1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quyensg

    quyensg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2005
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Các bác quản trị diễn đàn không biết có dùng account thường để test không nhỉ. Các bác lock topic rồi bảo có rồi, đưa 1 cái link tớ click vào không vào được là sao nhỉ. Định đánh đố nhau phải không.
    Ví dụ
    topic Nạn đói năm 1945 http://www10.ttvnol.com/forum/f_533/1119204/trang-2.ttvn có link do "móc" post
    http://5nam.ttvnol.com/f_533/484754.ttvn => cái này tui vào được chết liền
  2. fire92

    fire92 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    15
    Các Bác cho em hỏi rõ hơn về các chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử .
    Các tài liệu trên mạng sơ sài quá, kính mong các bác giúp em

  3. tltlinh97

    tltlinh97 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Sao em vẫn vào được bác ạ
  4. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Để vượt qua hố sâu ngăn cách của lịch sử
    Dương Trung Quốc 2/2009
    Vào những ngày giữa tháng 2 này, một nhóm truyền hình của nước Anh đến phỏng vấn về việc giảng dạy môn lịch sử tại các trường học phổ thông.
    Họ quan tâm cả việc làm thế nào để thế hệ trẻ của các nước khác nhau có thể nhận thức cùng một sự kiện trong quá khứ liên quan đến cả hai nước. Và thường lại là những mảng lịch sử sẫm màu những xung đột trong quá khứ.
    Cùng một cuộc chiến tranh tuy có thể có nhận thức khác nhau về thắng thua, nhưng tâm lý ai cũng ai cũng muốn tìm thấy những vinh quang từ quá khứ... Do vậy, thật không đơn giản để làm cho các thế hệ không liên quan đến những cuộc chiến trong quá khứ lại có được cùng một hướng nhìn về tương lai.
    Tôi nhớ lại lần sang Mỹ, đến "Công viên Việt Nam" toạ lạc ngay trên trục "hoàng đạo" của thủ đô Hoa Thịnh Đốn, phía dưới ngôi đền thờ Tổng thống Abraham Lincoln và cùng trục với đài Độc Lập hình ngọn bút chì có nền trời phía xa là toà nhà Quốc hội trên đỉnh đồi Capitol.
    Kiến trúc của nơi tưởng niệm hơn 5 vạn quân nhân Mỹ chết trận ở Việt Nam mang ý nghĩa như một vết cứa trên da thịt đang được màu xanh của sự sống và thời gian hàn gắn. Điều đáng nói là không khí ở nơi đây trang nghiêm nhưng không hiu quạnh. Người đến thăm rất đông, cả người lớn và trẻ em, cả người bản địa và người nước ngoài... Tôi gặp và hỏi hai người có tuổi trong trang phục cựu chiến binh tình nguyện đang hướng dẫn khách tham quan. Cả hai đều từng đánh nhau và bị thương ở tỉnh Vĩnh Long trong thời gian chiến tranh Việt Nam.
    Trả lời câu hỏi : "Nơi đây mang ý nghĩa như thế nào khi cuộc chiến mà những người được khắc tên tại đây tham gia, chắc chắn không phải là niềm vinh quang của nước Mỹ?", hai cựu chiến binh ôn tồn nói: "Ở đây, chúng tôi chỉ tôn vinh những "công dân gương mẫu", gương mẫu vì họ thực hiện luật và nghĩa vụ khi nhà nước yêu cầu. Còn thắng hay thua, đúng hay sai của cuộc chiến thuộc về trách nhiệm của những người điều hành đất nước". Họ chỉ tay về phía những cơ quan công quyền và quyết định chính sách. Và đó chính là những bài học mà cái chết của những quân nhân-công dân để lại cho muôn đời sau.
    Cách đây vài năm, tôi có dịp sang Hàn Quốc và quyết định đến thăm một bảo tàng nằm ngoài chương trình của chủ nhà. Đó là Bảo tàng "Ký ức chiến tranh". Đương nhiên phần tôi quan tâm nhất chính là xem bảo tàng trình bày như thế nào về việc quân đội của nước này đã tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam như một đồng minh của Mỹ. Ấn tượng về đạo quân này trong người dân miền Nam Trung Bộ nước ta giống như một cơn ác mộng...
    Biết có khách Việt Nam của Quỹ Văn hoá Chính phủ đến thăm, chủ nhà tiếp đón trọng thị nhưng tỏ ra ái ngại khi dẫn đến thăm khu vực trưng bày liên quan đến Việt Nam đặt khá khiên cưỡng trong không gian "nghĩa vụ quốc tế" của Quân đội Hàn Quốc thực thi các sứ mệnh của Liên Hợp Quốc! Tôi lướt qua những mảng trưng bày các hiện vật, các hình ảnh về cuộc chiến... nhưng không thể không dừng lại trước một tiểu cảnh, trong một khung kính lớn sử dụng các tượng sáp làm như thật mô tả trong một căn hầm, 3 người lính Bắc Việt Nam với những trang phục dễ nhận biết (mũ cối, súng AK...) đang giơ tay hàng mấy binh sĩ Hàn Quốc trang bị hiện đại giương súng lao vào... bắt sống!
