1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    "XÂM LƯỢC" BẰNG ĐIỆN ẢNH?

    Mẹ mình dù ít học, viết chữ ngoằn nghoèo, vằn vện nhưng lại là một pho văn học dân gian truyền miệng phong phú và độc đáo. Mình may mắn được lớn lên trong dòng văn hóa ấy và đó cũng chính là những viên gạch đầu tiên hình thành nên nền tảng văn hóa của mình sau này.

    Dòng văn học dân gian truyền miệng thường hay tục, thậm chí rất tục nhưng vẫn chứa đựng tính giáo dục. Qua những câu chuyện giàu chất châm biếm, mỉa mai về những thói hư tật xấu ở đời mà ai cũng có thể nhặt ra những bài học cho mình.

    Về chuyện đàn ông mèo mỡ, mình tạm kể câu chuyện thế này. Nhà kia có ông chồng dù đã vợ con đuề huề nhưng vẫn muốn tòm tèm, ra ngoài kiếm thêm vợ bé. Bà vợ khi hay chuyện giận và buồn lắm nhưng vẫn bảo chồng không cần phải lén lút nữa mà hãy mang cô vợ bé về nhà sống cùng cho vui cửa vui nhà. Được vợ mở lòng, anh chồng như mở cờ trong bụng, vui mừng lắm và lôi cô vợ bé về nhà ở cùng ngay.

    Từ khi về ở cùng, cô vợ bé được vợ lớn hầu hạ chu đáo, chăm sóc kỹ càng, cơm dâng nước rót đến tận miệng và không cho động tay vào bất kỳ việc gì. Từ việc lớn đến việc bé một tay bà vợ lớn quán xuyến. Cô vợ bé thấy mình là vai thứ trong nhà mà cứ ăn trên ngồi trước để vợ lớn hầu hạ mãi thì ái ngại vô cùng nên cô cũng hay tìm việc gì đó để làm cho đỡ rảnh tay. Nhưng mỗi khi cô nhúng tay vào việc gì thì y như rằng bà vợ lớn cũng bước tới khoác tay, cười nhẹ rồi nói như rót mật: “Ấy! Chị cứ ngồi chơi xơi nước, nghỉ ngơi cho khỏe, cho đẹp. Chớ động vào mấy việc này làm gì kẻo lại bẩn tay. Mọi việc trong nhà chị cứ để tôi lo liệu.”

    Lần nào cũng thế, mười lần như chục. Cứ thế mãi cô vợ bé thấy mình như người thừa trong nhà và xấu hổ vô cùng. Xấu hổ vì mình đi giành chồng của người ta mà giờ này còn để người ta hầu mình như hầu mẹ người ta nữa. Cái xấu hổ, ngượng ngùng ấy mỗi ngày một lớn cho đến một lúc nào đó, cô vợ bé chịu đựng không được nữa đành dọn dẹp hành lý rồi lẳng lặng bỏ đi. Ông chồng mất đi cô vợ bé mà không tài nào trách cứ vợ mình được, ngược lại còn nể phục vợ mình. Bà vợ cũng không bị mang tiếng là mình có máu hoạn thư, không chì chiết, đay nghiến cũng chẳng thượng cẳng tay hạ cẳng chân mà vẫn giữ được lửa cho nhà mình.

    Qua câu chuyện này ta thấy rằng bà vợ lớn ghen đấy chứ nhưng cái cái ghen của bà đúng là quá khéo, quá cao tay. Bà ghen bằng sự cam chịu và cả sự tỉnh táo của mình.

