1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    Các bác thân mến, sau một thời gian đưa vào trùng tu và tôn tạo, hôm nay Lịch sử, Văn hoá Việt Nam lại tiếp tục mở cửa cho du khách bốn phương.
    Còn lịch sử của chủ đề này đã được bảo tồn tại một trang web khác trên TTVNOnline, mà chúng tôi sẽ gửi link lên chủ đề này để bà con cùng nhìn được
    Thân ái
    Admin
    TTVNOnline, Tiến lên!
  2. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    Các bác thân mến, sau một thời gian đưa vào trùng tu và tôn tạo, hôm nay Lịch sử, Văn hoá Việt Nam lại tiếp tục mở cửa cho du khách bốn phương.
    Còn lịch sử của chủ đề này đã được bảo tồn tại một trang web khác trên TTVNOnline, mà chúng tôi sẽ gửi link lên chủ đề này để bà con cùng nhìn được
    Thân ái
    Admin
    TTVNOnline, Tiến lên!
  3. giangctm1

    giangctm1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    1
    mAY quá
    Chủ đề này mở lại rồi.
    Em cứ tưởng nó bị coi là Pham thương chứ
    to VNHL
    Ở ngoài hàng sách mà có thì em cung mua rồi
    Nhưng có mấy quyển cũ cũ tìm không thấy mới phải nhờ các bác
    Thanks
    THERE ARE MORE YOU NEED TO KNOW THAN YOU EVEN KNOW YOU NEED
  4. giangctm1

    giangctm1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    1
    mAY quá
    Chủ đề này mở lại rồi.
    Em cứ tưởng nó bị coi là Pham thương chứ
    to VNHL
    Ở ngoài hàng sách mà có thì em cung mua rồi
    Nhưng có mấy quyển cũ cũ tìm không thấy mới phải nhờ các bác
    Thanks
    THERE ARE MORE YOU NEED TO KNOW THAN YOU EVEN KNOW YOU NEED
  5. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Tớ có quyển Khổng tử, Trang tử và Sử TQ của Nguyễn Hiến Lê. Tớ thích cách viết của NHL, giản dị, dễ hiểu, hàm súc, không khoa trương.
    Ở hiệu sách tớ thấy còn có Hàn Phi tử và Mặc tử của NHL. Có quyển Sống đẹp do NHL dịch từ cuốn của Lâm Ngữ Đường nghe nói cũng hay lắm.

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên
  6. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Tớ có quyển Khổng tử, Trang tử và Sử TQ của Nguyễn Hiến Lê. Tớ thích cách viết của NHL, giản dị, dễ hiểu, hàm súc, không khoa trương.
    Ở hiệu sách tớ thấy còn có Hàn Phi tử và Mặc tử của NHL. Có quyển Sống đẹp do NHL dịch từ cuốn của Lâm Ngữ Đường nghe nói cũng hay lắm.

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên
  7. gungcayvn

    gungcayvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    3.222
    Đã được thích:
    1
    chao moi nguoi ,dao nay tui it co thoi gian online nen ko biet la moi nguoi dang tranh luan ve lich su VietNam,tui thay day la mot de tai kha thu vi day chu,tui cung al dan hoc su nen hôm nay mao muoi dong gap doi chut
    boi vi bai viet cua moi nguoi qua dai rui nen tui ko doc het duoc,chi doc duoc mot so thoi,nhun tui thay thenay ,cang ngay lop tre VietNam cang "mu"lich su cua chinh dat nuoc ma minh dang song trongkhi lich su trung quoc thi ho kha gioi.Dong thoi lich su hinh nhu cung ngay cang bi
    :"thuong mai hoa".tui e rang chi mot thoi gian ko xa nua thoi se chang ai con nho den lich su cua minh,lich su cua mot dan toc van tu hao la co 4000nam lich su,ngay ca nhung Sv hoc lich su bay gio cung the,co may nguoi thuc su hung thu voi nganh hoc cua minhdau,ho thi voa hoc lich su voi mot su mo ho ko biet minh oc de lam gi va se lam gi khi tot nghiep,
    lic su trung quoc,cung voi nhung bo phim da su hoanh t5rang da gioi thieu duoc phan nao lich su cua ho voi the gioi con chunug ta...........
