1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử, Văn Hóa, Truyền Thống, Phong Cảnh, Du Lịch và Con Người Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dhphong_qn80, 22/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tdvco99

    tdvco99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Phong Châu là đế đô của nước Văn Lang, từ 40.000 năm trước. Đấy là đất Tổ của dân tộc Việt Nam.
    Tương truyền, xa xưa, các vua Hùng lựa chọn nhiều nơi, cuối cùng mới tìm được thánh địa này để đóng đô. Nơi này ở phía trước có sông tụ hội, hai bên có núi chầu hầu. Bãi sông tiện lợi cho sinh hoạt nhân dân. Đất đai màu mỡ thích hợp việc cày cấy, trồng trọt. Đất gò đồi cao thuận lợi việc lập ấp mở làng.
    Ngày nay, những dấu tích phát hiện được trong các đợt khai quật khảo cổ ở Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Làng Cả... cho thấy quanh vùng đất Phong Châu đều có tính chất tiêu biểu. Điều này chứng minh rằng đây là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ thời Hùng Vương. Cuộc sống vật chất và tinh thần của con người ở đây đã đạt tới đỉnh cao văn minh lúc bấy giờ.
    Theo sử cũ, sau khi định đô ở Phong Châu, các vua Hùng đã chọn núi Nghĩa Lĩnh làm nơi tế trời đất, chủ thần và tiên tổ. Với những cái tên được gọi qua nhiều thời điểm khác nhau như là: Hy Chương, Nghĩa Cương, Hùng Lĩnh, núi Hùng, núi Nghĩa Lĩnh cao 175m, nằm trên địa phận thôn Cổ Tích. Cây cối ở đây um tùm, xung quanh là gò đồi nhấp nhô trùng điệp.
    Tương truyền có tất cả 99 ngọn đồi vốn là 99 con voi có nghĩa phủ phục chầu núi Tổ, riêng có 1 con bất nghĩa, quay ngược lại bị chém đầu. Vì vậy, vùng này có một quả đồi có vết xẻ thành khe.
    Du khách đi đến đền Hùng, từ Hà Nội qua Cổ Loa, Đông Anh, khu công nghiệp Việt Trì, khu mộ cổ Làng Cả, cầu Bạch Hạc là nhìn thấy núi Hùng, núi Trọc, núi Văn in hình trên nền trời. Sau đó, tới Ngã Ba Đền Hùng, du khách rời đường lớn, rẽ vào con đường đất đỏ như xẻ qua đồi, dưới rừng cây tỏa rợp bóng mát. Cổng đền Hùng hiện ra ở chân núi phía Tây, bên những gốc thông đại thụ cao vút.
    Cổng xây theo kiểu tam quan, hai tầng, góc mái uốn cong. Bờ nóc có "lưỡng long chầu nhật". Cửa chính giữa cao rộng. Cách hai tường ngắn là hai cột trụ, đỉnh có đắp đèn ***g, con nghê. Phía trên cửa chính có 4 đại tự "CAO SƠN CẢNH HÀNG" có nghĩa là "NÚI CAO ĐƯỜNG LỚN".
    Du khách phải trèo lên 255 bậc đá để đến Đền Hạ. Theo truyền thuyết, ở đây bà Âu Cơ đẻ bọc trăm trứng, nở thành trăm người con: 50 theo cha là Lạc Long quân xuôi về miền biển, 49 người theo mẹ lên núi, để lại 1 người làm vua nước Văn Lang. Đấy là vua Hùng thứ nhất.
    Trong khu vực đền Hạ có chùa Thiên Quang. Trước cửa chùa là cây thiên tuế sống được 700 năm. Tại nơi này, vào ngày 19 tháng 8 năm 1954, Hồ chủ tịch đã nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ sư đoàn 308 có nhiệm vụ tiếp quản thủ đô Hà Nội. Bác dặn: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
    Từ Đền Hạ, qua nhà đặt bia xinh xắn, bên gốc đại thụ, đi xuống chân núi ở mặt Đông khoảng vài chục bậc đá, du khách đến được Đền Giếng. Đây là nơi thờ hai vị công chúa là Tiên Dung và Ngọc Hoa, con gái vua Hùng thứ 18.
    Trong đền có Giếng Ngọc. Tương truyền, hồi chưa hạ giá, hai công chúa vẫn còn ra đây soi bóng chải tóc. Bây giờ du khách hãy trở lại Đền Hạ, leo 168 bậc lên Đền Trung. Tương truyền đây là nơi các vua Hùng thường đến họp bàn việc nước với quần thần. Tiếp tục lên 102 bậc đá nữa, du khách đến được Đền Thượng, nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời Đất, Thần Núi và Thần Lúa.
    Đền có bức hoành phi lớn đề 4 đại tự "NAM QUỐC SƠN HÀ". Trước đền Thượng có một cột đá lớn, dựng trên bệ cao, khói hương ám đen kịt, được gọi là đá thề. Tương truyền đây là nơi vua Thục Phán đã nguyện xin đời đời tế tự các vua Hùng và giữ gìn cơ nghiệp họ Hùng truyền lại.
    Phía bên đền Thượng, thấp hơn vài chục bậc lăng là vua Hùng, tượng trưng cho mộ tổ xây dựng vào đầu thế kỷ 20, kiến trúc giản dị đơn sơ. Toàn bộ khu di tích hiện nay bao gồm 4 đền 1 chùa, 1 lăng, đều được trùng tu hoặc xây thêm cách nay vào khoảng trăm năm.
    Theo lời kể của các cụ già ở địa phương, đền Trung có sớm nhất, do thôn Trẹo (tên nôm của làng Triệu Phú, có đông người họ Trẹo, nay đổi thành Triệu) xây dựng từ thời xa xưa để thờ các vua Hùng. Sau làng Trẹo đông dần, chia thành ba làng là: Triệu Phú, Cổ Tích, Vi Cương. Hai làng mới cũng lập đền thờ trên núi. Làng Cổ Tích dựng đền Thượng. Làng Vi Cương dựng đền Hạ. Triệu Phú là làng gốc vẫn trông nom thờ cúng đền Trung như cũ.
    Ba bài vị thờ các thần núi có tên nôm na là núi Cả, núi Vặn, núi Trọc và tên chữ Hán là "Đột Ngột Cao Sơn", "Ất Sơn" (núi gần), "Viễn Sơn" (núi xa) đặt trong các đền. Vỏ trấu lớn bằng đá, về sau làm lại bằng gỗ thờ ở đền Thượng. Tảng đá "cối xay" đường kính trên 2m ở trên núi Trọc được chú ý bảo tồn. Những mảnh đá lớn kê hai bên bệ thờ ở đền Hạ là những dấu tích gợi nhớ những nghi thức thờ cùng nguyên thủy của cư dân thời Hùng Vương.
    Quanh đền Hùng, một loạt tên đất, tên xóm làng còn vang vọng một thời: Xã Thậm Thình là nơi xã giã gạo cho vua, Kẻ Sủ, nơi làm việc cho các quan, Kẻ Đọi là chỗ rèn luyện quân sĩ, Kẻ Gát, nơi vua dựng lầu kén rể, v.v...
    Khu vực Đền Hùng được bảo vệ, tôn tạo khá chu đáo. Đường đi được làm thêm vào thời gian gần đây; bậc đá lên đền được sửa lại; cây được trồng thêm. Ngoài ra, còn xây thêm khu công quán, đào hồ chứa nước Lạc Long Quân...
    Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn xuống, du khách thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông Hồng. Xưa kia, mênh mông như biển cả. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện... Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.
    Người dân Đất Tổ từ đời này qua đời khác, luôn tự hào được kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử của nền văn hoá đất Việt. Đến Phú Thọ là đến với Đền Hùng, đến với cội nguồn nơi thấm đậm hồn thiêng sông núi của dân tộc. Nơi đây là điểm hội tụ, là biểu trưng cho ý chí đoàn kết cộng đồng.
    Những năm về trước, Đền Hùng còn âm u huyền bí, lối đi ra, vào Đền Hùng chỉ là những con đường nhỏ gập ghềnh, cây cỏ mọc úm đường, người đi lại thăm viếng Đền Hùng thưa thớt. Chỉ có những người thành tâm, hàng năm mới về thăm viếng Mộ Tổ. Ngày nay đến Đền Hùng, cảm nhận đầu tiên của du khách là một Đền Hùng trang nghiêm, uy nghi và tôn kính bao gồm các đền, chùa trên núi Hùng. Đặc biệt là từ khi Khu di tích lịch sử Đền Hùng được xếp hạng Khu di tích lịch sử cấp Nhà nước, Đền Hùng đã được Chính phủ, các Bộ, các ngành quan tâm mở rộng, xây dựng và tu bổ các công trình từ kết cấu hạ tầng đến các đền đài, lăng tẩm, làm cho bộ mặt Đền Hùng ngày càng khang trang, to đẹp và văn minh.
    Theo quy hoạch được Chính phủ phê duyệt đến năm 2015, Khu di tích lịch sử Đền Hùng sẽ được mở rộng tới gần 1.000ha, trong đó sẽ được phân chia ra các khu chức năng: Khu vực trung tâm sẽ xây dựng sân lễ hội và trục hành lễ, nhà điều hành các khu, nhà đón tiếp khách trong nước, quốc tế đồng thời tiếp tục tu bổ tôn tạo các đền, chùa trên núi Nghĩa Lĩnh. Gần với trục đường hành lễ là nhà điều hành của khu và nhà tiếp đón khách quốc tế, đảm bảo cảnh quan môi trường trong khu sạch, đẹp để thu hút lượng khách hàng năm ngày một cao. Tại núi Nghĩa Lĩnh nơi thờ tự các Vua Hùng sẽ được tu bổ, tôn tạo. Đền Thượng, nơi hàng năm Vua Hùng làm lễ tế trời đất để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân dân được ấm no, hạnh phúc... Bộ Văn hoá thông tin và tỉnh Phú Thọ đã có kế hoạch tu bổ ngôi đền khang trang, uy nghiêm, hoành tráng trong thời gian tới.