    Bà giữ hạnh phúc của gia đình mình bằng cách biết mình biết ta, biết thế mạnh thế yếu của “mình” mà chọn phương pháp đáp trả với tình địch. Bà là vợ lớn, chắc chắn bà sẽ biết mình già và xấu hơn cô vợ bé chứ. Vú mớm mình chảy chạm rốn còn vú mớm con vợ bé vẫn còn căng tràn ở trên kia thì làm thế nào để mình lấy nhan sắc, dung mạo ra mà sánh với nó để chồng mình biết ai sắc nước hơn ai. Cũng chả dại khi chồng mình đang mê mệt con vợ bé thế kia mà mình lại ***g lộn xỉ vả đánh ghen với vợ bé. Mình vốn dĩ đã già, đã xấu giờ làm thế càng mất điểm trong mắt chồng. Thôi thì chi bằng ta chơi trò chịu đựng vậy, ta kiên nhẫn đánh vào tâm lý của đối phương bằng việc “cơm dâng nước rót”, con vợ bé dù mặt dày mày dạn đến mấy thì sớm muộn gì cũng đến ngày phải xấu hổ mà đi. Thế mới có cái câu thành ngữ: “Lạt mềm buộc chặt”.


    Đọc tiếp ở đây:

    copy chưa xin phép của canhcungxanh
  2. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
  3. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Máu vs. Não: Thế nào là người Việt Nam?



    bởi Mr. Dâu Tây vào ngày 24 tháng 9 2010 lúc 12:55 sáng



    Cách đây không lâu tôi xem chung kết cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt – tôi thấy có một số trong các thí sinh không rảnh tiếng Việt và có vẻ chưa hiểu rõ về văn hóa Việt Nam. Điều thú vị là tôi có một số bạn nữ là người Tây rất rành tiếng Việt, rất am hiểu văn hóa Việt Nam. Có người lớn lên ở Việt Nam (bố làm đại sứ quán), có người sang Việt Nam đi học. Trong số các bạn ấy có vài bạn rất xinh đẹp, số đo rất chuẩn.

    Một người phụ nữ gốc Việt rất dễ tham gia Miss Canada hoặc USA. Nhưng một người phụ nữ “gốc Tây” (da trắng mắt xanh) chắc không thể tham gia một cuộc thi như Hoa hậu thế giới người Việt. Đơn giản là họ.. “không đạt tiêu chuẩn.”

    Vậy tiêu chuẩn là gì? Thí sinh làm “đại diện” của phụ nữ Việt Nam khắp năm châu phải là người phụ nữ như thế nào? Rảnh tiếng Việt? Không cần. Am hiểu văn hóa Việt? Không cần. Có quốc tịch Việt Nam? Cũng không cần đâu. Chỉ cần duy nhất một điều – dòng máu.

    Theo tôi, một em Tây biết tiếng Việt và am hiểu về văn hóa Việt thì lại “Việt Nam hơn” một em gốc Việt nhưng không nói được tiếng Việt và hiểu khá ít về văn hóa mẹ đẻ. Tôi không nghĩ máu là yếu tố quan trọng.

    [​IMG]


    Nhật nhầm

    Vì dụ, ai cũng biết Nhật đang thiếu người. Tuy nhiên chính phủ Nhật nhất quyết không cho người nước ngoài định cư. Lý do? Nói cách dễ hiểu nhất, người nước ngoài không có máu Nhật, sẽ khó thích hợp với cuộc sống tại Nhật.

    Có nhiều gia đình Nhật Bản định cư tại Brazil vào giữa thế kỷ 20. Hay là mời họ về, các bác chính phủ hỏi nhau. Họ có máu Nhật, sẽ nhanh chóng hòa nhập! Cuối cùng hơn 300.000 người Brazil gốc Nhật nhận lời về quê, làm cho các bác chính phủ sốc.

    Sốc vì dù có máu Nhật nhưng họ không giống người Nhật chút nào – không biết tiếng, không biết cách lịch sự, không biết..làm người Nhật. Cuối cùng chính phủ thông báo sẽ hỗ trợ vé máy bay miễn phí cho những người muốn về Brazil.

