1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bác Cuoihaymeu thân mến
    Tớ lấy luôn cái đoạn ở trong bài của bác Tri đưa lên bàn về chữ Việt nhé:
    Phía nam sông Dơng Tử là vùng c trú của các bộ lạc Yueh (Việt). Cho đến ngày nay, ngời Trung Hoa vẫn thờng dùng từ Yueh (Việt) để gọi chung các dân tộc thiểu số sinh sống ở miền nam Trung Hoa (Cũng nh ngời Việt ta gọi dân thiểu số vùng Trờng Sơn là Mọi vậy). Từ "Việt" đợc ghi chép lần đầu tiên trong sách Thợng Th Đại Truyện, nói về việc nớc Việt Thờng hiến chim trĩ cho vua Thành Vơng nhà Chu (696-682 TCN). Danh từ "Bách Việt" đã đợc T Mã Thiên nhà Hán dùng trong cuốn Sử Ký để gọi các bộ tộc khác Hán sinh sống vùng phía nam sông Dơng Tử.

    Như vậy thì chữ Việt nó cũng tương tự chữ Hồ chỉ người khác Hán phương Bắc, chữ Khương hay Nhung, Địch chỉ các bộ lạc phương Tây lãnh thổ người Hán sống. Có thuyết nói rằng chữ Việt này chỉ rìu, công cụ lao động và vũ khí chính của người Việt cổ (chữ việt trong phủ việt: búa rìu). Người Hán lấy luôn tên của phương tiện này để gọi người Việt. Thuyết này theo tớ là hợp lý. Chứ nếu như chữ Việt theo nghĩa ?ovượt về? của bác xem chừng hơi tối nghĩa và khó chấp nhận. Còn tên Việt Nam mãi đến đời nhà Nguyễn mới có, trước đó người Tàu chỉ gọi ta là Giao Chỉ hay An Nam thôi.
    Bác Guest thân
    Từ phong kiến theo tiếng Trung Quốc rõ ràng có ý nghĩa khác hẳn định nghĩa phong kiến của phương Tây. Định nghĩa của bác đưa ra thực ra là kết hợp cả định nghĩa của TQ và của phương Tây còn định nghĩa bác CHM nêu thì là định nghĩa nguyên sơ của người TQ.Chẳng hạn Nguyễn Hiến Lê căn cứ theo định nghĩa này để gọi nhà Tần là chế độ quân chủ còn nhà Chu mới là chế độ phong kiến.
    Do vậy, vấn đề ở đây là chúng ta nên định nghĩa thế nào là phong kiến. Không biết các nhà nghiên cứu lịch sử phương Tây không phải Marxist định nghĩa thế nào? Còn định nghĩa của Marx thì hoàn toàn căn cứ vào phương thức sản xuất được sử dụng.
    Nếu theo định nghĩa của bác thì rõ ràng nhà Tần không thể gọi là phong kiến vì không tuân thủ đặc trưng 1 (không có việc cắt đất và quyền thế tập). Hay Nhà Hồ ở Việt Nam quốc hữu hoá ruộng đất thì có thể được gọi là chế độ phong kiến được không?
    Vì thế nên có lẽ đặc trưng 1 của bác chỉ nên xem là một đặc trưng thường thấy trong chế độ phong kiến thôi, chứ không thể coi nó là một điều kiện cần để xác định một chính thể có phải là theo chế độ phong kiến hay không.
    Nói như vậy có nghĩa là tôi hoàn toàn tuân thủ định nghĩa và cách phân chia lịch sử của Karl Marx để xem nhà Chu là thời phong kiến, thậm chí còn là chế độ phong kiến điển hình nhất (phong kiến phân quyền), gần gũi với các chế độ phong kiến ở các nước châu Âu.
    Nhà Tần với nhà nước La Mã cổ đại rất giống nhau về cách tổ chức nhà nước, nhưng khác biệt cơ bản nhất chính là ở phương thức sản xuất (nông dân><nô lệ) vì vậy nhà Tần là phong kiến tập quyền trong khi La Mã là chế độ chiếm hữu nô lệ.