    Gắn với nơi thờ tự các Vua Hùng, cuối năm 2006, Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại đồi Cá Chuối- gắn với Làng văn hoá du lịch thời đại Hùng Vương. Đây là một công trình kiến trúc do Bộ LĐ-TB&XH đầu tư xây dựng.
    Đầu năm 2007, được phép của Bộ Văn hoá thông tin, tỉnh Phú Thọ đã khởi công xây dựng đền thờ Lạc Long Quân, là công trình bổ trợ cho các đền đài thờ tự đối với thời đại Hùng Vương. Khi xây dựng xong đền thờ Lạc Long Quân, cùng với đền thờ Mẫu Âu Cơ và đền thờ các Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh sẽ tạo thành quần thể văn hoá lịch sử đa dạng phong phú, thiêng liêng với bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Về phía Nam đường 32C, tỉnh Phú Thọ xây dựng thêm một loạt công trình mới đó là Làng du lịch văn hoá thời đại Hùng Vương. Tại đây, tỉnh Phú Thọ tập trung quy hoạch để hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đầy đủ có môi trường sinh thái (hồ nước, vườn cây sinh cảnh, nhà nghỉ, khách sạn...); đồng thời mời gọi các nhà đầu tư xây dựng những công trình mới phục vụ vui chơi, giải trí và ăn nghỉ để phục vụ du khách tới nghỉ ngơi thư giãn qua những ngày lao động mệt nhọc.
    Tiếp nối với Làng văn hoá - du lịch thời đại Hùng Vương, sẽ xây dựng tháp tưởng niệm các Vua Hùng trên đỉnh đồi Mom Gà. Đây sẽ là một công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ, hoành tráng - thể hiện tâm đức, trí tuệ của con cháu Vua Hùng trong thế kỷ XXI. Công trình này sẽ có nhiều công năng sử dụng, là nơi trưng bày những hiện vật bảo tàng thời đại các Vua Hùng dựng nước và sự phát triển của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Trên tháp là những tầng thờ tự các đời Vua Hùng. Để tạo thêm cảnh quan cho khu vực tháp, tỉnh Phú Thọ còn xây thêm những quần thể kiến trúc thể hiện đặc điểm từng vùng miền của đất nước, những quầy hàng dịch vụ, nhà tiếp đón khách tới thăm quan chiêm ngưỡng. Khi xây dựng xong tháp tưởng niệm các Vua Hùng, nối liền với Làng văn hoá- du lịch thời đại Hùng Vương, đến trung tâm lễ hội và rừng cây bản địa ở khu vực phía Bắc (trong rừng Quốc gia Đền Hùng) sẽ có một nơi thăm quan du lịch văn hoá tâm linh lý thú, lành mạnh.
    Những phát hiện mới về Truyền thuyết Vua Hùng có liên quan đến địa danh Vĩnh Phúc
    Thời đại Hùng Vương trải qua tới 18 đời. Dấu tích văn hóa khảo cổ có liên quan đến thời kỳ này cũng được khẳng định kéo dài từ khoảng 4.000 năm cách ngày nay. Vì vậy những nghiên cứu và phát hiện gần đây nhất ở địa điểm xóm Rền (xã Gia Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ) có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc lần tìm thêm những chứng cứ gần gũi về truyền thuyết các vua Hùng.
    Tài liệu thư tịch sớm nhất có nhắc đến chuyện Hùng Vương là Giao Châu Ngoại vực ký. Sách viết vào khoảng thế kỷ IV - V sau Công nguyên. Trước đó, Sử ký của Tư Mã Thiên vào thời Hán cũng chỉ mới nhắc đến Triệu Đà chứ chưa nhắc đến An Dương Vương. Tuy nhiên, quan hệ Triệu - Thục (Nam Việt - Âu Lạc) là có thực. Như vậy vào cái thời mà ở thế giới Đông phương này bắt đầu có người biết chữ ghi chép tích truyện ở vùng nam Ngũ Lĩnh còn lưu truyền được đến ngày nay, mà có lẽ sớm nhất là Tư Mã Thiên, thì sự tích Hùng Vương đã là rất xa xưa rồi.
    Tất nhiên không phải chỉ có thư tịch mới là cơ sở của lịch sử. Nhưng chúng ta phải lần tìm như vậy để hiểu ra cái duyên cớ đã làm tái hiện lại sự tích Hùng Vương, để hiểu bản chất Hùng Vương và thời đại các vua Hùng là như thế nào.
    Kết quả nghiên cứu của 4 Hội nghị chuyên đề "Hùng Vương dựng nước" (1968-1972) cho phép xác định khu vực có liên quan thực sự đến truyền thuyết vua Hùng trong phạm vi vùng đất rộng lớn xung quanh ngã ba Việt Trì - Bạch Hạc thuộc các tỉnh Phú Thọ, Sơn Tây (cũ) và Vĩnh Phúc. Những phát hiện gần đây về đồ đồng Đông Sơn có tuổi trong khoảng thế kỷ 3-4 trước Công nguyên đến thế kỷ 1-2 sau Công nguyên tập trung ở vùng Lâm Thao, Việt Trì gợi ý những vua Hùng cuối cùng trước khi trao quyền cho An Dương Vương có thể đã "đóng đô" ở vùng này.
    Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng thời đại Hùng Vương trải qua tới 18 đời - tức là một thời gian rất dài. Dấu tích văn hóa khảo cổ có liên quan đến thời kỳ này cũng được khẳng định kéo dài từ khoảng 4.000 năm cách ngày nay. Vì vậy những nghiên cứu và phát hiện gần đây nhất ở địa điểm xóm Rền (xã Gia Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ) có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc lần tìm thêm những chứng cứ gần gũi về truyền thuyết các vua Hùng.
    Địa điểm xóm Rền được phát hiện và khai quật lần đầu tiên vào năm 1968-1969. Những cuộc khai quật liên tục trong 4 năm gần đây tại xóm Rền khẳng định rằng hiện tượng tầng văn hóa chứa nhiều đồ gốm lạ và đẹp ở đây khiến nó khác biệt rất nhiều với các địa điểm cư trú khác cùng thời.
    Phân tích kỹ sưu tập gốm này, người ta nhận ra sự có mặt với số lượng đáng chú ý của bộ đồ gốm lễ nghi như bình vò có chân cỡ lớn, thố có hoa văn đẹp và mâm bồng có kiểu cách và trang trí rất cầu kỳ. Đây là loại đồ gốm khá mỏng được làm bằng bàn xoay chậm với nguyên liệu là đất trộn cát rất mịn. Bề mặt trong và ngoài của đồ gốm được thoa phủ một lớp áo với các màu đỏ, đen hoặc sôcôla. Trên những hiện vật như mâm bồng và thố, nghệ nhân gốm bỏ rất nhiều công sức để vẽ những đồ án hoa văn đối xứng uốn lượn tinh vi, mềm mại. Để làm nổi bật những đồ án đó, nghệ nhân dùng những que nhiều răng hoặc miệng vỏ sò tạo nên tương phản đậm nhạt của các đồ án đó.
    Sự có mặt phổ biến của bộ đồ gốm này cho thấy tính chất đặc biệt của con người sống trong di chỉ này. Ở vào khoảng niên đại 3.500-4.000 năm thì những đồ gốm lễ nghi đó đang thực sự có một giá trị kinh tế và xã hội rất cao.
    Nhưng quyết định nhất cho việc khẳng định vị trí đặc biệt của di tích này chính là việc phát hiện ở xóm Rền những hiện vật đá mang biểu tượng quyền uy và quan hệ bang giao với các triều đại Trung Hoa đương thời ở về phía Bắc cách xa nơi đây hàng ngàn dặm. Đó là những chiếc nha chương làm từ đá ngọc có hình thù như một thanh kiếm mỏng, mũi không nhọn mà xòe cong như lưỡi của một chiếc đục. Đây là một loại hiện vật bằng ngọc tiêu biểu và quý giá của triều đình nhà Thương dùng để phủ dụ và đặt quan hệ với các tộc người và quốc gia lân bang.
    Cho đến nay, chúng đã được phát hiện ở Triều Tiên, Nhật Bản, Tứ Xuyên, Hồ Nam (vùng các tiểu quốc Sở, Ngô) và ở Phú Thọ nước ta. Trong số 4 chiếc phát hiện ở Việt Nam, có một chiếc ở địa điểm Phùng Nguyên, còn lại đều ở xóm Rền. Việc những chiếc nha chương này được chôn cất hoặc thờ cúng ở xóm Rền vào thời kỳ cách nay khoảng 3.500 năm, tương đương với thời nhà Thương ở Trung Hoa, cho phép đặt ra một giả thiết chính nơi đây là nơi đại diện cho các nhóm tộc người sống trên miền Bắc Việt Nam đã tiếp đón sứ giả nhà Thương với vai trò là nơi ở của thủ lĩnh bộ lạc mạnh nhất đương thời?
    Điều này hẳn đã được lưu truyền dài lâu trong dân gian và được Việt sử lược chép lại vào thế kỷ 13-14, rằng: "Ở bộ Gia Ninh (tên trị sở Phong Châu vào thời nhà Đường - một vùng đất rộng lớn bao quanh ngã ba Việt Trì - Bạch Hạc) có người khác thường, có thể dùng ảo thuật áp phục các bộ lạc khác, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang?".
    Những niên đại C14 làm từ mẫu than trong tầng văn hóa xóm Rền đã xác nhận thời kỳ tồn tại của các bộ đồ gốm lễ nghi cũng như của nha chương là trong khoảng 3.500-4.000 năm cách ngày nay. Đó thực sự là buổi đầu của quá trình phát triển nền tảng kinh tế, xã hội cho quốc gia Văn Lang với những thủ lĩnh truyền đời được gọi là các vua Hùng.
