1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, văn hoá, truyền thống và con người Bình Định...

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi dhphong_qn8O, 23/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhphong_qn8O

    dhphong_qn8O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử, văn hoá, truyền thống và con người Bình Định...

    Tỉnh Bình Ðịnh có dân số 1.477.900 người. Nằm ở ven biển Miền Trung, địa lãnh đất đai có bốn vùng rõ rệt: Vùng giáp núi, vùng núi, vùng đồng bằng và vùng bãi bồi ven biển, trải dài trên diện tích 6.076 km2 thuộc các huyện: An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phú Mỹ, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, An Nhơn, Tuy Phước và thành phố Qui Nhơn. Nhiệt độ trung bình cả năm là 260C, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11.

    Bình Ðịnh có nhiều đặc sản nổi tiếng xa gần như: tơ lụa, yến sào, tôm, cá, gỗ quí, trầm hương, dầu thực vật, gạo, đá ốp lát, và các hàng thủ công mỹ nghệ. Là quê hương của nghệ thuật tuồng cổ, dân ca bài chòi, đặc biệt môn phái võ Tây Sơn đã thể hiện rõ tính cách và sức sống mãnh liệt của người dân đất này.

    Từ Hà Nội vào Bình Ðịnh có thể đi bằng ô tô hay tầu hỏa khoảng 1065km, hoặc đi bằng đường hàng không (sân bay Phú Cát, Quy Nhơn).

    Bình Ðịnh có nhiều di tích lịch sử như Tháp Chàm, Tháp Dương Long, Tháp Ðội, bảo tàng Quang Trung.... và nhiều danh lam thắng cảnh: Quy Hòa, Ghềnh Ráng, suối Khoáng, Hội Vân, Ðầm Thi Nại, Suối Hầm Mô.....
  2. dhphong_qn8O

