1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Nhân đọc bài "lẩn thẩn" của bác cuoihaymeu, về không gian, thời gian và các vĩ nhân trong lịch sử, tôi lại muốn "dở hơi" một chút.
    Đúng như bác cuoihaymeu nói, những con người như Tần Thuỷ Hoàng của TQ, Minh Trị của Nhật hay Bác Hồ của VN đều là các bậc vĩ nhân nhưng giả sử không có họ thì lịch sử cũng sẽ tạo ra những con người với năng lực và vai trò tương tự. Ai cũng biết khả năng của con người là rất lớn, khả năng này thường chỉ được tận dụng một phần nhỏ; và khi người được sống trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, một môi trường giáo dục tốt thì họ sẽ là những nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Khi bên cạnh họ là xu thế của thời đại, là sự ủng hộ mong chờ của cả một thế hệ thì họ sẽ trở thành những Minh Trị, Tần Thuỷ Hoàng hay Hồ Chí Minh mới. Còn những trường hợp như Nguyễn Trường Tộ hay Nguyễn Tri Phương dù có đưa ra quyết định đúng đắn, may mắn đi chăng nữa thì cũng không thể cản nổi bước chân xâm lược của Pháp, họ chỉ có thể là những tấm gương khích lệ cho người đời sau thôi.
    Riêng về các vĩ nhân, theo tôi Albert Einstein là con người vĩ đại nhất - xét cả về vai trò, tầm ảnh hưởng và năng lực trí tuệ. Ở đây, tôi chỉ muốn đưa ra ví dụ về sự vĩ đại của ông trong quan điểm về không gian và thời gian (những khía cạnh khác có lẽ hơn chuyên sâu và không cần thiết). Suốt lịch sử tồn tại của mình, loài người luôn phải đấu tranh với thiên nhiên, với nỗi sợ hãi để tồn tại. Đứng tại một điểm "hiện tại" trên trục thời gian bất tận, nhìn về sau là quá khứ sâu thẳm, trước mặt là tương lai mịt mùng, vời vợi, người ta như đang phải chịu một gánh nặng, một nỗi cô đơn vô cùng tận. Con người khi so với trái đất hay trái đất so với cả vũ trụ này thật là nhỏ bé, vô dụng. Chính vì những cảm giác này nên ngay từ khi biết suy nghĩ, dường như ai cũng cảm thấy một không gian bao la, một thời gian vô cùng - tuyệt đối, không phụ thuộc vào bất cứ vật thể gì, lại càng không thể phụ thuộc vào ý chí con người. Nhưng Einstein lại không như vậy, không gian và thời gian là "tương đối", tồn tại cùng vật chất; trong những hoàn cảnh khác nhau, chúng cũng thay đổi (chẳng hạn như khi chuyển động với vận tốc ~ vận tốc ánh sáng, khi ở trong trường hấp dẫn lớn). Ý tưởng này thật bất ngờ nhưng nó thực sự đã có ảnh hưởng rất lớn tới không những khoa học mà còn tôn giáo, lối mòn suy nghĩ của mỗi người chúng ta. Ngày nay, ta có thể dễ dàng chấp nhận và thông suốt quan điểm này nhưng hãy đặt mình vào những năm đầu của thế kỷ trước thì mới thấy được ý nghĩa của nó.
    Vài lời dài dòng, nếu các bác có chán thì xin đại xá. Mong các bác cho ý kiến thêm về A. Einstein, còn ai có quan tâm về những chuyện kiểu này thì có thể tìm cuốn "Lược sử thời gian" của Stephen W. Hawking
    To Vuameo: Huế của bác quả thật tuyệt vời, cảnh đã đẹp nhưng con gái Huế quả còn đẹp và tuyệt vời hơn.
  2. VUAMEO

    VUAMEO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2001
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0

    Các bác oi, hình như anh em ta đi quá xa chủ đề ban đầu thì phải đúng không.
    Có lẽ ở đây là phòng chat nhỏ của anh em yêu lịch sử
    hhehehehe
  3. VUAMEO

    VUAMEO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2001
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0

    Các bác oi, hình như anh em ta đi quá xa chủ đề ban đầu thì phải đúng không.
