1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 4000cc

    4000cc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2001
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,
    Tôi thì không vào đây được thường xuyên lắm. Lần này vào thấy cái chủ đề này đông quá nên tò mò vào xem, chỉ mới xem sơ qua vì thời gian có hạn nhưng cũng thấy được nhiều điều bổ ích, ít nhất là cho riêng bản thân tôi. Tôi cũng có một thắc mắc nhỏ như thế này. Tôi thấy mọi người bàn nhiều, nhưng chủ yếu là cái nhìn từ một phía, chỉ thấy nói điều hay chứ ít có ... điều ngược lại (mà có thể vì diều này sensitive quá chăng?).
    Lịch sử vốn nó đã rất sensitive (tôi xin lỗi khi không biết dùng từ tiếng Việt để thay thế cho từ tiếng Anh này) nên khi bàn luận cũng cần phải có cái nhìn rộng, bao quát và thật khó để phán xét nếu không muốn nói là chúng ta không thể phán xét.
    Tôi sống ở nước ngoài, đang là rất trẻ, tôi cũng tìm hiểu về lịch sử Việt Nam từ sách vở trong và ngoài nước, và qua đó để tôi yêu Việt Nam của tôi hơn. Nhưng có một số điều tôi không đồng ý với các bạn trong cách nhìn nhận về một số nhân vật lịch sử.
    Một ví dụ đơn giản nhất và gần đây nhất là về "Bác Hồ", Tôi biết đã là người Việt Nam, ai cũng yêu quý, kính trọng và "hold in the highest regard". Nhưng có những điều như trong những cuốn "History as it happened", "20th, The century of American".... và rất nhiều tài liệu của Nga, Mỹ và Châu Âu khác... Tôi không tiện và cũng không thể chi tiết ra đây, nhưng ở đó cũng có những cách nhìn nhận và đánh giá hoàn toàn khác.
    __________
    Muốn nói với các bạn rất nhiều nhưng thời gian không cho phép. Và để viết được như thế này tôi cũng đã phải suy nghĩ rất nhiều. Tôi muốn học hỏi nhiều ở các bạn và ở trong chủ đề này.
    Thân ái .
    Universal - 4000 cc
  2. ROSES

    ROSES Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2001
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Cái chủ đề rất hay như LS làm giàu và Truyền thống trọng tín nghĩa sao ko thấy ai tham gia nữa nhỉ. Tiếc quá. Cac anh CUOIHAYMEU, TRINITY,FINDANLIAN , VNHL, , ANHQUAN, IHL ... tiếp tục đề tài ấy đi. Năn nỉ đấy.
    Nói như anh cười hay mếu thì chúng ta phải chấp nhận số phận à, như vậy là cuộc sống này có số mệnh ? Bói được?
    Bài "lẩn thẩn" của anh tuyệt hay.
    Em cũng như Simba, Marie... chỉ "dám" đứng ngoài ngó vào thôi, nhưng các chủ đề khác cũng không có gì hay để tham gia cả. Làm bình vôi mãi, híc híc....
    À anh VNHL này, em thấy có những cái trinity và cuoihaymeu lấy ra làm ví dụ vui, có cần phải mổ xẻ nó thế không?

    HOA HONG LAM DEP THE GIOI
  3. ROSES

    ROSES Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2001
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Cái chủ đề rất hay như LS làm giàu và Truyền thống trọng tín nghĩa sao ko thấy ai tham gia nữa nhỉ. Tiếc quá. Cac anh CUOIHAYMEU, TRINITY,FINDANLIAN , VNHL, , ANHQUAN, IHL ... tiếp tục đề tài ấy đi. Năn nỉ đấy.
    Nói như anh cười hay mếu thì chúng ta phải chấp nhận số phận à, như vậy là cuộc sống này có số mệnh ? Bói được?
    Bài "lẩn thẩn" của anh tuyệt hay.
    Em cũng như Simba, Marie... chỉ "dám" đứng ngoài ngó vào thôi, nhưng các chủ đề khác cũng không có gì hay để tham gia cả. Làm bình vôi mãi, híc híc....
    À anh VNHL này, em thấy có những cái trinity và cuoihaymeu lấy ra làm ví dụ vui, có cần phải mổ xẻ nó thế không?

    HOA HONG LAM DEP THE GIOI
  4. VUAMEO

    VUAMEO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2001
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    (Tôi nhớ là từng có chủ đề trên TTVN này là "Anh hùng tạo thời thế hay thời thế tạo anh hùng". Thực ra tôi nghĩ những vĩ nhân như Minh Trị hay Hồ Chí Minh đều do thời thế tạo ra cả. Ngay cả những cải cách hình như lạc lõng của Hồ Quý Ly cũng đều xuất phát từ những đòi hỏi của thời thế (khắc phục sự thối nát và cát cứ của triều Trần, giảm chênh lệch thu nhập trong xã hội mặt khác tiêu diệt cơ sở kinh tế, chính trị của tầng lớp quý tộc cũ thân Trần....). Điều khác nhau là liệu những con người có tầm nhìn đi trước thời đại này có hội đủ các điều kiện để đưa cả đất nước đi lên theo hướng cần phải đi không. Minh Trị và HCM làm được điều này và trở thành vĩ nhân. HQL và NTT thì không và do đó có lẽ họ chỉ trở thành được danh nhân mà thôi chứ không thể thành vĩ nhân được.)...