    Rút gươm chặt nước, nước cứ chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng đầy
  2. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bác Cuoihaymeu thân mến
    Tớ lấy luôn cái đoạn ở trong bài của bác Tri đưa lên bàn về chữ Việt nhé:
    Phía nam sông Dơng Tử là vùng c trú của các bộ lạc Yueh (Việt). Cho đến ngày nay, ngời Trung Hoa vẫn thờng dùng từ Yueh (Việt) để gọi chung các dân tộc thiểu số sinh sống ở miền nam Trung Hoa (Cũng nh ngời Việt ta gọi dân thiểu số vùng Trờng Sơn là Mọi vậy). Từ "Việt" đợc ghi chép lần đầu tiên trong sách Thợng Th Đại Truyện, nói về việc nớc Việt Thờng hiến chim trĩ cho vua Thành Vơng nhà Chu (696-682 TCN). Danh từ "Bách Việt" đã đợc T Mã Thiên nhà Hán dùng trong cuốn Sử Ký để gọi các bộ tộc khác Hán sinh sống vùng phía nam sông Dơng Tử.

    Như vậy thì chữ Việt nó cũng tương tự chữ Hồ chỉ người khác Hán phương Bắc, chữ Khương hay Nhung, Địch chỉ các bộ lạc phương Tây lãnh thổ người Hán sống. Có thuyết nói rằng chữ Việt này chỉ rìu, công cụ lao động và vũ khí chính của người Việt cổ (chữ việt trong phủ việt: búa rìu). Người Hán lấy luôn tên của phương tiện này để gọi người Việt. Thuyết này theo tớ là hợp lý. Chứ nếu như chữ Việt theo nghĩa ??ovượt về??? của bác xem chừng hơi tối nghĩa và khó chấp nhận. Còn tên Việt Nam mãi đến đời nhà Nguyễn mới có, trước đó người Tàu chỉ gọi ta là Giao Chỉ hay An Nam thôi.
    Bác Guest thân
    Từ phong kiến theo tiếng Trung Quốc rõ ràng có ý nghĩa khác hẳn định nghĩa phong kiến của phương Tây. Định nghĩa của bác đưa ra thực ra là kết hợp cả định nghĩa của TQ và của phương Tây còn định nghĩa bác CHM nêu thì là định nghĩa nguyên sơ của người TQ.Chẳng hạn Nguyễn Hiến Lê căn cứ theo định nghĩa này để gọi nhà Tần là chế độ quân chủ còn nhà Chu mới là chế độ phong kiến.
    Do vậy, vấn đề ở đây là chúng ta nên định nghĩa thế nào là phong kiến. Không biết các nhà nghiên cứu lịch sử phương Tây không phải Marxist định nghĩa thế nào? Còn định nghĩa của Marx thì hoàn toàn căn cứ vào phương thức sản xuất được sử dụng.
    Nếu theo định nghĩa của bác thì rõ ràng nhà Tần không thể gọi là phong kiến vì không tuân thủ đặc trưng 1 (không có việc cắt đất và quyền thế tập). Hay Nhà Hồ ở Việt Nam quốc hữu hoá ruộng đất thì có thể được gọi là chế độ phong kiến được không?
    Vì thế nên có lẽ đặc trưng 1 của bác chỉ nên xem là một đặc trưng thường thấy trong chế độ phong kiến thôi, chứ không thể coi nó là một điều kiện cần để xác định một chính thể có phải là theo chế độ phong kiến hay không.
    Nói như vậy có nghĩa là tôi hoàn toàn tuân thủ định nghĩa và cách phân chia lịch sử của Karl Marx để xem nhà Chu là thời phong kiến, thậm chí còn là chế độ phong kiến điển hình nhất (phong kiến phân quyền), gần gũi với các chế độ phong kiến ở các nước châu Âu.
