1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử, Văn Hóa, Truyền Thống, Phong Cảnh, Du Lịch và Con Người Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dhphong_qn80, 22/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haibien

    haibien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Đại điện Trúc Lâm Tây Thiên:
    [​IMG]
  2. ngocmai79

    ngocmai79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2009
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0

    Chào bạn tdvco99, rất cám ơn đã giới thiệu anh hùng Nguyễn Thái Học ở đây. Mình rất muốn nhờ bạn một chút: bạn có thể cho mình biết về ngôi trường mà NTH đã học ở Vĩnh Yên (trường tiểu học Pháp-Việt), nay nó như thế nào? Nếu được bạn chụp hộ mình cái ảnh rồi post lên được không? (Sẽ có hậu tạ)
    Cám ơn rất nhiều
  3. juggle

    juggle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2009
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Chào các Bác, em có bài này viết trong lúc nhớ nhà kinh khủng vào những ngày giáp tết. Không biết up lên đây có hợp không nữa. Nếu không được thì các Bác gỡ xuống giùm em nhé. Khổ giờ em lại nhớ nhà rồi các bác ạ :(
    ===========
    Ngày tết quê em ?" Nhà em
    Sau ông công ông táo, mẹ ngày nào cũng tạt qua chợ, sắm tết dần dần. Hôm thì mớ lá dong, hôm thì mứt, kẹo, đồ hàng mã, trầu cau, miến, măng khô, mọc nhĩ, bánh đa nem, ? Mấy anh em có nhiệm vụ quét mạng nhện, trang hoàng, sắp xếp lại nhà cửa, bếp núc, vườn tược ? dù chả năm nào quét vôi lại nhà như các nhà trong xóm nhưng rất sạch sẽ và sáng sủa. Cái màu ve xanh nhạt phía trên trông vẫn mới và cái màu đỏ gụ phía dưới thì có bẩn cũng chả ai nhận ra.
    Chợ Vòng những ngày giáp tết, trải dài trên đê, chiếm trọn vẹn cả lòng đường, phấp phới bóng bay tốp này tốp kia náo loạn cả khu chợ, rực rõ hoa hai bên đường: nào đào, nào quất, nào hồng nhung, hoa cúc vàng và trắng, hoa dơn, hoa phăng, thạch thảo, lá măng ? kế tiếp là chỗ vui chơi, dành cho bọn trẻ con háu chiến, súng nước, tàu chiến, súng thuốc pháo, ? chạy lăng xăng là hàng quà, như bổng ngô, kẹo mút, ? trẻ con ai chả háo hức đi chợ tết, dù có không sắm cái gì thì cũng thích lắm cái màu sắc rực rỡ, vui mắt ? cũng gọi là bận rộn hơn cả người lớn, thường thì đứa nào cũng nuôi một con lợn, hoặc như anh em tôi, nuôi chung, cuối năm mổ lợn phóng ào ra chợ, sắm cái nọ, cái kia đến ngày tết khoe bạn bè ?
    Phía trong đê vẫn những hàng quen thuộc nhưng nhiều đồ hơn, chỗ nào cũng chật cứng người mua người bán, tiếng trả giá vang rầm góc chợ, góc bán hương và hàng mã chật người, các bà móm mém cười rạng rỡ vì ngày này bán được rất nhiều và ai cũng mua rất thoáng ?
    Chiều 28 mẹ bắt mấy anh em cọ lá dong, cắt sống lá rồi buộc vào gốc cây ổi trong vườn cho khô, dáo nước.
    Tối 28 tết, mẹ ngâm gạo nếp, tróc vỏ đỗ?
    Sáng 29 tết, khi tỉnh dậy mẹ đã đi chợ về rồi, thịt đã ướp hạt tiêu rồi, gạo đã đãi, nhân đỗ đã nấu sẵn ? Mấy bố con trải chiếu gói bánh, hê hê, thực ra nhân lực chỉ có bố thôi, mấy anh em chỉ làm chân lon ton, cuộn lạt vào bánh dài, rồi ngồi bình phẩm, cái này sao to thế, cái này một đầu tròn, một đầu méo, ? rồi ngồi nỉ non bảo bố gói bánh tí hon cho ? rồi thỉnh thoảng ngồi nhâm nhi ít nhân đỗ, miệng bảo nhiều thế này chắc chẳng gói hết đâu bố nhỉ :P. Thường thì 10h sáng hoặc có hôm dậy muộn thì 12h mới gói xong, đôi khi là 2h. Bắc bếp và trông bánh. Đun bánh chủ yếu bằng gốc tre bố và anh Cả đã khai quật từ nhiều tháng trước, cộng thêm một ít cùi ngô, một ít gỗ bạch đàn và trấu (vỏ lúa ý) hoặc mùn cưa mẹ đã tranh thủ đèo về từ mấy hôm trước. Giai đọan này sướng, vì ngồi trông bánh vừa ấm, vừa đánh bài, rồi khi đói có thể vùi củ khoai, hay ngô. Chiều tối 29 thì mang rượu và bánh mứt kẹo, cau ? xuống nhà Ông, và sang Vãi, cái này gọi là gì thì mình cũng không biết, nhưng năm nào cũng làm thế. Mang một ít cau sang nhà các Ông trẻ bà trẻ ? Tối 29 vớt bánh, thường thì vớt bánh xong, phải lăn hoặc chẹn cái gì đấy lên cho bánh dẻo và dền.
