1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Trinity

    Trinity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, hè rồi, tớ sắp về quê...
    Ngày bé hay về, dấu hiệu để đôi mắt trẻ con nhận thấy nhà ông bà ngoại từ xa là lũy tre, có chỏm ngọn luôn luôn phấp phới như bàn tay vẫy vẫy. Những hàng tre đằng ngà rất rất ken dầy, xoắn xuýt, lớp lớp chạy dài đùm bọc lấy ngôi nhà, cái sân và mảnh vườn, chừa một lối đi vừa xinh cho ngõ nhỏ. Từng búi rễ xù xì, thò ra những ngón tay phù thủy dài và khẳng khiu. Trong làng, chẳng nhà ai có lũy tre lớn và đẹp như nhà mình.
    Mùa hè, trốn sự nồng nàn của nắng, một cách lý tưởng là chạy ra cái giếng khơi lúc nào cũng mát lạnh giội ào gàu nước lên mình rồi nằm vật ra cái chõng kê dưới bóng tre, mặc cho làn gió dậy thì luồn lách mơn man và những bông hoa nắng hiếm hoi xuyên qua được sự ken dầy tha hồ nhảy nhót trên da thịt. Tiếng kĩu kịt chì chiết của thân tre nghiến vào nhau nghe nhiều hóa thành vui tai, lá xào xạc trong gió phút chốc biến thành lời ru trong tiềm thức và con người hạnh phúc nằm trên chõng nhanh chóng rơi vào giấc ngủ.
    Đài nói là có bão và bão đang ồ ồ kéo tới. Giữa lặng lẽ của thinh không, hàng tre khoác vai nhau im phăng phắc, ngẩng đầu vừa cam chịu vừa kiêu hãnh dõi về phía chân trời xa. Cấp 7. Có bịt tai thì vẫn nghe thấy sấm sét ùng oàng ngạo nghễ. Cái bàn học từ ngôi trường làng bên kia sông ung dung bay ngang qua cửa sổ một cách kỳ quái. ù ù là của gió, ràn rạt là của mưa, màu tối hoảng loạn của đất trời qua lỗ hổng viên ngói bay mất để lại. Gió xoáy càn lướt tuốt nhẵn từng nắm lá, vo tròn rồi hả hê tung lên trời. Nào, nào, đóng chặt cửa lại và hãy chờ cơn thịnh nộ này qua đi. Người già nhíu mày nhìn ngọn đèn dầu chập chờn, trẻ con nửa sợ hãi, nửa tò mò liếc qua khe cửa sổ táng chặt ván gỗ. Cả nhà thót mình mỗi khi có tiếng răng rắc. Người già thì lo nhà sập. Trẻ con thì lo tre gẫy.
    Cơn ác mộng qua nhanh. Sáng hôm sau vòng quanh nhà, thấy rằng có khá nhiều cây tre đêm qua đã chết trong tư thế đứng - nghĩa là bị bão nhổ phựt gốc hoặc vặn nát tươm rồi, nhưng thân thể vẫn còn được đồng đội níu giữ. Ngả vào nhau, cả đoàn quân xác xơ đang lặng lẽ ngủ say sau chiến thắng.
    Bão bị thua, nên con trâu đi qua lại hiền lành khẽ cọ cọ thân nó vào sự thanh bình. Cái ô tô năm thì mười họa gập ghềnh xuyên qua con đường nhỏ phía xa. Trâu ngoái cổ ậm ừ, nấc cỏ lên miệng. Trẻ con háo hức dòm theo. Tre xào xạc hờ hững.
    Tre cho trẻ con cái cần câu, cho bóng mát, trên hết là cho cảm giác an toàn. Đứng sau lũy tre nhìn ra con đường chạy quanh làng, thấy đó là cả một thế giới được ráp nối vụng về bằng những mảnh khe hở. Bóng mát nhẹ nhàng ru ngủ ước muốn ráp nối những mảnh thiếu.
    Năm nay về thì hết sạch tre rồi. Không sợ bão nhưng năm ngoái đành chịu thua những nhát rựa phạt ngang để xây tường. Kết luận chung là tường gạch giữ đất tốt hơn tre, nếu cắm thêm mảnh sành thì sẽ tốt hơn. Người già đã quá già, xin hãy để người trẻ từ thành phố về quyết định. Người trẻ đứng lên trên một cái cối đá, kiễng chân nhìn qua bờ tường cao, thẳng thớm, câm lặng và được quét vôi trắng, nơi trước đây ngự trị lớp lớp tre xanh đổ bóng luôn miệng rì rào. Chợt đứa trẻ ngày xưa mở mắt và thấy mọi thứ rõ nét như nó vốn có nhưng bất giác thấy chống chếnh, muốn say sưa nhìn ngắm nhưng cũng muốn rụt đầu xuống phía dưới bờ tường. Lũy tre xanh muôn đời chỉ một buổi sáng là thành kiếp phù du, gió mất bạn thì lặng lẽ thổi qua lũy tre già nua trong đôi mắt răn reo của người già và lũy tre trẻ con vẫn nằm ngủ yên trong hồi ức xa xưa.
  2. Trinity

    Trinity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, hè rồi, tớ sắp về quê...
    Ngày bé hay về, dấu hiệu để đôi mắt trẻ con nhận thấy nhà ông bà ngoại từ xa là lũy tre, có chỏm ngọn luôn luôn phấp phới như bàn tay vẫy vẫy. Những hàng tre đằng ngà rất rất ken dầy, xoắn xuýt, lớp lớp chạy dài đùm bọc lấy ngôi nhà, cái sân và mảnh vườn, chừa một lối đi vừa xinh cho ngõ nhỏ. Từng búi rễ xù xì, thò ra những ngón tay phù thủy dài và khẳng khiu. Trong làng, chẳng nhà ai có lũy tre lớn và đẹp như nhà mình.
    Mùa hè, trốn sự nồng nàn của nắng, một cách lý tưởng là chạy ra cái giếng khơi lúc nào cũng mát lạnh giội ào gàu nước lên mình rồi nằm vật ra cái chõng kê dưới bóng tre, mặc cho làn gió dậy thì luồn lách mơn man và những bông hoa nắng hiếm hoi xuyên qua được sự ken dầy tha hồ nhảy nhót trên da thịt. Tiếng kĩu kịt chì chiết của thân tre nghiến vào nhau nghe nhiều hóa thành vui tai, lá xào xạc trong gió phút chốc biến thành lời ru trong tiềm thức và con người hạnh phúc nằm trên chõng nhanh chóng rơi vào giấc ngủ.
    Đài nói là có bão và bão đang ồ ồ kéo tới. Giữa lặng lẽ của thinh không, hàng tre khoác vai nhau im phăng phắc, ngẩng đầu vừa cam chịu vừa kiêu hãnh dõi về phía chân trời xa. Cấp 7. Có bịt tai thì vẫn nghe thấy sấm sét ùng oàng ngạo nghễ. Cái bàn học từ ngôi trường làng bên kia sông ung dung bay ngang qua cửa sổ một cách kỳ quái. ù ù là của gió, ràn rạt là của mưa, màu tối hoảng loạn của đất trời qua lỗ hổng viên ngói bay mất để lại. Gió xoáy càn lướt tuốt nhẵn từng nắm lá, vo tròn rồi hả hê tung lên trời. Nào, nào, đóng chặt cửa lại và hãy chờ cơn thịnh nộ này qua đi. Người già nhíu mày nhìn ngọn đèn dầu chập chờn, trẻ con nửa sợ hãi, nửa tò mò liếc qua khe cửa sổ táng chặt ván gỗ. Cả nhà thót mình mỗi khi có tiếng răng rắc. Người già thì lo nhà sập. Trẻ con thì lo tre gẫy.
    Cơn ác mộng qua nhanh. Sáng hôm sau vòng quanh nhà, thấy rằng có khá nhiều cây tre đêm qua đã chết trong tư thế đứng - nghĩa là bị bão nhổ phựt gốc hoặc vặn nát tươm rồi, nhưng thân thể vẫn còn được đồng đội níu giữ. Ngả vào nhau, cả đoàn quân xác xơ đang lặng lẽ ngủ say sau chiến thắng.
    Bão bị thua, nên con trâu đi qua lại hiền lành khẽ cọ cọ thân nó vào sự thanh bình. Cái ô tô năm thì mười họa gập ghềnh xuyên qua con đường nhỏ phía xa. Trâu ngoái cổ ậm ừ, nấc cỏ lên miệng. Trẻ con háo hức dòm theo. Tre xào xạc hờ hững.
    Tre cho trẻ con cái cần câu, cho bóng mát, trên hết là cho cảm giác an toàn. Đứng sau lũy tre nhìn ra con đường chạy quanh làng, thấy đó là cả một thế giới được ráp nối vụng về bằng những mảnh khe hở. Bóng mát nhẹ nhàng ru ngủ ước muốn ráp nối những mảnh thiếu.
    Năm nay về thì hết sạch tre rồi. Không sợ bão nhưng năm ngoái đành chịu thua những nhát rựa phạt ngang để xây tường. Kết luận chung là tường gạch giữ đất tốt hơn tre, nếu cắm thêm mảnh sành thì sẽ tốt hơn. Người già đã quá già, xin hãy để người trẻ từ thành phố về quyết định. Người trẻ đứng lên trên một cái cối đá, kiễng chân nhìn qua bờ tường cao, thẳng thớm, câm lặng và được quét vôi trắng, nơi trước đây ngự trị lớp lớp tre xanh đổ bóng luôn miệng rì rào. Chợt đứa trẻ ngày xưa mở mắt và thấy mọi thứ rõ nét như nó vốn có nhưng bất giác thấy chống chếnh, muốn say sưa nhìn ngắm nhưng cũng muốn rụt đầu xuống phía dưới bờ tường. Lũy tre xanh muôn đời chỉ một buổi sáng là thành kiếp phù du, gió mất bạn thì lặng lẽ thổi qua lũy tre già nua trong đôi mắt răn reo của người già và lũy tre trẻ con vẫn nằm ngủ yên trong hồi ức xa xưa.
  3. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Gia tộc Việt Nam nhìn dưới góc độ Nho giáo ​

