1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bom

    Bom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2001
    Bài viết:
    1.245
    Đã được thích:
    0
    Khiếp thật,những sai lầm chết người của Mao Trạch Đông khi cầm quyền thì em cũng có biết qua chút ít.Còn về đời tư thì qua bài của bác Anh Quân em mới thấy ông ta cũng chẳng hay ho gì.
    Cái forum này ngày càng thú vị,em vẫn theo dõi thường xuyên nhưng chẳng đóng góp được gì vì tự biết kiến thức của mình chẳng là cái đinh gì so với các bác nên chỉ ngồi ngoài làm bình vôi thôi,thỉnh thoảng xen vào mấy câu hỏi.Các bác đừng cáu em nhá!
  2. VUAMEO

    VUAMEO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2001
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Bác CưởihayMếu oi, tui không phải là người Huế đâu nhưng tui yêu Huế.
    Về việc Bác nói vườn Chùa đó giống kiến trúc NB, cũng có cái đúng mà cũng có cái chưa đúng bác ạ.
    Đó là chùa Thiên Mụ, trong chùa có khu vườn tuyệt đẹp bác ạ, giá như bữa nào được phép dẫn bác đi xem.
    Nhân đây tui cũng xin gửi bác coi toàn cảnh ngôi chùa này
  3. VUAMEO

    VUAMEO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2001
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Bác CưởihayMếu oi, tui không phải là người Huế đâu nhưng tui yêu Huế.
    Về việc Bác nói vườn Chùa đó giống kiến trúc NB, cũng có cái đúng mà cũng có cái chưa đúng bác ạ.
    Đó là chùa Thiên Mụ, trong chùa có khu vườn tuyệt đẹp bác ạ, giá như bữa nào được phép dẫn bác đi xem.
    Nhân đây tui cũng xin gửi bác coi toàn cảnh ngôi chùa này
  4. VUAMEO

    VUAMEO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2001
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Chùa Thiên Mụ
    Chùa toạ lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương cách thành phố Huế 5 km về phía Tây
    Chùa do chúa Nguyễn Hoàng tái thiết năm 1601. Năm 1665 chúa Nguyễn PhúcTần cho trùng tu . Năm 1710 chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúclại quả đại hồng chung cao 2,5 mét nặng 3285 kg
    Năm 1715 chùa cho dựng tấm bia cao 1,58 mét đặt trên lưng con rùa bằng đá cẩm thạch. Dưới thời Nguyễn, chùalạitiếp tục được trùng tu nhiều lần
    Năm 1844, vua Thiệu Trị cho xây tháp Phước Duyên. Tháphình bát giác, bảytầng cao 21,24 mét, mỗi tầng thờ một đức Như Lai, tầng cao thờ đức Thế Tôn. Chùa đã bị hỏng nặng năm 1943. Hoà thượng Thích Đôn Hậu đã tổ chức công cuộc đại trùng tu kéo dài hơn 30 năm và tiếp tục chỉnh trang
    Cụm kiên trúcchùa chia làm 2 phần : phía trước là tháp đình, phía sau là điện vũ. Trên sân tháp có nhà bia và lầu chuông. Sau y môn là ba nếp chùa chính với tên gọi điện Đại Hùng, điện Địa Tang và điện Quan Thế Âm, dùng làm nơi thờ Phật
    Chùa Thiên Mụ là một tác phẩm kiến trúc thời Nguyễn.
    --------------------------------------
    À này bác Anh Quân ơi....
    bác đưa ra ý kiến rất hay đấy, nói về võ thuật, bác định bàn đến khía cạnh nào, tui xin hầu bác vài đường. Còn như bác định bàn xem trong mấy vị đó ai giỏi võ hơn ai thì tui xin bác cho hai chữ Đại xá. Thành thật mà nói với bác là khôn gthể xét xem ai giỏi võ hơn ai đâu. bác cho là Phạm ngũ Lão bởi lịch sử có những câu truyện kể về quá trình và cách tập võ của Phạm Ngũ Lão mà thôi ( ví dụ như cho cát vào hai ốngquần để tập công phu nhảy cao , nhảy xa )... hehehe. vì thế cho nên thật là khó nói
    Về các nhà quân sự Việt Nam, có lẽ tui hâm mộ nhất hai người : Quang Trung và Võ Nguyên Giáp, không biết ýcác bác thế nào
    Mạn phép các bác cho tui được mở đầu về vị anh hùng áo vải này nhé
    Ai cũng biết, tổ tiên anh em Tây Sơn vốnlà người họ Hồ ở Ngệ An.
