1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Các Bác thân mến
    Hôm nay mùng một tết xin có chuyện hỏi các Bác về cái từ 'Tết' nhá .
    Trong thâm tâm của mỗi người VN thì cái từ 'Tết' có một sức hấp dẫn lớn lao. Vậy theo các Bác cái từ ' Tết ' này có nguồn gốc như thế nào.
    Người Trung quốc khi nói câu 'chúc mừng năm mới' của ta hay nó câu : Tân niên hảo'. Đối với họ ngày Tết chỉ có khái niệm là ngày đầu tiên của một năm mới thôi chứ không được dùng với một chữ vô cùng độc đáo nhưng có ý nghĩa hết sức sâu sắc với người An nam mít nhà ta là từ " Tết". Lấy ví dụ đơn giản , ở châu Âu thì ngày giáng sinh được dùng với một từ đơn giản nhưng toát lên hết ý nghĩa : XMAS nhưng ngày Tết thì họ cũng chỉ dùng từ 'năm mới' thôi.
    Từ 'Tết' là từ đơn âm, không phải từ ghép và cũng không có nguồn gốc của từ Hán nôm. Nó đơn giản như các từ dân dã vẫn dùng : con cua, cái cáy, con cún ....... Chính vì vậy theo tôi nó rất có thể có nguồn gốc từ một trong hai xuất xứ có khả năng sau đây:
    1. Từ nguồn gốc dân gian : con cua , con cáy , con cún...
    2. Có nguồn gốc từ phương tây : cái xoong, nhà ga....
    Theo ý kiến của một số người đã có tuổi thì từ Tết thật ra chỉ mới có từ thế kỷ thứ 19 và có nguồn gốc từ tiềng Pháp. Trong từ điển tiếng Pháp ( đoạn này chắc phải hỏi cô Mask , nói tiếng Pháp như nước trẩy mây trôi , nếu có sai thì mọi người chỉ giáo cho nhá ) thì từ 'le Tet' : có nghĩ là một ngày hội vui vẻ . Đoạn này có khả năng là người Pháp gọi ngày hội năm mới cổ truyền của dân ta là Tết để phân biệt với ngày 1/1 dương lịch chăng. Mấy cụ cao tuổi này còn nói với tôi : ngày xưa làm gì có từ Tết đâu : chỉ có trừ tịch, tất niên gì đó thôi....
    Nhưng nói gì thì nói so với các dân tộc khác thì riêng về đoạn ngày hội năm mới thì dân ta đã giầu hơn một từ rồi, đó là từ Tết , các Bác nhỉ.
    Rất hy vọng các cao thủ thông thao ngoại ngữ , nội ngữ cổ kim kiểm tra hộ tôi giả thuyết này nhé.
    Cung chúc tân xuân!!!

    anhquan
  2. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Các Bác thân mến
    Hôm nay mùng một tết xin có chuyện hỏi các Bác về cái từ 'Tết' nhá .
    Trong thâm tâm của mỗi người VN thì cái từ 'Tết' có một sức hấp dẫn lớn lao. Vậy theo các Bác cái từ ' Tết ' này có nguồn gốc như thế nào.
    Người Trung quốc khi nói câu 'chúc mừng năm mới' của ta hay nó câu : Tân niên hảo'. Đối với họ ngày Tết chỉ có khái niệm là ngày đầu tiên của một năm mới thôi chứ không được dùng với một chữ vô cùng độc đáo nhưng có ý nghĩa hết sức sâu sắc với người An nam mít nhà ta là từ " Tết". Lấy ví dụ đơn giản , ở châu Âu thì ngày giáng sinh được dùng với một từ đơn giản nhưng toát lên hết ý nghĩa : XMAS nhưng ngày Tết thì họ cũng chỉ dùng từ 'năm mới' thôi.
    Từ 'Tết' là từ đơn âm, không phải từ ghép và cũng không có nguồn gốc của từ Hán nôm. Nó đơn giản như các từ dân dã vẫn dùng : con cua, cái cáy, con cún ....... Chính vì vậy theo tôi nó rất có thể có nguồn gốc từ một trong hai xuất xứ có khả năng sau đây:
    1. Từ nguồn gốc dân gian : con cua , con cáy , con cún...
    2. Có nguồn gốc từ phương tây : cái xoong, nhà ga....
    Theo ý kiến của một số người đã có tuổi thì từ Tết thật ra chỉ mới có từ thế kỷ thứ 19 và có nguồn gốc từ tiềng Pháp. Trong từ điển tiếng Pháp ( đoạn này chắc phải hỏi cô Mask , nói tiếng Pháp như nước trẩy mây trôi , nếu có sai thì mọi người chỉ giáo cho nhá ) thì từ 'le Tet' : có nghĩ là một ngày hội vui vẻ . Đoạn này có khả năng là người Pháp gọi ngày hội năm mới cổ truyền của dân ta là Tết để phân biệt với ngày 1/1 dương lịch chăng. Mấy cụ cao tuổi này còn nói với tôi : ngày xưa làm gì có từ Tết đâu : chỉ có trừ tịch, tất niên gì đó thôi....
    Nhưng nói gì thì nói so với các dân tộc khác thì riêng về đoạn ngày hội năm mới thì dân ta đã giầu hơn một từ rồi, đó là từ Tết , các Bác nhỉ.
    Rất hy vọng các cao thủ thông thao ngoại ngữ , nội ngữ cổ kim kiểm tra hộ tôi giả thuyết này nhé.
    Cung chúc tân xuân!!!