    Tôi rất đồng ý với bác về quan điểm trên. Tôi cho rằng bất kỳ thời điểm nào cũng có người tài giỏi, có người biết nhìn xa trông rộng nhưng không phải thời điểm nào cũng có cơ hội tốt để những người đó nắm lấy mà dựng nghiệp. Mà than ôi, sự nghiệp đã tạo dựng đuợclại chính là một tiêu trí để hậu thế xét rằng :...... có phải là Vĩ Nhân hay không ?
    Bác bàn về Hồ Quý Ly thật đúng, tui nhiên kẻ ngu muội này cung xin được góp thêm vài lời :
    Hồ Quý Ly đã có những hành động có thể coi là một cải cách thúc đẩy sự phát triển xã hội. Đời Trần, truyền đến Nghệ Tông rồi Dụ Tông đã thoái hoá , dân tình điêu linh, đất nước suy vong. Dẫu thế, đan chúng vẫn chưa quen sự phế lập tuỳ tiện. Hồ Quý Ly đã cố gắng hết sức nhằm canh tân đất nước từ chính trị , giáo dục , quân sự , văn hoá , kinh tế ( dùng tiền giấy, đưa môn toán pháp vào hệ thống giáo dục và thi cử, điều chỉnh thuế má.... ) nhằm ổn định và phát triển đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc - nhưng cố gắng của ông không thành.
    Một dân tộc lạc hậu thường bảo thủ. Sự bảo thủ được khoác một chiếc áo rực rỡ : truyền thống . Thay đổi truyền thống là việc cực kỳ khó khăn. Có thể nói, họ Hồ được tất cả Thiên thời , địa lợi nhưng mất đi cái căn bản , đó là Nhân Hoà. Âu cũng là tiếc cho một nhân tài.....mà nếu thành công ông sẽ trở thành một nhà cải cách lớn, biết đâu hậu thế sẽ gọi ông là Vĩ Nhân.
    Bác ạ, về sau này ( lại nhắc đến Nguyễn trường Tộ nhé ), ông là bề tôi trung thành, có cái trí sáng suốt nhưng - lại nhưng - ông lại phò một vị chúa kiêu ngạo tối tăm và ngu dốt. Thường thì vua chọn tôi chứ tôi nào được chọn vua mà thờ. Thời đó, khi nghe nhắc đến những thành công của Xiêm và Nhật Bản trên bình diện cải cách và đấu tranh ngoại giao, Tự Đức bực lắm , quở rằng : Nhật nó là dòng mọi, Xiêm nó là dòng mọi. Mọi thì nó mới học mọi ( ý nói Tây Phương ). Ta là con thần cháu thánh thì làm sao mà như mọi được.<img src=imagesemotionicon_smile_blush.gif border=0 align=middle>
    Càng đọc càng phục bác VNHL, một chính sách canh tân có thể không thay đổi được vận mệnh quốc gia trong giai đoạn nhạy cảm đó, nhưng nếu ta kêt hợp được với một chính sách ngoại giao khôn khéo , sự thể biết đâu sẽ đi theo hướng khác. Lịch sử dẫu sao cũng đã xảy ra, các bác và tui có bàn cũng chỉ là nhằm tìm bằng được những điều đúng đăn và tự đúc kết cho mình những bài học riêng mà thôi....Mèo tui xin được góp thêm đôi lời lạm bàn, mong các cao thủ đại xá.
    Trước nhất, ta phải khẳng định rằng dân tộc Việt Nam chưa bao giờ và không bao giờ chấp nhận bất cứ một sự cai trị nào của ngoại bang. Thời kỳ đầu Pháp nhăm nhe gây hấn với Việt Nam, triều đình thối nát , bạo ngược, tham quan ô lại bức hiếp dân lành, thiên tai xảy ra liên miên, dân tình đõi khổ trăm bề. Đói khổ , bị ức hiếp thì phải nổi dậy, từ Bắc tới Nam không đâu là không có nghĩa quân : như Lên văn Khôi, Lê Duy Lương, Ba Nhàn, TiềnBột, Nông Văn Vân... đó là một cái bất lợi cho đại cục - thù trong.
