1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Chữ Việt bây giờ là do giáo sĩ Alexandre de Rhodes dùng chữ cái Latin để ghi lại cách phát âm của người VN, còn hồi xưa mới đầu chúng ta dùng Hán tự, sau mới dùng chữ Nôm. Riêng về cách phát âm thì Hán và Việt khác nhau hoàn toàn.
    Bài của guest viết về Mông Cổ hay quá! Tiện đây xin có chút đóng góp.
    Mông Cổ là tên của 1 bộ lạc du mục sống ở phía Bắc Trung Hoa. Trên vùng đất thảo nguyên đó có rất nhiều bộ lạc khác. Vào năm (?), Temujin (Thiết Mộc Chân) ra đời. Với tài trí của mình, ông đã xây dựng Mông Cổ thành 1 bộ lạc hùng mạnh, được rất nhiều các bộ lạc khác quy thuận, và đã trả được thù (tiêu diệt bộ lạc Tarta). Lúc này ở Bắc Trung Quốc, Đại Liêu (họ Gia Luật) đã bị nước Kim (tộc Nữ Chân họ Hoàng Nhan) diệt (Bác nào đọc "Luc Mạch Thần Kiếm" của KD tất rõ nhân vật Hoàng Nhan A Cốt Đã, tức là Kim chúa sau này). Chính vì thế, Gia Luật gia đã đầu phục Mông Cổ. Với tài trí của mình, cùng với binh hùng tướng mạnh, Thiết Mộc Chân đã diệt Vương Hãn, thống nhất Mông Cổ, lên ngôi Thành Cát Tư Hãn. Sau đó ông xua quân đánh Kim, đánh luôn tới ải Đồng Quan. Người Kim liên kết với nước Hoa Thích Tử Mô đánh Mông Cổ, nhưng đã bị ông tiêu diệt (trong truyện "Anh hùng xạ điêu" là nhờ công Quách Tĩnh, hehehe, em hơi ghiền kiếm hiệp, mong các bác thông cảm). Sau đó ông còn đi chinh chiến nhiều nước nhỏ ở phía Tây khác, để thực hiện cái mộng "biến thế giới thành 1 bãi cỏ chăn nuôi rộng lớn cho người Mông Cổ" (lại KD). Trên đường trở về, ông mắc bệnh mà thác. Lúc này ông đã có ý đánh Tống rồi, nhưng vì qua đời nên chưa kịp thực hiện.
    Thành Cát Tư Hãn chết, con thứ ba là Oa Khoát Đài lên ngôi. Trong 1 lần bệnh sắp chết, may được tứ đệ là Đà Lôi chết thế (cái này kô biết có thiệt kô), nên đã quyết định truyền ngôi lại cho con của Đà Lôi. Tuy nhiên khi ông chết, vợ kô đồng ý nên trong triều xảy ra nội loạn. May mắn được Hốt Tất Liệt (Khubilai) tài giỏi, bình yên nội loạn, giúp anh là Mông Kha lên ngôi. Có lẽ vì thế mà sau khi ông này chết trận ở thành Tương Dương (nếu theo KD thì, hề hề, bị Thần Điêu đại hiệp Dương Quá dùng "Đàn chỉ thần công" hạ sát), Hốt Tất Liệt mới được lên làm hoàng đế. Thiết nghĩ lần đánh thành Tương Dương đó cũng trùng hợp với thời điểm Ngột Lương Hợp Thai đem 3 vạn quân bọc xuống Vân Nam (lúc này Đại Lí đã bị diệt) sang nước ta, dùng kế "mượn đường diệt Quắc". Kô ngờ quân dân ta vô cùng anh dũng, đã đánh cho chúng kô còn manh giáp. Sau đó Hốt Tất Liệt vì mải lo diệt nước Tống nên đã kô để ý tới Đại Việt. Tới khi diệt xong nhà Tống, lên ngôi Nguyên Thế Tổ, chợt nhớ thù xưa, sai cửu hoàng tử Thoát Hoan dẫn 50 vạn đại quân cùng với các dũng tướng như Toa Đô, Ô Mã Nhi... đánh xuống miền Nam. Một lần nữa lại bị Trần Hưng Đạo lãnh đạo tam quân đánh cho tan tành. Cả lần thứ 3 cũng vậy. Việt Nam mình thật là anh dũng!!! Trộm nghĩ, cho dù Thiết Mộc Chân có sống lại hay chính Hốt Tất Liệt thân chinh thì kết quả cũng thảm bại về nước mà thôi. Hưng Đạo Vương nhà mình kô hổ danh trong "Thập đại danh tướng" của thế giới (người thứ hai là Đại tướng Võ Nguyên Giáp).