    Diệu Thuý ?" VASC Orient

    Văn hoá gia tộc không chỉ là sự thể hiện theo những tiêu chí hay những thành phẩm văn hoá. Nó là sự xây dựng đời sống tinh thần, đạo đức mang tính truyền thống của dòng họ, kể cả truyền thống giáo dục đạo đức, giáo dục văn hoá, truyền thống tín ngưỡng, đoàn kết dân tộc.... Cái gọi là gia đạo, gia thế, gia phong, gia huấn, gia truyền vốn được coi là thiêng liêng trong nếp sống người Việt xưa không chỉ là chuyện của một tiểu gia đình mà là chuyện của cả một gia tộc, dòng họ....
    1 - Gia tộc với việc thờ cúng tổ tiên một lòng bất vong bản (Phan Kế Bính)
    Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau tạo thành đơn vị cơ sở là gia đình. Gia tộc gồm nhiều người ở các thế hệ khác nhau trong một hay nhiều nhà. Các cụ xưa rất tự hào vì có con đàn cháu đống, coi đó là cái ?ophúc? của gia đình, dòng họ. Sự thể này phản ánh lên hai sở nguyện lớn: muốn có nhiều nhân lực để làm ruộng và có con cháu kế tục nề nếp gia phong, làm rạng danh tông tộc. Con người vốn nhỏ bé nhưng lại có tham vọng mong muốn ?othi gan cùng tuế nguyệt?, sánh ngang cùng cái vĩnh hằng của trời đất. Người ông, người bố không chỉ muốn con cháu là bản sao chân thực của chính mình mà còn muốn nó không ngừng phát triển để đời đời nối dõi tông đường, đứng vững giữa trần ai. Bài học đầu tiên mà họ dậy cho con cháu mình là lòng tưởng nhớ đến công ơn, đến lời dạy của các bậc tiên tổ nhằm gìn giữ, kế tục gia phong. Và tục thờ cúng tổ tiên được coi như một đạo lý thể hiện sự thành kính ấy.
    Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn ở bên con cháu để phù hộ, dẫn đường. Tôi cho rằng, đứng trước thần linh, quan hệ giữa người và thần là bình đẳng. Người đánh đổi lòng thành kính để được sự bao bọc của thần, còn riêng đối với tổ tiên, sự thờ cúng còn thể hiện đạo hiếu. Không ân thưởng siêu việt hay trừng phạt báo nghiệp mà chỉ đủ cho người Việt Nam dù đi đâu vẫn hướng về quê cha đất tổ, nơi có bàn thờ tổ tiên, có mồ mả của ông bà mình. Phải chăng, truyền thống ?otrọng tình? của cư dân nông nghiệp đã hoà cùng đạo lý ?onhân nghĩa? Nho giáo để xoá nhoà ranh giới giữa niềm tin và một tôn giáo đích thực?
    Qua việc thờ cúng tổ tiên, lòng tôn trọng những luân lý đạo đức mà trước hết là ?ogiữ lễ? được thể hiện. Theo trục dọc phụ hệ, thờ cúng tổ tiên là sự nối tiếp các liên tục các thế hệ, mỗi người có trách nhiệm thờ vọng 4 thế hệ trước: kỵ, cụ, ông, bố. Theo quan điểm phụ hệ của Nho giáo, họ nội quan trọng hơn họ ngoại. Khi dòng họ phát triển thành chi, ngành, nhánh thì việc thờ cúng tổ tiên cũng phân tách thành bậc thế hệ cả thứ. Trong gia đình, gia trưởng luôn đảm nhận việc này. Sau khi gia trưởng khấn lễ xong, các thành viên khác mới được lần lượt lễ trước bàn thờ.
    Mỗi dòng họ đều có nhà thờ riêng, ngày giỗ họ là ngày mà các thành viên trong gia tộc có dịp gặp gỡ, suy ngẫm về bản thân và lời dạy của tiên tổ. Ngày Tiên thường (trước giỗ), người trưởng tộc phải lễ cáo với Thổ công để xin phép cho hương hồn người được cúng giỗ, vong hồn nội ngoại được cùng về phối hưởng. Trong ngày giỗ ho, mọi người phải có mặt tại nhà trưởng họ và đem đồ cúng tới lễ. Có nhiều họ, con gái không được tham gia ngày giỗ này.
    Ở Việt Nam, làng là sự tập hợp của một hay nhiều gia tộc. Thờ cúng tổ tiên, con cháu lập bàn thờ thì thờ thần Làng ?" Thành Hoàng, dân làng xây dựng một ngôi đình. Trong những dịp cúng giỗ, sóc vọng, tiết lạp đều có người đứng ra làm chủ tế. Những người này đều kén chọn trong số chức sách hay khoa mục trong làng.
    Có những quy định nghiêm ngặt trong việc thờ cúng tổ tiên: đồ cúng phải thanh tịnh, sự thành kính đặt lên hàng đầu, kiêng tên những người đã khuất. Khi lễ bái, y phục phải trang nghiêm, cử chỉ phải đường hoàng. Khi hành lễ không được quay lưng về phía bàn thờ... Thờ cúng tổ tiên xuất phát từ tâm con người. Từ đó, người Việt tự khẳng định mình mà không hề đoạn tuyệt với dòng giống, không dựa vào những tiêu chuẩn xã hội hay giai cấp nào. Hai yếu tố đạo lý và tín ngưỡng làm nền tảng cho sự thờ cúng tổ tiên trở thành một nét sâu đậm trong đời sống tâm linh người Việt.
    2 ?" Gia tộc với sự nghiệp giáo dục ước vọng đổi đời
    Hơn bất cứ một học thuyết nào, Nho giáo rất coi trọng tri thức, coi trọng học hành. Hàng nghìn năm qua, Nhà nước Việt Nam đều lấy Nho giáo ?" Nho học làm nền tảng để tổ chức bộ máy chính quyền và giáo dục. Phương châm ?ohọc trước hết là để làm quan? đã trở thành động lực hiếu học trong nhân dân. Vương triều mở rộng quy định cho những người được học, chỉ cấm con nhà xướng ca hoặc gia đình thân nhân có tội với triều đình. Cha mẹ dồn sức cho con ăn học với ước vọng đổi đời, tức là thoát khỏi thân phận người nông dân nghèo khổ trở thành người trí thức có phẩm hàm.
    Dòng họ muốn có người học hành để làm rạng danh tông hệ, để cậy nhờ dù chỉ là lấy tiếng thơm ?omột người làm quan cả họ được nhờ?. Hương ước làng La Nội, Ỷ La (Thường Tín ?" Hà Tây) có quy định ?oNếu người nào nuôi dưỡng được 2,3 con ăn học chăm chỉ và đều học giỏi sẽ được ngồi cùng thôn trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh việc giáo dục theo các kinh điển thánh hiền, tạo ra khuôn mẫu người quân tử với đầy đủ các chuẩn mực thì người Việt Nam khi dạy con cháu cũng rất chú trọng đến thực tế, đến sự kết hợp hài hoà giữa ?ođạo? và ?ođời?. Xã hội là ?onhất sĩ nhì nông? nhưng ?ohết gạo chạy rông-nhất nông nhì sĩ?. Khi về Đình Bảng, Hà Bắc, vào nhà cụ giáo Diên, xóm Tỉnh Cầu (gia đình có 3 đời làm nghề dạy học), tôi đọc thấy hai câu đối với ý là ?odù có học kim hay cổ thì giáo dục luôn phải lấy chuyện đời làm cơ sở?.
    Xuất phát từ việc hiếu học, người Việt Nam rất ham chữ nghĩa. Từ đó cũng nảy sinh ra tâm lý yêu quý, kính trọng người có học, nhất là thầy giáo. Quan niệm về người thầy rất rộng rãi, đó là những người chỉ dạy cho mình ở bất kỳ lĩnh vực nào. Sự thành đạt của một con người gắn bó chặt chẽ với người thầy. Người thầy - người học ?" gia đình là một mối quan hệ bền chặt: ?oMuốn sang thì bắc cầu kiều - Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy?.
    Chính vì trọng văn, trọng chữ, trọng đạo đức mà trong tâm thức người Việt, đức Khổng Tử được xem như là đức thánh, là ông tổ của tri thức, của hiểu biết và đạo lý làm người. Ở khắp các nơi, từ thôn đến xã đều có các văn từ, văn chỉ (là đàn xây thường ở đầu làng, có bệ thay cho hương án) để thờ Khổng Tử cùng các bậc danh nho, những người khoa cử. Cứ năm nào có khoa thi, các sĩ tử trong làng đều họp nhau tới lễ tại các văn từ, văn chỉ gọi là lễ kỳ khoa. Người ta tôn trọng Khổng Tử tới mức không nhắc thẳng tên mà chỉ gọi là đức Thánh, ngay đến chữ để truyền bá đạo của ông cũng được tôn kính. Gặp một tờ giấy viết chữ Nho, người ta nhặt lên thả theo sông hoặc đốt đi vì sợ rơi xuống đất làm ô uế chữ thánh. Mỗi đứa trẻ đến tuổi đi học đều được cha mẹ cho tới nhà ông đồ để học ?odăm ba chữ thánh hiền?, trước khi làm việc này, cha mẹ đều phải sửa lễ ra văn từ để khấn đức Thánh, ông đồ nhận học trò cũng phải khấn đức Thánh để trình ngài.



