1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pauldinh

    pauldinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn!
    Tớ cũng muốn có vài dòng tham gia với cac bạn. Về chuyện Hùng Vương và các giai đoạn nhà nước thuở sơ khai. Hùng Vương và truyền thuyết giai đoạn Hùng Vương tất nhiên là phải dựa trên những dữ liệu lịch sử có thật . Về vấn đề tại sao 18 đời vua Hùng mà lại tới hơn 2000năm là vì người Việt xưa muốn rằng lịch sử hình thành dân tộc Việt với những bản sắc riêng của mình phải đuợc ngang bằng về mặt thời gian với thời đại tam hoàng ngủ đế của Trung Quốc lúc hình thành nên nhà nước phong kiến sơ khai (tất nhiên còn mang những hình thức của chế độ chiếm hữu nô lệ) . Và KH lịch sử hiện đại đã chứng minh rằng thời đại Hùng Vương la co thật tuy nhiên mốc thời gian cho khoảng 18 đời vua Hùng chi khoảng trên 500 năm cho dến trước thời An Dương Vương. Còn tại sao lại có chữ Hùng Vương là bởi vì :
    * Hùng bắt nguồn từ tiếng Việt Mường cổ (đến nay vẫn còn dấu tích) là Khuntz có nghĩa là người đứng đầu hay tộc trưởng...
    *Vương là do cac nhà chép sử đời sau thêm vào vì hẳn nhiên người đứng đầu phải được gọi là Vương.
    Vẫn còn nhiều điều muốn nói , nhưng vì tôi không thuôc chuyên môn về lịch sử (mà là kỹ thuật-lại đang sống o nước khác) nên khó có thể góp ý trọn vẹn nên tốt hơn hết là các bạn nếu yêu thích thưc sự thi hãy thử một lần vào thư viện xem sao.
    Thân mến.
    Pauldinh
  2. pauldinh

    pauldinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn!
    Tớ cũng muốn có vài dòng tham gia với cac bạn. Về chuyện Hùng Vương và các giai đoạn nhà nước thuở sơ khai. Hùng Vương và truyền thuyết giai đoạn Hùng Vương tất nhiên là phải dựa trên những dữ liệu lịch sử có thật . Về vấn đề tại sao 18 đời vua Hùng mà lại tới hơn 2000năm là vì người Việt xưa muốn rằng lịch sử hình thành dân tộc Việt với những bản sắc riêng của mình phải đuợc ngang bằng về mặt thời gian với thời đại tam hoàng ngủ đế của Trung Quốc lúc hình thành nên nhà nước phong kiến sơ khai (tất nhiên còn mang những hình thức của chế độ chiếm hữu nô lệ) . Và KH lịch sử hiện đại đã chứng minh rằng thời đại Hùng Vương la co thật tuy nhiên mốc thời gian cho khoảng 18 đời vua Hùng chi khoảng trên 500 năm cho dến trước thời An Dương Vương. Còn tại sao lại có chữ Hùng Vương là bởi vì :
    * Hùng bắt nguồn từ tiếng Việt Mường cổ (đến nay vẫn còn dấu tích) là Khuntz có nghĩa là người đứng đầu hay tộc trưởng...
    *Vương là do cac nhà chép sử đời sau thêm vào vì hẳn nhiên người đứng đầu phải được gọi là Vương.
    Vẫn còn nhiều điều muốn nói , nhưng vì tôi không thuôc chuyên môn về lịch sử (mà là kỹ thuật-lại đang sống o nước khác) nên khó có thể góp ý trọn vẹn nên tốt hơn hết là các bạn nếu yêu thích thưc sự thi hãy thử một lần vào thư viện xem sao.
    Thân mến.
    Pauldinh
  3. pauldinh

    pauldinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Thông cảm nha các bạn vì tớ đọc nhầm trang đầu tiên thành ra trúng cái đề tài cũ rích. Vậy thì co chuyện gì mới mấy bạn cứ đưa ra nhá. Nếu rãnh thì tớ sẽ tham gia.
    Pauldinh
    [black]
    Phucdv
  4. pauldinh

    pauldinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Thông cảm nha các bạn vì tớ đọc nhầm trang đầu tiên thành ra trúng cái đề tài cũ rích. Vậy thì co chuyện gì mới mấy bạn cứ đưa ra nhá. Nếu rãnh thì tớ sẽ tham gia.
    Pauldinh
    [black]
    Phucdv
  5. guest

    guest Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2001
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Về chữ Việt
    Không phải đâu là không phải đâu bác Gấu ạ.
    Từ trước khi vua Gia Long đề nghị nhà Thanh đổi tên nước thành Việt Nam, trong nhiều thư tịch cổ chữ Việt đã là chữ Việt có bộ Tẩu.
    Một văn bản dễ tìm nhất là Đại Việt sử ký toàn thư bản Chính Hoà (1697) (NXBKHXH - 1993).
    Hôm qua em vừa hỏi bên Việt học thư quán để xác định về chú giải trong từ điển Hán Việt của Thiều Chửu. Từ điển Thiều Chửu là một cuốn từ điển có tính chất phổ cập kiến thức giống như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, do đó mà em cũng muốn xác nhận lại). Theo một bài giải thích ngắn gọn bên VVH thì quả thật trong Từ Hải, chữ Việt có bộ Mễ được dùng tương tự như chữ Việt có bộ Tẩu.
    Về kháng chiến chống Mông Nguyên
    Đọc bài nhiều bác thấy tự ti quá, viết tạm mấy dòng gọi là tự hào dân tộc :
    Không có cái gì gọi là dân tộc Hán, dân tộc Việt thuần chủng, tương tự cũng không tồn tại cái gọi là văn hóa Trung Hoa chỉ của người Trung Hoa, văn hóa Việt Nam của chỉ người Việt Nam. Ở trường hợp này là quân đội của Mông Cổ.
    Kỵ binh Mông Cổ nổi tiếng là có thiện chiến và có kỷ luật. Đây cũng là đặc điểm chung của các giống dân du mục sống ở những vùng thảo nguyên rộng lớn ở phía Bắc. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì người Mông Cổ không thể thành lập nên một đế chế rộng lớn kéo dài từ biển Đông Trung Hoa sang tới sông Đô-nhi-ép (Dnepr). Một nhúm dân sống trong dải đất rộng tương đương với vùng Nội Mông + Mông Cổ ngày nay lấy đâu ra người để chinh phục và thống trị một đế chế rộng lớn như thế. Quân đội làm nên sức mạnh của đế chế Mông Cổ thực chất là sự kết hợp của nhiều sắc dân.
    Vào thời gian đầu, người Mông Cổ tiến hành chiến tranh theo cách thực sự ?odu mục? - tức là sau khi chiếm được thành trì của đối phương thì giết hết đàn ông, cướp lấy phụ nữ và của cải. Cùng với việc mở rộng lãnh thổ, người Mông Cổ buộc phải thiết lập nên chính quyền thống trị và mở rộng quân đội. Lấy VD như sau khi chiếm được nước Kim thì người Nữ Chân (Kim), người Khiết Đan, người Hán (vùng đất trước thuộc Bắc Tống bị người Kim, Liêu xâm lược) cũng bị sung vào trong quân đội của hoàng đế Mông Cổ để tấn công nhà Nam Tống.
    Về mặt kỹ thuật chiến tranh cũng vậy. Trong quá trình chinh phục người Mông Cổ không chỉ dựa vào kỵ binh mà còn CẦN THIẾT phải tiếp thu các kỹ thuật chiến tranh không quen thuộc với đời sống du mục của họ như đánh thành ( dùng các loại chiến xa - của người Kim, người Hán, máy bắn đá ?" pháo Hồi Hồi - của người Hồi giáo, thủy quân của người Hán, người Cao Ly ...).
