1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Chuyện của Anh Lý
    Việt Nam , Hà nội cuối thang 12. Nhạc Giáng Sinh vang lên ở nhiều nơi trên đường phố. Trong nhà hàng Thủy Tạ bên hồ Hoàn Kiếm, HN. Một buổi sáng, Lý từ khách sạn Tràng An ở 58 Hàng Gai ra đó ngồi uống cà phê sau bữa sáng ở một hàng phở đầu Lý Quốc Sư. Trời còn sớm, sương trắng phảng phất mặt hồ. Gọi một cà phê sữa nóng ngồi nhìn sang đền Ngọc Sơn, vừa nhấm nháp vừa nghĩ không hiểu chất sữa trong cà phê có trái tính trái nết đánh nhau với bụng nước phở vừa 'nhập nội' hay không. Từ đó nhìn ra phía tay trái, xa xa đường từ đền Bà Kiệu chạy lên đầu Cầu Gỗ. Trên đường phố là những dòng người đi lại xa xa, xe đạp xe máy ồn ào.
    HN bắt đầu một ngày làm việc ra vẻ bận rộn. Bận quá mức cần thiết và ồn ã, mệt mỏi quá tầm vóc của nền kinh tế nhất là trong những giờ cao điểm ở những nút giao thông vào thành phố. Nhưng khi đó mới là khoảng 8 giờ. Bờ Hồ vẫn còn những cụ già hoặc những cụ chưa già lắm đi dạo buổi sáng hoặc hăng hái tập thể dục. Phía bên phải là tòa nhà của Bưu Điện với chiếc đồng hồ vuông vuông trước thật to, nay bỗng nhỏ bé hơn trước so với tòa khách sạn hay cao ốc gì đó Lý chưa kịp biết tên mọc lên từ đôi ba năm rồi. Tiếng nhạc Giáng Sinh tiếng Anh vang ra từ đôi loa của quán. Cô phục vụ nhẹ hỏi cũng bằng tiếng Anh. Chẳng lạ khi bàn bên cạnh có mấy người nước ngoài. Nhưng Lý có cảm giác là lạ khi tiếng nhạc Giáng Sinh này cứ vang reo trong không khí đáng ra phải cổ kính, phải rất Việt Nam với bên kia là đài nghiên Tháp bút mà Phương Đình Nguyễn Văn Siêu cho dựng để tỏ rõ cái tự hào của đất học Thăng Long.
    Cái sự học Nho Giáo bao thế hệ đã can dự vào. Còn lại là chế độ khoa cử, đầu óc thủ cựu, thói từ chương và bệnh quan liêu vẫn rất nặng. Mỗi người Việt Nam có một ông quan ở bên trong. Thế giới thì đang chạy từng ngày về phía trước, một phía trước có nhiều điều vô định và mạo hiểm. Nhưng người Việt Nam xem ra sẽ không phải lo dính líu vào những trò mạo hiểm đó. Nào công nghệ di truyền, nào phần mềm phần cứng. Những chú bé đánh giày ở đầu phố vẫn thèm thuồng nhìn những đôi chân của giới trưởng giả hay vài ông Tây ngó và nhẩm ra 'đánh một đôi được 2 nghìn là no bụng một gói xôi sáng, hai đôi rưỡi là ngày lên hương một bát phở'. Với rất đông người Việt Nam ăn uống, sinh hoạt vẫn là những nhu cầu thường trực. Việt Nam lại không có một tiềm năng con người và vốn liếng, quan hệ, như Ấn Độ để xây dựng ra những ốc đảo high-tech giữa biển người đông đúc và nghèo khó.
    Ngồi trong nhà hàng Thủy Tạ Lý chỉ muốn hỏi cô phục vụ sao để nhạc Giáng Sinh chơi tự nhiên như vậy. Việt Nam có theo Thiên Chúa Giáo đâu. . Nhưng Lý bỗng hiểu ra thế nào là tính hỗn dung văn hóa của người Việt. Nói nôm na là tính dễ dãi, vô nguyên tắc. Nói cho hay là cởi mở trước ảnh hưởng nước ngoài . Nhà hàng Thủy Tạ chơi nhạc GS vì có nhiều khách nước ngoài, như trong các quán cà phê ở các khách sạn cao sừng sững, nghạo nghễ trưng bộ mặt bóng nhoáng kính (chứ không phải mỡ). Nhưng đồ chơi, hình ông già Noel cũng có mặt ở mọi nơi. Bọn trẻ nô nức chuẩn bị GS. Nhớ hôm vào TPHCM, ké bên Nhà thờ Đức Bà là một dãy hàng bán thiệp GS bán chui, bán chạy như một loại chợ cóc. Chỉ một thoáng buổi chiều thôi. Chính thức là không được. Không phải vì lý do tôn giáo mà đơn giản vì không có giấy phép kinh doanh và nói thế cho to chứ đó chỉ là một dãy mươi chiếc xe đẩy, xe đạp của những người bán dạo không được mấy anh giao thông công chính hoan nghênh. Người Việt Nam đã điềm nhiên, thản nhiên và tự nhiên vui GS. Một giảng viên ĐH Văn hóa HN còn nói với Lý: "Ngày GS đẹp và vui chẳng kém gì mồng Một Tết. Có làm sao đâu".
    Chuyến về Việt Nam của Lý lần này là một chuyến đi thú vị, bổ ích và hiệu quả. Thú vị vì được dịp chứng kiến một xã hội đổi thay nhanh chóng, với tất cả các biểu hiện hay và dở của một nước đang phát triển, phát triển theo nghĩa thực chứ không phải là 'developing country' theo cách gọi mới, bớt xúc phạm mà người ta dành cho các nước từng mang tên 'thế giới thứ ba". Bổ ích vì là người Việt ở xa nước lại được dịp sống với xã hội vốn là của mình, sửa đổi lại không ít những suy nghĩ trước đó về xã hội Việt Nam, nhưng cũng khẳng định lại không ít những điều, những giá trị mình tin là đúng. Bổ ích hơn nữa vì kinh nghiệm của hai tuần sống ở HN, TPHCN, ở nhà, ở khách sạn, ở chỗ bạn bè v.v. có giá trị không gì thay thế nổi có cách nhìn nhận cuộc sống riêng tư, đường đời và lý tưởng. Và quan trọng hơn cả là anh tự thấy mình đã cảm được không khí của những nơi anh đã đến, bắt được ít nhiều ý nghĩ của những nghệ nhân, những người thợ, dù ở Bát Tràng, Ninh Vân, Đồng Kî, Ngũ Xã hay giữa HN. Qua họ Lý phần nào hình dung được một xã hội Việt Nam rộng hơn giới quen biết có sẵn là bạn bè, các công chức, quan chức, một số trí thức, văn nghệ sỹ.
    Cảm giác chung về Việt Nam năm nay là vui vui pha lẫn lo lo. Lo là vì thấy khả năng tiến bộ của một dân tộc tuy đã được bộc lộ nhưng có cái gì đó còn chưa xứng đáng với tham vọng của chính những người sống trong nước. Nói trắng ra là người Việt Nam muốn nhiều nhưng trình độ và khả năng chưa có bao nhiêu, dù ai cũng biết là người Việt Nam ta có tài. Nhưng nhiều thứ tài trái ngược nhau quá nên một xã hội đang có trước mắt đây là một đám đông vô kỷ luật, chạy theo những mục đích cá nhân ngắn hạn. Đường phố HN là một ví dụ đầy hình ảnh cho xã hội Việt Nam . Những giờ cao điểm phố đông đặc người đi xe máy, xe đạp và cả ôtô. Đa số người HN đã đi xe máy, tức là nhanh hơn nhịp xe đạp xưa kia. Nhanh hơn trước nhưng cũng loạn hơn trước và xét đến mục đích cuối cùng thì cũng chẳng nhanh lắm. Hàng vạn chiếc xe máy đua nhau đi, tranh nhau từng khoảng không gian để luồn lách khi chạy, để đặt chân chống khi dừng. Thành ra tốc độ chỉ 30-40 km một giờ mà thôi. Vì tranh nhau đường nên thường xảy ra tai nạn. Vì lấn nhau nên cũng chẳng ai đến đích trước hẳn. Tất cả cùng chậm lại.