    Có lẽ ở đây là phòng chat nhỏ của anh em yêu lịch sử
    hhehehehe
  4. Simba

    Simba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2001
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Quả thật đọc các bài viết của các bác, tớ tự thấy kiến thức về văn hoá, lịch sử của mình còn hạn chế quá. Do đó hàng ngày cũng chỉ dám vào đọc các bài viết để học hỏi, không dám post lên sợ quấy rối mọi người.
    Nhưng vấn đề chúng ta bàn luận ở đây là Lịch sử, vậy thì mong các bác chỉ bàn những việc liên quan đến Lịch sử (Việt nam hoặc các nước khác - vì giữa Lịch sử Việt nam và các nước khác chắc chắn có những sự chi phối lẫn nhau).
    Lịch sử theo tớ hiểu không chỉ bao gồm những sự kiện chính trị, quân sự mà còn bao gồm cả những sự kiện về kinh tế, giáo dục, ... vậy theo các bác chúng ta có nên bàn luận vấn đề "Lịch sử làm giàu của người Việt " do bác Finlandia đưa ra không.
    Vài lời nghĩ nhanh viết vội mong các bác chớ cười.
    ?"?"?"?"?"?"?"?"?"?"?"?"@
    Lối đi ngay dưới chân mình!
    Simba
  5. Simba

    Simba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2001
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Quả thật đọc các bài viết của các bác, tớ tự thấy kiến thức về văn hoá, lịch sử của mình còn hạn chế quá. Do đó hàng ngày cũng chỉ dám vào đọc các bài viết để học hỏi, không dám post lên sợ quấy rối mọi người.
    Nhưng vấn đề chúng ta bàn luận ở đây là Lịch sử, vậy thì mong các bác chỉ bàn những việc liên quan đến Lịch sử (Việt nam hoặc các nước khác - vì giữa Lịch sử Việt nam và các nước khác chắc chắn có những sự chi phối lẫn nhau).
    Lịch sử theo tớ hiểu không chỉ bao gồm những sự kiện chính trị, quân sự mà còn bao gồm cả những sự kiện về kinh tế, giáo dục, ... vậy theo các bác chúng ta có nên bàn luận vấn đề "Lịch sử làm giàu của người Việt " do bác Finlandia đưa ra không.
    Vài lời nghĩ nhanh viết vội mong các bác chớ cười.
    ??"??"??"??"??"??"??"??"??"??"??"??"@
    Lối đi ngay dưới chân mình!
    Simba
  6. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bác Cười hay mếu thân mến
    Bài viết "lẩn thẩn" của bác rất hay. Mong bác tiếp tục có những bài "lẩn thẩn" như vậy.

    Bác ạ, bài viết của tôi không hề có ý hạ thấp Nguyễn Tri Phương cũng như một số tướng lĩnh theo đường lối cứng rắn khác (Ví dụ Tôn Thất Thuyết là một con người rất đáng tranh cãi). Tôi chỉ muốn xem xét sự việc ở một khía cạnh khác bên ngoài việc đánh giặc, cứu nước. Suy cho cùng không phải chỉ có một con đường để đạt tới mục đích. Bác rất chí lý khi cho rằng không có gì kiểm chứng được "chân trời mới" của Nguyễn Trường Tộ sẽ đưa chúng ta tới thiên đường hay địa ngục vì lịch sử là cái đã diễn ra và không thể thay đổi. Nhưng rõ ràng đó hình như là con đường duy nhất hợp lý trong thời kỳ nhạy cảm đó. Không tính trường hợp Trung Quốc, trong các nước Đông Á chỉ còn Nhật Bản và Thái Lan là vẫn giữ được độc lập- một nước nhờ chính sách canh tân; nước kia nhờ chính sách ngoại giao khéo léo. Còn tất cả các quốc gia chọn lựa con đường chiến tranh đều thất bại dù quật cường, anh dũng đến mấy.
    Bàn thêm một vài dòng về Nguyễn Tri Phương. Tôi không dám nói là Nguyễn Tri Phương "hỗn láo" với vua và quan trên đâu (Lạy Trời! Tôi đâu dám hỗn hào thế với một vị anh hùng đã xả thân vì nước như ông). Bài của tôi nói rõ là sử cũ ghi như vậy. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ các trường hợp ông bị giáng chức thì hình như đó cũng không phải là kết quả của hành động "dũng cảm, ngay thẳng chỉ trích sai lầm của vua" đâu.
