1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Hìhì, thú thật là tớ rất ẹ về lịch Sử, chỉ nhìn rồi suy luận thôi.
    Tớ hoàn toàn mù tịt về núi Ngũ Lĩnh...
    Vào thời 7 nước bên Trung Quốc, mỗi nước đều có thứ tiếng và phong tục riêng, do đó từ dân tộc Hán chắc là chưa xuất hiện vào lúc đó. Nói đúng ra theo tôi, Tần Thủy Hoàng chiếm sáu nước còn lại chứ không phải là thống nhất Trung Quốc. Sau đó thì đốt sách giết học trò là một cách để đồng hoá các dân tộc ở 6 nước đó. Hoàn toàn không có chuyện từ có sẵn một nước Trung Quốc rồi Tần Thủy Hoàng thống nhất lại. Do đó, tôi tin chắc từ dân tộc Hán chắc chắn là chưa có trước Tần Thủy Hoàng. Và điều ai cũng biết là khởi nguồn tộc Hoa ở miền Bắc Trung Quốc bây giờ. Mọi chuyện thời kỳ đó chủ yếu diễn ra ở lưa vực sông Hoàng Hà và phía Bắc Trường Giang.
    Nước Sở bao gồm từ Động Đình Hồ tới vài tỉnh miền Nam Trung Quốc bây giờ ở bên kia sông Trường GIang, điều tôi tin chắc là nước Sở khác biệt với 6 nước còn lại. Đã có chuyện Hán Sở tranh hùng thì chắc chắn Sở không phải là tộc Hán.
    Nếu nói trong 7 nước kể trên rõ ràng nước Sở gần với các dân tộc ở miền Nam Trung Quốc bây giờ nhất.
    Sử Trung Quốc gọi chung là Bách Việt chắc chắn cũng có lý do. Tôi tin chắc từ Việt không phải do người Hán đạt ra. Bách là ngôn từ chỉ chung chung.
    Sau Tần Thủy Hoàng thì Sở và Hán tranh hùng. Hán thắng làm ra nhà Hán, từ tộc Hán theo tôi có từ đây.
    Như các bác đã nói, Triệu Đà là một viên tướng của Tần Thủy Hoàng đi đánh các bộ tộc ở miền Nam. Triệu Đà lập ra nước Nam Hải. Sau khi đánh An Dương Vương thì hợp hai nước lại thành nước Nam Việt. Nước Nam Hải+nước Việt= Nam Việt. Do đó, tôi tin chắc chắn chữ 'Việt" đã có từ trước đó.
    Rồi mọi chuyện sau đã rõ.
    Triệu Đà là vua của Việt Nam đấy, dù vương quốc của ông ta không còn nguyên vẹn, mà dù ông ta có là người Hán đi chăng nữa chuyện đó không quan trọng. Chỉ cần có tấm lòng phục vụ cho nơi đó thì xứng đáng làm vua. Thừa Tướng Lữ Gia chính là quan vào cuối đời Triệu đấy thôi.
    Nói tóm lại. loài người tồn tạo song song, chẳng có ai là văn minh phong kiến trước ai cả.
    Vài suy nghĩ rất mong được chỉ giáo thêm.
    [red]
    IN METAL WE TRUST
  2. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Hìhì, thú thật là tớ rất ẹ về lịch Sử, chỉ nhìn rồi suy luận thôi.
    Tớ hoàn toàn mù tịt về núi Ngũ Lĩnh...
    Vào thời 7 nước bên Trung Quốc, mỗi nước đều có thứ tiếng và phong tục riêng, do đó từ dân tộc Hán chắc là chưa xuất hiện vào lúc đó. Nói đúng ra theo tôi, Tần Thủy Hoàng chiếm sáu nước còn lại chứ không phải là thống nhất Trung Quốc. Sau đó thì đốt sách giết học trò là một cách để đồng hoá các dân tộc ở 6 nước đó. Hoàn toàn không có chuyện từ có sẵn một nước Trung Quốc rồi Tần Thủy Hoàng thống nhất lại. Do đó, tôi tin chắc từ dân tộc Hán chắc chắn là chưa có trước Tần Thủy Hoàng. Và điều ai cũng biết là khởi nguồn tộc Hoa ở miền Bắc Trung Quốc bây giờ. Mọi chuyện thời kỳ đó chủ yếu diễn ra ở lưa vực sông Hoàng Hà và phía Bắc Trường Giang.