    Nhà Tần với nhà nước La Mã cổ đại rất giống nhau về cách tổ chức nhà nước, nhưng khác biệt cơ bản nhất chính là ở phương thức sản xuất (nông dân><nô lệ) vì vậy nhà Tần là phong kiến tập quyền trong khi La Mã là chế độ chiếm hữu nô lệ.

    Rút gươm chặt nước, nước cứ chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng đầy
  3. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, tớ thì chẳng biết một tẹo tiếng Hán nào. Nhưng sao bác không nghĩ tới khả năng là từ Việt ban đầu bắt nguồn từ chữ "rìu" nhưng về sau người Tàu lại dùng một chữ Việt viết khác để ghi âm nó (cũng là từ đồng âm). Cái hiện đang sử dụng không có nghĩa là trước kia nó được sử dụng. Chuyện này trong ngôn ngữ học thì xảy ra nhiều lắm, nhất là khi bản thân tiếng Hán cũng không ngừng được thay đổi. Thế nên tớ vẫn thiên về ý kiến từ nguyên của chữ Việt là chữ Rìu (Mr. Trần Ngọc Thêm hình như cũng nghĩ như thế).
    Chỉ đơn giản là chuyện ngày nay khối người xem bóng đá mà cứ quả quyết là liệt vị chứ không phải việt vị đó sao.
    Dù sao tớ cũng không chuyên về ngôn ngữ nên không dám bàn nhiều nhưng thực sự tớ cũng không tin mấy vào chuyện chiết tự một chữ hiện tại để giải thích cho chuyên 4-5000 năm trước.

    Rút gươm chặt nước, nước cứ chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng đầy
  4. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, tớ thì chẳng biết một tẹo tiếng Hán nào. Nhưng sao bác không nghĩ tới khả năng là từ Việt ban đầu bắt nguồn từ chữ "rìu" nhưng về sau người Tàu lại dùng một chữ Việt viết khác để ghi âm nó (cũng là từ đồng âm). Cái hiện đang sử dụng không có nghĩa là trước kia nó được sử dụng. Chuyện này trong ngôn ngữ học thì xảy ra nhiều lắm, nhất là khi bản thân tiếng Hán cũng không ngừng được thay đổi. Thế nên tớ vẫn thiên về ý kiến từ nguyên của chữ Việt là chữ Rìu (Mr. Trần Ngọc Thêm hình như cũng nghĩ như thế).
    Chỉ đơn giản là chuyện ngày nay khối người xem bóng đá mà cứ quả quyết là liệt vị chứ không phải việt vị đó sao.
    Dù sao tớ cũng không chuyên về ngôn ngữ nên không dám bàn nhiều nhưng thực sự tớ cũng không tin mấy vào chuyện chiết tự một chữ hiện tại để giải thích cho chuyên 4-5000 năm trước.

    Rút gươm chặt nước, nước cứ chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng đầy
  5. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    À mà nhà nước Roma trước Caesar thì có thể coi là CỘng hoà dân chủ chủ nô nhưng sau Caesar thì thành quân chủ chuyên chế TW tập quyền rồi

    Rút gươm chặt nước, nước cứ chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng đầy
  6. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    À mà nhà nước Roma trước Caesar thì có thể coi là CỘng hoà dân chủ chủ nô nhưng sau Caesar thì thành quân chủ chuyên chế TW tập quyền rồi

    Rút gươm chặt nước, nước cứ chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng đầy
  7. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    ơ, sao cái bài ngăn ngắn về chữ Việt của tớ lẽ ra phải ở dưới bài của bác CHM giờ lại nhảy lên trên nhỉ

    Rút gươm chặt nước, nước cứ chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng đầy
  8. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    ơ, sao cái bài ngăn ngắn về chữ Việt của tớ lẽ ra phải ở dưới bài của bác CHM giờ lại nhảy lên trên nhỉ

    Rút gươm chặt nước, nước cứ chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng đầy
  9. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Các bác có vẻ lấn bấn với nhau mãi ở chỗ Phong kiến và Nhà nước Phong kiến nhỉ.