    anhquan
  3. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    hị hị bài viết này ( page 59) của bác Trinity hay đấy, rất có khí phách nam nhi.

    Anh đã bắt đầu yêu em rùi đấy.

  4. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    hị hị bài viết này ( page 59) của bác Trinity hay đấy, rất có khí phách nam nhi.

    Anh đã bắt đầu yêu em rùi đấy.

  5. gaup

    gaup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2001
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Anh quân ở Kiev,
    Người Trung Quốc chúc nhau Cung chúc tân xuân hay Tân niên khoái lạc hay bất kỳ cái gì sáng tạo khác người ta nghĩ được ra, chữ khoái lạc tiếng trung không nhiều ý tình...cảm như tiếng Việt mình.
    Chữ Tết nhà ta nghe nôm na nhưng chắc cũng không phải của riêng mình. Thiên hạ giải thích rồi là Tết sinh ra từ chữ tiết (dịp, thời) như thanh minh trong tiết tháng ba, lễ là tảo mộ hội là đạp thanh...Tiết cũng có gốc từ tiếng Hán. Người Pháp không đặt ra chữ Tết, người Việt chỉ nói lâu chữ tiết rồi thành ra lộn...đấy là người ta giải thích thế. chữ tête tiếng Pháp là cái đầu, fête cùng gốc với feast tiếng Anh, festival...etc mới là lễ lạt kỷ niệm
    Ngày giáng sinh ở châu Âu không phải chỗ nào cũng dùng Christmas là Xmas...Xmas mà trong đó chữ X biểu tượng cho chữ thập của đạo thiên chúa và cho cá nhân Jesus Christ...chữ mas cũng là một từ tiếng Anh cổ tương tự như chữ Tiết mình nói ở trên là ngày dịp.
    Hình như đồng chí lẫn lộn chút ít chuyện liên tưởng với hình dung từ...tớ thấy mấy từ xmas hay tết bản thân chúng nó không có nghĩa gì khi đứng một mình...chỉ có vẻ như khúc chiết ngắn gọn hàm ý bởi kinh nghiệm của cá nhân đồng chí thôi.
    sáng mùng 2 ngồi viết lung tung chắc chắn có từ dùng sai...hi hi...chúc các bạn năm mới vui vẻ.

    UẤG

    Được sửa chữa bởi - gaup vào 13/02/2002 09:37
  6. gaup

    gaup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2001
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Anh quân ở Kiev,
    Người Trung Quốc chúc nhau Cung chúc tân xuân hay Tân niên khoái lạc hay bất kỳ cái gì sáng tạo khác người ta nghĩ được ra, chữ khoái lạc tiếng trung không nhiều ý tình...cảm như tiếng Việt mình.
    Chữ Tết nhà ta nghe nôm na nhưng chắc cũng không phải của riêng mình. Thiên hạ giải thích rồi là Tết sinh ra từ chữ tiết (dịp, thời) như thanh minh trong tiết tháng ba, lễ là tảo mộ hội là đạp thanh...Tiết cũng có gốc từ tiếng Hán. Người Pháp không đặt ra chữ Tết, người Việt chỉ nói lâu chữ tiết rồi thành ra lộn...đấy là người ta giải thích thế. chữ tête tiếng Pháp là cái đầu, fête cùng gốc với feast tiếng Anh, festival...etc mới là lễ lạt kỷ niệm
    Ngày giáng sinh ở châu Âu không phải chỗ nào cũng dùng Christmas là Xmas...Xmas mà trong đó chữ X biểu tượng cho chữ thập của đạo thiên chúa và cho cá nhân Jesus Christ...chữ mas cũng là một từ tiếng Anh cổ tương tự như chữ Tiết mình nói ở trên là ngày dịp.
    Hình như đồng chí lẫn lộn chút ít chuyện liên tưởng với hình dung từ...tớ thấy mấy từ xmas hay tết bản thân chúng nó không có nghĩa gì khi đứng một mình...chỉ có vẻ như khúc chiết ngắn gọn hàm ý bởi kinh nghiệm của cá nhân đồng chí thôi.
    sáng mùng 2 ngồi viết lung tung chắc chắn có từ dùng sai...hi hi...chúc các bạn năm mới vui vẻ.

