1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Trinity

    Trinity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Nhớ thuở VNN-3M còn đương thịnh, box Lịch sử Văn hóa của nó quy tụ khá nhiều anh tài bốn phương. Một trong những gương mặt ấy là bác bacle, mọi người hay gọi nhầm thành Bác Lê (nhưng đồng chí thực ra là Lê Bắc).
    Trong một cái thread nảy lửa về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, bác Lê Bắc có viết một bài khá dài để phân tích hai ý lớn: 1. Thận trọng với huyền sử khi xác định nguồn gốc dân tộc 2. Cộng đồng người Việt cổ đã từng tồn tại như một thực thể độc lập với phương Bắc, có một bản sắc văn hóa độc đáo trước khi bị ngoại xâm.
    Thấy cũng có dăm ý liên quan đến những chủ đề đương chiến đấu gần đây nên post nó lên các bác đọc chơi. Âu cũng là một cách để tưởng nhớ các bác tiền nhân 3M, muôn năm hãy còn chưa kịp cũ mà linh hồn cùng thể xác hiện không biết phiêu bạt nơi nào.
    ------
    Vấn đề tìm kiếm gốc tích của một dân tộc có lẽ sẽ không bao giờ có một đáp số tuyệt đối, có lẽ thuyết hiện tại là đúng nhất, cho đến sau này sẽ có một thuyết khác được người ta chấp nhận hơn và cứ thế, cứ thế mãi, ... tuy vậy, đó là một tiến trình đầy hữu ích, vì trên con đường tìm hiểu đó, người ta sẽ càng ngày càng hiểu rõ hơn về nguồn gốc của mình
    Mà khi tìm hiểu về nguồn gốc, có lẽ mình cũng nên xác định nên bắt đầu từ một thời điểm tương đối nào đó thôi, chứ nếu cứ đi lui, đi lui mãi, thì có lẽ mình sẽ phải cho là nguồn gốc của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ ..... châu Phi. Vì đó là nơi mà thuyết Out of Africa Theory cho là phát sinh ra thủy tổ loài người ... homo sapien. (đối nghịch thuyết này là thuyết Multi Regional Hypothesis, nhng đây lại là một vấn đề khác vì thế xin miễn bàn thêm)
    Các ngành khoa học hiện đại như nhân chủng học, khảo cổ học, v.v... với những phương pháp carbon 14, DNA tracing, v.v... có lẽ sẽ giúp đỡ người ta truy tìm gốc tích dân tộc VN nhanh và hiệu quả hơn xa rất nhiều. Sử sách cổ của Việt Nam tuy quan trọng, nhng có lẽ đã và sẽ đóng một vai trò khiêm tốn trên con đờng nghiên cứu này bởi vì sự xuất hiện quá chậm trể của nó. Dấu vết con người đã xuất hiện tại đồng bằng Bắc Bộ từ thời đại đồ đồng, đồ đá, từ 3000 đến 4000 năm trước, trong khi sử sách của mình chỉ bắt đầu khoảng 1000 năm trở lại. Làm sao người ta có thể viết được và chính xác về một thời kỳ trước đó 2000, 3000 năm, hay là chỉ nhớ loáng thoáng chuyện cổ tích của ông bà kể lại và từ đó thêu dệt thêm .... để lâu ngày trở thành ..... lịch sử?
    Dù cho các sách cổ sử có lẽ không giúp mình được nhiều trong công việc tìm về nguồn gốc rốt ráo của mình, nhng các sách này cũng quan trọng vì chúng cho ta biết người xưa đã nghĩ gì về nguồn gốc của họ. Vì thế trước khi bàn thêm về vấn đề nguồn gốc Việt Nam, tôi muốn bàn trước về vấn đề những sách sử xưa đã viết gì về nguồn gốc Việt Nam.
    Theo những gì ta học từ trờng lớp, thì nguồn gốc Việt Nam bắt đầu từ huyền thoại Lạc Long Quân, Âu Cơ và "một mẹ trăm con", nhng khi ta duyệt sơ qua những sách sử xưa nhất của Việt Nam còn sót lại đến ngày nay như Việt điện u linh tập (1329), An Nam Chí Lược (1339), Đại Việt Sử Lược (1377) thì ta sẽ rất ngạc nhiên thấy rằng các sách này hoàn toàn không có nói gì về huyền thoại "con rồng cháu tiên". Huyền thoại này chỉ bắt đầu xuất hiện trong cuốn Lĩnh Nam Chính Quái (1493), chỉ mới hơn 500 năm, và các sách sau đó bắt đầu chép theo, điều đó có thể làm ta nghi ngờ và cho rằng các người đời sau đã thêu dệt thành, cũng nh cuốn ngọc phả về 18 đời vua Hùng Vương cũng chỉ mới thực hiện vào khoảng giữa đời nhà Trần và nhà Lê mà thôi, cuốn ngọc phả này là nguồn gốc nhiều chuyện về đời vua Hùng Vơng. Một cuốn sách chỉ mới gần đây khoảng 500 năm và viết về một thời kỳ trước đó 3000 năm? Điều đó chắc chắn phải làm ta suy nghĩ kỹ hơn.
    Tuy thế các vua Hùng Vương chắc chắn là những nhân vật có thật, tuy nhiên họ xuất hiện trong các sách sử xưa khác nhiều với những gì mình học sau này, và có lẽ rằng ngày nay chúng ta đã nhìn thấy những nhân vật xưa đó qua những bức màn mờ mịt đã được thêu dệt thêm rất nhiều bởi các người viết của các đời sau này, trộn lẫn lịch sử, huyền sử, dã sử, cổ tích, và tưởng tượng, v.v..... để biến thành một đống rối nùi ..... gọi chung là lịch sử cổ đại.
    Để tránh các mê hồn trận đó, chúng ta hãy thử đọc lại những gì mà các sách sử xưa nhất VN đã viết về vua Hùng Vương:
    * Sách Đại Việt Sử Lược (1377-138: "... Đến đời Trang Vơng nhà Chu (696-682 trớc công nguyên-ND) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật qui phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút. Truyền được 18 đời đều xưng là Hùng Vương. Việt Câu Tiển (505-465 trớc công nguyên-ND) thường sai sứ sang dụ, Hùng Vương chống cự lại. Cuối đời nhà Chu, Hùng Vơng bị con vua Thục là Phán đánh đuổi rồi lên thay. Phán đắp thành ở Việt Thờng, lấy hiệu là An Dương Vương rồi không cùng với họ Chu thông hiếu nữa. Cuối đời nhà Tần, Triệu Đà chiếm cứ Uất Lâm, Nam Hải, Tượng quận rồi xưng vơng đóng đô ở Phiên Ngung, đặt quốc hiệu là Việt, tự xng là Võ Vương"
    Sách Việt Điện U Linh Tập (1329) không chép nguồn gốc vua Hùng Vơng.