    NO PAIN NO GAIN ​
    Được sửa chữa bởi - koibeto81 vào 16/04/2002 20:42
  4. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Gia tộc Việt Nam nhìn dưới góc độ Nho giáo ​

    Diệu Thuý ??" VASC Orient

    Văn hoá gia tộc không chỉ là sự thể hiện theo những tiêu chí hay những thành phẩm văn hoá. Nó là sự xây dựng đời sống tinh thần, đạo đức mang tính truyền thống của dòng họ, kể cả truyền thống giáo dục đạo đức, giáo dục văn hoá, truyền thống tín ngưỡng, đoàn kết dân tộc.... Cái gọi là gia đạo, gia thế, gia phong, gia huấn, gia truyền vốn được coi là thiêng liêng trong nếp sống người Việt xưa không chỉ là chuyện của một tiểu gia đình mà là chuyện của cả một gia tộc, dòng họ....
    1 - Gia tộc với việc thờ cúng tổ tiên một lòng bất vong bản (Phan Kế Bính)
    Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau tạo thành đơn vị cơ sở là gia đình. Gia tộc gồm nhiều người ở các thế hệ khác nhau trong một hay nhiều nhà. Các cụ xưa rất tự hào vì có con đàn cháu đống, coi đó là cái ??ophúc??? của gia đình, dòng họ. Sự thể này phản ánh lên hai sở nguyện lớn: muốn có nhiều nhân lực để làm ruộng và có con cháu kế tục nề nếp gia phong, làm rạng danh tông tộc. Con người vốn nhỏ bé nhưng lại có tham vọng mong muốn ??othi gan cùng tuế nguyệt???, sánh ngang cùng cái vĩnh hằng của trời đất. Người ông, người bố không chỉ muốn con cháu là bản sao chân thực của chính mình mà còn muốn nó không ngừng phát triển để đời đời nối dõi tông đường, đứng vững giữa trần ai. Bài học đầu tiên mà họ dậy cho con cháu mình là lòng tưởng nhớ đến công ơn, đến lời dạy của các bậc tiên tổ nhằm gìn giữ, kế tục gia phong. Và tục thờ cúng tổ tiên được coi như một đạo lý thể hiện sự thành kính ấy.
    Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn ở bên con cháu để phù hộ, dẫn đường. Tôi cho rằng, đứng trước thần linh, quan hệ giữa người và thần là bình đẳng. Người đánh đổi lòng thành kính để được sự bao bọc của thần, còn riêng đối với tổ tiên, sự thờ cúng còn thể hiện đạo hiếu. Không ân thưởng siêu việt hay trừng phạt báo nghiệp mà chỉ đủ cho người Việt Nam dù đi đâu vẫn hướng về quê cha đất tổ, nơi có bàn thờ tổ tiên, có mồ mả của ông bà mình. Phải chăng, truyền thống ??otrọng tình??? của cư dân nông nghiệp đã hoà cùng đạo lý ??onhân nghĩa??? Nho giáo để xoá nhoà ranh giới giữa niềm tin và một tôn giáo đích thực?
    Qua việc thờ cúng tổ tiên, lòng tôn trọng những luân lý đạo đức mà trước hết là ??ogiữ lễ??? được thể hiện. Theo trục dọc phụ hệ, thờ cúng tổ tiên là sự nối tiếp các liên tục các thế hệ, mỗi người có trách nhiệm thờ vọng 4 thế hệ trước: kỵ, cụ, ông, bố. Theo quan điểm phụ hệ của Nho giáo, họ nội quan trọng hơn họ ngoại. Khi dòng họ phát triển thành chi, ngành, nhánh thì việc thờ cúng tổ tiên cũng phân tách thành bậc thế hệ cả thứ. Trong gia đình, gia trưởng luôn đảm nhận việc này. Sau khi gia trưởng khấn lễ xong, các thành viên khác mới được lần lượt lễ trước bàn thờ.
    Mỗi dòng họ đều có nhà thờ riêng, ngày giỗ họ là ngày mà các thành viên trong gia tộc có dịp gặp gỡ, suy ngẫm về bản thân và lời dạy của tiên tổ. Ngày Tiên thường (trước giỗ), người trưởng tộc phải lễ cáo với Thổ công để xin phép cho hương hồn người được cúng giỗ, vong hồn nội ngoại được cùng về phối hưởng. Trong ngày giỗ ho, mọi người phải có mặt tại nhà trưởng họ và đem đồ cúng tới lễ. Có nhiều họ, con gái không được tham gia ngày giỗ này.
    Ở Việt Nam, làng là sự tập hợp của một hay nhiều gia tộc. Thờ cúng tổ tiên, con cháu lập bàn thờ thì thờ thần Làng ??" Thành Hoàng, dân làng xây dựng một ngôi đình. Trong những dịp cúng giỗ, sóc vọng, tiết lạp đều có người đứng ra làm chủ tế. Những người này đều kén chọn trong số chức sách hay khoa mục trong làng.
    Có những quy định nghiêm ngặt trong việc thờ cúng tổ tiên: đồ cúng phải thanh tịnh, sự thành kính đặt lên hàng đầu, kiêng tên những người đã khuất. Khi lễ bái, y phục phải trang nghiêm, cử chỉ phải đường hoàng. Khi hành lễ không được quay lưng về phía bàn thờ... Thờ cúng tổ tiên xuất phát từ tâm con người. Từ đó, người Việt tự khẳng định mình mà không hề đoạn tuyệt với dòng giống, không dựa vào những tiêu chuẩn xã hội hay giai cấp nào. Hai yếu tố đạo lý và tín ngưỡng làm nền tảng cho sự thờ cúng tổ tiên trở thành một nét sâu đậm trong đời sống tâm linh người Việt.
    2 ??" Gia tộc với sự nghiệp giáo dục ước vọng đổi đời
    Hơn bất cứ một học thuyết nào, Nho giáo rất coi trọng tri thức, coi trọng học hành. Hàng nghìn năm qua, Nhà nước Việt Nam đều lấy Nho giáo ??" Nho học làm nền tảng để tổ chức bộ máy chính quyền và giáo dục. Phương châm ??ohọc trước hết là để làm quan??? đã trở thành động lực hiếu học trong nhân dân. Vương triều mở rộng quy định cho những người được học, chỉ cấm con nhà xướng ca hoặc gia đình thân nhân có tội với triều đình. Cha mẹ dồn sức cho con ăn học với ước vọng đổi đời, tức là thoát khỏi thân phận người nông dân nghèo khổ trở thành người trí thức có phẩm hàm.
    Dòng họ muốn có người học hành để làm rạng danh tông hệ, để cậy nhờ dù chỉ là lấy tiếng thơm ??omột người làm quan cả họ được nhờ???. Hương ước làng La Nội, Ỷ La (Thường Tín ??" Hà Tây) có quy định ??oNếu người nào nuôi dưỡng được 2,3 con ăn học chăm chỉ và đều học giỏi sẽ được ngồi cùng thôn trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh việc giáo dục theo các kinh điển thánh hiền, tạo ra khuôn mẫu người quân tử với đầy đủ các chuẩn mực thì người Việt Nam khi dạy con cháu cũng rất chú trọng đến thực tế, đến sự kết hợp hài hoà giữa ??ođạo??? và ??ođời???. Xã hội là ??onhất sĩ nhì nông??? nhưng ??ohết gạo chạy rông-nhất nông nhì sĩ???. Khi về Đình Bảng, Hà Bắc, vào nhà cụ giáo Diên, xóm Tỉnh Cầu (gia đình có 3 đời làm nghề dạy học), tôi đọc thấy hai câu đối với ý là ??odù có học kim hay cổ thì giáo dục luôn phải lấy chuyện đời làm cơ sở???.
    Xuất phát từ việc hiếu học, người Việt Nam rất ham chữ nghĩa. Từ đó cũng nảy sinh ra tâm lý yêu quý, kính trọng người có học, nhất là thầy giáo. Quan niệm về người thầy rất rộng rãi, đó là những người chỉ dạy cho mình ở bất kỳ lĩnh vực nào. Sự thành đạt của một con người gắn bó chặt chẽ với người thầy. Người thầy - người học ??" gia đình là một mối quan hệ bền chặt: ??oMuốn sang thì bắc cầu kiều - Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy???.
    Chính vì trọng văn, trọng chữ, trọng đạo đức mà trong tâm thức người Việt, đức Khổng Tử được xem như là đức thánh, là ông tổ của tri thức, của hiểu biết và đạo lý làm người. Ở khắp các nơi, từ thôn đến xã đều có các văn từ, văn chỉ (là đàn xây thường ở đầu làng, có bệ thay cho hương án) để thờ Khổng Tử cùng các bậc danh nho, những người khoa cử. Cứ năm nào có khoa thi, các sĩ tử trong làng đều họp nhau tới lễ tại các văn từ, văn chỉ gọi là lễ kỳ khoa. Người ta tôn trọng Khổng Tử tới mức không nhắc thẳng tên mà chỉ gọi là đức Thánh, ngay đến chữ để truyền bá đạo của ông cũng được tôn kính. Gặp một tờ giấy viết chữ Nho, người ta nhặt lên thả theo sông hoặc đốt đi vì sợ rơi xuống đất làm ô uế chữ thánh. Mỗi đứa trẻ đến tuổi đi học đều được cha mẹ cho tới nhà ông đồ để học ??odăm ba chữ thánh hiền???, trước khi làm việc này, cha mẹ đều phải sửa lễ ra văn từ để khấn đức Thánh, ông đồ nhận học trò cũng phải khấn đức Thánh để trình ngài.