    Đối với giặc ngoài ,khi đó tuy đang trực tiếp uy hiếp Viên Nam nhưng quân đội Pháp mà đại diên là thiếu tá Jauréguiberry đã phải tiến hành hội đàm với Tôn Thất Hiệp bởi nước Pháp đang cạn kiệt vì nợ nần, Hoàng đế Napoleon ra lệnh tập chung toàn bộ lực lượng cho chiến trường Trung Quốc cùng người Anh.. chia miếng bánh đại lục. Họ cũng biết rằng, một khi đã giải quyết ổn thoả Trung Quốc, Việt Nam sẽ là cái đích nhắm tới của Tây ban Nha, Đức, Anh vì thế, người Pháp cần một thoả hiệp thuận lợi trước với Việt Nam. Tạibuổi đàm phán này, họ đưa ra ba yêu sách - theo cá nhân tôi không ảnh hưởng tới chủ quyền quốc gia - 1, Tự do truyền đạo 2, Cho Pháp đặt lãnh sự ( tức là mở đầu quan hệ ngoại giao ) 3, Cho phép thuyền buôn được ra vào các thương cảng của Việt Nam và họ sẵn sàng đóng thuế theo quy định ( tức là yêu cầu mở cửa ). Tiếc thay , Tôn Thất Thuyết không thể quyết ngay được và phải gửi sớ về triều đình ( cách xa ngàn dăm ) để xin ý kiến. Cơ hội thuận lợi đầu tiên đã qua đi.....Vô hình chung , nhà Nguyễn lại không tránh được cái hoạ giặc ngoài chỉ vì bảo thủ và đường lối ngoại giao quá cứng nhắc...
    Đã thù trong lại có giặc ngoài , thật là khó cho đại cục. Ấy thế nhưng dân ta lạ lắm nhé các bác ạ. Dù có căm giận kẻ thống trị đến đâu, bất kể người nào, từ dân cho đến nghĩa binh nổi loạn khi đất nước đã lâm nguy thì đều một lòng, một dạ sát cánhcùng triều đình đánh giặc. Vì vậy , ta có thể kết luận rằng, chỉ một lời hiệu triệu quốc dân, nhà Nguyễn sẽ gạt được mối lo thứ nhất - thù trong.
    Giờ đây chỉ còn phải đối phó với giặc ngoài. Binh pháp dạy hai chữ Quyền biến - nắm chắc quyền biến nên Quan Vân Trường tạm về với Tào Tháo, nắm chắc quyền biến nên Tào Tháo chịu dung nạp Vân Trường để lúc lâm nguy, quỳ xuống xin tha mạng, nắm chắc quyền biến khi đối đầu với Trương Phi, Tào Tháo cụp lọng để giấu mình ( nhân vật Tào Tháo này hay lắm cơ - khi nào có dịp anh em ta bàn tiếp nhé ). Nếu vua tôi nhà Nguyễn khi đó chịu hoà mà không theo, hoặc vạn bất đắc dĩ theo mà không hàng, không phụ thuộc để cốt giữ vững chủ quyền, khai sáng dân trí, mở mang kinh tế, cải cách chính trị chờ thời cơ thì dân chúng đỡ biết bao xương máu, đất nước đỡ bao năm lầm than...
    ôi buồn ngủ quá, sự thể tiếp theo thì như các bác đã biết đây, ở đây bác Cười hay Mếu đã nói rõ rồi , thất thủ đồn Chí Hoà. Mà khi đã thất thủ thì ngồi lại vào bàn đàm phán - Phan Thanh Giản đã thất thế.
    À mà bác CườihayMếu, bác Anh Quân đâu cả rồi nhỉ.......
    <img src=images/emotion/beerchug.gif border=0 align=middle><img src=images/emotion/beerchug.gif border=0 align=middle><img src=images/emotion/beerchug.gif border=0 align=middle><img src=images/emotion/beerchug.gif border=0 align=middle><img src=images/emotion/beerchug.gif border=0 align=middle><img src=images/emotion/beerchug.gif border=0 align=middle>
    Chúc các bác ngon giấc. [/size=6] [/size=5]
    Được chitto sửa vào 22:02 ngày 01/06/2003
  5. VUAMEO

    VUAMEO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2001
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    (Tôi nhớ là từng có chủ đề trên TTVN này là "Anh hùng tạo thời thế hay thời thế tạo anh hùng". Thực ra tôi nghĩ những vĩ nhân như Minh Trị hay Hồ Chí Minh đều do thời thế tạo ra cả. Ngay cả những cải cách hình như lạc lõng của Hồ Quý Ly cũng đều xuất phát từ những đòi hỏi của thời thế (khắc phục sự thối nát và cát cứ của triều Trần, giảm chênh lệch thu nhập trong xã hội mặt khác tiêu diệt cơ sở kinh tế, chính trị của tầng lớp quý tộc cũ thân Trần....). Điều khác nhau là liệu những con người có tầm nhìn đi trước thời đại này có hội đủ các điều kiện để đưa cả đất nước đi lên theo hướng cần phải đi không. Minh Trị và HCM làm được điều này và trở thành vĩ nhân. HQL và NTT thì không và do đó có lẽ họ chỉ trở thành được danh nhân mà thôi chứ không thể thành vĩ nhân được.)...
    Tôi rất đồng ý với bác về quan điểm trên. Tôi cho rằng bất kỳ thời điểm nào cũng có người tài giỏi, có người biết nhìn xa trông rộng nhưng không phải thời điểm nào cũng có cơ hội tốt để những người đó nắm lấy mà dựng nghiệp. Mà than ôi, sự nghiệp đã tạo dựng đuợclại chính là một tiêu trí để hậu thế xét rằng :...... có phải là Vĩ Nhân hay không ?