    gioi tre ngay cang toh o voi lich su dat nuoc,dieu ay co the duoc giai thich la do sach viet qua kho khan chi toan nhung con so va su kien.cai nua la giao vien huong dan cung ko co phuong phap giang day moi de cho hoc sinh co hung thu,cac phuong tien truyen thong thi ngheo nan,cho co mot vai cuoc thi kien thuc tren truyen hinh co dan xen mot so cau hoi ve lich su thong thuong..........tui nho cach day ko lau ong Duong Trung Quoc_tong thu kli hoi khoa hoc lich su VN da noi toi mot cuoc hoi thao mang ten"tai sao gioi tre Vn tho o voi lich su dan toc",nhunug sau do ko thay noi lai nua,vam oi thu van nhu the ,ko co gi kha hon ca,Ngay ca nhunug sach noi ve lcih su thi cung duoc ban rat it,gia lai qua cao nua cho nen viec pho bien lich su lai cang kho khan hon
    nhung tui nghi the nay,neu ban thuc su yeu thich thi cung ko qua kho de hieu lich su Vn dau.
  8. gungcayvn

    gungcayvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    3.222
    Đã được thích:
    1
    chao moi nguoi ,dao nay tui it co thoi gian online nen ko biet la moi nguoi dang tranh luan ve lich su VietNam,tui thay day la mot de tai kha thu vi day chu,tui cung al dan hoc su nen hôm nay mao muoi dong gap doi chut
    boi vi bai viet cua moi nguoi qua dai rui nen tui ko doc het duoc,chi doc duoc mot so thoi,nhun tui thay thenay ,cang ngay lop tre VietNam cang "mu"lich su cua chinh dat nuoc ma minh dang song trongkhi lich su trung quoc thi ho kha gioi.Dong thoi lich su hinh nhu cung ngay cang bi
    :"thuong mai hoa".tui e rang chi mot thoi gian ko xa nua thoi se chang ai con nho den lich su cua minh,lich su cua mot dan toc van tu hao la co 4000nam lich su,ngay ca nhung Sv hoc lich su bay gio cung the,co may nguoi thuc su hung thu voi nganh hoc cua minhdau,ho thi voa hoc lich su voi mot su mo ho ko biet minh oc de lam gi va se lam gi khi tot nghiep,
    lic su trung quoc,cung voi nhung bo phim da su hoanh t5rang da gioi thieu duoc phan nao lich su cua ho voi the gioi con chunug ta...........
    gioi tre ngay cang toh o voi lich su dat nuoc,dieu ay co the duoc giai thich la do sach viet qua kho khan chi toan nhung con so va su kien.cai nua la giao vien huong dan cung ko co phuong phap giang day moi de cho hoc sinh co hung thu,cac phuong tien truyen thong thi ngheo nan,cho co mot vai cuoc thi kien thuc tren truyen hinh co dan xen mot so cau hoi ve lich su thong thuong..........tui nho cach day ko lau ong Duong Trung Quoc_tong thu kli hoi khoa hoc lich su VN da noi toi mot cuoc hoi thao mang ten"tai sao gioi tre Vn tho o voi lich su dan toc",nhunug sau do ko thay noi lai nua,vam oi thu van nhu the ,ko co gi kha hon ca,Ngay ca nhunug sach noi ve lcih su thi cung duoc ban rat it,gia lai qua cao nua cho nen viec pho bien lich su lai cang kho khan hon
    nhung tui nghi the nay,neu ban thuc su yeu thich thi cung ko qua kho de hieu lich su Vn dau.
  9. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    .
    Hội nhập văn hóa nhìn từ góc độ lịch sử
    (Trò chuyện với Giáo sư Hà Văn Tấn,
    nhà sử học, Viện trưởng Viện Khảo cổ Việt Nam)
    PV: Những ý nghĩ thường đến với ông khi nghe nói đến chuyện hội nhập văn hóa?