    NO PAIN NO GAIN ​
    Được sửa chữa bởi - koibeto81 vào 16/04/2002 20:42
  5. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    3 ?" Gia tộc và các mối quan hệ tôn ti và trật tự; tự trị và cộng đồng
    a ?" Quan hệ gia đình
    Đạo hiếu: Nho Giáo nhấn mạnh vấn đề gia đình bởi có ?otề gia? mới ?otrị quốc?, mọi quan hệ giữa người với người đều bắt đầu bằng chữ hiếu với cha mẹ. Khổng Tử thường nhận xét rằng, những người con hiếu thảo ít khi là những kẻ hư hỏng trong xã hội. Muốn đánh giá được phẩm chất một con người ở ngoài xã hội cần phải xem tư cách, thái độ của người ấy trong gia đình ra sao ?oBậc quân tử có ăn ở hợp lý trong nhà mới có thể dạy được người trong nước?. Hiếu cũng vốn là tinh thần, là nội dung của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam. Các triều Lê - Nguyễn đều lấy hiếu để củng cố gia đình, lấy hiếu làm chuẩn mực cho những giá trị xã hội. Luật triều Lê, điều 90 quy định ?oĐạo làm con phải hiếu kính cha mẹ, khi tuổi già phải sớm khuya phụng dưỡng. Việc tế tự và tang táng phải thành kính như thế mới đúng đạo làm con?. Trong hình án, luật triều Lê - Nguyễn đều có mục ?othập ác? (mười tội ác), tội thứ bảy ghi ?otội bất hiếu là kẻ đi tố cáo, nguyền rủa, trách mắng ông bà, cha mẹ mình. Là tội nuôi nấng cha mẹ không đầy đủ; đang để tang mà lấy vợ lấy chồng, hay lấy hát xướng làm trò vui?. Bảng biểu dương ?oHiếu hạnh khả phong? được ban cho những người con gái vẹn đạo hiếu.
    Tuy nhiên, nếu ?ohiếu? trong gia đình của Nho giáo gắn liền với ?otrung? quân ngoài xã hội thì ở Việt Nam, chữ hiếu gắn liền với ?oái quốc?. Khi đạo hiếu trong gia đình Nho giáo Trung Quốc phản ánh uy quyền tuyệt đối của người cha thì ở Việt Nam, chữ hiếu trở nên thân thuộc gần gụi hơn. Ông cha ta luôn có sự tin tưởng vào ngày mai, tin tưởng vào sự phát triển đi lên để từ đó tạo ra một sự ?odân chủ lý tưởng? trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Thế hệ sau hơn thế hệ trước là chữ phúc để đời. Người con gái chạy theo tiếng gọi tình yêu dù cha mẹ ngăn trở. Nàng không hề bất hiếu mà đã biết khuyên can giúp cho cha mẹ có thêm tiếng đời đẹp đẽ: ?oTừ ngày gặp mặt giữa đàng - Thiếp quyết thương chàng cha mẹ nào hay ?" Có hay nhất đánh nhì đày - Thuỷ chung em giữ trọn đây mấy lời?.
    Đạo vợ chồng: Theo quan niệm Nho giáo, quan hệ vợ chồng là mối quan hệ lệ thuộc, người chồng có uy quyền tuyệt đối, người vợ chỉ biết nghe theo. Ở Việt Nam, lễ giáo phong kiến cũng từng quy định ?ochồng chết, người vợ phải cử tang ba năm còn vợ chết, người chồng chỉ phải để tang một năm hoặc lấy vợ ngay cũng được?. Bên cạnh những luật lệ khắc nghiệt ràng buộc người vợ, tôn cao người chồng thì một số điều luật cũng có những quy định để hạn chế bớt sự thiệt thòi của phụ nữ ?ongười phụ nữ có quyền từ hôn nếu hôn phu chẳng may bị ác tật, phạm tội hay phá sản?, ?ongười phụ nữ có quyền bỏ chồng nếu trong 5 tháng, người chồng bỏ rơi vợ không đi lại? (luật Hồng Đức); ?ođàn ông không được quyền bỏ vợ nếu vợ đã để tang cha mẹ chồng, làm cho chồng giàu có, hoặc người vợ không còn nơi nương tựa? (luật Gia Long).
    Rõ ràng là trong quan hệ gia đình thì ?otruyền thống dân chủ bình đẳng? đã xâm nhập và chi phối các thành viên chung khác nên dù xã hội phong kiến Việt Nam bảo vệ chế độ đa thê nhưng có những người phụ nữ cương quyết không chịu cảnh chồng chung vợ chạ. Đã có những oán trách cả cha mẹ, hay không chịu số phận ?otòng phu?. Chữ ?otình nghĩa? trong đạo vợ chồng ở gia đình Việt cũng là đặc trưng cho truyền thống trọng phụ nữ ở dòng họ, làng xóm, đất nước Việt Nam.
    Đạo anh em: Nho Giáo rất coi trọng tình nghĩa anh em, thậm chí còn đặt cao hơn đạo vợ chồng ?ovợ chết có thể lấy vợ khác nhưng anh em thì không thể lấy gì thay thế?. Trong gia tộc Việt Nam, quan hệ anh em góp phần không nhỏ vào việc củng cố trật tự, tôn ti: là anh là chị cho dù có sinh sau, là em cho dù nhiều tuổi hơn, đó là khái niệm ?ocon chú con bác?. Sự phân biệt này rất nghiêm ngặt nên thường xảy ra hiện tượng ?oxanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú?. Tuy nhiên, đạo anh em ở Việt Nam khá bình đẳng, dân chủ. ?oĐạo anh em trong gia đình phải cùng hoà thuận, chớ nên tranh nhau tài sản hay nghe lời vợ mà quên cốt nhục? (điều 90 luật triều Lê). Thậm chí, tình nghĩa đạo trọng cũng có thể chấp nhận với ?oNgười dưng có ngãi thì đãi người dưng ?" Anh em vô ngãi thì đừng anh em?.
    Như vậy, Gia giáo Việt Nam thông qua ba đạo nghĩa đã trình bày biểu hiện lối sống nề nếp tôn ti trật tự nhưng cũng khá ?orộng rãi?, điều này đã chi phối trực tiếp đến truyền thống gia tộc ?" làng xóm: trọng nam - trọng nữ; cố kết cộng đồng - mở rộng hướng ngoại.
    b ?" Quan hệ gia tộc
    Tính cố kết thông qua luật tục​
    Bắt đầu từ những cái gọi là gia đạo, gia phong, gia thế, gia truyền, gia huấn... vốn được coi là thiêng liêng trong nếp sống người Việt tạo nên một lối tuân thủ hoàn toàn tự nguyện của mỗi thành viên gia tộc.
    Gia huấn: Chủ yếu lưu hành trong nội bộ gia đình, gia tộc để xác định nhiệm vụ của từng người theo thứ bậc cha mẹ, vợ chồng, con cái. Gia huấn gồm những phần nhắc lái sự tích tổ tiên, cách rèn luyện nhân cách, làm đúng điều nhân nghĩa, giữ đúng lễ nhà gia phong. Tinh thần chung của gia huấn là chú trọng tới quan hệ vợ chồng, kế thừa dòng giống, sinh con đẻ cái để lâu bền huyết hệ.
    Gia phả: Gia phả là một hình thức phát triển của gia lễ, gia huấn. Phần lớn gia phả đều có chung một kết cấu ba phần:
    Truyền thống gia tộc
    Lưu lại các tài liệu văn hoá địa phương
    Phần phụ lục.​
    Gia phả thường được dùng bằng giấy sắc, viết rành rẽ để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên, để tại nhà thờ họ, cất trong long khảm hay trong một cái hộp để trên bàn thờ. Thanh danh trong dòng họ được đề cao trong gia phả với quy định ?oTrong dòng tộc nếu có ai làm mất thanh danh dòng họ thì phải đổi sang họ khác?T (gia phả dòng họ Nguyễn Thạc ?" Đình Bảng, Bắc Ninh). Dựa vào gia phả, các thành viên trong dòng tộc biét được truyền thống tốt đẹp của dòng họ, biết được ngày giỗ của ông bà tổ tiên mà thực hiện đạo hiếu của mình.
    Lệ làng ?" Hương ước: Một đặc điểm nổi bật của công xã nông thôn Việt Nam thời phong kiến là cư dân dù sống bằng nghề nông, nghề thủ công hay chuyên buôn bán đều lấy làng làm đơn vị tụ cư chính. Về cơ cấu tổ chức, các làng Việt đều theo một khuôn mẫu chung: bị chi phối nặng nề của hàng loạt các mối quan hệ xóm giềng, huyết thống, đẳng cấp, tín ngưỡng.... Tất cả được thể chế hoá thành các điều ước, khoản ước, luật tục, lệ làng. Hệ thống các luật tục tạo thành Hương ước.
    Hương ước hàm chứa những điều giáo huấn về một lối sống gọi là ?othuần phong mỹ tục?: ?oTừng nghe nước có trăm điều pháp luật để làm chính sự được ngay ngắn; xóm làng từng có ước lệ để làm cho phong tục trở nên thuần hậu? (Khoán ước làng Phủ Cốc xã Hạ Hồi, Thường Tín).
    Hương ước cũng đề ra các hình thức trừng phạt đối với những việc làm trái lệ làng, đề ra hình thức khen thưởng với các việc có ích cho làng. Đặc biệt ở những làng nghề để đảm bảo độc quyền, hương ước của làng quy định những điều khoản khá ngặt nghèo ?oAi truyền nghề cho người làng khác thì bị đuổi ra khỏi phường? (Làng Vạn Phúc ?" Hà Đông); ?oAi mang hàng ra khỏi làng phải nộp tiền ra cửa, những người vào làng mua hàng chứi bới người trong làng thì người khác không được bán hàng cho, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt 3 quan tiền? (Làng La Nội - Ỷ La - Từ Liêm).
    Hương ước được xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ giữa các thành viên cộng đồng làng xã với nhau. Nó không đối lập với luật pháp Nhà nước mà tồn tại song song với Nhà nước, được sự tuân thủ tuyệt đối hơn so với pháp luật theo kiểu ?ophép vua thua lệ làng? với 4 loại quy ước và đặc biệt chú trọng quy ước về tổ chức xã hội, trách nhiệm của chức dịch trong làng; quy ước về văn hoá tinh thần, tín ngưỡng.
    Hương ước có vai trò quan trọng với việc ổn định nếp sống trong làng. Nó vừa uốn con người ta vào khuôn phép lại vừa động viên con người hành động. Sức mạnh cưỡng chế của nó chủ yếu dựa vào lề thói, nếp sống quen thuộc của cộng đồng. Chống lại Hương ước là chống lại áp lực tinh thần nội tại của mỗi thành viên, nó gắn bó dân làng và điều tiết các trách nhiệm thể hiện nếp sống đặc thù của làng xã Việt Nam.
    Gia tộc tự trị - rào cản với thế giới bên ngoài. Gia tộc mở, tiếp nhận và phát triển.
    Bản thân mỗi gia tộc đơn lẻ hay là gia tộc mở rộng ngay trong nội tại phát triển cũng như một đất nước, một quốc gia thu nhỏ. Vì thế khái niệm làng và nước luôn đi liền nhau trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày của người Việt. Mỗi gia tộc đều có một ?obộ máy hành chính?, tổ chức quy củ từ trên xuống, người đứng đầu trưởng tộc là trưởng thôn, lý trưởng có quyền lực rất lớn về tinh thần. Ngay cả việc lập hương hoả, người trưởng tộc cũng đứng ra phân chia, lập chúc thư. Về phương diện kinh tế, phần lớn các gia tộc đều theo một mô hình kinh tế tự cung tự cấp ?ochồng cày vợ cấy con trâu đi bừa?. Trong đời sống văn hoá tinh thần, mỗi gia tộc, làng xã đều có một nét đặc trưng riêng biệt. Mỗi dòng họ có một nhà thờ họ riêng, qua những câu đối thờ có thể biết được dòng họ này phần lớn theo nghề dạy học, buôn bán hay làm nghề thủ công... Truyền thống đoàn kết gia tộc làm nên sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau, người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vật chất hay hỗ trợ về trí tuệ, tinh thần.
    Quan hệ giữa các thành viên trong gia tộc, gia tộc với làng xã phải luôn hướng tới sự ổn định của làng xã. Lệ làng khuyến khích việc chọn vợ, chọn chồng ngay ở trong làng. Làng Đông Ngàn - Bắc Ninh hàng năm thường tổ chức ?olễ minh thệ?, một trong 7 lời thề mà các gia đình phải đọc trước dân làng là ?ogiáo hoá ngoại nhân, nguyện đại vương đả tử? (nếu dạy người ngoài thì thần linh đánh chết).
    Sự phân biệt dân chính cư, dân ngụ cư hết sức gắt gao. Dân chính cư có đủ mọi thứ quyền lợi còn dân ngụ cư không có quyền lợi gì, không được tham gia vào các giáp, chỉ được dựng nhà ở rìa làng, sống bằng những nghề hèn mọn:làm mướn, làm mõ...Làng Đình Bảng - Bắc Ninh quy định ?otam đại thành cư? (dân ngụ cư từ nơi khác tới phải qua ba đời mới là dân Đình Bảng).
    Song song với tính tự trị, tính ?omở? cũng là một điển hình trong gia tộc Việt Nam xưa. Khái niệm làng, xóm là sản phẩm của mối liên kết cho những người sống gần nhau, và gắn kết với nhau bởi mục đích sản xuất. Chữ ?ođồng? xuất hiện trong nhiều khái niệm như đồng hương, đồng họ, đồng niên, đồng tộc. Có làng gồm nhiều phường (liên kết theo nghề nghiệp) như phường gốm, phường vải, phường sành sứ... Khái niệm Hội cũng được mở rộng từ đó (hội văn phả, hội võ phả, hội chư bà, hội bô lão..). Do đồng nhất nên tính tập thể trong gia tộc Việt rất cao. Thậm chí ở một số làng nông nghiệp, nhiều gia đình giàu có bị làng ?okiểm soát? phải cho vay hoặc bán rẻ lương thực cho làng lúc đói kém, nếu không sẽ bị trừng phạt bằng cách không ai được đến làm thuê trong dịp cấy hái, thu hoạch (Lệ làng Quỳnh Lôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An).
    Kết luận:
    Văn hoá gia tộc có sự hình thành và phát triển lâu dài, nó là văn hoá chủ lực của làng xã, là nơi duy trì và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống. ?Văn hóa là sự phát triển? và không thể phủ nhận rằng, Nho giáo là một thành tố của văn hoá Việt Nam. Thông qua tầng lớp Nho sĩ, các khía cạnh tư tưởng và đạo đức Nho giáo đã ?othẩm thấu? vào cộng động làng xã Việt Nam và được dung hợp, gạn lọc để phù hợp với đặc tính của xã hội cổ truyền mà ?ocá nhân bị chìm đắm trong gia tộc nên nhất thiết những luân lý, đạo đức, chế độ văn vật, chính trị pháp luật đều lấy gia tộc chủ nghĩa làm gốc? (Đào Duy Anh), tạo nên một mô hình đặc trưng tiêu biểu góp phần phát triển những giá trị văn hoá cổ truyền, văn hoá gia tộc?