    Lần thứ nhất là ông thay mặt triều đình đi mua vải của Tây để nhiều vết ố bẩn khi Tự Đức sai Thượng thư Hà Duy Phiên xem xét, Phiên cho rằng vải bẩn không bán được thì NTP mắng Phiên, quan trên của mình.
    Lần thứ hai, NTP chỉ trích một viên quan là Nguyễn Văn Chất là xảo trá khiến ông này bị giáng chức. Một thời gian sau lại tâu vua xin cất nhắc ông này. Vua Tự Đức quở trách thì NTP tỏ vẻ giận dỗi, đề nghị vua xử tội mình, cho rằng có người mật tấu để hại mình.
    Nói chung cả hai trường hợp ông NTP cũng không có lỗi gì đáng kể cả nếu xét theo quan điểm ngày nay. Nhưng nếu xét theo quan điểm Nho giáo thì ông hơi phạm vào chữ "Lễ".
    Thêm một chi tiết nữa mà tôi mới để ý thấy là việc Nguyễn Tri Phương là một trong ba người được Minh Mạng giao điều tra vụ án Lê Văn Duyệt. Cái án Lê Văn Duyệt rõ ràng là một án oan đối với một công thần khai quốc không có tội lỗi gì đáng kể như ông. Nhưng kết quả điều tra cho thấy Duyệt có 7 tội đáng chém, hai tội đáng treo cổ. Nói một cách khách quan thì cả triều đình lúc bấy giờ chẳng có một ai đứng ra bênh vực cho Lê Văn Duyệt cả nhưng việc có tên của NTP, một người mà tôi vẫn hằng kính trọng trong vụ án này th ì k ể ra cũng hơi buồn.
    Bàn tiếp về chuyện canh tân, bác cho rằng Hồ Quý Ly và Nguyễn Trường Tộ là những người sinh nhầm thời đại. Tôi nghĩ rằng Hồ Quý Ly thì có thể còn Nguyễn Trường Tộ thì không.
    NTT sinh ra vào đầu thế kỷ 19, thời kỳ nước Nhật có Minh Trị, nước Nga có Pie đệ nhất- vào cái thời kỳ mà các nước phong kiến nhược tiểu chỉ có hai con đường: hoặc là cải cách để vươn lên, hoặc là bảo thủ và trở thành miếng mồi ngon cho chủ nghĩa thực dân. Nước Nhật, nước Nga chọn con đường cải cách và trở thành đế quốc. Nước Việt, nước Tàu chọn con đường bảo thủ và trở thành thuộc địa hay bán thuộc địa.
    Chính cái thời kỳ nước sôi lửa bỏng này, khi chế độ phong kiến đã rệu rã, chủ nghĩa tư bản đang phát triển trên quy mô toàn cầu đã tạo nên những nhà cải cách cần thiết cho nó, vấn đề là có dám và có quyết tâm sử dụng họ hay không.
    Tất nhiên trong triều đình nhà Nguyễn thời đó những người có tư tưởng cải cách chưa nhiều nhưng không thể nói là họ không biết làm gì và làm như thế nào. . Ngoài NTT còn có các nhân sỹ khác như Bùi Viện, Phạm Phú Thứ... Các bản điều trần của NTT rất chi tiết, đề cập tới nhiều lĩnh vực cuộc sống và kể cả việc cử sinh viên ra nước ngoài du học -nghĩa là tiếp tục xây dựng một đội ngũ những nhà cải cách "biết" được cần làm gì và làm như thế nào.
    Nếu so sánh Việt Nam và Nhật Bản thời kỳ đó thì có lẽ cũng không khác nhau là mấy về những điều kiện cần thiết để cải cách thành công. Điều này khác xa với thời Hồ Quý Ly khi chế độ phong kiến còn hùng mạnh và chưa có áp lực để cải cách. Trong những trường hợp như thế chắc chắn các cải cách sẽ thất bại. Đi xa hơn trong lịch sử Trung Quốc ta thấy từ thời Hán có Vương Mãng, thời Tống có Vương An Thạch đều là những nhà cải cách lớn với những tư tưởng đi trước Hồ Quý Ly rất nhiều nhưng đều thất bại vì không được "thiên thời" lẫn "nhân hoà"
    Bác cho rằng "Thứ 4 là không phải dân tộc nào cũng sản sinh ra nổi vĩ nhân vào những thời điểm LS cần phải có vĩ nhân xuất hiện đâu.".