    30 tết: Xếp bàn thờ, sắp xếp hoa quả, bánh, mứt ? Những năm về trước thì hay ăn đậu lợn (tức là nhiều nhà chung nhau mổ một con lợn rồi chia phần, nhà nào cũng có cái này cái kia, và đặc biệt là có lòng để cúng tổ tiên trong ngày 30 tết.) Anh cả là người được giao trọng trách lo vụ này, cũng vì khéo tay, biết làm cái này cái kia giúp các chủ mổ lợn, chia phần ? Sau khi mang thịt về, tiếp đấy khâu chế biến: xiên chả: có 2 loại, một là chả nạc (cái này chỉ cần ướp hạt tiêu và một ít hành tươi là okie), 2 là chả mỡ, cái này thường ướp với giềng và mẻ. Bố với mẹ rất khoái món này bảo nó không khô lại thơm, nhưng mấy anh em chỉ chiến chả nạc :P Sau đâu đấy thì nướng thôi, than ngày tết thì thoải mái ? thịt mẹ thường áp chảo, vàng xuộm, nhưng thú thực ăn chả ngon tẹo nào vì ngày tết mà ? một ít chân giò, tai, mũi ? thì nấu đông với mọc nhĩ, đôi khi mẹ làm giò ép, xương sườn thì làm gì chả nhớ, àh, hình như là nấu canh măng, đúng rồi, nấu canh măng. Sau giai đọan nấu nướng là đến tắm tất niên. Trời lạnh mấy thì lạnh nhưng ai cũng rất háo hức, vì ngày này nước nóng dùng tẹt. Cúng tất niên thường là vào trưa hoặc tối ngày 30 tùy thuộc vào nhận thịt lúc nào. Bữa cơm tất niên thường có thêm Ông nội, bà Nội, Vãi chả mấy khi đến vì nhà cậu mợ bận rộn, buôn bán đến tận ngày cuối cùng của năm, nên Vãi phải lo nhiều thứ. Có hôm ngồi khóc vì chiều 29 tết vẫn chả thấy con đâu, bánh chưng chưa gói? Khổ cụ cứ sốt ruột thế, nhưng sau đâu vẫn vào đấy cả, đến 30 nhà đã có đầy đủ các thứ. Ăn uống xong xuôi, thì cả nhà ngồi xem ti vi, các chương trình cuối năm, ? đôi khi theo chân mẹ đi đòi nợ lần cuối ? khoảng 10h tối 30 tết, lại lục đục thịt gà cúng giao thừa, cái này thường là nhiệm vụ của anh Cả: cắt tiết, vặt lông ? mình chỉ làm chân giữ cánh, đun nước và luộc. Có năm anh mải đi chơi quên giờ về, rồi chả nhớ làm sao vẫn có gà cúng giao thừa =)). Sau giao thừa, ở quê không giống trên thị xã, mọi người thường không ra khỏi nhà lúc giao thừa, mà ở nhà tụ tập cùng nhau và nghe chúc tết của ************* trên TV. Sau đấy mấy anh em ngồi khai bút trong lúc chờ hết hương. Rồi cả nhà cùng ăn thịt gà, mứt, uống rượu vang và nói về năm mới, sẽ thế này, sẽ thế kia. Có năm thằng ku em còn ký kết giấy bút đàng hoàng với bố kỳ 2 con sẽ học, môn này được mấy phấy, môn kia mấy phẩy, ? sau quên mất có thực hiện được không ấy Út nhỉ? Hình như có nhỉ:P. Hồi ở Vĩnh tường sau đấy thì chỉ ngủ thôi, nhưng từ khi lên VY thì mẹ thường đi chùa sau giao thừa, bố với anh cả đi chúc tết hàng xóm, Út với mình thường đi chơi trước giao thừa, nên sau đấy ngủ lăn quay.
    Mồng 1, mồng 2, mồng 3 tết. Cả nhà dậy muộn, lại nấu nướng, nhưng lần này nấu nhanh và đơn giản, chỉ làm một ít rau, xu hào xào hoặc khoai tây, canh và làm nem ? để cúng cụ. Ăn xong thì tự do, ai chạy được đi đâu thì chạy, ai không đi đâu thì ở nhà tiếp khách.
    Ăn uống ngày tết tự do. Lúc nào cũng có mâm cơm để sẵn, ai đói thì ăn ?
    Mồng 4 hết tết, không phải cúng. Cả nhà được ăn đồ ăn nóng ?
    Mồng 6: Tiệc bún ở quê. Hôm đấy ngoài kho mở chợ từ rất sớm. Chợ đến 7h-7.30 sáng đã tan rồi. Như mẹ thì thường đi từ rất sớm, khoảng 5-6h. Trong ngày này có 3 món chủ đạo: 1. Bún, 2. Canh cá (hoặc thịt nấu canh thuôn), 3. Đậu cuốn hành tôm ăn kèm rau xà lách và mùi chấm mắm cà chua trưng. Tiệc này giống tiệc chia tay hết tết. Hình như chỉ có thôn mình mới có ?
  4. xxx0xxx

    xxx0xxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Mình đọc được bộ Anh hùng Lĩnh Nam thấy hay quá nên xin phép tác giả cho chuyển thể sang truyện tranh để người Việt mình dễ tiếp cận.
    Trong bộ này có rất nhiều danh tướng đại tài thời Hai Bà Trưng là người Vĩnh Phúc, hiện còn nhiều đền thờ các vị trên đất VP.
    Các bạn có rãnh thì tham khảo thêm nhé:
    http://daivietthanvo.blogspot.com
  5. diep_oggy

    diep_oggy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2018
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    1
    có dịp cũng muốn ghé thăm những di tích lịch sử này. Vĩnh phúc là nơi có nền văn hóa lâu đời của Việt Nam

Chia sẻ trang này