1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    anhquan
    Các BÁcthân mến
    Hôm nay vao được TTVN khó quá , không khéo là phải lập lại chủ đề Lịch sử Việt nam mới đểtải ra cho dễ chứ đợi lâu quá.
    Bác VNHL va Trinity thân mến.
    Ta và TQ thật ra là có chung một gốc hoặc là phần lớn . Tôi tiếp xúc với khá nhiều người , đọc qua một số sách vở và có cảm giác là Việt nam như một bản sao đã được thu nhỏ của TQ ( nói thế các bác đừng có nghĩ là tinh thần tự hào dân tộc của tôi kém). Tất cả mọi phạm trù của TQ ta đều có , xấu có tốt có tuy nhiên chỉ với mức đọ nhỏ hơn về mọi chiều : số lượng , chất lượng.tính chất . Các bác cứ thử ngẫm mà xem.
    Về Mao CT theo tôi ông ta là một nhà chính trị kiệt xuất ( như bác VNHL nói) và là một nhà cai trị đại tồi.
  2. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Bác VNHL oi, bài feed-back vừa rồi của bác tôi dọc thấy vẫn còn dôi chỗ cần phải bàn lại dấy! Muốn duợc cùng trò chuyện với bác ngay nhung hiềm nỗi hiện dang phải nai lung cày một thửa ruộng to quá. Xin bác chờ cho ít bữa rồi tôi xin cùng bác và các anh em tiếp tục chiến cái chủ dề rất thú vị này nhá?
    Trinity
  3. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Bác VNHL oi, bài feed-back vừa rồi của bác tôi dọc thấy vẫn còn dôi chỗ cần phải bàn lại dấy! Muốn duợc cùng trò chuyện với bác ngay nhung hiềm nỗi hiện dang phải nai lung cày một thửa ruộng to quá. Xin bác chờ cho ít bữa rồi tôi xin cùng bác và các anh em tiếp tục chiến cái chủ dề rất thú vị này nhá???
    Trinity
  4. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    anhquan
    Bác IHL và Bác Cười hay mếuthân mến
    Hôm nay rảnh rỗimuốn trao đỏi thêm với hai bác về đạo phật + tướng sốvà tử vi tiếp ( tuy hơi lạc hậu rồi)
    Phật giáo có tin thuyết kiếp số hay không?
    Phật giáo không tin thuyết định mệnh, nhưng chấp nhận thuyết nhân quả. Nhân quả có thể thay đổi. Nhân quá khứ cộng với nhân hiện tại, có thể thay đổi quả báo. Nhưng sách Phật nói : "Định nghiệp không thể chuyển, trọng nghiệp không thể cứu" nghĩa là làm sao ? Khi đức Phật nói định nghiệp không thể chuyển là nói những nghiệp ác cực nặng, gọi là 5 tội (ngũ nghịch) : giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá hòa hợp Tăng, làm Phật chảy máu. Ngoài ra, còn có những tội như hủy báng Tam Bảo, giết người cướp của, đốt nhà phá đê, cưỡng hiếp phụ nữ đều là tội ác cực kỳ nặng, không thể chuyển được. Bởi những hành vi đó không những cưỡng đoạt sinh mệnh người khác, mà còn ảnh hưởng xấu xa lâu dài tới nền trị an xã hội cho nên những tội ác như vậy, tắt phải chịu quả báo.
    Ngày xưa có câu ngạn ngữ "Muốn hiểu vì sao trên đời có giặc giã đao binh, chỉ cần nửa đêm nghe tiếng đồ tể giết các súc vật". Sát sinh quá nhiều không tránh khỏi dẫn tới chiến tranh, tàn sát lẫn nhau.
    Kiếp có nghĩa là thời gian hoặc thời hạn. Nhân ác tích lũy đến một trình độ nhất định, sẽ sinh ra tai nạn, hoặc với quy mô khu vực hoặc với quy mô toàn quốc hay thế giới, tùy theo số người tạo nghiệp nhiều hay ít và nghiệp nặng hay nhẹ. Đời này tạo nghiệp không hẳn là đời này chịu báo. Trong đời quá khứ, những người tạo ra những nghiệp nhân giống nhau thì ở đời sau trong hoàn cảnh giống nhau ở một thời điểm nhất định sẽ chịu quả báo giống nhau.