    GS. Hà Văn Tấn: Cách đây 4.000 năm, trên khu vực lãnh thổ ở trung du và đồng bằng Bắc bộ hiện nay, có một nền văn hóa được hình thành, gọi là văn hóa Phùng Nguyên. Qua những hiện vật mà chúng ta đào được - nhất là một loại đồ dùng nghi lễ gọi là nha trương - có thể thấy lúc đó, xứ sở này đã chịu sự xâm nhập của các yếu tố Ân-Thương của Trung Quốc cổ đại. Khi khảo sát văn hóa Ðông Sơn, chúng tôi lại thấy có những cái búa mà gốc gác của nó phải kể là từ Trung Á tới. Trên phương diện khảo cổ học, thì chuyện giao lưu, hội nhập là chuyện tự nhiên, không ai lấy đó làm lạ cả.
    Ở những giai đoạn lịch sử về sau, xứ ta nhiều lần bị xâm lược. Nhưng theo gót kẻ chiếm đóng, bao giờ cũng có văn hóa cùng tới, và bản lĩnh dân tộc đã có dịp bộc lộ trong việc vừa tiếp nhận, vừa giữ được nét đặc sắc riêng, tức hội nhập theo cái cách riêng của mình. Các nhà nghiên cứu lý thuyết thường phân chia quá trình giao thoa văn hóa (hoặc như tôi đề nghị trong một số công trình: Sự tiếp biến văn hóa) làm hai loại, một là tiếp biến tự nguyện và một là tiếp biến cưỡng bức. Nhưng dù tiếp biến kiểu gì, thì trong giao lưu, nền văn hóa nội địa cũng sẽ trở nên giàu có và truyền thống sẽ hiện ra đa dạng hơn.
    Chung quanh tính thuần nhất của truyền thống: liệu có rơi vào ngụy biện khi nói rằng, trong lịch sử, đôi khi, cái ngoại nhập lại có trước và cái bản địa lại có sau?
    Không ngụy biện một chút nào cả! Không phải bao giờ lịch sử cũng rành mạch rõ ràng như ta tưởng. Ví dụ, giờ đây, thấy chị em rủ nhau mặc váy, nhiều người thường cười, cho là đánh mất bản sắc, bởi họ nghĩ váy là của Châu Âu hay Trung Hoa, Ấn Ðộ gì đó, còn phụ nữ Việt Nam mặc quần mới là... dân tộc. Song nên nhớ văn hóa quần thật ra lại của phương bắc, chính ở các nước Ðông Nam Á, nguyên sơ là mặc váy. Ca dao cũ còn ghi lại sự thực đó:
    Cái thúng mà thủng hai đầu
    Bên ta thì có, bên tàu thì không
    Lại như tính bền vững, tính ổn định của truyền thống, có phải đấy cũng là một cái gì rất tương đối? Nói cách khác, cái truyền thống như nó vốn vậy (bao gồm cả yếu tố bản địa lẫn yếu tố ngoại nhập) không phải nhất thành bất biến, mà chỉ được nhận ra dần dần, và khi nói trung thành với truyền thống thì cần hiểu là trung thành với tất cả những phương diện khác nhau của truyền thống?
    Có lẽ là như thế! Truyền thống không đơn nhất, cũng như lịch sử không phiến diện, chỉ có một sắc thái nào đó. Một kinh nghiệm riêng: Mỗi khi có người hỏi giai đoạn nào trong lịch sử là tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam, tôi thường trả lời là theo tôi, lịch sử Việt Nam bao gồm tất cả những giai đoạn mà nó đã có, không nên tách ra giai đoạn này là giàu chất Việt Nam hơn, mà giai đoạn kia là ít chất Việt Nam hơn. Trở lại vấn đề đang nói: Tôi cũng thường nghĩ trong quá trình phát triển, truyền thống không phải là mục đích. Nó chỉ là cơ sở để ta đi tới. Và bởi bao giờ truyền thống cũng có nhiều mặt nên tiếp tục truyền thống đồng thời cũng có nghĩa sự lựa chọn.
    Chỉ riêng trong chuyện hội nhập, lịch sử cũng đã biết tới những giai đoạn Việt Nam đóng cửa, không chỉ nhà cầm quyền mà cả những người dân thường cũng không muốn tiếp nhận gì hết từ các nền văn hóa xa lạ. Ðấy có phải là một chỗ yếu của truyền thống giao lưu ở ta? Khi có sự đụng độ giữa hai dân tộc, có chiến tranh dĩ nhiên có sự co lại.