    Nghệ thuật đi xe máy ở HN cũng là nghệ thuật sống của người HN. Phải đón ý trước xem người đi ngược chiều, người đâm ngang sẽ làm động tác gì, sẽ rẽ bên nào và với tốc độ bao nhiêu. Đoán ý người đối thoại sai hay đưa tiền không đúng cửa là mất, là thiệt, lại còn bị chửi là ngu. Đường phố có đèn đỏ nhưng người ta coi đó là một thứ xa xỉ phẩm mới chỉ dành cho dân đi ôtô, còn đa số không chấp hành. Bất cứ lúc nào cũng có những kẻ đi ngược dòng, vì như thế sẽ tiện hơn để rẽ vào ngõ, vào ngách. Chú ý! Một số khu nhà ở quận Tây Hồ có tên đường là Ngách số X, số Y. Không phải ngõ mà ngách. Ngóc ngách, vòng vèo và không tiết kiệm thời gian của nhau.
    Bức tranh Việt Nam thể hiện ra những màu sắc trái ngược nhau, vừa điển hình cho một xã hội đang thay đổi, tìm đường. Cách cư xử của con người là cái nhiệt kế của những giá trị và tình cảm bên trong họ, những mâu thuẫn của một xã hội, một thế hệ hoặc vài ba thế hệ. Người Việt Nam hiểu phải hội nhập, phải học tập để tiến bộ, nếu không sẽ thua thiệt nhưng đa số chưa biết phải bỏ cái gì khỏi hòm, rương cũ kỹ trong nhà để mua về đồ mới. Hoặc là họ vứt luôn các hòm rương đó ra đống rác và rước về mọi thứ theo tiêu chuẩn cứ thuộc G7 là tốt- nói như lời một cán bộ đã đi nước ngoài nhiều. Hoặc là băn khoăn rất lâu đến mức nửa tin nửa ngờ không biết những đồ Tây đem đến có SIDA hay không, hoặc thôi cứ tí tí Tây, tí tí Ta cho chắc. Trong một phóng sự về các ngôi nhà mới 'Sự lựa chọn hợp lý', đài truyền hình Việt Nam (VTV3?) đã phỏng vấn rất nhiều kiến trúc sư, cả trẻ cả già ở HN để hỏi ý kiến về các mẫu nhà mà đa số những người có tiền xây lên thời gian qua. Câu trả lời của họ là chưa có một mô hình gì đảm bảo được tính chất Việt Nam, không nói là để phù hợp truyền thống chung chung mà để nhà được thông thoáng, có nhiều ánh sáng, đủ độ ấm, độ mát thích hợp với khí hậu, thời tiết nước nhà. Các căn nhà được xây đa số theo sở thích muốn mới, hiện đại nhưng 'có cái gì đó dân tộc' của các ông bà chủ. Dân tộc tính có khi là mái đầu đao như đình chùa, biểu hiện một ham muốn về bản sắc chưa tìm ra hay chưa tìm lại được.
    Nhà cửa là thế. Còn các hệ giá trị khác cũng không kém phần phức tạp. Chưa nói đến những người ít học, mà ngay cả lớp người 'Đương thời" cũng đầy ắp những tư duy 'cổ quái'. Đa số thích hiện đại nhưng cái con người trần trụi thì vẫn để đầu óc nơi làng quê họ xuất thân. Nhưng người HN không ai bi kịch hoá vấn đề vì vì chuyện nhà ai nghe cũng có chút hài hước. Một cán bộ cỡ ở một ngành đi nước ngoài 'hơi bị nhiều', tuổi đã 50 và mới có bằng tiến sỹ đột nhiên bỏ vợ và hai con gái mà một cô sắp lấy chồng. Tiêu chí ông ta muốn đạt được để cuộc đời có ý nghĩa trọn vẹn là phải đẻ cho được một quý tử. Người vợ sau, trẻ hơn rất nhiều lại cho ra đời một 'vịt giờ'. Ông tiến sỹ gọi điện cho một người bạn than thở "Nhà em lại sinh con gái anh ạ' và được câu an ủi "Thôi thì cậu cố đẻ đứa nữa, nếu cũng con gái thì hoá ra là 'tứ nữ bất bần'. Chắc chắn cái bằng tiến sỹ của ông không phải ngành y vì ông hình như không chịu biết rằng đẻ con trai hay gái không phụ thuộc vào người vợ. Hay ông lấy vợ mới để đồng nghiệp và các đơn vị liên quan có dịp 'được mời phải đi ăn cơm giá cao'? Có trời mà biết.
    Hai tuần ở VN làm Lý thấy rõ là Việt Nam cần cải tổ ngay lập tức hai ngành giáo dục và y tế. Chưa cần nói đến chiến lược 'xây dựng con người' -chỉ con người bình thường có ích cho xã hội -thì cách vận hành của hệ thống giáo dục là nỗi đau kinh tế cho hàng vạn gia đình. Ở nông thôn, bán đi cả vụ lúa chưa đủ tiền cho con ra thành phố một chuyến luyện thi đại học. Tầng lớp thị dân có tiền cũng không thỏa mãn, thậm chí bất mãn trước tình cảnh con cái phải đóng phải nộp đủ thứ khoản mà chữ nghĩa cũng chưa ra đâu vào đâu cả. Chưa kể trẻ con từ bé tý đã phải học vô vàn loại trường, sáng công chiều tư, tạo ra một gánh nặng tiền bạc và nỗi lo an toàn xe cộ cho bố mẹ. Riêng chuyện đưa đón con cái đi học hàng ngày đã là một công việc tốn thời gian, xăng dầu cho từng gia đình. Mà đóng tiền vào trường giỏi, trường điểm từ cấp tiểu học không có nghĩa là chất lượng học hành và sự chăm sóc của thầy cô được tử tế. Con gái của chị Lý năm nay 6 tuổi sáng học một trường công chiều học một trường nữa ở cách nhà chừng 5 km. Trường nằm ở trung tâm HN, bố mẹ sáng đưa con đến trường, chiều đón về. Một hôm đến đón không thấy con đâu, cô giáo cũng đã về rồi. Cuống lên chạy đi tìm thì thấy cháu ngồi thu lu trong một cái cổng gần trường. Hoá ra lớp tan sớm, cô giáo hết giờ không muốn chờ lâu đã dẫn cháu đến bỏ ở đó để về nhà. Cả nhà được phen hết vía. Hỏi thế có đến nói để lần sau họ không làm như vậy nữa thì được trả lời là nếu có nói thì phải lựa lời để cháu không bị cô trù. Đó là chuyện trẻ nhỏ. Còn với thanh niên thì cũng tương tự.
    Một cô sinh viên kể: "Hồi năm thứ nhất nghe bọn năm trên hỏi -Đã đi chùa Thầy chưa? em ngây thơ nói rằng quê Hà Tây là gì chùa Thầy. Chúng nó cười cho bảo đi chùa thầy là lễ thầy. Năm nào cũng thế, như phong trào".