    Nước Sở bao gồm từ Động Đình Hồ tới vài tỉnh miền Nam Trung Quốc bây giờ ở bên kia sông Trường GIang, điều tôi tin chắc là nước Sở khác biệt với 6 nước còn lại. Đã có chuyện Hán Sở tranh hùng thì chắc chắn Sở không phải là tộc Hán.
    Nếu nói trong 7 nước kể trên rõ ràng nước Sở gần với các dân tộc ở miền Nam Trung Quốc bây giờ nhất.
    Sử Trung Quốc gọi chung là Bách Việt chắc chắn cũng có lý do. Tôi tin chắc từ Việt không phải do người Hán đạt ra. Bách là ngôn từ chỉ chung chung.
    Sau Tần Thủy Hoàng thì Sở và Hán tranh hùng. Hán thắng làm ra nhà Hán, từ tộc Hán theo tôi có từ đây.
    Như các bác đã nói, Triệu Đà là một viên tướng của Tần Thủy Hoàng đi đánh các bộ tộc ở miền Nam. Triệu Đà lập ra nước Nam Hải. Sau khi đánh An Dương Vương thì hợp hai nước lại thành nước Nam Việt. Nước Nam Hải+nước Việt= Nam Việt. Do đó, tôi tin chắc chắn chữ 'Việt" đã có từ trước đó.
    Rồi mọi chuyện sau đã rõ.
    Triệu Đà là vua của Việt Nam đấy, dù vương quốc của ông ta không còn nguyên vẹn, mà dù ông ta có là người Hán đi chăng nữa chuyện đó không quan trọng. Chỉ cần có tấm lòng phục vụ cho nơi đó thì xứng đáng làm vua. Thừa Tướng Lữ Gia chính là quan vào cuối đời Triệu đấy thôi.
    Nói tóm lại. loài người tồn tạo song song, chẳng có ai là văn minh phong kiến trước ai cả.
    Vài suy nghĩ rất mong được chỉ giáo thêm.
    [red]
    IN METAL WE TRUST
  3. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Dân tộc Việt ta không phải là dân bộ lạc Văn Lang hay Âu Lạc đơn thuần mà là sự tích hợp của các tộc người trong khu vực Đông Nam Á. Văn Lang + Âu Lạc + Hán + Chămpa + Indonesia + Malaysia + Ấn độ + Pháp + Mỹ = Con người Việt Nam hiện tại.
    ----
    Úi giời ơi, bác cuk ơi. Thế hoá ra Ấn độ, Pháp với Mỹ đều ở Đông Nam Á hở bác. Quái lạ, chẳng lẽ cái đám con lai Tây, lai Mỹ nó nhiều lắm hay sao mà bác lại đưa nó vào thành phân dân tộc VN đấy bác. Thế nếu kể cho đầy đủ thì bác phải kể thêm 53 dân tộc thiểu số anh em nữa chớ.
    Bác bảo, cuối Tần chỉ còn mỗi nước Âu Lạc và vua An Dương Vương là vua đầu tiên của nước Việt thì cũng không chính xác. Đâu phải vào thời cuối Tần chỉ còn nước Âu Lạc mà còn cả đống nước Việt khác như Mân Việt, Đông Việt...và cả nước Nam Việt (thừa kế đất đai Âu Lạc và một số vùng đất khác). Quá trình đồng hoá và sát nhập Bách Việt được bắt đầu bởi Tần Thủy Hoàng nhưng phải đến Hán Vũ đế (vị vua thứ 5, 6 nhà Hán) thì mới tạm coi là hoàn tất (ít nhất cũng về mặt hành chính).