    Ở một thời điểm như nửa đầu thế kỷ XIX và tiếp đó, gần như suốt thế kỷ này, sự co lại không muốn tiếp xúc ở ta là quá rõ. Nhưng đấy là do lịch sử quy định chúng ta gần như không thể làm khác. Bước qua nửa đầu thế kỷ XX, khi điều kiện lịch sử khác đi, thì sự giao lưu văn hóa lại bùng lên mạnh mẽ, và tạo nên những hiệu quả đáng tự hào, như chúng ta đang thấy, đang được thừa hưởng.
    Tương tự như vậy, trong chừng mực nào đó cũng có thể nói là trong cuộc chiến tranh giải phóng từ 1945 đến 1975, chúng ta phải bảo nhau tự hạn chế mọi tiếp xúc lại để đánh giặc cái đã, nhưng rồi, sau giai đoạn hạn chế ấy, lại tới giai đoạn tiếp xúc sôi động hiện nay. Thành thử bảo ta chỉ biết đóng cửa là không đúng, mà bảo ta quá cởi mở cũng không đúng. Lịch sử đã đi theo đường ray riêng của nó, kể cả lịch sử văn hóa.
    Vậy trong hoàn cảnh hiện nay, liệu giới văn hóa có cần phải nhắc nhở nhau là hãy thận trọng, kẻo sẽ làm mất bản sắc ngàn đời của văn hóa dân tộc?
    Vẫn là cần chứ! Khuynh hướng xa rời bản sắc vẫn là nguy cơ thường trực. Vì muốn học đòi mà xa rời, lại cũng vì tự ti, mà sự xa rời càng cuồng dại hơn. Có điều, không phải vì sợ mất bản sắc mà đóng thật chặt cửa, nhất định từ chối, không tiếp xúc với ai hết. Trong hoàn cảnh giao lưu quốc tế sôi động như hiện nay không thể tự vệ theo kiểu đó được.
    Vấn đề đặt ra là: cũng như một con người, mỗi một dân tộc phải giữ gìn cho mình một cơ thể khỏe mạnh, một đầu óc sáng suốt, để khi tiếp xúc với ngoại giới, tìm ra những phương cách tốt nhất, tức biết đồng thời vừa thu hút cái hay, vừa loại bỏ cái dở.
    Nhưng đấy là một yêu cầu quá cao. Nhìn vào thực tế giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều người vốn rất khác nhau đều gặp nhau trong ý nghĩ là ở ta mọi chuyện quá lộn xộn. Ý kiến ông ở chỗ này ra sao?
    Vâng, tôi biết, nhiều người đã kêu là quá nhiều, là tốt xấu tiếp nhận không phân biệt, là hỗn loạn... Song, theo tôi, tất cả những cái đó là không thể tránh khỏi. Tôi không bi quan với cái tình thế entropy trước mắt. Và tôi cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể vươn ra khỏi sự hỗn loạn, nếu thông minh hơn, biết bảo nhau hơn. Kinh nghiệm cho thấy, ở đây, giới trí thức có thể có một vai trò nào đó, mà xã hội cần khai thác.
    Giáo sư là người không chỉ nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc mà còn có dịp nhìn rộng ra đời sống văn hóa và hiểu rõ lịch sử nhiều nước ở khu vực Ðông Nam Á nói riêng, và ở châu Á nói chung. Theo ý ông, có những kinh nghiệm gì chúng ta có thể rút ra được, khi quan sát quá trình giao lưu văn hóa ở các nước vốn có những nét gần gũi với ta?
    Tôi không chuyên tâm nghiên cứu vấn đề này nên cũng chưa có gì để nói, chỉ xin gợi ra một vài cảm tưởng.
    Một dân tộc, như người Nhật họ lạ lắm. Trong tiếp xúc với nước ngoài, họ hầu như không có chút mặc cảm nào hết. Họ sẵn sàng bảo:"Chúng tôi chẳng có gì sáng tạo cả! Chúng tôi chỉ học Trung Hoa". Có điều, cách học của họ rất hay, nên tiếp xúc với ai họ cũng biết tự làm cho nền văn hóa của họ giầu có hơn lên. Hôm qua giàu lên nhờ việc tiếp xúc thông minh với văn hóa Trung Hoa. Mà hôm nay, thì giàu lên, nhờ việc tiếp xúc cũng rất thông minh với văn hóa phương Tây. Nhờ vậy nếu hỏi ở châu Á này nước nào biết giữ gìn bản sắc hơn hết, thì người ta cũng lập tức nghĩ đến Nhật. Nên biết rằng ở bên ấy, kịch Nô - một loại hình sân khấu dân tộc - được mang dạy cho trẻ con từ bé, hỏi sao chúng không sớm thuấn nhuần chất Nhật trong người được?