    dhphong_qn8O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Chùa Thập Tháp​
    Chùa Thập Tháp Di Đà nằm cách TP Quy Nhơn khoảng 28km, được hòa thượng Nguyên Thiều dựng vào năm 1683, trên gò đất có mười ngôi tháp Chàm. Đây là ngôi chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế, được trùng tu bốn lần vào các năm 1820, 1849, 1877 và 1924. Đến nay chùa vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm, cổ kính. Nằm khuất trong vườn cây cổ thụ sum suê cành lá và quanh năm đắm chìm trong mầu xanh của ao đầm, của cây cỏ, chùa Thập Tháp từ lâu đã trở thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Bình Định, thu hút nhiều khách thập phương về hành hương, cúng tế, lễ bái hoặc tham quan, khảo cứu vì đây là ngôi cổ tự xưa nhất ở miền trung.
    Chùa nằm phía bắc thành cổ Đồ Bàn, kinh đô của nước Chiêm Thành ngày xưa, gần Quốc lộ I và cách thành phố Quy Nhơn độ 28km. Thời xa xưa, trên gò đất cao ấy có đến mười ngôi tháp Chàm cổ kính nằm án ngữ mặt bắc Đồ Bàn cho nên người ta mới gọi là gò Thập Tháp. Kể từ khi vào trấn đất Thuận Hóa và mở mang bờ cõi xa dần về phía nam, ngoài việc chăm lo về chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa trong hơn hai trăm năm, các chúa Nguyễn đều coi trọng đạo Phật cho xây dựng nhiều chùa chiền, đúc nhiều chuông, nhiều tượng Phật.
    Bấy giờ có Tế Viên Hòa thượng, Giác Phong lão tổ đều là người Trung Hoa tham gia truyền bá đạo Phật ở Việt Nam. Năm Ất Tỵ (1665) đời chúa Nguyễn Phước Tần, có vị thiền sư người Trung Hoa đến Việt Nam, ở lại đất Quy Ninh (Bình Định ngày nay) để tìm đất cất chùa. Ông cho phá hủy mười ngôi tháp Chàm đã bị sụp đổ để lấy gạch xây dựng chùa thờ Phật gọi là chùa Thập Tháp.
    Chùa được xây dựng vào năm Quý Hợi (1683) niên hiệu Chánh Hòa nhà Lê và vị thiền sư có công xây dựng chùa chính là hòa thượng họ Tạ, húy là Nguyên Thiều, quê quán ở Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ông tu về Thiền Tông thuộc phái Lâm Tế. Năm Tân Mùi (1691) nhà Lê, chùa được vua Lê Hiển Tông ban cho biển ngạch đề "Thập Tháp Di Đà tự". Sau khi xây dựng chùa Thập Tháp Di Đà, hòa thượng Nguyên Thiều mở trường truyền đạo. Được ít lâu, ông giao cho đệ tử trông coi rồi ra Thuận Hóa lập chùa Phổ Thành ở Hà Trung, vào Gia Định lập chùa Giác Duyên, sau đó trở ra Thuận Hóa lập thêm chùa Quốc Ân.
    Dưới đời chúa Nguyễn Phước Trăn (1687-1691) ngài phụng mệnh nhà chúa trở về Trung Hoa tìm mời thêm các danh tăng và cung thỉnh pháp tượng, pháp khí đem về miền trung Việt Nam. Chùa Thập Tháp Di Đà xây bằng gạch Chàm, lợp ngói âm dương, bốn vày, ba gian, hai chái, kiến trúc theo hình chữ khẩu, có hai lớp tường bao bọc chung quanh. Những khu vực chính của chùa gồm có khu chính điện, khu phương trượng, khu tây đường và đông đường, có dãy hành lang rộng lớn nối liền, bao bọc một sân rộng, có lát gạch vuông, bày đủ các thứ cây cảnh. ở khu chính diện, kết cấu chủ yếu là gỗ quý được chạm trổ rất tinh xảo, công phu với những họa tiết hoa cuộn, hoa sen, rồng, phượng cách điệu. Đầu tám hàng trụ cột và đầu kèo được chạm, trang trí cổ tự. Ngoài những công trình chính, bên cạnh chùa còn có 24 bảo tháp lớn nhỏ mang hình thái kiến trúc nhiều thời khác nhau. Trước chùa còn có ao sen rộng, xây bằng đá ong xưa.
    Trong chùa có ba tạng kinh, giấy khổ rộng, chữ to bằng ngón tay út. Bộ kinh hết sức cổ, có lẽ do sư tổ Nguyên Thiều đã thỉnh từ Trung Hoa sang vào lúc phụng mệnh chúa Nguyễn về nước vào cuối thế kỷ 17. Ngoài ra, chùa còn có hai tượng Hộ Pháp và 36 tượng La Hán bằng gỗ chạm khắc tinh vi. 36 tượng La Hán, mỗi vị cao nửa mét, thờ hai bên án cạnh bàn thờ Phật, mỗi bên 18 vị, mỗi vị có khuôn mặt và dáng điệu khác nhau. Còn hai tượng Hộ Pháp đặt ở hai bên cửa bước vào cao đến hai mét. Tại chùa còn có quả chuông đường kính 70cm, nặng 500kg, đúc từ năm 1893.
    Trong tất cả chùa chiền ở miền trung được xây cất từ thời các chúa Nguyễn, thì chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định là chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế và được xem như là chùa tổ. Nhưng về sau, ngài Nguyên Thiều ra trụ trì ở Thuận Hóa và tịch ở đó cho nên đệ tử mới lấy chùa Quốc Ân làm chùa tổ thay cho chùa Thập Tháp Di Đà. Còn ngài Nguyên Thiều sau khi tịch (1729) được chúa Nguyễn Phước Chu ban thụy hiệu là "Hạnh Đoan Thiền Sư" và có bài minh khắc vào bia đá ca ngợi đạo đức của hòa thượng.
    Qua nhiều lần trùng tu, tái tạo, cái cũ và cái mới đan xen, nhưng chùa vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm cổ kính. Chùa được trùng tu cả thảy bốn lần. Lần trùng tu đầu tiên vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820), lần thứ hai vào năm Kỷ Tỵ (1849) dưới thời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, lần thứ ba vào năm Bính Tuất (1877) dưới thời vua Tự Đức và lần thứ tư vào năm Giáp Tý (1924) dưới triều vua Khải Định. Năm 1924, hòa thượng Phước Huệ là tổ thứ 40 phái Lâm Tế và là tổ thứ 13 của phái Nguyên Thiều đứng ra xây dựng, mở rộng chùa và dựng thêm cổng Tam quan như ngày nay.
  3. dhphong_qn8O