    VD về Trung Quốc: Miền Bắc Trung Quốc có những đồng bằng rộng lớn ?" thích hợp cho kỵ binh, chiến xa, miền Nam lại nhiều sông rạch, thích hợp cho thủy quân. Do đó, các giống dân du mục như người Mông Cổ, người Khiết Đan, người Nữ Chân ... luôn là mối đe dọa to lớn đối với người Hán ( thời Tần Hán là người Hung Nô, thời Đường là Liêu, thời Tống là gì thì bác nào đọc truyện Kim Dung chắc càng rõ ). Không phải tự nhiên mà người Mông Cổ phải mất đến 40 năm để xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc, đặc biệt là Nam Tống.
    VD về Nhật Bản : Hoàng đế Mông Cổ đã ra lệnh cho vua Triều Tiên đóng thuyền chuẩn bị, hơn một nửa số quân là thủy quân của Triều Tiên.
    Vì vậy, không phải ở đâu, kỵ binh của người Mông Cổ cũng là vô địch. Địa hình của Đại Việt cũng gần tương tự với miền Nam Trung Quốc, trong 2 cuộc kháng chiến lần thứ 2, thứ 3, những đạo thủy quân của Toa Đô, Ô Mã Nhi (mà thực chất phần lớn là thủy quân người Hán ?" các chiến sĩ Mông Cổ đâu có biết bơi) đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược của người Mông Cổ. Không có gì ngạc nhiên khi trong quân đội của nhà Nguyên có cả các tướng lĩnh người Hán và các sắc dân khác, họ chỉ làm mạnh hơn chứ không làm yếu đi quân đội của Hốt Tất Liệt. ( Nếu tôi nhớ không nhầm thì quân sư của Thành Cát Tư Hãn cũng là một người Hán hay người Nữ Chân gì đó.???)
    Thêm một chi tiết nhỏ nữa. Vào thời Thịnh Đường, nhà Đường chỉ có khoảng 50 vạn con ngựa chăn nuôi chủ yếu ở miền Bắc. Hoàng đế Mông Cổ lấy đâu ra được 20 vạn con ngựa để cung cấp cho 20 vạn kỵ binh của bác gì trong này nhỉ Trong chiến tranh, nhất là đối với những đội quân lớn, việc hậu cần đôi khi còn trở thành gánh nặng. Thông thường một người lính chiến đấu thường cần khoảng từ 1 đến 3 người phu để phục vụ. Cỏ khô cho 20 vạn con ngựa ở nước Việt xem ra là Nhiệm vụ bất khả thi của người Mông Cổ
    Trước có đọc một đoạn chú thích về đặc điểm của kỵ binh Mông Cổ( hình như trong cuốn Kháng Chiến chống Mông Nguyên của Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê ...) của người thời Tống. Đại ý là kỵ binh Mông Cổ rất giỏi cung tên và có kỷ luật và đặc biệt trong cách dùng KỲ BINH (phục binh, đánh úp, ...) Trong cuộc xâm lược Đại Việt thì kỵ binh Mông Cổ lại mất đi thêm một thế mạnh của họ. Chính binh hay kì binh không còn do họ quyết định.
    Người Việt chúng ta trong lịch sử phần lớn đóng vai trò bị xâm lược, quân đội chúng ta thường chiến đấu trên mảnh đất của mình chứ không có nhu cầu phải thích hợp với các vùng đất khác như người Hán, người Mông Cổ. Trong hầu hết các triều đại, người Việt chúng ta đã làm rất tốt nhiệm vụ đó. Chúng ta có thể không chống lại được người Mông Cổ trên đất Tống, nhưng người Mông Cổ thì không thể khuất phục được người Việt trên đất của người Việt. Vậy tại sao chúng ta lại không tự hào được nhẩy
  6. guest