    Tình trạng trong các bệnh viện thì còn tồi tệ hơn nữa. Bệnh viện tiếng là công nhưng thực thì như nhà riêng của bác sỹ và y tá. Một cán bộ nhà nước nói' Họ như những con gấu trong rạp xiếc, bỏ viên đường vào miệng mới động chân động tay'. Những viên đường ở đây là vài chục đến thậm chí vài trăm nghìn đồng. Tiêm có tiền cô y tá vừa tiêm vừa gãi gãi, hỏi thân ái 'Có đau lắm không?". Không có tiền cô tiêm cho ngoài ven, đau giãy người lên. Ở một bệnh viên quân đội có cảnh chính ông đại tá bác sỹ, cựu trưởng khoa vào năm ở chính khoa mình cũ nhưng không có tiền nên chẳng được ai chăm sóc. Ông tự bò ra ngoài mua thuốc về chữa, gập người tiêm thuốc, đau quá thì nghiến răngbấu vào thành giường. Nhiều người ở HN nói với tôi là họ sẵn sàng trả tiền nhiều để được chạy chữa tử tể, trả đàng hoàng chứ không phải cảnh đi một bước là phải đưa tiền, 'vừa đểu đểu, vừa nể nể'. Mà đưa tiền nhằm người coi như mất cắp. Vấn đề nghiêm trọng nhưng chưa ai nói đến chuyện tư nhân hoá dịch vụ y tế dù trên thực tế nó đã được 'thị trường hoá' theo nghĩa thị là chợ. Trong TPHCM đã có cơ sở y tế tư nhân, đắt nhưng không mất nhân phẩm và nguy hiểm như ngoài HN. Dính đến y tế thực sự là nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ. Một cháu bé 2 tuổi bị viêm phế quản, vào khám bác sỹ cho thuốc sai, tiêm mấy tuần không khỏi đến một bác sĩ khác cũng nhận được thuốc sai nhưng loại khác. Đến khi sốt cao, nguy kịch đi cấp cứu và nhất là có sự quen biết kèm tiền thì mới tới được 'đúng thầy, đúng thuốc', nhưng tình trạng của cháu đã biến thành hen phế quản. Chuyện phổ biến là thầy thuốc thông đồng với dược sĩ, bắt người bệnh phải mua thuốc 'như ý bác sĩ', dù không cần thiết hoặc vô tác dụng, chưa nói là thuốc sai. Có chết người cũng chẳng ai chịu trách nhiệm cả vì tâm lý chung là thờ ơ, khôn sống mống chết.
    Trong một thế giới đổi thay, tỷ lệ dân số khác xa trước kia với số thanh niên ngày một đông,quan hệ xã hội đã bị "chợ hóa" hoàn toàn nhưng vị trí của đồng tiền vì không được đặt đúng chỗ nên nó đóng một vai trò lệch lạc, không kiểm soát được và cũng chẳng thực sự điều hoà quan hệ kinh tế. Luật pháp tuy đã có nhưng chỉ được hiểu và áp dụng như một thứ phụ trợ cho các cuộc vận động. Ví dụ đơn giản là luật giao thông. Đường phố đầy biểu ngữ kêu gọi người dân hưởng ứng khẩu hiệu An toàn Giao thông. Cảnh sát tung ra những đợt kiểm soát xe cộ ngặt nghèo, phạt nặng những người vi phạm. Nhưng cũng chỉ được từng đợt, không nhất quán, không kiên trì nên tạo ra một tâm lý nguy hiểm là coi thường luật pháp và cơ quan thi hành luật. Một người lái taxi nói với tôi: "Khi người đi xe đạp, xe máy sai rõ ràng, nhưng cảnh sát vẫn bắt lỗi người lái xe hơi" theo kiểu "Nắm thằng có tóc, không bắt kẻ trọc đầu". Cảnh sát biết rằng nếu bị giữ xe dù chỉ vài giờ thì người lái taxi phải chi tiền để được thoát dù đúng lý, bởi không có xe chạy, anh ta sẽ phải móc tiền túi ra bù cho công ty. Cách bắt bí này là một ví dụ khiến luật không thực hiện được và cả bên sai lẫn bên đúng đều coi thường luật và tìm cách "giải quyết" theo thông lệ.
    Tâm lý chung là chán nản trước hiện trạng xã hội gặp ai cũng được nghe câu 'Tình hình sẽ phải khác đi' với một hy vọng là đời con mình sẽ được sống trong một xã hội tử tế hơn. Nhưng chỉ hy vọng suông thôi, còn trên thực tế ai cũng tiếp tay cho nó tồi đi. Chính vì không có một hệ thống bảo hiểm xã hội khả dĩ nên người ta chỉ lo kiếm chác, vơ vét, lo ấm thân. Về hưu, hết chức quyền là hết tất cả. Về hưu bạn bè cũng chẳng đến thăm nữa. Quà cáp chẳng còn ai biếu. Lúc đó chỉ còn các bạn tổ hưu vừa bất mãn vừa sĩ diện để họp, để chén trà điếu thuốc qua ngày. Con người đối xử với nhau tệ bạc. Cả một hệ thống đối xử với dân tệ bạc, với chính những cán bộ của mình cũng tệ bạc. Nhìn về tương lai thấy bất an. Chỗ dựa tinh thần bỗng mất đi đâu. Người ta đua nhau tin vào thế giới tâm linh, phong thuỷ, bói toán. Không khí sặc mùi Lê Mạt. Chuyện làm ăn, lừa đảo, chuyện đồng cốt, gọi hồn nghe như đọc lại 'Tang thương ngẫu lục'. Rồi chuyện thần núi Tản Viên, chuyện Trung Quốc muốn phả những long mạch ở quanh Hà Nội.
    Trong 'sân chơi' kinh tế thì nhà nước vẫn là công ty lớn nhất, là đối tác lớn nhất của mọi nhà đầu tư nước ngoài, là chủ đầu tư cho 99% các công trình có tầm vóc trong nước, là nhà xuất khẩu hàng đầu và áp đảo. Dù các doanh nghiệp, các đơn vị có thể có những cách làm ăn riêng, có chính sách theo nguyên tắc thị trường thì tựu trung vẫn là nhà nước dưới một hoá thân nào đó mà thôi. Giới làm ăn có là tư nhân tới mức nào đi nữa vẫn cần đến nhà nước, từ khâu quan hệ, giấy tờ đến đấu thầu, tranh hợp đồng và cuối cùng sự che chở của các cán bộ cao cấp cho cuộc làm ăn và những thông tin ra tiền. Ngoài ra, chính sự hiện diện của các cơ quan nhà nước, chi tiêu của các cán bộ đã tạo ra sự khởi sắc của dịch vụ ở HN. Ai ăn uống nếu không phải là người của các cơ quan nhà nước. Một nhà nghiên cứu văn hóa, GS Trần Ngọc Thêm đã viết (đại ý): '-Đặc trưng của đô thị Việt Nam là nó do nhà nước sinh ra. Có thành trước rồi mới có thị'. Nhu cầu của chính quyền và tầng lớp quan lại sinh ra sự cung ứng dịch vụ trong dân chúng. Xưa kia là các làng thủ công, có khi do vua bắt về ở gần kinh thành, nay là chợ búa, hàng ăn, xưởng tiểu công nghiệp, các cơ sở xây cất nhà cửa v.v.
