1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử, Văn Hóa, Truyền Thống, Phong Cảnh, Du Lịch và Con Người Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi dhphong_qn80, 22/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Hội đánh cá thờ
    Ở kẻ Gáp (xã Tứ Xã - Phong Châu), vào tối 11 tháng Chạp ta, dù trời bình thường hay mưa gió rét buốt, dân làng vẫn kéo nhau ra gò Đồng Đậu, mang nơm, mang dập, thuyền lưới, chờ tới lúc tiếng chuông chùa Tổng đổ xong ba hồi âm vang báo hiệu, ông chủ tế hô lớn: "Dân làng ta xuống đánh cá thôi!". Mọi người ùa xuống láng (hồ, đầm) đánh cá. Số người đổ xuống mỗi lúc một đông, nước dềnh lên có khi tới thắt lưng. Không khí đánh bắt cá huyên náo, vui vẻ. Người trên bờ, kẻ dưới nước đều hò reo. Người xua cá, người đập cá, tạo nên không khí ngày hội thật tưng bừng, náo nhiệt. Ai cũng mong đánh được con cá thật to để được chọn làm cá trình thánh. Hội đánh cá kéo dài khoảng hai canh (bốn giờ đồng hồ). Chuông chùa Tổng lại gióng giả ba hồi thu quân. Tất cả "đoàn quân đánh cá" hối hả kéo nhau trở lại gò Đồng Đậu. Mọi người đều bày cá bắt được ra cho làng chọn lấy hai con cá chép to nhất, béo nhất. Một con được mổ ngay, nướng chín để sáng hôm sau (12 tháng chạp) tế thần. Còn một con lấy bẹ chuối ép lại, ngoài đắp đất, vùi trấu cho chín nục, dùng cho tiệc cầu xuân ngày mồng 10 tháng Giêng.
    Làng Đào Xá (Tam Thanh) mở hội đánh cá thờ vào ngày 28 tháng Giêng. Lệ bắt buộc là sau khi bắt đủ 28 con cá chép to xấp xỉ nhau thì đem lên đền để nguyên cả con mà kho. Cá chín, bày lên bàn thờ cúng khấn, sau đó hạ cỗ chia phần cho mọi người ăn tại sân đền lấy may.
    Nhưng vui nhất và không khí hội lễ kéo dài có lẽ phải kể tới hội kéo bạ bắt cá của đồng bào Mường xóm Lá, xã Thạch Kiệt (Thanh Sơn). Vào Tết Nguyên Đán, sau hai ngày ăn Tết ở nhà, sáng mồng ba, dân bản gọi nhau, giục nhau ra vực Sặc gần làng. Tới đây, họ chia nhau, người lội nước, người trên mảng, dùng tay, dùng gậy, đập té nước làm cho cá hoảng hốt đâm chui vào bạ. Người trên bờ ai vào việc ấy: người chặt cây, bẻ lá, người chẻ lạt, bắc sàn sạp ngay trên bãi cỏ bìa rừng, sửa soạn nơi cầu lễ mừng Xuân mới vào ngày hôm sau - mồng bốn Tết. Đoàn người xua cá một hồi lâu thì kéo nhau lên bờ nghỉ lấy sức, chuẩn bị kéo bạ lên bờ.
    Một hồi chiêng âm vang khu rừng, tiếp theo là tiếng hò reo của cả dân bản. Đó là lúc kéo bạ lên bãi, cá trong bạ trông lấp lánh như bạc của trời, nước trao cho dân bản cúng thần. Ai cũng thấy vui vì tự thấy trong thành quả chung ấy có phần mình, chắc chắn cả bản năm nay sẽ giàu có, "ló" (lúa) nhiều, thịt lắm. Các già làng được mời ra chọn cá. Những con to nhất, tươi, khỏe nhất được giữ lại, thả vào giỏ thưa nuôi đến hôm sau mới dùng vào hội. Còn lại, tất cả loại vừa và nhỏ đều chia cho mọi người mang về nhà làm cỗ cúng gia tiên, đây là quà đầu xuân của bản làng cho, lấy may.