    Người kể chuyện này cho tôi nghe là em ruột tôi (em ấy đang làm việc ở Tokyo và thích theo dõi thời sự). Kể xong hai anh em cười. Vì đến từ một đất nước khác nên hai anh em chúng tôi coi máu và văn hóa là hai chuyện khác nhau. Thậm chí không liên quan đến nhau. Đương nhiên một người sinh ra ở Brazil sẽ sống theo văn hóa Brazil, dù ông bà hay nhóm máu là như thế nào. Nhật ơi là Nhật!

    Tôi thấy Việt Nam giống Nhật ở chỗ: máu và văn hóa rất khó tách biệt nhau.

    "Cho người nước ngoài"

    Khi bắt đầu học tiếng Việt, nhiều thầy cô giáo mua tặng tôi quyển sách. Sách nào cũng ghi là sách dạy tiếng Việt “cho người nước ngoài”. Ở Canada, tôi chưa bao giờ thấy sách dạy tiếng Anh cho người nước ngoài, chỉ thấy sách dạy tiếng Anh. Người mua là người có nhu cầu học tiếng Anh – họ có thể là người nước ngòai hoặc có thể là người Canada.

    [​IMG]



    Rõ ràng các người phụ trách xuất bản các quyển sách đó chưa tính trường hợp là người Việt nhưng vẫn có nhu cầu học tiếng Việt. Sự thật là có nhiều người nước ngoài định cư tại Việt Nam, từ Lào, từ Campuchia, kể cả từ các nước Canada mình – mà cần học tiếng Việt. Có nhiều người dân tộc mang quốc tịch Việt Nam nhưng chưa rành tiếng Việt.

    Theo một cầu thang lô-gíc dài mà tôi sẽ không nói ở đây, điều đó phản ánh một sự thật. Một người Việt Nam rất dễ có thể trở thành một người Canada, được xã hội chào đón và đối xử không khác gì một người Canada “chính gốc”. Nhưng một người Canada rất khó có thể trở thành một người “Việt” được xã hội chào đón và đối xử một cách bình thường.

    Ví dụ, tôi lấy vợ Tây, vợ tôi sinh con ở Việt Nam, con tôi lớn lên ở Việt Nam và học trường học của Việt Nam – liệu rằng cháu được xã hội chấp nhận là người Việt thực sự không? Theo quốc tịch, trình độ ngôn ngữ và sự hiểu biết văn hóa thì cháu không khác gì các cháu khác trong lớp. Nhưng theo dòng máu thì không. Cháu sẽ chịu nhiều áp lực vì điều đó. Tôi rất chắc chắn.

    Ốc đảo

    Nhìn từ phía khoa học, cái chất có tên “máu Việt” là ốc đảo. Bạn cứ nhìn người bên cạnh đi. Người đó chắc là người Kinh nhưng biết đâu có chút máu Chăm. Còn người Chăm cung cấp chút máu đó biết đâu có chút máu Hán. Người Hán cung cấp chút máu đó...vân vân và vân vân, rồi quay lại mấy chục nghìn năm trước chúng ta ai cũng là người Châu Phi hết.

    Trong lịch sử sự sống, thời gian tồn tại trung bình của một thể loại là 100,000 năm. Đó là của một thể loại. Của một văn hóa thì phải ít hơn nhiều – chỉ cần xem lại 2000 năm qua là chúng ta thấy nhiều văn hóa mất đi hay biến đổi hoàn toàn.

    Văn hóa nào cũng sẽ mất đi hết. Dòng máu nào cũng sẽ biến đổi hết. Rồi cuối cùng mặt trời sẽ trở thành màu đỏ và nổ tung, khiến tất cả mất hết luôn. Không có gì không thay đổi, ngoài các định luật vật lý ra.