  2. tdvco99

    tdvco99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Văn miếu Phủ Vĩnh Tường ​
    Văn miếu là nơi thờ Khổng Tử, nhà giáo dục, nhà tư tưởng, nhà chính trị và là nhà sáng lập học thuyết Nho giáo ở Trung Quốc thời cổ đại. Khởi nguồn từ một ngôi miếu được xây dựng vào năm 478 trước công nguyên ở huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông, là quê hương ông, Văn miếu theo con đường giao lưu văn hóa truyền sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Theo chính sử, nước ta bắt đầu xây dựng Văn miếu vào 1070, đời vua Lý Nhân Tông (1054-1072) tại kinh thành Thăng Long (1). Trải về sau, khi Nho giáo ngày càng phát triển, Văn miếu cũng phát triển theo, với đủ các cấp độ hành chính từ trung ương xuống đến địa phương
    Phủ Vĩnh Tường ra đời trong công cuộc cải cách hành chính vào năm 1822, dưới triều vua Minh Mệnh (1820-1839), quản 3 huyện Bạch Hạc, Tam Dương và Lập Thạch. Nằm trong vùng đồng bằng và trung du, đất đai màu mỡ, phong tục thuần hậu, lại tiếp giáp kinh thành Thăng Long xưa, nên nơi đây từ rất sớm đã có nhiều người thành đạt bằng con đường khoa cử. Thời Lê sơ, có Triệu Thái, người xã Hoàng Chung huyện Lập Thạch, đỗ đầu khoa Minh kinh năm Kỷ Dậu, niên hiệu Thuận Thiên thứ 2 (1429), trở thành người khai khoa của 3 huyện, làm quan đến chức Hàn lâm học sĩ. Thời Hồng Đức, có Nguyễn Tộ, người xã Sơn Đông huyện Lập Thạch, đỗ Hoàng giáp khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1472), làm quan đến chức Hiến sát xứ Thanh Hoa. Thời Mạc, có Bùi Hoằng, người xã Thượng Trưng huyện Bạch Hạc, đỗ Hoàng giáp khoa Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính thứ 9 (1538), làm quan đến chức Thừa chính sứ... Đến cuối thời Lê, theo thống kê trong sách Đăng khoa lục, số vị đỗ Đại khoa(2) trải các triều thuộc hai huyện Bạch Hạc và Lập Thạch là gần 50 người. Nhiều xã có đến hai ba người đỗ, trong đó tiêu biểu nhất là xã Sơn Đông - làng Tiến sĩ, với 12 vị, trở thành nơi nổi tiếng về hiếu học của xứ Đoài.
    Chuông Văn miếu phủ Vĩnh Tường
    Với trình độ dân trí như vậy, việc xây dựng Văn miếu trong vùng là điều bình thường. Tuy nhiên, khi tìm hiểu vấn đề này, lại không thấy thư tịch đề cập đến. Năm 2005, nhân một chuyến công tác tại huyện Vĩnh Tường, chúng tôi được Phòng Văn hóa của huyện cho xem và in rập quả chuông đang bảo quản tại đây. Chuông có trọng lượng khoảng 30 kg, cao 70 cm, đường kính miệng 35cm, thân chuông chia làm 4 khuông lớn, mỗi khuông cao 35cm, rộng 23 cm. Dưới mỗi khuông lớn là một khuông nhỏ, hình chữ nhật, dài 22 cm, rộng 7 cm. Khuông lớn thứ nhất khắc nổi chữ ?oVĩnh?T?T, dạng đại tự trong một vòng tròn, dưới đó khắc tiếp 14 dòng chữ nhỏ, khuông nhỏ khắc 18 dùng. Tương tự như vậy, khuông lớn thứ hai khắc chữ ?oTường?T?T và 18 dòng chữ nhỏ, khuông nhỏ khắc 18 dòng. Khuông lớn thứ ba khắc hai chữ ?oVăn miếu?T?T và 16 dòng chữ nhỏ, khuông nhỏ khắc 16 dòng. Khuông lớn thứ tư khắc chữ ?oChung?T?T và 18 dòng chữ nhỏ, khuông nhỏ khắc 17 dòng. Tổng cộng có khoảng 4000 chữ Hán, chữ khắc nông, nhiều đoạn bị mờ mòn, khiến việc giải mã văn bản gặp nhiều khó khăn.
    Mặc dù vậy, ghép các khuông với nhau, thấy đây là chuông mang tiêu đề Vĩnh Tường Văn miếu chung, tức chuông của Văn miếu phủ Vĩnh Tường. Bài minh khắc trên chuông đề ngày mồng 4 tháng 3 niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841), do Lê Duy Trung, người xã Thượng Phúc huyện Thượng Phúc tỉnh Hà Nội, đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất, niên hiệu Minh Mệnh thứ 19 (1838), giữ chức Tri phủ Vĩnh Tường kiêm biện Giáo thụ soạn; Vũ Duy Tân, người xã Vũ Liệt huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An, đỗ Cử nhân khoa Quý Dậu, niên hiệu Gia Long thứ 12 (1813), giữ chức Đốc học tỉnh Sơn Tây nhuận sắc.
    Bài minh là sự ca ngợi công lao của các vị Tiên thánh Tiên hiền đối với sự nghiệp giáo dục, mở mang kiến thức cho người dân, khiến khắp nơi trong nước truy ơn lập đền thờ cúng, sau đó tác giả cho biết quá trình đúc chuông đúc khánh của Văn miếu phủ Tam Đới đặt ở xã Cao Xá huyện Bạch Hạc, do hội Văn thuộc (3) và Võ thuộc (4) của bản phủ thực hiện trước đây, nay vì chuông cũ bị hỏng, các vị quan chức trong phủ Vĩnh Tường noi theo cách thức của tiền nhân, hiệp người dân bản hạt, cùng nhau đóng góp tiền của đúc thành chuông mới cho Văn miếu phủ Vĩnh Tường. Phần kế tiếp là họ tên người công đức đúc chuông, ước khoảng 40 vị. Chuông còn khắc các thửa ruộng của Văn miếu phủ Vĩnh Tường do mọi người cung tiến tại các xứ sở thuộc địa bàn trong phủ.
    Qua đây cho thấy phủ Vĩnh Tường có Văn miếu đặt ở xã Cao Xá của huyện Bạch Hạc nhưng là sự kế thừa từ Văn miếu hàng phủ của phủ Tam Đới. Tra về phủ Tam Đới, phủ này thành lập vào năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đời Lê Thánh Tông, lãnh 6 huyện Bạch Hạc, Yên Lạc, Yên Lãng, Phù Khang, Lập Thạch và Tân Phong. Chưa rõ Văn miếu phủ Tam Đới xây dựng từ bao giờ, chỉ biết đã trải qua hai lần trùng tu vào giữa thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII (5). Rất có thể đến năm 1822, khi tên phủ Tam Đới không còn tồn tại, cũng là lúc tên phủ Vĩnh Tường ra đời thì Văn miếu này được bàn giao cho phủ Vĩnh Tường quản lý.
    Liên quan đến Văn miếu phủ Vĩnh Tường còn có hai văn bia do Trường Viễn Đông Bác cổ của Pháp sưu tầm vào những năm trước Cách mạng Tháng 8. 1945, hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm tại Hà Nội. Bia thứ nhất (No. 1463- 1464), là Vĩnh Tường tế điền ký (Bia ghi ruộng tế của Văn miếu phủ Vĩnh Tường) gồm 2 mặt, khổ 93 x 52 cm. Bia trang trí hoa văn và khắc chữ Hán ở mặt trước và mặt sau, tổng cộng là 47 dòng, ước khoảng 3000 chữ, trong đó mờ mòn mất nhiều đoạn. Bia dựng ngày 12 tháng 8 niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841), vẫn do Lê Duy Trung sọan, ghi nhận Văn miếu phủ Vĩnh Tường không chỉ thờ Khổng Tử, Tứ phối (6), mà còn thờ phụ người đỗ Đại khoa và Trung khoa (7) của phủ. Tại đây vào ngày đinh của tiết xuân thu hàng năm diễn ra hoạt động tế lễ do hai hội Văn thuộc và Võ thuộc của phủ đảm nhận. Sau phần này, bia kê danh sách hội viên trong hai hội Văn thuộc và Võ thuộc, bắt đầu từ Cử nhân Kiều Năng Thân đến Lê Thế Nghi, tổng cộng khoảng 60 vị. Thứ đến là phần ruộng của Văn miếu dùng vào tế tự, quy định thành các hạng khác nhau, như ?oTư thình tế điền?T?T (Ruộng xôi dùng vào việc tế), gồm 2 mẫu tọa lạc tại xã Cao Xá; ?oTuế thời lễ điền?T?T (Ruộng lễ dùng trong năm), gồm 1 mẫu 2 sào (không rõ tọa lạc tại xã nào, do mất chữ); ?oXuân thu tế điền?T?T (Ruộng tế dùng vào tiết xuân thu), gồm 1 mẫu tọa lạc tại xã Định Hương...
    Mặt sau ghi điều lệ của Văn thuộc vã Võ thuộc thuộc bản phủ, qui định một số vấn đề nhằm duy trì hoạt động của hội cũng như của Văn miếu. Đó là lệ áp dụng với người nhận canh tác ruộng của Văn miếu, mà theo quy định đương thời ?omỗi mẫu nộp thuế là 12 quan cổ tiền?, hay lệ về lễ vật tại các ban thờ Tiên hiền, Tiên nho, Đại khoa, Trung khoa vào ngày Đinh của tiết xuân thu ?odùng bằng lợn, mỗi ban một con?. Hoặc lệ vào các ngày tế ?ocấm không được ca hát và đốt pháo?...