    Tôi nhớ là từng có chủ đề trên TTVN này là "Anh hùng tạo thời thế hay thời thế tạo anh hùng". Thực ra tôi nghĩ những vĩ nhân như Minh Trị hay Hồ Chí Minh đều do thời thế tạo ra cả. Ngay cả những cải cách hình như lạc lõng của Hồ Quý Ly cũng đều xuất phát từ những đòi hỏi của thời thế (khắc phục sự thối nát và cát cứ của triều Trần, giảm chênh lệch thu nhập trong xã hội mặt khác tiêu diệt cơ sở kinh tế, chính trị của tầng lớp quý tộc cũ thân Trần....). Điều khác nhau là liệu những con người có tầm nhìn đi trước thời đại này có hội đủ các điều kiện để đưa cả đất nước đi lên theo hướng cần phải đi không. Minh Trị và HCM làm được điều này và trở thành vĩ nhân. HQL và NTT thì không và do đó có lẽ họ chỉ trở thành được danh nhân mà thôi chứ không thể thành vĩ nhân được.
    Cuối cùng, cũng như bác tôi biết ơn lịch sử vì bản thân mình cũng là sản phẩm của
    lịch sử J
    Bác Trinity thân mến: Tôi đâu có ý vặn gì bác đâu, chỉ dám bổ sung vài ý nghĩ của mình thôi. Đúng như bác nói, Tuy hai mà một, tuy một mà hai.
    À, chắc bác cũng không lạ gì câu châm ngôn của bọn quân tử Tàu xưa "Tiểu lượng phi quân tử- Vô độc bất trượng phu". Thảo nào đọc sử Tàu mà thấy khiếp vì sự khốc liệt và tàn nhẫn của nó.
    Nhưng hình như Mao không chỉ là một nhà chính trị giỏi đâu mà còn là nhà tư tưởng kiệt xuất nữa đấy- chứ không thể phủ định giá trị học thuật của nó đâu. Mao có rất nhiều trước tác về chủ nghĩa cộng sản và là cha đẻ của một version là chủ nghĩa Mao (Maoism). Các phong trào diệt chim sẻ, toàn dân làm thóc rõ ràng là crazy rồi nhưng đó là chuyện khác.

    Bác Anh Quân ơi
    Đúng là không thể nói vị tướng nào giỏi võ hơn vị nào đâu. Ngay trong Tam Quốc, đố bác tìm ra ai là người giỏi võ nhất.
    Còn các danh tướng Việt Nam thì Quang Trung và Trần Hưng Đạo khó nói được ai hơn ai kém. THĐ giỏi về trường kỳ kháng chiến, chiến tranh nhân dân, chia rẽ lực lượng địch rồi tiêu diệt. Quang Trung lại sở trường về đánh thần tốc. THĐ đánh trận có thắng có thua còn QT là tướng bách chiến bách thắng (Tôi xem sử từ khi ông bắt đầu cầm quân đánh chúa Nguyễn năm 18 tuổi cho tới khi mất chưa thấy thua trận nào cả) nhưng đối thủ của THĐ lại cực mạnh: 50 vạn quân Nguyên thiện chiến.
    Nhưng mặt khác thời thế cũng có ảnh hưởng. Thời THĐ là thời thịnh vượng, vua tôi một lòng, quân dân gắn bó cùng quyết tâm chống giặc nên việc đánh giặc cũng thuận lợi hơn. Thêm vào đó, các tướng của nhà Trần cũng đều rất giỏi, có khả năng tự cầm quân đánh những trận lớn, làm thay đổi cả cuộc chiến: trận Chương Dương của Trần Quang Khải, trận Hàm Tử của Trần Nhật Duật, trận Vân Đồn của Trần Khánh Dư. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của Nguyễn Huệ, hình như không ai có được khả năng đó (Có lẽ còn Vũ Văn Nhậm chăng- nhưng Nhậm bị Nguyễn Huệ giết rồi).