    NO PAIN NO GAIN ​
    Được sửa chữa bởi - koibeto81 vào 16/04/2002 20:44
  6. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    3 ??" Gia tộc và các mối quan hệ tôn ti và trật tự; tự trị và cộng đồng
    a ??" Quan hệ gia đình
    Đạo hiếu: Nho Giáo nhấn mạnh vấn đề gia đình bởi có ??otề gia??? mới ??otrị quốc???, mọi quan hệ giữa người với người đều bắt đầu bằng chữ hiếu với cha mẹ. Khổng Tử thường nhận xét rằng, những người con hiếu thảo ít khi là những kẻ hư hỏng trong xã hội. Muốn đánh giá được phẩm chất một con người ở ngoài xã hội cần phải xem tư cách, thái độ của người ấy trong gia đình ra sao ??oBậc quân tử có ăn ở hợp lý trong nhà mới có thể dạy được người trong nước???. Hiếu cũng vốn là tinh thần, là nội dung của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam. Các triều Lê - Nguyễn đều lấy hiếu để củng cố gia đình, lấy hiếu làm chuẩn mực cho những giá trị xã hội. Luật triều Lê, điều 90 quy định ??oĐạo làm con phải hiếu kính cha mẹ, khi tuổi già phải sớm khuya phụng dưỡng. Việc tế tự và tang táng phải thành kính như thế mới đúng đạo làm con???. Trong hình án, luật triều Lê - Nguyễn đều có mục ??othập ác??? (mười tội ác), tội thứ bảy ghi ??otội bất hiếu là kẻ đi tố cáo, nguyền rủa, trách mắng ông bà, cha mẹ mình. Là tội nuôi nấng cha mẹ không đầy đủ; đang để tang mà lấy vợ lấy chồng, hay lấy hát xướng làm trò vui???. Bảng biểu dương ??oHiếu hạnh khả phong??? được ban cho những người con gái vẹn đạo hiếu.
    Tuy nhiên, nếu ??ohiếu??? trong gia đình của Nho giáo gắn liền với ??otrung??? quân ngoài xã hội thì ở Việt Nam, chữ hiếu gắn liền với ??oái quốc???. Khi đạo hiếu trong gia đình Nho giáo Trung Quốc phản ánh uy quyền tuyệt đối của người cha thì ở Việt Nam, chữ hiếu trở nên thân thuộc gần gụi hơn. Ông cha ta luôn có sự tin tưởng vào ngày mai, tin tưởng vào sự phát triển đi lên để từ đó tạo ra một sự ??odân chủ lý tưởng??? trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Thế hệ sau hơn thế hệ trước là chữ phúc để đời. Người con gái chạy theo tiếng gọi tình yêu dù cha mẹ ngăn trở. Nàng không hề bất hiếu mà đã biết khuyên can giúp cho cha mẹ có thêm tiếng đời đẹp đẽ: ??oTừ ngày gặp mặt giữa đàng - Thiếp quyết thương chàng cha mẹ nào hay ??" Có hay nhất đánh nhì đày - Thuỷ chung em giữ trọn đây mấy lời???.
    Đạo vợ chồng: Theo quan niệm Nho giáo, quan hệ vợ chồng là mối quan hệ lệ thuộc, người chồng có uy quyền tuyệt đối, người vợ chỉ biết nghe theo. Ở Việt Nam, lễ giáo phong kiến cũng từng quy định ??ochồng chết, người vợ phải cử tang ba năm còn vợ chết, người chồng chỉ phải để tang một năm hoặc lấy vợ ngay cũng được???. Bên cạnh những luật lệ khắc nghiệt ràng buộc người vợ, tôn cao người chồng thì một số điều luật cũng có những quy định để hạn chế bớt sự thiệt thòi của phụ nữ ??ongười phụ nữ có quyền từ hôn nếu hôn phu chẳng may bị ác tật, phạm tội hay phá sản???, ??ongười phụ nữ có quyền bỏ chồng nếu trong 5 tháng, người chồng bỏ rơi vợ không đi lại??? (luật Hồng Đức); ??ođàn ông không được quyền bỏ vợ nếu vợ đã để tang cha mẹ chồng, làm cho chồng giàu có, hoặc người vợ không còn nơi nương tựa??? (luật Gia Long).
    Rõ ràng là trong quan hệ gia đình thì ??otruyền thống dân chủ bình đẳng??? đã xâm nhập và chi phối các thành viên chung khác nên dù xã hội phong kiến Việt Nam bảo vệ chế độ đa thê nhưng có những người phụ nữ cương quyết không chịu cảnh chồng chung vợ chạ. Đã có những oán trách cả cha mẹ, hay không chịu số phận ??otòng phu???. Chữ ??otình nghĩa??? trong đạo vợ chồng ở gia đình Việt cũng là đặc trưng cho truyền thống trọng phụ nữ ở dòng họ, làng xóm, đất nước Việt Nam.
    Đạo anh em: Nho Giáo rất coi trọng tình nghĩa anh em, thậm chí còn đặt cao hơn đạo vợ chồng ??ovợ chết có thể lấy vợ khác nhưng anh em thì không thể lấy gì thay thế???. Trong gia tộc Việt Nam, quan hệ anh em góp phần không nhỏ vào việc củng cố trật tự, tôn ti: là anh là chị cho dù có sinh sau, là em cho dù nhiều tuổi hơn, đó là khái niệm ??ocon chú con bác???. Sự phân biệt này rất nghiêm ngặt nên thường xảy ra hiện tượng ??oxanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú???. Tuy nhiên, đạo anh em ở Việt Nam khá bình đẳng, dân chủ. ??oĐạo anh em trong gia đình phải cùng hoà thuận, chớ nên tranh nhau tài sản hay nghe lời vợ mà quên cốt nhục??? (điều 90 luật triều Lê). Thậm chí, tình nghĩa đạo trọng cũng có thể chấp nhận với ??oNgười dưng có ngãi thì đãi người dưng ??" Anh em vô ngãi thì đừng anh em???.
    Như vậy, Gia giáo Việt Nam thông qua ba đạo nghĩa đã trình bày biểu hiện lối sống nề nếp tôn ti trật tự nhưng cũng khá ??orộng rãi???, điều này đã chi phối trực tiếp đến truyền thống gia tộc ??" làng xóm: trọng nam - trọng nữ; cố kết cộng đồng - mở rộng hướng ngoại.
    b ??" Quan hệ gia tộc
    Tính cố kết thông qua luật tục​
    Bắt đầu từ những cái gọi là gia đạo, gia phong, gia thế, gia truyền, gia huấn... vốn được coi là thiêng liêng trong nếp sống người Việt tạo nên một lối tuân thủ hoàn toàn tự nguyện của mỗi thành viên gia tộc.
    Gia huấn: Chủ yếu lưu hành trong nội bộ gia đình, gia tộc để xác định nhiệm vụ của từng người theo thứ bậc cha mẹ, vợ chồng, con cái. Gia huấn gồm những phần nhắc lái sự tích tổ tiên, cách rèn luyện nhân cách, làm đúng điều nhân nghĩa, giữ đúng lễ nhà gia phong. Tinh thần chung của gia huấn là chú trọng tới quan hệ vợ chồng, kế thừa dòng giống, sinh con đẻ cái để lâu bền huyết hệ.
    Gia phả: Gia phả là một hình thức phát triển của gia lễ, gia huấn. Phần lớn gia phả đều có chung một kết cấu ba phần:
    Truyền thống gia tộc
    Lưu lại các tài liệu văn hoá địa phương
    Phần phụ lục.​
    Gia phả thường được dùng bằng giấy sắc, viết rành rẽ để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên, để tại nhà thờ họ, cất trong long khảm hay trong một cái hộp để trên bàn thờ. Thanh danh trong dòng họ được đề cao trong gia phả với quy định ??oTrong dòng tộc nếu có ai làm mất thanh danh dòng họ thì phải đổi sang họ khác??T (gia phả dòng họ Nguyễn Thạc ??" Đình Bảng, Bắc Ninh). Dựa vào gia phả, các thành viên trong dòng tộc biét được truyền thống tốt đẹp của dòng họ, biết được ngày giỗ của ông bà tổ tiên mà thực hiện đạo hiếu của mình.
    Lệ làng ??" Hương ước: Một đặc điểm nổi bật của công xã nông thôn Việt Nam thời phong kiến là cư dân dù sống bằng nghề nông, nghề thủ công hay chuyên buôn bán đều lấy làng làm đơn vị tụ cư chính. Về cơ cấu tổ chức, các làng Việt đều theo một khuôn mẫu chung: bị chi phối nặng nề của hàng loạt các mối quan hệ xóm giềng, huyết thống, đẳng cấp, tín ngưỡng.... Tất cả được thể chế hoá thành các điều ước, khoản ước, luật tục, lệ làng. Hệ thống các luật tục tạo thành Hương ước.
    Hương ước hàm chứa những điều giáo huấn về một lối sống gọi là ??othuần phong mỹ tục???: ??oTừng nghe nước có trăm điều pháp luật để làm chính sự được ngay ngắn; xóm làng từng có ước lệ để làm cho phong tục trở nên thuần hậu??? (Khoán ước làng Phủ Cốc xã Hạ Hồi, Thường Tín).
    Hương ước cũng đề ra các hình thức trừng phạt đối với những việc làm trái lệ làng, đề ra hình thức khen thưởng với các việc có ích cho làng. Đặc biệt ở những làng nghề để đảm bảo độc quyền, hương ước của làng quy định những điều khoản khá ngặt nghèo ??oAi truyền nghề cho người làng khác thì bị đuổi ra khỏi phường??? (Làng Vạn Phúc ??" Hà Đông); ??oAi mang hàng ra khỏi làng phải nộp tiền ra cửa, những người vào làng mua hàng chứi bới người trong làng thì người khác không được bán hàng cho, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt 3 quan tiền??? (Làng La Nội - Ỷ La - Từ Liêm).
    Hương ước được xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ giữa các thành viên cộng đồng làng xã với nhau. Nó không đối lập với luật pháp Nhà nước mà tồn tại song song với Nhà nước, được sự tuân thủ tuyệt đối hơn so với pháp luật theo kiểu ??ophép vua thua lệ làng??? với 4 loại quy ước và đặc biệt chú trọng quy ước về tổ chức xã hội, trách nhiệm của chức dịch trong làng; quy ước về văn hoá tinh thần, tín ngưỡng.
    Hương ước có vai trò quan trọng với việc ổn định nếp sống trong làng. Nó vừa uốn con người ta vào khuôn phép lại vừa động viên con người hành động. Sức mạnh cưỡng chế của nó chủ yếu dựa vào lề thói, nếp sống quen thuộc của cộng đồng. Chống lại Hương ước là chống lại áp lực tinh thần nội tại của mỗi thành viên, nó gắn bó dân làng và điều tiết các trách nhiệm thể hiện nếp sống đặc thù của làng xã Việt Nam.
    Gia tộc tự trị - rào cản với thế giới bên ngoài. Gia tộc mở, tiếp nhận và phát triển.
    Bản thân mỗi gia tộc đơn lẻ hay là gia tộc mở rộng ngay trong nội tại phát triển cũng như một đất nước, một quốc gia thu nhỏ. Vì thế khái niệm làng và nước luôn đi liền nhau trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày của người Việt. Mỗi gia tộc đều có một ??obộ máy hành chính???, tổ chức quy củ từ trên xuống, người đứng đầu trưởng tộc là trưởng thôn, lý trưởng có quyền lực rất lớn về tinh thần. Ngay cả việc lập hương hoả, người trưởng tộc cũng đứng ra phân chia, lập chúc thư. Về phương diện kinh tế, phần lớn các gia tộc đều theo một mô hình kinh tế tự cung tự cấp ??ochồng cày vợ cấy con trâu đi bừa???. Trong đời sống văn hoá tinh thần, mỗi gia tộc, làng xã đều có một nét đặc trưng riêng biệt. Mỗi dòng họ có một nhà thờ họ riêng, qua những câu đối thờ có thể biết được dòng họ này phần lớn theo nghề dạy học, buôn bán hay làm nghề thủ công... Truyền thống đoàn kết gia tộc làm nên sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau, người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vật chất hay hỗ trợ về trí tuệ, tinh thần.
    Quan hệ giữa các thành viên trong gia tộc, gia tộc với làng xã phải luôn hướng tới sự ổn định của làng xã. Lệ làng khuyến khích việc chọn vợ, chọn chồng ngay ở trong làng. Làng Đông Ngàn - Bắc Ninh hàng năm thường tổ chức ??olễ minh thệ???, một trong 7 lời thề mà các gia đình phải đọc trước dân làng là ??ogiáo hoá ngoại nhân, nguyện đại vương đả tử??? (nếu dạy người ngoài thì thần linh đánh chết).
    Sự phân biệt dân chính cư, dân ngụ cư hết sức gắt gao. Dân chính cư có đủ mọi thứ quyền lợi còn dân ngụ cư không có quyền lợi gì, không được tham gia vào các giáp, chỉ được dựng nhà ở rìa làng, sống bằng những nghề hèn mọn:làm mướn, làm mõ...Làng Đình Bảng - Bắc Ninh quy định ??otam đại thành cư??? (dân ngụ cư từ nơi khác tới phải qua ba đời mới là dân Đình Bảng).
    Song song với tính tự trị, tính ??omở??? cũng là một điển hình trong gia tộc Việt Nam xưa. Khái niệm làng, xóm là sản phẩm của mối liên kết cho những người sống gần nhau, và gắn kết với nhau bởi mục đích sản xuất. Chữ ??ođồng??? xuất hiện trong nhiều khái niệm như đồng hương, đồng họ, đồng niên, đồng tộc. Có làng gồm nhiều phường (liên kết theo nghề nghiệp) như phường gốm, phường vải, phường sành sứ... Khái niệm Hội cũng được mở rộng từ đó (hội văn phả, hội võ phả, hội chư bà, hội bô lão..). Do đồng nhất nên tính tập thể trong gia tộc Việt rất cao. Thậm chí ở một số làng nông nghiệp, nhiều gia đình giàu có bị làng ??okiểm soát??? phải cho vay hoặc bán rẻ lương thực cho làng lúc đói kém, nếu không sẽ bị trừng phạt bằng cách không ai được đến làm thuê trong dịp cấy hái, thu hoạch (Lệ làng Quỳnh Lôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An).
    Kết luận:
    Văn hoá gia tộc có sự hình thành và phát triển lâu dài, nó là văn hoá chủ lực của làng xã, là nơi duy trì và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống. ???Văn hóa là sự phát triển??? và không thể phủ nhận rằng, Nho giáo là một thành tố của văn hoá Việt Nam. Thông qua tầng lớp Nho sĩ, các khía cạnh tư tưởng và đạo đức Nho giáo đã ??othẩm thấu??? vào cộng động làng xã Việt Nam và được dung hợp, gạn lọc để phù hợp với đặc tính của xã hội cổ truyền mà ??ocá nhân bị chìm đắm trong gia tộc nên nhất thiết những luân lý, đạo đức, chế độ văn vật, chính trị pháp luật đều lấy gia tộc chủ nghĩa làm gốc??? (Đào Duy Anh), tạo nên một mô hình đặc trưng tiêu biểu góp phần phát triển những giá trị văn hoá cổ truyền, văn hoá gia tộc???