    guest Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2001
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Về chữ Việt
    Không phải đâu là không phải đâu bác Gấu ạ.
    Từ trước khi vua Gia Long đề nghị nhà Thanh đổi tên nước thành Việt Nam, trong nhiều thư tịch cổ chữ Việt đã là chữ Việt có bộ Tẩu.
    Một văn bản dễ tìm nhất là Đại Việt sử ký toàn thư bản Chính Hoà (1697) (NXBKHXH - 1993).
    Hôm qua em vừa hỏi bên Việt học thư quán để xác định về chú giải trong từ điển Hán Việt của Thiều Chửu. Từ điển Thiều Chửu là một cuốn từ điển có tính chất phổ cập kiến thức giống như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, do đó mà em cũng muốn xác nhận lại). Theo một bài giải thích ngắn gọn bên VVH thì quả thật trong Từ Hải, chữ Việt có bộ Mễ được dùng tương tự như chữ Việt có bộ Tẩu.
    Về kháng chiến chống Mông Nguyên
    Đọc bài nhiều bác thấy tự ti quá, viết tạm mấy dòng gọi là tự hào dân tộc :
    Không có cái gì gọi là dân tộc Hán, dân tộc Việt thuần chủng, tương tự cũng không tồn tại cái gọi là văn hóa Trung Hoa chỉ của người Trung Hoa, văn hóa Việt Nam của chỉ người Việt Nam. Ở trường hợp này là quân đội của Mông Cổ.
    Kỵ binh Mông Cổ nổi tiếng là có thiện chiến và có kỷ luật. Đây cũng là đặc điểm chung của các giống dân du mục sống ở những vùng thảo nguyên rộng lớn ở phía Bắc. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì người Mông Cổ không thể thành lập nên một đế chế rộng lớn kéo dài từ biển Đông Trung Hoa sang tới sông Đô-nhi-ép (Dnepr). Một nhúm dân sống trong dải đất rộng tương đương với vùng Nội Mông + Mông Cổ ngày nay lấy đâu ra người để chinh phục và thống trị một đế chế rộng lớn như thế. Quân đội làm nên sức mạnh của đế chế Mông Cổ thực chất là sự kết hợp của nhiều sắc dân.
    Vào thời gian đầu, người Mông Cổ tiến hành chiến tranh theo cách thực sự ?odu mục? - tức là sau khi chiếm được thành trì của đối phương thì giết hết đàn ông, cướp lấy phụ nữ và của cải. Cùng với việc mở rộng lãnh thổ, người Mông Cổ buộc phải thiết lập nên chính quyền thống trị và mở rộng quân đội. Lấy VD như sau khi chiếm được nước Kim thì người Nữ Chân (Kim), người Khiết Đan, người Hán (vùng đất trước thuộc Bắc Tống bị người Kim, Liêu xâm lược) cũng bị sung vào trong quân đội của hoàng đế Mông Cổ để tấn công nhà Nam Tống.
    Về mặt kỹ thuật chiến tranh cũng vậy. Trong quá trình chinh phục người Mông Cổ không chỉ dựa vào kỵ binh mà còn CẦN THIẾT phải tiếp thu các kỹ thuật chiến tranh không quen thuộc với đời sống du mục của họ như đánh thành ( dùng các loại chiến xa - của người Kim, người Hán, máy bắn đá ?" pháo Hồi Hồi - của người Hồi giáo, thủy quân của người Hán, người Cao Ly ...).
