1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, văn hoá, truyền thống và con người Bình Định...

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi dhphong_qn8O, 23/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lambchop1308

    lambchop1308 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    2.256
    Đã được thích:
    1
    Khu kinh tế nhơn hội​
    Vi trí :
    Nhơn Hội là bán đảo nằm phiá Ðông Bắc thành phố Qui Nhơn có diện tích
    96 km2 trong đó diện tích xây dựng 42km2 và có thể mở rộng về phía Tây Bắc trên diện tích 12.000ha, phiá Ðông và phía Nam quay. ra biển, có dãy núi Phương Maỉ ngăn gió bão, phiá Tây là đầm Thị Nại rộng 5.060 ha, phía Bắc -Tây Bầc là vùng đất duy nhất nối liền bán đảo với nội địa.
    Các ưu điểm về vị trí cuả Nhơn Hội:
    Nhơn Hội nằm gần cụm cảng Qui Nhơn là cụm cảng nước sâu có khả năng phát triển theo hướng Ðông Bắc ra Nhơn Hội. Kết cấu hạ tầng sẵn có cúa cảng Qui Nhơn là cơ sở thuận lợi phục vụ cho việc xây dựng khu kinh tế mở, cách sân bay Phù Cát 37 km, cách ga Diêu Trì 12km, gần Quốc lộ lA, Quốc lộ 19, đường sầt xuyên Việt, giao lưu thuận lợi với các vùng khác trong nước và quốc tế. - Nhơn Hội nằm cạnh trung tâm thành phố Qui Nhơn, một thành phố có kết cấu hạ tầng kỹ thuật như điện, nước, giao thông, bưu chính viễn thông khá phát triển; đội ngũ công nhân được đào tạo tốt.
    Mặt bằng bán đảo Nhơn Hội rộng, có thể mở rộng lên phía Tây Bắc, hiện trạng chủ yếu là đất cát, không bị ngập lụt, không có di sản văn hoá hay quần thể ''kiến trúc kiên cố, dân cư thưa thớt thuận lợi cho việc giải tỏa xây dựng các công trình. Ðịa chất khu vực ổn định.
    Qui mô xây dựng:
    Dự kiến khu kinh tế Nhơn Hội sử dụng diện tích khoảng 800ha (2010), sau năm 2010 khoảng 4000 ha. Nội dung hoạt động cuả khu kinh tế bao gồm cả sản xuất, chế biến, tái chế, gia công hàng xuất khẩu, thương mại, kho ngoại quan, trung chuyển quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, vui chơi, giải trí, trước mắt bao gồm các khu vực sau:
    Khu công nghiệp tập trung 250 ha với các ngành công nghiệp chủ yếu
    ? Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản,
    ? Công nghiệp vật liệu xây dựng.
    ? Công nghiệp cơ khí sửa chữa và đóng tàu.
    ? Công nghiệp hoá dầu,
    ? Công nghiệp điện tử, vật liệu điện
    ? Công nghiệp may mặc, giày dép và hàng gia dụng.
    Khu thương mại tự do:
    Nội dung hoạt động chủ yếu là mua bán, dịch vụ, khu ngoại quan, trung chuyển quốc tế, tài chính quốc tế và các hoạt động sản xuất chế biến gắn với mua bán, dịch vụ.
    Khu du lịch, giải trí, nghỉ ngơi
    Khu cảng nước sâu Nhơn Hội:
    Tàu 30.000DWT, bốc xếp 2 triệu tấn/năm vào năm 2010 và lO triệu tấn/năm vào năm 2020.
    Xâv dựng - kinh doanh cơ sở hạ tầng phục vụ khu kinh tế Nhơn Hội
    Ðường giao thông: xây dựng cầu đường bộ nối Qui Nhơn với bán đảo Nhơn Hội ( giai đoạn sau năm 2000 ) và hệ thống giao thông nội bộ trong khu kinh tế Nhơn Hội;
    ? Cấp điện: Xây dựng hệ thống truyền tải điện và trạm biến thế.
    ? Cấp nước : Xây dựng hệ thống cấp nước cho toàn khu kinh tế
    ? Xây đựng cảng nước sâu Nhơn Hội: bao gồm cảng container, cảng thương mại, cảng công nghiệp, cảng sửa chữa đóng tàu, kè chắn cát...
    Hình thức đầu tư.
    Ðầu tư xây dựng bằng các hình thức Liên doanh, lOO% vốn nước ngoài, BOT, BTO, BT. Tuy nhiên đối với xây dựng kết cấu hạ tầng hình thức đầu tư chủ yếu là BOT, BTO, BT.
    Dự kiến vốn đầu tư.
    lOO triệu USD (đến năm 20lO)
  2. lambchop1308

    lambchop1308 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    2.256
    Đã được thích:
    1
    Khu công nghiệp Phú Tài​
    Quyết định thành lập số l l 27/QÐ-TTg ngày l 8/12/1998 cuả Thủ tướng Chính phủ.
    Vị trí: thuộc phường Trần Quang Diệu, thành phố Qui Nhơn, Tỉnh Bình Ðịnh.
    Diện tích: l88 ha, trong đó :
    Ðất xây dựng các nhà máy: 129,35
    Ðất cây xanh và công trình công cộng: 2O,5
    Ðất giao thông: 29,7
    Ðất khu điều hành dịch vụ : 4,65
    Ðất đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 3,8
    Giai đoạn l : 80 ha (đã cấp đất cho các doanh nghiệp 70% diện tích)
    Giai đoạn 2: l08 ha và có thể mở rộng khu công nghiệp về phiá Tây Nam (vùng Long Mỹ)
    Kết cấu hạ tầng:
    Giao thông thuận tiện, nằm sát Quốc lộ lA, gần cảng Qui Nhơn, ga xe lửa Diêu Trì, cách sân bay Phù Cát 2O km.
    Cấp điện: Nguồn điện lưới quốc gia qua trạm biến áp 22O/l lO KV'' Phú Tài có công suất l x 125MVA. Hệ thống cấp điện 35KV đưa đến hàng rào xí nghiệp
    Cấp nước: Ðược cung cấp từ nhà máy nước Qui Nhơn công suất 45.000m3/ ngày đêm.
    Thoát nước: Xây dựng nhà máy xử lý nước thải 4.200m/ngày đêm và hệ thống thoát nước thải công nghiệp, thoát nước mưa.
    Hệ thống thông tin liên lạc thuận lợi.
    Các lĩnh vực được khuyến khích đần tư trong khu công nghiệp:
    Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp
    Công nghiệp vật liệu xây dựng
    Công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm
    Sản xuất hàng tiêu dùng
    Cơ khí và điện tử.
  3. lambchop1308