    Trên thị trường báo viết (báo in) đã có những thay đổi mạnh mẽ khác hẳn trước đây. Có sự cạnh tranh về tin tức, nhất là tin trong nước về các vụ án kinh tế lớn, về một số phóng sự từ nước ngoài, về tin đối ngoại (ASEAN), các bài về thể thao (bóng đá). Có sự khác biệt về chất lượng in ấn do đầu tư và hợp tác với nước ngoài. Thị trường này cũng đa dạng do nhu cầu độc giả khác trước, thậm chí có dạng tabloid như An ninh Thế giới. Đài phát thanh hiện nay có vẻ kém hấp dẫn nhất đối với dân chúng HN, trừ FM có được một lượng nhất định thính giả trẻ tuổi, nhưng đa phần ở các tỉnh lẻ và nông thôn. Tivi là mặt trận thể hiện rõ nhất những góc cạnh của xã hội , từ các phóng sự khô khan, đến các vấn đề gọi là 'bức xúc' của xã hội như ô nhiễm môi trường, vệ sinh thực phẩm, thị trường nhà đất, sinh hoạt v.v. Đã có các chương trình talk show, quiz và cuộc thi. Nhưng khác với các nước, nguyên tắc hoạt động của truyền hình Việt Nam kể cả trong những chương trình thu hút khá đông thanh thiếu niên như SINH VIÊN 97, 99, 2000, Đường Lên Đỉnh Olimpia v.v. người ta có vẻ như không muốn có cái ngôi sao nổi bật lên trên nền cán bộ của ngành. Ở những nước khác, người ta bỏ tiền để tạo ra cho người dẫn các chương trình talk show tên tuổi, lấy nó mà thu hút khán giả, mà cạnh tranh với các đài đối thủ. Lương của những nhân vật celebrities này cũng cao tương ứng với danh tiếng. Nhưng ở Việt Nam thì không có chuyện như vậy. Dù Lại Văn Sâm, Minh Vũ, Tùng Chi đã được nhiều người biết đến, nhưng không ai quan niệm họ là những ngôi sao. Kể cả trong ngành điện ảnh, có các diễn viên sáng giá, nhưng xin đừng có các minh tinh màn bạc. Phải chăng đây là một văn hoá cộng đồng làng xã?. . Có lẽ cũng hiểu như vậy nên chẳng ai muốn làm ngôi sao nào sáng quá kẻo chóng thành sao băng.
    Nhưng có một lĩnh vực cũng liên quan đến bút sách Lý nhận thấy rõ sự khởi sắc là nghiên cứu lịch sử, xã hội và văn hoá. Thời bao cấp Việt Nam không có môn xã hội học, lịch sử được nhìn theo lăng kính nhất thời . Nhưng trong suốt những năm đó, may mắn là Việt Nam vẫn có các nhà nghiên cứu làm việc âm thầm. Sách của họ, chẳng hạn như những tác phẩm nghiên cứu về Nho Giáo của Trần Đình Hượu đã được xuất bản, đưa ra những quan điểm mới mẻ để nhìn vào quá khứ vừa mới qua đi của dân tộc. Các sách về Đông Nam Á, về dân tộc học ở Đông Dương và chính Việt Nam cũng xuất hiện nhiều. Những đề tài một thời là cấm kî như vai trò của nhà nước Nam Việt thời Triệu Đà, sự hình thành và tan vỡ của quốc gia Chăm ở Nam Trung Bộ, vua Gia Long và giai đoạn đầu triều Nguyễn, vai trò của người Hoa trong quá trình hình thành miền Nam Việt Nam v.v. đã được đề cập đến, ít thì nhiều và độ nông sâu còn tuỳ vào trình độ của các nhà nghiên cứu. Ngoài ra, những nhân vật một thời nung nấu cải cách như Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ v.v. và các tác phẩm của họ cũng được in ấn trong tinh thần gợi lại bài học của một giai đoạn Việt Nam tiếp xúc với Phương Tây nhưng thất bại, mất nước và tụt hậu. Những cố gắng 'ôn cố tri tân' đó thật đáng quý, nhưng chỉ có ảnh hưởng trong giới đam mê học thuật và may ra trong một số sinh viên.
    Nhưng dù thế nào đi chăng nữa Việt nam vẫn phát triển ngay cả khi bạn đang ngủ .........!!!







    anhquan
  2. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Chuyện của Anh Lý
    Việt Nam , Hà nội cuối thang 12. Nhạc Giáng Sinh vang lên ở nhiều nơi trên đường phố. Trong nhà hàng Thủy Tạ bên hồ Hoàn Kiếm, HN. Một buổi sáng, Lý từ khách sạn Tràng An ở 58 Hàng Gai ra đó ngồi uống cà phê sau bữa sáng ở một hàng phở đầu Lý Quốc Sư. Trời còn sớm, sương trắng phảng phất mặt hồ. Gọi một cà phê sữa nóng ngồi nhìn sang đền Ngọc Sơn, vừa nhấm nháp vừa nghĩ không hiểu chất sữa trong cà phê có trái tính trái nết đánh nhau với bụng nước phở vừa 'nhập nội' hay không. Từ đó nhìn ra phía tay trái, xa xa đường từ đền Bà Kiệu chạy lên đầu Cầu Gỗ. Trên đường phố là những dòng người đi lại xa xa, xe đạp xe máy ồn ào.
    HN bắt đầu một ngày làm việc ra vẻ bận rộn. Bận quá mức cần thiết và ồn ã, mệt mỏi quá tầm vóc của nền kinh tế nhất là trong những giờ cao điểm ở những nút giao thông vào thành phố. Nhưng khi đó mới là khoảng 8 giờ. Bờ Hồ vẫn còn những cụ già hoặc những cụ chưa già lắm đi dạo buổi sáng hoặc hăng hái tập thể dục. Phía bên phải là tòa nhà của Bưu Điện với chiếc đồng hồ vuông vuông trước thật to, nay bỗng nhỏ bé hơn trước so với tòa khách sạn hay cao ốc gì đó Lý chưa kịp biết tên mọc lên từ đôi ba năm rồi. Tiếng nhạc Giáng Sinh tiếng Anh vang ra từ đôi loa của quán. Cô phục vụ nhẹ hỏi cũng bằng tiếng Anh. Chẳng lạ khi bàn bên cạnh có mấy người nước ngoài. Nhưng Lý có cảm giác là lạ khi tiếng nhạc Giáng Sinh này cứ vang reo trong không khí đáng ra phải cổ kính, phải rất Việt Nam với bên kia là đài nghiên Tháp bút mà Phương Đình Nguyễn Văn Siêu cho dựng để tỏ rõ cái tự hào của đất học Thăng Long.
    Cái sự học Nho Giáo bao thế hệ đã can dự vào. Còn lại là chế độ khoa cử, đầu óc thủ cựu, thói từ chương và bệnh quan liêu vẫn rất nặng. Mỗi người Việt Nam có một ông quan ở bên trong. Thế giới thì đang chạy từng ngày về phía trước, một phía trước có nhiều điều vô định và mạo hiểm. Nhưng người Việt Nam xem ra sẽ không phải lo dính líu vào những trò mạo hiểm đó. Nào công nghệ di truyền, nào phần mềm phần cứng. Những chú bé đánh giày ở đầu phố vẫn thèm thuồng nhìn những đôi chân của giới trưởng giả hay vài ông Tây ngó và nhẩm ra 'đánh một đôi được 2 nghìn là no bụng một gói xôi sáng, hai đôi rưỡi là ngày lên hương một bát phở'. Với rất đông người Việt Nam ăn uống, sinh hoạt vẫn là những nhu cầu thường trực. Việt Nam lại không có một tiềm năng con người và vốn liếng, quan hệ, như Ấn Độ để xây dựng ra những ốc đảo high-tech giữa biển người đông đúc và nghèo khó.
    Ngồi trong nhà hàng Thủy Tạ Lý chỉ muốn hỏi cô phục vụ sao để nhạc Giáng Sinh chơi tự nhiên như vậy. Việt Nam có theo Thiên Chúa Giáo đâu. . Nhưng Lý bỗng hiểu ra thế nào là tính hỗn dung văn hóa của người Việt. Nói nôm na là tính dễ dãi, vô nguyên tắc. Nói cho hay là cởi mở trước ảnh hưởng nước ngoài . Nhà hàng Thủy Tạ chơi nhạc GS vì có nhiều khách nước ngoài, như trong các quán cà phê ở các khách sạn cao sừng sững, nghạo nghễ trưng bộ mặt bóng nhoáng kính (chứ không phải mỡ). Nhưng đồ chơi, hình ông già Noel cũng có mặt ở mọi nơi. Bọn trẻ nô nức chuẩn bị GS. Nhớ hôm vào TPHCM, ké bên Nhà thờ Đức Bà là một dãy hàng bán thiệp GS bán chui, bán chạy như một loại chợ cóc. Chỉ một thoáng buổi chiều thôi. Chính thức là không được. Không phải vì lý do tôn giáo mà đơn giản vì không có giấy phép kinh doanh và nói thế cho to chứ đó chỉ là một dãy mươi chiếc xe đẩy, xe đạp của những người bán dạo không được mấy anh giao thông công chính hoan nghênh. Người Việt Nam đã điềm nhiên, thản nhiên và tự nhiên vui GS. Một giảng viên ĐH Văn hóa HN còn nói với Lý: "Ngày GS đẹp và vui chẳng kém gì mồng Một Tết. Có làm sao đâu".