    Cuối chuyến thăm, tôi nói với chủ nhà, một quỹ văn hoá của chính phủ, rằng những hình ảnh ấy không thể chấp nhận được đứng cả trên quan điểm đánh giá kết cục của cuộc chiến trong quá khứ lẫn trách nhiệm đối với tương lai, nhất là với lớp người trẻ chưa từng kinh qua cuộc chiến ấy. Về Việt Nam tôi nhắc lại ý kiến ấy với ông Đại sứ và được giải thích rằng rất khó thay đổi quan điểm của bên quân đội là cơ quan quản lý bảo tàng ấy...
    Bỗng nhiên, vài tháng sau, một vị nghị sĩ có chức trách quan trọng trong Quốc hội Hàn Quốc nhân thăm Việt Nam đề nghị gặp tôi. Cùng đi với bà vợ là một nghệ sĩ opera nổi tiếng và một số tuỳ tùng, ông đến nơi tôi làm việc, một căn phòng chật hẹp chỉ để trao đổi những câu chuyện xã giao. Nghĩ đây cũng là cơ hội, tôi lại đem câu chuyện trưng bày bảo tàng ra phàn nàn. Dường như chỉ chờ có vậy, cả hai vợ chồng đứng dậy, cúi xuống rất thấp theo tập quán trang trọng của người Hàn, bày tỏ lời xin lỗi về những điều tôi phản ánh, nhưng cũng không có lời hứa hẹn nào cả.
    Ít lâu sau, tôi nhận được từ các cán bộ ngoại giao của chúng ta ở Hàn Quốc báo tin rằng phía bạn đã dỡ bỏ nội dung trưng bày đó và mời phía ta đến chứng kiến. Điều này làm tôi nhớ đến một câu nói rất hay không biết gốc tích từ đâu nhưng lần đầu tôi được nghe từ ông Tổng thống Mỹ Bill Clinton trong buổi gặp nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam. Câu đó đại ý là: Chúng ta không làm thay đổi được quá khứ nhưng hoàn toàn có thể tạo dựng được tương lai.
    Mới đây, trong chuyến sang Nhật, thời gian rất ngắn nhưng tôi quyết đến thăm cái ngôi đền có tên là Yashukuni ở Thủ đô nước Nhật.
    Giống như mọi nơi linh thiêng khác ở Nhật, ngôi đền Yashukuni đẹp, hoành tráng và trang nghiêm. Ngoài những vòm cổng "Thần đạo" rất đặc trưng và những ngôi chùa gỗ cổ kính còn có tượng đài vị Binh bộ Thượng thư của nước Nhật thời thịnh trị và còn là nơi trưng bày một bảo tàng chiến tranh của quốc gia Nhật Bản.
    Xem bảo tàng mới thấy lịch sử nước Nhật thăng trầm đến cực độ. Vinh quang tột độ được cả Đông Á tôn là người "Anh cả da vàng" khi thắng nước Nga Sa hoàng, rồi thất bại thảm hại trong Thế chiến Hai, tất cả chỉ cách nhau có nửa thế kỷ! Nhưng luồn qua suốt cái lịch sử hùng và bi ấy là một ý chí của người Nhật. Vinh và nhục vẫn thuộc về trách nhiệm của những người cầm quyền.
    Nghĩ ngợi đến chiến tranh, tôi vẫn lẩn quẩn cái suy nghĩ về việc truyền lại cái bài học gì cho thế hệ trẻ của một dân tộc đã từng trải triền miên chiến tranh. Trả lời phỏng vấn truyền hình của người Anh hỏi rằng phải chăng người Việt Nam có vẻ dễ quên hận thù hơn những người dân vùng Đông Á khác...
    Phải chăng người Việt Nam dễ khoan hoà với những "kẻ thù" cũ... Tôi trả lời không biết có "trúng" không : "Bạn hãy nhớ, chỉ riêng trong thế kỷ XX, nếu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có 5 thành viên thường trực thì chúng tôi đã "đụng" với 3 vị rồi!". Đó là chưa kể xung quanh các cuộc chiến tranh ấy còn biết bao nhiêu nước có liên quan ở chiến tuyến bên kia! Khơi lại hận thù thì ta sống với ai?
    Vậy thì hãy quên đi chăng? Điều này lại làm tôi nhớ đến những cuộc tranh luận trong giới giáo chức dạy sử các nước Đông Á họp ở Nhật Bản mà tôi được tham dự dăm năm trước. Vẫn tranh luận quanh câu chuyện có nên quên hay có quên được không? Tranh luận gay gắt, có nhiều khác biệt nhưng cuối cùng cũng tìm ra được một hình ảnh dễ chấp nhận: Với quá khứ chiến tranh để lại những hố sâu của hận thù, cách thứ nhất là đào sâu hơn nữa vì những người đã chết vì hận thù; cách thứ hai là lấp đầy bằng sự quên lãng để thanh thản hướng về tương lai.
    Tuy nhiên cách thứ ba được nhiều người đồng thuận: Không được phép khơi sâu hận thù cũng như không được phép lấp đầy bằng quên lãng, nhưng cần thiết là phải xây một cái cầu vượt qua cái hố sâu ấy để đến được với nhau trong tương lai của sự hoà hiếu. Và đi trên cái cầu ấy vẫn nhìn thấy cái hố sâu của quá khứ như một bài học đắt giá của quá khứ đừng để lập lại...
    Nghĩ ngợi về "cái cầu lý thuyết ấy" mới thấy thấm cái sâu sắc của ông cha ta. Bằng một ứng xử rất văn hoá, cứ ngày mồng 5 tháng Giêng mỗi năm, dân ta lại có Ngày Giỗ Trận Đống Đa. Đó không chỉ là dịp để ta tưởng nhớ những người Việt Nam trung liệt hy sinh vì quốc gia dân tộc mà còn hương khói cho những người chết trận, kể cả với những kẻ xâm lược mà ta vẫn quy tập đắp điếm thành gò cho mồ yên mả đẹp, lại xây miếu cho những cô hồn. Và đương nhiên Giỗ Trận còn là kỷ niệm một chiến thắng vẻ vang của vị Hoàng đế Anh hùng Dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ mang ý chí "đánh cho biết nước Nam ta có chủ". Sự kiện mà ta mới kỷ niệm tròn 220 năm vào đầu Xuân Kỷ Sửu vừa rồi.
  5. lonelywolf831