    - Thứ nhất là nói đến Nhà nước Phong kiến thì đừng nên cứng nhắc quá xem nó phải thế nào thì mới là nhà nước PK, vì PK là khái niệm chỉ một giai đoạn phát triển của LS XH loài người chứ không phải là một khái niệm chỉ đặc trưng về mặt hình thức của NN. (Nói NN PK đơn thuần là nói đến những kiểu NN tồn tại trong thời kỳ PK mà thôi).
    Cái đặc trưng đó không phải là Nô lệ, PK, Tư Sản ... mà là Hình thức Nhà nước, bao gồm Hình thức Chính thể (cách thức tổ chức bộ máy Nhà nước: Quân chủ hay Cộng Hoà), Hình thức cấu trúc ( tức cách thức tổ chức NN theo đơn vị hành chính lãnh thổ - Liên bang hay Đơn nhất), Chế độ chính trị (dân chủ hay chuyên chế độc tài).
    Trong cùng một thời kỳ LS có thể tồn tại nhiều hình thức nhà nước khác nhau. VD thời hiện đại chúng ta đây có cả Hình thức Chính thể Quân chủ (nước Anh - Quân chủ lập hiến) lẫn hình thức Chính thể Cộng hoà dân chủ đại nghị (Pháp ...), Cộng Hoà Tổng thống (Mỹ )... đơn nhất như Anh Pháp, liên bang như Đức, Mỹ. Dân chủ như châu Âu và độc tài như Taliban ...
    So sánh NN Phong kiến với NN Quân chủ như bác VNHL là so sánh không cùng loại zồi, không có cơ sở.
    Nhà Chu là hình thức Chính thể Quân chủ chuyên chế TW tập quyền (Vào thời suy tàn của Nhà Chu, trên thực tế nó đã biến thành phân quyền cát cứ), Roma là hình thức Chính thể Cộng hoà quý tộc chủ nô, sau là quân chủ chuyên chế chủ nô. Nhà Trần ta đây cũng là hình thức Chính thể quân chủ chuyên chế TW tập quyền. Chúng nó khác nhau là ở chỗ đấy.
    - Thứ hai. Chuyện phân chia LS loài người thành 5 Hình thái KT-XH : Nguyên thuỷ - Nô lệ - PK- Tư Sản - Cộng Sản là cách phân chia của riêng Các Mác, và cũng chỉ có CM phân chia như vậy mà thôi. Ngoài ra còn nhiều cách phân chia khác, và các giai đoạn của các cách phân chia khác nhau không phải lúc nào cũng trùng nhau. Đấy không phải phương pháp duy nhất hay duy nhất đúng.
    LS loài người đã diễn ra như nó đã diễn ra. Các học giả hiện đại hôm nay ngồi và nghĩ ra các cách phân chia khác nhau, đặt tên các thời kỳ để con người có một hình dung cụ thể hơn về LS của mình, chứ không ai sáng tạo ra LS.
    Cũng dựa trên phương thức sản xuất như CM, có quan điểm rất phổ biến mà chúng ta đều biết, phân chia LS thành 3 THỜI KỲ VĂN MINH : VM Công nghiệp, VM công nghiệp (tính từ khi có máy hơi nước) và VM Hậu Công nghiệp.