    Trong cái nhìn rộng ấy, dòng máu là chuyện rất nhỏ


  4. con_ech_gia

    con_ech_gia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    65
    Về cái clip Na Shun đánh với Lê Cung, công nhận gã Na Shun mang đậm tính cách Đại Hán: hung hăng, ỷ sức và không fairplay.
    Xem clip này thấy rất thích Lê Cung.
    http://www.youtube.com/watch?v=OWjh4HTiDBk
  5. tintucdulich

    tintucdulich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    [​IMG] Ngôn ngữ và văn nghệ dân gian của người Hoa ở Thái Nguyên
    (28/12/2010 8:37:34 CH)
    Ở Thái Nguyên, những người Hoa đầu tiên đến sinh sống từ khoảng trên dưới 150 năm nay. Họ là lưu dân có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc) Chi tiết


    [​IMG] Lễ hội làng Vai (Hòa Bình)
    (23/12/2010 8:08:32 CH)
    Đã thành thông lệ, hàng năm, khi năm cũ chuẩn bị qua đi, một năm mới sắp đến cũng là lúc nhân dân làng Vai xã Thanh Nông (Lạc Thuỷ) nao nức, xôn xao hòa mình vào không khí ấm áp của ngày hội làng truyền thống. Chi tiết


    [​IMG] Tục rước cá trắm và thi cỗ trong lễ hội đền Din ở Nam Định
    (23/12/2010 8:07:33 CH)
    Lễ hội đền Din là lễ hội vùng có sự lan tỏa rộng khắp các xã trong huyện và sang cả các huyện khác trong tỉnh. Trong lễ hội đền Din có các lễ như: Lễ rước nước, xin nước nhà thánh, lễ rước bát nhang nhà quan, lễ cáo... đặc biệt là nghi lễ rước cá trắm và tục thi cỗ trong lễ hội. Chi tiết


    [​IMG] Lễ hội truyền thống hoa cây cảnh Vị Khê – Nam Định
    (23/12/2010 8:06:15 CH)
    Đã thành thông lệ nhiều năm nay, từ ngày 12 đến ngày16 tháng Giêng hằng năm, tại ngôi đình thờ thành hoàng và ông tổ làng nghề Vị Khê, xã Điền Xá (Nam Trực) sẽ diễn ra lễ hội hoa – cây cảnh, thu hút đông đảo các nghệ nhân và du khách gần xa đến tham dự. Chi tiết


    [​IMG] Lễ cưới của người Mường Bi (Hòa Bình)
    (23/12/2010 8:05:10 CH)
    Tổ chức lễ cưới là một bước ngoặt có ý nghĩa rất quan trọng trong một đời người và cũng là ngày vui nhất, kỷ niệm sâu sắc nhất của một đôi nam nữ sau khi đã ăn hỏi, phải tiếng “chơi với nhau cho nên cửa, dộng với nhau cho nên nhà”. Tuỳ từng dân tộc, từng vùng, từng giai đoạn lịch sử mà lễ cưới diễn ra có khác nhau. Chi tiết


    [​IMG] Phong tục ngày Tết Nguyên Đán
    (23/12/2010 8:03:58 CH)
    Khai bút, hái lộc, chúc Tết, mừng thọ, du Xuân... tất cả những thuần phong ấy đã tạo nên nét đẹp riêng ở Tết người Việt. Chi tiết


    [​IMG] Tục xăm cằm của người Mảng (Lai Châu)
    (23/12/2010 8:02:45 CH)
    Tục xăm cằm là một trong những nét văn hóa cổ xưa và đặc sắc của người dân tộc Mảng (dân tộc Mảng là dân tộc chỉ có ở Lai Châu). Chi tiết


    [​IMG] Lào Cai: Lễ báo ơn của người Mông Tả Van Chư (Bắc Hà)
    (23/12/2010 8:01:21 CH)
    Hằng năm, người Mông tổ chức lễ “Nhù đăng” (Nhux đangz), hiểu theo nghĩa tiếng Việt là lễ báo ơn cho người đã mất (cha, mẹ, ông, bà). Có thể nhiều người nhầm lẫn giữa lễ Nhù đăng với lễ ma khô... Chi tiết