    lonelywolf831 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    1
    Đó đơn thuần là Lê Cung Vs Na Shun, chẳng liên quan gì tới võ tàu kém với lại người Việt khéo léo cả. Đưa một ví dụ ra mà quy nạp cả mấy vẫn đề to tát, bó tay
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Kỷ niệm 34 năm Giải phóng TS
    Em đã biên tập xong quyển "Biển Đông-nhà giàn DK"
    Xin các bác download về xem thử bản nháp ở
    http://www.megaupload.com/?d=IQTYJKFF
    Xong rồi góp ý cho em nhé
    Chúc các bác một kỳ nghĩ lễ dzui dzẻ
  7. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    Văn hóa của ngừời Việt cần phải nói thêm chuyện này : Người miền nam sao lại dễ tính hơn người Miền Bắc, kinh tế cũng phát triển hơn?
    http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20100212043926AA9JWh9
  8. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Gửi các bạn 1 bài viết của nhà văn Hoàng phủ Ngọc Phan để đọc chơi...và suy ngẫm.
    Xin đừng vội vàng chửi bới.
    http://www.viet-studies.info/HPNgocPhan_DoiDieuCanNhac.htm
    1. Về phim Trần Thủ Độ và người tình
    2. Về vở kịch nói ?oAnh hùng và Mỹ nhân? (Huy Chương Vàng Hội diễn sân khấu toàn quốc)· Nội dung cũng lại xoay quanh chuyện Trần Thủ Độ, Trần Cảnh, Lý Chiêu Hoàng?