    UẤG

    Được sửa chữa bởi - gaup vào 13/02/2002 09:37
  7. gaup

    gaup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2001
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Lâu nay thấy thread này dài quá đoán chắc có nhiều chủ đề nên tớ hơi ngại tham gia. Sáng nay mở thử mấy trang cuối ra thấy các bạn nói nhiều thứ hay quá. VNHL, guest, trinity, chitto , etc...xin cảm ơn.
    Tớ muốn nói mấy câu về chữ Việt trong Việt Nam. Hồi lớp 12 có lần cũng đã hỏi thầy giáo dạy Văn ở Chu Văn An xem chữ Việt này nghĩa là gì, thầy hình như cũng không biết nên không giải thích cặn kẽ. Ngày đấy tớ cũng vẫn hơi ngu ngơ (bây giờ hình như vẫn vậy...hì hì) nên tớ bảo thầy chữ Việt chắc là chữ Việt trong "phủ việt" (là hai loại rìu chiến khác nhau---đoạn này tớ vừa sửa). Tớ nghĩ thế vì hai lý do sau:
    + Thứ nhất, hình dáng nước Việt ta cũ từ đèo Ngang trở ra trên địa đồ đúng là có hình như cái rìu thật.
    + thứ hai, tớ cứ nghĩ tên nước mình là phải do người mình tự đặt ra
    thầy tớ thì ậm ờ, tớ thì lâu lâu sau vẫn còn tin cái đấy là đúng.
    Bây giờ thì tớ biết là tớ sai vì mấy lý do sau:
    + chữ Việt trong Việt Nam viết bằng chữ Hán đúng có nghĩa là vượt như việt vị là vượt qua vị trí cho phép và vượt qua như các bạn đã nói...trong một bài hát trung quốc là Gechang zuquo nghĩa là ca ngợi tổ quốc --tớ viết pinyian chắc là sai bác nào biết thì sửa giúp--có đoạn yue kwa pingyuan yue kwa kaosan...là vượt qua bình nguyên, vưọt qua núi cao (cao sơn) . Chữ yue là vượt ở đây chính là chữ yue trong yuenan là việt Nam..Như thế đủ thấy trong tiếng trung không có sự phân biệt phát âm giữa các chữ việt khác và chữ vượt...tên Việt Nam để nhất quán và Việt hoá tối đa đáng ra phải là Vượt Nam...nghe hơi bị hay của nó ạ thưa các bác.
    + Chữ Việt dứt khoát không phải là búa rìu như Linh nói còn vì một lý do nữa. trong tiếng Hán thứ tự của danh từ và tính từ tương tự như trong tiếng Anh tức là tính từ trước danh từ sau. nếu việt là cái búa rìu ở phương Nam thì sẽ phải là Nam Việt chứ không phải là Việt Nam nữa. Việt ở đây hoặc là tính từ hoặc là giới từ --Việt nam vì thế nghĩa tương tự như các chữ southbound hay southwards trong tiếng Anh...và cả khái niệm Việt Nam có thể đóng vai trò một tính từ hoàn chỉnh.
    + tên Việt Nam cũng như Viễn Đông hay Cận Đông đều là các tên địa điểm bị bỏ neo vào một địa điểm khác. Sài Gòn là hòn ngọc Viễn Đông nhưng lại là Viễn Tây so với Phillipines...Viễn Đông là so với Pháp với Anh ở châu Âu thực dân ngày trước. Việt Nam tương tự cũng là Nam so với phương Bắc chứ thực ra so với Thái Lan hay Singapore cũng còn là Bắc chán. Chỉ cần đọc tên Việt Nam là biết đến 7 phân 10 là tên này không phải nhà mình tự đặt cho mình rồi.
    + tớ thấy hơi ngạc nhiên là không thấy ai nhắc đến chi tiết là khi Nguyễn Thái tổ làm chiếu xin nhà Thanh cho đổi tên nước thành Nam Việt thì bị từ chối và Nam Việt bị đổi thành Việt Nam với ẩn ý là không muốn gây ra sự hiểu lẫn lộn rằng Nam Việt (tức Việt Nam ta) là một phần của nước Việt với Bắc Việt là các tỉnh Trung Quốc thuộc nước Việt cổ. Sự thay đổi này nghe qua thì không thấy có gì sâu sắc lắm nhưng tớ đồ rằng (cái này thì hoàn toàn là ý tớ) khi nhà Thanh đổi Nam Việt thành Việt Nam, họ không chỉ đổi thứ tự các từ mà còn đổi chữ Việt từ Việt như nước Việt (vùng lưỡng quảng âu việt lạc việt) có bộ Mễ (?) thành chữ Việt là vượt tên nước ta ngày nay trong chữ Hán có bộ Tẩu (trích lại lời các bạn)
    + Theo như mấy thứ tớ hiểu ra ở trên thì tên nhà ta thực là nhạt nhẽo chẳng có ý vị ý nghĩa gì hết, ngoài ra còn hàm chứa một yếu tố phụ thuộc phương Bắc. Tớ không hiểu hỏi câu tiếp theo đây có bị coi là nói chuyện chính trị không nhưng nếu muốn bỏ chữ Nam trong tên nước của chúng ta đi thì đặt tên mới cho nhà mình là gì thì theo các bạn là hay nhất?