    Cách khác phổ biến hơn là phân chia theo thời gian một cách ước lệ : Nguyên thuỷ - Cổ đại - Trung đại - Lịch sử mới (cận đại) - LS mới nhất (hiện đại). Cách này phổ biến trong các sách LSTG do các học giả Tây viết. Người ta coi thời kỳ Nhà nước Hi Lạp, La mã ra đời cho đến năm 473 sau CN khi đế quốc Tây LM sụp đổ là thời kỳ là thời cổ đại. Từ đó đến CM Tư Sản là thời Trung đại (mà CM gọi là PK - k/n Tư sản và CMTS không phải chỉ duy nhất Các Mác dùng đâu nhá ). Từ CMTS đến đầu TK 20 nhìn chung được gọi là thời kỳ LS mới và sau đó là thời Hiện đại. "Nhìn chung" là bởi vì mỗi QG có những mốc thời gian riêng. Đây là cách chia dựa vào LS Châu Âu, quy chiếu đến các khu vực khác.
    Mỗi nước cũng lại có cách chia LS riêng của nước mình. VD Nước Đức, theo một số sách tớ "mọt", chia LS thành thời Trước Đế chế, thời Đế Chế và thời Hậu đế chế. Pháp, LS cận đại ít được dùng hơn k/n LS các nền cộng hoà. TQ chia LS của mình thành 3 thời kỳ Nguyên thuỷ - Cổ trung đại (các triều đại) - Hiện đại. Trong đó LSTQ dài nhất là Cổ trung đại, mà thực ra LS giai đoạn này người ta gọi là "LS các triều đại" , được coi bắt đầu từ Nhà Chu cho đến đầu TK 20 - nhà Mãn Thanh)
    ..v.v...
    CM yêu quý của chúng ta đây chia LS loài người thành 5 thời kỳ, trong đó có cái PK đang gây tranh cãi. Có nghĩa là cái mà Mác coi là PK (trên cơ sở cái nhìn LS Châu Âu) thì vẫn là nó ở Châu khác người ta có thể định danh nó theo một cách suy nghĩ khác, trên một phạm vi khác. Học thuyết Duy vật LS của Mác không áp dụng được ở những QG ngoài Châu Âu. Đối với Châu Á, Các mác phải sản xuất riêng ra một loại phương thức SX không giống ai gọi là PTSX Á Châu để giải thích LS và sự hình thành các hình thái KTXH ở khu vực này. Thế còn Châu Phi, Châu Đại Dương và Nam Mỹ thì sao ? có chia được thành NT-NL-PK-TS-CS được không nhỉ? hi hi hi...
    Các bác tranh luận tiếp nhá, đợt này tớ bận, tham gia trên tinh thần góp vui là chính.
    -------------------------
    À bác VNHL ạ, thì tớ cũng đang nói về chữ Việt trong Việt Nam mà sau này bọn Tàu nó đặt tên đấy chứ. Bác lôi sách Tàu xem bọn Trung Của từ cổ đến kim nó viết chữ Việt trong VN như thế nào rồi đối chiếu với bất kỳ cuốn từ điển Hán Việt nào là rõ ngay thôi mà (Loại từ điển từ nguyên thì càng tốt ). Bác phải nhớ rằng từ ngữ nó có nhiều từ đồng âm, nhưng thực ra là những từ khác nhau, khác hoàn toàn về nghĩa. Muốn biết chính xác nó là rì thì cứ xem nó ... là rì bằng cách xem người ta viết bằng chữ nào trong cái đám đồng âm ấy.
    Tớ nhắc lại nhá, Chữ Việt trong từ "Việt Nam" mà người TQ viết ra để chỉ nước VN ta đây là chữ Việt có có bộ "Tẩu" (Tẩu nghĩa là đi ý, kiểu như "tẩu vi thượng sách" hay "hành tẩu giang hồ"), nghĩa của Việt là Vượt (Tớ lại không biết viết tiếng Tàu bằng máy tính như bác Guét nên không minh hoạ được). Bác thấy nó tối nghĩa hay không thì không quan trọng bằng nó là rì , đúng không?
    Cái này thì tớ nhớ lắm vì mất béng hai học kỳ mài đít quần viết Hán Nôm đấy. Không phải tớ biết nghĩa từ rồi đoán mò đâu nhá, bác cứ hỏi bất kỳ GV tiếng Trung nào hay GV Hán Nôm nào người ta đều đồng ý với tớ đấy. Chuyện nghĩa của hai chữ VN này là rì nó rất bình thường và phổ thông trong giới Hán học thôi mà.