    Chuyến về Việt Nam của Lý lần này là một chuyến đi thú vị, bổ ích và hiệu quả. Thú vị vì được dịp chứng kiến một xã hội đổi thay nhanh chóng, với tất cả các biểu hiện hay và dở của một nước đang phát triển, phát triển theo nghĩa thực chứ không phải là 'developing country' theo cách gọi mới, bớt xúc phạm mà người ta dành cho các nước từng mang tên 'thế giới thứ ba". Bổ ích vì là người Việt ở xa nước lại được dịp sống với xã hội vốn là của mình, sửa đổi lại không ít những suy nghĩ trước đó về xã hội Việt Nam, nhưng cũng khẳng định lại không ít những điều, những giá trị mình tin là đúng. Bổ ích hơn nữa vì kinh nghiệm của hai tuần sống ở HN, TPHCN, ở nhà, ở khách sạn, ở chỗ bạn bè v.v. có giá trị không gì thay thế nổi có cách nhìn nhận cuộc sống riêng tư, đường đời và lý tưởng. Và quan trọng hơn cả là anh tự thấy mình đã cảm được không khí của những nơi anh đã đến, bắt được ít nhiều ý nghĩ của những nghệ nhân, những người thợ, dù ở Bát Tràng, Ninh Vân, Đồng Kî, Ngũ Xã hay giữa HN. Qua họ Lý phần nào hình dung được một xã hội Việt Nam rộng hơn giới quen biết có sẵn là bạn bè, các công chức, quan chức, một số trí thức, văn nghệ sỹ.
    Cảm giác chung về Việt Nam năm nay là vui vui pha lẫn lo lo. Lo là vì thấy khả năng tiến bộ của một dân tộc tuy đã được bộc lộ nhưng có cái gì đó còn chưa xứng đáng với tham vọng của chính những người sống trong nước. Nói trắng ra là người Việt Nam muốn nhiều nhưng trình độ và khả năng chưa có bao nhiêu, dù ai cũng biết là người Việt Nam ta có tài. Nhưng nhiều thứ tài trái ngược nhau quá nên một xã hội đang có trước mắt đây là một đám đông vô kỷ luật, chạy theo những mục đích cá nhân ngắn hạn. Đường phố HN là một ví dụ đầy hình ảnh cho xã hội Việt Nam . Những giờ cao điểm phố đông đặc người đi xe máy, xe đạp và cả ôtô. Đa số người HN đã đi xe máy, tức là nhanh hơn nhịp xe đạp xưa kia. Nhanh hơn trước nhưng cũng loạn hơn trước và xét đến mục đích cuối cùng thì cũng chẳng nhanh lắm. Hàng vạn chiếc xe máy đua nhau đi, tranh nhau từng khoảng không gian để luồn lách khi chạy, để đặt chân chống khi dừng. Thành ra tốc độ chỉ 30-40 km một giờ mà thôi. Vì tranh nhau đường nên thường xảy ra tai nạn. Vì lấn nhau nên cũng chẳng ai đến đích trước hẳn. Tất cả cùng chậm lại.
    Nghệ thuật đi xe máy ở HN cũng là nghệ thuật sống của người HN. Phải đón ý trước xem người đi ngược chiều, người đâm ngang sẽ làm động tác gì, sẽ rẽ bên nào và với tốc độ bao nhiêu. Đoán ý người đối thoại sai hay đưa tiền không đúng cửa là mất, là thiệt, lại còn bị chửi là ngu. Đường phố có đèn đỏ nhưng người ta coi đó là một thứ xa xỉ phẩm mới chỉ dành cho dân đi ôtô, còn đa số không chấp hành. Bất cứ lúc nào cũng có những kẻ đi ngược dòng, vì như thế sẽ tiện hơn để rẽ vào ngõ, vào ngách. Chú ý! Một số khu nhà ở quận Tây Hồ có tên đường là Ngách số X, số Y. Không phải ngõ mà ngách. Ngóc ngách, vòng vèo và không tiết kiệm thời gian của nhau.
    Bức tranh Việt Nam thể hiện ra những màu sắc trái ngược nhau, vừa điển hình cho một xã hội đang thay đổi, tìm đường. Cách cư xử của con người là cái nhiệt kế của những giá trị và tình cảm bên trong họ, những mâu thuẫn của một xã hội, một thế hệ hoặc vài ba thế hệ. Người Việt Nam hiểu phải hội nhập, phải học tập để tiến bộ, nếu không sẽ thua thiệt nhưng đa số chưa biết phải bỏ cái gì khỏi hòm, rương cũ kỹ trong nhà để mua về đồ mới. Hoặc là họ vứt luôn các hòm rương đó ra đống rác và rước về mọi thứ theo tiêu chuẩn cứ thuộc G7 là tốt- nói như lời một cán bộ đã đi nước ngoài nhiều. Hoặc là băn khoăn rất lâu đến mức nửa tin nửa ngờ không biết những đồ Tây đem đến có SIDA hay không, hoặc thôi cứ tí tí Tây, tí tí Ta cho chắc. Trong một phóng sự về các ngôi nhà mới 'Sự lựa chọn hợp lý', đài truyền hình Việt Nam (VTV3?) đã phỏng vấn rất nhiều kiến trúc sư, cả trẻ cả già ở HN để hỏi ý kiến về các mẫu nhà mà đa số những người có tiền xây lên thời gian qua. Câu trả lời của họ là chưa có một mô hình gì đảm bảo được tính chất Việt Nam, không nói là để phù hợp truyền thống chung chung mà để nhà được thông thoáng, có nhiều ánh sáng, đủ độ ấm, độ mát thích hợp với khí hậu, thời tiết nước nhà. Các căn nhà được xây đa số theo sở thích muốn mới, hiện đại nhưng 'có cái gì đó dân tộc' của các ông bà chủ. Dân tộc tính có khi là mái đầu đao như đình chùa, biểu hiện một ham muốn về bản sắc chưa tìm ra hay chưa tìm lại được.
    Nhà cửa là thế. Còn các hệ giá trị khác cũng không kém phần phức tạp. Chưa nói đến những người ít học, mà ngay cả lớp người 'Đương thời" cũng đầy ắp những tư duy 'cổ quái'. Đa số thích hiện đại nhưng cái con người trần trụi thì vẫn để đầu óc nơi làng quê họ xuất thân. Nhưng người HN không ai bi kịch hoá vấn đề vì vì chuyện nhà ai nghe cũng có chút hài hước. Một cán bộ cỡ ở một ngành đi nước ngoài 'hơi bị nhiều', tuổi đã 50 và mới có bằng tiến sỹ đột nhiên bỏ vợ và hai con gái mà một cô sắp lấy chồng. Tiêu chí ông ta muốn đạt được để cuộc đời có ý nghĩa trọn vẹn là phải đẻ cho được một quý tử. Người vợ sau, trẻ hơn rất nhiều lại cho ra đời một 'vịt giờ'. Ông tiến sỹ gọi điện cho một người bạn than thở "Nhà em lại sinh con gái anh ạ' và được câu an ủi "Thôi thì cậu cố đẻ đứa nữa, nếu cũng con gái thì hoá ra là 'tứ nữ bất bần'. Chắc chắn cái bằng tiến sỹ của ông không phải ngành y vì ông hình như không chịu biết rằng đẻ con trai hay gái không phụ thuộc vào người vợ. Hay ông lấy vợ mới để đồng nghiệp và các đơn vị liên quan có dịp 'được mời phải đi ăn cơm giá cao'? Có trời mà biết.