    lambchop1308 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    2.256
    Đã được thích:
    1
    TP QUY NHặN​
    Thành phỏằ' Qui NhặĂn nỏm ỏằY phưa 'ông nam cuỏÊ tỏằ?nh Bơnh Ðỏằc, phiĂ bỏc giĂp Tuy Phặỏằ>c và Phạ CĂt, phiĂ nam giĂp huyỏằ?n Sông CỏĐu Tỏằ?nh Phú Yên, Thành phỏằ' có 16 phặỏằng và 4 xÊ, tỏằ.ng diỏằ?n tưch tỏằ nhiên 2 15km2, dÂn sỏằ' nfm 1999 là : 240.000 ngặỏằi.
    Thành phỏằ' chưnh thỏằâc thành lỏưp cĂch 'Ây trên lOO nfm nhặng mỏÊnh 'ỏƠt này 'Ê có lỏằi nỏằn vfn hoĂ Chfmpa thỏ kỏằã l l, triỏằu 'ỏĂi TÂy SặĂn và cỏÊng Thỏằi ặu thỏ vỏằ vỏằng Chưnh phỏằĐ xĂc 'ỏằi Ðà Nỏàng và Nha Trang ).
    Qui NhặĂn có nhiỏằu thỏ 'ỏƠt khĂc nhau, 'a dỏĂng vỏằ cỏÊnh quan 'ỏằc lỏằÊ lỏằ>n, tài nguyên sinh vỏưt biỏằfn phong phú, có nhiỏằu loỏĂi 'ỏãc sỏÊn quư, có giĂ trỏằng tfng tỏằã trỏằng ngành công nghiỏằ?p dỏằi cĂc lânh vỏằc chỏằĐ yỏu nhỏằ chỏ biỏn thỏằĐy sỏÊn, dỏĐu thỏằc vỏưt; sỏÊn xuỏƠt hàng tiêu dạng (may mỏãc, Giày dâp); cặĂ khư chỏ'' tỏĂo (phỏằƠc vỏằƠ 'óng mỏằ>i, sỏằưa chỏằa tàu thuyỏằn, sỏÊn xuỏƠt nông nghiỏằ?p và công nghiỏằ?p chỏ biỏn); 'iỏằ?n tỏằư - tin hỏằc; hoĂ chỏƠt (thuỏằ'c chỏằa bỏằ?nh, chỏ biỏn sỏÊn phỏâm cao su, gas hoĂ lỏằng); chỏ biỏn gỏằ- ; phĂt triỏằfn công nghiỏằ?p, tiỏằfu thỏằĐ công nghiỏằ?p nông thôn ngoỏĂi thành; xÂy dỏằng hoàn thiỏằ?n cặĂ sỏằY hỏĂ tỏĐng phỏằƠc vỏằƠ phĂt triỏằfn khu công nghiỏằ?p Phú Tài, chuỏân bỏằ< cĂc 'iỏằu kiỏằ?n thuỏưn lỏằÊi cho viỏằ?c hơnh thành khu kinh tỏ NhặĂn hỏằTi trên 'ỏằ<a bàn thành phỏằ'.
    Vỏằ thặặĂng mỏĂi dỏằ<ch vỏằƠ - du lỏằ<ch:
    PhĂt triỏằfn dỏằ<ch vỏằƠ xuỏƠt nhỏưp khỏâu; hơnh thành trung tÂm thặặĂng mỏĂi-siêu thỏằ< và thông tin thặặĂng mỏĂi tỏĂi trung tÂm phưa 'ông thành phỏằ' hơnh thành cĂc khu du lỏằ<ch cỏÊnh quan: Ghỏằnh rĂng, Phú Hoà, PhặặĂng Mai, 'ỏ** Thỏằ< NỏĂi, BÊi Dài... tôn tỏĂo cĂc di tưch vfn hoĂ Chfmpa, vfn hoĂ cặ dÂn ven biỏằfn, di tưch trong hai cuỏằTc khĂng chiỏn, xÂy dỏằng mỏằTt sỏằ' khĂch sỏĂn 'ỏĂt tiêu chuỏân quỏằ'c tỏ ....
    Nông lÂm ngặ nghiỏằ?p:
    Tfng cặỏằng 'ỏằTi tàu 'Ănh bỏt cĂ xa bỏằ, phĂt triỏằfn dỏằ<ch vỏằƠ hỏưu cỏĐn nghỏằ cĂ, nuôi trỏằ"ng thuỏằã sỏÊn, trỏằ"ng rỏằông phòng hỏằT tỏĂo cỏÊnh quan ven biỏằfn, hơnh thành vành 'ai rau quỏÊ phỏằƠc vỏằƠ nhÂn dÂn trong thành phỏằ'.

  4. vinahack

    vinahack Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    MỘT CHÚT LỊCH SỬ VỂ
    QUI NHƠN - BÌNH ÐỊNH​