    Em đọc lịch sử Việt Nam thì lại rất có hứng thú đem so sánh với lịch sử Trung Quốc, xem coi nó trùng với thời đại nào, có các nhân vật nào. Ví dụ như, thời An Dương Vương trùng thời Tần Thủy Hoàng, sau đó là Triệu Đà; thời Hai Bà Trưng trùng thời Hán Võ Đế với danh tướng Mã Viện (tất nhiên là kẻ thù của dân mình); thời Bà Triệu trùng thời Tam Quốc (giặc Ngô chắc là Đông Ngô của Tôn Quyền); thời Lí Bí, Triệu Quang Phục trùng thời nhà Lương; sau đó Lí Phật Tử bị nhà Tùy diệt; đời Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc gia trùng thời Đường (nếu kô lầm thì thời MTL trùng thời Đường Minh Hoàng); đến Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền thì trùng với lúc thập quốc phân tranh; khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân cũng là lúc Triệu Khuông Dẫn lên ngôi Tống Thái Tổ; tới thời nhà Lý, Đại Tống có Địch Thanh thì Đại Việt ta có Lý Thường Kiệt, vâng vâng và vâng vâng... Tuy nhiên, khi đối chiếu như vậy thì em lại nảy sinh 1 điều đáng tiếc. Số là các bác thấy các tác phẩm viết về lịch sử Trung Quốc dưới dạng tiểu thuyết rất nhiều. Từ những tác phẩm rất có giá trị như "Đông Chu liệt quốc", "Xuân Thu chiến quốc", "Tam quốc diễn nghĩa", "Tùy Đường diễn nghĩa", "Thủy Hử".... cho đến các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng của Kim Dung tiên sinh cũng thấy bóng dáng lịch sử trong đó. Các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc được khắc họa rất rõ nét. Ngoài ra người Trung Quốc còn rất chịu khó làm các bộ phim lịch sử, xin kể ra như "Dương gia tướng", "Thái Bình Thiên Quốc", "Lã Bất Vi", "Tam quốc diễn nghĩa", "Thủy Hử"... đã được chiếu rất nhiều trên màn ảnh nhỏ. Đó là chưa kể đến những bộ phim Hồng Kông, Đài Loan với 1 số nhân vật cũng lẫy lừng không kém như Bao Thanh Thiên, Địch Thanh... Kết quả là người VN thuộc lịch sử Trung Quốc như cháo, nhân vật anh hùng trong lịch sử Trung Quốc biết rất rõ (em cũng là người trong số ấy). Lịch sử chúng ta cũng hào hùng lắm chứ! Nếu Trung Hoa có Dương gia tướng anh hùng hào kiệt thì Việt Nam mình cũng có các gia tướng của dòng họ Đông A dũng mãnh tuyệt luân. Có thể kể đến Hưng Đạo Vương gia tướng với Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Địa Lô... Trung Hoa có Địch Thanh thì Việt Nam cũng có Lý Thường Kiệt. Họ có Tần Thủy Hoàng thống nhất lục quốc thì ta cũng có Vạn Thắng Vương Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Họ có 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, chẳng lẽ chúng ta kô có Hắc Toàn Phong của Việt Nam sao? Họ có 1 Bao Thanh Thiên danh thơm lịch sử, chẳng lẽ chúng ta kô có 1 vị thanh quan danh tiếng đời đời sao? Hay là người Việt Nam mình tốt quá, vua toàn là minh quân, kô có gian thần trong triều, nên kô có những chuyện gì để kể về các anh hùng dân tộc. Nhưng nói vậy thì cũng kô phải. Nguyễn Trãi đã chẳng phải chết oan ở Lệ Chi Viên sao? Trần Nguyên Hãn đã chẳng phải bị Lê Lợi bức tử sao? Thế thì tại sao chúng ta lại kô có những tác phẩm văn hóa nghệ thuật tương xứng với tầm vóc lịch sử của dân tộc? Ngẫm lại em chỉ mới thấy có bộ tiểu thuyết "12 sứ quân" viết về "Đinh Tiên Hoàng", truyện "Thập đạo tướng quân" viết về Lê Hoàn cũng với các tác phẩm như "Danh tướng Việt Nam", "Danh tướng Lam Sơn"... cùng với "Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô gia, "Đêm hội Long Trì".... Tuy nhiên mức độ thu hút và phổ biến thì chưa bằng được các tác phẩm của Trung Hoa. Nói đến phim lại càng buồn hơn. Bộ phim "Hoàng Lê nhất thống chí" xem giống kịch thì đúng hơn, trang phục cũng rất cẩu thả, tốn tiền vô ích. Kô biết bao giờ Việt Nam mình mới có thể sản xụất được những bộ phim lịch sử có giá trị như Trung Quốc? Một vài ý kiến thô thiển, mong được chỉ giáo.
