1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    hic... bác cuoihaymeu đang giảng dạy tại trường đại học nào thế? Có dịp xin tham gia lớp học của bác.

    IN METAL WE TRUST
  2. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    hic... bác cuoihaymeu đang giảng dạy tại trường đại học nào thế? Có dịp xin tham gia lớp học của bác.

    IN METAL WE TRUST
  3. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn hai bác đã khen ngợi.
    Được sửa chữa bởi - cuoihaymeu vào 18/04/2002 01:18
  4. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn hai bác đã khen ngợi.
    Được sửa chữa bởi - cuoihaymeu vào 18/04/2002 01:18
  5. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn hai bác đã khen ngợi.
    Hôm trước tớ có nói đến chuyện Gia tộc là gia tộc nào trong bài viết của Diệu Thuý. Hôm nay tớ nói tiếp đến cái phần còn lại của tít bài :" Gia tộc VN nhìn dưới góc độ Nho giáo" .
    Lại phải đặt vấn đề là ở đây bác Diệu Thuý nhìn nhận nó dưới góc độ Nho Giáo nào ?
    Nho giáo nguyên thuỷ Trung Hoa tức Nho giáo tiên Tần mà cha đẻ là Khổng - Mạnh. Nho giáo Hán - cuộc thay máu Nho giáo lần thứ nhất do Đổng Trọng Thư tiến hành dưới thời Hán Vũ Đế mà nhờ đó Nho Gia đánh bại Bách Gia, độc tôn trong suốt hai nghìn năm còn lại trong LS tư tưởng-chính trị Trung Hoa. Hay là Tống Nho - thứ Nho giáo ảnh hưởng nặng nề nhất lên đời sống tinh thần người Việt, hay là Nho giáo của Chu Hy sau này ... ???
    Hay là Nho giáo Việt Nam (gọi cho chuẩn là Nho giáo Ở VN - vì dưới góc độ lý luận người Việt từ xưa đến nay không có sáng tạo nào đáng kể góp phần đưa Nho giáo lên một tầm cao mới. Người Việt chỉ cố gắng dung hoà Nho giáo trong quá trình Nho giáo cấu trúc lại văn hoá làng xã Việt, chủ yếu là dưới góc độ "ứng dụng" nó trong đời sống hàng ngày).
    Trong bài viết của Diệu Thuý có một sự không thống nhất, " gia tộc VN " được nhìn dưới góc độ của nhiều loại Nho Giáo. Ví dụ chỗ đạo Hiếu thì pha giữa tư tưởng Nho giáo nguyên thuỷ và Nho Giáo ở VN. Chỗ Đạo Vợ Chồng thì soi dưới góc độ Nho học của Đổng Trọng Thư ... Có chỗ chẳng liên quan gì đến "Gia tộc dưới góc nhìn Nho giáo" như phần Hương ước. Hương ước là sản phẩm của làng xã Việt, dùng để điều chỉnh từng thành viên trong làng chứ không phải để điều chỉnh gia tộc. Tính cá thể của nó rất cao. Trong mối quan hệ với Hương ước, gia tộc chẳng có mấy ý nghĩa.
    Xét về đại thể đã là thế. Trong từng phần cụ tỉ của bài viết cũng có rất nhiều chỗ ... lạ. Nhưng phân tích tỉ mỉ thì xin để dịp khác.
    P/S: Trong " Tìm về Bản sắc VH VN " của Trần Ngọc Thêm có nói đến vấn đề "Tổ chức nông thôn theo huyết thống - Gia đình và Gia tộc ". Xin lưu ý là đây chỉ là một trong năm khía cạnh của Tổ chức nông thôn mà tác giả dẫn ra, không phải dạng duy nhất của tổ chức nông thôn. Và ngay trong phần viết này tác giả cũng không phân biệt được giữa gia tộc MẪU HỆ và gia tộc PHỤ HỆ, lại có phần mâu thuẫn khi chứng minh Lối liên kết theo huyết thống trong NHÀ DÀI ở Tây Nguyên - là loại hình Gia tộc Mẫu hệ, bằng loại hình gia đình CỬU TỘC - là hạt nhân của Gia tộc Phụ Hệ Tàu. Bài viết của Diệu Thuý lặp lại y xì vết xe đó, kể cả cái tính mở và tính tự trị trong làng xã VN, hai đặc trưng được chứng minh là của cộng đồng Hoa Kiều trong một bài viết khác cũng của bác DIệu Thuý ...