    Bác bàn về Hồ Quý Ly thật đúng, tui nhiên kẻ ngu muội này cung xin được góp thêm vài lời :
    Hồ Quý Ly đã có những hành động có thể coi là một cải cách thúc đẩy sự phát triển xã hội. Đời Trần, truyền đến Nghệ Tông rồi Dụ Tông đã thoái hoá , dân tình điêu linh, đất nước suy vong. Dẫu thế, đan chúng vẫn chưa quen sự phế lập tuỳ tiện. Hồ Quý Ly đã cố gắng hết sức nhằm canh tân đất nước từ chính trị , giáo dục , quân sự , văn hoá , kinh tế ( dùng tiền giấy, đưa môn toán pháp vào hệ thống giáo dục và thi cử, điều chỉnh thuế má.... ) nhằm ổn định và phát triển đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc - nhưng cố gắng của ông không thành.
    Một dân tộc lạc hậu thường bảo thủ. Sự bảo thủ được khoác một chiếc áo rực rỡ : truyền thống . Thay đổi truyền thống là việc cực kỳ khó khăn. Có thể nói, họ Hồ được tất cả Thiên thời , địa lợi nhưng mất đi cái căn bản , đó là Nhân Hoà. Âu cũng là tiếc cho một nhân tài.....mà nếu thành công ông sẽ trở thành một nhà cải cách lớn, biết đâu hậu thế sẽ gọi ông là Vĩ Nhân.
    Bác ạ, về sau này ( lại nhắc đến Nguyễn trường Tộ nhé ), ông là bề tôi trung thành, có cái trí sáng suốt nhưng - lại nhưng - ông lại phò một vị chúa kiêu ngạo tối tăm và ngu dốt. Thường thì vua chọn tôi chứ tôi nào được chọn vua mà thờ. Thời đó, khi nghe nhắc đến những thành công của Xiêm và Nhật Bản trên bình diện cải cách và đấu tranh ngoại giao, Tự Đức bực lắm , quở rằng : Nhật nó là dòng mọi, Xiêm nó là dòng mọi. Mọi thì nó mới học mọi ( ý nói Tây Phương ). Ta là con thần cháu thánh thì làm sao mà như mọi được.<img src=imagesemotionicon_smile_blush.gif border=0 align=middle>
    Càng đọc càng phục bác VNHL, một chính sách canh tân có thể không thay đổi được vận mệnh quốc gia trong giai đoạn nhạy cảm đó, nhưng nếu ta kêt hợp được với một chính sách ngoại giao khôn khéo , sự thể biết đâu sẽ đi theo hướng khác. Lịch sử dẫu sao cũng đã xảy ra, các bác và tui có bàn cũng chỉ là nhằm tìm bằng được những điều đúng đăn và tự đúc kết cho mình những bài học riêng mà thôi....Mèo tui xin được góp thêm đôi lời lạm bàn, mong các cao thủ đại xá.
    Trước nhất, ta phải khẳng định rằng dân tộc Việt Nam chưa bao giờ và không bao giờ chấp nhận bất cứ một sự cai trị nào của ngoại bang. Thời kỳ đầu Pháp nhăm nhe gây hấn với Việt Nam, triều đình thối nát , bạo ngược, tham quan ô lại bức hiếp dân lành, thiên tai xảy ra liên miên, dân tình đõi khổ trăm bề. Đói khổ , bị ức hiếp thì phải nổi dậy, từ Bắc tới Nam không đâu là không có nghĩa quân : như Lên văn Khôi, Lê Duy Lương, Ba Nhàn, TiềnBột, Nông Văn Vân... đó là một cái bất lợi cho đại cục - thù trong.
    Đối với giặc ngoài ,khi đó tuy đang trực tiếp uy hiếp Viên Nam nhưng quân đội Pháp mà đại diên là thiếu tá Jauréguiberry đã phải tiến hành hội đàm với Tôn Thất Hiệp bởi nước Pháp đang cạn kiệt vì nợ nần, Hoàng đế Napoleon ra lệnh tập chung toàn bộ lực lượng cho chiến trường Trung Quốc cùng người Anh.. chia miếng bánh đại lục. Họ cũng biết rằng, một khi đã giải quyết ổn thoả Trung Quốc, Việt Nam sẽ là cái đích nhắm tới của Tây ban Nha, Đức, Anh vì thế, người Pháp cần một thoả hiệp thuận lợi trước với Việt Nam. Tạibuổi đàm phán này, họ đưa ra ba yêu sách - theo cá nhân tôi không ảnh hưởng tới chủ quyền quốc gia - 1, Tự do truyền đạo 2, Cho Pháp đặt lãnh sự ( tức là mở đầu quan hệ ngoại giao ) 3, Cho phép thuyền buôn được ra vào các thương cảng của Việt Nam và họ sẵn sàng đóng thuế theo quy định ( tức là yêu cầu mở cửa ). Tiếc thay , Tôn Thất Thuyết không thể quyết ngay được và phải gửi sớ về triều đình ( cách xa ngàn dăm ) để xin ý kiến. Cơ hội thuận lợi đầu tiên đã qua đi.....Vô hình chung , nhà Nguyễn lại không tránh được cái hoạ giặc ngoài chỉ vì bảo thủ và đường lối ngoại giao quá cứng nhắc...