    * Sách An Nam Chí Lược (1339) : " .... Việt Vương Thành, tục gọi là thành Khả Lũ, có một cái ao cổ, Quốc Vơng mỗi năm lấy ngọc châu, dùng nước ao ấy rửa thì sắc ngọc tươi đẹp. Giao Châu Ngoại Vực Ký chép: hồi xưa, chưa có quận huyện, thì lạc điền tùy theo thủy triều lên xuống mà cày cấy. Người cày ruộng ấy gọi là Lạc Dân, người cai quản dân gọi là Lạc Vơng, người phó là Lạc Tướng, đều có ấn bằng đồng và dải sắc xanh làm huy hiệu. Vua nước Thục, thường sai con đem ba vạn binh, đi chinh phục các Lạc Tướng, nhân đó cử giữ đất Lạc mà tự xưng là An Dương Vương"
    Chúng ta đã thấy các sách thật xưa không nói về vụ Lạc Long Quân, Âu Cơ, nước Xích Quỷ, .... nhưng không phải bây giờ chúng ta mới thấy mà các sử gia thời xưa cũng đã thấy vô lý rồi, nhưng thấy là một chuyện, còn chép lại thì cũng phải làm thôi, ví dụ như trong Việt Sử Tiêu án (1780), Ngô Thời Sĩ đã bàn: "Vua Lạc Long làm vua từ năm Nhâm Tuất, vậy nhà chép sử đã căn cứ vào đâu mà tính khởi đầu từ năm Giáp Tí cho đến năm Nhâm Tuất được? Sử ghi các đời vua Lạc Long, tại sao đến đời vua Hùng Vương lại chép sơ lược? Xích Quỷ là tên gì mà lấy làm tên kiến quốc? Một loại hoang đản như thế nên tước hết đi, là vì sử cũ sưu tìm chuyện cổ, thêu dệt thành văn, cốt cho đủ số đời vua. Những chuyện lấy ở sách Trích Quái, U Linh, cũng như Bắc sử lấy ở sách Nam hoa hồng liệt. Nếu nhất khái cho là dã sử không đủ tin, thì theo ở đâu để biết đủ việc chế tác lớn lao đợc? Cho nên điều gì gần lẽ phải thì để lại, điều gì không khảo cứu được thì bớt đi."
    Nhân tiện bàn về vấn đề này, tôi xin phép đăng lại một bài mà tôi đã viết cách đây 4 năm
    __________
    V.N LANG - Huyền sử và Lịch sử
    (trích từ đặc san Văn Lang 1997)
    I. Huyền Sử Xa
    Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam từ đâu tới? Bài học lịch sử đầu tiên của người học trò Việt Nam, huyền thoại "Con rồng cháu tiên", đã trả lời câu hỏi đó bằng một chuyện tình cách đây gần 5000 năm. Câu chuyện thần kỳ đẹp đẽ đó vẫn nằm trong ký ức tôi từ thuở học trò cho đến gần đây. Khi tình nguyện đi dạy tiếng Việt cho các em, tôi đã có cơ hội kể lại cho các em học sinh câu chuyện thần kỳ đó, câu chuyện mà những ngời cha mẹ, thầy cô đã vẫn kể cho con em từ thế hệ này sang thế hệ khác ...
    [ ... Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
    Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải.
    Kinh Dương Vương làm vua nớc Xích Quỷ vào quãng năm nhâm tuất (2879 trớc Tây Lịch ?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xng là Lạc Long Quân.
    Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là âu Cơ, đẻ một lần đợc một trăm ngời con trai. Lạc Long Quân bảo âu Cơ rằng:
    "Ta là dòng dõi Long Quân, nhà ngơi là dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không đợc; nay đợc trăm con thì nhà ngời đem 50 đứa lên núi, còn 50 đứa ta đem xuống bể Nam Hải". Lạc Long Quân phong cho ngời con trởng sang làm vua nớc Văn Lang, xng là Hùng Vơng. Hùng Vơng đóng đô ở Phong Châu (bây giờ ở vào địa hạt huyện Bạch Hạc, tĩnh Vĩnh Yên), đặt tớng văn gọi là Lạc Hầu, tớng võ gọi là Lạc Tớng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nơng, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính. Quyền chính trị thì cứ cha truyền con nối, gọi là Phụ Đạo.
    Họ Hồng-Bàng làm vua đợc 18 đời, đến năm Quý-Mão (258 BC) thì bị nhà Thục lấy mất nớc ...]
    (Trích Việt Nam Sử Lợc - Trần Trọng Kim)
    Câu chuyện trên, có lẽ ai ai cũng đã học từ những ngày niên thiếu thời tiểu học. Tuy nhiên đến bây giờ, giảng dạy lại cho các em, nó lại mang cho tôi nhiều thắc mắc và tò mò về sự thật sau huyền thoại đó. Con đờng tìm hiểu giải đáp cho những thắc mắc đó đã mang lại cho tôi nhiều đam mê và thích thú về lịch sử Việt Nam vào thời kỳ lập quốc xa xa. Mong rằng quý vị cùng tôi đi ngợc lại lịch sử 4000 năm qua bài viết này.
    II. Những Thắc Mắc Về "Họ Hồng Bàng"?
    Đọc đi đọc lại huyền thoại họ Hồng Bàng qua nhiều sách sử khác nhau, nhiều thắc mắc sau đây có lẽ sẽ vơng vấn với ngời đọc:
    1. Phải chăng dân Việt-Nam và dân Trung-Hoa cùng chung một gốc (vua Đế Minh)? Nếu phải, thì trớc ngày Lạc Long Quân dẫn con là Hùng Vơng về làm vua đất Việt ở Phong Châu (tỉnh Vĩnh-Yên ngày nay), đất Việt không có cư dân chăng?
    2. Biên giới "bắc giáp Động-đình-hồ (Hồ-Nam), nam giáp nớc Hồ-tôn (Chiêm-thành), tây giáp Ba-thục (Tứ-xuyên), phía đông giáp bể Nam-hải" không rõ ràng. Có sách sử nói đó là biên giới nớc Xích-quỷ, sách khác nói là biên giới Văn-lang. Biên giới nào đúng? Nếu là Văn Lang thì tại sao 15 bộ của Văn Lang không có tên các vùng đất phía nam Động-đình-hồ?
    3. Chữ "Lạc" đóng một vai trò quan trọng trong thời đại Hồng-bàng. Thủy tổ là Lạc-long-quân, quan văn là Lạc-hầu, quan võ là Lạc-tớng, ruộng gọi là Lạc-điền, dân gọi là Lạc-dân, vùng đất Việt gọi là Lạc-việt. Vì sao vua không gọi là là Lạc-vơng mà gọi là Hùng-vơng?
    4. Họ Hồng-bàng truyền ngôi đợc 18 đời vua, từ 2879 TCN đến 258 BC, tổng cộng 2622 năm, vị chi 1 vị vua trung bình trị vì gần 150 năm, có vô lý quá chăng?
