1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Trinity

    Trinity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Bin lại bài của bác Thinkfar.
    No comment. ;-)

    Xuân khứ bách hoa lạc
    Xuân đáo bách hoa khai

  2. Trinity

    Trinity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Bin lại bài của bác Thinkfar.
    No comment. ;-)

    Xuân khứ bách hoa lạc
    Xuân đáo bách hoa khai

  3. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Kinh thật ! Trong chục dòng mà bác Nghĩ xa làm một quả tổng thể từ lịch sử qua giáo dục và bất công trong GD nước nhà cho đến kinh nghiệp Mẽo Nhật và sự nghiêm minh của Pháp Luật. Hàng hiệu đấy. Bác Tri có tiếp thu thì tiếp thu chứ đừng nhếch mép dung đùi tính giã cua nấu canh mồng tơi rau đay đấy nhé.
    Thế bác cả Anh Quan viết cái rì (mà bác VNHL xoá nhầm) thế?
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...

    Được sửa chữa bởi - vnhl vào 05/04/2002 20:15
  4. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Kinh thật ! Trong chục dòng mà bác Nghĩ xa làm một quả tổng thể từ lịch sử qua giáo dục và bất công trong GD nước nhà cho đến kinh nghiệp Mẽo Nhật và sự nghiêm minh của Pháp Luật. Hàng hiệu đấy. Bác Tri có tiếp thu thì tiếp thu chứ đừng nhếch mép dung đùi tính giã cua nấu canh mồng tơi rau đay đấy nhé.
    Thế bác cả Anh Quan viết cái rì (mà bác VNHL xoá nhầm) thế?
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...

    Được sửa chữa bởi - vnhl vào 05/04/2002 20:15
  5. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Tớ nhếch mép với nhé...

    NO PAIN NO GAIN ​
  6. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Tớ nhếch mép với nhé...