    NO PAIN NO GAIN ​
    Được sửa chữa bởi - koibeto81 vào 16/04/2002 20:44
  7. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    hmmm... Chuyên gia sưu tầm bài hay Koibeto hôm nay bin lên một bài không hay zồi. Bài viết của Diệu Thuý VASC đặt vấn đề đã không tốt. Gia tộc nào là gia tộc VN? Gia tộc VN nguyên thuỷ là gia tộc MẪU HỆ. Gia tộc nói đến trong bài viết là gia tộc PHỤ HỆ, nguồn gốc từ Tàu sang. Dưới góc độ ấy thì bài viết có nhiều điều không ổn.
    Gia tộc là khái niệm đặc thù của văn minh Trung Hoa. Gia tộc là những người cùng huyết thống. Nhưng rất khác với Văn hoá Tàu vốn đặc trưng bằng quan hệ Gia tộc - chỉ sự cố kết chặt chẽ giữa những người cùng dòng họ về cả không gian sinh sống, lao động sản xuất , VH VN đặc trưng bởi quan hệ xóm làng. (VN và TQ ở đây hiểu theo nghĩa không tuyệt đối, cư dân phía Nam TQ ngày nay về nhân chủng gần gũi với người Bắc Việt Nam và khí hậu gần với Bắc VN hơn là Bắc TQ).

