1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Trống Quân
    Trống Quân là một hình thức hát giao duyên rất phổ biến từ Thanh Hóa trở ra. Tục truyền rằng hát Trống Quân xuất hiện từ thời nhà Trần vào thời nhân dân ta chống giặc Nguyên. Binh sĩ chia làm hai bên vừa xướng vừa đối trong khi gõ vào trống đánh thành nhịp điệu.
    Ông Phan Kế Bính, trong quyển Việt Nam phong tục, cho rằng hát Trống Quân có từ thời Nguyễn Huệ Binh lính giả thành trai gái để hát đối giải sầu trong khi hành quân đánh nhà Thanh.
    Lời hát đối rất tình tứ.
    Trai hỏi:
    ?oCái gì mà nó thấp cái gì cao
    Cái gì mà sáng tỏ hơn sao trên trời.
    Cái gì mà anh giải cho em ngồi
    Đêm nằm thời mơ tưởng dạo chơi vườn đào.
    Cái gì mà nó sắc hơn dao
    Cái gì mơn mởn lòng đào thì anh bảo em.?
    Gái trả lời:
    ?oAnh hỏi thì em xin thưa
    Thưa rằng thời đất thấp giời cao
    Ngọn đèn thời sáng tỏ hơn sao trên giời
    Chiếu hoa thời anh giải cho em ngồi
    Đêm nằm thời mơ tưởng dạo chơi vườn đào
    Nước trong thời nó sắc hơn dao
    Trứng gà thời mơn mởn, lòng đào thì em bảo anh.?
    Một số hát hội khác
    Ngoài ra còn nhiều loại hát giao duyên như Hát Ghẹo [/] Thanh Hóa, Hát Ghẹo Long Xuyên, Trống Quân Phú Thọ, Trống Quân Đức Bắc, Trống Quân Hữu Bổ, Hát Đúm Hải Dương.
    Hát đò đưa thuộc huyện Thụy Anh, Thái Bình chỉ hát lúc đò đi trên sông, chứ không hát khi đò cặp bến.
    Có hai loại hát đò đưa: hát đường trường được hát lúc đông thuyền bè cùng đi trên sông, trai gái hát đối đáp tỏ tình với nhau, và hát bỏ lửng là hát một mình mang tính chất kể chuyện trong các sinh hoạt làm việc có loại hát Ví và hát Giặm rất thịnh hành ở miền Bắc nhứt là ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
    Loại hát ví được đổi thành những tên khác nhau theo sinh hoạt: hát phường vải (Nghệ An), hát phường cấy, hát phường buôn, hát chặt củi, hát ví đò đưa, hát phường chiếu, hát phường vá lưới, hát chăn trâu, vv..
    Hát Phường Vải ở Nghệ An chú trọng về thi thố văn chương. Hát phường cấy thịnh hành hơn. Mỗi ngành làm việc đều dùng cách hát đối đáp tình tứ để vơi bớt cơn mệt và chọc phá cho thoải mái.
    Hò, Lý miền Trung và Nam
    Miền Trung và miền Nam có nhiều điệu Lý, Hò thuộc loại hát giao duyên. Hò Sông Mã, Hò Mái Nhì, Hò Mái Đẩy trên sông Hương, Hò Giã gạo, các điệu Lý mười thương, lý con sáo ở miền Trung.
    Trong Nam, hò rất phong phú và đa dạng: Hò Đồng Tháp, Hò Cần Thơ, hò Bạc liêu, hò Gò công, hò Lơ, hò cấy,v.v.
    Khi đi dạo qua vùng đồng bằng sông Cửu Long, ta thường nghe những câu chọc ghẹo rất tình tứ theo loại Hò Đồng Tháp . Một cậu trai bắt giọng:
    ?oƠ à ơi, ời à.
    Ơ à. Gặp mặt em đây không biết chừng nào anh gặp nữa này bạn chung tình,
    Ôi em có phân điều chi thì phân một bữa cho tận a tình à.
    Ơ à.Kẽo mai sau đây anh về nơi chốn cũ rồi thương bóng nhớ a à hình
    Mà tội nghiệp cho thân anh, ơ á à..?
    Một cô gái trả lời:
    ?o Ơ a à. Ngó lên trời thì trời trong mây trắng
    Dòm xuống nước thì nước trắng lại trong.
    Nhỏ như ai chứ nhỏ như em đây mà chắc dạ ơ à.
    Bền lòng ơ à
    Ơ à.. Lỡ duyên thời em chịu lỡ chớ đóng cửa loan phòng ờ ơ à.. Em chờ anh, ơ à..?