    UẤG

    Được sửa chữa bởi - gaup vào 13/02/2002 18:15
  8. gaup

    gaup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2001
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Lâu nay thấy thread này dài quá đoán chắc có nhiều chủ đề nên tớ hơi ngại tham gia. Sáng nay mở thử mấy trang cuối ra thấy các bạn nói nhiều thứ hay quá. VNHL, guest, trinity, chitto , etc...xin cảm ơn.
    Tớ muốn nói mấy câu về chữ Việt trong Việt Nam. Hồi lớp 12 có lần cũng đã hỏi thầy giáo dạy Văn ở Chu Văn An xem chữ Việt này nghĩa là gì, thầy hình như cũng không biết nên không giải thích cặn kẽ. Ngày đấy tớ cũng vẫn hơi ngu ngơ (bây giờ hình như vẫn vậy...hì hì) nên tớ bảo thầy chữ Việt chắc là chữ Việt trong "phủ việt" (là hai loại rìu chiến khác nhau---đoạn này tớ vừa sửa). Tớ nghĩ thế vì hai lý do sau:
    + Thứ nhất, hình dáng nước Việt ta cũ từ đèo Ngang trở ra trên địa đồ đúng là có hình như cái rìu thật.
    + thứ hai, tớ cứ nghĩ tên nước mình là phải do người mình tự đặt ra
    thầy tớ thì ậm ờ, tớ thì lâu lâu sau vẫn còn tin cái đấy là đúng.
    Bây giờ thì tớ biết là tớ sai vì mấy lý do sau:
    + chữ Việt trong Việt Nam viết bằng chữ Hán đúng có nghĩa là vượt như việt vị là vượt qua vị trí cho phép và vượt qua như các bạn đã nói...trong một bài hát trung quốc là Gechang zuquo nghĩa là ca ngợi tổ quốc --tớ viết pinyian chắc là sai bác nào biết thì sửa giúp--có đoạn yue kwa pingyuan yue kwa kaosan...là vượt qua bình nguyên, vưọt qua núi cao (cao sơn) . Chữ yue là vượt ở đây chính là chữ yue trong yuenan là việt Nam..Như thế đủ thấy trong tiếng trung không có sự phân biệt phát âm giữa các chữ việt khác và chữ vượt...tên Việt Nam để nhất quán và Việt hoá tối đa đáng ra phải là Vượt Nam...nghe hơi bị hay của nó ạ thưa các bác.
    + Chữ Việt dứt khoát không phải là búa rìu như Linh nói còn vì một lý do nữa. trong tiếng Hán thứ tự của danh từ và tính từ tương tự như trong tiếng Anh tức là tính từ trước danh từ sau. nếu việt là cái búa rìu ở phương Nam thì sẽ phải là Nam Việt chứ không phải là Việt Nam nữa. Việt ở đây hoặc là tính từ hoặc là giới từ --Việt nam vì thế nghĩa tương tự như các chữ southbound hay southwards trong tiếng Anh...và cả khái niệm Việt Nam có thể đóng vai trò một tính từ hoàn chỉnh.
    + tên Việt Nam cũng như Viễn Đông hay Cận Đông đều là các tên địa điểm bị bỏ neo vào một địa điểm khác. Sài Gòn là hòn ngọc Viễn Đông nhưng lại là Viễn Tây so với Phillipines...Viễn Đông là so với Pháp với Anh ở châu Âu thực dân ngày trước. Việt Nam tương tự cũng là Nam so với phương Bắc chứ thực ra so với Thái Lan hay Singapore cũng còn là Bắc chán. Chỉ cần đọc tên Việt Nam là biết đến 7 phân 10 là tên này không phải nhà mình tự đặt cho mình rồi.
    + tớ thấy hơi ngạc nhiên là không thấy ai nhắc đến chi tiết là khi Nguyễn Thái tổ làm chiếu xin nhà Thanh cho đổi tên nước thành Nam Việt thì bị từ chối và Nam Việt bị đổi thành Việt Nam với ẩn ý là không muốn gây ra sự hiểu lẫn lộn rằng Nam Việt (tức Việt Nam ta) là một phần của nước Việt với Bắc Việt là các tỉnh Trung Quốc thuộc nước Việt cổ. Sự thay đổi này nghe qua thì không thấy có gì sâu sắc lắm nhưng tớ đồ rằng (cái này thì hoàn toàn là ý tớ) khi nhà Thanh đổi Nam Việt thành Việt Nam, họ không chỉ đổi thứ tự các từ mà còn đổi chữ Việt từ Việt như nước Việt (vùng lưỡng quảng âu việt lạc việt) có bộ Mễ (?) thành chữ Việt là vượt tên nước ta ngày nay trong chữ Hán có bộ Tẩu (trích lại lời các bạn)
    + Theo như mấy thứ tớ hiểu ra ở trên thì tên nhà ta thực là nhạt nhẽo chẳng có ý vị ý nghĩa gì hết, ngoài ra còn hàm chứa một yếu tố phụ thuộc phương Bắc. Tớ không hiểu hỏi câu tiếp theo đây có bị coi là nói chuyện chính trị không nhưng nếu muốn bỏ chữ Nam trong tên nước của chúng ta đi thì đặt tên mới cho nhà mình là gì thì theo các bạn là hay nhất?