    5.Các tên nớc Việt sau này nh: âu Lạc, Nam Việt, Giao Chỉ, Giao Châu, Vạn Xuân, An Nam, Đại Việt, Đại Cồ Việt, Đại Ngu, Việt Nam, Đại Nam v.v... đều có ý nghĩa rõ ràng. Vậy Văn Lang có ý nghĩa là gì? Hồng Bàng có nghĩa là gì? Từ "Việt" để chỉ dân Việt bắt đầu từ lúc nào?
    6.Các sách vở Việt Nam nói về thời đại Hồng-bàng chỉ xuất hiện sau thế kỷ 10, có thể nào tin tởng vào đó để biết rõ sự kiện xảy ra trớc đó 1000, 2000, 3000 năm không?
    III. Tìm Hiểu Nớc Văn Lang Qua Khảo Cổ Học, Ngôn Ngữ Học và Sử Sách Cổ Trớc khi tìm cách trả lời các câu hỏi của phần trên, ta nhận thấy rằng với sự xuất hiện khá trễ của sử sách Việt Nam sau thế kỷ 10, sự thật về nguồn gốc Việt Nam phải dựa trên nhiều cơ sở khoa học khác, trong đó ngành khảo cổ học và ngôn ngữ học đã đóng góp rất nhiều trong việc khám phá lịch sử ban đầu của Việt Nam.
    Qua các di tích khảo cổ, dấu vết đầu tiên của ngời Việt sinh sống tại hai vùng thung lũng sông Hồng và sông Mã (nền văn hóa Phùng Nguyên 1800-1400 TCN) đã đợc tìm thấy vào cuối thời đại đồ đá, cuối đệ tam thiên kỷ (3000 TCN). Hai trung tâm văn hóa đó phát triển song song và độc lập với nhau cho đến khi đợc thống nhất lại thành nền văn hóa đồ đồng Đông Sơn vào khoảng thế kỷ 7 TCN (850-300 TCN). Nền văn hóa Đông Sơn đợc thể hiện tiêu biểu bằng những trống đồng có khắc hoa văn.
    Vào thời điểm ngời Việt đã sinh sống tại vùng thung lũng sông Hồng từ 300 TCN thì ngời Trung Hoa ở đâu? Nền văn minh Trung Hoa khởi đầu từ vùng đồng bằng giữa hai dòng sông lớn, Hoàng Hà ở phía bắc và Dơng Tử ở phía nam. Cho đến cuối thời đại nhà Chu (550 TCN), ngời Trung Hoa vẫn còn sinh sống tại vùng châu thổ sông Dơng Tử trở lên phía bắc. Phía nam sông Dơng Tử là vùng c trú của các bộ lạc Yueh (Việt). Cho đến ngày nay, ngời Trung Hoa vẫn thờng dùng từ Yueh (Việt) để gọi chung các dân tộc thiểu số sinh sống ở miền nam Trung Hoa (Cũng nh ngời Việt ta gọi dân thiểu số vùng Trờng Sơn là Mọi vậy). Từ "Việt" đợc ghi chép lần đầu tiên trong sách Thợng Th Đại Truyện, nói về việc nớc Việt Thờng hiến chim trĩ cho vua Thành Vơng nhà Chu (696-682 TCN). Danh từ "Bách Việt" đã đợc T Mã Thiên nhà Hán dùng trong cuốn Sử Ký để gọi các bộ tộc khác Hán sinh sống vùng phía nam sông Dơng Tử.
    Các chứng cớ khảo cổ đã chứng minh rằng ngời Việt đã từng sinh sống khá lâu ở vùng đồng bằng sông Hồng trớc khi bị tộc Hán xâm chiếm vào khoảng 200 TCN. Vậy thì nớc Văn Lang, vua Hùng Vơng xuất hiện vào thời điểm nào trớc đó? Theo Việt Sử Lợc, cuốn sử xa nhất còn tìm thấy của Việt Nam, lịch sử Việt Nam không bắt đầu bằng tích "Một mẹ trăm con", mà lại bắt đầu với một ngời lạ ở Mê Linh, dùng ảo thuật quy phục đợc các bộ lạc. ông ta lên ngôi, lấy danh hiệu Hùng-Vơng và đặt tên lãnh thổ là Văn-Lang. Nguồn gốc câu chuyện này có vẽ mù mờ và mức độ chính xác cần phải nghiên cứu kỹ càng hơn. Tuy nhiên thời điểm của câu chuyện trùng hợp với các chứng cớ khảo cổ tìm thấy đợc cho biết, vào khoảng thế kỷ 7 TCN, các nền văn hóa khác nhau ở miền Bắc Việt Nam đợc thống nhất lại dới sự thông dụng của nền văn hóa đồ Đồng, vốn có nguồn gốc vùng Mê Linh. Thời điểm thống nhất này bắt đầu một thời kỳ gọi là nền văn hóa Đông Sơn (850-300 TCN). Việt Sử Lợc cũng có ghi chép sự kiện hiến chim Bạch Trĩ cho vua Thành Vơng nhà Chu (696-682 TCN). Từ đời vua Thành Vơng cho đến chấm dứt nhà Chu có tất cả 18 triều đại (696-256 TCN). Con số 18 thời vua Hùng Vơng có thể bắt nguồn từ 18 triều vua nhà Chu, coi nh việc hiến chim Trĩ vào đời vua Chu Thành Vơng là chứng tích đầu tiên có ghi chép của nớc Việt, ứng vào vua Hùng Vơng thứ nhất.
    Vì sao vua gọi là Hùng Vơng, nớc là Văn Lang? Có nhiều thuyết giải thích những từ này. Với thuyết ảnh hởng Hán-tự, Hùng Vơng là một dạng viết sai của chữ Lạc Vơng. Chữ "Hùng" và chữ "Lạc" chỉ khác nhau về phía bên trái trong Hán-tự, dễ đọc và chép lầm qua bao nhiêu thế kỷ. Văn Lang trong Hán-tự, vừa có nghĩa là vùng đất của dân có văn hiến, vừa có nghĩa là vùng đất của dân xâm mình (tích vua Hùng dạy dân xâm mình đánh cá để tránh thuồng luồng). Tuy nhiên theo các nghiên cứu mới nhất của ngành ngôn ngữ học, chữ "Hùng" có gốc từ tên gọi của một chức vụ thủ lãnh mà bây giờ vẫn còn tồn tại trong nhiều dân tộc miền núi nói tiếng có gốc Mon-Khmer trong vùng Đông Nam á, trong đó có Mờng. Tiếng Mờng của một dân tộc thiểu số miền núi ở miền bắc Việt Nam, đã đợc công nhận nh là một dạng tiếng Việt cổ nhất trong gia đình các ngôn ngữ Austroasiatic. Một nhà ngôn ngữ học Việt Nam mới đây cũng đã liên kết "Văn Lang" với những từ có âm tơng tự của những dân thiểu số sống trong các vùng sông Dơng Tử và sông Mekong, những từ đó có nghĩa "dân chúng" hay "đất nớc". Về từ "Hồng Bàng," theo truyền thuyết, vật tổ của vua Hùng là một loài chim lớn, sống trong vùng Mê Linh, mà hình tợng vẫn còn thấy ghi chép trên các trống đồng, có thể tên của những loài chim đó là nguồn gốc của họ "Hồng Bàng" ? (Chim Hồng (Hồng Hạc?), chim Bàng (Đại Bàng?) .... đều là những loài chim lớn)
    Có một điều cần nên chú ý là trong suốt thời đại Hùng Vơng cho đến An Dơng Vơng, chữ "Việt" cha thấy xuất hiện trong sử sách Việt xa. Chữ "Việt Thờng" có dùng chỉ là mợn từ sách Hán sau này. Chữ "Lạc" đúng ra có lẽ đã đợc dùng để chỉ dân chúng và vùng đất ở miền bắc Việt Nam bây giờ vào thời điểm đó.