    "Số" không phải là một từ ngữ Phật giáo. Nhưng trong "Sở từ", Khuất Nguyên viết : "Số hữu sở bất đãi, thần hữu sở bất thông". Nghĩa là "số có khi không đuổi kịp, thần thánh có chỗ không thông suốt" (ý nói số có khi không đuổi kịp người, thần tuy gọi là linh thông nhưng vẫn có điều không biết).
    Từ "Số" mà Khuất Nguyên dùng là thuật số. Trong Kinh thư có câu "lịch số" của trời tại nơi thân nhà ngươi" (có thể hiểu cái gọi là số mệnh trời chính là do nhà ngươi chứ không phải do trời).
    Lại trong cuốn "Văn Tuyển" của Ứng Cư có câu "Sinh ra ở mùa xuân thì xanh tươi, sinh ra ở mùa thu thì vàng héo, đó là số tự nhiên, có gì mà ân hận".
    Các từ "Số" dùng trong các câu văn trên đều chỉ lẽ trời, vận mạng hay là vận khí. Đem từ số ghép với từ kiếp thành ra "số kiếp".
    Kiếp là từ Phật giáo xuất xứ chữ Phạn "Kampa" dịch âm thanh "Kiếp ba", nó chỉ một quá trình thời gian dài vô cùng, phân biệt thành kiếp đại, kiếp trung, kiếp tiểu. Độ dài một kiếp tiểu tính như sau : Theo đạo Phật, tuổi thọ của loài người dài nhất có thể đến 8 vạn 4 nghìn năm, ngắn nhất là 10 năm. Tính từ 84000 năm, cứ mỗi trăm năm (1 thế kỷ) giảm một tuổi cho đến khi còn 10 tuổi. Rồi lại từ 10 tuổi tính trở lên, cứ mỗi trăm năm thêm một tuổi thọ cho đến lúc đạt 8 vạn 4000 tuổi. Quá trình một lần giảm, một lần tăng như vậy là một tiểu kiếp. Hai mươi tiểu kiếp làm một trung kiếp. Thế giới mà chúng sinh ở kinh qua 4 giai đoạn : Thành, Trụ, Hoại, Không. Thời gian một giai đoạn là một trung kiếp, bốn trung kiếp họp thành một đại kiếp. Căn cứ vào Kinh Phật có giai đoạn "trụ" mới có hoạt động của chúng sinh. Ở ba giai đoạn còn lại chúng sinh "di chuyển" ở các thế giới khác. Đối với chúng sinh chưa kịp di chuyển mà giai đoạn "hoại" bắt đầu, thì sẽ gặp các tai nạn như đại hỏa (lửa cháy lớn), lụt lớn (đại thủy), bão lớn (đại phong), gọi chung là "kiếp nạn" có thể thiêu hủy cả thế giới vật chất và cảnh giới thiền định nữa. Khi nói chúng sinh không thoát khỏi kiếp nạn là có nghĩa như vậy. Sau kiếp nạn mà nghiệp báo vẫn chưa hết, thì nghiệp thức của chúng sinh đó lại tiếp tục ở một thế giới khác để tiếp tục chịu thọ báo. Nếu nghiệp báo hết, thì không chờ có kiếp nạn xảy ra, chúng sinh có thể ở cõi Phật từ đó vượt khỏi ba cõi, không còn bị kiếp nạn nữa. Tất nhiên, nếu không tu hành Phật pháp thì khó lòng thoát khỏi kiếp nạn
    Quan điểm của Phật giáo đối với các vấn đề phong thủy, tướng mạng
    Các nguyên lý xem tướng, xem sao, địa lý phong thủy có từ rất sớm. Theo truyền thuyết của các nhà chiêm tinh học thì nguyên lý đó có từ thời thái cổ, đồng thời với sự hình thành của trời đất, vũ trụ. Quan điểm của Phật giáo là không khẳng định, không phủ định thuật xem số mạng và phong thủy. Những thuật ấy cũng có một số đạo lý nhưng không phải là đạo lý tuyệt đối, có thể tin nhưng không mê tín, cũng có thể không tin, mà không tin cũng không gây ra tai nạn lớn gì.
    Đức Phật Thích Ca cấm các đệ tử không được làm các thuật xem sao, xem địa lý, bói toán, nhưng cũng không phản đối sự tồn tại của các môn thuật đó.