  2. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Chữ Việt bây giờ là do giáo sĩ Alexandre de Rhodes dùng chữ cái Latin để ghi lại cách phát âm của người VN, còn hồi xưa mới đầu chúng ta dùng Hán tự, sau mới dùng chữ Nôm. Riêng về cách phát âm thì Hán và Việt khác nhau hoàn toàn.
    Bài của guest viết về Mông Cổ hay quá! Tiện đây xin có chút đóng góp.
    Mông Cổ là tên của 1 bộ lạc du mục sống ở phía Bắc Trung Hoa. Trên vùng đất thảo nguyên đó có rất nhiều bộ lạc khác. Vào năm (?), Temujin (Thiết Mộc Chân) ra đời. Với tài trí của mình, ông đã xây dựng Mông Cổ thành 1 bộ lạc hùng mạnh, được rất nhiều các bộ lạc khác quy thuận, và đã trả được thù (tiêu diệt bộ lạc Tarta). Lúc này ở Bắc Trung Quốc, Đại Liêu (họ Gia Luật) đã bị nước Kim (tộc Nữ Chân họ Hoàng Nhan) diệt (Bác nào đọc "Luc Mạch Thần Kiếm" của KD tất rõ nhân vật Hoàng Nhan A Cốt Đã, tức là Kim chúa sau này). Chính vì thế, Gia Luật gia đã đầu phục Mông Cổ. Với tài trí của mình, cùng với binh hùng tướng mạnh, Thiết Mộc Chân đã diệt Vương Hãn, thống nhất Mông Cổ, lên ngôi Thành Cát Tư Hãn. Sau đó ông xua quân đánh Kim, đánh luôn tới ải Đồng Quan. Người Kim liên kết với nước Hoa Thích Tử Mô đánh Mông Cổ, nhưng đã bị ông tiêu diệt (trong truyện "Anh hùng xạ điêu" là nhờ công Quách Tĩnh, hehehe, em hơi ghiền kiếm hiệp, mong các bác thông cảm). Sau đó ông còn đi chinh chiến nhiều nước nhỏ ở phía Tây khác, để thực hiện cái mộng "biến thế giới thành 1 bãi cỏ chăn nuôi rộng lớn cho người Mông Cổ" (lại KD). Trên đường trở về, ông mắc bệnh mà thác. Lúc này ông đã có ý đánh Tống rồi, nhưng vì qua đời nên chưa kịp thực hiện.
    Thành Cát Tư Hãn chết, con thứ ba là Oa Khoát Đài lên ngôi. Trong 1 lần bệnh sắp chết, may được tứ đệ là Đà Lôi chết thế (cái này kô biết có thiệt kô), nên đã quyết định truyền ngôi lại cho con của Đà Lôi. Tuy nhiên khi ông chết, vợ kô đồng ý nên trong triều xảy ra nội loạn. May mắn được Hốt Tất Liệt (Khubilai) tài giỏi, bình yên nội loạn, giúp anh là Mông Kha lên ngôi. Có lẽ vì thế mà sau khi ông này chết trận ở thành Tương Dương (nếu theo KD thì, hề hề, bị Thần Điêu đại hiệp Dương Quá dùng "Đàn chỉ thần công" hạ sát), Hốt Tất Liệt mới được lên làm hoàng đế. Thiết nghĩ lần đánh thành Tương Dương đó cũng trùng hợp với thời điểm Ngột Lương Hợp Thai đem 3 vạn quân bọc xuống Vân Nam (lúc này Đại Lí đã bị diệt) sang nước ta, dùng kế "mượn đường diệt Quắc". Kô ngờ quân dân ta vô cùng anh dũng, đã đánh cho chúng kô còn manh giáp. Sau đó Hốt Tất Liệt vì mải lo diệt nước Tống nên đã kô để ý tới Đại Việt. Tới khi diệt xong nhà Tống, lên ngôi Nguyên Thế Tổ, chợt nhớ thù xưa, sai cửu hoàng tử Thoát Hoan dẫn 50 vạn đại quân cùng với các dũng tướng như Toa Đô, Ô Mã Nhi... đánh xuống miền Nam. Một lần nữa lại bị Trần Hưng Đạo lãnh đạo tam quân đánh cho tan tành. Cả lần thứ 3 cũng vậy. Việt Nam mình thật là anh dũng!!! Trộm nghĩ, cho dù Thiết Mộc Chân có sống lại hay chính Hốt Tất Liệt thân chinh thì kết quả cũng thảm bại về nước mà thôi. Hưng Đạo Vương nhà mình kô hổ danh trong "Thập đại danh tướng" của thế giới (người thứ hai là Đại tướng Võ Nguyên Giáp).