    Đã thù trong lại có giặc ngoài , thật là khó cho đại cục. Ấy thế nhưng dân ta lạ lắm nhé các bác ạ. Dù có căm giận kẻ thống trị đến đâu, bất kể người nào, từ dân cho đến nghĩa binh nổi loạn khi đất nước đã lâm nguy thì đều một lòng, một dạ sát cánhcùng triều đình đánh giặc. Vì vậy , ta có thể kết luận rằng, chỉ một lời hiệu triệu quốc dân, nhà Nguyễn sẽ gạt được mối lo thứ nhất - thù trong.
    Giờ đây chỉ còn phải đối phó với giặc ngoài. Binh pháp dạy hai chữ Quyền biến - nắm chắc quyền biến nên Quan Vân Trường tạm về với Tào Tháo, nắm chắc quyền biến nên Tào Tháo chịu dung nạp Vân Trường để lúc lâm nguy, quỳ xuống xin tha mạng, nắm chắc quyền biến khi đối đầu với Trương Phi, Tào Tháo cụp lọng để giấu mình ( nhân vật Tào Tháo này hay lắm cơ - khi nào có dịp anh em ta bàn tiếp nhé ). Nếu vua tôi nhà Nguyễn khi đó chịu hoà mà không theo, hoặc vạn bất đắc dĩ theo mà không hàng, không phụ thuộc để cốt giữ vững chủ quyền, khai sáng dân trí, mở mang kinh tế, cải cách chính trị chờ thời cơ thì dân chúng đỡ biết bao xương máu, đất nước đỡ bao năm lầm than...
    ôi buồn ngủ quá, sự thể tiếp theo thì như các bác đã biết đây, ở đây bác Cười hay Mếu đã nói rõ rồi , thất thủ đồn Chí Hoà. Mà khi đã thất thủ thì ngồi lại vào bàn đàm phán - Phan Thanh Giản đã thất thế.
    À mà bác CườihayMếu, bác Anh Quân đâu cả rồi nhỉ.......
    <img src=images/emotion/beerchug.gif border=0 align=middle><img src=images/emotion/beerchug.gif border=0 align=middle><img src=images/emotion/beerchug.gif border=0 align=middle><img src=images/emotion/beerchug.gif border=0 align=middle><img src=images/emotion/beerchug.gif border=0 align=middle><img src=images/emotion/beerchug.gif border=0 align=middle>
    Chúc các bác ngon giấc. [/size=6] [/size=5]
    Được chitto sửa vào 22:02 ngày 01/06/2003
  6. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Các bác thân mến
    Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của ta thì võ thuật và truyền thông thượng võ của dân tộc ta đã có rất nhiều công lao trong việc dựng và dữ nước. Tôi rất mê võ thuật. Hôm nay đọc được bài này thấy thú và tự hài quá, po st lên cho cácbáccùng xem.
    Võ sư Việt Nam được hội đồng Orange County California vinh danh
    ORANGE COUNTY, California - Đệ thập đẳng huyền đai Chưởng Môn Quyền Vũ Đạo Việt Nam, đại võ sư Hạ Quốc Huy nguyên là Trưởng Tràng Suzucho Karate, đệ 9 đẳng huyền đai Okinawan Karate, hiện là sư trưởng của hệ phái Take Euchi Ryu Karate Nhật Bản vừa được hội đồng hạt Orange County vinh danh những đóng góp của đời ông cho xã hội, đặc biệt là cho thế hệ trẻ và thiếu nhi...
    Là một võ sư kỹ thuật rất cao, với một phương pháp giảng dạy và huấn luyện đặc biệt, đại võ sư đào tạo những võ sư võ sinh vô địch quốc tế và thế giới trong hơn 20 năm qua tại Hoa Kỳ mà 2 tên tuổi võ thuật lẫy lừng của cộng đồng Việt Nam hải ngoại Hà Quốc Triều Chung với 4 năm liên tiếp đoạt quán quân võ thuật quốc tế (Grand Champion International 92, 93, 94 & 95) và Đông Quân Hà huy chương vàng Kung fu thế giới (World Cup Kung fu 1989) với hơn mấy trăm lần thắng những cúp vô địch toàn quốc và quốc tế. HLV Bích Châu Nguyễn đấu thủ số một của miền đông Hoa Kỳ (1997-2000) là những minh cụ thể cho tài ba và kinh nghiệm giảng huấn của ông.
    Bên cạnh những võ bằng quốc tế xác tín tài năng thật sư (9 đẳng Okinawan Karate, 8 đẳng American Karate, 7 đẳng Kobudo (Okinawan classical Weapons), 5 đẳng Iaido, 5 đẳg Kendo...) đại võ sư đã danh dự đoạt được cúp Grand Champion Master Trainer of Champions 93, Golden Master Award 94, Master of year 94 và 95, Master of Exellence Award 98 và 4 đời tổng thống Hoa Kỳ R. Regan, G. Bush, B. Clinton, W. Bush đã lần lượt trao tặng President Sports Award cho ông... Báo LA Time, Orange County Register, California Martial Arts Competitor cũng nhiều lần viết về Sư Trưởng và võ phái của Sư Trưởng trong các cuộc phỏng vấn với những lời ca tụng đặc biệt. Đặc biệt lần nầy hội đồng hạt Orange County CA sau nhiều năm chú ý đã quyết định vinh danh những đóng góp cống hiến của đại võ sư Hạ Quốc Huy cho hạt Orange County với những lời cảm tạ và khen tặng nồng nhiệt, quan trọng.