    Hai tuần ở VN làm Lý thấy rõ là Việt Nam cần cải tổ ngay lập tức hai ngành giáo dục và y tế. Chưa cần nói đến chiến lược 'xây dựng con người' -chỉ con người bình thường có ích cho xã hội -thì cách vận hành của hệ thống giáo dục là nỗi đau kinh tế cho hàng vạn gia đình. Ở nông thôn, bán đi cả vụ lúa chưa đủ tiền cho con ra thành phố một chuyến luyện thi đại học. Tầng lớp thị dân có tiền cũng không thỏa mãn, thậm chí bất mãn trước tình cảnh con cái phải đóng phải nộp đủ thứ khoản mà chữ nghĩa cũng chưa ra đâu vào đâu cả. Chưa kể trẻ con từ bé tý đã phải học vô vàn loại trường, sáng công chiều tư, tạo ra một gánh nặng tiền bạc và nỗi lo an toàn xe cộ cho bố mẹ. Riêng chuyện đưa đón con cái đi học hàng ngày đã là một công việc tốn thời gian, xăng dầu cho từng gia đình. Mà đóng tiền vào trường giỏi, trường điểm từ cấp tiểu học không có nghĩa là chất lượng học hành và sự chăm sóc của thầy cô được tử tế. Con gái của chị Lý năm nay 6 tuổi sáng học một trường công chiều học một trường nữa ở cách nhà chừng 5 km. Trường nằm ở trung tâm HN, bố mẹ sáng đưa con đến trường, chiều đón về. Một hôm đến đón không thấy con đâu, cô giáo cũng đã về rồi. Cuống lên chạy đi tìm thì thấy cháu ngồi thu lu trong một cái cổng gần trường. Hoá ra lớp tan sớm, cô giáo hết giờ không muốn chờ lâu đã dẫn cháu đến bỏ ở đó để về nhà. Cả nhà được phen hết vía. Hỏi thế có đến nói để lần sau họ không làm như vậy nữa thì được trả lời là nếu có nói thì phải lựa lời để cháu không bị cô trù. Đó là chuyện trẻ nhỏ. Còn với thanh niên thì cũng tương tự.
    Một cô sinh viên kể: "Hồi năm thứ nhất nghe bọn năm trên hỏi -Đã đi chùa Thầy chưa? em ngây thơ nói rằng quê Hà Tây là gì chùa Thầy. Chúng nó cười cho bảo đi chùa thầy là lễ thầy. Năm nào cũng thế, như phong trào".
    Tình trạng trong các bệnh viện thì còn tồi tệ hơn nữa. Bệnh viện tiếng là công nhưng thực thì như nhà riêng của bác sỹ và y tá. Một cán bộ nhà nước nói' Họ như những con gấu trong rạp xiếc, bỏ viên đường vào miệng mới động chân động tay'. Những viên đường ở đây là vài chục đến thậm chí vài trăm nghìn đồng. Tiêm có tiền cô y tá vừa tiêm vừa gãi gãi, hỏi thân ái 'Có đau lắm không?". Không có tiền cô tiêm cho ngoài ven, đau giãy người lên. Ở một bệnh viên quân đội có cảnh chính ông đại tá bác sỹ, cựu trưởng khoa vào năm ở chính khoa mình cũ nhưng không có tiền nên chẳng được ai chăm sóc. Ông tự bò ra ngoài mua thuốc về chữa, gập người tiêm thuốc, đau quá thì nghiến răngbấu vào thành giường. Nhiều người ở HN nói với tôi là họ sẵn sàng trả tiền nhiều để được chạy chữa tử tể, trả đàng hoàng chứ không phải cảnh đi một bước là phải đưa tiền, 'vừa đểu đểu, vừa nể nể'. Mà đưa tiền nhằm người coi như mất cắp. Vấn đề nghiêm trọng nhưng chưa ai nói đến chuyện tư nhân hoá dịch vụ y tế dù trên thực tế nó đã được 'thị trường hoá' theo nghĩa thị là chợ. Trong TPHCM đã có cơ sở y tế tư nhân, đắt nhưng không mất nhân phẩm và nguy hiểm như ngoài HN. Dính đến y tế thực sự là nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ. Một cháu bé 2 tuổi bị viêm phế quản, vào khám bác sỹ cho thuốc sai, tiêm mấy tuần không khỏi đến một bác sĩ khác cũng nhận được thuốc sai nhưng loại khác. Đến khi sốt cao, nguy kịch đi cấp cứu và nhất là có sự quen biết kèm tiền thì mới tới được 'đúng thầy, đúng thuốc', nhưng tình trạng của cháu đã biến thành hen phế quản. Chuyện phổ biến là thầy thuốc thông đồng với dược sĩ, bắt người bệnh phải mua thuốc 'như ý bác sĩ', dù không cần thiết hoặc vô tác dụng, chưa nói là thuốc sai. Có chết người cũng chẳng ai chịu trách nhiệm cả vì tâm lý chung là thờ ơ, khôn sống mống chết.
    Trong một thế giới đổi thay, tỷ lệ dân số khác xa trước kia với số thanh niên ngày một đông,quan hệ xã hội đã bị "chợ hóa" hoàn toàn nhưng vị trí của đồng tiền vì không được đặt đúng chỗ nên nó đóng một vai trò lệch lạc, không kiểm soát được và cũng chẳng thực sự điều hoà quan hệ kinh tế. Luật pháp tuy đã có nhưng chỉ được hiểu và áp dụng như một thứ phụ trợ cho các cuộc vận động. Ví dụ đơn giản là luật giao thông. Đường phố đầy biểu ngữ kêu gọi người dân hưởng ứng khẩu hiệu An toàn Giao thông. Cảnh sát tung ra những đợt kiểm soát xe cộ ngặt nghèo, phạt nặng những người vi phạm. Nhưng cũng chỉ được từng đợt, không nhất quán, không kiên trì nên tạo ra một tâm lý nguy hiểm là coi thường luật pháp và cơ quan thi hành luật. Một người lái taxi nói với tôi: "Khi người đi xe đạp, xe máy sai rõ ràng, nhưng cảnh sát vẫn bắt lỗi người lái xe hơi" theo kiểu "Nắm thằng có tóc, không bắt kẻ trọc đầu". Cảnh sát biết rằng nếu bị giữ xe dù chỉ vài giờ thì người lái taxi phải chi tiền để được thoát dù đúng lý, bởi không có xe chạy, anh ta sẽ phải móc tiền túi ra bù cho công ty. Cách bắt bí này là một ví dụ khiến luật không thực hiện được và cả bên sai lẫn bên đúng đều coi thường luật và tìm cách "giải quyết" theo thông lệ.
    Tâm lý chung là chán nản trước hiện trạng xã hội gặp ai cũng được nghe câu 'Tình hình sẽ phải khác đi' với một hy vọng là đời con mình sẽ được sống trong một xã hội tử tế hơn. Nhưng chỉ hy vọng suông thôi, còn trên thực tế ai cũng tiếp tay cho nó tồi đi. Chính vì không có một hệ thống bảo hiểm xã hội khả dĩ nên người ta chỉ lo kiếm chác, vơ vét, lo ấm thân. Về hưu, hết chức quyền là hết tất cả. Về hưu bạn bè cũng chẳng đến thăm nữa. Quà cáp chẳng còn ai biếu. Lúc đó chỉ còn các bạn tổ hưu vừa bất mãn vừa sĩ diện để họp, để chén trà điếu thuốc qua ngày. Con người đối xử với nhau tệ bạc. Cả một hệ thống đối xử với dân tệ bạc, với chính những cán bộ của mình cũng tệ bạc. Nhìn về tương lai thấy bất an. Chỗ dựa tinh thần bỗng mất đi đâu. Người ta đua nhau tin vào thế giới tâm linh, phong thuỷ, bói toán. Không khí sặc mùi Lê Mạt. Chuyện làm ăn, lừa đảo, chuyện đồng cốt, gọi hồn nghe như đọc lại 'Tang thương ngẫu lục'. Rồi chuyện thần núi Tản Viên, chuyện Trung Quốc muốn phả những long mạch ở quanh Hà Nội.