    Vào cuối đời nhà Chu, các bộ lạc nhỏ Bách Việt ở miền nam Trung Hoa lần lần thống nhất lại thành những bộ tộc lớn hơn nh Nam Việt, Mân Việt và âu Việt. Năm 257 TCN, Thục Phán của âu Việt ở phía bắc, thôn tính Văn Lang và đổi tên nớc là âu Lạc. Năm 208 TCN, Triệu Đà chiếm lấy Nam Việt và âu Lạc, tự lập làm Nam Việt Vơng. Bắt đầu từ thời điểm này, nớc Văn Lang xa cũng đợc bắt đầu gọi là đất Việt.
    Khi nhà Hán thống nhất đất nớc và thôn tính các bộ tộc Việt ở miền nam Trung Quốc, một số dân mà phần đông là giai cấp cầm quyền và quý tộc của các bộ tộc Việt đã chạy sang tỵ nạn tại vùng đất của miền bắc Việt Nam. Với khả năng sẵn có, họ cũng đã góp phần củng cố vào định chế xã hội tại miền đất mới.
    IV. Kết Luận
    Trái với các quan niệm thông thờng cho rằng dân Việt có nguồn gốc từ Trung Hoa. Ngành khảo cổ học và ngôn ngữ học đã chứng minh rằng dân Lạc đã sinh sống và xây dựng một nền văn hóa riêng biệt tại miền bắc Việt Nam từ lâu, trớc khi bị thế lực Trung Hoa từ phía bắc tràn xuống xâm chiếm. Với một nền văn hóa riêng biệt trớc đó, tơng tác với ảnh hởng ấn Độ từ miền nam lên cũng nh hợp chung với ảnh hởng Trung Hoa từ miền bắc xuống trong suốt 1000 năm sau đó, con ngời Việt Nam đã tạo riêng cho mình một nền văn hóa, một dân tộc với sắc thái độc lập, và vô cùng độc đáo.
    Tài Liệu Tham Khảo
    1. The Birth of Vietnam - 1983 - Keith Weller Taylor
    2. Đại Việt Sử Lợc - 1377? - Khuyết Danh - Nguyễn Gia Tờng dịch.
    3. Đại Việt Sử Ký Toàn Th (phần ngoại kỷ) - Ngô Sĩ Liên
    4. Việt Nam Sử Lợc - 1971 - Trần Trọng Kim
    5. Sử Ký - T Mã Thiên - Nguyễn Hiến Lê dịch
  2. Trinity

    Trinity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Nhớ thuở VNN-3M còn đương thịnh, box Lịch sử Văn hóa của nó quy tụ khá nhiều anh tài bốn phương. Một trong những gương mặt ấy là bác bacle, mọi người hay gọi nhầm thành Bác Lê (nhưng đồng chí thực ra là Lê Bắc).
    Trong một cái thread nảy lửa về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, bác Lê Bắc có viết một bài khá dài để phân tích hai ý lớn: 1. Thận trọng với huyền sử khi xác định nguồn gốc dân tộc 2. Cộng đồng người Việt cổ đã từng tồn tại như một thực thể độc lập với phương Bắc, có một bản sắc văn hóa độc đáo trước khi bị ngoại xâm.
    Thấy cũng có dăm ý liên quan đến những chủ đề đương chiến đấu gần đây nên post nó lên các bác đọc chơi. Âu cũng là một cách để tưởng nhớ các bác tiền nhân 3M, muôn năm hãy còn chưa kịp cũ mà linh hồn cùng thể xác hiện không biết phiêu bạt nơi nào.
    ------
    Vấn đề tìm kiếm gốc tích của một dân tộc có lẽ sẽ không bao giờ có một đáp số tuyệt đối, có lẽ thuyết hiện tại là đúng nhất, cho đến sau này sẽ có một thuyết khác được người ta chấp nhận hơn và cứ thế, cứ thế mãi, ... tuy vậy, đó là một tiến trình đầy hữu ích, vì trên con đường tìm hiểu đó, người ta sẽ càng ngày càng hiểu rõ hơn về nguồn gốc của mình
    Mà khi tìm hiểu về nguồn gốc, có lẽ mình cũng nên xác định nên bắt đầu từ một thời điểm tương đối nào đó thôi, chứ nếu cứ đi lui, đi lui mãi, thì có lẽ mình sẽ phải cho là nguồn gốc của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ ..... châu Phi. Vì đó là nơi mà thuyết Out of Africa Theory cho là phát sinh ra thủy tổ loài người ... homo sapien. (đối nghịch thuyết này là thuyết Multi Regional Hypothesis, nhng đây lại là một vấn đề khác vì thế xin miễn bàn thêm)
    Các ngành khoa học hiện đại như nhân chủng học, khảo cổ học, v.v... với những phương pháp carbon 14, DNA tracing, v.v... có lẽ sẽ giúp đỡ người ta truy tìm gốc tích dân tộc VN nhanh và hiệu quả hơn xa rất nhiều. Sử sách cổ của Việt Nam tuy quan trọng, nhng có lẽ đã và sẽ đóng một vai trò khiêm tốn trên con đờng nghiên cứu này bởi vì sự xuất hiện quá chậm trể của nó. Dấu vết con người đã xuất hiện tại đồng bằng Bắc Bộ từ thời đại đồ đồng, đồ đá, từ 3000 đến 4000 năm trước, trong khi sử sách của mình chỉ bắt đầu khoảng 1000 năm trở lại. Làm sao người ta có thể viết được và chính xác về một thời kỳ trước đó 2000, 3000 năm, hay là chỉ nhớ loáng thoáng chuyện cổ tích của ông bà kể lại và từ đó thêu dệt thêm .... để lâu ngày trở thành ..... lịch sử?