    Khoảng năm 1653 - 1657 quân Nguyễn đánh ra Đàng ngoài, chiếm được 7 huyện của trấn Ngệ An, khi rút về Nam họ đem theo rất nhiều dân ở các huyện trên vào sinh sống ở các vùng đất phía Nam để khẩn hoang. Ông tổ của Tây Sơn cũng bị quân Nguyễn bắt và an sáp ở ấp Tây Sơn Nhất ( nay là thôn An Khê, phủ Hoài Nhân Bình Định ) từ đó đổi sang họ Nguyễn .
    Đến đời NguyễnPhi Phúc lại dời sang Kiên Thành, huyện Tuy Viễn ( Tuy Phước Bình ĐỊnh )
    Ông NguyễnPhi Phúc lấy bà Nguyễn Thị Đồng sinh được ba người con trai : Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Gia đình ông làm nghề buôn trầu, cuộc sống cũng được khá giả.
    Anh em Nguyễn Nhạc cũng có được đi học và có thời gian đã theo học thầy Giáo Hiến . Giáo Hiến nguyên làmôn khách của Trương Văn Hạnh, ngoại hữa dưới thời Nguyễn Phúc Thuần ( 1765 - 1777 ). Sau vì Hạnh bị Trương Phúc Loan giết , giáo Hiến sợ bị liên luỵ phảichạy vào Quy Nhơn , mở trường dạy học ở ấp Yên Thái. Lúcđó quyền thần Trương Phúc Loan tác yêu, tác phúc, lòng người oán hận, ai ai cũng căm gét
    NguyễnNhạc xuất thân từ viên biệnlại ( nhân viên thu thuế trạm trong vùng ) nhưng vụ thuế năm Tân Mão ( 1771 ) , thu được bao nhiêu thuế, Nguyễn Nhạc đánh bạc hết sạch. Để tránh sự truy tố của nhà cầm quyền, Nhạc bỏ trốn vào núi Thượng Đạo , ấp Tây Sơn, dựng trại, lập đồn , xưng hùng khởi nghía ( bôi bác quá ). Cơ nghiệp triều Tây sơn bắt đầu từ đây.
    Theo anh em Tây sơn là những nguwời can đảm đã từng bôn ba, bị cuộc sống dồn ép, xô đẩy đến bước đường cùng phải cầm vũ khí . Lại có cả những người thuộc các dân tộc miền núi thượng du vùng nam Trường Sơn....
    Bước đầu anh em nhà Tây sơn có trong tay khoảng vài ngàn nghĩa binh, họ thường đánh cướp của người giàu trong vùng và chia cho người nghèo. Lúc đó trong vùng Quy Nhơn có một tay nhà giàulà Huyền Khê , ngầm giúp họ về tài chính. Nhờ đó Tây sơn mộ lính, sắmkhí giới và theo đuổi mục tiêu cao hơn : lật đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng Tôn Downg. Mùa thu năm Quý Tị ( 1773 ) Tây sơn đem quân ra đánh ấp Kiên Thành, chia đặt cơquan cai quản trong vùng họ kiểm soát. Công việc sắp đặt và mưa mô ban đầu đều do Nguyễn Nhạc , một con người cơ trí và đóng vai trò chủ động. Bằng mưu kế trá hàng của Nguyễn Nhạc , quân Tây Sơn chỉ trong một đêm đã lấy được thành Quy Nhơn, sau đó tiến đánh Quảng Ngãi . Tiếp tục Nhạc xua quân chiếm đóng Phú Yên, mùa xuân năm 1776, Nhạc xưng vương ( Tây Sơn vương ), cho đúc ấn vàng , phong cho hai em : Nguyễn Huệ là phụ chính, Nguyễn Lữ làm thiếu phó. Những người có công theo giúp cũng theo thứ bậc mà khen thưởng và phong chức tước, bổng lộc.