  7. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bác Cười hay mếu thân mến
    Bài viết "lẩn thẩn" của bác rất hay. Mong bác tiếp tục có những bài "lẩn thẩn" như vậy.

    Bác ạ, bài viết của tôi không hề có ý hạ thấp Nguyễn Tri Phương cũng như một số tướng lĩnh theo đường lối cứng rắn khác (Ví dụ Tôn Thất Thuyết là một con người rất đáng tranh cãi). Tôi chỉ muốn xem xét sự việc ở một khía cạnh khác bên ngoài việc đánh giặc, cứu nước. Suy cho cùng không phải chỉ có một con đường để đạt tới mục đích. Bác rất chí lý khi cho rằng không có gì kiểm chứng được "chân trời mới" của Nguyễn Trường Tộ sẽ đưa chúng ta tới thiên đường hay địa ngục vì lịch sử là cái đã diễn ra và không thể thay đổi. Nhưng rõ ràng đó hình như là con đường duy nhất hợp lý trong thời kỳ nhạy cảm đó. Không tính trường hợp Trung Quốc, trong các nước Đông Á chỉ còn Nhật Bản và Thái Lan là vẫn giữ được độc lập- một nước nhờ chính sách canh tân; nước kia nhờ chính sách ngoại giao khéo léo. Còn tất cả các quốc gia chọn lựa con đường chiến tranh đều thất bại dù quật cường, anh dũng đến mấy.
    Bàn thêm một vài dòng về Nguyễn Tri Phương. Tôi không dám nói là Nguyễn Tri Phương "hỗn láo" với vua và quan trên đâu (Lạy Trời! Tôi đâu dám hỗn hào thế với một vị anh hùng đã xả thân vì nước như ông). Bài của tôi nói rõ là sử cũ ghi như vậy. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ các trường hợp ông bị giáng chức thì hình như đó cũng không phải là kết quả của hành động "dũng cảm, ngay thẳng chỉ trích sai lầm của vua" đâu.
    Lần thứ nhất là ông thay mặt triều đình đi mua vải của Tây để nhiều vết ố bẩn khi Tự Đức sai Thượng thư Hà Duy Phiên xem xét, Phiên cho rằng vải bẩn không bán được thì NTP mắng Phiên, quan trên của mình.
    Lần thứ hai, NTP chỉ trích một viên quan là Nguyễn Văn Chất là xảo trá khiến ông này bị giáng chức. Một thời gian sau lại tâu vua xin cất nhắc ông này. Vua Tự Đức quở trách thì NTP tỏ vẻ giận dỗi, đề nghị vua xử tội mình, cho rằng có người mật tấu để hại mình.
    Nói chung cả hai trường hợp ông NTP cũng không có lỗi gì đáng kể cả nếu xét theo quan điểm ngày nay. Nhưng nếu xét theo quan điểm Nho giáo thì ông hơi phạm vào chữ "Lễ".
    Thêm một chi tiết nữa mà tôi mới để ý thấy là việc Nguyễn Tri Phương là một trong ba người được Minh Mạng giao điều tra vụ án Lê Văn Duyệt. Cái án Lê Văn Duyệt rõ ràng là một án oan đối với một công thần khai quốc không có tội lỗi gì đáng kể như ông. Nhưng kết quả điều tra cho thấy Duyệt có 7 tội đáng chém, hai tội đáng treo cổ. Nói một cách khách quan thì cả triều đình lúc bấy giờ chẳng có một ai đứng ra bênh vực cho Lê Văn Duyệt cả nhưng việc có tên của NTP, một người mà tôi vẫn hằng kính trọng trong vụ án này th ì k ể ra cũng hơi buồn.
    Bàn tiếp về chuyện canh tân, bác cho rằng Hồ Quý Ly và Nguyễn Trường Tộ là những người sinh nhầm thời đại. Tôi nghĩ rằng Hồ Quý Ly thì có thể còn Nguyễn Trường Tộ thì không.