    NO PAIN NO GAIN ​
  7. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Đọc cái truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh lại thấy muốn kể cho các bác đôi câu chuyện về chợ tình.
    Ở miền núi người Kinh gọi người dân tộc là Mán. Mán là danh từ chung, chả có dân tộc nào tên là Mán cả. Mông, Dao, Tày, Nùng ... rì cũng gọi thành Mán tất. Mán cũng hàm nghĩa khinh miệt. Không ai nói "cái thằng Dao ấy", chỉ đơn giản là "cái thằng Mán ấy". Có nghĩa là đã khuyến mại thêm cái cái bĩu môi. Người Kinh lên vùng cao sinh sống mở mang đất đai, buôn bán, lập thị trấn thị tứ. Ở đâu có người Kinh ở đó có điện, có đài, có tiền. Người dân tộc thì ngàn năm nay vẫn thế, quanh quất trong bản hẻo lánh với con trâu con ngựa. Ngày lên nương trồng sắn trồng lúa, tối về dệt vải xay ngô, chăm con lợn con gà, rỗi rãi thì đi rừng lấy củi săn bắn. Con trai con gái cứ tự nhiên mà lớn lên, muốn đi học thì vào nội trú, không thì ở nhà 15 tuổi đã biết kéo anh kéo em đi chợ tình bắt vợ.
    Xưa bắt vợ là cả một nghệ thuật. Mình không phải người xưa nên chẳng biết cụ tỷ nó như thế nào. Đại loại là chàng trai và cô gái thường ưng nhau, chàng trai không thôi khèn thì cũng làm vài điệu kèn lá tí te tò te. Liếc mắt đưa tình xong tan chợ thì cô gái làm ám hiệu chờ nhau trên lối về, chàng trai trên lưng ngựa dõi theo từng bước của người thương rồi đến chỗ vắng vẻ thuận tiện nhào tới, nhà gái giằng co lấy lệ. Thế là thành vợ thành chồng. Những gì kể lại phần nhiều là truyện, mà những cái mang dáng dấp văn học dân gian của người Việt ta trừ tích "Xuý Vân giả dại" bao giờ cũng kết thúc có hậu và đẹp đẽ.
    Chợ tình cũng vậy. Chẳng cần khảo cứu đâu xa, đọc truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh mà bác Tri sưu tầm trên kia cũng thấy một không gian văn hoá nên thơ và độc đáo. Người miền núi từ thủa hồng hoang đã chả cần lễ giáo, sống tự nhiên như gió núi cây rừng (thoáng hơn cả Tây). Yêu thì tìm đến. Có vợ có chồng vẫn tìm ******** để chia sẻ, để yêu thương cho hết những ngày tối tăm cực nhọc.
    Cuộc sống tinh thần của người miền cao chỉ có vậy.
    Có những nơi chợ tình diễn ra hàng tuần, Sapa chẳng hạn. Ngày thứ 7 thị trấn du lịch nổi tiếng này đông như trảy hội. Người dân tộc đông bằng khách du lịch cả Tây lẫn Ta. Có những bản xa đi bộ tới 2, 3 ngày đường, xuống bán vải, bán bạc giả, khèn, gà qué rồi ngủ lại chơi chợ tình. Thuê một cái chỗ ngủ, nằm trên sàn, đắp cái chăn nhà trọ không giặt bao giờ giá 2.000 đ/ người. Quá rẻ cho dù là với người dân tộc. Khách du lịch ở các nhà nghỉ vào mùa vắng khách rẻ cũng 50-70.000đ /phòng, khách sạn Victoria phòng hạng bét 75 đô Mẽo một đêm, sang thì bằng hai tháng lương của một công chức loại thu nhập cao. Nhân viên bồi bàn làm ở Víc-to là tiêu chuẩn trong mơ của các cô gái di cư lên vùng cao làm kinh tế.
    Chợ tình ngày nay có nói đi nói lại cũng không có gì mới. Ai đã từng đọc phóng sự "Lao Cai chó mèo bi ký" đăng trên Lao Động ... tường hay rẻ tiền hơn là các loại "Sa pa phía không mù sương", "Sapa khi mây xuống thấp" ...v..v.. trên các loại báo khác thì cũng chẳng lạ rì. Không hy vọng lắm vào việc được tận mắt thấy cái chợ tình huyền thoại, nhưng nhờ cái mồm hay hỏi nên cũng được xác nhận rằng " đêm mới có, chả thành hội đâu nhưng bây giờ bọn Mán nó vẫn rải rác ở chỗ chợ và quanh nhà thờ đá ấy". Thế là chẳng còn cái chợ mà các chàng trai cô gái múa khèn hát tình ca thật như trong ký ức người xưa nữa thật.
    Tình ca người Mông buồn nẫu ruột. Giai điệu của nó nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương đã tái hiện rất thành công trong "Bài ca trên núi", một trong những tủ của đồng chí Trọng Tấn. Quanh quẩn trong cái âm hưởng " tíu tiu tỉu tỉu tìu tiu tíu / tíu tiu tỉu tỉu tìu tíu tìu" là lời ca vương vấn "anh chờ em ở đầu con suối". Ấy là ông bạn tớ nhờ một chú Mèo dịch ra tiếng Kinh thế.
    Sau nửa đêm thì đúng là có chợ tình thật. Lang thang trên phố mãi cuối cùng cũng nghe thấy giai điệu của bài tình ca Mèo nổi tiếng cất lên thận trọng từ góc tối của một chân cột điện. Tiếng hơi dại và có mùi công nghiệp. Giả bộ thản nhiên đi qua nhưng hai con mắt soi sùng sục vào màn đêm, quả nhiên như lời đồn, tiếng hát ấy đang phát ra từ cái cát xét Tàu. Được cái băng còn mới. Một không gian mono tình tứ. Bên kia hè cô gái H'Mông bất động theo dõi thằng khách du lịch hơn là để ý đến hai anh Mèo. Hai anh Mèo lại căng thẳng hơn vì vừa theo dõi thằng Kinh vừa dè chừng nhau. Tiếng hát vẫn cất lên lạc lõng. Trên phố rất nhiều Tây và Ta.
    (đang viết thì đá phải cái dây nguồn, hì hì thôi để mai rỗi kể nốt các bác nghe đoạn cuối vậy)
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  8. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Đọc cái truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh lại thấy muốn kể cho các bác đôi câu chuyện về chợ tình.