    Dân miền Nam ăn nói cục mịch, biết sao nói vậy, không màu mè hoa lá, không chải chuốt văn chương. Họ có thể hò như sau:
    ?o Hò ơ à..
    Cô kia má đỏ hồng hồng
    Xin cô cho biết (cô) có chồng hay chưa"
    Nếu cô bị chọc thấy anh chàng đó dễ thương thì trả lời
    ?oHò ơ à
    Thân em như tấm lụa đào
    Phất phơ trước giớ biết vào tay ai à?
    Tại miền Nam, cách tán tỉnh rất trực tiếp, không màu mè trong loại hát đối đáp trữ tình.
    Một chàng trai có cách chọc gái mạnh bạo như thế này:
    ?oHờ ơ à.
    Thấy em hồi nhỏ *** mũi chảy lòng thòng
    Bây giờ em bới tóc bỏ hai ba vòng anh thương?
    Cô gái có lúc cũng la lớn:
    ?oĐứng xa kêu bớ anh Mười
    Không thương anh nói chớ đừng cười đẩy đưa?
    Hay
    ?oThương không thương em hổng có cần
    Trầm hương khó kiếm chớ ổi bần thiếu chi?
    Hò, Lý, hát hội với Quan Họ hát ghẹo, Trống Quân, hát phường vải, hát xoan, cò lả, vv.. rất gần với chúng ta qua lời ca đơn giản, diễn đạt tất cả hình ảnh sống động của xã hội nông thôn Việt Nam và mỗi người hát là một nhà thơ, có khi là một nhà sáng tác nhạc.
    Đề tài tình yêu được khai thác từ các loại hát làm việc, hát giao duyên, giúp cho trai gái có dịp bày tỏ tấm lòng của mình. Trong phạm vi của bài viết ngắn này, tôi chỉ muốn đưa ra một vài khía cạnh đặc thù của loại hát trữ tình trong nhạc dân ca Việt Nam của dân tộc Kinh để giúp cho các bạn trẻ có một cái nhìn tổng quát về kho tàng dân nhạc và từ đó tự khám phá thêm những khía cạnh khác của vườn hoa âm nhạc đa sắc, đa âm của nhạc truyền thống Việt Nam.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  2. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Trống Quân
    Trống Quân là một hình thức hát giao duyên rất phổ biến từ Thanh Hóa trở ra. Tục truyền rằng hát Trống Quân xuất hiện từ thời nhà Trần vào thời nhân dân ta chống giặc Nguyên. Binh sĩ chia làm hai bên vừa xướng vừa đối trong khi gõ vào trống đánh thành nhịp điệu.
    Ông Phan Kế Bính, trong quyển Việt Nam phong tục, cho rằng hát Trống Quân có từ thời Nguyễn Huệ Binh lính giả thành trai gái để hát đối giải sầu trong khi hành quân đánh nhà Thanh.
    Lời hát đối rất tình tứ.
    Trai hỏi:
    ??oCái gì mà nó thấp cái gì cao
    Cái gì mà sáng tỏ hơn sao trên trời.
    Cái gì mà anh giải cho em ngồi
    Đêm nằm thời mơ tưởng dạo chơi vườn đào.
    Cái gì mà nó sắc hơn dao
    Cái gì mơn mởn lòng đào thì anh bảo em.???
    Gái trả lời:
    ??oAnh hỏi thì em xin thưa
    Thưa rằng thời đất thấp giời cao
    Ngọn đèn thời sáng tỏ hơn sao trên giời
    Chiếu hoa thời anh giải cho em ngồi
    Đêm nằm thời mơ tưởng dạo chơi vườn đào
    Nước trong thời nó sắc hơn dao
    Trứng gà thời mơn mởn, lòng đào thì em bảo anh.???
    Một số hát hội khác
    Ngoài ra còn nhiều loại hát giao duyên như Hát Ghẹo [/] Thanh Hóa, Hát Ghẹo Long Xuyên, Trống Quân Phú Thọ, Trống Quân Đức Bắc, Trống Quân Hữu Bổ, Hát Đúm Hải Dương.
    Hát đò đưa thuộc huyện Thụy Anh, Thái Bình chỉ hát lúc đò đi trên sông, chứ không hát khi đò cặp bến.
    Có hai loại hát đò đưa: hát đường trường được hát lúc đông thuyền bè cùng đi trên sông, trai gái hát đối đáp tỏ tình với nhau, và hát bỏ lửng là hát một mình mang tính chất kể chuyện trong các sinh hoạt làm việc có loại hát Ví và hát Giặm rất thịnh hành ở miền Bắc nhứt là ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