    NTT sinh ra vào đầu thế kỷ 19, thời kỳ nước Nhật có Minh Trị, nước Nga có Pie đệ nhất- vào cái thời kỳ mà các nước phong kiến nhược tiểu chỉ có hai con đường: hoặc là cải cách để vươn lên, hoặc là bảo thủ và trở thành miếng mồi ngon cho chủ nghĩa thực dân. Nước Nhật, nước Nga chọn con đường cải cách và trở thành đế quốc. Nước Việt, nước Tàu chọn con đường bảo thủ và trở thành thuộc địa hay bán thuộc địa.
    Chính cái thời kỳ nước sôi lửa bỏng này, khi chế độ phong kiến đã rệu rã, chủ nghĩa tư bản đang phát triển trên quy mô toàn cầu đã tạo nên những nhà cải cách cần thiết cho nó, vấn đề là có dám và có quyết tâm sử dụng họ hay không.
    Tất nhiên trong triều đình nhà Nguyễn thời đó những người có tư tưởng cải cách chưa nhiều nhưng không thể nói là họ không biết làm gì và làm như thế nào. . Ngoài NTT còn có các nhân sỹ khác như Bùi Viện, Phạm Phú Thứ... Các bản điều trần của NTT rất chi tiết, đề cập tới nhiều lĩnh vực cuộc sống và kể cả việc cử sinh viên ra nước ngoài du học -nghĩa là tiếp tục xây dựng một đội ngũ những nhà cải cách "biết" được cần làm gì và làm như thế nào.
    Nếu so sánh Việt Nam và Nhật Bản thời kỳ đó thì có lẽ cũng không khác nhau là mấy về những điều kiện cần thiết để cải cách thành công. Điều này khác xa với thời Hồ Quý Ly khi chế độ phong kiến còn hùng mạnh và chưa có áp lực để cải cách. Trong những trường hợp như thế chắc chắn các cải cách sẽ thất bại. Đi xa hơn trong lịch sử Trung Quốc ta thấy từ thời Hán có Vương Mãng, thời Tống có Vương An Thạch đều là những nhà cải cách lớn với những tư tưởng đi trước Hồ Quý Ly rất nhiều nhưng đều thất bại vì không được "thiên thời" lẫn "nhân hoà"
    Bác cho rằng "Thứ 4 là không phải dân tộc nào cũng sản sinh ra nổi vĩ nhân vào những thời điểm LS cần phải có vĩ nhân xuất hiện đâu.".
    Tôi nhớ là từng có chủ đề trên TTVN này là "Anh hùng tạo thời thế hay thời thế tạo anh hùng". Thực ra tôi nghĩ những vĩ nhân như Minh Trị hay Hồ Chí Minh đều do thời thế tạo ra cả. Ngay cả những cải cách hình như lạc lõng của Hồ Quý Ly cũng đều xuất phát từ những đòi hỏi của thời thế (khắc phục sự thối nát và cát cứ của triều Trần, giảm chênh lệch thu nhập trong xã hội mặt khác tiêu diệt cơ sở kinh tế, chính trị của tầng lớp quý tộc cũ thân Trần....). Điều khác nhau là liệu những con người có tầm nhìn đi trước thời đại này có hội đủ các điều kiện để đưa cả đất nước đi lên theo hướng cần phải đi không. Minh Trị và HCM làm được điều này và trở thành vĩ nhân. HQL và NTT thì không và do đó có lẽ họ chỉ trở thành được danh nhân mà thôi chứ không thể thành vĩ nhân được.
    Cuối cùng, cũng như bác tôi biết ơn lịch sử vì bản thân mình cũng là sản phẩm của
    lịch sử J
    Bác Trinity thân mến: Tôi đâu có ý vặn gì bác đâu, chỉ dám bổ sung vài ý nghĩ của mình thôi. Đúng như bác nói, Tuy hai mà một, tuy một mà hai.
    À, chắc bác cũng không lạ gì câu châm ngôn của bọn quân tử Tàu xưa "Tiểu lượng phi quân tử- Vô độc bất trượng phu". Thảo nào đọc sử Tàu mà thấy khiếp vì sự khốc liệt và tàn nhẫn của nó.