    Bia thứ hai (N014640-14641) là Tu tập Từ vũ ký (Bia ghi việc tu sửa Từ vũ), gồm 2 mặt, khổ 46x72cm, trang trí hoa văn, khắc 63 dòng chữ Hán ở hai mặt, tổng cộng khoảng 2000 chữ. Bia này cũng bị mờ mòn mất nhiều chữ. Căn cứ vào dòng niên đại thấy bia dựng ngày 18 tháng 7 năm Thiệu Trị thứ 3 (1843). Bài văn do Bùi Quang Địch, người xã Thượng Trưng huyện Bạch Hạc, đỗ Cử nhân khoa Tân Sửu (1841) soạn. Nội dung có thể tóm tắt như sau: Văn miếu phủ Vĩnh Tường trải lâu năm bị hư hại, các vị Văn thuộc và Võ thuộc của phủ bàn bạc, đứng ra tu sửa. Trong phần kê khai họ tên người đóng góp, thấy có nhiều vị quan chức, như Bố chính sứ Lê Văn Địch (người xã Nhật Chiêu), thự Hình bộ Lang trung Kiều Năng Thân (cũng người xã Nhật Chiêu), Cử nhân Đặng Minh Trân (người xã Văn Trưng)...
    Tóm lại, qua minh văn và bi ký giúp ta nhận diện về một Văn miếu của phủ Vĩnh Tường đặt tại xã Cao Xá huyện Bạch Hạc. Văn miếu ở đây là sự tiếp nhận từ Văn miếu hàng phủ của phủ Tam Đới thời Lê. Trong suốt quá trình tồn tại, Văn miếu phủ Vĩnh Tường là nơi diễn ra các hoạt động tế lễ Khổng Tử và các Tiên hiền của Nho giáo theo nghi thức đương thời, nhằm tỏ ý tôn sư trọng đạo, giữ gìn phong hóa, chấn hưng việc học, mang đậm bản sắc văn hóa của người dân địa phương. Hoạt động này chỉ chấm dứt khi Văn miếu phủ Vĩnh Tường chuyển về xã Định Trung huyện Tam Dương, trở thành Văn miếu của tỉnh Vĩnh Yên vào năm 1890
  3. hoangnam030880

    hoangnam030880 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2008
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Đình Thổ Tang
    Đình thuộc xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, được tạo dựng từ thế kỷ XVII, trải qua thời gian, đến nay còn bảo lưu được tương đối nguyên vẹn kiểu thức kiến trúc thời Hậu Lê.
    Đình thờ danh tướng Lân Hổ, có công đánh giặc Nguyên Mông ở thế kỷ XIII. Tương truyền, theo lệnh Vua Trần, Lân Hổ đã dẫn quân lên vùng Gia Ninh (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) lập phòng tuyến, bày binh bố trận, chỉ huy quân sĩ chiến đấu anh dũng, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bảo vệ kinh đô Thăng Long. Hiện nay suốt một dải từ Dục Mỹ- Sơn Vi (Phú Thọ) đến Vĩnh Tường - Yên Lạc (Vĩnh Phúc) có hệ thống di tích thờ Lân Hổ. ở xã Thổ Tang có Miếu Trúc, đình Thổ Tang, đình Phương Viên, trong đó đình Thổ Tang là trung tâm để tổ chức lễ hội cùng những trò diễn, hèm tục tưởng niệm về vị tướng tài Lân Hổ và cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta thời Trần.
    Đình Thổ Tang được xây dựng với quy mô đồ sộ, gồm hai toà kiến trúc bố cục theo hình chữ "đinh". Đại đình 5 gian 2 dĩ 6 hàng chân, hậu cung 2 gian. Toàn đình đếm được 60 cột, làm bằng gỗ tốt đại khoa. Cột cái có đường kính 0,80m, cột con đường kính 0,61m. Nền đình dài 25,80m, rộng 14,20m, bó đá xanh xung quanh. Kết cấu kiến trúc kiểu tứ trụ, chồng rường giá chiêng, gia cố bền chắc.
    Đình Thổ Tang hiện còn 21 bức chạm khắc gỗ hết sức tinh tế, được thể hiện trên các thành phần kiến trúc: Thân kẻ, thân bẩy, thân rường, nội dung phong phú, khái quát về chu trình: lao động - làm ăn - hưởng thụ của cư dân nông nghiệp, của nhân dân ta thời Lê Trung hưng. Các bức chạm ở đây được sắp xếp thứ tự theo chu trình đó. Bước vào cửa đình thì thấy ngay bức chạm đầu tiên là "ngày hội xuống đồng" (lễ tịch điền) rồi lần lượt đến các bức "bắn thú dữ" để bảo vệ mùa màng, thôn xóm. Cảnh vui chơi giải trí có: "đá cầu", "chơi cờ", "uống rượu", "người múa". Cảnh sinh hoạt gia đình có: "trai gái tình tự", "gia đình hạnh phúc". Phê phán những thói hư tật xấu có: "đánh ghen", "vợ chồng lười". Trang trí thờ phụng gồm các bức: "cửu long tranh châu", "bát tiên quá hải" và nhiều hình rồng, phượng khác.
    Đình Thổ Tang là một trong những ngôi đình đạt đến đỉnh cao về mỹ thuật điêu khắc gỗ cổ dân gian thời Hậu Lê, là di tích được xếp hạng quốc gia sớm nhất ở Vĩnh Phúc, mấy thập kỷ qua luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học, sự quan tâm bảo vệ tu bổ của Nhà nước các cấp, chính quyền và nhân dân địa phương.
  4. tdvco99

    tdvco99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Đại Lải là một hồ nước nhân tạo lớn. Xưa kia, vùng hồ là một thung lũng cằn cỗi nằm giữa một bên là dải núi Thằn Lằn, một bên là các đồi trọc trải dần ra từ phía chân dãy Tam Đảo. Mùa mưa lũ, nước ở các con suối chảy dồn về như thác, đồng thời lại rút đi rất nhanh, cuốn trôi theo phù sa màu mỡ, làm cho đồng ruộng bị xói mòn, đất đai bạc màu vì khô cằn. Vì vậy, Bộ Thuỷ lợi đã cho khảo sát, thiết kế xây dựng hồ chứa nước Đại Lải với nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ tưới tiêu cho đại bộ phận ruộng đồng của huyện Kim Anh, Sóc Sơn và một phần diện tích đất nông nghiệp huyện Bình Xuyên. Công trình được khởi công vào năm 1959, đến năm 1963 cơ bản hoàn thành bằng sức lao động chân tay của bộ đội, nhân dân, cán bộ công nhân viên chức, các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc với 2.266.100 ngày công, đào đắp được 121.900m3 đất đã tạo nên lòng hồ rộng lớn có diện tích mặt nước 525ha, chứa 26,4 triệu m3 nước. Công trình hồ Đại Lải mang lại lợi ích phát triển kinh tế, xã hội, nông lâm nghiệp, phục vụ tưới tiêu cho khoảng 2.900ha - 3.500ha đất canh tác.
    Trong những năm qua, với chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư của tỉnh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Các khu du lịch ?" dịch vụ dần được hình thành để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa, vui chơi giải trí của nhân dân, trong đó có khu vực hồ Đại Lải. Với diện tích tự nhiên là 1.500ha, trung tâm là hồ Đại Lải, khu du lịch - thắng cảnh này đã, đang và ngày càng đẹp hơn, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch ?" dịch vụ, bước đầu thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước tới thăm quan, nghỉ dưỡng.
    Hồ nằm giữa một màu xanh ngút ngàn. Phía Bắc hồ là dãy Tam Đảo xanh thẳm, hùng vĩ. Ba phía vòng quanh hồ, gò đồi lúp xúp và núi Thằn Lằn nối với nhau bằng những con đập kiên cố tạo nên những bờ thành giữ nước vững chắc. Vào mùa mưa, nước từ các con sông, suối phía Nam của dãy núi Tam Đảo như: sông Vực Tuyền, sông Tôn, sông Bá Hạ, suối Đồng Câu, Đồng Chão... đều dồn chảy vào lòng hồ, khiến mực nước hồ có thể lên cao tới cốt 21m. Mặt nước hồ lặng sóng xanh ngắt in bóng trời mây và núi biếc. Bơi thuyền trên hồ sẽ phát hiện được rất nhiều cảnh quan kỳ thú do các thung lũng tự nhiên, các triền đồi bát úp cùng các hẻm núi còn hoang sơ nhô ra, tạo nên các eo, các bán đảo hết sức đa dạng. Lại có những quần đảo nhỏ nằm trong lòng hồ như đảo chim, đảo Ngọc. Chiều chiều, những cánh cò trắng bay về trong hoàng hôn soi bóng mặt hồ, những tiếng chim chiu chít cùng tiếng rừng thông reo vi vút sẽ là những lời mời gọi hấp dẫn hơn cả tiếng chào mời của các tiếp viên du lịch ở bất cứ nơi đâu? Xung quanh hồ là màu xanh điệp trùng của hơn 9.000 héc ta cây rừng phòng hộ. Sắc biếc của hồ sâu, màu xanh rợp mát của rừng, vẻ đẹp thẳm xa của núi cùng với những cơn gió mát rượi tạo cho du khách cảm giác được đắm chìm trong thiên nhiên yên bình, tận hưởng sự thanh thản và dễ chịu hiếm có. Một điều kỳ thú nữa là vì có núi.Tam Đảo che chắn nên ngọn gió bấc ?ocắt da cắt thịt? của mùa đông không đến được vùng hồ, ở đây nhiệt độ trung bình của mùa hè là 28,90C và mùa đông là 16,80C, rất thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng cuối tuần, cho dù đang mùa nắng nắng nóng hay tiết trời đông giá.