    Còn như nếu nói tới chuyện Trung Hoa giao lưu văn hóa với thế giới ra sao, thì đây lại là một câu chuyện quá dài, và sự nghiên cứu của các nhà Trung Quốc học chắc còn hứa hẹn nhiều điều lý thú. Tự bản thân Trung Quốc đã là một nước quá lớn, nên nền văn hóa của họ rất đa dạng, lúc nào đó dù có co lại, thì cũng vẫn đa dạng như thường. Từ thời cổ người Hán, khi bành trướng ra các khu vực ở phía Tây, đã biết chấp nhận những nền văn hóa ở xa họ và sự cởi mở ấy cũng đã trở thành truyền thống bền vững ở họ.
    Bước sang thế kỷ XIX, ở Trung Quốc, cũng như Việt Nam và nhiều nước Ðông Nam Á khác, nổi lên vấn đề tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Giai đoạn này của họ lại càng cần được nghiên cứu kỹ vì ai cũng biết giữa ta với Trung Quốc có rất nhiều nét tương ứng.
    Vương Trí Nhàn thực hiện
    Tạp chí Tia Sáng, Hà Nội, 03.2002

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên

    Được sửa chữa bởi - vnhl vào 15/04/2002 22:12
  10. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    .
    Hội nhập văn hóa nhìn từ góc độ lịch sử
    (Trò chuyện với Giáo sư Hà Văn Tấn,
    nhà sử học, Viện trưởng Viện Khảo cổ Việt Nam)
    PV: Những ý nghĩ thường đến với ông khi nghe nói đến chuyện hội nhập văn hóa?
    GS. Hà Văn Tấn: Cách đây 4.000 năm, trên khu vực lãnh thổ ở trung du và đồng bằng Bắc bộ hiện nay, có một nền văn hóa được hình thành, gọi là văn hóa Phùng Nguyên. Qua những hiện vật mà chúng ta đào được - nhất là một loại đồ dùng nghi lễ gọi là nha trương - có thể thấy lúc đó, xứ sở này đã chịu sự xâm nhập của các yếu tố Ân-Thương của Trung Quốc cổ đại. Khi khảo sát văn hóa Ðông Sơn, chúng tôi lại thấy có những cái búa mà gốc gác của nó phải kể là từ Trung Á tới. Trên phương diện khảo cổ học, thì chuyện giao lưu, hội nhập là chuyện tự nhiên, không ai lấy đó làm lạ cả.
    Ở những giai đoạn lịch sử về sau, xứ ta nhiều lần bị xâm lược. Nhưng theo gót kẻ chiếm đóng, bao giờ cũng có văn hóa cùng tới, và bản lĩnh dân tộc đã có dịp bộc lộ trong việc vừa tiếp nhận, vừa giữ được nét đặc sắc riêng, tức hội nhập theo cái cách riêng của mình. Các nhà nghiên cứu lý thuyết thường phân chia quá trình giao thoa văn hóa (hoặc như tôi đề nghị trong một số công trình: Sự tiếp biến văn hóa) làm hai loại, một là tiếp biến tự nguyện và một là tiếp biến cưỡng bức. Nhưng dù tiếp biến kiểu gì, thì trong giao lưu, nền văn hóa nội địa cũng sẽ trở nên giàu có và truyền thống sẽ hiện ra đa dạng hơn.
    Chung quanh tính thuần nhất của truyền thống: liệu có rơi vào ngụy biện khi nói rằng, trong lịch sử, đôi khi, cái ngoại nhập lại có trước và cái bản địa lại có sau?