    Đạo Trường của ông là một đạo trường uy tín nhất hiện nay về kỷ luật và kỹ thuật võ nghệ. Tọa lạc trên một khuôn viên riêng biệt ở Garden Grove (14032 Flower St. Garden Grove, California 714 636-8880), đạo trường vẫn tiếp tục giúp đỡ các phụ huynh dạy dỗ các con em họ về đạo đức, kỷ luật và võ thuật trong chủ trương Văn Võ Song Toàn của trường và châm ngôn Danh Sư Xuất Cao Đồ của môn phái Quyền Vũ Đạo Việt Nam.
    Đại võ sư Hạ Quốc Huy ngoài là một Sư Trưởng Chưởng Môn, còn là một thi sĩ và cũng là một họa sĩ. Ông đã góp phần củng cố uy tín của đân tộc Việt nam trên thế giới
    anhquan
  7. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Các bác thân mến
    Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của ta thì võ thuật và truyền thông thượng võ của dân tộc ta đã có rất nhiều công lao trong việc dựng và dữ nước. Tôi rất mê võ thuật. Hôm nay đọc được bài này thấy thú và tự hài quá, po st lên cho cácbáccùng xem.
    Võ sư Việt Nam được hội đồng Orange County California vinh danh
    ORANGE COUNTY, California - Đệ thập đẳng huyền đai Chưởng Môn Quyền Vũ Đạo Việt Nam, đại võ sư Hạ Quốc Huy nguyên là Trưởng Tràng Suzucho Karate, đệ 9 đẳng huyền đai Okinawan Karate, hiện là sư trưởng của hệ phái Take Euchi Ryu Karate Nhật Bản vừa được hội đồng hạt Orange County vinh danh những đóng góp của đời ông cho xã hội, đặc biệt là cho thế hệ trẻ và thiếu nhi...
    Là một võ sư kỹ thuật rất cao, với một phương pháp giảng dạy và huấn luyện đặc biệt, đại võ sư đào tạo những võ sư võ sinh vô địch quốc tế và thế giới trong hơn 20 năm qua tại Hoa Kỳ mà 2 tên tuổi võ thuật lẫy lừng của cộng đồng Việt Nam hải ngoại Hà Quốc Triều Chung với 4 năm liên tiếp đoạt quán quân võ thuật quốc tế (Grand Champion International 92, 93, 94 & 95) và Đông Quân Hà huy chương vàng Kung fu thế giới (World Cup Kung fu 1989) với hơn mấy trăm lần thắng những cúp vô địch toàn quốc và quốc tế. HLV Bích Châu Nguyễn đấu thủ số một của miền đông Hoa Kỳ (1997-2000) là những minh cụ thể cho tài ba và kinh nghiệm giảng huấn của ông.
    Bên cạnh những võ bằng quốc tế xác tín tài năng thật sư (9 đẳng Okinawan Karate, 8 đẳng American Karate, 7 đẳng Kobudo (Okinawan classical Weapons), 5 đẳng Iaido, 5 đẳg Kendo...) đại võ sư đã danh dự đoạt được cúp Grand Champion Master Trainer of Champions 93, Golden Master Award 94, Master of year 94 và 95, Master of Exellence Award 98 và 4 đời tổng thống Hoa Kỳ R. Regan, G. Bush, B. Clinton, W. Bush đã lần lượt trao tặng President Sports Award cho ông... Báo LA Time, Orange County Register, California Martial Arts Competitor cũng nhiều lần viết về Sư Trưởng và võ phái của Sư Trưởng trong các cuộc phỏng vấn với những lời ca tụng đặc biệt. Đặc biệt lần nầy hội đồng hạt Orange County CA sau nhiều năm chú ý đã quyết định vinh danh những đóng góp cống hiến của đại võ sư Hạ Quốc Huy cho hạt Orange County với những lời cảm tạ và khen tặng nồng nhiệt, quan trọng.
    Đạo Trường của ông là một đạo trường uy tín nhất hiện nay về kỷ luật và kỹ thuật võ nghệ. Tọa lạc trên một khuôn viên riêng biệt ở Garden Grove (14032 Flower St. Garden Grove, California 714 636-8880), đạo trường vẫn tiếp tục giúp đỡ các phụ huynh dạy dỗ các con em họ về đạo đức, kỷ luật và võ thuật trong chủ trương Văn Võ Song Toàn của trường và châm ngôn Danh Sư Xuất Cao Đồ của môn phái Quyền Vũ Đạo Việt Nam.
    Đại võ sư Hạ Quốc Huy ngoài là một Sư Trưởng Chưởng Môn, còn là một thi sĩ và cũng là một họa sĩ. Ông đã góp phần củng cố uy tín của đân tộc Việt nam trên thế giới
    anhquan
  8. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Đêm qua vào mạng nhưng có việc nên không tham gia với các bác được.