    Nhưng hình như Mao không chỉ là một nhà chính trị giỏi đâu mà còn là nhà tư tưởng kiệt xuất nữa đấy- chứ không thể phủ định giá trị học thuật của nó đâu. Mao có rất nhiều trước tác về chủ nghĩa cộng sản và là cha đẻ của một version là chủ nghĩa Mao (Maoism). Các phong trào diệt chim sẻ, toàn dân làm thóc rõ ràng là crazy rồi nhưng đó là chuyện khác.

    Bác Anh Quân ơi
    Đúng là không thể nói vị tướng nào giỏi võ hơn vị nào đâu. Ngay trong Tam Quốc, đố bác tìm ra ai là người giỏi võ nhất.
    Còn các danh tướng Việt Nam thì Quang Trung và Trần Hưng Đạo khó nói được ai hơn ai kém. THĐ giỏi về trường kỳ kháng chiến, chiến tranh nhân dân, chia rẽ lực lượng địch rồi tiêu diệt. Quang Trung lại sở trường về đánh thần tốc. THĐ đánh trận có thắng có thua còn QT là tướng bách chiến bách thắng (Tôi xem sử từ khi ông bắt đầu cầm quân đánh chúa Nguyễn năm 18 tuổi cho tới khi mất chưa thấy thua trận nào cả) nhưng đối thủ của THĐ lại cực mạnh: 50 vạn quân Nguyên thiện chiến.
    Nhưng mặt khác thời thế cũng có ảnh hưởng. Thời THĐ là thời thịnh vượng, vua tôi một lòng, quân dân gắn bó cùng quyết tâm chống giặc nên việc đánh giặc cũng thuận lợi hơn. Thêm vào đó, các tướng của nhà Trần cũng đều rất giỏi, có khả năng tự cầm quân đánh những trận lớn, làm thay đổi cả cuộc chiến: trận Chương Dương của Trần Quang Khải, trận Hàm Tử của Trần Nhật Duật, trận Vân Đồn của Trần Khánh Dư. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của Nguyễn Huệ, hình như không ai có được khả năng đó (Có lẽ còn Vũ Văn Nhậm chăng- nhưng Nhậm bị Nguyễn Huệ giết rồi).
  8. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    [Bác VNHL thân mến
    Tính về giỏi võnhất trong Tam Quốc có lẽ là Lã Bố. Lã Bộ đánh nhầu với cá ba anh em Lưu Quan Trương mà không phân thắng bại. Triệu Tử Long cũng giỏi. Tôi nhớ hình như là hai tướng này chưa đấu với nhau lần nào. Nhưng thật ra tướng giỏi thì phải là bậc trí dũng song toàn . Còn tướng mà xác định là đánh không thua trận nào thì là sai bét rồi.
    Quay về chuyện Lịch sử làm giầu của người Việt nhà mình của bác Finlandia hay chuyện truyền thống trọng chữ tín của bác Trinity thì quả thật trong lịch sử Việt nam ta chưa có ai đáng gọi là cự phú kiệt xuất cả. Mr. Bạch Thái Bưởi đáng được gọi là nhà Tư bản Việt nam đầu tiên đấy chứ Nhưng mang ra so sánh với nước ngoài thì ta còn kém lắm. Tính về con người thì thật ra ta và Trung quốc là một thế mà tại sao vẫn chưa cò người Việt nào là Tỉ phú cả. Tôi kiến thứ nông cạn không biết là trong lịch sử Việt nam cho tới nay thì đã có ai co trên 100 million U S D chưa ( tiền túi thật ấy chứ không phải là tiền nhà nướcđâu) . Nhưng thật ra thì theo tôi chuyện này phụ thuộc không phải chỉ phụ thuộc vào mỗi bản thân nhà doanh nghiệp đ âu ..... Tôi không nói các bác cũngtự hiểu.
    Một trong những cản trở màhay thấy trong chuyện kinh doanh của doanh nghiệp là các doanh nghiệp thiếu tinh thần cạnh tranh lành mạnh và không muốn người khác mạnh hơn mình. Họ không hiểu thật sự ý nghĩa của câu : Dân giầu thì nước mạnh , hay nước nổi thì bèo nổi.