    Không ngụy biện một chút nào cả! Không phải bao giờ lịch sử cũng rành mạch rõ ràng như ta tưởng. Ví dụ, giờ đây, thấy chị em rủ nhau mặc váy, nhiều người thường cười, cho là đánh mất bản sắc, bởi họ nghĩ váy là của Châu Âu hay Trung Hoa, Ấn Ðộ gì đó, còn phụ nữ Việt Nam mặc quần mới là... dân tộc. Song nên nhớ văn hóa quần thật ra lại của phương bắc, chính ở các nước Ðông Nam Á, nguyên sơ là mặc váy. Ca dao cũ còn ghi lại sự thực đó:
    Cái thúng mà thủng hai đầu
    Bên ta thì có, bên tàu thì không
    Lại như tính bền vững, tính ổn định của truyền thống, có phải đấy cũng là một cái gì rất tương đối? Nói cách khác, cái truyền thống như nó vốn vậy (bao gồm cả yếu tố bản địa lẫn yếu tố ngoại nhập) không phải nhất thành bất biến, mà chỉ được nhận ra dần dần, và khi nói trung thành với truyền thống thì cần hiểu là trung thành với tất cả những phương diện khác nhau của truyền thống?
    Có lẽ là như thế! Truyền thống không đơn nhất, cũng như lịch sử không phiến diện, chỉ có một sắc thái nào đó. Một kinh nghiệm riêng: Mỗi khi có người hỏi giai đoạn nào trong lịch sử là tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam, tôi thường trả lời là theo tôi, lịch sử Việt Nam bao gồm tất cả những giai đoạn mà nó đã có, không nên tách ra giai đoạn này là giàu chất Việt Nam hơn, mà giai đoạn kia là ít chất Việt Nam hơn. Trở lại vấn đề đang nói: Tôi cũng thường nghĩ trong quá trình phát triển, truyền thống không phải là mục đích. Nó chỉ là cơ sở để ta đi tới. Và bởi bao giờ truyền thống cũng có nhiều mặt nên tiếp tục truyền thống đồng thời cũng có nghĩa sự lựa chọn.
    Chỉ riêng trong chuyện hội nhập, lịch sử cũng đã biết tới những giai đoạn Việt Nam đóng cửa, không chỉ nhà cầm quyền mà cả những người dân thường cũng không muốn tiếp nhận gì hết từ các nền văn hóa xa lạ. Ðấy có phải là một chỗ yếu của truyền thống giao lưu ở ta? Khi có sự đụng độ giữa hai dân tộc, có chiến tranh dĩ nhiên có sự co lại.
    Ở một thời điểm như nửa đầu thế kỷ XIX và tiếp đó, gần như suốt thế kỷ này, sự co lại không muốn tiếp xúc ở ta là quá rõ. Nhưng đấy là do lịch sử quy định chúng ta gần như không thể làm khác. Bước qua nửa đầu thế kỷ XX, khi điều kiện lịch sử khác đi, thì sự giao lưu văn hóa lại bùng lên mạnh mẽ, và tạo nên những hiệu quả đáng tự hào, như chúng ta đang thấy, đang được thừa hưởng.
    Tương tự như vậy, trong chừng mực nào đó cũng có thể nói là trong cuộc chiến tranh giải phóng từ 1945 đến 1975, chúng ta phải bảo nhau tự hạn chế mọi tiếp xúc lại để đánh giặc cái đã, nhưng rồi, sau giai đoạn hạn chế ấy, lại tới giai đoạn tiếp xúc sôi động hiện nay. Thành thử bảo ta chỉ biết đóng cửa là không đúng, mà bảo ta quá cởi mở cũng không đúng. Lịch sử đã đi theo đường ray riêng của nó, kể cả lịch sử văn hóa.
    Vậy trong hoàn cảnh hiện nay, liệu giới văn hóa có cần phải nhắc nhở nhau là hãy thận trọng, kẻo sẽ làm mất bản sắc ngàn đời của văn hóa dân tộc?
    Vẫn là cần chứ! Khuynh hướng xa rời bản sắc vẫn là nguy cơ thường trực. Vì muốn học đòi mà xa rời, lại cũng vì tự ti, mà sự xa rời càng cuồng dại hơn. Có điều, không phải vì sợ mất bản sắc mà đóng thật chặt cửa, nhất định từ chối, không tiếp xúc với ai hết. Trong hoàn cảnh giao lưu quốc tế sôi động như hiện nay không thể tự vệ theo kiểu đó được.