    Tây sơn đóng đo tại Đồ Bàn, trữ lương thảo, luyện binh lính, điểm duyệt tướng sĩ , thu dùng những tay hàokiệt, lực lượng phát triển nhanh chóng
    Năm 1777, Nguyễn Nhạc được phong làm Quảng Nam trấn thủ tuyên uý Đại sứ cung Quốc Công. Từ đó, quân Tây Sơn dốc toàn lực lượng tấn công quân Nguyễn ở phía Nam ( mấy tay trong phủ chúa Trịnh thâm hiểm thật đấy - đây là thế Toạ sơn quan hổ đấu - hahaha ). Hai đạo quân thuỷ bộ do Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ cầm đầu rầm rộ tiến vào Gia ĐỊnh : Nguyễn Phúc Thuần và Đông Cung Dương đều bị chết trong trận đánh ở Long Xuyên, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát.
    Năm Mậu Tuất ( 1778 ) sau khi đã giết được chúa Nguyễn, đánh tan tác lượng lượng chúa Nguyễn ra khỏi cõi, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế, thành lập một vương triều mới, đặt niên hiệu là Thái Đức.
    Thế là trong vòng 8 năm trời , cơ nghiệp nhà Tây sơn đã được anh em Nguyễn Nhạc tạo dựng.
    Năm Giáp thìn ( 1778 ), quân Tây Sơn đã đánh tan 2 vạn thuỷ binh và 300 chiến thuyền giặc Xiêm ở Định Tường.
    Năm Bính Ngọ ( 1786 ), theo lệnh của Hoàng Đế Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đem quân ra đanh Thuận Hoá, một tháng sau, ngày 25 tháng 06 đội quân của Tây Sơn đã tiến vào Thăng Long, thực hiện khẩu lệnh Phò Lê diệt Trịnh.
    Sau nhiều chiến thắng lẫy lừng, uy danh của Nguyễn Huệ ngày càng vang dội. Nghe tiên Huệ đánh được Thăng Long, Nhạc cả sợ mà cho rằng Huệ giữ quân ở ngoài đó, khó bề kiềm chế nổi, liền lấy 500 tinh binh ra Phú Xuân chọn thêm quân tinh nhuệ đi gấp ra Bắc.
    Vua Lê biết tin Nhạc tới, thân đem trăm quan ra ngoài cõi để đón. Nguyễn Nhạc thúcquân đi mau, hẹn khi khác sẽ tiếp kiến.
    Nguyễn Huệ đón Nguyễn Nhạc, tạ tội tự chuyên của mình và nộp lại binh phù. Vua Tây sơn được binh quyền trong tay liền thay đổi , bố trí lại đội ngũ nhằm kiểm soát chặt , duy trì quyền lực.
    Từ phía Bắc trở về, Nhạc chia vùng đất phía nam làm ba phần ( đây là một sai lầm theo tôi là rất nghiêm trọng và cơ bản của một tay thuế quan lên ngôi hoàngđế ): Từ núi Hải Vân trở về Bắc thuộc Bắc bình vương Nguyễn Huệ; đất Gia Định thuộc về Đông Định Vương Nguyễn Lữ ; Nguyễn Nhạc đóng ở Quy Nhơn, tự xưng Hoàng Đế
    Từ đó Nguyễn Nhạc tự mãn với giàu sang phú quý đã đạt được, không lo gì đến thời cuộc , chỉ lao vào hưởng lạc, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ mâu thuẩn chong việcchia của, chia đất đem binh đánh lẫn nhau, không còn để ý đến miền Nam nữa. Nguyễn Lữ tài hèn sức yếu bỏ thành Gia ĐỊnh về Quy Nhơn rồi mất. Trong khi NguyễnHuệ đem quân đanh giặc Thanh, Nguyễn Nhạc ở phía Nam chủ quan không phòng bị nên để Nguyễn Ánh lấy mất Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh... Thế của Nguyễn Nhạc ngày càng yếu, chỉ bo bo giữ các thành Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Phú yên . Khi Quan Trung mất năm Nhâm tý ( 1792 ) Nhạc cũng không thể ra viếng em được vì phải lo phòngbị, mặt khác Quang Toản và quần thần sợ mất quyền lực ngăn cản không cho tới.
    Năm 1793, Nguyễn Ánh vây thành Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc đang ốm, sai con làBảo đem quân chống giữ, tình hình rất là nguy ngập. Nhạc viết thư cầu cứu cháu là Quang Toản. Toản sai các tướng đem 17 000 bộ binh, 80 thớt voi và30 chiến thuyền chia nhiều đường tiến vào cưu viện. Quân Ánh thua to, phải rút lui.
