế.
    Trong chương trình ngày, có chia nhân vật theo các thứ bậc, là bởi theo như lí giải truyền thống của ông cha ta xưa thì: Nước lấy người làm gốc. Trong đó nhân phẩm có cao thấp không giống nhau. Trên có vua quan sửa sang chỉnh đốn việc nước, dưới có các sĩ phu: kẻ xuất người xử. Người hiền hay không có khác nhau, thì nước trị hay loạn do đó mà có khác. Cho nên bàn đến việc đời, phải phân biệt nhân tài.
    (Phan Huy Chú - Nhân vật chí)
    Nay kê biên theo phương pháp truyền thống của các sách viết chính sử:
    - Bậc hàng đế vương.
    - Bậc các hàng lương tướng.
    - Bậc các hàng danh nho.
    - Bậc các hàng tiết liệt.
    Đều là các thời kì của lịch sử Việt Nam.
    Đến thời lịch sử cận hiện đại, với cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lăng, công cuộc kháng chiến 9 năm giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội làm rạng rỡ truyền thống và tiếp nối được hào khí của cha ông. Trong số đó có danh sách kể đến tiêu biểu là::
    - Trịnh Văn Cấn, tức Đội Cấn.
    - Nguyễn Thái Học
    - Lê Xoay và
    - Kim Ngọc.









  9. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0

    BÀ TRƯNG TRẮC - TRƯNG NHỊ

    Sử nước ta gọi chung là Hai Bà Trưng.
    Hai Bà là con gái quan Lạc tướng huyện Mê Linh, hậu duệ đời thứ 25 của vua Hùng, họ Lạc.
    Thân mẫu của Hai Bà là Trần Thị Đoan, tục danh là bà Man Thiện, có nghề trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ.
    Ngày 01 tháng 8 năm Giáp Tuất (năm 14 CN), bà Man Thiện sinh một lần được hai con gái và 3 năm sau mới đặt tên con. Vì là nhà tằm tơ, nên đặt tên cho cô chị là Trắc (lứa đầu - "lứa chắc", theo cách tính của nhà nuôi tằm).Cô em là Nhị ("lứa nhì" lứa thứ 2).
    Năm 19 tuổi cha mẹ gả cô chị là Trắc, lấy con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên là Thi Sách, tức là vào năm Canh thìn (năm 32 CN). Vợ chồng đoàn tụ mới vài năm thì Thi Sách bị viên thái thú nhà Hán ở Giao chỉ là Tô Định giết chì vì con hai nhà tướng kết hôn với nhau, trở thành một lực lượng lớn, không có lợi cho sự thống trị của nhà Hán.
    Căm giận quân giặc bạo ngược vì nợ nước, nay lại thêm mối thù nhà, bà Trắc đã cùng với em là Nhị phát động trong toàn quận Giao Chỉ, tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng, kêu gọi quân sĩ và nhân dân nổi lên cùng đánh giặc. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam được tin quận Giao Chỉ khởi nghĩa đều nổi lên hưởng ứng.
    Sau cuộc tổng tập hợp quân đội ở thành Phong Châu, Hai Bà đã cho quân đội vượt sông sang lập đàn thề ở Hát Môn (bãi Trường Sa) dựng đàn tế cáo trời đất, tuyên bố khởi nghĩa. Lời tuyên thệ như sau:
    "Trời sinh một người làm tông chủ của vạn vật trong trời đất. Muôn vật ràng buộc vào đấy, cỏ cây quan hệ về đấy. Trải các triều trước các vị đế vương thiên tử đều là bậc thánh minh, khiến cho triều đình có đạo. Yêu dân lo việc nước, đức hoá mở mang, thiên hạ thanh bình, quốc gia vô sự.
    Nay có người họ khác tên là Tô Định, lòng dạ chó dê, hăm doạ bốn phương, tham tàn bạo ngược, trời, đất, thần người đều căm giận.