    Loại hát ví được đổi thành những tên khác nhau theo sinh hoạt: hát phường vải (Nghệ An), hát phường cấy, hát phường buôn, hát chặt củi, hát ví đò đưa, hát phường chiếu, hát phường vá lưới, hát chăn trâu, vv..
    Hát Phường Vải ở Nghệ An chú trọng về thi thố văn chương. Hát phường cấy thịnh hành hơn. Mỗi ngành làm việc đều dùng cách hát đối đáp tình tứ để vơi bớt cơn mệt và chọc phá cho thoải mái.
    Hò, Lý miền Trung và Nam
    Miền Trung và miền Nam có nhiều điệu Lý, Hò thuộc loại hát giao duyên. Hò Sông Mã, Hò Mái Nhì, Hò Mái Đẩy trên sông Hương, Hò Giã gạo, các điệu Lý mười thương, lý con sáo ở miền Trung.
    Trong Nam, hò rất phong phú và đa dạng: Hò Đồng Tháp, Hò Cần Thơ, hò Bạc liêu, hò Gò công, hò Lơ, hò cấy,v.v.
    Khi đi dạo qua vùng đồng bằng sông Cửu Long, ta thường nghe những câu chọc ghẹo rất tình tứ theo loại Hò Đồng Tháp . Một cậu trai bắt giọng:
    ??oƠ à ơi, ời à.
    Ơ à. Gặp mặt em đây không biết chừng nào anh gặp nữa này bạn chung tình,
    Ôi em có phân điều chi thì phân một bữa cho tận a tình à.
    Ơ à.Kẽo mai sau đây anh về nơi chốn cũ rồi thương bóng nhớ a à hình
    Mà tội nghiệp cho thân anh, ơ á à..???
    Một cô gái trả lời:
    ??o Ơ a à. Ngó lên trời thì trời trong mây trắng
    Dòm xuống nước thì nước trắng lại trong.
    Nhỏ như ai chứ nhỏ như em đây mà chắc dạ ơ à.
    Bền lòng ơ à
    Ơ à.. Lỡ duyên thời em chịu lỡ chớ đóng cửa loan phòng ờ ơ à.. Em chờ anh, ơ à..???
    Dân miền Nam ăn nói cục mịch, biết sao nói vậy, không màu mè hoa lá, không chải chuốt văn chương. Họ có thể hò như sau:
    ??o Hò ơ à..
    Cô kia má đỏ hồng hồng
    Xin cô cho biết (cô) có chồng hay chưa"
    Nếu cô bị chọc thấy anh chàng đó dễ thương thì trả lời
    ??oHò ơ à
    Thân em như tấm lụa đào
    Phất phơ trước giớ biết vào tay ai à???
    Tại miền Nam, cách tán tỉnh rất trực tiếp, không màu mè trong loại hát đối đáp trữ tình.
    Một chàng trai có cách chọc gái mạnh bạo như thế này:
    ??oHờ ơ à.
    Thấy em hồi nhỏ *** mũi chảy lòng thòng
    Bây giờ em bới tóc bỏ hai ba vòng anh thương???
    Cô gái có lúc cũng la lớn:
    ??oĐứng xa kêu bớ anh Mười
    Không thương anh nói chớ đừng cười đẩy đưa???
    Hay
    ??oThương không thương em hổng có cần
    Trầm hương khó kiếm chớ ổi bần thiếu chi???
    Hò, Lý, hát hội với Quan Họ hát ghẹo, Trống Quân, hát phường vải, hát xoan, cò lả, vv.. rất gần với chúng ta qua lời ca đơn giản, diễn đạt tất cả hình ảnh sống động của xã hội nông thôn Việt Nam và mỗi người hát là một nhà thơ, có khi là một nhà sáng tác nhạc.
    Đề tài tình yêu được khai thác từ các loại hát làm việc, hát giao duyên, giúp cho trai gái có dịp bày tỏ tấm lòng của mình. Trong phạm vi của bài viết ngắn này, tôi chỉ muốn đưa ra một vài khía cạnh đặc thù của loại hát trữ tình trong nhạc dân ca Việt Nam của dân tộc Kinh để giúp cho các bạn trẻ có một cái nhìn tổng quát về kho tàng dân nhạc và từ đó tự khám phá thêm những khía cạnh khác của vườn hoa âm nhạc đa sắc, đa âm của nhạc truyền thống Việt Nam.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  3. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0