    Bình Định vốn đất cũ của Chiêm Thành. Theo sách Ðồ Bàn ký của Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển, triều Minh Mạng thì sau khi bị vua Lê Ðại Hành đánh lấy thành Ðịa Rí (982), vua Chiêm thành là Xá Lợi Ðà Ngô Nhật Hoán chạy vào đây đóng đô mới đặt tên là Ðồ Bàn (địa danh trước đó là gì không rõ). Nhật Hoán hiệu là Ðồ Bàn (Chô Pan) nên lấy hiệu mà đặt tên cho thủ đô.
    Từ dời đô vào Ðồ Bàn, nhờ sông núi hiểm trở, thành trì vững chắc, người Chiêm Thành đã ngăn được bước tiến của quân xâm lăng và giữ nước được gần 5 thế kỷ. Năm Giáp Thân (1284), quân Chiêm Thành đã đánh lui 10 vạn hùng binh của nhà Nguyên do Toa Ðô thống lĩnh và kéo từ Trung quốc theo đường thủy vào cửa Thị nại.
    Năm bính Thìn (1376), vua Trần Huệ Tông cử 12 vạn quân, vừa thủy vừa bộ, vào đánh Ðồ Bàn. Chế Bồng Nga làm cừ sắt ngoài thành, bày kế dụ địch giết được vua nhà Trần và đánh tan rã cả quân thủy bộ.
    Năm Quý Mùi (1403), Hồ Hán Thương sai tướng đem 20 vạn quân với chiến cụ đầy đủ, vào nỗ lực vây đánh thành Ðồ Bàn ngót hai tháng trời, nhưng rốt cuộc bị người Chiêm phản công kịch liệt, phải rút quân về nước.
    Ðó là những thời oanh liệt của người Chiêm Thành nói chung và của đất Ðồ Bàn nói riêng. Nhưng đến năm Canh Thìn (1470), vua Chiêm Thành là Trà Toàn đem quân ra đánh phá Hóa châu, vua Lê Thánh Tông phải cầm quân đi đánh dẹp, Trà Toàn đại bại rút quân về giữ Ðồ Bàn. Vua Lê Thánh Tông thừa thắng đuổi đánh, quân Chiêm chống không nổi. Trà Toàn bị bắt và đất Ðồ Bàn bị quân ta chiếm cứ. Vua Lê Thánh Tông cho sát nhập vào Ðạo Quảng nam phần đất của Chiêm Thành mới đánh lấy được, và đặt tên phần đất mới này là Phủ Hoài Nhơn với ba huyện trực thuộc là Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Phủ lỵ đóng tại thành Ðồ Bàn.
    Ðến thời Trịnh Nguyễn phân tranh, năm Ất Tỵ (1605), chúa Tiên Nguyễn Hoàng đổi tên Hoài Nhơn ra Qui Nhơn, đặt quan Tuần vũ cai trị (vẫn thuộc Ðạo Quảng Nam như dưới thời nhà Lê).
    Thời chúa Nguyễn Phúc Tần, năm Tân Mão (1651), Phủ Qui nhơn đổi ra Phủ Qui ninh. Sang đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, năm Tân Dậu (1741) lấy lại tên Qui nhơn.
    Năm Giáp Tý (1744), Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, hiệu Võ vương, sửa đổi việc nội trị. Các Ðạo đổi ra Dinh, các Phủ vẫn giữ tình trạng cũ. Phủ Qui Nhơn vẫn thuộc dinh Quảng Nam, và phủ lỵ dời ra phía bắc thành Ðồ Bàn, tại thôn Châu Thành (nay là xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn).
    Võ vương mất (1765), Nguyễn Phúc Thuần kế vị lấy hiệu Ðịnh Vương. Ðịnh Vương còn nhỏ, gian thần Trương Phúc Loan nắm quyền bính và lộng hành, nước sanh loạn lạc, nhân dân đồ thán. Ðể dẹp loạn cứu dân, năm Tân Mão (1771), ba vị anh hùng đất Tây Sơn (huyện Tuy Viễn) dấy nghĩa binh đánh nhà Nguyễn, nhân dân nức lòng hưởng ứng, khí thế rất mạnh. Tuần vũ Qui Nhơn là Nguyễn Khắc Tuyên không chống nổi, bỏ thành chạy ra Phú Xuân. Nghĩa binh lấy Qui Nhơn làm căn cứ, rồi đánh vào Nam, đánh ra Bắc, dựng nên cơ nghiệp nhà Tây Sơn.
    Năm Bính Thân (1776), Nguyễn Nhạc xưng vương, hiệu Thái Ðức, lấy Qui Nhơn làm kinh đô, sửa sang lại thành Ðồ Bàn làm Hoàng đế thành (tục gọi Ðế Kinh). Thành Ðồ Bàn dân gian gọi là Thành Cũ, nằm trên dãy gò sỏi bao trùm hai thôn Nam Tân và Bắc Thuận, nay thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn. Thành do vua Chiêm Thành Ngô Nhật Hoán xây vào thế kỷ thứ X. Tường bằng gạch và đá ong, mặt hướng về Nam, có 4 cửa, chu vi hơn mười dặm, kiến trúc kiên cố. Bên trong có dựng tháp làm Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim Sơn làm cánh che cửa Tây, núi Long cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu. Khắp bốn mặt, ngoài xa xa, núi trùng điệp, sông quanh co, biển bát ngát. Vua Thái đức cho mở thêm thành Ðồ Bàn về mặt Ðông, chu vi mới là 15 dặm, mở thêm một cửa mới gọi là Tân môn, cửa phía Nam cũ gọi là Nam môn. Phía tây đắp Ðàn Nam giao để tế trời đất. Phía trong thành còn xây thêm một lớp thành nữa gọi là Tử Thành.Trong Tử Thành, chính giữa dựng Ðiện Bát giác là nơi vua ngự. Phía sau dựng Ðiện Chánh tẩm, phía trước dựng lầu Bát giác. Bên tả, bên hữu dựng hai Tự đường, một thờ cha mẹ ruột, một thờ cha mẹ vợ của nhà vua. Trước lầu Bát giác có cung Quyển Bồng, hai bên chái làm nơi thị sự. Ngay trước mặt cung Quyển Bồng và liền với mặt Nam Tử thành, có cửa Tam quan gọi là Quyển Bồng môn, xây cổ lầu, nên cũng gọi là Nam Môn lầu. Trong thành và ngoài thành bày trí la liệt những tượng đá, nào voi, nào nghê, nào nhạc công, nào vũ nữ, là những di tích di vật của người Chiêm Thành. Thành lúc bấy giờ thật là nguy nga tráng lệ! Ðất Qui Nhơn trở thành nơi phồn thịnh, nông nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhân dân an cư lạc nghiệp.
    Sau khi Nguyễn Phúc Ánh nhờ ngoại nhân giúp sức lấy lại được đất Gia Định rồi thì Qui Nhơn cũng như các nơi khác ở Bắc, Nam trở thành bãi chiến trường. Năm Nhâm Tý (1792), Nguyễn Phúc Ánh sai Nguyễn văn Thành, Nguyễn văn Trương cùng hai tướng Pháp là Dayot và Vanier (tục gọi là Nguyễn Văn Phấn, Nguyễn Văn Chấn) đem chiến thuyền từ cửa Cần Giờ ra đánh Qui Nhơn. Thuỷ quân của Nguyễn Phúc Ánh đến Thị Nại bị quân Tây Sơn đánh lui. Năm sau, Nguyễn Phúc Ánh thân chinh, điều động thủy binh, bộ binh tiến quân một lượt. Vua Thái Ðức Nguyễn Nhạc chống không nổi, rút quân vào thành Qui Nhơn (Ðồ Bàn) cố thủ. Quân Nguyễn bao vây, công kích. Vua Thái Ðức sai tướng mở đường máu chạy ra Phú Xuân cầu cứu. Lúc bấy giờ vua Quang Trung đã mất, vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản sai Phạm Công Hưng, Nguyễn Văn Huấn, Lê Trung và Ngô Văn Sở điều 17000 quân binh cùng 80 chiến tượng đi đường bộ và 30 chiến thuyền đi đường biển vào cứu Qui Nhơn. Nguyễn Phúc Ánh thấy khí thế viện binh hùng hậu, liệu không chống nổi bèn rút khỏi Qui Nhơn. Không đánh mà thắng, Phạm Công Hưng cùng các tướng kéo quân vào thành Qui Nhơn, chiếm giữ thành trì và tịch biên tất cả kho tàng. Vua Thái Ðức thấy vậy, tức giận thổ huyết mà thác.
    Ðược tin, vua Cảnh Thịnh phong cho con vua Thái Ðức là Nguyễn Bảo làm Hiến công, ăn lộc một huyện, gọi là Tiểu Triều, và để Lê Trung cùng Nguyễn Văn Huấn ở lại giữ thành. Từ ấy, tức năm Ðinh Sửu (1793), Qui Nhơn không còn là kinh đô nữa. Và cũng từ ấy, khí thế nhà Tây Sơn mỗi ngày một suy yếu, nhân dân địa phương bị khốn khổ vì giặc giã và nạn tham quan ô lại. Nội bộ Tây Sơn lại lục đục, phân hóa, giết hại lẫn nhau...!
    Dò biết được tình thế, năm Ðinh Tỵ (1797), Nguyễn Phúc Ánh cùng Hoàng tử Cảnh kéo binh thuyền ra đánh Qui Nhơn. Tướng Tây sơn biết tin, phòng bị trước, Nguyễn Phúc Ánh liệu đánh không lợi nên rút quân về Gia Định đợi thời cơ. Qua năm Kỷ Mùi (1799), khoảng cuối xuân đầu hạ, Nguyễn Phúc Ánh lại cử binh ra đánh Qui Nhơn. Bị đánh cả hai mặt thủy ?" bộ, quân Tây Sơn bị thua phải rút quân vào thành cố thủ. Phú Xuân hay tin cho binh vào cứu, song viện binh bị quân nhà Nguyễn chận đánh ở Quảng Ngãi, không đến Qui Nhơn được. Tướng giữ thành Qui Nhơn là Lê Văn Thanh vì lương thảo cạn, liệu không chống giữ nổi, phải mở cửa thành đầu hàng. Nguyễn Phúc Ánh đem quân vào thành, phủ dụ nhân dân rồi đổi tên Qui Nhơn ra Bình Định (tháng 5 năm Kỷ Mùi 1799), xong rút quân về Gia Định để Võ Tánh và Ngô Tùng Châu ở lại giữ thành Bình Định.
    Qua năm sau (năm Canh Thân 1800), tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng cử bộ binh và thủy binh vào đánh Bình Định. Khí thế rất mạnh, quân Võ Tánh rút vào thành cố thủ. Trần Quang Diệu sai đắp lũy chung quanh thành và chia quân vây bốn mặt. Võ Văn Dũng thì đôn đốc thủy quân phòng giữ cửa Thị Nại.