    Thiếp là cháu gái của vua Hùng thuở trước, hôm nay đau lòng thương dân vô tội, dấy nghĩa trừ tàn, nguyện xin các vị thần linh hội họp tại đàn này chứng giám và phù hộ cho thiếp. Thiếp là Trưng Nữ dấy binh dẹp giặc che chở dân lành, thu phục lại muôn vật cũ của tổ tông. Trên không phụ ý trời, dưới thoả nguyện nơi đền miếu của các bậc đế vương đời trước. Không phụ sự trông đợi của tổ phụ nơi chín suối..."
    Tế xong, Hai Bà phân chia các đạo quân, ổ chức quân ngũ. Rồi dẫn toàn bộ quân đội về làng Hạ Lôi, dựng đồn đóng quân.
    Ngày 07 tháng giêng Hai Bà mở tiệc lớn khao quân ở Hạ Lôi 10 ngày, rồi tất cả cùng tiến về thành Long Biên đánh Tô Định. Cảnh tượng ngày xuất quân thật oai hùng :"Cờ xí dậy đất, chiêng trống vang trời. Tướng nam lẫm liệt, tướng nữ lạnh lùng". Trước sức mạnh như vũ bão của quân đội Hai Bà, quân Hán không kịp tổ chức nghênh chiến, chống đỡ, nên khi quân đội của Hai Bà tấn công, quân giặc Tô Định chỉ còn thua chạy và bị giết: "Máu chảy thành ao, xương tụ thành gò", xác giặc chồng chất làm cho "dòng sông nghẽn chảy". Tô Định bị đao chém sát thương, cuối cùng phải nhanh chóng rút chạy về Bắc, chịu tội với triều đình nhà Hán.
    Chẳng bao lâu, trong toàn quận Giao Chỉ, nghĩa quân tổng công kích, thu phục được 65 thành.
    Đất nước giải phóng, bà Trưng Trắc lên ngôi vương, đứng đầu bộ máy nhà nước độc lập tự chủ. Phong Bà Trưng Nhị làm Bình Khôi công chúa, đứng đầu các tướng. Tiến hành phong thưởng thứ bậc công thần cho các tướng sĩ. Cắt cử một số tướng sĩ trở về căn cứ địa cũ, xây dựng doanh điện phòng vệ, làm hậu cứ cho triều đình.
    Ở trung ương, xây dựng bộ máy nhà nước của vương triều gồm có 2 ban "Văn - Võ". Tất cả đều có chữ "tiết chế" (nghĩa là thống lĩnh chỉ huy). Đặt quan, chia chức, đảm nhận công việc nhà nước. Lịch sử Việt Nam phân thành một kỉ: Kỉ Trưng Nữ Vương.
    Lại xây dựng một "sở hành cung" ở xứ Đầu voi làng Hạ Lôi làm nơi "sở thiết triều" (nơi bàn việc nước) Phía sau xây thành bảo vệ, đời sau gọi là "thành ống"
    Đồng thời bà Trưng Nhị dựng 2 luỹ ở Cư An xã Tam Đồng đắp thành Dền xã Tự Lập, tất cả đều nằm ở phía tây bắc "hành cung" Hạ Lôi trong sự bố phòng bảo vệ.
    Sau đó, bà Trưng Trắc dời đô về Hạ Lôi, định trị sở việc nước tại xứ Đầu Voi, nay là ngôi đền thờ Hai Bà và lục bộ các tướng.
    Từ đó chính trị ổn định, việc nước trong sáng êm đềm, lòng dân theo phục.
    Năm 41 CN, vua Hán Quang Vũ được tin triều đình Lĩnh Nam đã được xác lập, do Bà Trưng Trắc làm vua, nên tức tốc hạ lệnh cho các quận, châu, huyện ở phía Nam là Trường Sa, Hợp Phố và một số nơi thuộc Giao Chỉ sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, mở đường thông các khe núi, chứa thóc lương để dự phòng cho cuộc xâm lăng sắp tới.