    Thuật chiêm tinh nói về các mối liên hệ giữa sự vận hành của các thiên thể và vị trí trái đất chúng ta. Do có mối quan hệ đó nên có sự biến đổi về khí hậu và thời tiết, phối hợp vị trí địa lý hoàn cảnh cư trú của nhân vật, với ngày tháng năm sinh, rồi cộng trừ chia mà thành nguyên tắc mang lý tám chữ của thời điểm sinh. Tỉ dụ sinh năm ngưu vào mùa đông ở Phương Bắc thì vận mệnh sẽ không tốt, vì ngưu sinh vào mùa đông mà lại ở phương Bắc lấy cỏ đâu mà ăn ? Nếu sinh năm ngưu ở vào tiết xuân ở phương Nam, lại gần núi, gần sông thì chắc chắn là vận mệnh tốt.
    Thế nhưng theo quan điểm Phật giáo thì vấn đề họa, phú, may mắn hay bất hạnh đều do nghiệp nhân thiện ác tạo ra từ đời sống trước rồi đời này chịu quả báo. Lại cộng thêm sự nỗ lực hay chây lười trong đời sống hiện tại mà thay đổi hoặc ảnh hưởng đến vận mạng của đời này. Do nghiệp nhân khác nhau tạo nên trong đời trước mà tiếp nhận hoàn cảnh khác nhau trong đời này. Cái gọi là hoàn cảnh bao quát cả di truyền của cha mẹ, bối cảnh văn hóa, văn minh nuôi dưỡng và giáo dục anh em họ hàng, thầy dạy, bạn bè và đồng nghiệp, tất cả đều ảnh hưởng đến vận mạng của cả một cuộc đời. Dù cho nghiệp nhân tạo ra ở đời trước là xấu, dẫn tới hoàn cảnh hiện tại nhưng nếu có sự tu dưỡng về mặt nội tâm, chú ý luyện tập thân thể tốt, trau dồi thêm ý thức mở mang trí tuệ thì vận mạng cũng sẽ biến đổi theo chiều hướng tốt. Cho nên, xem tướng chỉ thuần túy dựa vào 8 chữ sinh ra để phán đoán vận mạng một con người, là không có gì chắc chắn cả, nhất là đối với người có dũng khí, có nỗ lực.
    Mạng lý và tướng lý nên tách đôi ra. Mạng lý chỉ có ý nghĩa đối với nghiệp nhân đời trước (tám chữ lúc sinh ra). Còn tướng lý có giá trị từ sau khi sinh ra, tiếp thu phần tướng di truyền của cha mẹ, bao gồm tướng mặt, tướng xương cốt, tướng của giọng nói, tướng tay v.v? Mặt khác do sự rèn luyện hoặc buông thả do tình trạng sức khỏe kể cả tâm lý có bình thường ổn định hay không khiến cho thần tướng lúc sinh ra cùng với quá trình cuộc đời có sự thay đổi. Đó mới là sự tổng hòa của tướng lý. Vì vậy mạng lý không thể chuyển được, còn tướng lý có thể chuyển biến theo tùy thời, tùy tâm của mình. Do đó tướng không có định mệnh, tất nhiên là có thể tin và có thể không tin.
    Còn địa lý phong thủy là dựa vào ảnh hưởng của vị trí các thiên thể và vị trí địa lý mà quyết định ảnh hưởng tốt hay xấu, lợi hay hại đối với con người. Đó là thuộc về tự nhiên và cũng có ý nghĩa thường thức. Thuận với tự nhiên là được thiên thời là có lợi, trái với tự nhiên là bất lợi. Đó là khoa học tự nhiên, là môn học mà triết gia gọi là hình nhi hạ.
    Hiện nay, người ta lại dùng các căn cứ khoa học từ trường, từ lực để giải thích các nguyên lý về địa lý và phong thủy. Điểm tập trung của từ lực, phương vị thuận của từ trường, có lợi đối với thân thể con người, cũng như đối với trạng thái tinh thần của con người. Ngược lại là không lợi.
    Trong phong thủy, thì phong là không khí, là hoạt lực đến không trung còn thủy là nước là hoạt lực từ dưới đất, cần thiết cho sự sinh trưởng của vạn vật. Có sự phối hợp của phong thủy, thêm vào là vị trí địa lý thuận lợi để hấp thụ đầy đủ ánh sáng mặt trời, phải chăng đó chính là ba yếu tố của sinh mạng là ánh sáng mặt trời, không khí và nước ?
    Mong các bác góp ý nhé. Còn về chuyện Đại thừa và Tiểu thừa xin các bác lần sau nhé.