    Trước Âu Lạc còn có Văn Lang thì làm sao lại coi An Dương Vương là vị vua đầu tiên của người Việt được. Người Việt ta từ xưa đến nay vẫn xem Hùng Vương là vị vua đầu tiên của dân tộc. Mà mấy cái bộ lạc Trâu, Gà...của bác tớ nghe lạ tai quá, cứ tưởng là tên của mấy bộ lạc da đỏ Mỹ. Trong sách sử tớ chỉ thấy nêu tên 15 bộ lạc trong nước Văn Lang, tên nghe hay lắm chẳng thấy giống gì mấy cái tên của bác cả.
    ---
    Bác abandon ơi
    Dân tộc Hán ban đầu sinh sống ở thượng lưu sông Hoàng Hà, sau mới mở rộng ra các vùng khác. Các bác đọc Đông Chu hẳn thấy người Hán phân biệt rất rõ giữa các đất do vua Chu phong (chư hầu) và các dân tộc ngoại di (Khuyển Nhung, Địch...). Thời Chiến quốc, dân 7 nước đã có chung một thứ tiếng, đọc được chung một thứ văn tự, giao thông, buôn bán giữa các nước tấp nập,cùng tôn thờ một thiên tử sao lại nói là chưa có một dân tộc Hán? Các nước trong Chiến quốc đều có nguồn gốc từ thời nhà Chu mới dựng nước, tất nhiên đến thời Chiến quốc, cương vực dân tộc Hán đã được mở rộng rất nhiều, điển hình là việc Hán hoá các nước ở lưu vực sông Trường Giang như Sở, Ngô, Việt...
    Đến đời Tần Thủy Hoàng, nước Trung Hoa chuyển từ chế độ phong kiến phân quyền sang phong kiến tập quyền, từ một quốc gia theo kiểu liên minh bộ lạc lỏng lẻo trở thành một đế chế thống nhất. Nhưng như vậy không có nghĩa là không có dân tộc Hán trước Tần.
    Hơ hơ, còn Hán Sở tranh hùng thì là chuyện Sở vương Hạng Vũ, Hán Vương Lưu Bang uýnh nhau có liên quan gì đến chuyện nước Sở là Hán hay Việt đâu. Thực ra nước Sở ban đầu chỉ là một nước rất nhỏ của người Hán ở miền biên viễn, giáp đất dân tộc Việt (tổ nước Sở chỉ được phong tước Tử là tước hiệu thấp nhất trong các chư hầu, đất đai không quá trăm dặm- theo Đông Chu) nhưng nước Sở dần dần mạnh lên, cướp đất và đồng hoá dần dân Việt để trở thành một nước lớn mạnh. Trong quá trình này, diễn ra sự giao thoa văn hoá Việt Hán nên ban đầu nước Sở bị Việt hoá (phong tục nước Sở rất khác các nước Trung Nguyên nên bị các nước này xem là mọi rợ). Nhưng đến đời Sở Thành vương, nước Sở bắt đầu ngoảnh mặt vào Trung Nguyên tranh bá thì lại diễn ra sự giao thoa văn hoá rộng rãi giữa Sở và các nước Trung Nguyên -> nước Sở lại Hán hoá mạnh mẽ. Đến đời Chiến quốc thì về cơ bản, nước Sở đã là nước của người Hán chứ không phải của người Việt. Quá trình này cũng diễn ra tương tự với các nước Ngô, Việt nhưng chậm hơn.
    Nói chung, từ Việt được người Hán gọi chung cho các tộc người ở phía Nam sông Trường Giang (cũng như họ gọi các tộc người phía Bắc là Hồ, là Hung Nô, phía Tây là Khương, là Nhung, phía Đông là Liêu). Bách tiếng Hán là một trăm để chỉ chung các bộ tộc này. Về nguồn gốc từ Việt có nhiều cách giải thích khác nhau. Có một cách giải thích là từ Việt chỉ Rìu là vũ khí và công cụ lao động phổ biến của các tộc người này (từ phủ việt tiếng Hán nghĩa là rìu búa).