    Nghe tin thành Bình Định bị khốn, Nguyễn Phúc Ánh thống suất đại binh ra cứu viện, nhưng thành bị bao vây cẩn mật không giải cứu nổi. Võ Tánh và Ngô Tùng Châu sai người lén đem mật thư ra cho Nguyễn Phúc Ánh, đại ý: "Quân tinh nhuệ của Tây Sơn dồn cả vào Bình Định. Xin đừng lo việc giải vây vội, hãy kéo ra đánh lấy Phú Xuân". Nguyễn Phúc Ánh nghe theo, và tháng 5 năm Tân Dậu (1801) đánh lấy được Phú Xuân.
    Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng nghe tin Phú Xuân thất thủ, liền sai tướng đem quân ra cứu. Quân ra tới Quảng Nam thì bị chận đường phải trở lui. Trần Quang Diệu nổi giận đốc quân đánh thành luôn ngày luôn đêm. Thành bị vây lâu ngày, lương thảo đều hết, liệu không còn có thể giữ được nữa, Võ Tánh bèn viết thư sai người đưa ra cho Trần Quang Diệu, yêu cầu đừng giết hại sĩ tốt khi vào thành. Ðoạn sai chất củi khô, đổ thuốc súng vào, tự đốt mà chết. Ngô Tùng Châu uống thuốc độc chết theo. Trần Quang Diệu vào thành, tha cho toàn thể tướng sĩ nhà Nguyễn và sai liệm táng họ Võ, họ Ngô theo lễ.
    Năm Tân Dậu (1801), đợi mùa gió Nam thổi, Nguyễn Phúc Ánh khiến chế tạo chiến cụ hỏa công rồi sai Lê Văn Duyệt, Võ Di Nguy, Nguyễn Văn Trương đem đại binh ra đánh Thị Nại. Mặc dù gắng sức tả xung hữu đột, hải thuyền của nhà Nguyễn vẫn không thể vào nổi. Tướng nhà Nguyễn là Nguyễn Văn Trương cho gián điệp trà trộn vào quân Tây Sơn lấy được mật khẩu rồi đang đêm cỡi thuyền nhỏ xâm nhập đốt thủy trại của Tây Sơn. Võ Văn Dũng đang chỉ huy ở trận tiền thấy lửa cháy ở hậu cứ, thất kinh chia binh trở vào cứu. Võ Di Nguy thừa cơ dùng thuyền nhẹ lướt vào lòng địch. Súng của quân Tây Sơn trên đồi bắn xuống, Võ Di Nguy bị trúng đạn chết. Lê Văn Duyệt liều chết thúc binh tiến lên. Thuyền hai bên giáp chiến ác liệt, súng nổ vang trời. Thừa ngọn gió nam thổi mạnh, Lê Văn Duyệt nổi hỏa công. Lửa theo gió tạt vào đoàn thuyền Tây Sơn. Quân nhà Nguyễn bị chết rất nhiều, nhưng thuyền Tây Sơn bị đốt gần hết, Vũ Văn Dũng chống không nổi phải bỏ Thị Nại kéo tàn quân lên bờ, hợp cùng Trần Quang Diệu giữ những nơi hiểm yếu khác. Trận này là trận thủy chiến lớn nhất và là trận sau cùng giữa hai họ Nguyễn ở trên biển Thị Nại. Từ đó quân của Nguyễn Phúc Ánh giữ vững cửa bể này.
    Năm Nhâm Tuất (1802), nghe tin vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân thất trận ở Trấn Ninh, Trần Quang Diệu phải bỏ thành Bình Định đem binh tướng theo đường núi ra Nghệ An để hiệp cùng vua Tây Sơn chống giữ mặt Bắc. Nhưng quân nhà Nguyễn thế lực hùng mạnh, quân Tây Sơn liên tiếp bị thất trận. Trần Quang Diệu ra đến Nghệ An chưa được bao lâu thì bị bắt cùng Bùi Thị Xuân.
    Sau khi thống nhất lãnh thổ, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi cửu ngũ, lấy niên hiệu Gia Long (1802), chỉnh đốn mọi việc trong nước. Ðể cai trị địa hạt Ðồ Bàn cũ, nhà vua đặt Bình Định Dinh, quan công đường là Lưu thủ, Cai bạ, Ký lục. Lỵ sở đóng tại thành Đồ Bàn cũ. Năm Gia Long thứ 7 (1808), đổi dinh làm Trấn, và năm Gia Long thứ 9 (1810), đổi chức Lưu thủ làm Trấn thủ. Năm Minh Mạng thứ 8 (1827), đổi chức Cai bạ, Ký lục làm Hiệp trấn và Tham hiệp.
    Năm 1832, vua Minh Mạng theo lối nhà Thanh bên Tàu, đổi Trấn làm Tỉnh. Bình Định trấn đổi thành Bình Định tỉnh từ đó. Theo quan chế nhà Nguyễn, tỉnh lớn có quan Tổng đốc cầm đầu, phụ tá Tổng đốc có quan Bố chánh sứ coi việc hành chánh, quan Án sát sứ coi việc tư pháp, quan Lãnh binh coi việc an ninh, trật tự. Những tỉnh nhỏ chỉ có quan Tuần vũ và Án sát. Ở Bình Định lúc bấy giờ, triều đình đặt quan Tổng đốc coi hai tỉnh Bình Định và Phú Yên, gọi là Bình Phú Tổng đốc. Năm Tự Ðức thứ 17 (1863), tách riêng Ðạo Phú Yên ra khỏi tỉnh Bình Định.
    Về các Phủ, Huyện tại tỉnh Bình định qua các triều vua có nhiều sự thay đổi. Cuối cùng, dưới thời phong kiến thực dân, tỉnh Bình Định chia làm 3 phủ, 4 huyện (huyện cũng như phủ đều trực thuộc tỉnh). Ba phủ là: Hoài Nhơn (đất Bồng Sơn cũ), An Nhơn (đất Tuy Viễn cũ) và Tuy Phước. Bốn huyện là: Hoài Ân, Phù Mỹ (đổi ra phủ năm 1944), Phù Cát và Bình Khê. Cầm đầu phủ, huyện có Tri phủ, Tri huyện.
    Từ sau năm 1945, các huyện, xã của tỉnh Bình Định có nhiều sự thay đổi, nhất là ở cấp làng, xã. Như trên đã nói, từ đời nhà Lê đến đời nhà Tây Sơn, lỵ sở của cấp chỉ huy tối cao của địa phương đều đóng tại thành Ðồ Bàn cũ. Thời nhà Nguyễn Gia Long cũng vậy. Mãi đến năm Gia Long thứ 12 (1814), lỵ sở dời vào phía nam và thành Ðồ Bàn cũ bị triệt hạ để lấy vật liệu xây thành mới. Trong thành Ðồ Bàn cũ chỉ còn lầu Bát giác được sửa sang lại làm miếu Song Trung, nơi hương hỏa cho Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. (Trước đó, từ sau năm 1802, vua Gia Long lập lăng cho Võ Tánh và Ngô Tùng Châu và dùng lầu Bát giác làm nơi thường bái). Các cung điện cũ đều bị triệt hạ, thành Ðồ Bàn chỉ còn trơ lại một dãy gò sỏi mênh mông, với ngọn tháp Cánh Tiên và lầu Bát giác cùng di tích các bờ thành sụp lở...
    Thành mới nằm trên hai thôn An Ngãi và Liêm Trực, thuộc xã Nhơn Hưng, quận An Nhơn ngày nay, cách thành cũ chưa đầy 10 km. Tuy thành mới nhưng vẫn giữ tên là thành Bình Định. Ðịa cuộc của thành rất tốt. Vách thành xây toàn đá ong lấy ở thành cũ. Chu vi trên 3km, cao 3m50 và dày gần 1m (trên đầu thành). Còn dưới chân thành, phía trong đắp đất dày đến 10 thước, chạy lài lài lên đến đầu thành, trổ 4 cửa, xây cổ lầu, thật hoành tráng. Bốn mặt thành có hào sâu bao bọc. Ðể vô ra, trước cửa thành có xây cổng bằng đá, hình cầu vồng. Trong thành dựng Hành cung là nơi nhà vua nghỉ ngơi những khi hành du, và các quan cùng những người có phẩm hàm từ cửu phẩm trở lên đến bái mạng trong những ngày khánh tiết. Những dinh thự của các quan tỉnh thì tòa ngang, dãy dọc tráng lệ nguy nga. Chung quanh các cung thự đều trồng xoài, bóng mát, trái ngọt. Quang cảnh thành có vẻ trầm u.
    Khi phong trào Cần Vương chấm dứt (khoảng 1888), Pháp đặt nền đô hộ trên đất nước Việt Nam, lấy dải đất chạy dài ra cửa bể Thị Nại làm nơi lỵ sở của Công sứ, gọi là Qui Nhơn. Ðây là nơi Pháp đã đổ bộ và đã dùng làm căn cứ quân sự trong thời gian chống cự với nghĩa binh do nhà anh hùng Mai Xuân Thưởng lãnh đạo. Từ đó Qui Nhơn là thành phố biển được xây dựng và phát triển khả quan.
    Khoảng năm 1934-1935, cơ quan Tỉnh của Nam triều từ thành Bình Định dời đến thành phố Qui Nhơn, giao thành Bình Định cho phủ An Nhơn đóng lỵ sở. Sự việc xảy ra thời ông Nguyễn Hy (con Nguyễn Thân) làm Tổng đốc Bình Định. Nghĩ rằng, Toà Sứ và Tỉnh ở cạnh bên, thuận tiện cho công việc cai trị, nên Triều đình Huế chấp thuận việc di dời.
    Năm 1947, thi hành chính sách tiêu thổ kháng chiến, ********* triệt hạ thành Bình Định và dời cơ quan huyện đi nơi khác. Thành bị phá tận gốc, nhà cửa trong ngoài đều bị triệt hủy, san bằng, chỉ còn sót lại lầu cửa Ðông. Sau khi chính quyền Quốc gia tiếp thu tỉnh Bình Định (1955), quận đường An Nhơn đóng trên nền thành cũ, nhà cửa xây cất lại. Thành phố Qui Nhơn cũng là lỵ sở hành chánh của tỉnh Bình Định. Từ 1955 đến 1971, Qui Nhơn là một xã trực thuộc toà Hành chánh Tỉnh, và đến năm 1972 là Thị Xã với địa bàn được mở rộng.
    Tựu trung, kinh đô Ðồ Bàn của Chiêm Thành bị vua Lê Thánh Tông đánh chiếm thì lãnh thổ này được cải danh là Phủ Hoài Nhơn ( năm Canh Thìn 1470) thuộc đạo Quảng Nam. Ðến năm Ất Tỵ (1605), chúa Tiên Nguyễn Hoàng đổi tên là phủ Qui Nhơn. Năm Tân Mão (1651), chúa Nguyễn Phúc Tần đổi ra phủ Qui Ninh. Ðến năm Tân Dậu (1741), đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, lấy lại tên Qui Nhơn.