    VD về Trung Quốc: Miền Bắc Trung Quốc có những đồng bằng rộng lớn ?" thích hợp cho kỵ binh, chiến xa, miền Nam lại nhiều sông rạch, thích hợp cho thủy quân. Do đó, các giống dân du mục như người Mông Cổ, người Khiết Đan, người Nữ Chân ... luôn là mối đe dọa to lớn đối với người Hán ( thời Tần Hán là người Hung Nô, thời Đường là Liêu, thời Tống là gì thì bác nào đọc truyện Kim Dung chắc càng rõ ). Không phải tự nhiên mà người Mông Cổ phải mất đến 40 năm để xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc, đặc biệt là Nam Tống.
    VD về Nhật Bản : Hoàng đế Mông Cổ đã ra lệnh cho vua Triều Tiên đóng thuyền chuẩn bị, hơn một nửa số quân là thủy quân của Triều Tiên.
    Vì vậy, không phải ở đâu, kỵ binh của người Mông Cổ cũng là vô địch. Địa hình của Đại Việt cũng gần tương tự với miền Nam Trung Quốc, trong 2 cuộc kháng chiến lần thứ 2, thứ 3, những đạo thủy quân của Toa Đô, Ô Mã Nhi (mà thực chất phần lớn là thủy quân người Hán ?" các chiến sĩ Mông Cổ đâu có biết bơi) đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược của người Mông Cổ. Không có gì ngạc nhiên khi trong quân đội của nhà Nguyên có cả các tướng lĩnh người Hán và các sắc dân khác, họ chỉ làm mạnh hơn chứ không làm yếu đi quân đội của Hốt Tất Liệt. ( Nếu tôi nhớ không nhầm thì quân sư của Thành Cát Tư Hãn cũng là một người Hán hay người Nữ Chân gì đó.???)
    Thêm một chi tiết nhỏ nữa. Vào thời Thịnh Đường, nhà Đường chỉ có khoảng 50 vạn con ngựa chăn nuôi chủ yếu ở miền Bắc. Hoàng đế Mông Cổ lấy đâu ra được 20 vạn con ngựa để cung cấp cho 20 vạn kỵ binh của bác gì trong này nhỉ Trong chiến tranh, nhất là đối với những đội quân lớn, việc hậu cần đôi khi còn trở thành gánh nặng. Thông thường một người lính chiến đấu thường cần khoảng từ 1 đến 3 người phu để phục vụ. Cỏ khô cho 20 vạn con ngựa ở nước Việt xem ra là Nhiệm vụ bất khả thi của người Mông Cổ
    Trước có đọc một đoạn chú thích về đặc điểm của kỵ binh Mông Cổ( hình như trong cuốn Kháng Chiến chống Mông Nguyên của Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê ...) của người thời Tống. Đại ý là kỵ binh Mông Cổ rất giỏi cung tên và có kỷ luật và đặc biệt trong cách dùng KỲ BINH (phục binh, đánh úp, ...) Trong cuộc xâm lược Đại Việt thì kỵ binh Mông Cổ lại mất đi thêm một thế mạnh của họ. Chính binh hay kì binh không còn do họ quyết định.
    Người Việt chúng ta trong lịch sử phần lớn đóng vai trò bị xâm lược, quân đội chúng ta thường chiến đấu trên mảnh đất của mình chứ không có nhu cầu phải thích hợp với các vùng đất khác như người Hán, người Mông Cổ. Trong hầu hết các triều đại, người Việt chúng ta đã làm rất tốt nhiệm vụ đó. Chúng ta có thể không chống lại được người Mông Cổ trên đất Tống, nhưng người Mông Cổ thì không thể khuất phục được người Việt trên đất của người Việt. Vậy tại sao chúng ta lại không tự hào được nhẩy
  7. gaup