    Cái câu cuối Abandon nói lạ quá " Nói tóm lại. loài người tồn tạo song song, chẳng có ai là văn minh phong kiến trước ai cả."
    Thứ nhất thế nào là loài người tồn tại song song: Nếu nói về mặt lãnh thổ thì người ta nói loài người có nguồn gốc bắt đầu ở Đông Phi sau đó mới di cư tới các vùng khác nhau. Chẳng hạn thổ dân châu Mỹ là dân Mongloid châu Á di cư làm sao lại tồn tại song song với người Ai Cập cổ được.
    Thứ hai, sao lại chẳng có ai là văn minh phong kiến trước ai cả?
    Các vương quốc của người Ai Cập có từ 5-6000 năm trước, nhà Thương ở Trung Quốc (không tính nhà Hạ vì không có nhiều di tích chứng tỏ sự hiện diện của triều đại này) cũng ra đời từ khoảng 3-4000 năm rồi trong khi cái cụ An Dương Vương nhà ta mới chỉ sống vào khoảng 200 năm TCN, còn VN phải đến thời ĐInh Bộ Lĩnh mới thực sự bước vào thời kỳ phong kiến. Thế chẳng lẽ nhân loại cùng bước chân như nhau à, kiểu như chú bộ đội một hai ba ta cùng tiến sao?

    Rút gươm chặt nước, nước cứ chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng đầy
  4. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Dân tộc Việt ta không phải là dân bộ lạc Văn Lang hay Âu Lạc đơn thuần mà là sự tích hợp của các tộc người trong khu vực Đông Nam Á. Văn Lang + Âu Lạc + Hán + Chămpa + Indonesia + Malaysia + Ấn độ + Pháp + Mỹ = Con người Việt Nam hiện tại.
    ----
    Úi giời ơi, bác cuk ơi. Thế hoá ra Ấn độ, Pháp với Mỹ đều ở Đông Nam Á hở bác. Quái lạ, chẳng lẽ cái đám con lai Tây, lai Mỹ nó nhiều lắm hay sao mà bác lại đưa nó vào thành phân dân tộc VN đấy bác. Thế nếu kể cho đầy đủ thì bác phải kể thêm 53 dân tộc thiểu số anh em nữa chớ.
    Bác bảo, cuối Tần chỉ còn mỗi nước Âu Lạc và vua An Dương Vương là vua đầu tiên của nước Việt thì cũng không chính xác. Đâu phải vào thời cuối Tần chỉ còn nước Âu Lạc mà còn cả đống nước Việt khác như Mân Việt, Đông Việt...và cả nước Nam Việt (thừa kế đất đai Âu Lạc và một số vùng đất khác). Quá trình đồng hoá và sát nhập Bách Việt được bắt đầu bởi Tần Thủy Hoàng nhưng phải đến Hán Vũ đế (vị vua thứ 5, 6 nhà Hán) thì mới tạm coi là hoàn tất (ít nhất cũng về mặt hành chính).
    Trước Âu Lạc còn có Văn Lang thì làm sao lại coi An Dương Vương là vị vua đầu tiên của người Việt được. Người Việt ta từ xưa đến nay vẫn xem Hùng Vương là vị vua đầu tiên của dân tộc. Mà mấy cái bộ lạc Trâu, Gà...của bác tớ nghe lạ tai quá, cứ tưởng là tên của mấy bộ lạc da đỏ Mỹ. Trong sách sử tớ chỉ thấy nêu tên 15 bộ lạc trong nước Văn Lang, tên nghe hay lắm chẳng thấy giống gì mấy cái tên của bác cả.