    dhphong_qn8O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Tháp Bình Lâm​
    Tháp Bình Lâm nằm sát ven sông Gò Tháp đổ ra cửa biển Thị Nại của xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Người xưa đã lấy tên thôn Bình Lâm để đặt tên cho ngọn tháp này. Tháp Bình Lâm được xếp hạng di tích năm 1993.
    Tháp Bình Lâm cao 20 m, bình đồ vuông, về hình thức tạo dáng, tháp cũng được xây cất theo kiểu tầng như các tháp khác, cửa chính quay về phía đông, còn ba mặt là cửa giả quay về ba hướng Tây ?" Nam ?" Bắc. Trong các cửa giả, cửa phía Tây và cửa phía Nam là còn nguyên, cửa chính và cửa phía Bắc đã bị sụt lở phần vòm. Phần lớn các cửa giả đều được xây nhô ra cách thân tháp chừng 1,5m. Những cửa giả này, phần vòm được tạo nhiều lớp mái vòm nhọn, mỗi vòm như vậy tạo cảm giác như một tòa lâu đài thu nhỏ; trong các ô khám các ?otòa lâu đài? đều có tượng thần bằng đất nung, nhưng đã bị mất từ lâu. Nhìn lên đỉnh tháp, ở giữa các tầng tháp đều được tạo các cửa giả và cũng được cấu tạo theo kiểu lâu đài. Càng lên cao, tháp càng được thu nhỏ dần về phía đỉnh.
    Tuy nằm ở vị trí bằng phẳng, song với chiều cao của tháp trên 20 m, khi đứng dưới chân ngước mắt nhìn, vẫn thấy dáng cao vút uy nghi của kiến trúc. Cái đẹp nhất ở đây là những vòm cửa giả, mỗi cửa giả là một tác phẩm nghệ thuật sinh động mà những người nghệ sĩ Chăm vô danh gửi lại cho hậu thế! Giáp với mái và thân, tháp lại được trang trí những mô típ hoa văn kiểu chuỗi hạt uốn lượn liên hoàn hình chữ U chạy vòng quanh tháp. Lên các tầng trên, hoa văn cũng được lặp lại như vậy. Ở Bình Lâm, các mô típ hoa văn đều được tạo trực tiếp lên gạch với hình dáng tỷ lệ cân đối, điều đó đã tạo vẻ đẹp cho di tích này. Những họa tiết trang trí các tháp góc và những hình ảnh tòa lâu đài trên các cửa giả, cùng với những hoa văn trang trí kiểu chuỗi hạt, cho thấy ở tháp Bình Lâm một xu hướng mới đã bắt đầu xuất hiện. Như trên mặt tường không còn thấy hoa văn trang trí mà xuất hiện những rãnh nhỏ chạy dọc từ trên xuống; vòm cửa đã bắt đầu vươn cao hình mũi giáo, một xu thế đơn giản để đi đến dáng vẻ hoành tráng, khỏe khoắn của phong cách kiến trúc Bình Định sau này. Có thể xem Bình Lâm là di tích mang phong cách kiến trúc chuyển tiếp từ thế kỷ X sang phong cách Bình Định cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI. Vừa qua, tháp Bình Lâm đã được gia cố, chống xuống cấp.
  4. dhphong_qn8O