    Văn hóa phương Đông đặt chữ NHÂN lên hàng đầu. Hiếu, nghĩa, lễ, trung, dũng, trí.. đều phải lấy chữ NHÂN làm chuẩn. Với 1 kẻ BẤT NHÂN như Trần Thủ Độ thì cho dù CÔNG to đến đâu cũng không thể bù được TỘI. Lẽ nào đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội mà lại đưa 1 kẻ ''chết tên'' Trần Thủ Đoạn làm biểu tượng danh nhân nước Việt? Hay là ''thủ đoạn'' đang được các quan ngày nay đề cao, tôn vinh?!
    3. Về pho tượng cố đạo Alexandre de Rhodes

    Văn hóa Việt là bản sắc riêng của người Việt dù 1.000 năm Bắc thuộc, dù 3.800 năm ông cha ta dùng chữ Hán. Sức sống của dân Việt tuy âm thầm nhưng mạnh mẽ vô song, không thế lực nào đồng hóa được.
    bài Thơ Thần của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đều viết bằng chữ Tàu nhưng dùng để đánh Tàu xâm lược.

    Trước khi có chữ quốc ngữ, tiền nhân đã có chữ Nôm. Đó là sự Việt hóa 100% ngôn và ngữ. Ngày nay người ta say sưa với trào lưu Tây hóa nên dè bỉu rằng, nếu vẫn dùng chữ tượng hình thì VN cũng như Apganistan. Đó là sự nhạo báng, xuyên tạc lịch sử, lăng mạ tiền nhân và nịnh bợ Kito giáo, lấy lòng Mỹ.. Hãy nhìn sang Nhật, Hàn, TQ.. xem VN hơn họ mấy bậc mà đòi tôn vinh gã cố đạo Alexandre de Rhodes? Không có hắn thì dân Việt vẫn là con Lạc - cháu Hồng, con Rồng - cháu Tiên, dân Việt vẫn là NGƯỜI VIỆT như hơn 4.000 năm trước và mãi mãi là như thế, về sau.
    Chữ Hán trước kia và chữ quốc ngữ sau này đều là chiến lợi phẩm ta thu được trong quá trình giữ nước. Tuyên ngôn độc lập 2/9 viết bằng chữ quốc ngữ nhưng lên án mạnh mẽ thực dân Pháp - đội quân xâm lược do ông A. Rhodes góp công thám báo dẫn đường những ngày đầu tiên.
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    A ha, hơi khó đây !
    Ông Hoàng Phủ Ngọc Phan bảo lấy "nhân" làm đầu thì ai ai cũng lấy chọn nhân đấy thôi.
    Nghìn năm Thăng Long chẳng thuộc về nhân vật nào cả. Cái chính là nghìn năm Thăng Long chúng ta có gì ?
    Hán tự, ABC, nền khoa bảng, kỹ thuật, vệ quốc....
    Khả năng tổ hợp quá kém.
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ví dụ của bạn chứng minh người Á ở Mỹ thì có thành tựu, còn ở Á thì hỏng.

Chia sẻ trang này