    Không chỉ giới hạn trong vùng lòng hồ và khu du lịch, từ đây cũng có thể tổ chức những chuyến lữ hành hấp dẫn tới các điểm danh thắng khác. Từ bãi tắm dưới hồ, du khách có thể đi bộ thể dục lên đỉnh núi Thằn Lằn phóng tầm mắt nhìn về Thủ đô Hà Nội và tham quan đồn Thằn Lằn, nơi ghi dấu một trong những trận đánh quyết liệt mà chiến thắng hào hùng của lực lượng vũ trang chiến khu Ngọc Thanh những năm chống Pháp. Những ai thích leo núi có thể ngược lên phía Bắc, luồn rừng qua đèo Nhe (một thời là con đường liên lạc trọng yếu giữa chiến khu Ngọc Thanh và căn cứ địa Việt Bắc) sang đất Thái Nguyên thăm hồ Suối Lạnh; tới đèo Khế thăm khe núi Đá Đen - địa điểm đặt kho bạc nhà nước thời kháng chiến; hay rẽ sang núi Mỏ Quạ mạo hiểm thử sức leo lên những vách đá dựng đứng? Từ trên cao nhìn xuống sẽ thấy thấp thoáng giữa bạt ngàn rừng xanh là các mặt nước hồ Xạ Hương, hồ Làng Hà, hồ Gia Khau thanh bình lặng sóng. Du khách cũng có thể tới thăm những dấu tích thành lũy của Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương hay những địa điểm ghi đầy dấu ấn lịch sử khác của chiến khu Ngọc Thanh như: cơ sở bào chế thuốc tân dược và nơi làm việc của trạm quân y chiến khu, thung lũng Đá Bia, Đồng Dè, đại bản doanh Móc Son?
    Xác định được tiềm năng của Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc và Viện Quy hoạch đô thị nông thôn đã lập quy hoạch tổng thể để đầu tư xây dựng nơi đây thành một trong những trọng điểm du lịch của địa phương. Theo quy hoạch đến năm 2010, khu du lịch sẽ có 4 cụm. Phía Tây là trại sáng tác và khu nghỉ dưỡng Trung ương, phía Nam là các hạng mục công cộng như cung văn hóa, siêu thị, quản lý hành chính. Phía Đông được giao cho 2 chủ dự án lớn: Công ty TNHH Đại Lải xây dựng một sân golf 36 lỗ; Công ty Đầu tư xây dựng và Hợp tác quốc tế Hùng Vương xây dựng Flamingo Đại Lải Resort. Hiện tại, cả 2 dự án này đang trong giai đoạn triển khai, nhằm biến nơi đây thành điểm vui chơi, nghỉ dưỡng cuối tuần cho không chỉ người dân khu vực xung quanh và Hà Nội mà sẽ trở thành một trong những khu nghỉ cao cấp trọng điểm của toàn miền Bắc. Khu du lịch Đại Lải sẽ kết hợp với các khu công nghiệp như Quang Minh, Nội Bài, Thăng Long, và Khu đô thị Mê Linh, Quang Minh cách đó không xa, tạo thành một chuỗi đô thị - công nghiệp - du lịch rất phát triển ở phía Bắc Thủ đô.
    Khu du lịch Đại Lải nằm trong địa phận xã Ngọc Thanh và xã Cao Minh, thuộc thị xã Phúc Yên, cách nội thành Hà Nội 40 km, cách sân bay Nội Bài 10 km với hệ thống đường giao thông thuận tiện cả đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Với vị trí thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi, được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong tương lai không xa Đại Lải sẽ cùng với các khu du lịch Tam Đảo Tây Thiên và các khu du lịch sinh thái trong vùng tạo nên một quần thể du lịch bốn mùa và những ngày nghỉ cuối tuần của du khách thập phương trong và ngoài nước.
  5. tdvco99

    tdvco99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Di tích danh thắng Tây Thiên
    Khu danh thắng Tây Thiên có diện tích khoảng 148ha, nằm trên sườn ngọn núi Thạch Bàn, trong khu vực phân bố của vườn quốc gia Tam Đảo, thuộc dãy Tam Đảo, về hành chính nay thuộc địa phận xã Đại Đình, huyện Tam Đảo. Dựa vào núi non và được tạo dựng bởi những bàn tay tài hoa của con người trong nhiều thế kỷ, Tây Thiên đã trở thành một khu danh thắng và nay đang là một điểm du lịch hấp dẫn của Vĩnh Phúc. Nơi đây không chỉ là một trung tâm tín ngưỡng tôn giáo lâu đời, một điểm hành hương nổi tiếng từ trong lịch sử mà còn là một thắng cảnh đẹp với môi trường cảnh quan suối thác, cây rừng, chim thú rất hữu tình, ngày càng thu hút được sự mến mộ của du khách và những tín đồ, phật tử.
    Từ thế kỷ XVIII, Tây Thiên đã là nổi lên là một vùng danh thắng, được Lê Quý Đôn mô tả lại trong ?oKiến văn tiểu lục? là: ?o...bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm không thấy đáy; tre xanh, thông tốt, cảnh sắc thanh nhã, rộng rãi, hồ sen nước xanh biếc có thứ đá lạ và hoa sen đỏ nở bốn mùa, thác từ sườn núi chảy xuống trông như tấm lụa.? Theo những tài liệu ít ỏi lưu giữ đến nay còn được biết, nơi đây từng có những công trình kiến trúc tôn giáo truyền thống trải suốt từ chân lên đỉnh núi dựa vào thiên nhiên, góp phần tăng thêm vẻ hoành tráng quyến rũ của cảnh vật nên thơ ở chốn này. Đó là: chùa Đồng Cổ, đền - chùa Tây Thiên, chùa Phù Nghì, chùa Thiên ân, am Lưỡng Phong, am Song Tuyền, cầu Đái Tuyết
    Tây Thiên được coi là một quần thể di tích danh thắng tổng hợp. ở đây có đủ các loại hình di tích lịch sử - văn hóa theo định nghĩa phân loại di tích, đó là: Di tích khảo cổ (Đồng Cổ, Thiên ân?), di tích lịch sử (bia đá chữ, Đồng Ma, Ao Dứa), di tích kiến trúc nghệ thuật (đền Thượng), danh lam thắng cảnh (thác Bạc, suối Vàng). Các loại hình này liên hoàn, đan xen với nhau rất khó phân định rạch ròi và tạo thành một hệ thống di tích danh thắng đa dạng, hoành tráng. Sự đa dạng đó còn thể hiện tính chất phức hợp trong thờ tự, tín ngưỡng, hội tụ đủ cả đạo Phật (chùa), đạo Lão (am), đạo Nho (đền). Tây Thiên trước hết gắn với cửa Phật, ngay từ chính tên gọi địa danh. Đây chính là miền đất Phật theo dân gian. Cũng đã có những nhà nghiên cứu đưa ra nhận định đây là nơi mà đạo Phật được truyền vào nước ta đầu tiên. Ngoài ra, Tây Thiên thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu từ xa xưa. Hệ thống các di tích thờ Quốc mẫu ở vùng này rất dày đặc từ đền Cả (đền Trình) thuộc xã Đại Đình, đền Mẫu sinh, đền Mẫu hóa, đền Thõng, đền Thượng và một loạt các đình, đền khác trong vùng lân cận.
    Ngày nay, khu di tích - danh thắng này Tây Thiên đã trở thành điểm du lịch thu hút một số lượng lớn du khách đến với Vĩnh Phúc. Không giống như các di tích khác chỉ đông người vào những mùa lễ hội, ở đây quanh năm, ngày tháng thường xuyên có khách tới, càng ngày càng đông. Khách tới Tây Thiên cũng rất đa dạng: Không chỉ có khách hành hương tín ngưỡng, còn có rất nhiều khách tham quan ở nhiều độ tuổi khác nhau, ngành nghề khác nhau: học sinh, thanh niên, công chức, cán bộ hưu trí, các cụ cao tuổi và nhân dân trong và ngoài vùng đến lễ Phật, lễ Mẫu, tham quan và tận hưởng cảnh sắc và không khí trong lành của thiên nhiên nơi đây. Ngoài ra còn có rất nhiều nhà khoa học, học sinh, sinh viên bị thu hút bởi sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái, đã đến Tây Thiên nghiên cứu và tìm hiểu như những giáo cụ trực quan, sinh động.
    Với hệ động thực vật phong phú gần 800 loài thuộc nhiều lớp, bộ, họ, chi khác nhau, trong đó có những loài thực vật có giá trị khoa học và giá trị kinh tế đánh kể như: pơ mu, thông la hán, sam pông, những cây thông hàng ngàn năm tuổi hay những loài động vật quý hiếm như rùa vàng, gà lôi trắng, voọc đen má trắng, voọc mũi hếch, cá cóc Tam Đảo Có thể nói rằng Tây Thiên là một khu vực đa dạng về sinh học, đồng thời cũng rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái vì không gian cảnh quan này rất lý tưởng cho một chuyến đi bộ lên núi giữa phong cảnh đẹp như tranh vẽ. Du khách có thể đi bộ men theo dòng suối trong vắt để đến với những bãi đá Liền, suối Tối, thác Chòi Tre, thác Bạc 5 tầng, suối Bạc, suối Vàng, suối Giải Oan, đền Cô, đền Cậu, đền ThượngVừa đi vừa tận hưởng tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim thú văng vẳng, tiếng lá lao xao trong gió, lại tự mình tìm hiểu về cây cối cảnh vật xung quanh, ngước lên nhìn đỉnh Tam Đảo ngay trên vành mũCảm giác được hòa mình vào thiên nhiên tuyệt đích sẽ khiến du khách không thể quên được những ấn tượng của Tây Thiên.