    gaup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2001
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn guest nhé, bài viết hay tuyệt

    UẤG
  8. gaup

    gaup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2001
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn guest nhé, bài viết hay tuyệt

    UẤG
  9. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi biết thì thời Nguyên và Thanh, đất đai Trung Quốc được mở rộng rất nhiều. Trung Quốc lớn như bây giờ cũng nhờ hai triều đại này đi xâm chiếm, sát nhập các nước nhỏ xung quanh.
    Thằng Tàu Khựa chèn ép nhà mình thì giỏi nhưng đánh giặc ngoại xâm nhà nó thì nó nhục hơn con chó. Tôi đọc bài báo bên này kể chuyện khi Mongke tấn công vào kinh đô Tống, 100 vạn quân Tống không chống nổi vài chục vạn ky binh Mông Cổ, vua Tống chết, cả kinh thành gồm 100 ngàn dân tự tử theo.
    Trung Quốc có nền văn hoá vĩ đại (Nho, Khổng heehheeheh) nên đồng hoá ngược Mông Cổ và Mãn Thanh. May quá nhà mình chưa khi nào cai trị Tàu Khựa cả. Không thì bị nó đồng hoá ngược mất.
    Hôm trước tôi xem phim tư liệu "Mongol Onslaught". Bác nào thích thì động viên cái, tôi viết bài về phin đó.
    Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn chỉ gồm một phần Nga và một phần của miền Bắc Trung Quốc bây giờ. Thế hệ sau, các con của ông ta đánh các vùng khác.
    Mãi đến đời thứ ba là Mongke mới chính thức xâm chiếm Tống, Hốt Tất Liệt chiếm Nam Tống. Phim tư liệu đó chỉ nói về hai thời đầu thôi. Thành Cát Tư Hãn (Gangsis Khan) và ba người con của ông ta.
    Lúc cực thịnh, đế chế Mông Cổ bao gồm Trung Quốc ngày nay, Ấn Độ, Ba Tư, một nửa Nga Tư Lê, một nửa châu Âu ngày nay. Nhìn bản đồ mà thấy rùng mình. nhưng không có Đại Việt nhà mình.
    Người đầu tiên phá vỡ đế chế Mông Nguyên là vua Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ. Ottoman cũng thiết lập nên một đế quốc Thỗ Nhĩ Kỳ hùng mạnh, điều đáng kể là khi quân Thổ tấn công châu Âu đã bị người Serbia chặn lại ở Kosovo.
    [red]
    IN METAL WE TRUST
  10. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi biết thì thời Nguyên và Thanh, đất đai Trung Quốc được mở rộng rất nhiều. Trung Quốc lớn như bây giờ cũng nhờ hai triều đại này đi xâm chiếm, sát nhập các nước nhỏ xung quanh.
    Thằng Tàu Khựa chèn ép nhà mình thì giỏi nhưng đánh giặc ngoại xâm nhà nó thì nó nhục hơn con chó. Tôi đọc bài báo bên này kể chuyện khi Mongke tấn công vào kinh đô Tống, 100 vạn quân Tống không chống nổi vài chục vạn ky binh Mông Cổ, vua Tống chết, cả kinh thành gồm 100 ngàn dân tự tử theo.
    Trung Quốc có nền văn hoá vĩ đại (Nho, Khổng heehheeheh) nên đồng hoá ngược Mông Cổ và Mãn Thanh. May quá nhà mình chưa khi nào cai trị Tàu Khựa cả. Không thì bị nó đồng hoá ngược mất.
    Hôm trước tôi xem phim tư liệu "Mongol Onslaught". Bác nào thích thì động viên cái, tôi viết bài về phin đó.
    Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn chỉ gồm một phần Nga và một phần của miền Bắc Trung Quốc bây giờ. Thế hệ sau, các con của ông ta đánh các vùng khác.
    Mãi đến đời thứ ba là Mongke mới chính thức xâm chiếm Tống, Hốt Tất Liệt chiếm Nam Tống. Phim tư liệu đó chỉ nói về hai thời đầu thôi. Thành Cát Tư Hãn (Gangsis Khan) và ba người con của ông ta.
    Lúc cực thịnh, đế chế Mông Cổ bao gồm Trung Quốc ngày nay, Ấn Độ, Ba Tư, một nửa Nga Tư Lê, một nửa châu Âu ngày nay. Nhìn bản đồ mà thấy rùng mình. nhưng không có Đại Việt nhà mình.
    Người đầu tiên phá vỡ đế chế Mông Nguyên là vua Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ. Ottoman cũng thiết lập nên một đế quốc Thỗ Nhĩ Kỳ hùng mạnh, điều đáng kể là khi quân Thổ tấn công châu Âu đã bị người Serbia chặn lại ở Kosovo.
    [red]
    IN METAL WE TRUST

Chia sẻ trang này