    UẤG

    Được sửa chữa bởi - gaup vào 13/02/2002 18:15
  9. Relax

    Relax Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/11/2001
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    ĐÃ BẢO LÀ KHÔNG NẾU NẾU CÁI GÌ KHI NÓI CHUYỆN LỊCH SỬ.
    Thôi được rồi, Nếu Nếu Nếu thì quân và dân nhà Trần chiến thắng một cách vang dội 20 vạn quân pure Mongcổ thiện chiến vì 1000 năm Bắc thuộc lầm than mang nhục hoạ mất nước. Thoát Hoát chết cứng hoá xương trong ống đồng. Quân ta có chịu tốn thất nhưng lần này chỉ đánh 1 trận là xong chứ không cần tới 3 lần. Hơn thế nữa, Nếu Einstein sống vào thời đó, dâng thuyết tương đối cho Đức Thánh Trần, ngài bèn phi thuyền với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng, chém đầu Thành Cát Tư Hãn bắt dân Mông phải cống nạp cho nước Đại Việt ta.

    HA HA HA.
    Kìa Các Sử gia
    NẾU NẾU VÀ NẾU



    Relax

  10. Relax

    Relax Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/11/2001
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    ĐÃ BẢO LÀ KHÔNG NẾU NẾU CÁI GÌ KHI NÓI CHUYỆN LỊCH SỬ.
    Thôi được rồi, Nếu Nếu Nếu thì quân và dân nhà Trần chiến thắng một cách vang dội 20 vạn quân pure Mongcổ thiện chiến vì 1000 năm Bắc thuộc lầm than mang nhục hoạ mất nước. Thoát Hoát chết cứng hoá xương trong ống đồng. Quân ta có chịu tốn thất nhưng lần này chỉ đánh 1 trận là xong chứ không cần tới 3 lần. Hơn thế nữa, Nếu Einstein sống vào thời đó, dâng thuyết tương đối cho Đức Thánh Trần, ngài bèn phi thuyền với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng, chém đầu Thành Cát Tư Hãn bắt dân Mông phải cống nạp cho nước Đại Việt ta.

    HA HA HA.
    Kìa Các Sử gia
    NẾU NẾU VÀ NẾU



    Relax

Chia sẻ trang này