    ---
    Bác abandon ơi
    Dân tộc Hán ban đầu sinh sống ở thượng lưu sông Hoàng Hà, sau mới mở rộng ra các vùng khác. Các bác đọc Đông Chu hẳn thấy người Hán phân biệt rất rõ giữa các đất do vua Chu phong (chư hầu) và các dân tộc ngoại di (Khuyển Nhung, Địch...). Thời Chiến quốc, dân 7 nước đã có chung một thứ tiếng, đọc được chung một thứ văn tự, giao thông, buôn bán giữa các nước tấp nập,cùng tôn thờ một thiên tử sao lại nói là chưa có một dân tộc Hán? Các nước trong Chiến quốc đều có nguồn gốc từ thời nhà Chu mới dựng nước, tất nhiên đến thời Chiến quốc, cương vực dân tộc Hán đã được mở rộng rất nhiều, điển hình là việc Hán hoá các nước ở lưu vực sông Trường Giang như Sở, Ngô, Việt...
    Đến đời Tần Thủy Hoàng, nước Trung Hoa chuyển từ chế độ phong kiến phân quyền sang phong kiến tập quyền, từ một quốc gia theo kiểu liên minh bộ lạc lỏng lẻo trở thành một đế chế thống nhất. Nhưng như vậy không có nghĩa là không có dân tộc Hán trước Tần.
    Hơ hơ, còn Hán Sở tranh hùng thì là chuyện Sở vương Hạng Vũ, Hán Vương Lưu Bang uýnh nhau có liên quan gì đến chuyện nước Sở là Hán hay Việt đâu. Thực ra nước Sở ban đầu chỉ là một nước rất nhỏ của người Hán ở miền biên viễn, giáp đất dân tộc Việt (tổ nước Sở chỉ được phong tước Tử là tước hiệu thấp nhất trong các chư hầu, đất đai không quá trăm dặm- theo Đông Chu) nhưng nước Sở dần dần mạnh lên, cướp đất và đồng hoá dần dân Việt để trở thành một nước lớn mạnh. Trong quá trình này, diễn ra sự giao thoa văn hoá Việt Hán nên ban đầu nước Sở bị Việt hoá (phong tục nước Sở rất khác các nước Trung Nguyên nên bị các nước này xem là mọi rợ). Nhưng đến đời Sở Thành vương, nước Sở bắt đầu ngoảnh mặt vào Trung Nguyên tranh bá thì lại diễn ra sự giao thoa văn hoá rộng rãi giữa Sở và các nước Trung Nguyên -> nước Sở lại Hán hoá mạnh mẽ. Đến đời Chiến quốc thì về cơ bản, nước Sở đã là nước của người Hán chứ không phải của người Việt. Quá trình này cũng diễn ra tương tự với các nước Ngô, Việt nhưng chậm hơn.
    Nói chung, từ Việt được người Hán gọi chung cho các tộc người ở phía Nam sông Trường Giang (cũng như họ gọi các tộc người phía Bắc là Hồ, là Hung Nô, phía Tây là Khương, là Nhung, phía Đông là Liêu). Bách tiếng Hán là một trăm để chỉ chung các bộ tộc này. Về nguồn gốc từ Việt có nhiều cách giải thích khác nhau. Có một cách giải thích là từ Việt chỉ Rìu là vũ khí và công cụ lao động phổ biến của các tộc người này (từ phủ việt tiếng Hán nghĩa là rìu búa).
    Cái câu cuối Abandon nói lạ quá " Nói tóm lại. loài người tồn tạo song song, chẳng có ai là văn minh phong kiến trước ai cả."
    Thứ nhất thế nào là loài người tồn tại song song: Nếu nói về mặt lãnh thổ thì người ta nói loài người có nguồn gốc bắt đầu ở Đông Phi sau đó mới di cư tới các vùng khác nhau. Chẳng hạn thổ dân châu Mỹ là dân Mongloid châu Á di cư làm sao lại tồn tại song song với người Ai Cập cổ được.
    Thứ hai, sao lại chẳng có ai là văn minh phong kiến trước ai cả?
    Các vương quốc của người Ai Cập có từ 5-6000 năm trước, nhà Thương ở Trung Quốc (không tính nhà Hạ vì không có nhiều di tích chứng tỏ sự hiện diện của triều đại này) cũng ra đời từ khoảng 3-4000 năm rồi trong khi cái cụ An Dương Vương nhà ta mới chỉ sống vào khoảng 200 năm TCN, còn VN phải đến thời ĐInh Bộ Lĩnh mới thực sự bước vào thời kỳ phong kiến. Thế chẳng lẽ nhân loại cùng bước chân như nhau à, kiểu như chú bộ đội một hai ba ta cùng tiến sao?