    Trong 'sân chơi' kinh tế thì nhà nước vẫn là công ty lớn nhất, là đối tác lớn nhất của mọi nhà đầu tư nước ngoài, là chủ đầu tư cho 99% các công trình có tầm vóc trong nước, là nhà xuất khẩu hàng đầu và áp đảo. Dù các doanh nghiệp, các đơn vị có thể có những cách làm ăn riêng, có chính sách theo nguyên tắc thị trường thì tựu trung vẫn là nhà nước dưới một hoá thân nào đó mà thôi. Giới làm ăn có là tư nhân tới mức nào đi nữa vẫn cần đến nhà nước, từ khâu quan hệ, giấy tờ đến đấu thầu, tranh hợp đồng và cuối cùng sự che chở của các cán bộ cao cấp cho cuộc làm ăn và những thông tin ra tiền. Ngoài ra, chính sự hiện diện của các cơ quan nhà nước, chi tiêu của các cán bộ đã tạo ra sự khởi sắc của dịch vụ ở HN. Ai ăn uống nếu không phải là người của các cơ quan nhà nước. Một nhà nghiên cứu văn hóa, GS Trần Ngọc Thêm đã viết (đại ý): '-Đặc trưng của đô thị Việt Nam là nó do nhà nước sinh ra. Có thành trước rồi mới có thị'. Nhu cầu của chính quyền và tầng lớp quan lại sinh ra sự cung ứng dịch vụ trong dân chúng. Xưa kia là các làng thủ công, có khi do vua bắt về ở gần kinh thành, nay là chợ búa, hàng ăn, xưởng tiểu công nghiệp, các cơ sở xây cất nhà cửa v.v.
    Trên thị trường báo viết (báo in) đã có những thay đổi mạnh mẽ khác hẳn trước đây. Có sự cạnh tranh về tin tức, nhất là tin trong nước về các vụ án kinh tế lớn, về một số phóng sự từ nước ngoài, về tin đối ngoại (ASEAN), các bài về thể thao (bóng đá). Có sự khác biệt về chất lượng in ấn do đầu tư và hợp tác với nước ngoài. Thị trường này cũng đa dạng do nhu cầu độc giả khác trước, thậm chí có dạng tabloid như An ninh Thế giới. Đài phát thanh hiện nay có vẻ kém hấp dẫn nhất đối với dân chúng HN, trừ FM có được một lượng nhất định thính giả trẻ tuổi, nhưng đa phần ở các tỉnh lẻ và nông thôn. Tivi là mặt trận thể hiện rõ nhất những góc cạnh của xã hội , từ các phóng sự khô khan, đến các vấn đề gọi là 'bức xúc' của xã hội như ô nhiễm môi trường, vệ sinh thực phẩm, thị trường nhà đất, sinh hoạt v.v. Đã có các chương trình talk show, quiz và cuộc thi. Nhưng khác với các nước, nguyên tắc hoạt động của truyền hình Việt Nam kể cả trong những chương trình thu hút khá đông thanh thiếu niên như SINH VIÊN 97, 99, 2000, Đường Lên Đỉnh Olimpia v.v. người ta có vẻ như không muốn có cái ngôi sao nổi bật lên trên nền cán bộ của ngành. Ở những nước khác, người ta bỏ tiền để tạo ra cho người dẫn các chương trình talk show tên tuổi, lấy nó mà thu hút khán giả, mà cạnh tranh với các đài đối thủ. Lương của những nhân vật celebrities này cũng cao tương ứng với danh tiếng. Nhưng ở Việt Nam thì không có chuyện như vậy. Dù Lại Văn Sâm, Minh Vũ, Tùng Chi đã được nhiều người biết đến, nhưng không ai quan niệm họ là những ngôi sao. Kể cả trong ngành điện ảnh, có các diễn viên sáng giá, nhưng xin đừng có các minh tinh màn bạc. Phải chăng đây là một văn hoá cộng đồng làng xã?. . Có lẽ cũng hiểu như vậy nên chẳng ai muốn làm ngôi sao nào sáng quá kẻo chóng thành sao băng.
    Nhưng có một lĩnh vực cũng liên quan đến bút sách Lý nhận thấy rõ sự khởi sắc là nghiên cứu lịch sử, xã hội và văn hoá. Thời bao cấp Việt Nam không có môn xã hội học, lịch sử được nhìn theo lăng kính nhất thời . Nhưng trong suốt những năm đó, may mắn là Việt Nam vẫn có các nhà nghiên cứu làm việc âm thầm. Sách của họ, chẳng hạn như những tác phẩm nghiên cứu về Nho Giáo của Trần Đình Hượu đã được xuất bản, đưa ra những quan điểm mới mẻ để nhìn vào quá khứ vừa mới qua đi của dân tộc. Các sách về Đông Nam Á, về dân tộc học ở Đông Dương và chính Việt Nam cũng xuất hiện nhiều. Những đề tài một thời là cấm kî như vai trò của nhà nước Nam Việt thời Triệu Đà, sự hình thành và tan vỡ của quốc gia Chăm ở Nam Trung Bộ, vua Gia Long và giai đoạn đầu triều Nguyễn, vai trò của người Hoa trong quá trình hình thành miền Nam Việt Nam v.v. đã được đề cập đến, ít thì nhiều và độ nông sâu còn tuỳ vào trình độ của các nhà nghiên cứu. Ngoài ra, những nhân vật một thời nung nấu cải cách như Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ v.v. và các tác phẩm của họ cũng được in ấn trong tinh thần gợi lại bài học của một giai đoạn Việt Nam tiếp xúc với Phương Tây nhưng thất bại, mất nước và tụt hậu. Những cố gắng 'ôn cố tri tân' đó thật đáng quý, nhưng chỉ có ảnh hưởng trong giới đam mê học thuật và may ra trong một số sinh viên.
    Nhưng dù thế nào đi chăng nữa Việt nam vẫn phát triển ngay cả khi bạn đang ngủ .........!!!







    anhquan
  3. mt2002

    mt2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các bác trong diễn đàn lịch sử VN.
    Sự thể là mấy ngày trước đây em có trót dại ghé vào diễn đàn này, chỉ định dòm một chút. Không ngờ mất liền 3 ngày 4 đêm mới xem hết hơn 60 trang thảo luận của các bác (cũng may là xài tiền internet của bọn ngoại quốc chứ không thì móm nặng). Vô cùng khâm phục cái kho kiến thức LS của các bác, hy vọng còn tiếp tục được học hỏi thêm nhiều điều lý thú. Có một điều thắc mắc nhỏ
    là không biết các bác có phải chuyên về LS hay không mà có đwợc nguồn tư liệu phong phú thế. Liệu các bác có thể chỉ giúp em xem có thể tham khảo thêm các nguồn tư liệu ở đâu (trên Internet) để có đwợc vốn kiến thức LS tàm
    tạm, đặng hầu chuyện các bác.
    Xin đa tạ
    MT
  4. mt2002

    mt2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các bác trong diễn đàn lịch sử VN.