    Ngay sau đó, Hán Quang Vũ lại sai Tô Định dẫn 5 vạn quân đi trước trở lại Giao Chỉ. Mã Viện vui mừng được vua Hán cử giữ chức Phục Ba tướng quân, cho tổng chỉ huy cùng với phó tướng là Phù Lạc hầu Lưu Long, đốc xuất bọn Lâu thuyền tướng quân đem 30 vạn quân tiến vào nước ta để đánh Trưng Vương.
    Quân Hán qua cửa ải Ngọc Quan (Nam Quan).
    Được tin báo về, ở đô thành Hạ Lôi, Trưng Trắc cử Trưng Nhị và 2 đại tướng đem quân lên đánh chặn giặc, giết chết Tô Định ngay từ trận đầu giao chiến. Thấy tình thế thất lợi, sau khi qua được ải Ngọc Quan, Mã Viện và Lưu Long dẫn quân đến thành Lạng Sơn lập doanh luỹ cố thủ, thanh thế rất lớn.
    Để chặn đánh quân định từ ngoài biên ải, Trưng Trắc dẫn toàn bộ đại quân lên thành Lạng Sơn cự chiến.
    Mã Viện là tên tướng già (lúc này Viện đã ngoài 70 tuổi) nên rất giảo quyệt, biết là Trưng Trắc đã đem hết quân đội lên đánh thành Lạng Sơn, nên hạ lệnh cho quân sĩ trong thành cố ý trì hoãn, kéo dài thời gian tiếp chiến, khiến đại quân của Hai Bà Trưng gặp bất lợi.
    Mã Viện cho Lưu Long coi giữ 25 vạn quân ở lại cố thủ thành Lạng Sơn, cầm chân quân đội của Hai Bà ở dưới thành, bố phòng ở những nơi hiểm trọng không chịu ra đánh. Đại quân của Hai Bà do vậy phải kìm lại vây thành.
    Trong tình thế chiến trận kéo dài im ắng thì Mã Viện dẫn 5 vạn quân bí mật xuất phát. Không kể ngày đêm, cướp đường mà đi, cấp tốc chỉ sau 5 ngày đã đến khu Thanh Tước, dựa vào địa hình núi mà đồn binh, tích trữ lương thảo.
    Rồi trước hết, Mã Viện tấn công kho quân lương của Hai Bà ở đồn Nội Phật do bà Thánh Mẫu Dưỡng quản lãnh, đánh tan cơ sở hậu cần của quân đội Hai Bà sau đó Mã Viện tấn công thành Dền.
    Một trận chiến quyết liệt đã diễn ra. Cuối cùng thì thành Dền cũng bị hạ. Từ đây, Mã Viện không mấy khó khăn khi tiến về đánh thành Hạ Lôi. Viện đã tàn bạo đào mộ thân sinh phụ mẫu Hai Bà, đốt cung điện, Kinh đô Mê Linh phút chốc chìm trong máu lửa.
    Sau đó, Mã Viện tức tốc kéo quân lên thành Lạng Sơn, trong đánh ra, ngoài hợp chiến, cùng tiến đánh Hai Bà Trưng từ 2 phía.
    Thấy mặt trận không có lợi, Hai Bà Trưng rút quân trở về. Quân đội 2 bên gặp nhau ở Lãng Bạc, một trận quyết chiến chiến lược đã xảy ra. Sử "Toàn thư" chép: "Vua thấy thế giặc mạnh lắm, tự nghĩ quân mình ô hợp, sợ không chống nổi, lui về giữ Cấm Khê" xã Văn Tiến, Yên Lạc.
    Sau khi rút khỏi mặt trận Lãng Bạc, Hai Bà Trưng biết là thành Dền và Kinh đô Mê Linh đã bị thất thủ, Hai Bà tiến lên vùng Cấm Khê thủ hiểm, tính kế lâu dài.
    Ở Cấm Khê, quân Hai Bà bị vây hãm mấy tháng liền, phía trước không còn đường tiếp lương, cỏ ngựa, phía sau không có quân cứu viện. Lại biết thành trì, lăng mộ ở nhà đã bị Mã Viện phá hết, nhưng không thể tự phá trận để thoát khỏi vòng vây. Biết rằng, cơ nghiệp do chị em gây dựng bấy nay sẽ không còn, Bà Trưng Trắc tự khẳng định với mình:
    Sinh ra làm người, thà làm quỷ nước Nam, há chịu đợi bị trói tay bắt sống, bị người Hán phương Bắc làm nhục.