    Giai phẩm Xuân TÂY SƠN Mậu Dần 1988
  5. vinahack

    vinahack Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    MỘT CHÚT LỊCH SỬ VỂ
    QUI NHƠN - BÌNH ÐỊNH (Tiếp theo) ​
    Từ năm Bính Thân (1776) đến năm Ðinh Sửu (1793), vua Thái Ðức Nguyễn Nhạc lấy thành Qui Nhơn (Ðồ Bàn cũ) làm Trung ương Hoàng đế thành. Năm Kỷ Mùi (1799), Nguyễn Phúc Ánh chiếm thành Qui Nhơn, đổi tên Qui Nhơn ra Bình Định. Sau khi lên ngôi vua, lấy hiệu Gia Long (1802), nhà vua đặt Bình Định dinh, đến năm 1808 đổi dinh làm trấn. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi Bình Định trấn thành Bình Định tỉnh.
    Từ năm 1888, thành phố nằm trên cửa bể Thị Nại được gọi là Qui Nhơn. Năm Giáp Tuất (1934), hay Ất Hợi (1935), các quan đầu tỉnh của Nam triều dời lỵ sở về Qui Nhơn, giao thành Bình Định cho huyện An Nhơn làm công đường. Từ đó, cũng như sau này, dù bị phá hoại san bằng, thành Bình Định vẫn còn là một địa danh được nhắc nhở. Vùng huyện lỵ An Nhơn được gọi là thị trấn Bình Định. Người địa phương nói gọn là Bình Định giống như Ðập Ðá, Gò Găng, người nghe hiểu là nói đến thị trấn Bình Định nằm trên quốc lộ 1, cách Qui nhơn chừng 20 km.
    Thị trấn Bình Định còn có tên gọi rất xưa là Gò Chàm. Chợ Bình Định (thị trấn) ngày nay vẫn thường được gọi là chợ Gò Chàm.
    ?oChợ Gò Chàm một tháng sáu phiên
    Ai thương ai thì hãy nhớ xuống lên cho đều...?
    Chữ Chàm đây có lẽ chỉ cho người Chàm, người Hời tức Chiêm Thành (ngày xưa người Chàm cũng họp chợ ở đây), hay chàm là loại cây dùng trong công nghệ nhuộm (màu chàm, sắc chàm) như trong câu Kiều:
    Trót vì tay đã nhúng chàm
    Dại rồi còn biết khôn làm sao đây!
    Bình định có nhiều địa danh như: Gò Găng, Gò Gai, Gò Sặc, Gò Dưa v.v... là gò có một loại cây mọc, nhưng tôi vẫn muốn nghĩ Gò Chàm là Gò Hời, Gò Chiêm Thành để đừng quên nơi đây có thành Bình Định mà tiền thân là thành Ðồ Bàn với một lịch sử hết sức bi hùng!
    Thị Nại, Qui Nhơn, Bồng Sơn, Ðồ Bàn, Gò Chàm, Bình Định... đọc lên nghe như vang dậy trong lòng những nhớ nhung dằn vặt khôn nguôi!
    Giai phẩm Xuân TÂY SƠN Mậu Dần 1988
  6. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Chùa Linh Phong - Bình Định


    Chùa Linh Phong, còn gọi là chùa Ông Núi, được xây dựng từ đời nhà Lê, cách nay khoảng ngót 700 năm. Chùa tọa lạc ở lưng chừng núi phía nam trong dãy núi Bà thuộc thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát.

    Cổng tam quan chùa Linh Phong

    Tương truyền, năm Nhâm Ngọ đời Hiếu Minh hoàng đế thứ 11, một ông sư người Trung Hoa, có pháp hiệu Thiện Trí Thiền Sư đến đây dựng am nhỏ gọi là Dũng Tuyền Tự (chùa suối). Ông ở ẩn trong núi, ngày đêm tụng kinh niệm Phật nên dân làng gọi sư là Ông Núi. Thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), chúa xuống chiếu cho làm lại chùa, đặt tên là Linh Phong Thiền Tự, ban pháp danh cho nhà sư khai sáng chùa là Tịnh Giáo Thiện Từ Đại lão Thiền sư. Nhà sư viên tịch vào thời Tây Sơn.
    Phong cảnh chùa Linh Phong thật kỳ vĩ. Thủa xưa, chùa nằm dưới rừng cây cổ thụ, tịch mịch thâm u. Cây sống lâu đời, có hình thù cổ quái và cao vút. Quanh chùa, đá mọc ngổn ngang. Hòn đứng sừng sững giữa trời. Hòn chen chúc cùng cây cối. Có những hòn tạo hình thành con cóc khổng lồ hoặc đôi trống mái đang âu yếm nhau. Lại có những hòn đá lớn nhẵn nhụi nằm rải rác như một đàn voi khổng lồ. Chùa cất ở lưng chừng nên sau chùa có núi cao ngất. Nguồn nước trong mát từ các mạch trên đỉnh núi chảy xuống, dẫn đến chùa bằng hai nhánh. Từ cổng chùa nhìn xuống chân núi, thấy làng mạc xanh tươi, nhà cửa quần tụ. Xa hơn nữa, một phần đầm Thị Nại hiện lấp lánh dưới ánh mặt trời.
    Ở sườn núi phía đông có một hang đá rộng ăn sâu vào lòng núi. Đó là nơi Ông Núi thường tu luyện. Đồn rằng trong hang có bàn đá, ghế đá và nhiều vật dụng đều bằng đá. Lại có 2 con cọp mun hiền lành của Thiền Sư để lại. Thỉnh thoảng cọp ra khỏi hang đi tìm trái cây ăn chứ không bắt heo bò của dân. Hang bỏ lâu đời, đường vào hang gai mọc lấp đầy nên bây giờ chẳng ai dám vào và cũng không thể vào được.
    Chùa Linh Phong đã mấy lần đón Đào Tấn từ quan về tu ở đấy. Trong "Bài ký chùa Linh Phong", Đào Tấn viết: "Những năm vua Kiến Phước, Hàm Nghi, Tấn tôi bỏ quan về núi này, chùa này, một năm ở chùa quá nửa?". Ông có ghi câu đối ở đây:
    Khói hoa một mớ trời dành sẵn
    Ao biển mười năm mộng trở về.


    Sau khi chùa được đặt tên Linh Phong Thiền Tự, chùa còn được vua ban câu đối:
    Bờ biển gặp duyên may, mưa pháp cùng trời thấm nhuần đất Phật;
    Núi Linh đọng khí tốt, mây lành khắp chốn che chở người đời.
    Năm thứ 3 Hiếu Võ Hoàng đế Nhà Tây Sơn, Ông Núi viên tịch, được sư sãi an táng trong ngôi tháp bên cạnh chùa. Tháp cũng có câu đối ca ngợi cảnh chùa và công đức nhà sư.
    Chùa Linh Phong đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa. Nhà nước cũng cho phép xây dựng lại chùa theo nguyện vọng của nhân dân. Ngày nay, chùa Linh Phong sừng sững mái son nổi bật trên nền cỏ cây xanh biếc với tượng Phật Bà ngự giữa tòa sen trước sân chùa. Hai tòa tháp an táng các nhà sư cũng được tu bổ lại. Ngày rằm, mồng một, sư sãi và đệ tử khắp nơi về chùa dâng hương lễ Phật. Tết và những ngày lễ lớn, ngày nghỉ, nhân dân nô nức chen chân về chùa Linh Phong vãn cảnh, tham quan. Chùa Linh Phong ngày nay trở thành một địa chỉ du lịch khá hấp dẫn của Bình Định.