    Được vanyeuminhem sửa chữa / chuyển vào 07:22 ngày 31/05/2004
  2. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Khôi phục nghề gốm Hương Canh
    Tỉnh Vĩnh Phúc đã lập kế hoạch khôi phục và phát triển làng nghề truyền thồng gốm Hương Canh, trong đó mục tiêu là đến 2005, làng nghề sẽ có số lao động và khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng từ 2 đến 3 lần so với hiện nay.
    Thực hiện kế hoạch này, tỉnh đã tuyển chọn 20 thợ thủ công có tay nghề cao tại làng nghề cử đi đào tạo, tham quan nghề sản xuất gốm mỹ nghệ trong và ngoài nước. Tỉnh dự kiến sẽ thành lập các doanh nghiệp tư nhân; liên kết kỹ thuật, cải tiến mặt hàng có giá trị kinh tế cao; củng cố cơ sở vật chất, tăng cường quảng cáo và tiếp thị trên thị trường; quy hoạch khu vực sản xuất tập trung quanh vùng khai thác nguyên liệu tại các khu Đầm Mát, Đồng Hổ, Đè Xa (thị trấn Hương Canh).
    Bên cạnh đó, các hộ sản xuất sẽ được vay vốn với lãi suất ưu đãi để xây dựng kho chứa nguyên liệu, xây bể lọc, khu ngâm nguyên liệu phục vụ cho phương pháp tạo hình các sản phẩm mới. Các sản phẩm sẽ được nung đốt bằng lò ga, lò tráng men đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
    Trong thời gian phục hồi làng nghề, các hộ sản xuất sẽ được miễn thuế sản xuất hàng hóa; thị trấn Hương Canh cũng sẽ xây dựng 2 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đồng thời phối hợp với các trung tâm tư vấn giới thiệu sản phẩm ra các nước trong khu vực và trên thế giới./.
    Được vanyeuminhem sửa chữa / chuyển vào 07:44 ngày 31/05/2004
  3. vanyeuminhem

    vanyeuminhem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Khôi phục nghề gốm Hương Canh
    Tỉnh Vĩnh Phúc đã lập kế hoạch khôi phục và phát triển làng nghề truyền thồng gốm Hương Canh, trong đó mục tiêu là đến 2005, làng nghề sẽ có số lao động và khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng từ 2 đến 3 lần so với hiện nay.
    Thực hiện kế hoạch này, tỉnh đã tuyển chọn 20 thợ thủ công có tay nghề cao tại làng nghề cử đi đào tạo, tham quan nghề sản xuất gốm mỹ nghệ trong và ngoài nước. Tỉnh dự kiến sẽ thành lập các doanh nghiệp tư nhân; liên kết kỹ thuật, cải tiến mặt hàng có giá trị kinh tế cao; củng cố cơ sở vật chất, tăng cường quảng cáo và tiếp thị trên thị trường; quy hoạch khu vực sản xuất tập trung quanh vùng khai thác nguyên liệu tại các khu Đầm Mát, Đồng Hổ, Đè Xa (thị trấn Hương Canh).
    Bên cạnh đó, các hộ sản xuất sẽ được vay vốn với lãi suất ưu đãi để xây dựng kho chứa nguyên liệu, xây bể lọc, khu ngâm nguyên liệu phục vụ cho phương pháp tạo hình các sản phẩm mới. Các sản phẩm sẽ được nung đốt bằng lò ga, lò tráng men đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
    Trong thời gian phục hồi làng nghề, các hộ sản xuất sẽ được miễn thuế sản xuất hàng hóa; thị trấn Hương Canh cũng sẽ xây dựng 2 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đồng thời phối hợp với các trung tâm tư vấn giới thiệu sản phẩm ra các nước trong khu vực và trên thế giới./.
    Được vanyeuminhem sửa chữa / chuyển vào 07:44 ngày 31/05/2004
  4. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Cá thính​
    Cá thính là món ăn độc đáo của người dân Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Tuy nhiên món ăn này đang bị mai một dần, một phần do cách chế biến rất cầu kỳ.