    dhphong_qn8O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Tháp Dương Long
    Tháp thuộc xã Bình Hoà, huyện Tây Sơn. Từ quốc lộ 1, tới Gò Găng, cách Quy Nhơn 40 km và Ðà Nẵng 270km, rẽ theo hướng tây vào sân bay Phú Tài, trước cổng sân bay rẽ trái đi tiếp chừng 9km nữa là tới.
    Tháp Dương Long còn có tên là tháp Ngà. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 7, gồm 3 tháp, tháp giữa cao 24m, hai tháp hai bên cao 22m. Ðây là một trong những cụm tháp đẹp nhất còn lại của miền Trung Việt Nam.
    Phần thân tháp xây gạch, các góc được ghép những tảng đá lớn và các trang trí điêu khắc đều bằng đá. Cửa tháp quay hướng đông và được nâng lên khá cao, chừng khoảng 1,5m và khung cửa là những khối đá lớn. Nửa phần trên của tháp gần như hoàn toàn là những khối đá lớn xếp chồng lên nhau rất khéo. Ở các góc là những mảng chạm lớn với hình những con vật chim thần Garuda, voi, đại bàng....Các mặt phẳng của tường được phủ nhiều bức phù điêu lớn có hình lá đề mô tả cảnh múa hát, tu sĩ. Những người này được thể hiện có đầu tương đối lớn, đội mũ có chỏm cao. Ðặc biệt là nhữnh đỉnh tháp ở đây là những bông sen vĩ đại với nhiều lớp cánh hoa hơi hướng lên trên.
    Mọi chi tiết trang trí ở tháp này đều rất lớn, trổ trên sa thạch, đường nét rõ ràng và còn giữ được rất tốt. Chỉ riêng những khối đá lớn trên mái đã bị xô lệch nhiều.
  5. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Suối Vàng Hoài Sơn-Bình Định

    Vượt khỏi cái dốc nhỏ mà người dân địa phương gọi là truông Cấm, chiếc xe U-oát khó nhọc băng qua mấy đoạn suối cạn rồi đành quay đầu. Chúng tôi xuống xe, lội bộ theo con đường mòn để đến với "suối vàng", thuộc xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn.
    Len lỏi dưới những cụm cây rừng lúp xúp, trèo qua các gộp đá nhấp nhô hoặc tháo giày lội theo dòng suối trong vắt, ngược lên hơn trăm mét là gặp trung tâm suối Vàng. Dưới chân vách đá sù sì, một vùng suối rộng như tấm gương trời hiện ra, nước trong nhìn thấu đáy, mát lạnh. Trên vách đá, dòng nước vẫn ào ào tuôn chảy dù trời đang nắng hạn. Lên cao chút nữa, hòn đá chồng trầm tư soi bóng xuống lòng suối. Rừng cây được bảo vệ đang hồi sinh xanh ngắt, nghe rộn rã tiếng chim hót trong màu xanh bát ngát. Thật là một vùng sơn thủy hữu tình.
    Vì sao nơi này lại gọi là suối Vàng? Người dân địa phương cho biết: Dọc lòng suối này khi xưa có chứa nhiều kim loại quí hiếm, cả sa khoáng tự nhiên lẫn vàng đồ cổ. Nghe nói có người đã nhặt được những chén vàng, đĩa vàng vùi trong cát đá. Có thể đây là "kinh đô sơ tán" của Vương quốc Chăm-pa khi quân Nguyên Mông đánh Đại Việt, đã đưa một cánh quân xâm lược Chăm-pa, "mượn đường" làm gọng kìm từ phía nam đánh lên hợp với cánh quân từ phía bắc hòng kẹp nát quân dân nhà Trần.
    Rồi thời chống nhau với Tây Sơn, Nguyễn Ánh cũng từng "tị nạn" ở đây. Những địa danh hiện còn như Cản Hậu, núi Cấm, truông Cấm và cả những cây cam bên thành Cấm do chính chúa Nguyễn trồng giờ đây vẫn sai quả v.v?
    Một đơn vị địa chất đã đến thăm dò dấu vết thứ kim loại quí ở vùng suối này. Kết quả thế nào vẫn còn được giấu kín. Chỉ biết bây giờ trai gái trong vùng bắt đầu biến nơi đây thành chỗ vui chơi, du ngoạn. Nếu được đầu tư, khai thác về mặt du lịch, suối Vàng Hoài Sơn có thể trở thành một điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn.
  6. dhphong_qn8O