    Chủ đề này leo lên thứ 4 trong cả hai bảng xếp hạng rồi đấy.
    Gửi bác anhquan. Bác khóc hu hu là phải lắm, ai bảo bác ra một lúc 6, 7 chiêu làm anh em vuốt mặt ko kịp. Bác nên phang từng cú một thì anh em mới trwr lời được.
    Bác VNHL thân. Tôi đọc kĩ bài viết của bác rồi, nhưng hôm nay không tài nào lên cơn được thêm cái "lẩn thẩn" nào nữa, xin vẫn dùng lại cái lẩn thẩn cũ để trả lời những gì bác viết vậy . Còn mấy cái về Lê Văn Duyệt thì còn đang tranh cãi ghê lắm bác ạ, cái giả thuyết LVD định cát cứ chống Minh Mạng, bại lộ nên mất mạng cũng vững chắc lắm, cho nên ông ta có oan hay ko thì tôi ko dám nhất trí ngay với bác được.
    To bac PALADIN. Tôi rất tâm đắc với câu " những con người như Tần Thuỷ Hoàng của TQ, Minh Trị của Nhật hay Bác Hồ của VN đều là các bậc vĩ nhân nhưng giả sử không có họ thì lịch sử cũng sẽ tạo ra những con người với năng lực và vai trò tương tự " của bác paladin . Ý tôi nói cũng nhiều phần giống thế, tuy không sáng sủa được như bác. Tôi ko định nói những vĩ nhân cụ thể là ông X, Y Z nào đó đâu. Bác dành chút thời gian đọc lại phần tôi viết một chút nhé. ( Tôi cọp py lại đây cho bác đỡ mất thời giờ :"- Thứ 4 là không phải dân tộc nào cũng sản sinh ra nổi vĩ nhân vào những thời điểm LS cần phải có vĩ nhân xuất hiện đâu. Minh trị với Nhật là rất hiếm cũng như Bác Hồ với VN ta vào thời điểm 1945 và 1946 là rất hiếm vậy. Giữa "Nếu" và không Nếu thì xác suất xảy ra có lẽ như nhau. Vĩ nhân có thể xuất hiện vào lúc dân tộc cần đến ( Như HCM với VN ta hay Minh Trị với Nhật ...) cũng như có thể sinh nhầm thế kỷ như ( Nguyễn Trường Tộ hay Hồ Quý Ly... vậy). Những điều đó là hoàn toàn ngẫu nhiên và ngẫu nhiên." Bác VNHL nói ý rằng "VN và Nhật Bản có cùng điều kiện canh tân thành công như nhau", tôi xin mượn luôn ý này để nói rõ hơn cái ý của tôi rằng NB thành công là vì họ đã có vĩ nhân xuất hiện vào đúng thời điểm họ cần , còn VN ta cũng thời điểm đó và cũng những điều kiện tương tự như bác VNHL nói đó (túc là cùng thời thế) lại mất nước là vì ngẫu nhiên LS đã không dành cho VN ta một người có năng lực như Minh Trị mà chỉ cho ra đến Tự Đức thôi. Ngược lại cũng như vào năm 1945 (nói là một thời điểm nhưng xin hiểu rộng là 1 tiến trình), ls lại ngẫu nhiên cho ta ( hay thời thế tạo ra ) một người tài để giải phóng đất nước trong khi lại không cho Nhật Bản một người có đủ năng lực để cứu nước nhà khỏi bại trận trước Đồng minh.
    Bác paladin nói một câu mà hơn tôi lẩn thẩn cả một đoạn. Xin bày tỏ lòng mến mộ trước tư duy của bác.
    To Rose... Cái đề tài ấy khoai lắm đấy em ạ. Cũng muốn lắm nhưng phải có vấn đề gì cụ thể thì mới chiến được. Còn chỗ rộng wá nhảy liều thì dễ chết đuối lắm.


    NIEM TIN, HOAC SU NGHI NGO CHINH LA KHOI NGUON CUA HANH TRINH DI TIM CHAN LY @
  9. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Đêm qua vào mạng nhưng có việc nên không tham gia với các bác được.
    Chủ đề này leo lên thứ 4 trong cả hai bảng xếp hạng rồi đấy.
    Gửi bác anhquan. Bác khóc hu hu là phải lắm, ai bảo bác ra một lúc 6, 7 chiêu làm anh em vuốt mặt ko kịp. Bác nên phang từng cú một thì anh em mới trwr lời được.
    Bác VNHL thân. Tôi đọc kĩ bài viết của bác rồi, nhưng hôm nay không tài nào lên cơn được thêm cái "lẩn thẩn" nào nữa, xin vẫn dùng lại cái lẩn thẩn cũ để trả lời những gì bác viết vậy . Còn mấy cái về Lê Văn Duyệt thì còn đang tranh cãi ghê lắm bác ạ, cái giả thuyết LVD định cát cứ chống Minh Mạng, bại lộ nên mất mạng cũng vững chắc lắm, cho nên ông ta có oan hay ko thì tôi ko dám nhất trí ngay với bác được.