    Còn nó dùng Việt để chỉ dân ta, thì hoàn toàn đúng thôi vì VD như bác nào tên là Hùng chẳng hạn, đây là từ gốc Hán có một nghĩa trong tiếng Tàu là Gấu, cũng như là nước ta dân ta được gọi là Việt, đây là từ gốc Hán có nghĩa gốc trong tiếng Tàu là Vượt. Thế thôi. Tớ muốn nói đến cái nghĩa từ nguyên của nó ấy.
    Mà khổ tớ quá bác VNHL ạ, cái chữ Việt - búa mà bác yêu thích ấy nó có bộ KIM (là kim loại ấy) cơ chứ nó không có bộ TẨU, có bộ kim thì nó mới trỏ nghĩa cái Búa được. Mà người Tàu nó dùng chữ Việt có bộ Tẩu để trỏ Việt Nam ta cơ.
    Bác biết đấy, người Tàu viết chữ tượng hình nên chữ nào phân biệt với chữ nào là nó rõ ràng lắm mà cụ thể lắm, chả ai vẽ con voi mà lại nhầm với con khỉ được. Hai chữ cách viết khác nhau, xuất phát từ hai nhận thức, hình dung khác nhau, mô tả hai đối tượng khác nhau, nghĩa hoàn toàn khác nhau hì hì, ơ biết đâu nó lại cùng một gốc thật bác nhỉ ...
    ---------------------
    (Chính vì tớ đọc lại và sửa cái chỗ ấy + bổ sung cái thắc mắc về nghĩa từ của bác mà nó cứ lung tung thế đấy.) bác ạ. Mà không phải Cộng hoà dân chủ chủ nô đâu mà là Cộng hoà quý tộc chủ nô. Dân chủ chủ nô nó phải như A-ten cơ.

    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  10. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Các bác có vẻ lấn bấn với nhau mãi ở chỗ Phong kiến và Nhà nước Phong kiến nhỉ.
    - Thứ nhất là nói đến Nhà nước Phong kiến thì đừng nên cứng nhắc quá xem nó phải thế nào thì mới là nhà nước PK, vì PK là khái niệm chỉ một giai đoạn phát triển của LS XH loài người chứ không phải là một khái niệm chỉ đặc trưng về mặt hình thức của NN. (Nói NN PK đơn thuần là nói đến những kiểu NN tồn tại trong thời kỳ PK mà thôi).
    Cái đặc trưng đó không phải là Nô lệ, PK, Tư Sản ... mà là Hình thức Nhà nước, bao gồm Hình thức Chính thể (cách thức tổ chức bộ máy Nhà nước: Quân chủ hay Cộng Hoà), Hình thức cấu trúc ( tức cách thức tổ chức NN theo đơn vị hành chính lãnh thổ - Liên bang hay Đơn nhất), Chế độ chính trị (dân chủ hay chuyên chế độc tài).
    Trong cùng một thời kỳ LS có thể tồn tại nhiều hình thức nhà nước khác nhau. VD thời hiện đại chúng ta đây có cả Hình thức Chính thể Quân chủ (nước Anh - Quân chủ lập hiến) lẫn hình thức Chính thể Cộng hoà dân chủ đại nghị (Pháp ...), Cộng Hoà Tổng thống (Mỹ )... đơn nhất như Anh Pháp, liên bang như Đức, Mỹ. Dân chủ như châu Âu và độc tài như Taliban ...
    So sánh NN Phong kiến với NN Quân chủ như bác VNHL là so sánh không cùng loại zồi, không có cơ sở.