    dhphong_qn8O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Cù lao xanh
    Cù lao Xanh cách bến Hàm Tử - Quy Nhơn 28 km, đi ghe 3 lốc khoảng 1 giờ 45 phút tới ngay xã Nhơn Châu trên đảo với chừng 2.500 cư dân. Từ đây đi bộ một cây số nữa ra gành Bấc - nơi có thể tắm táp và đuổi bắt cá. Buổi sáng đầu tháng tám, trời rực nắng, nước càng trong vắt và dường như mọi sinh hoạt trong lòng biển đều có thể thấy bằng mắt thường. Năm anh em quẩy dậm chừng một tiếng tóm được 2 ký, nào cá chim, cá kình, cá mó, cá phèn, cá lao... không lớn lắm nhưng vừa đủ dùng. Gom củi rừng, xỏ xiên cá nướng chấm muối ớt, chén ngay tại bãi - tươi ngọt và thơm chi lạ! Số còn lại mang về nhà dân nhờ nấu canh chua lá giang làm bữa cơm đảo thú vị.
    Không chỉ có đuổi bắt, bạn mang theo cần câu còn hấp dẫn hơn, trong các vũng nước quanh các ghềnh đá, cá đang lượn lờ và vờn mồi trước mặt để câu. Hoặc đem theo khều móc nạy hào, ốc kẹp bám theo đá nấu cháo. Hào có thể dùng ngay bằng cách hơ trên lửa, hào há miệng, vắt chanh lên; điệu nghệ hơn nặn chút mù tạt là ăn được ngay. Đến đảo, bạn nên liên hệ trước với dân địa phương để mượn đồ nghề hay mời họ cùng đi dã ngoại. Và nhờ nấu cơm "gia đình" vì ở đây không có quán cơm, dịch vụ ăn uống. Hoặc liên hệ nhà ghe, họ có thể chuẩn bị lưới, cần câu... và tổ chức nấu nướng, ăn ngủ luôn trên ghe.
  7. dhphong_qn8O

    dhphong_qn8O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Nguyên sơ bãi Đá Rạn
    Nếu con đường vòng tránh đèo Cù Mông, Bình Định chưa được làm, có lẽ bãi Đá Rạn sẽ mãi mãi nguyên sơ như thuở ban đầu.
    Con đường ấy tuy đã bước đầu được đưa vào khai thác, nhưng hình ảnh bãi Đá Rạn đẹp hoang sơ, nằm ven đường thiên lý Bắc - Nam, khu vực giáp ranh giữa Bình Định và Phú Yên, vẫn chưa biến mất. Nếu là người "mê" sưu tầm những điểm du lịch "thiên nhiên", chưa bị can thiệp thô bạo bởi bàn tay con người thì đây sẽ là điểm dừng chân tuyệt vời cho bạn đấy!
    Bãi tắm "tiên" này nằm phơi mình cạnh dải cát trắng dài tít tắp, phía trên là hàng dương xanh tươi, mát rượi. Một không gian thư giãn lý tưởng cho "cư dân đô thị", vốn chịu nhiều khói bụi.
    Sở Du lịch Bình Định đang tiếp tục đầu tư vào bãi tắm này. Con đường dẫn đến bãi tắm được trải nhựa phẳng phiu. Những "tour" lặn biển ngắm san hô tại các hòn đảo nhỏ quanh bãi Đá Rạn đang gấp rút triển khai, sẽ đi vào hoạt động cuối năm nay.
    Đặc điểm của biển miền Trung là sở hữu màu xanh ngăn ngắt đến nhức mắt của dòng nước biển. Xanh và trong đến độ, bạn có thể nhìn thấu những rạn đá và san hô lập lờ dưới làn nước. Bãi Đá Rạn cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Đứng trước màu xanh của biển, hình như ai cũng muốn trở thành thi sĩ.
    Sớm tinh mơ, nhìn từ trên triền đồi, hình ảnh những con thuyền đen tuyền một màu, trôi lờ lững sát mép nước, nổi bật trên nền biển xanh lơ, lòng bâng khuâng chi lạ.
  8. dhphong_qn8O