  7. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    VÕ CỔ TRUYỀN
    ?oNgọc trản ngân đài
    Tả hữu tấn khai, hồi thập tự
    Uyển diệp liên ba đả sát túc, tọa hồi mai phục
    Tấn đả tam chiến thóai thủ nhị linh? ​
    Câu thơ trên sẽ không mang ý nghĩa gì nếu không được gắn vào các thế võ, và cũng chỉ những người luyện tập võ cổ truyền mới hiểu hết những gì đang ẩn dấu bên trong từng lời thơ. Đó là bốn câu đầu trong lời thiệu của bài quyền Ngọc Trản- một bài quyền của người Việt có từ xa xưa, và hiện đang được nhiều môn phái võ cổ truyền, trong đó có phái Bình Định gia sử dụng như một bài tập căn bản.

    Ngược dòng thời gian về những ngày đầu dựng nước, dân tộc Việt luôn phải học hỏi và tự rèn cho mình khả năng chiến đấu để tồn tại giữa môi trường thiên nhiên và chính trị đầy khắc nghiệt. Bên cạnh việc củng cố hành chính và quân sự, người Việt còn chú trọng tới khả năng chiến đấu cá nhân bằng tay không hoặc dùng binh khí, ở đây được hiểu chính là vỏ thuật. Có thể phân loại võ cổ truyền Việt Nam làm bốn nhóm chính: bao gồm nhóm các võ phái Bắc Hà, Bình Định, Nam Bộ và các võ phái gốc Trung Hoa. Nếu như Bắc Hà nổi tiếng với các môn vật cổ truyền thì ở dải đất miền Trung, võ Bình Định là một minh chứng cho quá trình tiếp thu tinh hoa võ học bên ngoài và phát triển theo phương thức đặc thù. Trong ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, thì người anh hùng áo vải của đất Tây Sơn- Nguyễn Huệ- được đời sau nhắc tới nhiều hơn cả với môn Nghiêm Thương, Tứ Môn Côn và Tứ Môn Kiếm- những môn võ sử dụng binh khí rất đặc thù. Tuy nhiên võ Bình Định không bó hẹp trong một vùng, một môn phái mà chia rộng thành nhiều chi phái như võ Tây Sơn hay còn gọi là Roi Thuận truyền, nổi danh với võ sư Hồ Ngạnh, sau này đã trở thành thầy võ của triều đình nhà Nguyễn. Bên cạnh đó còn các chi phái khác như võ phái An Thái, An Vinh, Tây Sơn nhạn, võ nhà chùa, Thanh Long võ đạo, Sa Long cương? Hầu như bất kỳ ai khi nói tới miền đất này đều biết tới hình ảnh của cô gái Bình Định múa roi, đi quyền mà niềm tự hào của họ chính là nữ tướng Búi Thị Xuân nổi tiếng với môn Tam Bộ Tuyết hoa Song kiếm và Song phượng kiếm.
    Ngày nay, các võ đường của võ Bình Định mở trên khắp cả nước, trong đó Bình Định gia là môn võ cổ truyền chính thức được công nhận tại khu vực phía Bắc. Giới võ thuật miền Bắc biết tới lão võ sư Trần Hưng Quang với chức danh trưởng môn phái, song ít ai biết là ở tuổi 75, ông vẫn đang trực tiếp chỉ dạy các lớp học trò trên võ đường tại khu Thanh Xuân Bắc- Hà Nội. Hơn 30.000 môn sinh đã thụ nghiệp, luyện tập và cống hiến cho cuộc đời với 5 điều môn quy thấm nhuần tính thiện: ?oMột lòng kính thầy trọng đạo, coi đồng môn như ruột thịt??.
    Hơn 2.000 năm qua, người Việt Nam đã hấp thu được nét tinh túy trong nền võ học lừng danh thế giới của Trung Hoa và Tây Tạng. Tại Việt Nam, các môn phái võ Trung Hoa đã được tiếp nhận, song song tồn tại và cùng tương tác với nền võ học bản địa. Khó có thể nói một cách rõ ràng, môn võ nào còn giữ nguyên vẹn hình thể gốc gác ban đầu, bởi ?ophát triển? tất yếu gắn liền với ?obiến đổi?. Người Việt đã biết cách giản lược và chế tác thêm vào những đường nét võ của riêng mình cho phù hợp với thể trạng và tâm lý dân tộc. Nếu như những môn võ gốc Trung Hoa hoặc chuyên về dương cương, sử dụng sức mạnh, hoặc thuần về âm nhu, thiên về sự mềm mại, thì khi vào tới Việt Nam, đều được trung hòa theo chiều hướng thuần hậu, lấy chế ngự đối thủ làm mục đích, dùng trí thay cho dùng lực. Minh chứng cho vấn đề này là môn phái Vovinam, vốn được sáng lập bởi cố võ sư Nguyễn Lộc vào những năm 30 và chính thức ra mắt vào năm 1939. Đây là một hệ thống các chiêu thức sáng tạo từ vật kết hợp cùng võ cổ truyền, chú trọng các đòn thế căn bản như tấn, quyền, cước, chém, gạt? Trong giai đoạn 1960-1975, Vovinam đã được truyền bá khắp đất nước, đặc biệt tại miền Nam.

    Điều đặc biệt nhất trong các bài võ cổ truyền Việt Nam là các bài thiệu viết bằng chữ Nôm gắn liền với từng đường nét võ. Đây là điểm khác biệt căn bản so với võ du nhập từ nước ngoài, bởi võ Trung Quốc hoặc Tây Tạng không có lời thiệu bằng thơ, mà chỉ có tên đòn thế, chiêu thức.
    Về chiều sâu, võ học dựa trên căn bản nguyên lý triết học phương Đông như âm dương, bát quái, ngũ hành? để phát triển lý thuyết nội ngoại công. Tương tự như Trung Hoa, nhiều môn phái võ cổ Việt Nam thường sử dụng hình tượng của các loài thú để xây dựng quyền pháp. Từ những bước nhảy, bắt mồi, vồ dũng mãnh của hổ, từ sự nhanh nhẹn của loài khỉ, từ các cú mổ của mãng xà? võ cổ truyền đã cho ra đời môn Hổ quyền, Hầu quyền, Xà quyền? Những ai học Thiếu lâm tất sẽ biết Ngũ hình quyền là hệ thống các bài quyền long, hổ, báo, xà, hạc? song bên cạnh đó, võ Nhất Nam do võ sư trưởng môn phái Ngô Xuân Bính lập nên năm 1983 lại thiên về các đường quyền lắt léo của loài trăn. Môn võ này có phương châm là né tránh, đánh nhanh, đòn hiểm và hiệu quả cao. Thời cực thịnh của Nhất nam đã từng có hơn 5.000 môn sinh trên cả nước, song hiện giờ phong trào không còn được phát triển như xưa.
    Việc gia nhập một môn võ phái cổ truyền nay không còn khó khăn như xưa. Trước kia, chúng ta thường nghe chuyện môn đồ xuất gia, tu hành trên núi cao, rừng sâu, và phải từ bỏ mọi vòng danh lợi?Giờ đây thanh thiếu niên có thể lựa chọn dễ dàng một môn phái nào đó và tập luyện ngay tại các trung tâm thể thao, câu lạc bộ. Vấn đề ở đây không phải là tập môn gì, bởi tất cả môn võ cổ truyền đều tập trung tại chữ tâm- đó là quay lại tính thiện căn bản của mỗi người. Vấn đề chính nằm ở chỗ: Bạn sẽ làm gì với gia tài võ học quý giá mà bao thế hệ đi trước đã lưu truyền tới ngày nay.