    Vấn đề đặt ra là: cũng như một con người, mỗi một dân tộc phải giữ gìn cho mình một cơ thể khỏe mạnh, một đầu óc sáng suốt, để khi tiếp xúc với ngoại giới, tìm ra những phương cách tốt nhất, tức biết đồng thời vừa thu hút cái hay, vừa loại bỏ cái dở.
    Nhưng đấy là một yêu cầu quá cao. Nhìn vào thực tế giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều người vốn rất khác nhau đều gặp nhau trong ý nghĩ là ở ta mọi chuyện quá lộn xộn. Ý kiến ông ở chỗ này ra sao?
    Vâng, tôi biết, nhiều người đã kêu là quá nhiều, là tốt xấu tiếp nhận không phân biệt, là hỗn loạn... Song, theo tôi, tất cả những cái đó là không thể tránh khỏi. Tôi không bi quan với cái tình thế entropy trước mắt. Và tôi cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể vươn ra khỏi sự hỗn loạn, nếu thông minh hơn, biết bảo nhau hơn. Kinh nghiệm cho thấy, ở đây, giới trí thức có thể có một vai trò nào đó, mà xã hội cần khai thác.
    Giáo sư là người không chỉ nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc mà còn có dịp nhìn rộng ra đời sống văn hóa và hiểu rõ lịch sử nhiều nước ở khu vực Ðông Nam Á nói riêng, và ở châu Á nói chung. Theo ý ông, có những kinh nghiệm gì chúng ta có thể rút ra được, khi quan sát quá trình giao lưu văn hóa ở các nước vốn có những nét gần gũi với ta?
    Tôi không chuyên tâm nghiên cứu vấn đề này nên cũng chưa có gì để nói, chỉ xin gợi ra một vài cảm tưởng.
    Một dân tộc, như người Nhật họ lạ lắm. Trong tiếp xúc với nước ngoài, họ hầu như không có chút mặc cảm nào hết. Họ sẵn sàng bảo:"Chúng tôi chẳng có gì sáng tạo cả! Chúng tôi chỉ học Trung Hoa". Có điều, cách học của họ rất hay, nên tiếp xúc với ai họ cũng biết tự làm cho nền văn hóa của họ giầu có hơn lên. Hôm qua giàu lên nhờ việc tiếp xúc thông minh với văn hóa Trung Hoa. Mà hôm nay, thì giàu lên, nhờ việc tiếp xúc cũng rất thông minh với văn hóa phương Tây. Nhờ vậy nếu hỏi ở châu Á này nước nào biết giữ gìn bản sắc hơn hết, thì người ta cũng lập tức nghĩ đến Nhật. Nên biết rằng ở bên ấy, kịch Nô - một loại hình sân khấu dân tộc - được mang dạy cho trẻ con từ bé, hỏi sao chúng không sớm thuấn nhuần chất Nhật trong người được?
    Còn như nếu nói tới chuyện Trung Hoa giao lưu văn hóa với thế giới ra sao, thì đây lại là một câu chuyện quá dài, và sự nghiên cứu của các nhà Trung Quốc học chắc còn hứa hẹn nhiều điều lý thú. Tự bản thân Trung Quốc đã là một nước quá lớn, nên nền văn hóa của họ rất đa dạng, lúc nào đó dù có co lại, thì cũng vẫn đa dạng như thường. Từ thời cổ người Hán, khi bành trướng ra các khu vực ở phía Tây, đã biết chấp nhận những nền văn hóa ở xa họ và sự cởi mở ấy cũng đã trở thành truyền thống bền vững ở họ.
    Bước sang thế kỷ XIX, ở Trung Quốc, cũng như Việt Nam và nhiều nước Ðông Nam Á khác, nổi lên vấn đề tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Giai đoạn này của họ lại càng cần được nghiên cứu kỹ vì ai cũng biết giữa ta với Trung Quốc có rất nhiều nét tương ứng.
    Vương Trí Nhàn thực hiện
    Tạp chí Tia Sáng, Hà Nội, 03.2002

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên

    Được sửa chữa bởi - vnhl vào 15/04/2002 22:12

Chia sẻ trang này