    Dù cho các sách cổ sử có lẽ không giúp mình được nhiều trong công việc tìm về nguồn gốc rốt ráo của mình, nhng các sách này cũng quan trọng vì chúng cho ta biết người xưa đã nghĩ gì về nguồn gốc của họ. Vì thế trước khi bàn thêm về vấn đề nguồn gốc Việt Nam, tôi muốn bàn trước về vấn đề những sách sử xưa đã viết gì về nguồn gốc Việt Nam.
    Theo những gì ta học từ trờng lớp, thì nguồn gốc Việt Nam bắt đầu từ huyền thoại Lạc Long Quân, Âu Cơ và "một mẹ trăm con", nhng khi ta duyệt sơ qua những sách sử xưa nhất của Việt Nam còn sót lại đến ngày nay như Việt điện u linh tập (1329), An Nam Chí Lược (1339), Đại Việt Sử Lược (1377) thì ta sẽ rất ngạc nhiên thấy rằng các sách này hoàn toàn không có nói gì về huyền thoại "con rồng cháu tiên". Huyền thoại này chỉ bắt đầu xuất hiện trong cuốn Lĩnh Nam Chính Quái (1493), chỉ mới hơn 500 năm, và các sách sau đó bắt đầu chép theo, điều đó có thể làm ta nghi ngờ và cho rằng các người đời sau đã thêu dệt thành, cũng nh cuốn ngọc phả về 18 đời vua Hùng Vương cũng chỉ mới thực hiện vào khoảng giữa đời nhà Trần và nhà Lê mà thôi, cuốn ngọc phả này là nguồn gốc nhiều chuyện về đời vua Hùng Vơng. Một cuốn sách chỉ mới gần đây khoảng 500 năm và viết về một thời kỳ trước đó 3000 năm? Điều đó chắc chắn phải làm ta suy nghĩ kỹ hơn.
    Tuy thế các vua Hùng Vương chắc chắn là những nhân vật có thật, tuy nhiên họ xuất hiện trong các sách sử xưa khác nhiều với những gì mình học sau này, và có lẽ rằng ngày nay chúng ta đã nhìn thấy những nhân vật xưa đó qua những bức màn mờ mịt đã được thêu dệt thêm rất nhiều bởi các người viết của các đời sau này, trộn lẫn lịch sử, huyền sử, dã sử, cổ tích, và tưởng tượng, v.v..... để biến thành một đống rối nùi ..... gọi chung là lịch sử cổ đại.
    Để tránh các mê hồn trận đó, chúng ta hãy thử đọc lại những gì mà các sách sử xưa nhất VN đã viết về vua Hùng Vương:
    * Sách Đại Việt Sử Lược (1377-138: "... Đến đời Trang Vơng nhà Chu (696-682 trớc công nguyên-ND) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật qui phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút. Truyền được 18 đời đều xưng là Hùng Vương. Việt Câu Tiển (505-465 trớc công nguyên-ND) thường sai sứ sang dụ, Hùng Vương chống cự lại. Cuối đời nhà Chu, Hùng Vơng bị con vua Thục là Phán đánh đuổi rồi lên thay. Phán đắp thành ở Việt Thờng, lấy hiệu là An Dương Vương rồi không cùng với họ Chu thông hiếu nữa. Cuối đời nhà Tần, Triệu Đà chiếm cứ Uất Lâm, Nam Hải, Tượng quận rồi xưng vơng đóng đô ở Phiên Ngung, đặt quốc hiệu là Việt, tự xng là Võ Vương"
    Sách Việt Điện U Linh Tập (1329) không chép nguồn gốc vua Hùng Vơng.
    * Sách An Nam Chí Lược (1339) : " .... Việt Vương Thành, tục gọi là thành Khả Lũ, có một cái ao cổ, Quốc Vơng mỗi năm lấy ngọc châu, dùng nước ao ấy rửa thì sắc ngọc tươi đẹp. Giao Châu Ngoại Vực Ký chép: hồi xưa, chưa có quận huyện, thì lạc điền tùy theo thủy triều lên xuống mà cày cấy. Người cày ruộng ấy gọi là Lạc Dân, người cai quản dân gọi là Lạc Vơng, người phó là Lạc Tướng, đều có ấn bằng đồng và dải sắc xanh làm huy hiệu. Vua nước Thục, thường sai con đem ba vạn binh, đi chinh phục các Lạc Tướng, nhân đó cử giữ đất Lạc mà tự xưng là An Dương Vương"
    Chúng ta đã thấy các sách thật xưa không nói về vụ Lạc Long Quân, Âu Cơ, nước Xích Quỷ, .... nhưng không phải bây giờ chúng ta mới thấy mà các sử gia thời xưa cũng đã thấy vô lý rồi, nhưng thấy là một chuyện, còn chép lại thì cũng phải làm thôi, ví dụ như trong Việt Sử Tiêu án (1780), Ngô Thời Sĩ đã bàn: "Vua Lạc Long làm vua từ năm Nhâm Tuất, vậy nhà chép sử đã căn cứ vào đâu mà tính khởi đầu từ năm Giáp Tí cho đến năm Nhâm Tuất được? Sử ghi các đời vua Lạc Long, tại sao đến đời vua Hùng Vương lại chép sơ lược? Xích Quỷ là tên gì mà lấy làm tên kiến quốc? Một loại hoang đản như thế nên tước hết đi, là vì sử cũ sưu tìm chuyện cổ, thêu dệt thành văn, cốt cho đủ số đời vua. Những chuyện lấy ở sách Trích Quái, U Linh, cũng như Bắc sử lấy ở sách Nam hoa hồng liệt. Nếu nhất khái cho là dã sử không đủ tin, thì theo ở đâu để biết đủ việc chế tác lớn lao đợc? Cho nên điều gì gần lẽ phải thì để lại, điều gì không khảo cứu được thì bớt đi."
    Nhân tiện bàn về vấn đề này, tôi xin phép đăng lại một bài mà tôi đã viết cách đây 4 năm
    __________
    V.N LANG - Huyền sử và Lịch sử
    (trích từ đặc san Văn Lang 1997)
    I. Huyền Sử Xa
    Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam từ đâu tới? Bài học lịch sử đầu tiên của người học trò Việt Nam, huyền thoại "Con rồng cháu tiên", đã trả lời câu hỏi đó bằng một chuyện tình cách đây gần 5000 năm. Câu chuyện thần kỳ đẹp đẽ đó vẫn nằm trong ký ức tôi từ thuở học trò cho đến gần đây. Khi tình nguyện đi dạy tiếng Việt cho các em, tôi đã có cơ hội kể lại cho các em học sinh câu chuyện thần kỳ đó, câu chuyện mà những ngời cha mẹ, thầy cô đã vẫn kể cho con em từ thế hệ này sang thế hệ khác ...
    [ ... Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
    Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải.
    Kinh Dương Vương làm vua nớc Xích Quỷ vào quãng năm nhâm tuất (2879 trớc Tây Lịch ?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xng là Lạc Long Quân.
    Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là âu Cơ, đẻ một lần đợc một trăm ngời con trai. Lạc Long Quân bảo âu Cơ rằng:
    "Ta là dòng dõi Long Quân, nhà ngơi là dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không đợc; nay đợc trăm con thì nhà ngời đem 50 đứa lên núi, còn 50 đứa ta đem xuống bể Nam Hải". Lạc Long Quân phong cho ngời con trởng sang làm vua nớc Văn Lang, xng là Hùng Vơng. Hùng Vơng đóng đô ở Phong Châu (bây giờ ở vào địa hạt huyện Bạch Hạc, tĩnh Vĩnh Yên), đặt tớng văn gọi là Lạc Hầu, tớng võ gọi là Lạc Tớng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nơng, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính. Quyền chính trị thì cứ cha truyền con nối, gọi là Phụ Đạo.
    Họ Hồng-Bàng làm vua đợc 18 đời, đến năm Quý-Mão (258 BC) thì bị nhà Thục lấy mất nớc ...]
    (Trích Việt Nam Sử Lợc - Trần Trọng Kim)
    Câu chuyện trên, có lẽ ai ai cũng đã học từ những ngày niên thiếu thời tiểu học. Tuy nhiên đến bây giờ, giảng dạy lại cho các em, nó lại mang cho tôi nhiều thắc mắc và tò mò về sự thật sau huyền thoại đó. Con đờng tìm hiểu giải đáp cho những thắc mắc đó đã mang lại cho tôi nhiều đam mê và thích thú về lịch sử Việt Nam vào thời kỳ lập quốc xa xa. Mong rằng quý vị cùng tôi đi ngợc lại lịch sử 4000 năm qua bài viết này.
    II. Những Thắc Mắc Về "Họ Hồng Bàng"?
    Đọc đi đọc lại huyền thoại họ Hồng Bàng qua nhiều sách sử khác nhau, nhiều thắc mắc sau đây có lẽ sẽ vơng vấn với ngời đọc:
    1. Phải chăng dân Việt-Nam và dân Trung-Hoa cùng chung một gốc (vua Đế Minh)? Nếu phải, thì trớc ngày Lạc Long Quân dẫn con là Hùng Vơng về làm vua đất Việt ở Phong Châu (tỉnh Vĩnh-Yên ngày nay), đất Việt không có cư dân chăng?
    2. Biên giới "bắc giáp Động-đình-hồ (Hồ-Nam), nam giáp nớc Hồ-tôn (Chiêm-thành), tây giáp Ba-thục (Tứ-xuyên), phía đông giáp bể Nam-hải" không rõ ràng. Có sách sử nói đó là biên giới nớc Xích-quỷ, sách khác nói là biên giới Văn-lang. Biên giới nào đúng? Nếu là Văn Lang thì tại sao 15 bộ của Văn Lang không có tên các vùng đất phía nam Động-đình-hồ?
    3. Chữ "Lạc" đóng một vai trò quan trọng trong thời đại Hồng-bàng. Thủy tổ là Lạc-long-quân, quan văn là Lạc-hầu, quan võ là Lạc-tớng, ruộng gọi là Lạc-điền, dân gọi là Lạc-dân, vùng đất Việt gọi là Lạc-việt. Vì sao vua không gọi là là Lạc-vơng mà gọi là Hùng-vơng?
    4. Họ Hồng-bàng truyền ngôi đợc 18 đời vua, từ 2879 TCN đến 258 BC, tổng cộng 2622 năm, vị chi 1 vị vua trung bình trị vì gần 150 năm, có vô lý quá chăng?
    5.Các tên nớc Việt sau này nh: âu Lạc, Nam Việt, Giao Chỉ, Giao Châu, Vạn Xuân, An Nam, Đại Việt, Đại Cồ Việt, Đại Ngu, Việt Nam, Đại Nam v.v... đều có ý nghĩa rõ ràng. Vậy Văn Lang có ý nghĩa là gì? Hồng Bàng có nghĩa là gì? Từ "Việt" để chỉ dân Việt bắt đầu từ lúc nào?
    6.Các sách vở Việt Nam nói về thời đại Hồng-bàng chỉ xuất hiện sau thế kỷ 10, có thể nào tin tởng vào đó để biết rõ sự kiện xảy ra trớc đó 1000, 2000, 3000 năm không?
    III. Tìm Hiểu Nớc Văn Lang Qua Khảo Cổ Học, Ngôn Ngữ Học và Sử Sách Cổ Trớc khi tìm cách trả lời các câu hỏi của phần trên, ta nhận thấy rằng với sự xuất hiện khá trễ của sử sách Việt Nam sau thế kỷ 10, sự thật về nguồn gốc Việt Nam phải dựa trên nhiều cơ sở khoa học khác, trong đó ngành khảo cổ học và ngôn ngữ học đã đóng góp rất nhiều trong việc khám phá lịch sử ban đầu của Việt Nam.
    Qua các di tích khảo cổ, dấu vết đầu tiên của ngời Việt sinh sống tại hai vùng thung lũng sông Hồng và sông Mã (nền văn hóa Phùng Nguyên 1800-1400 TCN) đã đợc tìm thấy vào cuối thời đại đồ đá, cuối đệ tam thiên kỷ (3000 TCN). Hai trung tâm văn hóa đó phát triển song song và độc lập với nhau cho đến khi đợc thống nhất lại thành nền văn hóa đồ đồng Đông Sơn vào khoảng thế kỷ 7 TCN (850-300 TCN). Nền văn hóa Đông Sơn đợc thể hiện tiêu biểu bằng những trống đồng có khắc hoa văn.
    Vào thời điểm ngời Việt đã sinh sống tại vùng thung lũng sông Hồng từ 300 TCN thì ngời Trung Hoa ở đâu? Nền văn minh Trung Hoa khởi đầu từ vùng đồng bằng giữa hai dòng sông lớn, Hoàng Hà ở phía bắc và Dơng Tử ở phía nam. Cho đến cuối thời đại nhà Chu (550 TCN), ngời Trung Hoa vẫn còn sinh sống tại vùng châu thổ sông Dơng Tử trở lên phía bắc. Phía nam sông Dơng Tử là vùng c trú của các bộ lạc Yueh (Việt). Cho đến ngày nay, ngời Trung Hoa vẫn thờng dùng từ Yueh (Việt) để gọi chung các dân tộc thiểu số sinh sống ở miền nam Trung Hoa (Cũng nh ngời Việt ta gọi dân thiểu số vùng Trờng Sơn là Mọi vậy). Từ "Việt" đợc ghi chép lần đầu tiên trong sách Thợng Th Đại Truyện, nói về việc nớc Việt Thờng hiến chim trĩ cho vua Thành Vơng nhà Chu (696-682 TCN). Danh từ "Bách Việt" đã đợc T Mã Thiên nhà Hán dùng trong cuốn Sử Ký để gọi các bộ tộc khác Hán sinh sống vùng phía nam sông Dơng Tử.