    Tháng 10/2005, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khánh thành ở khu vực chùa Thiên ân xưa đã ngay lập tức trở thành một điểm đến náo nức của Phật tử và nhân dân cả nước. Người đi Thiền viện qua Tây Thiên hay người đến Tây Thiên đều dành thời gian lên tham quan Thiền viện.
    Với những tiềm năng du lịch vốn có, hệ thống di tích dày đặc, với sự thu hút về mặt cảnh quan cũng như tâm linh, giao thông đi lại khá thuận tiện, Tây Thiên đã, đang, sẽ hấp dẫn nhiều du khách và trở thành một khu di tích - danh thắng quan trọng của Vĩnh Phúc. Để có thể bảo vệ và khai thác khu danh thắng Tây Thiên theo hướng bền vững, năm 1995 Ban Quản lý di tích và danh thắng Tây Thiên đã được thành lập. Năm 2000, Quy hoạch phát triển khu danh thắng Tây Thiên cũng đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt. Một tương lai không xa, khu danh thắng Tây Thiên sẽ được giữ gìn, khai thác và phát huy một cách bền vững, để Tây Thiên trở thành một điểm đến về du lịch văn hóa tâm linh cũng như môi trường cảnh quan sinh thái của nhân dân trong vùng và cả nước.
  6. tdvco99

    tdvco99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thái Học - Vị lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng ​
    - Phần 1
    Nguyễn Thái Học là con cả của một gia đình trung nông thuộc làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Thổ Tang vốn là một làng trù phú, dân làng vừa làm ruộng, vừa buôn bán nên nhìn chung đời sống kinh tế tương đối khá hơn các làng lân cận.
    Thuở nhỏ, Nguyễn Thái Học được gia đình cho học chữ Hán. Sau đó ông theo học trường phổ thông Pháp - Việt tại tỉnh lỵ Vĩnh Yên. Ngay từ lúc mới 15, 16 tuổi Nguyễn Thái Học thường được thế hệ cha anh kể cho nghe chuyện về Đội Cấn và một số phong trào chống Pháp nên đã sớm giác ngộ lòng yêu nước. Ông ngầm nuôi ý chí đánh đổ chế độ thực dân Pháp, giải phóng dân tộc và trả thù rửa hận cho các chiến sĩ yêu nước đã bị thực dân Pháp giết hại. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Tiểu học, năm 1921, Nguyễn Thái Học thi đỗ vào Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Trong thời gian gần 3 năm học ở trường này, Nguyễn Thái Học đã nhiều lần công khai phản đối thái độ và hành vi phân biệt, miệt thị người bản xứ của một số giám thị và giáo viên người Pháp. Trùm mật thám Louis Marty từng nhận xét: "Nguyễn Thái Học là một học sinh bướng bỉnh, hay cãi lại thầy giáo". Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm (1924), Nguyễn Thái Học có tham dự kỳ thi tuyển công chức của chính quyền thực dân. Nhưng, sau khi thi đỗ ông lại không nhậm chức mà nộp đơn xin học Trường Cao đẳng Thương mại thuộc Đại học Đông Dương. Trong thời gian Nguyễn Thái Học học tập tại Đại học Đông Dương (1925 - 1927) đã diễn ra nhiều chuyển biến rất quan trọng trong phong trào yêu nước Việt Nam. Trước đó, từ cuối năm 1923 những bài diễn thuyết sục sôi của Nguyễn An Ninh ở Sài Gòn, rồi tờ báo La Cloche fêlée (Chuông rè) của ông đã góp phần mạnh mẽ thức tỉnh tinh thần yêu nước của thanh niên, sinh viên cả nước. Năm sau, ngày 19.6.1924 tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái trong cuộc mưu sát hụt toàn quyền Đông Dương Martial Merlin và tấm gương hy sinh dũng cảm của người thanh niên yêu nước này đã làm chấn động toàn cõi Việt Nam, thúc giục các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên hăng hái dấn thân vào con đường cứu nước. Tháng 11.1925, mật thám Pháp bí mật bắt cóc Phan Bội Châu tại Thượng Hải. Chúng đưa cụ về giam ở Hoả Lò (Hà Nội), định bí mật thủ tiêu. Khi tin tức về sự kiện này lọt ra ngoài, lập tức một phong trào đấu tranh sục sôi của nhân dân cả nước đã bùng nổ, đòi thực dân Pháp phải đưa cụ Phan ra xét xử công khai và cuối cùng, phải tuyên bố ân xá nhà yêu nước lão thành này. Đầu năm sau, Phan Chu Trinh, một lãnh tụ lớn khác của phong trào yêu nước từ đầu thế kỷ XX, đã trở về Sài Gòn sau nhiều năm lưu trú ở nước ngoài. Ngày 24.3.1926 Phan Chu Trinh tạ thế ở Sài Gòn. Ngay sau đó, một phong trào để tang cụ được nhân toàn quốc hưởng ứng mạnh mẽ.
    Cũng trong những năm này ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng Trung Quốc, đặc biệt là học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn cũng dội mạnh vào Việt Nam và được nhiều thanh niên, trí thức nhiệt liệt đón chào. Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về tới Quảng Châu (Trung Quốc) liên lạc với nhóm thanh niên Việt Nam yêu nước trong tổ chức Tâm Tâm xã và lập ra Hội Việt Nam Kách mệnh Thanh niên (6.1925), ra tờ báo Thanh niên kêu gọi thanh niên trí thức yêu nước hăng hái đứng lên lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh đập tan gông xiềng nô lệ thực dân, giải phóng dân tộc.
    Trong bối cảnh hàng nghìn thanh niên, trí thức đã hăng hái dấn thân, tham gia tích cực vào các hoạt động yêu nước. Nguyễn Thái Học là một trong những người sớm tham gia tích cực và đi đầu trong làn sóng đấu tranh đó. Ngay khi còn đang là sinh viên Đại học Đông Dương, cuối năm 1926, cùng với một số thanh niên trí thức yêu nước khác như Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài, Hồ Văn Mịch v.v., ông đã lập ra Nam Đồng thư xã ở Hà Nội. Cũng giống như Cường học thư xã của nhóm thanh niên yêu nước do Trần Huy Liệu đứng đầu lập ra ở Sài Gòn, Nam Đồng thư xã vừa giống như một nhà xuất bản, một hiệu sách đồng thời như một nhóm biên soạn, tập trung vào việc biên soạn, dịch thuật, phát hành sách báo phổ biến các tư tưởng cách mạng, đặc biệt là tư tưởng Tôn Trung Sơn, ca ngợi các tấm gương nghĩa liệt, những anh hùng cứu quốc là người Việt Nam và nước ngoài. Thông qua đó, Nam Đồng thư xã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp, và trên thực tế Nam Đồng thư xã đã trở thành một trong những nơi quy tụ thanh niên, trí thức yêu nước ở Bắc Kỳ.
  7. tdvco99

    tdvco99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    - Phần 3
    Đi đầu trong làn sóng đấu tranh trở thành lãnh tụ của VNQDĐ
    Cũng trong thời gian là sinh viên của Đại học Đông Dương, từ năm 1925 đến năm 1927, Nguyễn Thái Học đã gửi cho Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varrenne một số bức thư kêu gọi chính quyền thực dân Pháp tiến hành một loạt cải cách tiến bộ ở Việt Nam. Sở dĩ Nguyễn Thái Học gửi những đề xuất cải cách của mình cho A. Varrenne vì ông ta vốn là một đảng viên của Đảng Xã hội Pháp, vừa mới tới nhậm chức toàn quyền đã quyết định ân xá Phan Bội Châu và hứa hẹn nhiều cải cách rộng lớn ở xứ thuộc địa Đông Dương. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời hứa suông, và ông ta không bao giờ quan tâm, trả lời những bức thư đầy tâm huyết của Nguyễn Thái Học.
    Hoàn toàn thất vọng về con đường cải cách, Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đi đến quyết định là: con đường duy nhất để mở ra cơ hội phát triển cho dân tộc Việt Nam chỉ có thể là con đường dùng vũ trang lật đổ chế độ thực dân Pháp, sau đó tự mình tiến hành công cuộc kiến thiết đất nước. Nguyễn Thái Học và nhóm Nam Đồng thư xã khẩn trương chuẩn bị để lập ra một tổ chức yêu nước bí mật. Ông đành thôi học và dành toàn bộ thời gian cho việc chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho công cuộc cứu nước mới.
    Tối 24-12-1927 hội nghị thành lập Việt Nam Quốc dân đảng tiến hành thoạt tiên ở nhà Lê Thanh Vỵ làng Thể Giao (nay là khu vực phố Thể Giao) sau có động nên chuyển lên Nam Đồng thư xã.Nam Đồng thư xã ở số 6 đường 96 (nay là số 129 phố Trúc Bạch) của nhà giáo Phạm Tuấn Tài ?" một nhà sáng lập của Việt Nam Quốc dân đảng sau này ?" là cơ sở đầu tiên của Việt Nam Quốc dân đảng ở thủ đô Hà Nội. Buổi đầu Nam Đồng thư xã chỉ hoạt động về văn hoá, xuất bản những sách nêu gương các nhà cách mạng nước ngoài và những tác phẩm cổ động cho cách mạng như Con thuyền khứ quốc, Gương thành bại, Dân tộc chủ nghĩa, Trưng Vương, Một bầu trời tâm sự? Từ một nhà xuất bản, Nam Đồng thư xã dần dà trở thành một câu lạc bộ, những ngày thứ năm và chủ nhật, thanh niên, học sinh lui tới đông đảo.
    Với sự có mặt một số trí thức trẻ yêu nước trong đó có Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Hoàng Văn Tùng, Hồ Văn Mịch, Phạm Tuấn Tài? hội nghị kết thúc vào 5 giờ sáng với quyết định thành lập ?oViệt Nam Quốc dân đảng?, mọi người có mặt tuyên thệ gia nhập đảng, thông qua điều lệ đảng và Nguyễn Thái Học được Hội nghị bầu làm Chủ tịch đảng.
