1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi, bài thơ này có phải là của cụ Lý đâu, các giai thoại truyền thuyết đều ko hề nhắc tới đó là của cụ, chỉ nói là tiếng đọc thơ vang ra từ trong ngôi đền thờ 2 vị tướng họ Trương... Trong quyển sách Giở trang sử Việt của tớ cũng 1 bài nói về vấn đề này
  2. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    0
    Tuần Phủ hay còn gọi là Tuần vũ là chức quan đứng đầu chính quyền tương đương cấp tỉnh ngày nay do đó chức này như kiểu chủ tịch tỉnh. Nơi làm việc gọi là Tuần Bộ Dương, hàm của Tuần phủ là Tòng nhị phẩm
  3. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    0
    Quyển này cũng hơi dày, nó mới đc tái bản, bìa cứng, giấy trắng...bác ra mua về mà xem
  4. lqphuong

    lqphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Người Trung Quốc có câu: Luyên võ không luyện công, cả đời cũng bằng không, Võ học và võ đạo nưóc ta chú trong hình thưc và biểu diễn, nên kém về công lực, Buồn thật đấy
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Võ TQ cũng hoa hoè hoa sói để viết truyện chưởng cho kêu thùng rỗng .
    Một số người Việt cũng thích kiểu này. Tuy vậy, người Việt ở Mỹ thì
    không thích võ Tàu. Mời bạn tìm kiếm tin về Le Cung ở California xem
    cậu ta đã dồn vô địch Trung Hoa vào góc đài như thế nào (YouTube).
    Võ cũng là một môn thể thao, nên sức mạnh, sức bền là gốc của khéo
    léo. Khi bị kiệt sức, thì võ nghệ cũng hết theo. Người Việt vốn có
    cái khéo léo để thực hiện các miếng võ, nhưng mải mê cái tài trời cho
    đó mà kém rèn luyện bồi bổ sức mạnh, sức bền, nên tuy có thể ăn huy
    chương Ôlympic, rất khó ăn giải trên các đài đánh như thật.
  6. dietcoke

    dietcoke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Lê Qúy Đôn sống ở đàng ngòai, tui nhớ mang máng có đọc qua Phủ Biên Tạp Lục viết không chi tiết như Việt Sử Xứ Đàng Trong của Phan Khoan. Nếu bạn muốn tìm hiểu LS đàng trong thì nên đọc cuốn này trc. Tác giả Phan Khoan tuy sống ở SG trước 75, mặc dù có quan điểm riêng nhưng không thể sâu sắc trong sa''ch Sách đấy được biên sọan với rất nhiều trước tác được trich tỉ mỹ và khá hệ thống. , có cả phần sử Chiêm đi kèm. Rất tốt để tham khảo, nhưng mà mình thì không có bản soft. Chỉ có quyển sách thôi, tính scan vo pdf quăng trên mạng cho pàkon tham khảo nhưng chưa có rảnh.
  7. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    Trong cuốn Việt Nam sử lược tác giả Trần Trọng Kim có viết: ?oNgười bản quốc phải biết rằng phàm sự sinh tồn tiến hoá của một nước, là ở cái chí nguyện, sự nhẫn nại, sự cố gắng của người trong nước?. Và ông cũng viết rằng nước Nam ta có một lịch sử vô cùng vẻ vang. Nhưng sự ?ovẻ vang? đó như thế nào? Thì không phải ai cũng biết. Sinh thời ***** Chí Minh có nói: ?oDân Nam phải biết sử Nam?. Và để phổ biến kiến thức lịch sử ***** Chí Minh đã viết ?oViệt Nam lịch sử diễn ca?. Nhưng đó là thời *****, thời đó đã qua lâu rồi. Giờ đây trình độ dân trí của chúng ta đã khác trước rất nhiều. ?oViệt Nam lịch sử diễn ca? không còn đủ sức để đóng vai trò phổ biến kiến thức nữa. Nhưng những cuốn lịch sử viết theo kiểu kinh viện bác học, thiết nghĩ cũng không phù hợp. Việc nghiên cứu nó chỉ dành cho những người chuyên về sử. Yêu cầu đặt ra cho chúng ta là làm sao cung cấp cho đại đa số nhân dân những kiến thức cơ bản, nhưng cũng cần chính xác và chân thực về lịch sử nước nhà. Hình thức thể hiện sao cho thật hấp dẫn. Nó phải là thứ tác phẩm mà những nhà nghiên cứu đọc cũng được, những người bình dân nhất cũng phải thấy hấp dẫn. Để làm được điều đó thật là khó. Nhưng khó không có nghĩa là không làm được. Ngày nay Internet đang ngày càng thể hiện sức mạnh vô cùng to lớn trong việc truyền bá tư tưởng, tri thức, cũng như tinh thần đoàn kết và lòng tự hào về dân tộc Việt Nam. Vậy thì tại sao chúng ta không cùng chung sức để cho ra đời một tác phẩm lịch sử với tiêu chí như vậy. Thiết nghĩ lịch sử của một quốc gia, dân tộc nào đó, trong một thời điểm, một thời đại nhất định đều gắn với một cá nhân xuất chúng, một nhân vật nổi bật nào đó. Vậy nên tôi đề nghị một hướng đi cho chúng ta là hãy tái hiện lại lịch sử Việt Nam một cách sinh động, hấp dẫn thông qua một hệ thống các bài viết, nghiên cứu có chất lượng cả về mặt nghệ thuật lẫn khoa học lịch sử. Những mong mang lại cho độc giả một cái nhìn toàn diện, nhưng không kém phần sâu sắc về lịch sử Việt Nam. Rất mong được sự cổ vũ, tham gia của các bạn, nhất là những người hoạt động, nghiên cứu lịch sử. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của các bạn.
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đã có Wikipedia bằng tiếng Việt cả một trang Lịch Sử Việt Nam từ hồi
    Tiền Sử, qua Bắc Thuộc, các Triều Đại, đến ngày nay.
  9. duongducminh

    duongducminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2004
    Bài viết:
    4.821
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm mới gặp lại bác Codep. chúc bác mạnh khoẻ.
    Bác Codep khá tự tin vào cái Wiki ấy rồi, mà đặc biệt như quote trên thi là vi.wiki nữa chứ. Đọc cái đấy cứ phải trừ đi 40->50% thì mới tạm tin đc
    Câu của bác Hồ ko có gì là sai cả, kể cả trong thời đại ngày nay:
    "Dân ta phải biết sử ta
    Cho tường gốc tích nưóc nhà Việt Nam"
    Tuy nhiên là chỉ có cách làm là sai thôi, Vụ in băng rôn ở Tp hay biên soạn các sách lịch sử, kể cả chính sử cũng cần phải chỉnh sửa lại. Thêm phần sự thật vào.
    Vẫn biết mục đích tuyên truyền chiếm vai trò chủ đạo của đất nước 1 đ ảng. Nhưng sự thật là sự thật. Lấy các cuộc kháng chiến và bảo vệ tổ quốc làm ví dụ. Ta thắng địch thua là rõ ràng, nhưng thiệt hại, tổn thất của nhân dân ta, dân tộc ta cần phải đc thừa nhận chính thức. Đó cũng là 1 cách tôn vinh những anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương để bảo vệ tổ quốc. Lấy ví dụ. Hy sinh 5000 người không thể để tầng lớp con cháu sau này qua sách lịch sử học được là chỉ có 3000. Vậy 2000 liệt sĩ kia là vô ích, là vô danh hay sao?.
    Đây âu cũng chỉ là 1 cách nhìn nhận, để có sự thật cần 1 cái nhìn đa chiều, tuy nhiên tiêu chí khách quan vân xphải đc đặt lên hàng đầu (mặc dù tiêu chí này hơi bị khó, kể cả các nước tư bản giống như khoảng 50 năm nữa dân Mỹ sẽ biết được top secret docs của CIA vậy thôi).
  10. mltr_sg

    mltr_sg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Trong topic này và trong Box đã có hàng trăm (thậm chí cả nghìn) bài viết về Nguồn gốc dân tộc, các bạn chịu khó lục lại đọc trước khi phát minh lại cái bánh xe hình tròn nhé.

Chia sẻ trang này