    Thân
    anhquan
  5. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    anhquan
    Bác IHL và Bác Cười hay mếuthân mến
    Hôm nay rảnh rỗimuốn trao đỏi thêm với hai bác về đạo phật + tướng sốvà tử vi tiếp ( tuy hơi lạc hậu rồi)
    Phật giáo có tin thuyết kiếp số hay không?
    Phật giáo không tin thuyết định mệnh, nhưng chấp nhận thuyết nhân quả. Nhân quả có thể thay đổi. Nhân quá khứ cộng với nhân hiện tại, có thể thay đổi quả báo. Nhưng sách Phật nói : "Định nghiệp không thể chuyển, trọng nghiệp không thể cứu" nghĩa là làm sao ? Khi đức Phật nói định nghiệp không thể chuyển là nói những nghiệp ác cực nặng, gọi là 5 tội (ngũ nghịch) : giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá hòa hợp Tăng, làm Phật chảy máu. Ngoài ra, còn có những tội như hủy báng Tam Bảo, giết người cướp của, đốt nhà phá đê, cưỡng hiếp phụ nữ đều là tội ác cực kỳ nặng, không thể chuyển được. Bởi những hành vi đó không những cưỡng đoạt sinh mệnh người khác, mà còn ảnh hưởng xấu xa lâu dài tới nền trị an xã hội cho nên những tội ác như vậy, tắt phải chịu quả báo.
    Ngày xưa có câu ngạn ngữ "Muốn hiểu vì sao trên đời có giặc giã đao binh, chỉ cần nửa đêm nghe tiếng đồ tể giết các súc vật". Sát sinh quá nhiều không tránh khỏi dẫn tới chiến tranh, tàn sát lẫn nhau.
    Kiếp có nghĩa là thời gian hoặc thời hạn. Nhân ác tích lũy đến một trình độ nhất định, sẽ sinh ra tai nạn, hoặc với quy mô khu vực hoặc với quy mô toàn quốc hay thế giới, tùy theo số người tạo nghiệp nhiều hay ít và nghiệp nặng hay nhẹ. Đời này tạo nghiệp không hẳn là đời này chịu báo. Trong đời quá khứ, những người tạo ra những nghiệp nhân giống nhau thì ở đời sau trong hoàn cảnh giống nhau ở một thời điểm nhất định sẽ chịu quả báo giống nhau.
    "Số" không phải là một từ ngữ Phật giáo. Nhưng trong "Sở từ", Khuất Nguyên viết : "Số hữu sở bất đãi, thần hữu sở bất thông". Nghĩa là "số có khi không đuổi kịp, thần thánh có chỗ không thông suốt" (ý nói số có khi không đuổi kịp người, thần tuy gọi là linh thông nhưng vẫn có điều không biết).
    Từ "Số" mà Khuất Nguyên dùng là thuật số. Trong Kinh thư có câu "lịch số" của trời tại nơi thân nhà ngươi" (có thể hiểu cái gọi là số mệnh trời chính là do nhà ngươi chứ không phải do trời).
    Lại trong cuốn "Văn Tuyển" của Ứng Cư có câu "Sinh ra ở mùa xuân thì xanh tươi, sinh ra ở mùa thu thì vàng héo, đó là số tự nhiên, có gì mà ân hận".
    Các từ "Số" dùng trong các câu văn trên đều chỉ lẽ trời, vận mạng hay là vận khí. Đem từ số ghép với từ kiếp thành ra "số kiếp".