    [​IMG] Vui hội sàn hoa bản Thái vùng Tây Bắc
    (23/12/2010 8:00:07 CH)
    Có sàn hoa là có những đêm hội thâu canh. Cũng từ đây, biết bao đôi trai gái nên duyên và trở thành chồng vợ. Chi tiết


    [​IMG] Lễ hội cầu mùa của người Dao đỏ ở Lào Cai
    (23/12/2010 7:58:53 CH)
    Trầu sun là một trong những nghi lễ cầu mùa rất đặc trưng của người Dao đỏ ở Lào Cai, được các làng bản tổ chức thường xuyên hàng năm hoặc vài ba năm một lần, cầu cho mưa thuận gió hoà, cây cối phát triển, mùa màng tốt tươi; gia đình ấm no, hạnh phúc. Chi tiết


    [​IMG] Phong tục làm nhà của người Hmông ở Thái Nguyên
    (23/12/2010 7:57:22 CH)
    Xưa kia, người Hmông không ở nhà sàn, mà ở nhà đất. Nhà chỉ có 2 mái, đầu hồi thẳng lên nóc, không có chái. Mái nhà lợp bằng lá, tranh. Mép mái dưới thường thấp, cách mặt đất khoảng 1,6-1,8m. Vách trước, vách sau và 2 đầu hồi hoặc được ken bằng thân cây nhỏ, bằng ván hay trát bằng bùn rơm. Chi tiết


    [​IMG] Lễ xin trùm ở đền Cao, Hải Dương
    (23/12/2010 7:56:05 CH)
    Có những di tích, những vùng đất sống với thời gian bởi vai trò lịch sử, kiến trúc độc đáo, thắng cảnh đẹp. Lại có những vùng đất, di tích khẳng định giá trị qua các lễ hội cổ truyền độc nhất vô nhị. Chi tiết


    [​IMG] Lễ hội dân gian Rija Nưgar của người Chăm
    (23/12/2010 7:54:56 CH)
    Rija Nưgar là một nghi lễ dân gian truyền thống đầu năm theo Chăm lịch, là một trong những nghi lễ lớn nhất của người Chăm. Rija có nghĩa là lễ, Nưgar là xứ sở. Chi tiết


    [​IMG] Nghi lễ đón dâu của người Giáy ở Lào Cai
    (23/12/2010 7:53:40 CH)
    Dân tộc Giáy ở Lào Cai sinh sống tập trung thành từng làng, bản bên các triền khe suối, dưới chân đồi, cư trú chủ yếu ở các huyện Sa Pa, Bát Xát, Bảo Thắng. Bản sắc văn hoá truyền thống của người Giáy rất phong phú và đa dạng, trong đó nghi lễ cưới hỏi.
  6. chovangno1

    chovangno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2011
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    có lích sủ mới biết cha ông ta dụng nước và giữ nuóc như thế nào chứ
  7. kiyokumo

    kiyokumo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2011
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    các cao thủ văn hóa - lịch sử cho mình hỏi ý nghĩa của điệu múa Trống Cơm với ạ. Tìm trên mạng chỉ thấy có clip tuyệt nhiên ko thấy giải thích ý nghĩa các động tác gì hết.
  8. illy

    illy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    0
    Những tri thức thiếu chính xác và một số điều cần trao đổi trong những cuốn sách viết về văn hóa Việt Nam