  8. vinahack

    vinahack Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Tặng các bạn và những ai từng là học sinh của trường Quốc học Quy Nhơn
    Trường Quốc học Quy Nhơn
    HỮU VINH​

    Trước tháng 8 năm 1945, khu vực miền Trung chỉ có ba trường công lập mang tên Quốc học. Đó là trường Quốc học Huế, Quốc học Vinh và Quốc học Quy Nhơn. Trường Quốc học Quy Nhơn còn có tên gọi là Collège de Quy Nhơn được thành lập từ năm 1921. Trước đó (1920), là trường Pháp-Việt Quy Nhơn đóng tại trường Nữ học cũ (nay là trường Tiểu học Lê Lợi), niên khóa 1921-1922 mở thêm một lớp Đệ nhất niên. Tuy vậy, năm học sau lớp Đệ nhất này ai lên được lớp trên phải ra trường Quốc học Huế học tiếp lớp Đệ nhị niên.
    Đến niên khóa 1924-1925 trường chuyển lên trường mới, lấy tên mới là trường Collège de Quy Nhơn (nay là khu vực trường Tiểu học Lê Hồng Phong). Khuôn viên trường khá rộng, nằm ở ngã ba Công Quán-Collège-Ga xe lửa Quy Nhơn, nay là phía nam đường Lý Thường Kiệt và phía bắc đường Nguyễn Công Trứ. Trước mặt trường là Đại lộ O-Đân-Đan. Niên khóa 1926-1927 trường hoàn chỉnh cấp Cao đẳng Tiểu học và có đủ 10 lớp từ lớp năm (lớp một bây giờ) lên lớp đệ tứ. Đây là trường duy nhất ở Trung-Nam Trung bộ chia ba cấp học toàn bằng tiếng Pháp. Sơ học yếu lược gồm 3 lớp (lớp năm, lớp tư, lớp ba); Tiểu học gồm 3 lớp (lớp nhì đệ nhất, lớp nhì đệ nhị, lớp nhất); Cao đẳng tiểu học gồm 4 lớp (đệ nhất niên, đệ nhị niên, đệ tam niên và đệ tứ niên). Học sinh học hết đệ tứ niên phải thi tốt nghiệp, gọi là Cao đẳng Tiểu học (bằng Thành Chung hay Diplome). Bộ phận đồng ấu của trường được bố trí học ở địa điểm nay là Sở Giáo Dục (đường Trần Phú), do vậy, ngày nay vẫn giữ mối quan hệ lịch sử giữa 3 trường: Quốc học Quy Nhơn - Trung học cơ sở Lê Hồng Phong - Tiểu học Lê Hồng Phong.
    Các thầy, cô giáo dạy trường Collège de Quy Nhơn có người Pháp, người Việt, và học trò cũng vậy, lại thêm học sinh người dân tộc thiểu số. Trong trường có khu nội trú, sân vận động, xưởng mộc, phòng thí nghiệm, bệnh xá, thư viện... Trường có khoảng 400 học sinh, chủ yếu người ở các địa phương từ Đà Nẵng đến Phan Thiết và các tỉnh Tây Nguyên.
    Là ngôi trường do Pháp lập ra, nhằm đào tạo học sinh ra trường phục vụ cho chế độ thực dân phong kiến, nhưng phần lớn học trò Collège Quy Nhơn lại là những trí thức yêu nước, căm ghét thực dân Pháp. Vì trong bộ phận giáo viên người Việt nhiều người có tinh thần yêu nước tiến bộ, đã truyền cho học trò của mình lòng yêu nước, yêu dân tộc. Vì vậy, trong thời gian từ năm 1925-1930, trong nhà trường đã nổ ra các phong trào yêu nước như đấu tranh đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, tổ chức lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh, bãi khóa phản ứng giáo viên người Pháp có ý khinh miệt người Việt Nam?
    Sau tháng 8 năm 1945, trường Quốc học Quy Nhơn chuyển sang một giai đoạn mới. Năm học 1945-1946 trường khai giảng năm học đầu tiên dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, trường phải dời về thôn An Lương, xã Mỹ Chánh (Phù Mỹ), mấy năm sau lại chuyển lên xã Nhơn Phong (An Nhơn) và đổi lại tên là trường Trung học Nguyễn Huệ. Năm học 1950-1951 trường được tách ra làm hai: trường Nguyễn Huệ Nam và Nguyễn Huệ Bắc (Bồng Sơn) và còn tiếp tục dời chuyển theo cuộc kháng chiến. Vào giữa năm học cuối cùng (1954-1955) một số đông giáo viên và học sinh trường Nguyễn Huệ Nam và Bắc đi tập kết ra miền Bắc.
    Năm 1955, Mỹ-Diệm tiếp quản miền Nam mở lại trường học. Trên nền trường Quốc học Quy Nhơn cũ (Collège) đã bị lấn chiếm thu hẹp quá nửa, một ngôi trường được xây dựng lên mang tên Trung học Cường Để Quy Nhơn (khu vực trường Lê Hồng Phong cấp I và II ngày nay). Năm 1958, trường Trung học Cường Để mở thêm cấp 3, trường được xây dựng trên khu vực số 9 Trần Phú ngày nay, dạy từ lớp 9 trở lên.
    Năm 1975, trường Trung học Cường Để Quy Nhơn đổi tên là trường cấp III Quang Trung, rồi Trung học Quang Trung. Đầu niên học 1991-1992, trường được phép mang tên Quốc học Quy Nhơn.
    Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ, các chương trình dạy theo ý đồ của thực dân Pháp, nhưng trường Quốc học Quy Nhơn đã sản sinh ra nhiều nhà trí thức, yêu nước. Không thể ghi hết những thế hệ học trò được học dưới ngôi trường này đã bay cao, bay xa trên nhiều lĩnh vực cuộc sống.
    Có thể nói, không phải ngẫu nhiên mà từ năm 1921, đất Quy Nhơn được chọn để tạo dựng ra trường Quốc học. Dưới thời phong kiến, Bình Định đã có trường Thi Hương với bao lớp sĩ tử lều chõng về đây. Lập ra trường Quốc học Quy Nhơn thực dân Pháp có ý đồ riêng, nhưng thầy trò Việt Nam đã biết phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc để hành động.
    Ngày nay, phát huy truyền thống, trường Quốc học Quy Nhơn tiếp tục phát triển để cho ra "lò" những thế hệ học trò có chất lượng kiến thức, đạo đức tốt, để sau này phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước.

    Hữu Vinh
  9. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Cướp heo quay

    TTCN - Đất võ Bình Định từ xưa có một làng võ nổi tiếng gọi là làng An Thái. Trước đây ngày rằm tháng bảy, người dân huyện An Nhơn đổ về làng để dự lễ Vu lan, xem hát bội và những cuộc đấu võ độc đáo gọi là hội Đổ giàn...
    ?oĐồn rằng An Thái, chùa Bà
    Làm chay, hát bội đông đà quá đông
    Đàn bà cho chí đàn ông,
    Xem xong ba Ngọ, lại trông Đổ giàn?​
    Ông Hứa Thiện, người gốc Hoa kiều, hiện là hội viên Chi hội Nhiếp ảnh Bình Định đang sống tại TP Qui Nhơn kể: cụ thân sinh ra ông đã từng được dân làng bầu chức ?otào kê?, nhiệm kỳ ba năm, chuyên trông coi việc tổ chức hội Đổ giàn và thu nhận tiền, phẩm vật cúng tế. Theo ông, hồi ấy hội Đổ giàn không tổ chức vào một thời gian nhất định nào. Có thể hai năm hoặc ba năm một lần.
    Có lúc hội Đổ giàn được tổ chức vào rằm tháng bảy, nhưng cũng có lúc vào mồng năm tháng năm (Tết Đoan ngọ)... Năm bị thiên tai, hạn hán, mất mùa, dịch họa xảy ra liên tục thì tổ chức hội Đổ giàn vào năm ấy. Mục đích ban đầu của hội là cầu mưa thuận gió hòa, cầu phúc lộc cho dân làng. Nhưng sức hấp dẫn của hội không phải chỉ ở chỗ làm chay, hát bội?.
    An Thái là làng võ từng sản sinh ra những bậc võ nhân kiệt xuất của Bình Định. Địa danh ?olàng An Thái? nay chỉ còn trong ký ức và sách sử, là thôn Mỹ Thạnh thuộc xã Nhơn Phúc (An Nhơn). Tuy vậy, người Bình Định vẫn lưu truyền câu ca về tài võ nghệ của các làng võ ở An Nhơn như: ?oTrai An Thái, gái An Vinh?; hoặc ?oRoi Thuận Truyền, quyền An Thái?; ?oAi về Bình Định mà coi, Con gái Bình Định múa roi đi quyền...?.