    Món ăn không cầu kỳ nhưng lại tốn nhiều thời gian cho công đoạn "ủ". Làm cá thính, không cần những nguyên liệu phức tạp song cần có bình chứa, chỗ để và những vật dụng tối cần thiết khác. Người ta mua cá về (loại cá nào cũng được), đánh vẩy, mổ bỏ lòng, mang rồi rửa sạch. Nếu cá to phải chặt ra từng khúc xấp xỉ bằng 2 bao diêm, cá nhỏ thì để cả con. Ướp cá với muối theo tỷ lệ 10kg cá/1,5kg muối, để cho muối thấm đều cả trong và ngoài thân cá. Xếp cá vào lọ thủy tinh hoặc chum sành để 4-7 ngày tùy theo thời tiết để cho cá cứng và ngấm đều muối. Sau đó lấy cá ra khỏi lọ, dùng 2 tay ép cá cho chảy hết nước muối, để cá khô se lại. Rang ngô hoặc gạo rồi xay mịn thành bột thính. Nhồi bột thính vào trong mình và đầu cá xoa thấm đều thân cá. Xếp cá đã nhồi thính vào lọ cao cổ miệng nhỏ bằng thủy tinh hoặc sành sứ. Lấy rơm sạch hoặc lá chuối khô đặt lên trên miệng lọ và cài chặt lại bằng thanh tre. Úp ngược lọ vào một bát nước (thỉnh thoảng phải thay nước). Sau vài tháng đã có thể ăn được. Người ta chế biến cá thính bằng cách nướng cá trên than hoa. Nhiều người ngại nướng đã rán cá nhưng làm như vậy cá mất độ thơm ngon, độ cứng. Thịt cá thính nướng màu hồng, vị hơi chua, đậm đà và mùi thơm đặc trưng. Một số nhà còn lấy thính còn sót lại đem rang với mỡ ăn cũng ngon.
    Cá thính ăn với cơm trong các dịp lễ, tết hoặc ngày thường. Cá thính thường được mang ra mời khách quý như một món đặc sản. Ngày nay món cá thính đang bị mai một dần. Ở một số chợ nhỏ thành phố Việt Trì (Phú Thọ) hiện nay vẫn có bán món cá thính, song do thời gian ủ chưa kỹ, hoặc bỏ bớt một số công đoạn nên cá mất đi độ thơm và chua như vốn có
  5. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Cá thính​
    Cá thính là món ăn độc đáo của người dân Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Tuy nhiên món ăn này đang bị mai một dần, một phần do cách chế biến rất cầu kỳ.
    Món ăn không cầu kỳ nhưng lại tốn nhiều thời gian cho công đoạn "ủ". Làm cá thính, không cần những nguyên liệu phức tạp song cần có bình chứa, chỗ để và những vật dụng tối cần thiết khác. Người ta mua cá về (loại cá nào cũng được), đánh vẩy, mổ bỏ lòng, mang rồi rửa sạch. Nếu cá to phải chặt ra từng khúc xấp xỉ bằng 2 bao diêm, cá nhỏ thì để cả con. Ướp cá với muối theo tỷ lệ 10kg cá/1,5kg muối, để cho muối thấm đều cả trong và ngoài thân cá. Xếp cá vào lọ thủy tinh hoặc chum sành để 4-7 ngày tùy theo thời tiết để cho cá cứng và ngấm đều muối. Sau đó lấy cá ra khỏi lọ, dùng 2 tay ép cá cho chảy hết nước muối, để cá khô se lại. Rang ngô hoặc gạo rồi xay mịn thành bột thính. Nhồi bột thính vào trong mình và đầu cá xoa thấm đều thân cá. Xếp cá đã nhồi thính vào lọ cao cổ miệng nhỏ bằng thủy tinh hoặc sành sứ. Lấy rơm sạch hoặc lá chuối khô đặt lên trên miệng lọ và cài chặt lại bằng thanh tre. Úp ngược lọ vào một bát nước (thỉnh thoảng phải thay nước). Sau vài tháng đã có thể ăn được. Người ta chế biến cá thính bằng cách nướng cá trên than hoa. Nhiều người ngại nướng đã rán cá nhưng làm như vậy cá mất độ thơm ngon, độ cứng. Thịt cá thính nướng màu hồng, vị hơi chua, đậm đà và mùi thơm đặc trưng. Một số nhà còn lấy thính còn sót lại đem rang với mỡ ăn cũng ngon.