    dhphong_qn8O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Bãi tắm Hoàng Hậu (Quy Nhơn) - Bãi trứng khổng lồ
    Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 2-3 km, nằm trong khu Ghềnh Ráng, bãi tắm Hoàng Hậu đẹp một cách kiêu sa, đài các... như tên gọi của nó. Bất cứ ai đến đây cũng không thể quên. Tương truyền rằng, trong những lần theo vua Bảo Đại đi kinh lý các tỉnh miền Trung, Nam Phương hoàng hậu đã chọn nơi đây làm bãi tắm cho riêng mình. Và ?oBãi tắm Hoàng Hậu? có tên gọi bắt nguồn từ đây.
    Không bút nào tả được cảm giác tuyệt vời khi bạn giẫm bàn chân trần lên những viên đá tròn, nhẵn như trứng chim khổng lồ, nằm xếp lên nhau trên bãi biển. Phía trước bãi là những bức tường đá thiên nhiên đứng che chắn sóng tạo nên vùng nước lặng. Đến đây bạn còn được đắm mình trong không gian yên tĩnh, hài hoà của gió núi và sóng biển. Đến với Quy Nhơn, bạn không thể không đến thăm bãi tắm Hoàng Hậu - món quà thiên nhiên ưu đãi cho con người nơi đây
    [​IMG]
  9. dhphong_qn8O

    dhphong_qn8O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    bến My Lăng
    Bến My Lăng trong bài thơ cùng tên nổi tiếng của nhà thơ Yến Lan có thật trong đời thường hay chỉ là hình ảnh tưởng tượng trong thi ca? Theo tác giả Côn Giang thì đó chính là bến đò Trường Thi trên sông Cửa Tiền, Bình Ðịnh, cách nhà của Yến Lan không xa.
    Bến My Lăng, nằm không, thuyền đợi khách
    Rượu hết rồi, ông lái chẳng buồn câu
    Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách
    Ông lái đò buồn để gió lén mơn râu...

    phía tây nam thành Bình Ðịnh, tên quen gọi hồi đó là Cửa Tiền. Cửa thành lúc đó vẫn còn và cảnh trí chung quanh có vẻ hoang tàn, vắng vẻ lắm. Sở dĩ gọi tên Cửa Tiền có lẽ thuở xưa cửa chính của thành nằm ở mặt này nên gọi như thế. Còn con sông chảy, trước mặt Cửa Tiền cũng mang tên Cửa Tiền, một phân lưu quan trọng của sông Côn đổ nước ra đầm Thị Nại. Ðoạn sông đổ ra đây tương đối rộng, khoảng chừng vài trăm mét, bên kia sông là xã Nhơn Hòa, bên này sông là đất xã Nhơn Hưng, tất cả đều thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh.
    Hai bên bờ sông là hai hàng tre gai chạy dài tít tắp. Phía sau hàng tre là xóm làng trù mật, ruộng vườn xanh mướt cùng các loại soai mía, soai đậu mượt mà. Con sông Cửa Tiền vào mùa khô chỉ là bãi cát trắng xóa, vào giữa trưa hơi nóng từ mặt cát bốc lên hầm hập. Cả dòng sông thu hẹp lại thành con lạch rộng chừng chục bước chân và chiều sâu chưa quá gối. Vào mùa mưa, nước từ đầu nguồn đổ về, cuồn cuộn dòng phù sa đục ngầu. Bấy giờ, khách sang sông phải lụy đò. Vâng, có một bến đò đã đi vào dòng văn học Bình Ðịnh, và gắn liền với lịch sử. Bến đò tên là Trường Thi, nằm ở phía Cửa Tiền. Bến đò chỉ hình thành vào mùa nước lớn, tồn tại từ tháng chín cho đến tháng chạp âm lịch. Sau đó, chuyến đò chuyển nơi khác, neo đậu ở một đoạn sông nào sâu hơn, còn lái đò thì chuyển nghề khác kiếm sống để chờ vào mùa nước lớn năm sau.
  10. dhphong_qn8O