    Các tướng của Toản tiến vào thành Quy Nhơn, Nhạc đem vàng bạc mỗi thứ một mâm khao quân. Tháiuý của Toản là Phạm Công Hưng không nghe, tịch biên kho tàng, thu lấygiáp đinh và giữ thành. Nhạc ức quá, thổ ra một đấu huyết mà chết, ở ngôi được 16 năm .
    Quang Toản cho con Nhạc là Bảo làm Hiếu Công, cắt huyện Phù ly làm đất ăn lộc. Bảo không phục, có ý hàng Nguyên nên về sau bị ép uống thuốc độc mà chết......
    hehehe.. cái gì phát nhanh thì lụi cũng nhanh... ở đời thường thế.
    Các bác cao thủ ơi, tui đợi ý kiến các bác rồi mới tiếp tục.
    Thật là ngượng vì đã múa rìu qua mắt thợ, mong các bác bỏ quá cho kẻ quê mùa này nhé...

  5. VUAMEO

    VUAMEO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2001
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Chùa Thiên Mụ
    Chùa toạ lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương cách thành phố Huế 5 km về phía Tây
    Chùa do chúa Nguyễn Hoàng tái thiết năm 1601. Năm 1665 chúa Nguyễn PhúcTần cho trùng tu . Năm 1710 chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúclại quả đại hồng chung cao 2,5 mét nặng 3285 kg
    Năm 1715 chùa cho dựng tấm bia cao 1,58 mét đặt trên lưng con rùa bằng đá cẩm thạch. Dưới thời Nguyễn, chùalạitiếp tục được trùng tu nhiều lần
    Năm 1844, vua Thiệu Trị cho xây tháp Phước Duyên. Tháphình bát giác, bảytầng cao 21,24 mét, mỗi tầng thờ một đức Như Lai, tầng cao thờ đức Thế Tôn. Chùa đã bị hỏng nặng năm 1943. Hoà thượng Thích Đôn Hậu đã tổ chức công cuộc đại trùng tu kéo dài hơn 30 năm và tiếp tục chỉnh trang
    Cụm kiên trúcchùa chia làm 2 phần : phía trước là tháp đình, phía sau là điện vũ. Trên sân tháp có nhà bia và lầu chuông. Sau y môn là ba nếp chùa chính với tên gọi điện Đại Hùng, điện Địa Tang và điện Quan Thế Âm, dùng làm nơi thờ Phật
    Chùa Thiên Mụ là một tác phẩm kiến trúc thời Nguyễn.
    --------------------------------------
    À này bác Anh Quân ơi....
    bác đưa ra ý kiến rất hay đấy, nói về võ thuật, bác định bàn đến khía cạnh nào, tui xin hầu bác vài đường. Còn như bác định bàn xem trong mấy vị đó ai giỏi võ hơn ai thì tui xin bác cho hai chữ Đại xá. Thành thật mà nói với bác là khôn gthể xét xem ai giỏi võ hơn ai đâu. bác cho là Phạm ngũ Lão bởi lịch sử có những câu truyện kể về quá trình và cách tập võ của Phạm Ngũ Lão mà thôi ( ví dụ như cho cát vào hai ốngquần để tập công phu nhảy cao , nhảy xa )... hehehe. vì thế cho nên thật là khó nói
    Về các nhà quân sự Việt Nam, có lẽ tui hâm mộ nhất hai người : Quang Trung và Võ Nguyên Giáp, không biết ýcác bác thế nào
    Mạn phép các bác cho tui được mở đầu về vị anh hùng áo vải này nhé
    Ai cũng biết, tổ tiên anh em Tây Sơn vốnlà người họ Hồ ở Ngệ An.
    Khoảng năm 1653 - 1657 quân Nguyễn đánh ra Đàng ngoài, chiếm được 7 huyện của trấn Ngệ An, khi rút về Nam họ đem theo rất nhiều dân ở các huyện trên vào sinh sống ở các vùng đất phía Nam để khẩn hoang. Ông tổ của Tây Sơn cũng bị quân Nguyễn bắt và an sáp ở ấp Tây Sơn Nhất ( nay là thôn An Khê, phủ Hoài Nhân Bình Định ) từ đó đổi sang họ Nguyễn .
    Đến đời NguyễnPhi Phúc lại dời sang Kiên Thành, huyện Tuy Viễn ( Tuy Phước Bình ĐỊnh )
    Ông NguyễnPhi Phúc lấy bà Nguyễn Thị Đồng sinh được ba người con trai : Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Gia đình ông làm nghề buôn trầu, cuộc sống cũng được khá giả.