    Việt Nam Quốc dân đảng nhằm phát triển đảng chủ yếu trong các tầng lớp trí thức: tư sản, địa chủ, phú nông, hạ sĩ quan, lập khách sạn Việt Nam ở phố Hàng Bông vừa làm trụ sở hội họp, vừa làm cơ quan sinh lợi cho đảng. Ngoài ra, còn xuất bản báo Hồn cách mạng làm cơ quan tuyên truyền.
    Sau khi thành lập, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái Học, Việt Nam Quốc dân Đảng đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển cơ sở trong các tầng lớp dân chúng trên cả nước, nhất là ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Đảng đã liên lạc và sáp nhập thêm tổ chức Việt Nam dân quốc ở Bắc Giang do Nguyễn Khắc Nhu đứng đầu. Gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng còn có thêm các nhóm nhân sĩ và trí thức yêu nước ở Bắc Ninh do Nguyễn Thế Nghiệp tổ chức, nhóm khác ở Thanh Hoá do Hoàng Văn Đào đứng đầu, một nhóm ở Thái Bình do Hà Đình Điển tổ chức và một nhóm ở Sài Gòn do Trần Huy Liệu đứng đầu. Cơ sở tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng phát triển tương đối nhanh trong năm 1928 và đầu năm 1929, thu hút hàng nghìn thanh niên trí thức, công chức và binh lính Việt Nam yêu nước trong quân đội Pháp. Việt Nam Quốc dân Đảng cũng cử người bắt liên lạc với Hội Việt Nam Kách mệnh Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng để bàn thảo việc thống nhất về tổ chức và phối hợp hoạt động vì mục đích giải phóng dân tộc.
    Chi tiết về Việt Nam Quốc dân đảng:
    - Tên gọi: Việt Nam Quốc dân đảng
    - Ngày thành lập Ngày 25 tháng 12 năm 1927
    - Tôn chỉ: Dân tộc độc lập; Dân quyền tự do; Dân sinh hạnh phúc
    - Nhiệm vụ: Cách mạng dân tộc, cách mạng xã hội, xây dựng nền dân chủ trực tiếp
    - Ý nghĩa đảng kỳ Mầu đỏ tượng trưng cho sức chiến đấu, lòng dũng cảm hy sinh trong công cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc.
    - Ngôi sao trắng, vì tinh tú soi đường, là biểu tượng của Lý Tưởng Cách Mạng của Đảng, tượng trưng cho sự lãnh đạo trong sáng và đạo đức của Đảng.
    - Mầu xanh là màu hy vọng, tượng trưng cho hòa bình, tự do, bình đẳng, an lạc và thịnh vượng trường tồn của dân tộc.
    - Lời thề đảng viên: "Trước giang sơn Tổ quốc, trước các anh em đồng chí, tôi tên là...tuổi, nguyên quán... Bí danh...hân hạnh được gia nhập VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG.
    Tôi xin thề:
    ? Tuyệt đối trung thành với Đảng
    ? Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của Đảng
    ? Tuyệt đối giữ bí mật công việc của Đảng
    ? Tuyệt đối hy sinh cho Đảng
    Nếu trái lời thề, tôi xin chịu tội tử hình.
    Phần cuối: Tổng khởi nghĩa
    Ngày 1-1-1929, Việt Nam Quốc dân đảng mở Hội nghị ở phố Chợ Đuổi, nay là Tuệ Tĩnh, do Nguyễn Thái Học chủ toạ, tổ chức lại tổng bộ và quyết định thành lập hai viện: viện lập pháp (do Nguyễn Khắc Nhu làm chủ tịch), và viện hành chính (do Nguyễn Thế Nghiệp làm chủ tịch), có xu hướng muốn tiến tới tổ chức đảng một cách quy mô.
    Ngày 9.2.1930, nhóm đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng ở Hà Nội đã tổ chức ám sát trùm mộ phu đồn điền Bazin làm chấn động dư luận Pháp, khiến cho chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương hoang mang. Để đối phó, thực dân Pháp đã mở một chiến dịch đàn áp, truy quét gắt gao các chiến sĩ yêu nước và cách mạng. Cơ sở tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng bị đánh phá nghiêm trọng, hàng trăm đảng viên bị bắt hoặc bị giết. Riêng đối với Nguyễn Thái Học, linh hồn của Việt Nam Quốc dân Đảng, thực dân Pháp treo giải thưởng 5.000 đồng bạc Đông Dương cho ai bắt hoặc giết được ông.
    Trong tình hình khẩn trương như vậy, tại Hội nghị lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng ngày 1.7.1929, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính đã quyết định không thể ngồi chờ thực dân Pháp lùng bắt, giết hại, phá tan đảng, mà phải gấp rút chuẩn bị và tiến hành một cuộc "tổng khởi nghĩa vũ trang" để một mặt đẩy mạnh công cuộc tuyên truyền, cổ vũ lòng yêu nước trong dân chúng, củng cố uy tín của đảng, và nếu có thất bại thì "Không thành công cũng thành nhân".
    Với tinh thần quyết tử, Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí, trong đó có bà Nguyễn Thị Giang, người vợ vừa đính hôn của ông, dồn tâm sức chuẩn bị cho một cuộc vùng lên quyết liệt. Các cơ sở Việt Nam Quốc dân Đảng ra sức chuẩn bị vũ khí, đúc bom tự tạo, mua súng, tiến hành binh vận.
    Trong khi đó, thực dân Pháp cũng tung hết lực lượng mật thám ra truy lùng, cài gián điệp vào các cơ sở của đảng, quyết tâm bắt hoặc giết bằng được Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và bộ chỉ huy đầu não của Việt Nam Quốc dân Đảng, hòng dập tắt cuộc bạo động từ trong trứng nước.
    Trước tình thế hàng ngũ đảng có nhiều phản bội, thực dân áp bức gay gắt có chiều hướng đưa đến tan rã, trung tuần tháng 5 năm 1929, Nguyễn Thái Học triệu tập đại hội đảng toàn quốc tại làng Đức Hiệp, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, quyết định chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Công việc chuẩn bị chưa hoàn tất, cuối năm 1929 tại Bắc Giang một cơ sở chế bom bị tai nạn phát nổ, và đầu năm 1930 người Pháp bắt giữ và khám phá được thêm rất nhiều cơ sở chế tạo bom, đao, kiếm và nhiều đảng viên bị bắt. Trước tình hình nguy cấp, Nguyễn Thái Học triệu tập hội nghị khẩn cấp, quyết định tiến hành khởi nghĩa tại các địa điểm Hưng Hóa, Lâm Thao, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại và Hà Nội vào đêm mồng 10, rạng ngày 11 tháng 2 năm 1930.
    Trong khi đó, được tin Việt Nam Quốc dân Đảng đang nỗ lực chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang trong điều kiện khách quan chưa chín muồi, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đang hoạt động ở Bắc Xiêm (Thái Lan) lập tức lên đường đi về nam Trung Quốc để tìm cách bắt liên lạc, bàn với Nguyễn Thái Học và các lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng hoãn cuộc bạo động lại, nhưng không kịp.
    Theo kế hoạch ban đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang sẽ nổ ra trên hai địa bàn chính ở Bắc Kỳ vào đêm ngày 9 tháng 2 năm 1930. Nguyễn Thái Học sẽ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở miền xuôi, trong khi Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính được phân công chỉ huy cuộc nổi dậy ở miền núi. Gần tới ngày nổi dậy, do cơ sở ở miền xuôi tương đối yếu lại bị đánh phá nặng nề nên không chuẩn bị kịp, Nguyễn Thái Học cử người báo cho Nguyễn Khắc Nhu hoãn cuộc nổi dậy tới ngày 15 tháng 2. Tuy nhiên, liên lạc viên lại bị địch bắt giữa đường. Vì vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra ở một loạt các địa điểm từ Sơn Tây, Phú Thọ cho tới Yên Bái vào đêm ngày 9, rạng sáng ngày 10 tháng 2. Tuy xảy ra nhiều nơi khác nhau, nhưng sau này các sách lịch sử thường gọi chung là cuộc Khởi nghĩa Yên Bái. Quyết liệt nhất là cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái. Quân nổi dậy đã chiếm được một phần đồn binh Pháp và làm chủ tỉnh lỵ Yên Bái trong gần hai ngày. Ngày 15 tháng 2 năm 1930, mặc dù cuộc khởi nghĩa ở miền núi đã thất bại, Nguyễn Thái Học và cơ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng vẫn quyết định khởi nghĩa ở miền xuôi như kế hoạch cũ. Cuộc vùng lên quyết liệt nhất là ở Phụ Dực (Thái Bình) và Vĩnh Bảo (lúc đó thuộc Hải Dương).
    Thực dân Pháp quyết định dùng vũ lực tối đa để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng và khủng bố tinh thần yêu nước của dân chúng. Chúng tung toàn bộ lực lượng mật thám, quân đội, bảo an ra lùng sục, càn quét, hòng bắt giam và giết hại các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng. Chúng còn cho 5 chiếc máy bay đến ném bom triệt hạ làng Cổ Am, căn cứ của Việt Nam Quốc dân Đảng trong cuộc khởi nghĩa ở Vĩnh Bảo. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính quyền thực dân của một cường quốc phương Tây phải sử dụng tới máy bay chiến đấu để đàn áp một cuộc nổi dậy của dân chúng bản xứ.
    Được sự che chở của quần chúng yêu nước, Nguyễn Thái Học vẫn thoát khỏi sự truy lùng ráo riết của thực dân Pháp. Cùng với một số yếu nhân còn lại của Việt Nam Quốc dân Đảng ông bàn bạc và dự định cải tổ lại đảng và thay đổi phương hướng chiến lược của Đảng.