    Không có chuyện (hoặc rất ít) ở VN cả một dòng họ hàng chục gia đình, mỗi gia đình đủ chín thế hệ (cửu tộc) cùng quây quần sinh hoạt và cùng cày cấy trên một khu vực đồng ruộng, cùng bàn bạc và quyết định những từ chuyện đại sự đến cưới hỏi ma chay. Mà thế mới gọi là gia tộc. Người tộc trưởng trong dòng họ của TQ cầm đầu dòng họ trong mọi lĩnh vực. Ở VN vị thế của ông bác Cả chưa bao giờ ghê gớm đến thế (có bác nào nể ông bác Cả không nhỉ, ngay cả ở quê?).
    Cộng đồng người VN xuất phát từ trạng thái mẫu hệ (lấy quan hệ huyết thống làm cơ sở) đi lên trạng thái làng xã (lấy quan hệ xóm giềng làm cơ sở). Cái gọi là Gia tộc nguyên thuỷ của VN là Gia Tộc mẫu hệ. Hoàn toàn khác với Gia tộc phụ hệ - gia trưởng của người Tàu. Cùng với gót chân xâm lược, văn hoá Gia tộc phu hệ được người Tàu đưa vào VN từ đầu CN. Ngay cả câu chuyện Thờ cúng tổ tiên - sợi dây quan trọng nhất kết nối các thế hệ trong một dòng họ đang được chứng minh là sản phẩm của Nho giáo, vốn là nguyên tắc do Khổng Tử khởi xướng (sự tử như sự sinh - thờ người chết như thờ người sống).
    Đọc văn chương TQ cả cổ điển lẫn hiện đại, những người xa quê nhớ về cố hương là nhớ đến dòng họ, đồng nhất làng với họ. Còn hồi ức của người VN xa quê không hề là " dòng họ tôi, gia tộc tôi ... " mà chỉ đơn thuần " Làng tôi ". Dòng họ với người VN không có nhiều ý nghĩa như Làng.
    Phương thức SX nông nghiệp cơ bản của người Tàu là Tỉnh Điền - Ruộng Giếng (còn gọi Ruộng khô do TQ thuộc vùng khí hậu Lục địa khô lạnh trồng đại mạch).Ở giữa là nguồn nước nhân tạo và khoảnh ruộng chung của cả gia đình (rộng lên là cả gia tộc), xung quanh là ruộng của các anh chị em, họ hàng. Điều này cố kết người TQ trong dòng họ.
    Trái lại, người Việt phát triển trên cơ tầng văn minh Lúa nước, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước và các đk tự nhiên khác. Cả làng có thể chung sức với nhau làm thuỷ lợi nhưng nếu để ý sẽ thấy ở quê ruộng mỗi nhà một mảnh, không phải vì Chú Út là em Bác Cả mà ruộng nằm cạnh nhau, càng không phải vì thế mà Bác Cả hay Chú Út chung lưng với nhau trong SX. Ruộng ai nấy làm. Ở quê, cách nhau cái giậu mồng tơi mà tơ tưởng được nhau là vì họ hàng không ở gần nhau đến vậy. Một trong những nét vô cùng đặc sắc ở nông thôn VN là Văn hoá ... chửi , người Việt chửi nhau như hát hay, chửi có vần điệu, có ý tứ đàng hoàng, mất con gà cũng chửi được từ sáng đến tối. Mà chửi nhau chẳng ai chạy từ làng này sang làng nọ, toàn là chửi ... hàng xóm láng giềng. Thù ghét nhau cũng xóm giềng, giúp đỡ nhau cũng láng giềng "Hàng xóm láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau ", " Bán anh em xa mua láng giềng gần " ... (Phân biệt với một số câu ca dao tục ngữ khác ca ngợi anh em họ hàng, đó là ca ngợi dưới góc độ tình cảm, khác với những câu trên chỉ sự tốt đẹp trong các mối quan hệ XH ) ...v..v...
    Người Việt không gắn bó với nhau trong dòng họ bằng trong xóm làng. Xóm làng không có nghĩa là dòng họ ( dẫu ở nhiều nơi nó có được tạo thành từ nhiều dòng họ đi nữa) .
    Nói " Gia tộc VN " nghĩa đen thì không sao nhưng nghe dưới góc độ văn hoá dân tộc thì không thuận, đơn thuần vì Gia Tộc bản thân nó với người VN không mang nhiều ý nghĩa và khái niệm ấy càng mất giá trị khi sừng sững bên cạnh nó là cấu trúc gia tộc Tàu. Ngoài cái đặt vấn đề ra trong bài viết trên có rất nhiều chỗ vớ vỉn bác Koi ạ. Nếu có thời gian tớ sẽ viết sau.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  8. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    hmmm... Chuyên gia sưu tầm bài hay Koibeto hôm nay bin lên một bài không hay zồi. Bài viết của Diệu Thuý VASC đặt vấn đề đã không tốt. Gia tộc nào là gia tộc VN? Gia tộc VN nguyên thuỷ là gia tộc MẪU HỆ. Gia tộc nói đến trong bài viết là gia tộc PHỤ HỆ, nguồn gốc từ Tàu sang. Dưới góc độ ấy thì bài viết có nhiều điều không ổn.
    Gia tộc là khái niệm đặc thù của văn minh Trung Hoa. Gia tộc là những người cùng huyết thống. Nhưng rất khác với Văn hoá Tàu vốn đặc trưng bằng quan hệ Gia tộc - chỉ sự cố kết chặt chẽ giữa những người cùng dòng họ về cả không gian sinh sống, lao động sản xuất , VH VN đặc trưng bởi quan hệ xóm làng. (VN và TQ ở đây hiểu theo nghĩa không tuyệt đối, cư dân phía Nam TQ ngày nay về nhân chủng gần gũi với người Bắc Việt Nam và khí hậu gần với Bắc VN hơn là Bắc TQ).