    Được sửa chữa bởi - vnhl vào 05/04/2002 20:16
  4. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0

    Được sửa chữa bởi - vnhl vào 05/04/2002 20:16
  5. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Khó hiểu thật, Sir vnhl làm thế này thì người đọc lại cứ tưởng Sir anhquan lần này chỉ vào TTVNOnline để...tự chào mình một câu rồi ra à???
    lehongphu@ttvnonline.com
  6. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Khó hiểu thật, Sir vnhl làm thế này thì người đọc lại cứ tưởng Sir anhquan lần này chỉ vào TTVNOnline để...tự chào mình một câu rồi ra à???
    lehongphu@ttvnonline.com
  7. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác CHM nhé. Chính tớ hỏi đấy. Dân ca... cũng là một phần của Lịch Sử và Văn Hóa nhỉ bác nhỉ...

    NO PAIN NO GAIN ​
    Được sửa chữa bởi - koibeto81 vào 05/04/2002 08:42
  8. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác CHM nhé. Chính tớ hỏi đấy. Dân ca... cũng là một phần của Lịch Sử và Văn Hóa nhỉ bác nhỉ...

    NO PAIN NO GAIN ​
    Được sửa chữa bởi - koibeto81 vào 05/04/2002 08:42
  9. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Chết tớ rồi. Lâu lắm mới thấy bác Anhquan, định chào bác ấy một tiếng thế mà lại nhấn nhầm vào cái nút sửa bài (hì hì, mình là mod mà lại quên mất), thế là thành ra xoá bài bác ấy mà lại viết bài của mình vào.
    Em xin lỗi bác Anhquan nhé,

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên
  10. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Chết tớ rồi. Lâu lắm mới thấy bác Anhquan, định chào bác ấy một tiếng thế mà lại nhấn nhầm vào cái nút sửa bài (hì hì, mình là mod mà lại quên mất), thế là thành ra xoá bài bác ấy mà lại viết bài của mình vào.
    Em xin lỗi bác Anhquan nhé,

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên

Chia sẻ trang này