    Sự thể là mấy ngày trước đây em có trót dại ghé vào diễn đàn này, chỉ định dòm một chút. Không ngờ mất liền 3 ngày 4 đêm mới xem hết hơn 60 trang thảo luận của các bác (cũng may là xài tiền internet của bọn ngoại quốc chứ không thì móm nặng). Vô cùng khâm phục cái kho kiến thức LS của các bác, hy vọng còn tiếp tục được học hỏi thêm nhiều điều lý thú. Có một điều thắc mắc nhỏ
    là không biết các bác có phải chuyên về LS hay không mà có đwợc nguồn tư liệu phong phú thế. Liệu các bác có thể chỉ giúp em xem có thể tham khảo thêm các nguồn tư liệu ở đâu (trên Internet) để có đwợc vốn kiến thức LS tàm
    tạm, đặng hầu chuyện các bác.
    Xin đa tạ
    MT
  5. giangctm1

    giangctm1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    1
    Phew....
    Mất cả ngày trời mới đọc đến trang 40
    Bác Anhquan tìm hộ em quyển cựu ước nhé
    Em đọc quyển tân ước thấy chán quá
    Thảo nào mà lịch sử triết không có thiên chúa giáo
    Mà các bác chưa động nhiều đến Thiên chúa giáo thì phải
    Em rất mong được các cao thủ chỉ bảo thêm về món này
    Xin cảm ơn
    THERE ARE MORE YOU NEED TO KNOW THAN YOU EVEN KNOW YOU NEED
  6. giangctm1

    giangctm1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    1
    Phew....
    Mất cả ngày trời mới đọc đến trang 40
    Bác Anhquan tìm hộ em quyển cựu ước nhé
    Em đọc quyển tân ước thấy chán quá
    Thảo nào mà lịch sử triết không có thiên chúa giáo
    Mà các bác chưa động nhiều đến Thiên chúa giáo thì phải
    Em rất mong được các cao thủ chỉ bảo thêm về món này
    Xin cảm ơn
    THERE ARE MORE YOU NEED TO KNOW THAN YOU EVEN KNOW YOU NEED
  7. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Bác Giangctm1 thân mến
    Bác mà muốn đọc về cựu ước thì phải quá bộ vào chỗ này mà đọc này : http://www.vietchristian.net/kinhthanh/vn_index.asp
    Amen !!!!
    anhquan
  8. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Bác Giangctm1 thân mến
    Bác mà muốn đọc về cựu ước thì phải quá bộ vào chỗ này mà đọc này : http://www.vietchristian.net/kinhthanh/vn_index.asp
    Amen !!!!
    anhquan
  9. Trinity

    Trinity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Đoạn trích từ một truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh. "Chợ tình cuối mùa xuân".
    -------------------------------------------
    Người già vùng núi đá Mèo Vạc quê của Páo kể: Thuở hồng hoang, ông Chày sinh ra bầu trời, bà Chày sinh ra mặt đất. Bầu trời thì tròn, mặt đất thì vuông. Bầu trời nhỏ hơn mặt đất, mặt đất lại phẳng phiu. Ông Chày mới bảo bà Chày co mặt đất lại cho vừa bầu trời nên mặt đất lồi lõm thành sông, suối, núi, đồi, bình nguyên... Rồi sau đó ông Chày bà Chày mới sinh ra con người.
    Thuở hoang sơ con người chưa phân thành đàn ông đàn bà và sống an hành, vui vẻ, sung sướng lắm. Sung sướng là bởi cây mọc từ kẽ đá um tùm rậm rạp, rừng đầy hoa quả, núi đầy chim muông, cầm thú; loài người không phải lam làm mà cũng có ăn. Sướng quá, loài người đâm ra lười nhác, không có đam mê, chẳng có khát vọng, cuộc sống vô cùng buồn tẻ và chán ngắt. Ông Chày bà Chày vén mây nhìn xuống thấy thế bỗng ghen tức với sự sung sướng của loài người và chán ngán với cuộc sống tẻ nhạt của họ. Ông Chày bà Chày bèn sai thần xuống phân mỗi người thành hai nửa, một nửa nặn nên đàn ông, một nửa nặn thành đàn bà rồi ném mỗi người đi một nơi... Từ đó, người Mông của Páo luôn luôn sống trong cô đơn, sợ cô đơn nên làm cuộc hành trình đi tìm lại cái nửa kia của mình. Người ở Mèo Vạc tìm cái nửa của mình ở Đồng Văn, người ở Lũng La tìm đến Lũng Pàn, người ở Sơn Vỹ tìm về Mã Pì Lèng... Người nào may mắn tìm một lần đã thấy ngay cái nửa của mình khớp vào vừa chằn chặn thì sung sướng hạnh phúc. Người nào không may, tìm một lần không thấy, hai, ba lần không thấy, bốn lần mới thấy hoặc tệ hại hơn là không bao giờ tìm được cái nửa của mình đành phải ở với cái nửa của người khác. Nửa của người khác nên lúc nào cũng cong vênh, không khớp, khổ lắm. Sau, ông Chày bà Chày nghĩ lại thì đã muộn, đành làm một cái chợ tình để những cái nửa ở chân trời góc núi ấy tìm lại, khớp lại với nhau, gặp nhau. Vậy là thành chợ tình.

    Xuân khứ bách hoa lạc
    Xuân đáo bách hoa khai

  10. Trinity

    Trinity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Đoạn trích từ một truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh. "Chợ tình cuối mùa xuân".
    -------------------------------------------
    Người già vùng núi đá Mèo Vạc quê của Páo kể: Thuở hồng hoang, ông Chày sinh ra bầu trời, bà Chày sinh ra mặt đất. Bầu trời thì tròn, mặt đất thì vuông. Bầu trời nhỏ hơn mặt đất, mặt đất lại phẳng phiu. Ông Chày mới bảo bà Chày co mặt đất lại cho vừa bầu trời nên mặt đất lồi lõm thành sông, suối, núi, đồi, bình nguyên... Rồi sau đó ông Chày bà Chày mới sinh ra con người.
    Thuở hoang sơ con người chưa phân thành đàn ông đàn bà và sống an hành, vui vẻ, sung sướng lắm. Sung sướng là bởi cây mọc từ kẽ đá um tùm rậm rạp, rừng đầy hoa quả, núi đầy chim muông, cầm thú; loài người không phải lam làm mà cũng có ăn. Sướng quá, loài người đâm ra lười nhác, không có đam mê, chẳng có khát vọng, cuộc sống vô cùng buồn tẻ và chán ngắt. Ông Chày bà Chày vén mây nhìn xuống thấy thế bỗng ghen tức với sự sung sướng của loài người và chán ngán với cuộc sống tẻ nhạt của họ. Ông Chày bà Chày bèn sai thần xuống phân mỗi người thành hai nửa, một nửa nặn nên đàn ông, một nửa nặn thành đàn bà rồi ném mỗi người đi một nơi... Từ đó, người Mông của Páo luôn luôn sống trong cô đơn, sợ cô đơn nên làm cuộc hành trình đi tìm lại cái nửa kia của mình. Người ở Mèo Vạc tìm cái nửa của mình ở Đồng Văn, người ở Lũng La tìm đến Lũng Pàn, người ở Sơn Vỹ tìm về Mã Pì Lèng... Người nào may mắn tìm một lần đã thấy ngay cái nửa của mình khớp vào vừa chằn chặn thì sung sướng hạnh phúc. Người nào không may, tìm một lần không thấy, hai, ba lần không thấy, bốn lần mới thấy hoặc tệ hại hơn là không bao giờ tìm được cái nửa của mình đành phải ở với cái nửa của người khác. Nửa của người khác nên lúc nào cũng cong vênh, không khớp, khổ lắm. Sau, ông Chày bà Chày nghĩ lại thì đã muộn, đành làm một cái chợ tình để những cái nửa ở chân trời góc núi ấy tìm lại, khớp lại với nhau, gặp nhau. Vậy là thành chợ tình.

    Xuân khứ bách hoa lạc
    Xuân đáo bách hoa khai

Chia sẻ trang này