    Thế là bà chỉ huy toàn quân quyết đánh một trận. Quân, thần, tướng tá đều bị vây. Hai Bà hi sinh ở Cấm Khê. Thi hài Hai Bà được 5 vị tướng Áp Lang mang về táng ở Hi Sơn (làng He phường Phúc Thắng thị xã Phúc Yên).
    Tuy nhiên, ở các địa phương, lực lượng của các tướng lĩnh của Hai Bà còn tiếp tục độc lập kháng chiến. Tướng Đô Dương sau thất bại ở Hi Sơn, rút quân vào quận Cửu Chân, chiếm giữ huyện Cư Phong mãi đến tháng giêng năm sau (Năm 43 CN) mới bị khuất phục.
    Đến lúc đó, cuộc chiến đấu giữ nước của triều đình Trưng Nữ Vương mới hoàn toàn chấm dứt. Kỉ Trưng Nữ Vương kết thúc với sứ mệnh lịch sử của mình bắt đầu từ năm Canh Tí (Năm 40 CN).
    Sử thần đời Trần Lê Văn Hưu viết trong bộ sách "Đại Việt Sử kí" như sau:
    "Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quân Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương?.


  10. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0

    LÍ NAM ĐẾ
    Cũng có tên là Lí Bí, chưa rõ năm sinh và năm mất. Ở ngôi 7 năm từ năm 541 đến năm 548 công nguyên.
    Thần phả đền Kim Giao xã Tiến Thắng huyện Mê Linh chép âm là "PHẦN".
    Vua là con trai của vị họ Lí, tên huý là Đạt. Thân mẫu họ Lã, tên huý là Hương. Nguyên gốc người quê huyện Thái Bình (phủ) Long Hưng.
    Theo sử "Toàn thư thì tổ tiên của vua là người Bắc, cuối thời Tây Hán khổ sở về việc đánh dẹp, mới tránh sang ở đất phương Nam, được 7 đời thì thành người Nam.
    Đến vị Tổ bốn đời của vua làm nhà ở bến sông Thái Bình - Tương truyền được ngôi mộ tốt ở trên đỉnh núi Ất Lí (Ất Lí sơn) kết phát 2 đời vua nước Nam Việt, khi mất đi, lại được hưởng làm phúc thần đến vạn đời. Đời thứ 3 thì sinh ra nhà vua.
    Sau khi Lí Đạt qua đời, do biến cố, hai mẹ con vua chạy đến cư trú ở làng Cức Duyên, huyện Chu Diên sau thuộc phủ Tam Đái đạo Sơn Tây đời Lê, vốn là làng huyện gốc, dân sống có trên, có dưới, có duyên như tình cá nước. Đến đây vua đổi tên thành Ất Lí.
    Mới đầu hai mẹ con vua được nhà sư trụ trì là Triệu Quang Hành tuổi gần 60 giúp đỡ, cho ở bên cạnh chùa. Sư Quang Hành có người cháu gọi bằng bác là Triệu Quang Phục, tuổi vừa 11, kém vua 2 tuổi, kết giao với nhau như nghĩa quân thần, tuổi nhỏ mà đều có chí hướng lớn. Ngày cũng như đêm, muốn biến việc nhà thành việc quốc gia đại sự.
    Đến tuổi trưởng thành, vua có thời kì ra làm quan với nhà Lương - Sử "Toàn thư" chép: Vua có tài văn võ, thiên tư lỗi lạc, làm quan không được vừa ý, trở về Thái Bình. Rồi cùng Triệu Quang Phục chiêu dụ hào kiệt, phát động cứu dân - Anh tài các nơi như Chu Diên, Bạch Hạc, Lập Thạch, Phù Khang cũng như Quốc Oai, Đan Phượng, Mĩ Lương, Quảng Oai, Tiên Phong, Bất Bạt nay thuộc 3 tỉnh Hà Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc đều đến theo giúp.