    Không có chuyện (hoặc rất ít) ở VN cả một dòng họ hàng chục gia đình, mỗi gia đình đủ chín thế hệ (cửu tộc) cùng quây quần sinh hoạt và cùng cày cấy trên một khu vực đồng ruộng, cùng bàn bạc và quyết định những từ chuyện đại sự đến cưới hỏi ma chay. Mà thế mới gọi là gia tộc. Người tộc trưởng trong dòng họ của TQ cầm đầu dòng họ trong mọi lĩnh vực. Ở VN vị thế của ông bác Cả chưa bao giờ ghê gớm đến thế (có bác nào nể ông bác Cả không nhỉ, ngay cả ở quê?).
    Cộng đồng người VN xuất phát từ trạng thái mẫu hệ (lấy quan hệ huyết thống làm cơ sở) đi lên trạng thái làng xã (lấy quan hệ xóm giềng làm cơ sở). Cái gọi là Gia tộc nguyên thuỷ của VN là Gia Tộc mẫu hệ. Hoàn toàn khác với Gia tộc phụ hệ - gia trưởng của người Tàu. Cùng với gót chân xâm lược, văn hoá Gia tộc phu hệ được người Tàu đưa vào VN từ đầu CN. Ngay cả câu chuyện Thờ cúng tổ tiên - sợi dây quan trọng nhất kết nối các thế hệ trong một dòng họ đang được chứng minh là sản phẩm của Nho giáo, vốn là nguyên tắc do Khổng Tử khởi xướng (sự tử như sự sinh - thờ người chết như thờ người sống).
    Đọc văn chương TQ cả cổ điển lẫn hiện đại, những người xa quê nhớ về cố hương là nhớ đến dòng họ, đồng nhất làng với họ. Còn hồi ức của người VN xa quê không hề là " dòng họ tôi, gia tộc tôi ... " mà chỉ đơn thuần " Làng tôi ". Dòng họ với người VN không có nhiều ý nghĩa như Làng.
    Phương thức SX nông nghiệp cơ bản của người Tàu là Tỉnh Điền - Ruộng Giếng (còn gọi Ruộng khô do TQ thuộc vùng khí hậu Lục địa khô lạnh trồng đại mạch).Ở giữa là nguồn nước nhân tạo và khoảnh ruộng chung của cả gia đình (rộng lên là cả gia tộc), xung quanh là ruộng của các anh chị em, họ hàng. Điều này cố kết người TQ trong dòng họ.
    Trái lại, người Việt phát triển trên cơ tầng văn minh Lúa nước, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước và các đk tự nhiên khác. Cả làng có thể chung sức với nhau làm thuỷ lợi nhưng nếu để ý sẽ thấy ở quê ruộng mỗi nhà một mảnh, không phải vì Chú Út là em Bác Cả mà ruộng nằm cạnh nhau, càng không phải vì thế mà Bác Cả hay Chú Út chung lưng với nhau trong SX. Ruộng ai nấy làm. Ở quê, cách nhau cái giậu mồng tơi mà tơ tưởng được nhau là vì họ hàng không ở gần nhau đến vậy. Một trong những nét vô cùng đặc sắc ở nông thôn VN là Văn hoá ... chửi , người Việt chửi nhau như hát hay, chửi có vần điệu, có ý tứ đàng hoàng, mất con gà cũng chửi được từ sáng đến tối. Mà chửi nhau chẳng ai chạy từ làng này sang làng nọ, toàn là chửi ... hàng xóm láng giềng. Thù ghét nhau cũng xóm giềng, giúp đỡ nhau cũng láng giềng "Hàng xóm láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau ", " Bán anh em xa mua láng giềng gần " ... (Phân biệt với một số câu ca dao tục ngữ khác ca ngợi anh em họ hàng, đó là ca ngợi dưới góc độ tình cảm, khác với những câu trên chỉ sự tốt đẹp trong các mối quan hệ XH ) ...v..v...
    Người Việt không gắn bó với nhau trong dòng họ bằng trong xóm làng. Xóm làng không có nghĩa là dòng họ ( dẫu ở nhiều nơi nó có được tạo thành từ nhiều dòng họ đi nữa) .
    Nói " Gia tộc VN " nghĩa đen thì không sao nhưng nghe dưới góc độ văn hoá dân tộc thì không thuận, đơn thuần vì Gia Tộc bản thân nó với người VN không mang nhiều ý nghĩa và khái niệm ấy càng mất giá trị khi sừng sững bên cạnh nó là cấu trúc gia tộc Tàu. Ngoài cái đặt vấn đề ra trong bài viết trên có rất nhiều chỗ vớ vỉn bác Koi ạ. Nếu có thời gian tớ sẽ viết sau.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  9. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Trước hết tớ rất cám ơn những nhận xét và góp ý hết sức chân thành của bác CHM...
    Tớ xin có ý kiến thế này. Bài viết của tác giả Diệu Thúy chỉ đơn giản là cung cấp cho chúng ta một cách nhìn mới, một góc nhìn mới về Văn Hóa Việt Nam, đó là cách nhìn xuất phát từ tư tưởng của Nho Giáo...nếu xét trên khía cạnh này tớ không thấy bài viết này có nhiều Vấn đề mà trái lại có nhiều điểm khá thú vị...cái này thì phải chờ bác CHM chỉ giáo thêm mới được!!!
    Phải nói thật tớ là một ngoại đạo của Văn hóa hiểu theo nghĩa không phải là dân học hay nghiên cứu bên KH Xã Hội...nhưng yêu và thích tìm hiểu về Lịch sử và Văn Hóa...một kẻ nghiệp dư, cho nên Khả năng đánh giá cũng còn có nhiều hạn chế, vì thế rất mong được các cao thủ trong Chủ đề tuyệt vời này chỉ giáo cho nhiều...

    NO PAIN NO GAIN ​
  10. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Trước hết tớ rất cám ơn những nhận xét và góp ý hết sức chân thành của bác CHM...
    Tớ xin có ý kiến thế này. Bài viết của tác giả Diệu Thúy chỉ đơn giản là cung cấp cho chúng ta một cách nhìn mới, một góc nhìn mới về Văn Hóa Việt Nam, đó là cách nhìn xuất phát từ tư tưởng của Nho Giáo...nếu xét trên khía cạnh này tớ không thấy bài viết này có nhiều Vấn đề mà trái lại có nhiều điểm khá thú vị...cái này thì phải chờ bác CHM chỉ giáo thêm mới được!!!
    Phải nói thật tớ là một ngoại đạo của Văn hóa hiểu theo nghĩa không phải là dân học hay nghiên cứu bên KH Xã Hội...nhưng yêu và thích tìm hiểu về Lịch sử và Văn Hóa...một kẻ nghiệp dư, cho nên Khả năng đánh giá cũng còn có nhiều hạn chế, vì thế rất mong được các cao thủ trong Chủ đề tuyệt vời này chỉ giáo cho nhiều...

    NO PAIN NO GAIN ​

Chia sẻ trang này