    Nhà Chu là hình thức Chính thể Quân chủ chuyên chế TW tập quyền (Vào thời suy tàn của Nhà Chu, trên thực tế nó đã biến thành phân quyền cát cứ), Roma là hình thức Chính thể Cộng hoà quý tộc chủ nô, sau là quân chủ chuyên chế chủ nô. Nhà Trần ta đây cũng là hình thức Chính thể quân chủ chuyên chế TW tập quyền. Chúng nó khác nhau là ở chỗ đấy.
    - Thứ hai. Chuyện phân chia LS loài người thành 5 Hình thái KT-XH : Nguyên thuỷ - Nô lệ - PK- Tư Sản - Cộng Sản là cách phân chia của riêng Các Mác, và cũng chỉ có CM phân chia như vậy mà thôi. Ngoài ra còn nhiều cách phân chia khác, và các giai đoạn của các cách phân chia khác nhau không phải lúc nào cũng trùng nhau. Đấy không phải phương pháp duy nhất hay duy nhất đúng.
    LS loài người đã diễn ra như nó đã diễn ra. Các học giả hiện đại hôm nay ngồi và nghĩ ra các cách phân chia khác nhau, đặt tên các thời kỳ để con người có một hình dung cụ thể hơn về LS của mình, chứ không ai sáng tạo ra LS.
    Cũng dựa trên phương thức sản xuất như CM, có quan điểm rất phổ biến mà chúng ta đều biết, phân chia LS thành 3 THỜI KỲ VĂN MINH : VM Công nghiệp, VM công nghiệp (tính từ khi có máy hơi nước) và VM Hậu Công nghiệp.
    Cách khác phổ biến hơn là phân chia theo thời gian một cách ước lệ : Nguyên thuỷ - Cổ đại - Trung đại - Lịch sử mới (cận đại) - LS mới nhất (hiện đại). Cách này phổ biến trong các sách LSTG do các học giả Tây viết. Người ta coi thời kỳ Nhà nước Hi Lạp, La mã ra đời cho đến năm 473 sau CN khi đế quốc Tây LM sụp đổ là thời kỳ là thời cổ đại. Từ đó đến CM Tư Sản là thời Trung đại (mà CM gọi là PK - k/n Tư sản và CMTS không phải chỉ duy nhất Các Mác dùng đâu nhá ). Từ CMTS đến đầu TK 20 nhìn chung được gọi là thời kỳ LS mới và sau đó là thời Hiện đại. "Nhìn chung" là bởi vì mỗi QG có những mốc thời gian riêng. Đây là cách chia dựa vào LS Châu Âu, quy chiếu đến các khu vực khác.
    Mỗi nước cũng lại có cách chia LS riêng của nước mình. VD Nước Đức, theo một số sách tớ "mọt", chia LS thành thời Trước Đế chế, thời Đế Chế và thời Hậu đế chế. Pháp, LS cận đại ít được dùng hơn k/n LS các nền cộng hoà. TQ chia LS của mình thành 3 thời kỳ Nguyên thuỷ - Cổ trung đại (các triều đại) - Hiện đại. Trong đó LSTQ dài nhất là Cổ trung đại, mà thực ra LS giai đoạn này người ta gọi là "LS các triều đại" , được coi bắt đầu từ Nhà Chu cho đến đầu TK 20 - nhà Mãn Thanh)
    ..v.v...
    CM yêu quý của chúng ta đây chia LS loài người thành 5 thời kỳ, trong đó có cái PK đang gây tranh cãi. Có nghĩa là cái mà Mác coi là PK (trên cơ sở cái nhìn LS Châu Âu) thì vẫn là nó ở Châu khác người ta có thể định danh nó theo một cách suy nghĩ khác, trên một phạm vi khác. Học thuyết Duy vật LS của Mác không áp dụng được ở những QG ngoài Châu Âu. Đối với Châu Á, Các mác phải sản xuất riêng ra một loại phương thức SX không giống ai gọi là PTSX Á Châu để giải thích LS và sự hình thành các hình thái KTXH ở khu vực này. Thế còn Châu Phi, Châu Đại Dương và Nam Mỹ thì sao ? có chia được thành NT-NL-PK-TS-CS được không nhỉ? hi hi hi...