    Anh em Nguyễn Nhạc cũng có được đi học và có thời gian đã theo học thầy Giáo Hiến . Giáo Hiến nguyên làmôn khách của Trương Văn Hạnh, ngoại hữa dưới thời Nguyễn Phúc Thuần ( 1765 - 1777 ). Sau vì Hạnh bị Trương Phúc Loan giết , giáo Hiến sợ bị liên luỵ phảichạy vào Quy Nhơn , mở trường dạy học ở ấp Yên Thái. Lúcđó quyền thần Trương Phúc Loan tác yêu, tác phúc, lòng người oán hận, ai ai cũng căm gét
    NguyễnNhạc xuất thân từ viên biệnlại ( nhân viên thu thuế trạm trong vùng ) nhưng vụ thuế năm Tân Mão ( 1771 ) , thu được bao nhiêu thuế, Nguyễn Nhạc đánh bạc hết sạch. Để tránh sự truy tố của nhà cầm quyền, Nhạc bỏ trốn vào núi Thượng Đạo , ấp Tây Sơn, dựng trại, lập đồn , xưng hùng khởi nghía ( bôi bác quá ). Cơ nghiệp triều Tây sơn bắt đầu từ đây.
    Theo anh em Tây sơn là những nguwời can đảm đã từng bôn ba, bị cuộc sống dồn ép, xô đẩy đến bước đường cùng phải cầm vũ khí . Lại có cả những người thuộc các dân tộc miền núi thượng du vùng nam Trường Sơn....
    Bước đầu anh em nhà Tây sơn có trong tay khoảng vài ngàn nghĩa binh, họ thường đánh cướp của người giàu trong vùng và chia cho người nghèo. Lúc đó trong vùng Quy Nhơn có một tay nhà giàulà Huyền Khê , ngầm giúp họ về tài chính. Nhờ đó Tây sơn mộ lính, sắmkhí giới và theo đuổi mục tiêu cao hơn : lật đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng Tôn Downg. Mùa thu năm Quý Tị ( 1773 ) Tây sơn đem quân ra đánh ấp Kiên Thành, chia đặt cơquan cai quản trong vùng họ kiểm soát. Công việc sắp đặt và mưa mô ban đầu đều do Nguyễn Nhạc , một con người cơ trí và đóng vai trò chủ động. Bằng mưu kế trá hàng của Nguyễn Nhạc , quân Tây Sơn chỉ trong một đêm đã lấy được thành Quy Nhơn, sau đó tiến đánh Quảng Ngãi . Tiếp tục Nhạc xua quân chiếm đóng Phú Yên, mùa xuân năm 1776, Nhạc xưng vương ( Tây Sơn vương ), cho đúc ấn vàng , phong cho hai em : Nguyễn Huệ là phụ chính, Nguyễn Lữ làm thiếu phó. Những người có công theo giúp cũng theo thứ bậc mà khen thưởng và phong chức tước, bổng lộc.
    Tây sơn đóng đo tại Đồ Bàn, trữ lương thảo, luyện binh lính, điểm duyệt tướng sĩ , thu dùng những tay hàokiệt, lực lượng phát triển nhanh chóng
    Năm 1777, Nguyễn Nhạc được phong làm Quảng Nam trấn thủ tuyên uý Đại sứ cung Quốc Công. Từ đó, quân Tây Sơn dốc toàn lực lượng tấn công quân Nguyễn ở phía Nam ( mấy tay trong phủ chúa Trịnh thâm hiểm thật đấy - đây là thế Toạ sơn quan hổ đấu - hahaha ). Hai đạo quân thuỷ bộ do Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ cầm đầu rầm rộ tiến vào Gia ĐỊnh : Nguyễn Phúc Thuần và Đông Cung Dương đều bị chết trong trận đánh ở Long Xuyên, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát.
    Năm Mậu Tuất ( 1778 ) sau khi đã giết được chúa Nguyễn, đánh tan tác lượng lượng chúa Nguyễn ra khỏi cõi, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế, thành lập một vương triều mới, đặt niên hiệu là Thái Đức.
    Thế là trong vòng 8 năm trời , cơ nghiệp nhà Tây sơn đã được anh em Nguyễn Nhạc tạo dựng.
    Năm Giáp thìn ( 1778 ), quân Tây Sơn đã đánh tan 2 vạn thuỷ binh và 300 chiến thuyền giặc Xiêm ở Định Tường.
    Năm Bính Ngọ ( 1786 ), theo lệnh của Hoàng Đế Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đem quân ra đanh Thuận Hoá, một tháng sau, ngày 25 tháng 06 đội quân của Tây Sơn đã tiến vào Thăng Long, thực hiện khẩu lệnh Phò Lê diệt Trịnh.
    Sau nhiều chiến thắng lẫy lừng, uy danh của Nguyễn Huệ ngày càng vang dội. Nghe tiên Huệ đánh được Thăng Long, Nhạc cả sợ mà cho rằng Huệ giữ quân ở ngoài đó, khó bề kiềm chế nổi, liền lấy 500 tinh binh ra Phú Xuân chọn thêm quân tinh nhuệ đi gấp ra Bắc.
    Vua Lê biết tin Nhạc tới, thân đem trăm quan ra ngoài cõi để đón. Nguyễn Nhạc thúcquân đi mau, hẹn khi khác sẽ tiếp kiến.
    Nguyễn Huệ đón Nguyễn Nhạc, tạ tội tự chuyên của mình và nộp lại binh phù. Vua Tây sơn được binh quyền trong tay liền thay đổi , bố trí lại đội ngũ nhằm kiểm soát chặt , duy trì quyền lực.
    Từ phía Bắc trở về, Nhạc chia vùng đất phía nam làm ba phần ( đây là một sai lầm theo tôi là rất nghiêm trọng và cơ bản của một tay thuế quan lên ngôi hoàngđế ): Từ núi Hải Vân trở về Bắc thuộc Bắc bình vương Nguyễn Huệ; đất Gia Định thuộc về Đông Định Vương Nguyễn Lữ ; Nguyễn Nhạc đóng ở Quy Nhơn, tự xưng Hoàng Đế
    Từ đó Nguyễn Nhạc tự mãn với giàu sang phú quý đã đạt được, không lo gì đến thời cuộc , chỉ lao vào hưởng lạc, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ mâu thuẩn chong việcchia của, chia đất đem binh đánh lẫn nhau, không còn để ý đến miền Nam nữa. Nguyễn Lữ tài hèn sức yếu bỏ thành Gia ĐỊnh về Quy Nhơn rồi mất. Trong khi NguyễnHuệ đem quân đanh giặc Thanh, Nguyễn Nhạc ở phía Nam chủ quan không phòng bị nên để Nguyễn Ánh lấy mất Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh... Thế của Nguyễn Nhạc ngày càng yếu, chỉ bo bo giữ các thành Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Phú yên . Khi Quan Trung mất năm Nhâm tý ( 1792 ) Nhạc cũng không thể ra viếng em được vì phải lo phòngbị, mặt khác Quang Toản và quần thần sợ mất quyền lực ngăn cản không cho tới.
    Năm 1793, Nguyễn Ánh vây thành Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc đang ốm, sai con làBảo đem quân chống giữ, tình hình rất là nguy ngập. Nhạc viết thư cầu cứu cháu là Quang Toản. Toản sai các tướng đem 17 000 bộ binh, 80 thớt voi và30 chiến thuyền chia nhiều đường tiến vào cưu viện. Quân Ánh thua to, phải rút lui.
    Các tướng của Toản tiến vào thành Quy Nhơn, Nhạc đem vàng bạc mỗi thứ một mâm khao quân. Tháiuý của Toản là Phạm Công Hưng không nghe, tịch biên kho tàng, thu lấygiáp đinh và giữ thành. Nhạc ức quá, thổ ra một đấu huyết mà chết, ở ngôi được 16 năm .
    Quang Toản cho con Nhạc là Bảo làm Hiếu Công, cắt huyện Phù ly làm đất ăn lộc. Bảo không phục, có ý hàng Nguyên nên về sau bị ép uống thuốc độc mà chết......
    hehehe.. cái gì phát nhanh thì lụi cũng nhanh... ở đời thường thế.
    Các bác cao thủ ơi, tui đợi ý kiến các bác rồi mới tiếp tục.
    Thật là ngượng vì đã múa rìu qua mắt thợ, mong các bác bỏ quá cho kẻ quê mùa này nhé...