    Ở miền núi người Kinh gọi người dân tộc là Mán. Mán là danh từ chung, chả có dân tộc nào tên là Mán cả. Mông, Dao, Tày, Nùng ... rì cũng gọi thành Mán tất. Mán cũng hàm nghĩa khinh miệt. Không ai nói "cái thằng Dao ấy", chỉ đơn giản là "cái thằng Mán ấy". Có nghĩa là đã khuyến mại thêm cái cái bĩu môi. Người Kinh lên vùng cao sinh sống mở mang đất đai, buôn bán, lập thị trấn thị tứ. Ở đâu có người Kinh ở đó có điện, có đài, có tiền. Người dân tộc thì ngàn năm nay vẫn thế, quanh quất trong bản hẻo lánh với con trâu con ngựa. Ngày lên nương trồng sắn trồng lúa, tối về dệt vải xay ngô, chăm con lợn con gà, rỗi rãi thì đi rừng lấy củi săn bắn. Con trai con gái cứ tự nhiên mà lớn lên, muốn đi học thì vào nội trú, không thì ở nhà 15 tuổi đã biết kéo anh kéo em đi chợ tình bắt vợ.
    Xưa bắt vợ là cả một nghệ thuật. Mình không phải người xưa nên chẳng biết cụ tỷ nó như thế nào. Đại loại là chàng trai và cô gái thường ưng nhau, chàng trai không thôi khèn thì cũng làm vài điệu kèn lá tí te tò te. Liếc mắt đưa tình xong tan chợ thì cô gái làm ám hiệu chờ nhau trên lối về, chàng trai trên lưng ngựa dõi theo từng bước của người thương rồi đến chỗ vắng vẻ thuận tiện nhào tới, nhà gái giằng co lấy lệ. Thế là thành vợ thành chồng. Những gì kể lại phần nhiều là truyện, mà những cái mang dáng dấp văn học dân gian của người Việt ta trừ tích "Xuý Vân giả dại" bao giờ cũng kết thúc có hậu và đẹp đẽ.
    Chợ tình cũng vậy. Chẳng cần khảo cứu đâu xa, đọc truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh mà bác Tri sưu tầm trên kia cũng thấy một không gian văn hoá nên thơ và độc đáo. Người miền núi từ thủa hồng hoang đã chả cần lễ giáo, sống tự nhiên như gió núi cây rừng (thoáng hơn cả Tây). Yêu thì tìm đến. Có vợ có chồng vẫn tìm ******** để chia sẻ, để yêu thương cho hết những ngày tối tăm cực nhọc.
    Cuộc sống tinh thần của người miền cao chỉ có vậy.
    Có những nơi chợ tình diễn ra hàng tuần, Sapa chẳng hạn. Ngày thứ 7 thị trấn du lịch nổi tiếng này đông như trảy hội. Người dân tộc đông bằng khách du lịch cả Tây lẫn Ta. Có những bản xa đi bộ tới 2, 3 ngày đường, xuống bán vải, bán bạc giả, khèn, gà qué rồi ngủ lại chơi chợ tình. Thuê một cái chỗ ngủ, nằm trên sàn, đắp cái chăn nhà trọ không giặt bao giờ giá 2.000 đ/ người. Quá rẻ cho dù là với người dân tộc. Khách du lịch ở các nhà nghỉ vào mùa vắng khách rẻ cũng 50-70.000đ /phòng, khách sạn Victoria phòng hạng bét 75 đô Mẽo một đêm, sang thì bằng hai tháng lương của một công chức loại thu nhập cao. Nhân viên bồi bàn làm ở Víc-to là tiêu chuẩn trong mơ của các cô gái di cư lên vùng cao làm kinh tế.
    Chợ tình ngày nay có nói đi nói lại cũng không có gì mới. Ai đã từng đọc phóng sự "Lao Cai chó mèo bi ký" đăng trên Lao Động ... tường hay rẻ tiền hơn là các loại "Sa pa phía không mù sương", "Sapa khi mây xuống thấp" ...v..v.. trên các loại báo khác thì cũng chẳng lạ rì. Không hy vọng lắm vào việc được tận mắt thấy cái chợ tình huyền thoại, nhưng nhờ cái mồm hay hỏi nên cũng được xác nhận rằng " đêm mới có, chả thành hội đâu nhưng bây giờ bọn Mán nó vẫn rải rác ở chỗ chợ và quanh nhà thờ đá ấy". Thế là chẳng còn cái chợ mà các chàng trai cô gái múa khèn hát tình ca thật như trong ký ức người xưa nữa thật.
    Tình ca người Mông buồn nẫu ruột. Giai điệu của nó nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương đã tái hiện rất thành công trong "Bài ca trên núi", một trong những tủ của đồng chí Trọng Tấn. Quanh quẩn trong cái âm hưởng " tíu tiu tỉu tỉu tìu tiu tíu / tíu tiu tỉu tỉu tìu tíu tìu" là lời ca vương vấn "anh chờ em ở đầu con suối". Ấy là ông bạn tớ nhờ một chú Mèo dịch ra tiếng Kinh thế.
    Sau nửa đêm thì đúng là có chợ tình thật. Lang thang trên phố mãi cuối cùng cũng nghe thấy giai điệu của bài tình ca Mèo nổi tiếng cất lên thận trọng từ góc tối của một chân cột điện. Tiếng hơi dại và có mùi công nghiệp. Giả bộ thản nhiên đi qua nhưng hai con mắt soi sùng sục vào màn đêm, quả nhiên như lời đồn, tiếng hát ấy đang phát ra từ cái cát xét Tàu. Được cái băng còn mới. Một không gian mono tình tứ. Bên kia hè cô gái H'Mông bất động theo dõi thằng khách du lịch hơn là để ý đến hai anh Mèo. Hai anh Mèo lại căng thẳng hơn vì vừa theo dõi thằng Kinh vừa dè chừng nhau. Tiếng hát vẫn cất lên lạc lõng. Trên phố rất nhiều Tây và Ta.
    (đang viết thì đá phải cái dây nguồn, hì hì thôi để mai rỗi kể nốt các bác nghe đoạn cuối vậy)
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  9. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bác Anhquan chỉ tặng mấy bông hồng cho bác CHM thì phải. Tớ sửa lại rồi.
    Mà lúc nãy tớ nhầm thế nào lại nhấn vào nút sửa bài của bác Cuoihaymeu. May là kịp nhớ ra.
    So dì bác nhé

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên
  10. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bác Anhquan chỉ tặng mấy bông hồng cho bác CHM thì phải. Tớ sửa lại rồi.
    Mà lúc nãy tớ nhầm thế nào lại nhấn vào nút sửa bài của bác Cuoihaymeu. May là kịp nhớ ra.
    So dì bác nhé

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên

Chia sẻ trang này