    Các bác tranh luận tiếp nhá, đợt này tớ bận, tham gia trên tinh thần góp vui là chính.
    -------------------------
    À bác VNHL ạ, thì tớ cũng đang nói về chữ Việt trong Việt Nam mà sau này bọn Tàu nó đặt tên đấy chứ. Bác lôi sách Tàu xem bọn Trung Của từ cổ đến kim nó viết chữ Việt trong VN như thế nào rồi đối chiếu với bất kỳ cuốn từ điển Hán Việt nào là rõ ngay thôi mà (Loại từ điển từ nguyên thì càng tốt ). Bác phải nhớ rằng từ ngữ nó có nhiều từ đồng âm, nhưng thực ra là những từ khác nhau, khác hoàn toàn về nghĩa. Muốn biết chính xác nó là rì thì cứ xem nó ... là rì bằng cách xem người ta viết bằng chữ nào trong cái đám đồng âm ấy.
    Tớ nhắc lại nhá, Chữ Việt trong từ "Việt Nam" mà người TQ viết ra để chỉ nước VN ta đây là chữ Việt có có bộ "Tẩu" (Tẩu nghĩa là đi ý, kiểu như "tẩu vi thượng sách" hay "hành tẩu giang hồ"), nghĩa của Việt là Vượt (Tớ lại không biết viết tiếng Tàu bằng máy tính như bác Guét nên không minh hoạ được). Bác thấy nó tối nghĩa hay không thì không quan trọng bằng nó là rì , đúng không?
    Cái này thì tớ nhớ lắm vì mất béng hai học kỳ mài đít quần viết Hán Nôm đấy. Không phải tớ biết nghĩa từ rồi đoán mò đâu nhá, bác cứ hỏi bất kỳ GV tiếng Trung nào hay GV Hán Nôm nào người ta đều đồng ý với tớ đấy. Chuyện nghĩa của hai chữ VN này là rì nó rất bình thường và phổ thông trong giới Hán học thôi mà.
    Còn nó dùng Việt để chỉ dân ta, thì hoàn toàn đúng thôi vì VD như bác nào tên là Hùng chẳng hạn, đây là từ gốc Hán có một nghĩa trong tiếng Tàu là Gấu, cũng như là nước ta dân ta được gọi là Việt, đây là từ gốc Hán có nghĩa gốc trong tiếng Tàu là Vượt. Thế thôi. Tớ muốn nói đến cái nghĩa từ nguyên của nó ấy.
    Mà khổ tớ quá bác VNHL ạ, cái chữ Việt - búa mà bác yêu thích ấy nó có bộ KIM (là kim loại ấy) cơ chứ nó không có bộ TẨU, có bộ kim thì nó mới trỏ nghĩa cái Búa được. Mà người Tàu nó dùng chữ Việt có bộ Tẩu để trỏ Việt Nam ta cơ.
    Bác biết đấy, người Tàu viết chữ tượng hình nên chữ nào phân biệt với chữ nào là nó rõ ràng lắm mà cụ thể lắm, chả ai vẽ con voi mà lại nhầm với con khỉ được. Hai chữ cách viết khác nhau, xuất phát từ hai nhận thức, hình dung khác nhau, mô tả hai đối tượng khác nhau, nghĩa hoàn toàn khác nhau hì hì, ơ biết đâu nó lại cùng một gốc thật bác nhỉ ...
    ---------------------
    (Chính vì tớ đọc lại và sửa cái chỗ ấy + bổ sung cái thắc mắc về nghĩa từ của bác mà nó cứ lung tung thế đấy.) bác ạ. Mà không phải Cộng hoà dân chủ chủ nô đâu mà là Cộng hoà quý tộc chủ nô. Dân chủ chủ nô nó phải như A-ten cơ.

    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...

Chia sẻ trang này