    Kiều Thu Hoạch
    LTS: Viện Nghiên cứu văn hóa đang chủ trì biên soạn bộ sách Lịch sử văn hóa Việt Nam gồm 6 tập. Tạp chí Văn hóa dân gian đã đăng nhiều bài thảo luận từ những vấn đề có tính chất lý luận, phương pháp luận và phương pháp đến những vấn đề văn hóa cụ thể (xin xem: Tạp chí VHDG số 2, số 4, số 5 năm 2005; số 3, số 4 năm 2006; số 4, số 5, số 6 năm 2007; số 2, số 3 năm 2008). Lần này, chúng tôi tiếp tục công bố bài của GS. TS. Kiều Thu Hoạch. Mong nhận được sự quan tâm rộng rãi của giới nghiên cứu.
    Nếu biên soạn lịch sử văn hóa Việt Nam, một mặt chúng tôi tán thành việc tiếp cận văn hóa sử Việt Nam từ “cái tổng thể”, nhưng mặt khác, theo thiển nghĩ, cũng rất cần tiếp cận từ “cái cụ thể” như góp ý của Trần Nho Thìn: “Chỉ có thể khái quát đầy đủ về văn hóa dân tộc khi sự khái quát dựa trên những nghiên cứu nghiêm túc các lĩnh vực văn hóa chuyên biệt” (Trần Nho Thìn: “Từ góc độ của người nghiên cứu văn học, thử đề xuất phương hướng nghiên cứu văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6/ 2006).
    [​IMG]


    Việc Trần Nho Thìn nói đến “những nghiên cứu nghiêm túc các lĩnh vực văn hóa chuyên biệt” là rất đúng, bởi lâu nay không phải tác giả nào cũng cẩn trọng khi nói đến những tri thức văn hóa cụ thể. Trong bài viết này, chúng tôi xin nêu một số tri thức thiếu chính xác của các tác giả như sau.
    1. Trước hết là nhà sử học Đào Duy Anh, trong sách Lịch sử cổ đại Việt Nam (Nxb. Văn hoá – Thông tin, 2005), ở tr. 54, cụ viết “chữ lạc hay là chỉ một loài hậu điểu ở miền Giang Nam, tương tự với loài ngỗng trời. Có thể chim lạc là vật tổ của người Lạc Việt”. Trong Thể thao & Văn hoá số 66 (17/8/2004), chúng tôi có bài trao đổi với ông Lê Văn Lan, nhân đọc bài của ông “Chim Lạc hay cò? Hãy gọi đúng tên” đăng trên thể thao & Văn hóa số 4, 5, 6 (13/1/2004). Bài viết của chúng tôi đã ghi cả bốn chữ mà ta đều đọc là lạc: 鵅,駱,雒,貉(với các bộ thủ: điểu, mã, chuy, trãi). Theo tra cứu của chúng tôi, thì bốn chữ này đều là ghi âm Hán của từ Việt cổ (rác, đrác, đác) còn thấy trong tiếng Mường, chỉ nước. (Giống trường hợp: My Linh/ Ma Linh/ Mê Linh ghi địa danh Mlinh thời Hai Bà Trưng). Còn nếu xét theo nghĩa thì:
    Lạc bộ là ngựa trắng bờm đen
    Lạc bộ truy là ngựa đen bờm trắng.
    Hai chữ này đều là chữ Kinh Thi (thiên Lỗ tụng), đều không hề có nghĩa chỉ loài chim, như cụ Đào giải thích. Chính vì vậy, chúng tôi đã căn cứ theo phương pháp ngữ âm học lịch sử để giải thích đó chỉ là những chữ mượn âm Hán để ghi âm tiếng Việt cổ, chứ không thể máy móc giải thích theo nghĩa chữ Hán được. Và như thế, cả hai chữ đều chỉ loài ngựa (nếu hiểu theo ngữ nghĩa), chứ không chỉ hậu điểu (loài chim di trú) nào cả. (Sai lầm của cụ Đào đã kéo theo cả Trần Ngọc Thêm trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (1997), tr. 276). Bài báo của chúng tôi đã được dư luận hoan nghênh, đồng tình, và ngay số báo sau, Thể thao & Văn hóa số 67 (20/8/2004) đã có bài của Văn Bình chia sẻ luận điểm của chúng tôi.

    ....

    http://huc.edu.vn/chi-tiet/1331/Nhu...nhung-cuon-sach-viet-ve-van-hoa-Viet-Nam.html
  9. kity

    kity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2012
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Mình thì cứ học trước lại quên sau, nêm cứ cũng lơ mơ.

Chia sẻ trang này