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  6. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn hai bác đã khen ngợi.
    Hôm trước tớ có nói đến chuyện Gia tộc là gia tộc nào trong bài viết của Diệu Thuý. Hôm nay tớ nói tiếp đến cái phần còn lại của tít bài :" Gia tộc VN nhìn dưới góc độ Nho giáo" .
    Lại phải đặt vấn đề là ở đây bác Diệu Thuý nhìn nhận nó dưới góc độ Nho Giáo nào ?
    Nho giáo nguyên thuỷ Trung Hoa tức Nho giáo tiên Tần mà cha đẻ là Khổng - Mạnh. Nho giáo Hán - cuộc thay máu Nho giáo lần thứ nhất do Đổng Trọng Thư tiến hành dưới thời Hán Vũ Đế mà nhờ đó Nho Gia đánh bại Bách Gia, độc tôn trong suốt hai nghìn năm còn lại trong LS tư tưởng-chính trị Trung Hoa. Hay là Tống Nho - thứ Nho giáo ảnh hưởng nặng nề nhất lên đời sống tinh thần người Việt, hay là Nho giáo của Chu Hy sau này ... ???
    Hay là Nho giáo Việt Nam (gọi cho chuẩn là Nho giáo Ở VN - vì dưới góc độ lý luận người Việt từ xưa đến nay không có sáng tạo nào đáng kể góp phần đưa Nho giáo lên một tầm cao mới. Người Việt chỉ cố gắng dung hoà Nho giáo trong quá trình Nho giáo cấu trúc lại văn hoá làng xã Việt, chủ yếu là dưới góc độ "ứng dụng" nó trong đời sống hàng ngày).
    Trong bài viết của Diệu Thuý có một sự không thống nhất, " gia tộc VN " được nhìn dưới góc độ của nhiều loại Nho Giáo. Ví dụ chỗ đạo Hiếu thì pha giữa tư tưởng Nho giáo nguyên thuỷ và Nho Giáo ở VN. Chỗ Đạo Vợ Chồng thì soi dưới góc độ Nho học của Đổng Trọng Thư ... Có chỗ chẳng liên quan gì đến "Gia tộc dưới góc nhìn Nho giáo" như phần Hương ước. Hương ước là sản phẩm của làng xã Việt, dùng để điều chỉnh từng thành viên trong làng chứ không phải để điều chỉnh gia tộc. Tính cá thể của nó rất cao. Trong mối quan hệ với Hương ước, gia tộc chẳng có mấy ý nghĩa.
    Xét về đại thể đã là thế. Trong từng phần cụ tỉ của bài viết cũng có rất nhiều chỗ ... lạ. Nhưng phân tích tỉ mỉ thì xin để dịp khác.
    P/S: Trong " Tìm về Bản sắc VH VN " của Trần Ngọc Thêm có nói đến vấn đề "Tổ chức nông thôn theo huyết thống - Gia đình và Gia tộc ". Xin lưu ý là đây chỉ là một trong năm khía cạnh của Tổ chức nông thôn mà tác giả dẫn ra, không phải dạng duy nhất của tổ chức nông thôn. Và ngay trong phần viết này tác giả cũng không phân biệt được giữa gia tộc MẪU HỆ và gia tộc PHỤ HỆ, lại có phần mâu thuẫn khi chứng minh Lối liên kết theo huyết thống trong NHÀ DÀI ở Tây Nguyên - là loại hình Gia tộc Mẫu hệ, bằng loại hình gia đình CỬU TỘC - là hạt nhân của Gia tộc Phụ Hệ Tàu. Bài viết của Diệu Thuý lặp lại y xì vết xe đó, kể cả cái tính mở và tính tự trị trong làng xã VN, hai đặc trưng được chứng minh là của cộng đồng Hoa Kiều trong một bài viết khác cũng của bác DIệu Thuý ...
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  7. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bác Cuoihaymeu viết thuyết phục lắm.
    Tớ thấy hơi tiếc cho bác, sao bác không đi làm nghề nghiên cứu hay giảng dạy ở một trường Đại học nào nhỉ.