    Kiếp là từ Phật giáo xuất xứ chữ Phạn "Kampa" dịch âm thanh "Kiếp ba", nó chỉ một quá trình thời gian dài vô cùng, phân biệt thành kiếp đại, kiếp trung, kiếp tiểu. Độ dài một kiếp tiểu tính như sau : Theo đạo Phật, tuổi thọ của loài người dài nhất có thể đến 8 vạn 4 nghìn năm, ngắn nhất là 10 năm. Tính từ 84000 năm, cứ mỗi trăm năm (1 thế kỷ) giảm một tuổi cho đến khi còn 10 tuổi. Rồi lại từ 10 tuổi tính trở lên, cứ mỗi trăm năm thêm một tuổi thọ cho đến lúc đạt 8 vạn 4000 tuổi. Quá trình một lần giảm, một lần tăng như vậy là một tiểu kiếp. Hai mươi tiểu kiếp làm một trung kiếp. Thế giới mà chúng sinh ở kinh qua 4 giai đoạn : Thành, Trụ, Hoại, Không. Thời gian một giai đoạn là một trung kiếp, bốn trung kiếp họp thành một đại kiếp. Căn cứ vào Kinh Phật có giai đoạn "trụ" mới có hoạt động của chúng sinh. Ở ba giai đoạn còn lại chúng sinh "di chuyển" ở các thế giới khác. Đối với chúng sinh chưa kịp di chuyển mà giai đoạn "hoại" bắt đầu, thì sẽ gặp các tai nạn như đại hỏa (lửa cháy lớn), lụt lớn (đại thủy), bão lớn (đại phong), gọi chung là "kiếp nạn" có thể thiêu hủy cả thế giới vật chất và cảnh giới thiền định nữa. Khi nói chúng sinh không thoát khỏi kiếp nạn là có nghĩa như vậy. Sau kiếp nạn mà nghiệp báo vẫn chưa hết, thì nghiệp thức của chúng sinh đó lại tiếp tục ở một thế giới khác để tiếp tục chịu thọ báo. Nếu nghiệp báo hết, thì không chờ có kiếp nạn xảy ra, chúng sinh có thể ở cõi Phật từ đó vượt khỏi ba cõi, không còn bị kiếp nạn nữa. Tất nhiên, nếu không tu hành Phật pháp thì khó lòng thoát khỏi kiếp nạn
    Quan điểm của Phật giáo đối với các vấn đề phong thủy, tướng mạng
    Các nguyên lý xem tướng, xem sao, địa lý phong thủy có từ rất sớm. Theo truyền thuyết của các nhà chiêm tinh học thì nguyên lý đó có từ thời thái cổ, đồng thời với sự hình thành của trời đất, vũ trụ. Quan điểm của Phật giáo là không khẳng định, không phủ định thuật xem số mạng và phong thủy. Những thuật ấy cũng có một số đạo lý nhưng không phải là đạo lý tuyệt đối, có thể tin nhưng không mê tín, cũng có thể không tin, mà không tin cũng không gây ra tai nạn lớn gì.
    Đức Phật Thích Ca cấm các đệ tử không được làm các thuật xem sao, xem địa lý, bói toán, nhưng cũng không phản đối sự tồn tại của các môn thuật đó.
    Thuật chiêm tinh nói về các mối liên hệ giữa sự vận hành của các thiên thể và vị trí trái đất chúng ta. Do có mối quan hệ đó nên có sự biến đổi về khí hậu và thời tiết, phối hợp vị trí địa lý hoàn cảnh cư trú của nhân vật, với ngày tháng năm sinh, rồi cộng trừ chia mà thành nguyên tắc mang lý tám chữ của thời điểm sinh. Tỉ dụ sinh năm ngưu vào mùa đông ở Phương Bắc thì vận mệnh sẽ không tốt, vì ngưu sinh vào mùa đông mà lại ở phương Bắc lấy cỏ đâu mà ăn ? Nếu sinh năm ngưu ở vào tiết xuân ở phương Nam, lại gần núi, gần sông thì chắc chắn là vận mệnh tốt.
    Thế nhưng theo quan điểm Phật giáo thì vấn đề họa, phú, may mắn hay bất hạnh đều do nghiệp nhân thiện ác tạo ra từ đời sống trước rồi đời này chịu quả báo. Lại cộng thêm sự nỗ lực hay chây lười trong đời sống hiện tại mà thay đổi hoặc ảnh hưởng đến vận mạng của đời này. Do nghiệp nhân khác nhau tạo nên trong đời trước mà tiếp nhận hoàn cảnh khác nhau trong đời này. Cái gọi là hoàn cảnh bao quát cả di truyền của cha mẹ, bối cảnh văn hóa, văn minh nuôi dưỡng và giáo dục anh em họ hàng, thầy dạy, bạn bè và đồng nghiệp, tất cả đều ảnh hưởng đến vận mạng của cả một cuộc đời. Dù cho nghiệp nhân tạo ra ở đời trước là xấu, dẫn tới hoàn cảnh hiện tại nhưng nếu có sự tu dưỡng về mặt nội tâm, chú ý luyện tập thân thể tốt, trau dồi thêm ý thức mở mang trí tuệ thì vận mạng cũng sẽ biến đổi theo chiều hướng tốt. Cho nên, xem tướng chỉ thuần túy dựa vào 8 chữ sinh ra để phán đoán vận mạng một con người, là không có gì chắc chắn cả, nhất là đối với người có dũng khí, có nỗ lực.