    Do đó, không cuộc vui nào hấp dẫn và cuốn hút đông người tham gia như hội ?oxô cổ? (người Việt gọi là xô giàn, về sau gọi thành Đổ giàn - theo Quách Tấn, Quách Giao, Võ Nhân Bình Định).
    Theo một số tư liệu khác thì hội Đổ giàn tổ chức chu kỳ bốn năm một lần, nhằm vào các năm Tỵ, Dậu, Sửu... Địa điểm Đổ giàn tổ chức luân phiên tại các chùa Bà, chùa Hội Quán, Gò âm hồn và sau này được dời ra bãi cát sông Côn.
    Sau hai ngày cúng tế và hát bội, đến ngày thứ ba thì bắt đầu cúng chẩn và Đổ giàn. Lễ vật gồm có lá cờ phướn ghi bôn chữ: phúc, đức, thần, tài cùng một heo quay nguyên con, bánh trái và gạo muối. Điều đặc biệt là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng này đã dần dần biến thành nơi thể hiện tinh thần thượng võ giữa các làng võ trong vùng. Người ta lập một sân khấu ngoài trời làm bằng gỗ hoặc tre khá chắc chắn, cao 5m. Trên giàn có người chủ trò và một đội võ sĩ bảo vệ.
    Trà trộn trong đám đông người đi xem có nhiều vệ sĩ thuộc các võ đường nổi tiếng như: An Thái, An Vinh, Suối Bèo, Trường Định, Hòa Phong..., họ được phân công, tổ chức phòng thủ chặt chẽ, còn các võ sư thì ẩn trong các quán ăn gần đó để chờ đợi kết quả tỉ thí giữa các đệ tử của mình. Khoảng 3g chiều ngày thứ ba, sau ba hồi chiêng trống nổi lên báo hiệu lễ cúng kết thúc. Bất thần, người chủ trò chặt đứt dây neo giàn và xô đổ con heo quay và các lễ vật cúng tế rơi xuống đất...
    Các võ sĩ tài nghệ cao, phi thân lên giàn tìm cách cướp lấy con heo quay. Sau khi cướp được lễ vật, họ liền vác heo lao ra khỏi đám đông, cố hết sức mang con heo quay về địa điểm an toàn đã định. Tất nhiên, mỗi nhóm tranh tài đều đã có phân công người bảo vệ, cản ngăn những đối thủ lợi hại khác có thể giật lại heo trên vai.
    Trong cuộc tranh tài này, các võ sĩ dùng tất cả ngón võ, chiến thuật khôn ngoan để giành chiến thắng về mình. Rất nhiều lần hội Đổ giàn đã để lại ?onợ nần? giữa các phái võ trong vùng, thậm chí cả những lò võ ở tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa. Hội Đổ giàn không phải chỉ một mình Bình Định có nhưng hội Đổ giàn của An Thái bao giờ cũng thu hút người tham dự đông nhất và ?ocon heo quay? của An Thái cũng được xem trọng nhất.
    Theo tục lệ, heo quay chiến lợi phẩm sẽ được đem xẻ ra để khao chung cho tất cả những võ sĩ cùng có mặt trong cuộc tranh tài. Những võ sĩ hay làng võ có người giành chiến thắng được mọi người hoan nghênh và nể trọng. Họ tin rằng năm ấy sẽ gặp hên vì được lộc của thần. Thường thì những lò võ ở An Thái và huyện Bình Khê nhiều tay võ sĩ có ?onghề tranh heo?. Ý nghĩa của cuộc tranh tài này không nằm trong giá trị vật chất của món quà giành được mà ở giá trị tinh thần, được thể hiện qua tài nghệ của những người dự cuộc với chỗ đứng danh dự trong làng võ. Võ đường nào không cướp được heo thì tiếp tục cho môn sinh luyện tập để chờ dịp khác thi thố tài năng.
    Do hoàn cảnh chiến tranh, tục Đổ giàn đã bị bãi bỏ vài chục năm nay. Khoảng giữa năm 2004, Sở Văn hóa thông tin Bình Định đã đề xuất với UBND tỉnh cho phép lập phương án nghiên cứu, tìm hiểu nhằm khôi phục lê hội độc đáo mang tinh thần thượng võ này.
  10. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Nón Gò Găng
    Anh về Bình Định ba ngày
    Dặn mua chiếc nón lá dày không mua

    Nón bài thơ đặc sản Huế nón Gò Găng ở Bình Định còn gọi là nón ngựa làm bằng vành tre cật, chuốt nhỏ như tăm, đan thành ba lớp mê sườn; bên ngoài phủ lớp lá kè non, chằm bằng những đường chỉ tàu trắng muốt và đều đặn. Trên đỉnh chóp được gắn chụp bạc hoặc đồi mồi có chạm trổ long-lân-qui-phụng. Quai nón được làm bằng lụa xanh hoặc đỏ, bản rộng và đều người ta chằm một chiếc nón ngựa phải mất cả tháng trời dày công nhọc sức. Vì vậy giá thành rất đắt, nó chỉ dành cho những người cao sang quyền quí, những chức sắc quan lại của triều đình. Dần dần theo nhu cầu của giới bình dân, nón ngựa được cải biên thành ngựa đơn rồi nón buôn, nón chũm, rẻ hơn nhiều. Các loại này đều không có chụp bạc, nó được thay bằng những tua ngũ sắc ở chóp nón cho đẹp. Ở các vùng làm nón, ngày cưới, nhà giàu rước dâu bằng kiệu, chàng rể thì đội nón đi ngựa; còn những nhà nghèo cũng ráng sắm đôi nón ngựa cho cô dâu chú rể đội đi trong ngày cưới. Vậy nên có câu ca dao:
    Cưới nàng đôi nón Gò Găng
    Xấp lãnh An Thái, một khăn trầu nguồn

    Ngày nay các cô gái làm nón hầu như không còn giữ được phương pháp làm nón ngựa nữa. Họ quen với công đoạn nhanh, giản tiện và dễ tiêu thụ của chiếc nón trắng mảnh mai - một sản phẩm của quá trình cải cách lâu dài. Để làm loại nón này phải qua nhiều công đoạn. Vấn sườn, lợp lá, chèn lá, chằm và nức. Việc làm lá đòi hỏi nhiều tính tỉ mỉ và kinh nghiệm lâu năm
    Nghề nón là thuộc thị trấn Gò Găng, Nhơn Thành - An Nhơn. Nơi đây có một chợ nón lớn họp thường ngày từ 3-4 giờ sáng. Cứ hết một đợt làm được 25-30 chiếc thì bà con các vùng phụ cận lại mang nón đến bán và mua sắm vật liệu cho đợt sau. Mỗi tháng Gò Găng có thể cung cấp cho cả nước 50.000 chiếc nón. Gần đây nón Gò Găng còn được xuất khẩu sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia dưới dạng cải biên cho hợp với xứ người. Như vậy, từ vùng núi cao nguyên mưa nguồn gió dữ cho đến các miệt vườn miền Nam
    Nhớ nón Gò Găng
    Vầng trăng đập đá
    Sông dài sóng cả
    Người quân tử,
    Khăn điều vắt vai..

    Đời sống văn minh, phát triển nhưng nón lá Việt nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó. Ở bất cứ nơi đâu, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng mênh mông, dọc theo sông dài biển cả, đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay.
    Trích từ nguồn chimviet.free.fr

Chia sẻ trang này