  6. VUAMEO

    VUAMEO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2001
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    heheh
    Bac CườihayMếu oi
    Bác co xem chủ đề này thống kê thế nào chưa
    .........
    Chúc anh em ....ngủ trưa ngon nhé
  7. VUAMEO

    VUAMEO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2001
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    heheh
    Bac CườihayMếu oi
    Bác co xem chủ đề này thống kê thế nào chưa
    .........
    Chúc anh em ....ngủ trưa ngon nhé
  8. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bác có nói gửi toàn cảnh cái gì đó mà, đâu rùi.
    Tôi biết là Thiên mụ rồi, lần trước vào Huế tôi có làm một ít ảnh về Thiên mụ, nhưng chụp ở phía trong sâu hơn, chỗ có cái sân cỏ rất rộng và ít cây cảnh cùng mấy hòn đá thế ấy mà. Nhìn mấy hòn đá thế và cách trồng cây tôi lại liên tưởng đến máy cái vườn Nhật Bản. (Có điềukhông được nắng như bác). Mấy bức tôi làm nếu ai chưa đến Huế thì trông cũng na ná như chụp ở Nhật ý ( hihi ). Tôi quét ảnh rồi bin lên sau nhá.
    Tôi cũng rất yêu Huế, và Hội An nữa. Hai xứ ấy chỉ mỗi cái là nóng wá. Người Hội An rất thiện tính, con gái Hội An rất dịu dàng và dễ thương, nghe nói còn giỏi... chăm chồng nữa. Cafe Hội An rẻ và ngon nhất thế giới. Phố Hội thì thật cổ kính và mơ màng (mỗi cái lắm Tây), đêm phố Hội cứ phảng phất không khí truyện Quỳnh Dao, ngồi bên sông Hoài ngắm trăng khuya thì thú chẳng khác gì chiều chiều cùng người bạn thân lững thững lên thành Huế xem thả diều rồi về đi uống cafe vậy.
    Hai tiếng Hội An có gốc là faifoo, cái này ai cũng biết rồi, nhưng "faifoo" bắt nguồn từ đâu thì lại nhiều tranh cãi. Cá nhân tôi thích cách giải thích của cụ Nguyễn Tuân nhất. Cụ cho rằng cái nhánh sông Thu Bồn chảy qua thị xã Hội An còn có tên gọi là Hoài, sông Hoài. Cho nên cái phố thị bên bờ sông Hoài ấy vốn được gọi là Hoài Phố ( ko phải Hoàng Phố ở Vinh đâu nhá), rồi sau đó người Tây vào buôn bán gọi biến âm thành "faifoo" rồi hàng thế kỷ sau người Việt biến âm trở lại thành Hội An. Ý cụ gọi nó là con phố của nỗi nhớ nhung. Tuyệt. Tôi không dám nói quan niệm của cụ là đúng nhất về khoa học, nhưng tôi nghĩ không thể hay hơn nữa về văn chương nghệ thuật.
    Nhân đây xin hỏi các bác có ai "xành điệu" về thơ ca thì tìm giúp tôi một bài thơ về Hội An, tôi không nhớ tên bài, tên tác giả, nhưng đại ý còn nhớ lõm bõm mấy câu (rời rạc) như thế này :

    "Thấy em không dám gọi
    Sợ mưa ướt tên người
    Hoàng hôn ướt đẫm môi cười
    Ngoại phố lang thang chiều tóc rối
    .... .... .... .... .... ..... ... .............. về phương gió nổi...
    .....
    2 câu cuối là :
    " Phố hẹp không cây oan hồn lá khóc
    Mưa Hội An thì thầm hát gọi ngàn thu."
    Có ai biết hoặc có bạn bè biết nhiều thơ thì hỏi giúp tôi với nhá. Tôi xin cảm ơn nhiều nhiều.
    Nhân đây xin cảm ơn các bạn Marie, Bom ... và nhiều nhiều bạn nữa đã đọc và cổ vũ cho chủ đề này. Nói thật lòng, mỗi lần mở máy nhìn vào số lần chủ đề được đọc là tôi lại muốn ngồi gõ trả lời ngay lập tức. Sự quan tâm của các bạn khiến chúng tôi cũng đủ nhiệt tình mà ngồi gõ lên đây hàng mấy trang A4, có hôm thức đến hơn 2 giờ sáng. Mong rằng sẽ không làm cả nhà thất vọng. Chúc mọi người dzui dzẻ.