    Rút gươm chặt nước, nước cứ chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng đầy
  5. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước, tôi xem một bộ phim do Cổ Thiên Lạc đóng, nhân vật chính từ thời nay quay trở về thời 7 nước. Anh ta rơi xuống nước Triệu, và không đọc được chữ viết. Phim ngày nay còn làm thế thì chắc phải có nguyên do.
    Các bác có đọc cuốn "10 nhà văn hào của TQ". Người đầu tiên cổ xưa nhất là Khuất Nguyên. Tôi nhớ rõ ràng một câu, 7 nước đều có tiếng nói và phong tục tập quán khác nhau, thời kỹ xã hội đang chuyển mình sang chủ nghĩa phong kiến. Chẳng lẽ phim với truyện khác nhau thế.
    Tôi chỉ suy xét thôi chứ Sử thì không biết nhiều đâu.
    Tôi nghĩ từ dân tộc Hán là ý nghĩa tất cả. Tôi không nghĩ từ dân tộc Hán có trước Tần Thủy Hoàng, nếu có trước thì là dân tộc Chu hay Thương.
    Nói thật chứ muốn phong thế nào chẳng được. Đang là bộ tộc nhưng phong lên thành vua thì ai mà biết được.
    Lúc đó chưa có thì cũng phong luôn là có. Ai mà biết được. Ngay như vị hoàng đế đầu tiên của TQ cũng là thần thoại cả.
    [red]
    IN METAL WE TRUST
  6. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước, tôi xem một bộ phim do Cổ Thiên Lạc đóng, nhân vật chính từ thời nay quay trở về thời 7 nước. Anh ta rơi xuống nước Triệu, và không đọc được chữ viết. Phim ngày nay còn làm thế thì chắc phải có nguyên do.
    Các bác có đọc cuốn "10 nhà văn hào của TQ". Người đầu tiên cổ xưa nhất là Khuất Nguyên. Tôi nhớ rõ ràng một câu, 7 nước đều có tiếng nói và phong tục tập quán khác nhau, thời kỹ xã hội đang chuyển mình sang chủ nghĩa phong kiến. Chẳng lẽ phim với truyện khác nhau thế.
    Tôi chỉ suy xét thôi chứ Sử thì không biết nhiều đâu.
    Tôi nghĩ từ dân tộc Hán là ý nghĩa tất cả. Tôi không nghĩ từ dân tộc Hán có trước Tần Thủy Hoàng, nếu có trước thì là dân tộc Chu hay Thương.
    Nói thật chứ muốn phong thế nào chẳng được. Đang là bộ tộc nhưng phong lên thành vua thì ai mà biết được.
    Lúc đó chưa có thì cũng phong luôn là có. Ai mà biết được. Ngay như vị hoàng đế đầu tiên của TQ cũng là thần thoại cả.
    [red]
    IN METAL WE TRUST
  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Xin lỗi, Hoàng đế đầu tiên của TQ là Tần Thuỷ Hoàng hoàn toàn là có thực
    Chỉ có các vị Đế (không có chữ Hoàng) như Nghiêu, Thuấn, Minh, Nghi... mới là thần thoại.
    Big Mouse
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Xin lỗi, Hoàng đế đầu tiên của TQ là Tần Thuỷ Hoàng hoàn toàn là có thực
    Chỉ có các vị Đế (không có chữ Hoàng) như Nghiêu, Thuấn, Minh, Nghi... mới là thần thoại.
    Big Mouse
  9. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, thế ai bảo bác là chữ TQ ngày xưa giống ngày nay hở bác. Tớ đảm bảo là nếu bác quay trở lại 5-700 năm trước thì đảm bảo là bác còn chẳng hiểu các cụ thời Trần, thời Lý nói gì cơ. Ngôn ngữ với chữ viết mà không thay đổi sau 3000 năm thì buồn cười thật.