    Chính vào lúc công việc này mới được khởi động thì ngày 20.2.1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh, Hải Dương). Ông bị Hội đồng Đề hình thực dân kết án tử hình ngày 23.3.1930. Ngày 17.6.1930, thực dân Pháp đã hành quyết Nguyễn Thái Học và 12 chiến sĩ khác của Việt Nam Quốc dân Đảng tại Yên Bái bằng máy chém. Trước khi hy sinh, Nguyễn Thái Học còn cố hô to "Việt Nam vạn tuế!"
    Cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng tuy thất bại nhưng thực sự là một dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Với tư cách là người sáng lập và lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng, Nguyễn Thái Học thực sự là một trong những người tiêu biểu nhất thuộc lớp trí thức Tây học sớm dấn thân, xả thân cứu nước trong nửa đầu thế kỷ XX. Tấm gương hy sinh dũng cảm của ông trở thành một nguồn động viên, cổ vũ mạnh mẽ các thế hệ thanh niên trí thức yêu nước sau này trong cuộc đấu tranh gian khổ, ác liệt lâu dài vì độc lập và tự do của tổ quốc. Nguyễn Thái Học "không thành công" nhưng đã thực sự "thành nhân". Ông được Nhà nước CHXHCN Việt Nam công nhận là liệt sĩ (24.2.1976) và tên của ông được đặt cho một trong những con phố lớn tại Hà Nội.
  8. tdvco99

    tdvco99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn
    Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn
    (Ngày 1 tháng 32 Canh Ngọ 1390-Ngày 26 tháng 2 Kỷ Dậu 1429)
    Ông là dòng dõi các vua Trần, cháu 4 đời quan Tư đồ triều vua Trần Nghệ Tông (1370-1372) Trần Nguyên Đán, cháu 7 đời Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải. Con ông Trần Án và Bà Lê Thị Hoàn. Sinh ra ở địa đầu trang Sơn Đông. Nay là xóm Đa Cai xã Sơn Đông huyện Lập Thạch.
    Ông có tuổi thơ trưởng thành ở xã Sơn Đông. Trước khi tìm vào Lam Sơn ( Thanh Hoá) để tụ nghĩa cùng Bình Định Vương Lê Lợi "Trù mưu khởi binh", ông có 11 năm rèn luyện, tìm minh chủ, chờ thời cơ tiêu diệt giặc Minh xâm lược. Ông sớm nhận ra con đường giải phóng dân tộc đúng hướng bởi lòng yêu nước nông nàn và lại là người "Hữu học thức" và "Tinh binh pháp".
    Năm 1417, ông vào Lam Sơn tụ nghĩa. Cuộc khởi nghĩa do Bình Định Vương xướng xuất, nổ ra ngày mồng 2 tháng giêng năm Mậu Tuất (1418), ông được giữ chức quan tư đồ. Suốt 10 năm kháng chiến chống quân Minh (1418-1427), ông luôn luôn là người được Bình Định Vương tin tưởng, "Thường được dự bàn những việc bí mật".
    Truyền thuyết có truyền câu sấm: Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi Vi Thần, tả tướng Gốm: Là ghi nhận sự không thể thiếu vắng của ông trong 3 người lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa. Là sự thể nghiệm của con người "Hữu học thức" nơi ông.
    Đồng thời, ông cũng là vị tướng tài, như các chiến sĩ xông pha nơi hòn tên mũi đạn ngoài chiến trường, và luôn luôn là người chiến thắng.
    - Tháng 7 năm Ất tị (1425), ông đem quân vào giải phòng 2 xứ Tân Bình, Thuận Hoá, gồm một vùng đất dài rộng suốt từ phía Bắc tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Thừa Thiên Huế. Lập căn cứ, tuyển binh lính làm hậu thuẫn cho công cuộc tiến quân ra đồng bằng Bắc bộ, giải phóng Đông Đô.
    - Tháng 10 năm Bính ngọ (1426), ông chỉ huy mũi tấn công bằng quân thuỷ với hơn 100 chiến thuyền, bao vây phía Bắc thành Đông Quan đánh một trận "Khói lửa ngút trời", khiến quân bố phòng của Vương Thông phải bỏ trận rút vào thành cố thủ. Thành Đông Quan hoàn toàn bị cô lập với các thành bên ngoài như Điêu Điêu (Gia Lâm), Thị Cầu (Bắc Ninh)...Sau trận này ông được phong chức thái uý, là chức quan đứng đầu hàng quan võ.
    - Tháng 9 năm Đinh mùi (1427), để cô lập thành Đông Quan với viện binh của tướng Minh - An Viễn hầu Liễu Thăng sắp tràn vào biên ải, ông được Bình Định Vương Lê Lợi sai cùng với các tướng tư mã Lê Sát, Lê Lí đánh thành Xương Giang.
    Ông chỉ huy mặt trận công thành, khoét đất đào đường hầm, mở đường đánh nhau với giặc, lại kết hợp các loại vũ khí chiến thuật như tên lửa, súng lửa, câu liêm, giáo dài, nỏ cứng 4 mặt cùng đánh vào thành, nên chưa đầy 1 giờ (tức 2 g GMT) thành Xương Giang kiên cố đã bị hạ, các tướng giặc giữ thành như Kim Dận, Lí Nhậm đều tự sát chết.
    - Trong chiến dịch Chi Lăng Xương Giang tháng 9 cùng năm ấy đón đánh ở Liễu Thăng, ông được cùng Lê Sát phục binh đón đánh ở Chi Lăng, góp công lao lớn vào chiến dịch diệt viện, chém Liễu Thăng ở ải Chi Lăng. Rồi lại được Bình Định Vương sai đi chặn đường tiếp tế lương thực của giặc sau đoàn quân của Liễu Thăng. Nhiệm vụ được hoàn thành, ông thực sự đã có công lao to lớn trong toàn bộ chiến dịch, xứng đáng với 4 chữ lớn Khai Quốc Nguyên Huân (công đầu mở nước) mà đời ban tặng.
    Bởi vậy, trong cuộc hội thề ở phía Nam thành Đông Quan ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi, trong danh sách đoàn do Bình Định Vương Lê Lợi cầm đầu, tên ông được đứng sau liền tên vua, sử sách vẫn ca ngợi về việc này "Đủ để kính trọng như thế".
    Đất nước hết bóng giặc ngoại xâm, trở lại thanh bình. Ngày 8 tháng 3 năm mậu thân (1428) ông được phong chức Tả tướng quốc. (Hữu tướng quốc là Thái Tử Tư tề, con trưởng của nhà vua).
    Sau đó ông "Khuất quy hưu" (xin về hưu), trở về quê hương là ấp Đông Sơn. (Nay đổi là Sơn Đông), tiêu dao ngày tháng. Nhưng sau đó, có kẻ cáo ông mưu phản. Hoàng đế Lê Lợi sai người về bắt ông.
    Ngày 26 tháng 12 năm Kỷ dậu (1429), thuyền của ông dời bến nhà, trên đường về Kinh Đô. Đến bến Đông Hồ thuyền chìm. Ông và 42 người "Gia thần nội thủ" (Có sách chép là "Lực sĩ xá nhân") đều chìm, chỉ có 2 người bơi vào bờ là được thoát.
    Hoàng đế Lê Lợi sau đó ra lệnh thu ruộng đất, bắt giam vợ và con ông. Đến năm Diên Ninh thứ 2 (1455) tức là phải 26 năm sau, sau khi xảy ra vụ "Chìm thuyền" ở bến Đông Hồ, vua Lê Nhân Tông xét rõ nỗi oan của ông, mới ra lệnh trả lại ruộng đất, nhà cửa, tha ra vợ và con ông.
    Nhân dân xã Sơn Đông tưởng nhớ người hùng nơi quê mình, đã lập đền thờ cúng ông trên nền nhà cũ. Tự điển nhà Lê chép là nơi "chính từ", triều đình cấp tặng sắc phong. Bốn mùa khói hương, ngày càng trở nên linh dị. Ông trở thành vị PHÚC THẦN của một phương Nam huyện Lập Thạch. Đến triều Nguyễn, niên hiệu Thiệu Trị thứ 6 (1846), ban các chữ: Tuấn hương, Lượng trực Tả tướng quốc Trần phủ quân chi thần.
    Nhân dân xã Sơn Đông có bài vịnh thơ: TRẦN TẢ TƯỚNG CÔNG như sau:
    Vạn cổ anh linh trấn thạch Thành
    Tinh trung bất diệt trấn uy thanh
    Huân cao hải bắc sơn Nam trạng
    Lô thuỷ ba trừng nguyệt ảnh minh
    Nghĩa:
    Muôn thủa thiêng liêng chốn Thạch Thành
    Trung trinh chẳng mất tiếng uy danh
    Công cao bể Bắc, núi Nam chép
    Sóng nước dòng Kô vằng vặc trăng.
    BÁCH THẦN LỤC chép, ban đầu ông được phong là CUNG TĨNH VƯƠNG, chức quan thái tể, thượng tướng, có thần hiệu là MINH THÀNH HIỂN ỨNG TỐI LINH NHẬP NỘI THÁI TỂ THƯỢNG TƯỚNG. Được nhân dẫn xã Nhật Tảo nhận làm dân nội vi tử. Ông trở thành vị PHÚC THẦN.
    Tháng 10 năm1988, hội thảo khoa học về "Thân thế và sự nghiệp tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn" do Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức, Viện Sử học Việt Nam chủ trì tại huyện Lập Thạch xác nhận là: Anh hùng dân tộc Việt Nam.
  9. haibien

    haibien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Em xin được mở hàng với loạt ảnh Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên
    Đại tự chiều hôm:
    [​IMG]
  10. haibien

    haibien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Mặt tiền Trúc Lâm Tây Thiên:
    [​IMG]

Chia sẻ trang này