    NIEM TIN, HOAC SU NGHI NGO CHINH LA KHOI NGUON CUA HANH TRINH DI TIM CHAN LY @
  9. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bác có nói gửi toàn cảnh cái gì đó mà, đâu rùi.
    Tôi biết là Thiên mụ rồi, lần trước vào Huế tôi có làm một ít ảnh về Thiên mụ, nhưng chụp ở phía trong sâu hơn, chỗ có cái sân cỏ rất rộng và ít cây cảnh cùng mấy hòn đá thế ấy mà. Nhìn mấy hòn đá thế và cách trồng cây tôi lại liên tưởng đến máy cái vườn Nhật Bản. (Có điềukhông được nắng như bác). Mấy bức tôi làm nếu ai chưa đến Huế thì trông cũng na ná như chụp ở Nhật ý ( hihi ). Tôi quét ảnh rồi bin lên sau nhá.
    Tôi cũng rất yêu Huế, và Hội An nữa. Hai xứ ấy chỉ mỗi cái là nóng wá. Người Hội An rất thiện tính, con gái Hội An rất dịu dàng và dễ thương, nghe nói còn giỏi... chăm chồng nữa. Cafe Hội An rẻ và ngon nhất thế giới. Phố Hội thì thật cổ kính và mơ màng (mỗi cái lắm Tây), đêm phố Hội cứ phảng phất không khí truyện Quỳnh Dao, ngồi bên sông Hoài ngắm trăng khuya thì thú chẳng khác gì chiều chiều cùng người bạn thân lững thững lên thành Huế xem thả diều rồi về đi uống cafe vậy.
    Hai tiếng Hội An có gốc là faifoo, cái này ai cũng biết rồi, nhưng "faifoo" bắt nguồn từ đâu thì lại nhiều tranh cãi. Cá nhân tôi thích cách giải thích của cụ Nguyễn Tuân nhất. Cụ cho rằng cái nhánh sông Thu Bồn chảy qua thị xã Hội An còn có tên gọi là Hoài, sông Hoài. Cho nên cái phố thị bên bờ sông Hoài ấy vốn được gọi là Hoài Phố ( ko phải Hoàng Phố ở Vinh đâu nhá), rồi sau đó người Tây vào buôn bán gọi biến âm thành "faifoo" rồi hàng thế kỷ sau người Việt biến âm trở lại thành Hội An. Ý cụ gọi nó là con phố của nỗi nhớ nhung. Tuyệt. Tôi không dám nói quan niệm của cụ là đúng nhất về khoa học, nhưng tôi nghĩ không thể hay hơn nữa về văn chương nghệ thuật.
    Nhân đây xin hỏi các bác có ai "xành điệu" về thơ ca thì tìm giúp tôi một bài thơ về Hội An, tôi không nhớ tên bài, tên tác giả, nhưng đại ý còn nhớ lõm bõm mấy câu (rời rạc) như thế này :

    "Thấy em không dám gọi
    Sợ mưa ướt tên người
    Hoàng hôn ướt đẫm môi cười
    Ngoại phố lang thang chiều tóc rối
    .... .... .... .... .... ..... ... .............. về phương gió nổi...
    .....
    2 câu cuối là :
    " Phố hẹp không cây oan hồn lá khóc
    Mưa Hội An thì thầm hát gọi ngàn thu."
    Có ai biết hoặc có bạn bè biết nhiều thơ thì hỏi giúp tôi với nhá. Tôi xin cảm ơn nhiều nhiều.
    Nhân đây xin cảm ơn các bạn Marie, Bom ... và nhiều nhiều bạn nữa đã đọc và cổ vũ cho chủ đề này. Nói thật lòng, mỗi lần mở máy nhìn vào số lần chủ đề được đọc là tôi lại muốn ngồi gõ trả lời ngay lập tức. Sự quan tâm của các bạn khiến chúng tôi cũng đủ nhiệt tình mà ngồi gõ lên đây hàng mấy trang A4, có hôm thức đến hơn 2 giờ sáng. Mong rằng sẽ không làm cả nhà thất vọng. Chúc mọi người dzui dzẻ.

    NIEM TIN, HOAC SU NGHI NGO CHINH LA KHOI NGUON CUA HANH TRINH DI TIM CHAN LY @
  10. VUAMEO

    VUAMEO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2001
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này