    dhphong_qn8O Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Du lịch hồ Núi Một
    Núi Một nằm ở phía tây nam tỉnh Bình Định. Trên bản đồ nó có hình dạng như một con sâu nằm vắt ngang ranh giới giữa hai huyện Vân Canh và An Nhơn. Nguyên là một thung lũng được dãy núi An Trường bao bọc, sau năm 1975 hồ đã được quy hoạch thành một hồ chứa nước điều tiết nước cho sông Côn. Diện tích mặt hồ 110.000 m2, chứa 110 triệu m3 nước, có thể tưới cho hàng ngàn ha đất canh tác của hai huyện An Nhơn và Tuy Phước. Những năm gần đây, Hồ Núi Một còn là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với người dân Bình Định bởi những nét hoang sơ mà kỳ thú.
    Từ TP Qui Nhơn, theo quốc lộ 19 đi về phía tây độ 30km, đến địa phận thôn An Trường (xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn) thì rẽ trái, đi độ 8km nữa là tới hồ. Nếu đi bằng ôtô thì mất độ 1 giờ đồng hồ. Trước mắt bạn là một hồ nước rộng mênh mông, phẳng lặng, mặt nước trong xanh có thể soi rõ mặt người. Một bầu không khí mát lạnh, trong lành làm bạn như quên đi sự mệt mỏi của một giờ ngồi xe. Hồ Núi Một hiện do Xí nghiệp khai thác thủy lợi Bình Định đầu tư và quản lý. Vé vào hồ là 4.000đ/người. Tại bến có 2 nhà sàn gỗ để du khách có thể ngồi nghỉ ngơi, giải khát trong khi chờ những chuyến ca nô tới đón. Hiện nay, ở đây có ba chuyến tham quan để bạn lựa chọn là Thác Đổ, Thạch Động và làng dân tộc Chăm. Tuyến đến khu Thác Đổ là xa nhất và thu hút nhiều khách du lịch nhất (mỗi ngày có đến cả trăm khách, ngày nghỉ, ngày lễ số khách tăng lên 2-3 lần. Tại bến có 6 chiếc ca nô. Nếu bạn đi tập thể thì có thể thuê trọn gói một chiếc 10 chỗ ngồi với giá từ 300.000đ-350.000đ và có thể đi thăm nhiều nơi trong một ngày. Còn nếu đi cá nhân thì mua vé ca nô 20 chỗ ngồi, giá vé đi và về là 25.000đ/người.
    Từ bến đò đến Thác Đổ mất 45 phút. Rời canh, du khách theo lối mòn đi lên núi, luồn lách qua rừng cây với nhiều dây leo ken dày, tỏa bóng mát rượi. Đến độ cao khoảng 20m, Thác Đổ sẽ hiện ra ở bên trái lối đi. Thác cao 30m, nước đổ xuống chân thác rồi theo những con suối nhổ đổ vào lòng hồ. Bên phải thác có đường mòn đưa du khách tiếp tục lên đỉnh thác. Trên đường đi có những bãi đất tương đối bằng phẳng dưới những lùm cây, du khách có thể ngồi nghỉ chân, ngắm toàn cảnh, nghe nước chảy róc rách dưới những khe đá. Hầu hết các nhóm du lịch đều mang theo thức ăn để cùng thưởng thức. Dưới chân thác, một số bạn trẻ tắm rửa, nô đùa. Đến khoảng 4 giờ chiều là ca nô sẽ đưa bạn về lại bến.
    Để tạo một môi trường tham quan du lịch sinh thái và văn hóa hấp dẫn, cơ quan quản lý và đầu tư cần tổ chức tại Thác Đổ dịch vụ ăn uống dã chiến. Còn ở làng dân tộc, nên tổ chức một số những sinh hoạt văn hóa mang bản sắc của dân tộc Chăm, trưng bày và bán những vật lưu niệm đặc trưng

Chia sẻ trang này