    To bac PALADIN. Tôi rất tâm đắc với câu " những con người như Tần Thuỷ Hoàng của TQ, Minh Trị của Nhật hay Bác Hồ của VN đều là các bậc vĩ nhân nhưng giả sử không có họ thì lịch sử cũng sẽ tạo ra những con người với năng lực và vai trò tương tự " của bác paladin . Ý tôi nói cũng nhiều phần giống thế, tuy không sáng sủa được như bác. Tôi ko định nói những vĩ nhân cụ thể là ông X, Y Z nào đó đâu. Bác dành chút thời gian đọc lại phần tôi viết một chút nhé. ( Tôi cọp py lại đây cho bác đỡ mất thời giờ :"- Thứ 4 là không phải dân tộc nào cũng sản sinh ra nổi vĩ nhân vào những thời điểm LS cần phải có vĩ nhân xuất hiện đâu. Minh trị với Nhật là rất hiếm cũng như Bác Hồ với VN ta vào thời điểm 1945 và 1946 là rất hiếm vậy. Giữa "Nếu" và không Nếu thì xác suất xảy ra có lẽ như nhau. Vĩ nhân có thể xuất hiện vào lúc dân tộc cần đến ( Như HCM với VN ta hay Minh Trị với Nhật ...) cũng như có thể sinh nhầm thế kỷ như ( Nguyễn Trường Tộ hay Hồ Quý Ly... vậy). Những điều đó là hoàn toàn ngẫu nhiên và ngẫu nhiên." Bác VNHL nói ý rằng "VN và Nhật Bản có cùng điều kiện canh tân thành công như nhau", tôi xin mượn luôn ý này để nói rõ hơn cái ý của tôi rằng NB thành công là vì họ đã có vĩ nhân xuất hiện vào đúng thời điểm họ cần , còn VN ta cũng thời điểm đó và cũng những điều kiện tương tự như bác VNHL nói đó (túc là cùng thời thế) lại mất nước là vì ngẫu nhiên LS đã không dành cho VN ta một người có năng lực như Minh Trị mà chỉ cho ra đến Tự Đức thôi. Ngược lại cũng như vào năm 1945 (nói là một thời điểm nhưng xin hiểu rộng là 1 tiến trình), ls lại ngẫu nhiên cho ta ( hay thời thế tạo ra ) một người tài để giải phóng đất nước trong khi lại không cho Nhật Bản một người có đủ năng lực để cứu nước nhà khỏi bại trận trước Đồng minh.
    Bác paladin nói một câu mà hơn tôi lẩn thẩn cả một đoạn. Xin bày tỏ lòng mến mộ trước tư duy của bác.
    To Rose... Cái đề tài ấy khoai lắm đấy em ạ. Cũng muốn lắm nhưng phải có vấn đề gì cụ thể thì mới chiến được. Còn chỗ rộng wá nhảy liều thì dễ chết đuối lắm.


    NIEM TIN, HOAC SU NGHI NGO CHINH LA KHOI NGUON CUA HANH TRINH DI TIM CHAN LY @
  10. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bác nói chúng tôi một chiều thì đúng là chưa đọc kỹ thật rồi, 2 chiều xịn đấy bác ạ. Nhưng bác là người Việt ta thì chắc vẫn nhớ câu " ở bầu thì tròn ở ống thì dài " hoặc " đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặcáo giấy" ... Đúng hay sai rất quan trọng, nhưng phù hợp hay ko cũng rất là quan trọng. Thiên thời, địa lợi, nhân hoà chính là sự cụ thể hoá của chữ "hợp" đấy.
    Bác không đồng ý điểm gì thì nói cụ tỷ ra và chứng minh luôn, đưa ra luận điểm luôn thì chúng ta mới trao đổi được, bác trích dẫn sử Tây ra thì càng tốt. Có 2 vấn đề tồn tại trong sử Tây và Ta là SGK sử Ta hơi bị bôi hồng sự việc quá mức( trong mắt người Tây ), trong khi các quan chép sử Tây lại chú trọng vào việc bôi đen và phủ nhận đối thủ của mình hơn ( trong mắt người Ta). Khác nhau về ý thức hệ mà. Chuyện đó là bình thường và tất yếu thôi.
    Bác Hồ là một lãnh tụ, đồng thời cũng là một con người. Tôi cũng chẳng ấu thơ gì mà tin sái cổ vào tất cả những gì người ta nói. Nhưng bác ạ, với VN ta thì Hồ Chí Minh là biểu tượng dân tộc, tôi nghĩ ta không nên lật lại vấn đề quá đỗi lớn lao này mà vào thời điểm này, với tầm hiểu biết của chúng ta thì đánh giá nó là điều không tưởng. Mọi chuyện rồi sẽ được LS phán xét.
    Bác nên lựa chọn một vấn đề vừa tầm với anh em thì chúng ta sẽ dễ dàng thảo luận hơn. Chúc bác khoẻ.

    NIEM TIN, HOAC SU NGHI NGO CHINH LA KHOI NGUON CUA HANH TRINH DI TIM CHAN LY @

Chia sẻ trang này