    Mấy lời thô thiển mong các bạn góp ý
    anhquan
  9. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    [Bác VNHL thân mến
    Tính về giỏi võnhất trong Tam Quốc có lẽ là Lã Bố. Lã Bộ đánh nhầu với cá ba anh em Lưu Quan Trương mà không phân thắng bại. Triệu Tử Long cũng giỏi. Tôi nhớ hình như là hai tướng này chưa đấu với nhau lần nào. Nhưng thật ra tướng giỏi thì phải là bậc trí dũng song toàn . Còn tướng mà xác định là đánh không thua trận nào thì là sai bét rồi.
    Quay về chuyện Lịch sử làm giầu của người Việt nhà mình của bác Finlandia hay chuyện truyền thống trọng chữ tín của bác Trinity thì quả thật trong lịch sử Việt nam ta chưa có ai đáng gọi là cự phú kiệt xuất cả. Mr. Bạch Thái Bưởi đáng được gọi là nhà Tư bản Việt nam đầu tiên đấy chứ Nhưng mang ra so sánh với nước ngoài thì ta còn kém lắm. Tính về con người thì thật ra ta và Trung quốc là một thế mà tại sao vẫn chưa cò người Việt nào là Tỉ phú cả. Tôi kiến thứ nông cạn không biết là trong lịch sử Việt nam cho tới nay thì đã có ai co trên 100 million U S D chưa ( tiền túi thật ấy chứ không phải là tiền nhà nướcđâu) . Nhưng thật ra thì theo tôi chuyện này phụ thuộc không phải chỉ phụ thuộc vào mỗi bản thân nhà doanh nghiệp đ âu ..... Tôi không nói các bác cũngtự hiểu.
    Một trong những cản trở màhay thấy trong chuyện kinh doanh của doanh nghiệp là các doanh nghiệp thiếu tinh thần cạnh tranh lành mạnh và không muốn người khác mạnh hơn mình. Họ không hiểu thật sự ý nghĩa của câu : Dân giầu thì nước mạnh , hay nước nổi thì bèo nổi.
    Mấy lời thô thiển mong các bạn góp ý
    anhquan
  10. 4000cc

    4000cc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2001
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,
    Tôi thì không vào đây được thường xuyên lắm. Lần này vào thấy cái chủ đề này đông quá nên tò mò vào xem, chỉ mới xem sơ qua vì thời gian có hạn nhưng cũng thấy được nhiều điều bổ ích, ít nhất là cho riêng bản thân tôi. Tôi cũng có một thắc mắc nhỏ như thế này. Tôi thấy mọi người bàn nhiều, nhưng chủ yếu là cái nhìn từ một phía, chỉ thấy nói điều hay chứ ít có ... điều ngược lại (mà có thể vì diều này sensitive quá chăng?).
    Lịch sử vốn nó đã rất sensitive (tôi xin lỗi khi không biết dùng từ tiếng Việt để thay thế cho từ tiếng Anh này) nên khi bàn luận cũng cần phải có cái nhìn rộng, bao quát và thật khó để phán xét nếu không muốn nói là chúng ta không thể phán xét.
    Tôi sống ở nước ngoài, đang là rất trẻ, tôi cũng tìm hiểu về lịch sử Việt Nam từ sách vở trong và ngoài nước, và qua đó để tôi yêu Việt Nam của tôi hơn. Nhưng có một số điều tôi không đồng ý với các bạn trong cách nhìn nhận về một số nhân vật lịch sử.
    Một ví dụ đơn giản nhất và gần đây nhất là về "Bác Hồ", Tôi biết đã là người Việt Nam, ai cũng yêu quý, kính trọng và "hold in the highest regard". Nhưng có những điều như trong những cuốn "History as it happened", "20th, The century of American".... và rất nhiều tài liệu của Nga, Mỹ và Châu Âu khác... Tôi không tiện và cũng không thể chi tiết ra đây, nhưng ở đó cũng có những cách nhìn nhận và đánh giá hoàn toàn khác.
    __________
    Muốn nói với các bạn rất nhiều nhưng thời gian không cho phép. Và để viết được như thế này tôi cũng đã phải suy nghĩ rất nhiều. Tôi muốn học hỏi nhiều ở các bạn và ở trong chủ đề này.
    Thân ái .
    Universal - 4000 cc

Chia sẻ trang này