    Mạng lý và tướng lý nên tách đôi ra. Mạng lý chỉ có ý nghĩa đối với nghiệp nhân đời trước (tám chữ lúc sinh ra). Còn tướng lý có giá trị từ sau khi sinh ra, tiếp thu phần tướng di truyền của cha mẹ, bao gồm tướng mặt, tướng xương cốt, tướng của giọng nói, tướng tay v.v? Mặt khác do sự rèn luyện hoặc buông thả do tình trạng sức khỏe kể cả tâm lý có bình thường ổn định hay không khiến cho thần tướng lúc sinh ra cùng với quá trình cuộc đời có sự thay đổi. Đó mới là sự tổng hòa của tướng lý. Vì vậy mạng lý không thể chuyển được, còn tướng lý có thể chuyển biến theo tùy thời, tùy tâm của mình. Do đó tướng không có định mệnh, tất nhiên là có thể tin và có thể không tin.
    Còn địa lý phong thủy là dựa vào ảnh hưởng của vị trí các thiên thể và vị trí địa lý mà quyết định ảnh hưởng tốt hay xấu, lợi hay hại đối với con người. Đó là thuộc về tự nhiên và cũng có ý nghĩa thường thức. Thuận với tự nhiên là được thiên thời là có lợi, trái với tự nhiên là bất lợi. Đó là khoa học tự nhiên, là môn học mà triết gia gọi là hình nhi hạ.
    Hiện nay, người ta lại dùng các căn cứ khoa học từ trường, từ lực để giải thích các nguyên lý về địa lý và phong thủy. Điểm tập trung của từ lực, phương vị thuận của từ trường, có lợi đối với thân thể con người, cũng như đối với trạng thái tinh thần của con người. Ngược lại là không lợi.
    Trong phong thủy, thì phong là không khí, là hoạt lực đến không trung còn thủy là nước là hoạt lực từ dưới đất, cần thiết cho sự sinh trưởng của vạn vật. Có sự phối hợp của phong thủy, thêm vào là vị trí địa lý thuận lợi để hấp thụ đầy đủ ánh sáng mặt trời, phải chăng đó chính là ba yếu tố của sinh mạng là ánh sáng mặt trời, không khí và nước ?
    Mong các bác góp ý nhé. Còn về chuyện Đại thừa và Tiểu thừa xin các bác lần sau nhé.
    Thân
    anhquan
  6. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    vuameo
    Ý kiến của bác Cười hay mếu rất hay, tại hạ đề nghị các vị cao thủ cùng bàn luận về đề tài này nhé
    Xưa nay ta đều nói rằng, nền văn hoá truyền thống Việt Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của mỗi người Việt Nam đều gắn bó mật thiết với xóm làng, quê hương.
    Từ sự gắn bó đó, ở nông thôn dân cư hội thành làng xã, ở thành thị dân cư hội thành phường hội.
    Làng có hương ước ( luật của làng ), phường hội có phường ước ( luật của phường hội - chủ yếu là thợ thủ công )
    Hương ước, phường ước thể hiện văn hoá ( thuần phong, mỹ tục, phản ánh cuộc sống tinh thần và lao động của mỗi khu vực dân cư sinh sống khác nhau )
    Đó có thể coi là bản chất sâu xa của văn hoá Việt Nam? Tuy nhiên trải qua bao thăng trầm lịch sử, đặc biệt là ba giai đoạn Bắc Thuộc ( chính thức ):
    1, 111TCN - 39 .
    2, 43 - 544.
    3, 603 - 939
    và hàng ngìn năm phong kiến lệ thuộc Trung Hoa về mặt tư tưởng, lễ giáo... văn hoá Việt Nam không còn nguyên cái hình hài ban đầu.
    Văn hoá Trung Hoa len lỏi , ảnh hưởng tới văn hoá Việt Nam trên nhiều bình diện khác nhau tuy nhiên, tuyệt đối văn hoá Việt Nam không thể và chưa bao giờ là bản sao của Văn hoá Trung Hoa.
    Ở đây, do kiến thức hạn hẹp, vả lại chưa có ý kiến của các bác cao thủ nên Meo chỉ dám trình bày ở một góc độ của Văn hoá Việt Nam - phong tục .