    Các chứng cớ khảo cổ đã chứng minh rằng ngời Việt đã từng sinh sống khá lâu ở vùng đồng bằng sông Hồng trớc khi bị tộc Hán xâm chiếm vào khoảng 200 TCN. Vậy thì nớc Văn Lang, vua Hùng Vơng xuất hiện vào thời điểm nào trớc đó? Theo Việt Sử Lợc, cuốn sử xa nhất còn tìm thấy của Việt Nam, lịch sử Việt Nam không bắt đầu bằng tích "Một mẹ trăm con", mà lại bắt đầu với một ngời lạ ở Mê Linh, dùng ảo thuật quy phục đợc các bộ lạc. ông ta lên ngôi, lấy danh hiệu Hùng-Vơng và đặt tên lãnh thổ là Văn-Lang. Nguồn gốc câu chuyện này có vẽ mù mờ và mức độ chính xác cần phải nghiên cứu kỹ càng hơn. Tuy nhiên thời điểm của câu chuyện trùng hợp với các chứng cớ khảo cổ tìm thấy đợc cho biết, vào khoảng thế kỷ 7 TCN, các nền văn hóa khác nhau ở miền Bắc Việt Nam đợc thống nhất lại dới sự thông dụng của nền văn hóa đồ Đồng, vốn có nguồn gốc vùng Mê Linh. Thời điểm thống nhất này bắt đầu một thời kỳ gọi là nền văn hóa Đông Sơn (850-300 TCN). Việt Sử Lợc cũng có ghi chép sự kiện hiến chim Bạch Trĩ cho vua Thành Vơng nhà Chu (696-682 TCN). Từ đời vua Thành Vơng cho đến chấm dứt nhà Chu có tất cả 18 triều đại (696-256 TCN). Con số 18 thời vua Hùng Vơng có thể bắt nguồn từ 18 triều vua nhà Chu, coi nh việc hiến chim Trĩ vào đời vua Chu Thành Vơng là chứng tích đầu tiên có ghi chép của nớc Việt, ứng vào vua Hùng Vơng thứ nhất.
    Vì sao vua gọi là Hùng Vơng, nớc là Văn Lang? Có nhiều thuyết giải thích những từ này. Với thuyết ảnh hởng Hán-tự, Hùng Vơng là một dạng viết sai của chữ Lạc Vơng. Chữ "Hùng" và chữ "Lạc" chỉ khác nhau về phía bên trái trong Hán-tự, dễ đọc và chép lầm qua bao nhiêu thế kỷ. Văn Lang trong Hán-tự, vừa có nghĩa là vùng đất của dân có văn hiến, vừa có nghĩa là vùng đất của dân xâm mình (tích vua Hùng dạy dân xâm mình đánh cá để tránh thuồng luồng). Tuy nhiên theo các nghiên cứu mới nhất của ngành ngôn ngữ học, chữ "Hùng" có gốc từ tên gọi của một chức vụ thủ lãnh mà bây giờ vẫn còn tồn tại trong nhiều dân tộc miền núi nói tiếng có gốc Mon-Khmer trong vùng Đông Nam á, trong đó có Mờng. Tiếng Mờng của một dân tộc thiểu số miền núi ở miền bắc Việt Nam, đã đợc công nhận nh là một dạng tiếng Việt cổ nhất trong gia đình các ngôn ngữ Austroasiatic. Một nhà ngôn ngữ học Việt Nam mới đây cũng đã liên kết "Văn Lang" với những từ có âm tơng tự của những dân thiểu số sống trong các vùng sông Dơng Tử và sông Mekong, những từ đó có nghĩa "dân chúng" hay "đất nớc". Về từ "Hồng Bàng," theo truyền thuyết, vật tổ của vua Hùng là một loài chim lớn, sống trong vùng Mê Linh, mà hình tợng vẫn còn thấy ghi chép trên các trống đồng, có thể tên của những loài chim đó là nguồn gốc của họ "Hồng Bàng" ? (Chim Hồng (Hồng Hạc?), chim Bàng (Đại Bàng?) .... đều là những loài chim lớn)
    Có một điều cần nên chú ý là trong suốt thời đại Hùng Vơng cho đến An Dơng Vơng, chữ "Việt" cha thấy xuất hiện trong sử sách Việt xa. Chữ "Việt Thờng" có dùng chỉ là mợn từ sách Hán sau này. Chữ "Lạc" đúng ra có lẽ đã đợc dùng để chỉ dân chúng và vùng đất ở miền bắc Việt Nam bây giờ vào thời điểm đó.
    Vào cuối đời nhà Chu, các bộ lạc nhỏ Bách Việt ở miền nam Trung Hoa lần lần thống nhất lại thành những bộ tộc lớn hơn nh Nam Việt, Mân Việt và âu Việt. Năm 257 TCN, Thục Phán của âu Việt ở phía bắc, thôn tính Văn Lang và đổi tên nớc là âu Lạc. Năm 208 TCN, Triệu Đà chiếm lấy Nam Việt và âu Lạc, tự lập làm Nam Việt Vơng. Bắt đầu từ thời điểm này, nớc Văn Lang xa cũng đợc bắt đầu gọi là đất Việt.
    Khi nhà Hán thống nhất đất nớc và thôn tính các bộ tộc Việt ở miền nam Trung Quốc, một số dân mà phần đông là giai cấp cầm quyền và quý tộc của các bộ tộc Việt đã chạy sang tỵ nạn tại vùng đất của miền bắc Việt Nam. Với khả năng sẵn có, họ cũng đã góp phần củng cố vào định chế xã hội tại miền đất mới.
    IV. Kết Luận
    Trái với các quan niệm thông thờng cho rằng dân Việt có nguồn gốc từ Trung Hoa. Ngành khảo cổ học và ngôn ngữ học đã chứng minh rằng dân Lạc đã sinh sống và xây dựng một nền văn hóa riêng biệt tại miền bắc Việt Nam từ lâu, trớc khi bị thế lực Trung Hoa từ phía bắc tràn xuống xâm chiếm. Với một nền văn hóa riêng biệt trớc đó, tơng tác với ảnh hởng ấn Độ từ miền nam lên cũng nh hợp chung với ảnh hởng Trung Hoa từ miền bắc xuống trong suốt 1000 năm sau đó, con ngời Việt Nam đã tạo riêng cho mình một nền văn hóa, một dân tộc với sắc thái độc lập, và vô cùng độc đáo.
    Tài Liệu Tham Khảo
    1. The Birth of Vietnam - 1983 - Keith Weller Taylor
    2. Đại Việt Sử Lợc - 1377? - Khuyết Danh - Nguyễn Gia Tờng dịch.