    Cá thính ăn với cơm trong các dịp lễ, tết hoặc ngày thường. Cá thính thường được mang ra mời khách quý như một món đặc sản. Ngày nay món cá thính đang bị mai một dần. Ở một số chợ nhỏ thành phố Việt Trì (Phú Thọ) hiện nay vẫn có bán món cá thính, song do thời gian ủ chưa kỹ, hoặc bỏ bớt một số công đoạn nên cá mất đi độ thơm và chua như vốn có
  6. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Thi dưa hấu​
    Làng Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phú, có tục thi dưa hấu. Vào khoảng thượng tuần tháng Ba âm lịch hàng năm, hội đồng kỳ mục họp với các bô lão để quyết định ngày hái dưa, gọi là ngày xuống đồng, thường là ngày 25 tháng Ba. Từ 5 giờ sáng ngày xuống đồng, trống, mõ và tù và báo hiệu khắp làng. Nghe báo hiệu, các gia đình mới ra ruộng hái dưa. Nếu ai tự hái dưa trước sẽ bị phạt rất nặng, nếu là chủ ruộng, làng phạt tiền, còn nếu là kẻ trộm, làng sẽ cùm ngay trước sân đình. Dưa hái xong, các chủ điền đích thân chọn những quả dưa già, to đen ra trình làng. Tại đây Hội đồng giám khảo sẽ xét dưa theo các tiêu chuẩn: giống tốt, đẹp mã, già, đầy đặn, bổ ra đỏ tươi hoặc vàng lại nhiều cát. Có hai đợt chấm thi dưa: đợt một, chọn những quả dưa đẹp, dưa già, đầy đặn; đợt hai, đưa dưa lên cân. Dưa được xếp hạng nhất và hạng hai. Dưa hạng nhất được rửa sạch cúng thần ở đình, tên chủ dưa được loan truyền cho dân làng rõ. Dân làng tin rằng, chủ điền nào có dưa được chọn cúng thần, ngoài vinh dự ra, cả năm đó sẽ làm ăn thịnh đạt
  7. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Thi dưa hấu​
    Làng Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phú, có tục thi dưa hấu. Vào khoảng thượng tuần tháng Ba âm lịch hàng năm, hội đồng kỳ mục họp với các bô lão để quyết định ngày hái dưa, gọi là ngày xuống đồng, thường là ngày 25 tháng Ba. Từ 5 giờ sáng ngày xuống đồng, trống, mõ và tù và báo hiệu khắp làng. Nghe báo hiệu, các gia đình mới ra ruộng hái dưa. Nếu ai tự hái dưa trước sẽ bị phạt rất nặng, nếu là chủ ruộng, làng phạt tiền, còn nếu là kẻ trộm, làng sẽ cùm ngay trước sân đình. Dưa hái xong, các chủ điền đích thân chọn những quả dưa già, to đen ra trình làng. Tại đây Hội đồng giám khảo sẽ xét dưa theo các tiêu chuẩn: giống tốt, đẹp mã, già, đầy đặn, bổ ra đỏ tươi hoặc vàng lại nhiều cát. Có hai đợt chấm thi dưa: đợt một, chọn những quả dưa đẹp, dưa già, đầy đặn; đợt hai, đưa dưa lên cân. Dưa được xếp hạng nhất và hạng hai. Dưa hạng nhất được rửa sạch cúng thần ở đình, tên chủ dưa được loan truyền cho dân làng rõ. Dân làng tin rằng, chủ điền nào có dưa được chọn cúng thần, ngoài vinh dự ra, cả năm đó sẽ làm ăn thịnh đạt
  8. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Thi thuyền trên sông Lô​
    Hàng năm vào hôm dã đám hội làng, làng Bạch Hạc (Vĩnh Phú) có cuộc thi bơi thuyền trên sông Lô. Làng có 4 giáp, mỗi giáp có một chiếc trải (thuyền) bằng gỗ trò dài hơn 20 thước và rộng chừng thước rưỡi. Chiếc trải có năm chục bơi chèo ở hai bên. Đầu trải uốn hình đầu rồng, và đuôi trải cũng lượn khúc như đuôi rồng. Mỗi giáp phải kêu trong làng dân đinh năm chục tay chèo khoẻ mạnh, một người điều khiển đứng trên mũi trải, cầm chiếc hiệu lệnh riêng của hàng giáp, một người giữ nhịp cho các tay cầm trống đứng ở giữa trải, và một người cầm lái ngồi ở cuối.