    Số lượng có tới 8 - 9 nghìn người, đều lấy làng Cức Duyên làm nơi đất sào huyệt dụng võ. Lại được nhà sư Triệu Quang Hành giúp đỡ từ trong trứng nước - nhân dân Thái Bình theo về với vua rất nhiều.
    Đến năm Tân Dậu (năm 541), lúc ấy vua đang làm chức giám quân ở Châu Cửu Đức (Đức Thọ - Hà Tĩnh), nhân liên kết với hào kiệt mấy châu đều được hưởng ứng. Lúc ấy lại có Tinh Thiều, là người giỏi từ chương đã từng đến kinh đô nhà Lương trở về, nay theo nhà vua mưu việc dấy binh. Lại có Triệu Túc(cha sinh của Triệu Quang Phục, em trai nhà sư Quang Hành) đang làm chức quan tù trưởng ở Chu Diên phục tài đức của vua, dẫn đầu đem quân theo nhà vua.
    Viên thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư, vốn là viên quan hà khắc tàn bạo, mất lòng người. Thấy lực lượng nhà vua lớn mạnh, sợ hãi đến hối lộ nhà vua, rồi bỏ chạy về Quảng Châu, nhà vua đem lực lượng ra chiếm giữ châu thành Long Biên.
    Ở Long Biên, nhà vua cũng có người anh họ là Lí Phật Tử, cùng vua gửi lời hiệu triệu đi các phủ huyện, chiêu dụ các bậc anh tài hào kiệt cùng đồng tâm khai quốc, tiêu diệt ác tàn, để sau cùng hưởng phúc lộc khi đất nước thái bình.
    Đến đây, lực lượng của nhà vua đã có tới hơn 3 vạn người, cử ra Triệu Quang Phục làm tả tướng, Lí Phật Tử làm hữu tướng.
    Sau chiến thắng đánh tan quân Lâm Ấp ở quận Nhật Nam năm 543, tháng giêng năm sau (Năm Giáp Tí - 544), nhân thế thắng giặc, mới lên ngôi vua, đế hiệu là Nam Việt Đế, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, ý mong cho xã tắc truyền đến muôn đời. Đặt niên hiệu là Thái Bình, đặt quan chức, tổ chức bộ máy triều đình. Cử Triệu Túc làm thái phó, Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ. Định đô ở Long Biên. Tôn mẹ là Lã Thị làm Hoàng thái hậu.
    Với nhân dân địa phương, vua đổi tên làng Cức Duyên ra thành Kim Duyên (nay là thôn Kim Giao xã Tiến Thắng huyện Mê Linh), lấy đó làm ấp thang mộc (ấp tắm gội), lập sinh từ. Lấy họ mẹ, xưng là Ất Lí Lã Nam đế, tôn xưng là Quốc vương Thiên tử đế, nổi danh là vị chúa anh hùng.
    Tháng 6 năm Ất Sửu (năm 545), vua Lương Vũ đế niên hiệu Đại Đồng năm thứ 11, cử Dương Thiêu (thường vẫn đọc là Phiêu) sang làm thứ sử Giao Châu. Trần Bá Tiên làm chức tư mã đem quân sang xâm lăng. Nhà vua liền tổ chức công cuộc kháng chiến. Khi quân của Bá Tiên đến Giao Châu, vua đem 3 vạn quân ra chống cự. Bị thua trận ở Chu Diên, lại bị thua ở cửa sông Tô Lịch, vua rút quân về thành Gia Ninh.
    Tháng giêng năm Bính Dần (năm 546), Bá Tiên đánh lấy được thành Gia Ninh, vua rút lực lượng vào đất người Lạo ở Tân Xương.