    Trên đất nước nhiều dân tộc cùng sinh sống, nhiều ngày tết lễ khác nhau nhưng tết lễ của người Việt chúng ta hiện nay bị ảnh hưởng rất lớn của tết lễ Trung hoa, và có thể nói bắt nguồn từ lễ tết Trung Hoa. Ví dụ
    Tết Nguyên Đán
    Tết Thanh Minh
    Tết Đoan Ngọ
    Tết Hàn Thực
    Tết Thượng Nguyên
    Tết Trung Nguyên
    Tết Hạ Nguyên
    Tết Trung Thu
    Tết trùng thập
    Tết trùng cửu
    Tết Táo quân
    Ông cha ta có thể vì ý thức tự hào dân tộc , có thể do sự tưởng tượng phong phú mà thêm bớt hay sáng tác một sự tích giải thích cho những ngày lễ tết này, song về bản chất đó là quá trình tiếp thu văn hoá Trung Hoa.
    Hay lại nói về tục cúng giỗ, một hình thức lễ nghi mang đậm ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa.Ví dụ người ta quy định cửu tộc ( chín đời ) : Cao , tầng, tổ , phụ ; thân mình& tử , tôn , tầng tôn , huyền tôn . Từ Cao trở nên thì gọi chung là tổ tiên và không phải cúng giỗ , chỉ cúng chung vào các kỳ xuân tế hay phụ tế vào ngày giỗ thuỷ tổ. Từ Cao trở xuống thì có bốn đời làm giỗ.
    Như vậy mô hình chung, văn hoá Việt Nam ( xét riêng ở phong tục là một sự tiếp thu có chọn lọc của văn hóa Trung Hoa ). Các tục xưa của người Việt mai một đi rất nhiều dấu sao cũng là một điều đáng tiếc. Ví dụ : xưa người Việt ở một số vùng có tục bái vật. Tục này xuất phát từ quan niệm cho rằng mọi vật do tạo hoá sinh ra đều có linh hồn, mỗi loài vật , kể cả thực vật , động vật ... đều có cuộc sống riêng .
    Về sau , mọi vật được thờ cúng đều được gắn cho một vị nhân thần hay thiên thần nào đó ( phần lớn là không cụ thể ) , như Cây gạo có ma, cây đa có thần hoặc gỗ chò, một loại gỗ quý mà khi xưa gặp phảimỗi khi theo nước lũ trôi về xuôi,
  7. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    vuameo
    Ý kiến của bác Cười hay mếu rất hay, tại hạ đề nghị các vị cao thủ cùng bàn luận về đề tài này nhé
    Xưa nay ta đều nói rằng, nền văn hoá truyền thống Việt Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của mỗi người Việt Nam đều gắn bó mật thiết với xóm làng, quê hương.
    Từ sự gắn bó đó, ở nông thôn dân cư hội thành làng xã, ở thành thị dân cư hội thành phường hội.
    Làng có hương ước ( luật của làng ), phường hội có phường ước ( luật của phường hội - chủ yếu là thợ thủ công )
    Hương ước, phường ước thể hiện văn hoá ( thuần phong, mỹ tục, phản ánh cuộc sống tinh thần và lao động của mỗi khu vực dân cư sinh sống khác nhau )
    Đó có thể coi là bản chất sâu xa của văn hoá Việt Nam? Tuy nhiên trải qua bao thăng trầm lịch sử, đặc biệt là ba giai đoạn Bắc Thuộc ( chính thức ):
    1, 111TCN - 39 .
    2, 43 - 544.
    3, 603 - 939
    và hàng ngìn năm phong kiến lệ thuộc Trung Hoa về mặt tư tưởng, lễ giáo... văn hoá Việt Nam không còn nguyên cái hình hài ban đầu.
    Văn hoá Trung Hoa len lỏi , ảnh hưởng tới văn hoá Việt Nam trên nhiều bình diện khác nhau tuy nhiên, tuyệt đối văn hoá Việt Nam không thể và chưa bao giờ là bản sao của Văn hoá Trung Hoa.
    Ở đây, do kiến thức hạn hẹp, vả lại chưa có ý kiến của các bác cao thủ nên Meo chỉ dám trình bày ở một góc độ của Văn hoá Việt Nam - phong tục .