    Chữ TQ đến thời Lý Tư (tể tướng của Tần Thuỷ Hoàng) đã tiến hành cải cách một lần, thống nhất các loại cổ văn lại. Sau đấy không biết còn cải cách bao nhiêu lần nữa, làm sao người ngày nay đọc được văn tự cổ nếu không phải là các chuyên gia về văn tự cổ?
    Bảy nước có phong tục và tiếng nói khác nhau thì cũng như tiếng Quan hoả với tiếng Bắc Kinh ấy. Ngay như bác vào Vinh hay Quảng Bình bác nghe dân gộc đấy họ nói liệu có hiểu được mấy phần. Còn phong tục thì tất nhiên là khác nhau rồi. Đất TQ rộng thế cơ mà.
    Mà hoá ra bác bảo dân tộc Hán có từ thời Hán là do chữ Hán. Trước đó là dân tộc Thương, dân tộc Chu, Thế mà làm tôi tưởng nhầm là bác nói về sự hình thành của người Hán với tư cách là một dân tộc. Theo cách lập luận của bác thế thì còn dân tộc Tuỳ, dân tộc Đường, dân tộc Tống, dân tộc Nguyên, dân tộc Thanh, dân tộc Trung Hoa dân quốc với Trung hoa cộng sản nữa!
    Vị hoàng đế đầu tiên của TQ là Tần Thủy Hoàng, đâu phải là thần thoại. Những vị vua như Tam Hoàng, Ngũ đế thì đúng là thần thoại còn các vua Thương, vua Chu thì chưa bao giờ là hoàng đế (hoàng đế thì phải trong chế độ phong kiến tập quyền, cai quản một đế quốc).

    Rút gươm chặt nước, nước cứ chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng đầy
  10. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, thế ai bảo bác là chữ TQ ngày xưa giống ngày nay hở bác. Tớ đảm bảo là nếu bác quay trở lại 5-700 năm trước thì đảm bảo là bác còn chẳng hiểu các cụ thời Trần, thời Lý nói gì cơ. Ngôn ngữ với chữ viết mà không thay đổi sau 3000 năm thì buồn cười thật.
    Chữ TQ đến thời Lý Tư (tể tướng của Tần Thuỷ Hoàng) đã tiến hành cải cách một lần, thống nhất các loại cổ văn lại. Sau đấy không biết còn cải cách bao nhiêu lần nữa, làm sao người ngày nay đọc được văn tự cổ nếu không phải là các chuyên gia về văn tự cổ?
    Bảy nước có phong tục và tiếng nói khác nhau thì cũng như tiếng Quan hoả với tiếng Bắc Kinh ấy. Ngay như bác vào Vinh hay Quảng Bình bác nghe dân gộc đấy họ nói liệu có hiểu được mấy phần. Còn phong tục thì tất nhiên là khác nhau rồi. Đất TQ rộng thế cơ mà.
    Mà hoá ra bác bảo dân tộc Hán có từ thời Hán là do chữ Hán. Trước đó là dân tộc Thương, dân tộc Chu, Thế mà làm tôi tưởng nhầm là bác nói về sự hình thành của người Hán với tư cách là một dân tộc. Theo cách lập luận của bác thế thì còn dân tộc Tuỳ, dân tộc Đường, dân tộc Tống, dân tộc Nguyên, dân tộc Thanh, dân tộc Trung Hoa dân quốc với Trung hoa cộng sản nữa!
    Vị hoàng đế đầu tiên của TQ là Tần Thủy Hoàng, đâu phải là thần thoại. Những vị vua như Tam Hoàng, Ngũ đế thì đúng là thần thoại còn các vua Thương, vua Chu thì chưa bao giờ là hoàng đế (hoàng đế thì phải trong chế độ phong kiến tập quyền, cai quản một đế quốc).

    Rút gươm chặt nước, nước cứ chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng đầy

Chia sẻ trang này