    Tháng 8, vua lại đem 2 vạn quân từ trong đất Lạo ra đóng quân ở hồ Điển Triệt, đóng nhiều thuyền chật cả mặt hồ. Quân Lương sợ, dừng lại ở cả cửa hồ không dám tiến quân vào. Chẳng ngờ đêm hôm ấy, nước sông lên mạnh, dâng cao 7 thước tràn đổ vào hồ. Bá Tiên đem quân bản bộ theo dòng nước tiến trước vào. Quân Lương đánh trống reo hò mà tiến. Vua vốn không phòng bị, vì thế quân vỡ, phải lui giữ ở trong động Khuất Lạo để sửa binh đánh lại, uỷ cho đại tướng là Triệu Quang Phục giữ việc nước, điều quân đi đánh Bá Tiên.
    Đến tháng 3 năm Mậu Thìn (Năm 548), do nhiễm lam chướng, nhà vua ốm và mất ở động Khuất Lạo.
    Tính từ năm khởi nghiệp ở Long Biên, nhà vua ở ngôi được 7 năm. Lời bình của sách "Việt Giám thông khảo tổng luận" in lên đầu sách "Toàn thư" viết:
    "Tiền (Lí) Nam đế tính chất thông minh, đủ tài văn võ, phía Bắc đánh đuổi Tiêu Tư, phía Nam dẹp yên Lâm Ấp, dựng quốc hiệu, chính ngôi tôn, đặt trăm quan, định niên hiệu, có đại lược quy hoạch của đế vương..."
    Trong nước có 20 nơi làng xã lập đền thờ cúng nhà vua - Trong tỉnh Vĩnh Phúc có:
    1- Huyện Yên Lạc có 2 xã là Hương Nha và Trung Nha, nay thuộc xã Hồng Phương.
    2- Huyện Yên Lãng (cũ) có xã Mộ Đạo. Nay là 3 thôn Bảo Đức - Yên Lỗ và Mộ Đạo xã Đạo Đức huyện Bình Xuyên.
    3- Làng Diến Táo, nay thuộc xã Tiến Thắng huyện Mê Linh.
    4- Đền Kim Giao xã Tiến Thắng huyện Mê Linh. Vốn là đất căn bản của làng Cức Duyên đời Tiền Lí. Bài vị thờ có hàng chữ thánh tâm: "Quốc vương thiên tử Ất Lí Nam đế hiển ứng anh uy bảo hựu trung nghị hồng thánh đại vương".
    Trước thượng điện có đôi câu đối thờ:
    "Lý triệu phôi cơ, thử địa biệt truyền thang mộc ấp.
    Vạn xuân khai cảnh vận, di lê do tưởng thái bình phong".
    Nghĩa là:
    Nhà (tiền) Lí mở ra nền móng đầu tiên, đất ấy vẫn truyền riêng là ấp "thang mộc" (tắm gội).
    (quốc hiệu) Vạn Xuân mở ra điềm lành, khiến vạn dân tưởng đang sống trong đời "thái bình".
    Chữ "thái bình" vừa là để chỉ niên hiệu Thái Bình vừa là vùng đất Thái Bình đất tắm gội (địa danh).
    5 di dích kể trên còn đầy đủ các văn bản như ngọc phả, sắc phong và các lễ hội, đều toạ lạc liền kề nhau ở 2 bờ của sông Nguyệt Đức (sông Thái Bình trong ngọc phả) và đều xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.
    Đình làng Bảo Đức có đôi câu đối:
    "Vi anh chúa, vi phúc thần, Ất Lí viên lăng chung vượng khí.
    Thử sinh từ, thử thế miếu, Nguyệt giang thang mộc lại dư ba".
    Nghĩa là:
    Là vị chúa anh minh (khi đang sống), là vị thần hưởng lộc (khi đã mất) mộ của vua chúa triều Ất Lí khí tốt vẫn còn.
    Này sinh từ (đền thờ người đang sống mà có sự nghiệp lớn), này thế miếu (miếu thờ cúng các đời vua cuả một triều đại), sông nguyệt (Đức), ấp tắm gội xưa hào quang chưa hết.
    Nguyệt giang hay Nguyệt Đức giang, tức tục danh là sông Cà Lồ.


Chia sẻ trang này