    Trên đất nước nhiều dân tộc cùng sinh sống, nhiều ngày tết lễ khác nhau nhưng tết lễ của người Việt chúng ta hiện nay bị ảnh hưởng rất lớn của tết lễ Trung hoa, và có thể nói bắt nguồn từ lễ tết Trung Hoa. Ví dụ
    Tết Nguyên Đán
    Tết Thanh Minh
    Tết Đoan Ngọ
    Tết Hàn Thực
    Tết Thượng Nguyên
    Tết Trung Nguyên
    Tết Hạ Nguyên
    Tết Trung Thu
    Tết trùng thập
    Tết trùng cửu
    Tết Táo quân
    Ông cha ta có thể vì ý thức tự hào dân tộc , có thể do sự tưởng tượng phong phú mà thêm bớt hay sáng tác một sự tích giải thích cho những ngày lễ tết này, song về bản chất đó là quá trình tiếp thu văn hoá Trung Hoa.
    Hay lại nói về tục cúng giỗ, một hình thức lễ nghi mang đậm ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa.Ví dụ người ta quy định cửu tộc ( chín đời ) : Cao , tầng, tổ , phụ ; thân mình& tử , tôn , tầng tôn , huyền tôn . Từ Cao trở nên thì gọi chung là tổ tiên và không phải cúng giỗ , chỉ cúng chung vào các kỳ xuân tế hay phụ tế vào ngày giỗ thuỷ tổ. Từ Cao trở xuống thì có bốn đời làm giỗ.
    Như vậy mô hình chung, văn hoá Việt Nam ( xét riêng ở phong tục là một sự tiếp thu có chọn lọc của văn hóa Trung Hoa ). Các tục xưa của người Việt mai một đi rất nhiều dấu sao cũng là một điều đáng tiếc. Ví dụ : xưa người Việt ở một số vùng có tục bái vật. Tục này xuất phát từ quan niệm cho rằng mọi vật do tạo hoá sinh ra đều có linh hồn, mỗi loài vật , kể cả thực vật , động vật ... đều có cuộc sống riêng .
    Về sau , mọi vật được thờ cúng đều được gắn cho một vị nhân thần hay thiên thần nào đó ( phần lớn là không cụ thể ) , như Cây gạo có ma, cây đa có thần hoặc gỗ chò, một loại gỗ quý mà khi xưa gặp phảimỗi khi theo nước lũ trôi về xuôi,
  8. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    paladin
    Hôm nay qua hàng đồng nát, mất 5000 đồng mua được quyển Thích Ca Mâu Ni Phật của Tinh Vân Đại sư do NXB Văn hoá xuất bản năm 1993. Theo các bác thì quyển này có tốt không, nếu muốn đọc thêm tư liệu về Phật giáo thì tìm ở đâu?
    Cám ơn nhiều.
  9. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    paladin
    Hôm nay qua hàng đồng nát, mất 5000 đồng mua được quyển Thích Ca Mâu Ni Phật của Tinh Vân Đại sư do NXB Văn hoá xuất bản năm 1993. Theo các bác thì quyển này có tốt không, nếu muốn đọc thêm tư liệu về Phật giáo thì tìm ở đâu?
    Cám ơn nhiều.
  10. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    cuoihaymeu
    Bác Vua Mèo chơi cái thứ chữ quái gì mà toàn ô vuông. Tôi tò mò cọp bi ra đọc chơi, thấy bác khen tôi nên cặm cụi chuyển lại fon chữ cho mọi người cùng ... thấy. hehehe
    Mấy hôm nay bận quá nên chưa hầu chuyện các bác được. Nhưng tôi thấy đã có rất nhiều ý kiến đáng nể. Chắc chắn sẽ góp cùng các bác đôi lời về câu chuyện Văn hoá Việt - Tàu cũng như Phật giáo, tử vi. Lần trước đã đọc ý kiến về Phật của mấy bác nhưng lâu lâu ko ai đả động đến nên tôi cũng thôi, nhưng lần này thì quyết tranh luận cùng các bác cho nó lòi mọi cái bí ẩn ra. Các bác sẵn lòng chứ.
    Bác paladin hỏi về tài liệu Phật giáo thì có lẽ nên bin thư cho bác anhquan, lần trước bác ấy có nói sẽ giúp tôi về mặt tư liệu nếu cần. Thiện ý của bác anhquan nay tôi xin nhường bác paladin trước vậy. Chúc các bác một tuần mới dzui dzẻ thoải mái sảng khoái lao động tốt học tập tốt ...

Chia sẻ trang này