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên
  8. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bác Cuoihaymeu viết thuyết phục lắm.
    Tớ thấy hơi tiếc cho bác, sao bác không đi làm nghề nghiên cứu hay giảng dạy ở một trường Đại học nào nhỉ.

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên
  9. minhduc2001

    minhduc2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/10/2001
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Trước khi người Tàu theo chế độ phụ hệ thì họ có theo mẫu hệ không ? Tôi cho rằng có . Có lẽ mọi nền văn minh của loài người bắt đầu bằng chế độ mẫu hệ, rồi sau đó, do nhu cầu chinh chiến, săn bắn cần sức mạnh của cơ bắp mà vai trò người đàn ông trở nên quan trọng hơn . Rồi ngày nay, khi bước qua thời đại văn minh cơ khí, văn minh tin học, vai trò của cơ bắp không còn quan trọng nữa thì sự bất bình đẳng giữa nam nữ trở nên bớt đi.
    Nếu như mọi nền văn minh đều bắt đầu bằng chế độ mẫu hệ thì chỉ có vấn đề ai chuyển sang chế độ phụ hệ trước chứ không có vấn đề phụ hệ là của nước nào, mẫu hệ là của nước nào .
    Xin đóng góp thêm về Tỉnh Điền . Tỉnh Điền là chế độ canh tác thời cổ Trung Hoa . Một miếng đất vuông vức được chia làm 9 miếng đất vuông nhỏ . 8 miếng xung quanh chia cho 8 gia đình canh tác, miếng đất ở giữa thì 8 gia đình thay nhau canh tác, lấy số thóc của miếng ở giữa nộp cho nhà vua . Vì chia hình vuông làm 9 miếng vuông nhỏ nên dùng bốn vạch giống như chữ Tỉnh, viết là #, nghĩa là cái giếng, nên gọi là Tỉnh Điền .
    Chế độ Tỉnh Điền về sau nhà Tần bãi bỏ vì muốn khuyến khích dân mở mang thêm đất canh tác . Nhà Tần cho dân được hưởng nguyên cả miếng đất đã khẩn hoang được mà không phải chung chạ với ai cho nên mọi người ra sức khai phá đất hoang, hăng hái canh tác . Kết quả nền kinh tế nước Tần hùng mạnh vượt hơn các nước khác .
    Minh Duc
  10. minhduc2001

    minhduc2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/10/2001
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Trước khi người Tàu theo chế độ phụ hệ thì họ có theo mẫu hệ không ? Tôi cho rằng có . Có lẽ mọi nền văn minh của loài người bắt đầu bằng chế độ mẫu hệ, rồi sau đó, do nhu cầu chinh chiến, săn bắn cần sức mạnh của cơ bắp mà vai trò người đàn ông trở nên quan trọng hơn . Rồi ngày nay, khi bước qua thời đại văn minh cơ khí, văn minh tin học, vai trò của cơ bắp không còn quan trọng nữa thì sự bất bình đẳng giữa nam nữ trở nên bớt đi.
    Nếu như mọi nền văn minh đều bắt đầu bằng chế độ mẫu hệ thì chỉ có vấn đề ai chuyển sang chế độ phụ hệ trước chứ không có vấn đề phụ hệ là của nước nào, mẫu hệ là của nước nào .
    Xin đóng góp thêm về Tỉnh Điền . Tỉnh Điền là chế độ canh tác thời cổ Trung Hoa . Một miếng đất vuông vức được chia làm 9 miếng đất vuông nhỏ . 8 miếng xung quanh chia cho 8 gia đình canh tác, miếng đất ở giữa thì 8 gia đình thay nhau canh tác, lấy số thóc của miếng ở giữa nộp cho nhà vua . Vì chia hình vuông làm 9 miếng vuông nhỏ nên dùng bốn vạch giống như chữ Tỉnh, viết là #, nghĩa là cái giếng, nên gọi là Tỉnh Điền .
    Chế độ Tỉnh Điền về sau nhà Tần bãi bỏ vì muốn khuyến khích dân mở mang thêm đất canh tác . Nhà Tần cho dân được hưởng nguyên cả miếng đất đã khẩn hoang được mà không phải chung chạ với ai cho nên mọi người ra sức khai phá đất hoang, hăng hái canh tác . Kết quả nền kinh tế nước Tần hùng mạnh vượt hơn các nước khác .
    Minh Duc

Chia sẻ trang này