    Em đọc lịch sử Việt Nam thì lại rất có hứng thú đem so sánh với lịch sử Trung Quốc, xem coi nó trùng với thời đại nào, có các nhân vật nào. Ví dụ như, thời An Dương Vương trùng thời Tần Thủy Hoàng, sau đó là Triệu Đà; thời Hai Bà Trưng trùng thời Hán Võ Đế với danh tướng Mã Viện (tất nhiên là kẻ thù của dân mình); thời Bà Triệu trùng thời Tam Quốc (giặc Ngô chắc là Đông Ngô của Tôn Quyền); thời Lí Bí, Triệu Quang Phục trùng thời nhà Lương; sau đó Lí Phật Tử bị nhà Tùy diệt; đời Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc gia trùng thời Đường (nếu kô lầm thì thời MTL trùng thời Đường Minh Hoàng); đến Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền thì trùng với lúc thập quốc phân tranh; khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân cũng là lúc Triệu Khuông Dẫn lên ngôi Tống Thái Tổ; tới thời nhà Lý, Đại Tống có Địch Thanh thì Đại Việt ta có Lý Thường Kiệt, vâng vâng và vâng vâng... Tuy nhiên, khi đối chiếu như vậy thì em lại nảy sinh 1 điều đáng tiếc. Số là các bác thấy các tác phẩm viết về lịch sử Trung Quốc dưới dạng tiểu thuyết rất nhiều. Từ những tác phẩm rất có giá trị như "Đông Chu liệt quốc", "Xuân Thu chiến quốc", "Tam quốc diễn nghĩa", "Tùy Đường diễn nghĩa", "Thủy Hử".... cho đến các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng của Kim Dung tiên sinh cũng thấy bóng dáng lịch sử trong đó. Các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc được khắc họa rất rõ nét. Ngoài ra người Trung Quốc còn rất chịu khó làm các bộ phim lịch sử, xin kể ra như "Dương gia tướng", "Thái Bình Thiên Quốc", "Lã Bất Vi", "Tam quốc diễn nghĩa", "Thủy Hử"... đã được chiếu rất nhiều trên màn ảnh nhỏ. Đó là chưa kể đến những bộ phim Hồng Kông, Đài Loan với 1 số nhân vật cũng lẫy lừng không kém như Bao Thanh Thiên, Địch Thanh... Kết quả là người VN thuộc lịch sử Trung Quốc như cháo, nhân vật anh hùng trong lịch sử Trung Quốc biết rất rõ (em cũng là người trong số ấy). Lịch sử chúng ta cũng hào hùng lắm chứ! Nếu Trung Hoa có Dương gia tướng anh hùng hào kiệt thì Việt Nam mình cũng có các gia tướng của dòng họ Đông A dũng mãnh tuyệt luân. Có thể kể đến Hưng Đạo Vương gia tướng với Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Địa Lô... Trung Hoa có Địch Thanh thì Việt Nam cũng có Lý Thường Kiệt. Họ có Tần Thủy Hoàng thống nhất lục quốc thì ta cũng có Vạn Thắng Vương Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Họ có 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, chẳng lẽ chúng ta kô có Hắc Toàn Phong của Việt Nam sao? Họ có 1 Bao Thanh Thiên danh thơm lịch sử, chẳng lẽ chúng ta kô có 1 vị thanh quan danh tiếng đời đời sao? Hay là người Việt Nam mình tốt quá, vua toàn là minh quân, kô có gian thần trong triều, nên kô có những chuyện gì để kể về các anh hùng dân tộc. Nhưng nói vậy thì cũng kô phải. Nguyễn Trãi đã chẳng phải chết oan ở Lệ Chi Viên sao? Trần Nguyên Hãn đã chẳng phải bị Lê Lợi bức tử sao? Thế thì tại sao chúng ta lại kô có những tác phẩm văn hóa nghệ thuật tương xứng với tầm vóc lịch sử của dân tộc? Ngẫm lại em chỉ mới thấy có bộ tiểu thuyết "12 sứ quân" viết về "Đinh Tiên Hoàng", truyện "Thập đạo tướng quân" viết về Lê Hoàn cũng với các tác phẩm như "Danh tướng Việt Nam", "Danh tướng Lam Sơn"... cùng với "Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô gia, "Đêm hội Long Trì".... Tuy nhiên mức độ thu hút và phổ biến thì chưa bằng được các tác phẩm của Trung Hoa. Nói đến phim lại càng buồn hơn. Bộ phim "Hoàng Lê nhất thống chí" xem giống kịch thì đúng hơn, trang phục cũng rất cẩu thả, tốn tiền vô ích. Kô biết bao giờ Việt Nam mình mới có thể sản xụất được những bộ phim lịch sử có giá trị như Trung Quốc? Một vài ý kiến thô thiển, mong được chỉ giáo.
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Thực ra là chờ tiền thôi.
    Bạn xem những bộ phim dã sử Trung hoa do Đài TH Trung ương TQ làm thì hay thật.
    Nhưng cứ thử xem mấy phim do đài địa phương của nó làm xem, chán không thể tưởng được.
    Ví như "Tào Tháo" "Mười ba triều vua nhà Thanh" hình như do Quảng đông, Sơn tây làm ấy. Mà Quảng đông với Sơn Tây của nó rộng chẳng kém Việt Nam ta.
    Big Mouse
  4. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Thực ra là chờ tiền thôi.
    Bạn xem những bộ phim dã sử Trung hoa do Đài TH Trung ương TQ làm thì hay thật.
    Nhưng cứ thử xem mấy phim do đài địa phương của nó làm xem, chán không thể tưởng được.
    Ví như "Tào Tháo" "Mười ba triều vua nhà Thanh" hình như do Quảng đông, Sơn tây làm ấy. Mà Quảng đông với Sơn Tây của nó rộng chẳng kém Việt Nam ta.
    Big Mouse
  5. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Bác Guest viet hay quá
    Hoan hô Bác
    anhquan
  6. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Bác Guest viet hay quá
    Hoan hô Bác
    anhquan
  7. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    To gaup : em cũng đồng ý là vấn đề có liên quan đến lịch sử thật . Là em nói chuyện cái tên Việt Nam . Nhưng chỉ một phần thôi mà chủ yếu là vấn đề của ngôn ngữ ...nên em thấy dựa vào mặt này giải thích có lẽ là hợp tình hợp lý nhất .
    NO PAIN NO GAIN ​
  8. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    To gaup : em cũng đồng ý là vấn đề có liên quan đến lịch sử thật . Là em nói chuyện cái tên Việt Nam . Nhưng chỉ một phần thôi mà chủ yếu là vấn đề của ngôn ngữ ...nên em thấy dựa vào mặt này giải thích có lẽ là hợp tình hợp lý nhất .
    NO PAIN NO GAIN ​
  9. hoahongxanh123

    hoahongxanh123 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0
    Em cứ thắc mắc tại sao Thái Lan là một nước phật giáo mà họ lại có thể chấp nhận văn hoá phương Tây dễ dàng như vậy. Ý của em là Phật giáo có ảnh hưởng gì đến đời sống hàng ngày của dân Thái nói riêng và dân các nước theo đạo phật nói chung không.
  10. hoahongxanh123

    hoahongxanh123 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0
    Em cứ thắc mắc tại sao Thái Lan là một nước phật giáo mà họ lại có thể chấp nhận văn hoá phương Tây dễ dàng như vậy. Ý của em là Phật giáo có ảnh hưởng gì đến đời sống hàng ngày của dân Thái nói riêng và dân các nước theo đạo phật nói chung không.

Chia sẻ trang này