    Trải muốn bơi nhanh, cần có sự hòa nhịp của năm mươi tay. Năm mươi người này hợp sức tạo sức mạnh qua những chiếc bơi chèo để chiếc chải đi đều. Họ phải nghe nhịp trống và phải nhìn theo hiệu lệnh của người đứng mũi chịu sào. Bốn chiếc chải xuất phát ở trước cửa đình làng và bơi cho tới ngã ba sông Lô. Tục truyền, đây là dân đinh diễn lại tích đức Thổ Lệnh đại vương tiễn đức Tản Viên khi xưa, lúc đức Tản Viên tới thăm ngài ra về. Chiếc trải về tới đình trước nhất sẽ được giải thưởng và làng sẽ mừng bánh pháo.
  9. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Thi thuyền trên sông Lô​
    Hàng năm vào hôm dã đám hội làng, làng Bạch Hạc (Vĩnh Phú) có cuộc thi bơi thuyền trên sông Lô. Làng có 4 giáp, mỗi giáp có một chiếc trải (thuyền) bằng gỗ trò dài hơn 20 thước và rộng chừng thước rưỡi. Chiếc trải có năm chục bơi chèo ở hai bên. Đầu trải uốn hình đầu rồng, và đuôi trải cũng lượn khúc như đuôi rồng. Mỗi giáp phải kêu trong làng dân đinh năm chục tay chèo khoẻ mạnh, một người điều khiển đứng trên mũi trải, cầm chiếc hiệu lệnh riêng của hàng giáp, một người giữ nhịp cho các tay cầm trống đứng ở giữa trải, và một người cầm lái ngồi ở cuối.
    Trải muốn bơi nhanh, cần có sự hòa nhịp của năm mươi tay. Năm mươi người này hợp sức tạo sức mạnh qua những chiếc bơi chèo để chiếc chải đi đều. Họ phải nghe nhịp trống và phải nhìn theo hiệu lệnh của người đứng mũi chịu sào. Bốn chiếc chải xuất phát ở trước cửa đình làng và bơi cho tới ngã ba sông Lô. Tục truyền, đây là dân đinh diễn lại tích đức Thổ Lệnh đại vương tiễn đức Tản Viên khi xưa, lúc đức Tản Viên tới thăm ngài ra về. Chiếc trải về tới đình trước nhất sẽ được giải thưởng và làng sẽ mừng bánh pháo.
  10. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Thi nấu thịt, ăn thịt​
    Ở Thanh Uyên và Xuân Quang (Vĩnh Phú) vẫn còn đền thờ Cao Sơn Phúc thần và Quí Minh Đại Vương. Hàng năm ở đây đều mở lễ hội tế thần. Trong lễ hội có một tục lạ là tổ chức cuộc thi vừa chạy vừa nấu, vừa ăn thịt. Mỗi giáp trong làng cử ra một đội gồm chín người. Thịt lợn lột da, bốn người nắm bốn góc da lợn làm nồi, đổ nước vào, năm người kia cầm 5 bó đuốc thi nhau tiếp lửa cho nồi da nấu thịt. Các đội theo lệnh trống, hiệu cờ vừa chạy vừa nấu. Đội nào về đích mà nấu được thịt chín thì được bày lên bàn thờ tế thần Cao Quí. Hội thi này nhắc nhở dân gian ngàn năm sau nhớ đến cuộc hành quân thần tốc của hai vị thánh anh linh của làng mình, giúp Tản Viên đánh giặc.

Chia sẻ trang này