    3. Đại Việt Sử Ký Toàn Th (phần ngoại kỷ) - Ngô Sĩ Liên
    4. Việt Nam Sử Lợc - 1971 - Trần Trọng Kim
    5. Sử Ký - T Mã Thiên - Nguyễn Hiến Lê dịch
  3. Relax

    Relax Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/11/2001
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Bác VNHL viết:
  4. Relax

    Relax Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/11/2001
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Bác VNHL viết:
  5. vn_pride

    vn_pride Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2001
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    đo' la` ba'c ga(.p may tho^i. Khoa?ng 98% ngu*o*`i nu*o*'c ngoa`i ma` to^i tu*`ng no'i chuye^.n, ho. kho^ng bie^'t gi` ve^' THD ca?. Thie^.t la` tu*'c qua'. Bo.n Nha^.t lu`n tha('ng đu*o*.c Mo^ng Co^? la` nho*` tro*`i giu'p tho^i the^' ma` bo.n chu'ng la.i đu*o*.c ca? the^' gio*'i bie^'t đe^'n. Co`n bo.n Memeluk thi` la^'y 10 cho.i 1 mo*'i tha('ng đu*o*c Mo^ng Co^? mo^.t tra^.n, the^' ma` bo.n Arab cu*' ga'y ve^` tra^.n đo' hoa`i.
  6. vn_pride

    vn_pride Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2001
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    đo' la` ba'c ga(.p may tho^i. Khoa?ng 98% ngu*o*`i nu*o*'c ngoa`i ma` to^i tu*`ng no'i chuye^.n, ho. kho^ng bie^'t gi` ve^' THD ca?. Thie^.t la` tu*'c qua'. Bo.n Nha^.t lu`n tha('ng đu*o*.c Mo^ng Co^? la` nho*` tro*`i giu'p tho^i the^' ma` bo.n chu'ng la.i đu*o*.c ca? the^' gio*'i bie^'t đe^'n. Co`n bo.n Memeluk thi` la^'y 10 cho.i 1 mo*'i tha('ng đu*o*c Mo^ng Co^? mo^.t tra^.n, the^' ma` bo.n Arab cu*' ga'y ve^` tra^.n đo' hoa`i.
  7. cuk

    cuk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/01/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Hi,
    Cảm ơn các bác đã chỉ giáo cho em rất nhiệt tình. Qua cuộc tranh luận này em biết thêm được nhiều điều. Các bác thông cảm vì nhà em nghèo lắm, không có tiền nối mạng nên tranh thủ thời gian nghỉ trưa ở cơ quan hay lúc đi làm về ra hàng trò chuyện với các bác. Vì thế mới toàn phải dừng vào đúng đoạn cao trào. " Kiến long tại điền" mà các bác.
    Cho em hỏi một câu mới nhé: Chữ " LỢI" của Mặc tử có nghĩa là gì? Tại sao Khổng tử nói: :" Nhân chi sơ tính bản thiện" còn Tuân tử - Pháp gia lại nói " Nhân chi sơ tính bản ác"? Mong các bác chỉ giáo tiếp.
    Hôm nào gần tết anh em mình bố trí gặp nhau tí nhỉ?
  8. cuk

    cuk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/01/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Hi,
    Cảm ơn các bác đã chỉ giáo cho em rất nhiệt tình. Qua cuộc tranh luận này em biết thêm được nhiều điều. Các bác thông cảm vì nhà em nghèo lắm, không có tiền nối mạng nên tranh thủ thời gian nghỉ trưa ở cơ quan hay lúc đi làm về ra hàng trò chuyện với các bác. Vì thế mới toàn phải dừng vào đúng đoạn cao trào. " Kiến long tại điền" mà các bác.
    Cho em hỏi một câu mới nhé: Chữ " LỢI" của Mặc tử có nghĩa là gì? Tại sao Khổng tử nói: :" Nhân chi sơ tính bản thiện" còn Tuân tử - Pháp gia lại nói " Nhân chi sơ tính bản ác"? Mong các bác chỉ giáo tiếp.
    Hôm nào gần tết anh em mình bố trí gặp nhau tí nhỉ?
  9. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Ai chả muốn tự hào về người nhà ta.
    Thành Cát Tư Hãn thì quả là kinh thiên động địa.
    THĐ nhà ta thắng thì chỉ thắng được hậu duệ của Đại Hãn là Hốt Tất Liệt (Mà lại chỉ là con thứ 4 của Hốt Tất Liệt thôi chứ ông ta mà thân chinh thì cũng không dám nói). Tôi không hiểu sao chúng ta lại gọi Thoát Hoan là Thái tử, ông này chỉ là Hoàng Tử thôi, làm sao thành Thái tử được, vì thế mới phải đi đánh phương xa như thế. Phải chăng ta tung hô ông ta để tự ca ngợi mình.
    Còn nhà nào chả gáy về nhà đấy. Thằng Nga bị Nguyên đặt kinh đô ở Kim Giác, bắt cống nạp gần 200 năm, mãi mới được Chúa Ivan tuyên bố không chịu thế mà còn hét ầm hét ĩ về nền độc lập của mình nữa là Việt. Nhưng mà mấy thằng đấy nước to dân đông của lắm, chúng nó hét một tiếng bằng ta hát một bài.
    Thành ra ta vẫn là ta, nó vẫn là nó. Ta vẫn tự hào 4000 năm nhưng nay đâu còn dám nói thế. Theo tôi được biết thì các văn bản chính thức cấp Quốc gia đều đổi thành "Mấy ngàn năm lịch sử".
    Big Mouse
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Ai chả muốn tự hào về người nhà ta.
    Thành Cát Tư Hãn thì quả là kinh thiên động địa.
    THĐ nhà ta thắng thì chỉ thắng được hậu duệ của Đại Hãn là Hốt Tất Liệt (Mà lại chỉ là con thứ 4 của Hốt Tất Liệt thôi chứ ông ta mà thân chinh thì cũng không dám nói). Tôi không hiểu sao chúng ta lại gọi Thoát Hoan là Thái tử, ông này chỉ là Hoàng Tử thôi, làm sao thành Thái tử được, vì thế mới phải đi đánh phương xa như thế. Phải chăng ta tung hô ông ta để tự ca ngợi mình.
    Còn nhà nào chả gáy về nhà đấy. Thằng Nga bị Nguyên đặt kinh đô ở Kim Giác, bắt cống nạp gần 200 năm, mãi mới được Chúa Ivan tuyên bố không chịu thế mà còn hét ầm hét ĩ về nền độc lập của mình nữa là Việt. Nhưng mà mấy thằng đấy nước to dân đông của lắm, chúng nó hét một tiếng bằng ta hát một bài.
    Thành ra ta vẫn là ta, nó vẫn là nó. Ta vẫn tự hào 4000 năm nhưng nay đâu còn dám nói thế. Theo tôi được biết thì các văn bản chính thức cấp Quốc gia đều đổi thành "Mấy ngàn năm lịch sử".
    Big Mouse

Chia sẻ trang này